Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.82 KB, 58 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1
STT................................................................................................................................................................5
BẢNG............................................................................................................................................................5
TÊN BẢNG....................................................................................................................................................5
TRANG..........................................................................................................................................................5
1...................................................................................................................................................................5
2...................................................................................................................................................................5
2.2................................................................................................................................................................5
3...................................................................................................................................................................5
2.3................................................................................................................................................................5
4...................................................................................................................................................................5
3.1................................................................................................................................................................5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................................................................6
STT................................................................................................................................................................6
BIỂU ĐỒ.......................................................................................................................................................6
TÊN BIỂU ĐỒ................................................................................................................................................6
TRANG..........................................................................................................................................................6
1...................................................................................................................................................................6
2.1................................................................................................................................................................6
2...................................................................................................................................................................6
2.2................................................................................................................................................................6
3...................................................................................................................................................................6
2.3................................................................................................................................................................6
4...................................................................................................................................................................6
2.4................................................................................................................................................................6
5...................................................................................................................................................................6
2.5................................................................................................................................................................6
1



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................9
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ........................11

1. 1 KHÁI NIỆM VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. .11
1.2.1 Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ....................................................13
1.2.2 Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường............................................13
1.2.3. Các yêu cầu về nhãn mác........................................................................................................13
1.2.4. Các yêu cầu về đóng gói bao bì..............................................................................................13
1.2.5. Phí môi trường........................................................................................................................14
1.2.6. Nhãn sinh thái.........................................................................................................................14

1.3 LÝ DO HÌNH THÀNH CỦA CÁC LOẠI RÀO CẢN KĨ THUẬT...........................15
1.3.1 Từ phía doanh nghiệp..............................................................................................................15
1.3.2 Từ phía người lao động và người tiêu dùng............................................................................15
1.3.3 Từ phía chính phủ....................................................................................................................16

1.4 TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 16
1.4.1 Tác động của rào cản kỹ thuật đến nước nhập khẩu..............................................................17
1.4.1.1 Tác động tích cực..............................................................................................................17
1.4.1.2 Tác động tiêu cực..............................................................................................................18
1.4.2 Tác động của rào cản kỹ thuật đến nước xuất khẩu...............................................................18
1.4.2.1 Tác động tích cực..............................................................................................................18
1.4.2.2 Tác động tiêu cực..............................................................................................................19

1.5 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ÁP ĐỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT
CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM...............19
1.6 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU KĨ
THUẬT CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN................................................20
1.6.1 Kinh nghiệm của Thái Lan........................................................................................................20

1.6.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ............................................................................................................21
1.6.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc...................................................................................................22
2


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN
XUẤT KHẨU VIỆT NAM...............................................................................................................................23

2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO
THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN..................................................................................................23
2.1.1 Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.....................................................23
2.1.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản qua các năm...............................31
2.1.2.1 Sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản qua các năm......................31

2.2 TÌNH HÌNH VIỆC ÁP DỤNG CÁC RÀO CẢN KĨ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG
THỦY SẢN NHẬP KHẨU VÀO NHẬT BẢN....................................................................37
2.2.1 Những quy định của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu..........................................37
2.2.1.1 Quy định của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm...................................................37
2.2.1.2 Quy định dán nhãn.........................................................................................................38
2.2.1.3 Quy định của về bảo vệ môi trường và nguồn lợi...........................................................43
2.2.1.4 Quy định về kiểm tra........................................................................................................44
2.2.2 Thực trạng khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng
thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam............................................................................................................44

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA NHẬT BẢN ĐỐI
VỚI HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM........................................................46
2.3.1 Các kết quả đạt được...............................................................................................................46
2.3.2 Những bất câp trong viêc vượt rào cản thương mại phi thuế quan của Nh ât Bản đối với
hàng thủy sản xuất khẩu Viêt Nam..................................................................................................47
2.3.2.1 Về phía nhà nước..............................................................................................................47

2.3.2.2 Về phía doanh nghiêp và ngư dân...................................................................................47
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VƯỢT RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA NHẬT BẢN
ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM........................................................................................................48

3.1 ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG
NHẬT BẢN THỜI GIAN TỚI..............................................................................................48
3.1.1 Chiến lược của ngành thuỷ sản Việt Nam...............................................................................48
3.1.2 Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 49

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ VƯỢT RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA NHẬT
BẢN ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM......................................52
3


3.2.1 Giải pháp đối với Nhà nước.....................................................................................................52
3.2.2 Giải pháp đối với Hiệp hội.......................................................................................................54
3.2.3 Giải pháp đối với doanh nghiệp..............................................................................................54
3.2.4 Giải pháp đối với các tổ chức tư vấn pháp luật......................................................................56
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................58

4


DANH MỤC BẢNG
STT

BẢNG

TÊN BẢNG


1

2.1

Tốc độ tăng xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua
các năm

2

2.2

Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam quí
I/2012

3

2.3

Các sản phẩm hải sản và thực phẩm chế biến cần
dán nhãn nước xuất xứ

4

3.1

Sản lượng và giá trị kim ngạch của một số sản
phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực

5


TRANG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

BIỂU ĐỒ

TÊN BIỂU ĐỒ

1

2.1

Biểu đồ sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam qua các năm

2

2.2

3

2.3

Các thị trường chính của thủy sản xuất khẩu
Việt Nam
Giá trị xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam sang
Nhật Bản giai đoạn 2000-2010


4

5

2.4

2.5

Cơ cấu xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam
sang Nhật Bản năm 2011
Các nguyên liệu thực phẩm có liên quan đến
vấn đề dán nhãn tránh ngộ độc thực phẩm

6

TRANG


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt

Chữ tiếng Anh

1

TBT

Technial Barriers to Rào cản kĩ thuật trong thương mại

Trade
quốc tế

2

HACCP

Hazard Analysis and
Hệ thống phân tích mối nguy và
Critical
Control
điểm kiểm soát tới hạn
Points

3

SA 8000

Social Accountability Hệ thống các tiêu chuẩn trách
8000
nhiệm giải trình xã hội

4

WTO

World
Organisation

ISO14000


International
Standard
Organization 14000

5

Nghĩa tiếng Việt

Trade

7

Tổ chức thương mại thế giới
Các tiêu chuẩn quốc tế về Quản
lý môi trường


6

BAP

Best
Aquacutral
Practice

Chương trình Thực hành
nuôi thuỷ sản tốt nhất

7


XK

Export

Xuất khẩu

8

NK

Import

Nhập khẩu

9

VASEP

10

EU

11

ATVSTP

Theo Hiệp hội chế biến và xuất
khẩu thủy sản Việt Nam
Europe Union


Liên minh Châu Âu
An toàn vệ sinh thực phẩm

Association
Southeast
Nations

of
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Asian
Á

12

ASEAN

13

NAFIQAD

Cục Quản lý Chất lượng Nông
Lâm sản và Thủy sản

14

NAFIQAVED

Cục Quản lý Chất lượng, An toàn
vệ sinh và Thú y thủy sản


15

FDI

Foreign
Investment

16

JAS

Japan Agricultural Các tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật
Standards
Bản

17

JIS

Japan
Industrial Các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật
Standards
Bản

METI

Ministry
of
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công

Economy, Trade and
nghiệp
Industry

Global GAP

Global
Agricultural
Practices

18

19

Direct

Good

8

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thực hành nông nghiệp tốt toàn
cầu


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài
Sau hơn 25 năm đổi mới, với nỗ lực của các cơ quan, ban ngành, hiệp hội
và các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản đã đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 về

xuất khẩu hàng thủy sản. Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam liên tục khẳng
định được vị thế của mình trên các thị trường quốc tế như thị trường Châu Âu,
Mỹ, Nhật Bản...và ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng sản
phẩm. Một trong những hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm
2008-2010 làm phát sinh tình trạng nợ công rất trầm trọng ở Châu Âu và tình
trạng thất nghiệp đang lên cao ở Mỹ đã gây ra rất nhiều khó khăn cho xuất khẩu
thủy sản khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc thâm nhập các thị
trường này. Từ đó, dường như thị trường Nhật Bản lại là sự lựa chọn được ưu
tiên hơn của các quốc gia xuất khẩu thủy hải sản trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, Nhật Bản từ trước đến nay vẫn được coi là một thị trường rất
khó tính với những quy định và tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe về hàng nhâp khẩu,
trong đó các hàng lương thực, thực phẩm luôn là những mặt hàng được kiểm
soát chặt chẽ nhất trong quá trình nhập khẩu. Các tiêu chuẩn kĩ thuật này được
xây dựng nhằm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, môi trường sinh thái và hạn
chế các mặt hàng nhập khẩu để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Các tiêu chuẩn
9


đó được Nhật Bản áp dụng một cách hết sức chặt chẽ qua tất cả các khâu và
công đoạn từ sản xuất tới phân phối và tiêu dùng và sau bán hàng. Trên thực tế,
hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn từ các rào
cản kĩ thuật này. Các mặt hàng mà Việt Nam hay vấp phải các rào cản này nhất
đó là tôm, cá ba sa, tiếp đến là cá chình, cua, cá da trơn hoặc pangasius, cá rô
phi và cá hồi. Việc vi phạm này sẽ khiến cho sản phẩm của ta sẽ rất khó gây
dựng được một thương hiệu uy tín và an toàn trong lòng của người tiêu dùng
trên các thị trường lớn như vậy, chưa kể đến việc còn phải cạnh trạnh với các
quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu khác như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ
và Malaixia...
Trước tình hình thực tế như vậy em đã lựa chọn đề tài “ Rào cản kĩ
thuật của Nhật Bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam” để nhằm phân

tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào Nhật bản và từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm giúp cho các sản phẩm thủy sản của ta có thể vượt qua các rào cản kĩ
thuật của thị trường này một cách tốt hơn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về các tiêu chuẩn kĩ thuật của Nhật Bản đối với hàng thủy sản
xuất khẩu Việt Nam từ đó nhằm đưa ra các giải pháp để giúp cho hàng thủy sản
xuất khẩu của ta vượt qua các rào cản kĩ thuật của Nhật Bản một cách dễ dàng
hơn
2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, các lý luận chung về rào cản kĩ thuật và rào cản kĩ thuật của
Nhật Bản áp dụng đối với hàng thủy sản nhập khẩu
Thứ hai, nghiên cứu và phân tích thực trạng tình hình áp dụng các rào cản
kĩ thuật của Nhật Bản đối với hàng thủy sản Việt Nam
Thứ ba, các định hướng và các giải pháp chủ yếu để hàng thủy sản của
Việt Nam thâm nhập thị trường Nhật Bản dễ dàng hơn
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Tiêu chuẩn kĩ thuật của Nhật Bản đối với
hàng thủy sản Việt Nam
10


3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt
Nam sang Nhật Bản

Về thời gian: Từ năm 2006 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp
so sánh, đối chiếu nhằm phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp vượt các rào
cản kĩ thuật Nhật Bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài
được kết cấu làm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về các rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc
tế
Chương 2: Thực trạng áp dụng rào cản kĩ thuật của Nhật Bản đối với hàng
thủy sản xuất khẩu Việt Nam
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu vượt rào cản kĩ thuật
của Nhật Bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. 1 KHÁI NIỆM VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, không chỉ giới hạn ở thương
mại hàng hoá mà còn mở rộng các lĩnh vực khác như dịch vụ, sở hữu trí tuệ. . .,
đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì thế phấn đấu cho nền
thương mại tự do toàn cầu là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy
nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà cụ thể là do trình độ phát triển kinh
tế- xã hội không đồng đều mà các bảo hộ thuế quan và phi thuế quan ra đời
nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa. Do đó, trong thương mại quốc tế hiện nay, để
thâm nhập vào một thị trường, các doanh nghiệp cần phải vượt qua hai rào cản,
đó là:
Hàng rào thuế quan (Custom duties barriers)
Hàng rào phi thuế quan (Non tariff- Trade barriers)
Tuy nhiên, hiện nay theo xu hướng tự do hoá thương mại, hàng rào thuế
quan giữa các khối kinh tế, giữa các quốc gia ngày càng giảm đi và tiến tới xoá

bỏ hoàn toàn. Do đó, dù thuế quan là một công cụ bảo hộ thị trường quan trọng
11


nhất và đã từng có hiệu quả trước đây nhưng hiện nay nó đã bị suy giảm. Bên
cạnh hàng rào thuế quan, một hàng rào phi thuế quan khác như quota, quy định
giá tính thuế. . . cũng sẽ được bãi bỏ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các
nhà xuất khẩu có thể dễ dàng tiếp cận vào các thị trường khác mà việc tiếp cận
và thâm nhập thị trường càng trở nên khó khăn hơn do việc các quốc gia tăng
cường sử dụng những quy định và các vấn đề môi trường và xã hội. Các quy
định này được gọi chung là các rào cản kỹ thuật trong thương mại.
Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế (Technical Barriers to
International Trade- TBT) là một hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc các
nước nhập khẩu đề ra yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu vào
nước mình hết sức khắt khe. Nếu hàng nhập khẩu không đạt một trong các tiêu
chuẩn được đề ra đều không được nhập khẩu vào lãnh thổ nước nhập hàng.
Rào cản kỹ thuật chính là các chỉ tiêu về chất lượng và an toàn cho người
tiêu dùng của hàng hoá mà các nước đề ra để hạn chế hàng hoá nhập khẩu và
nước của mình.
Khi chưa hội nhập với tổ chức thương mại khu vực hay quốc tế, các nước
thường áp dụng 3 loại hàng rào: thuế quan, hạn ngạch và rào cản kỹ thuật để hạn
chế sức cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài với hàng hoá trong nước. Nhưng
sau khi hội nhập, tham gia vào các tổ chức thương mại tự do của khu vực và thế
giới thì các nước sẽ phải xoá bỏ hạn ngạch, thuế xuất nhập khẩu bằng không
hoặc áp dụng cùng một loại thuế suất đối với một loại hay một nhóm hàng. Do
đó hiện nay rào cản kỹ thuật là biện pháp rất quan trọng và được các nước sử
dụng ngày càng nhiều. Các quốc gia khi áp dụng rào cản kỹ thuật thường đề ra
những quy định rất nghiêm ngặt và khó vượt qua về chất lượng và các tiêu
chuẩn kỹ thuật của hàng hoá. Vì vậy, rào cản kỹ thuật là một biện pháp hết sức
tinh vi và hiệu quả.

Sự khác biệt giữa hàng rào kỹ thuật với các rào cản trước đây là những
quy định và yêu cầu của thị trường được phát triển từ những mối quan tâm
chung của cả Chính phủ và người tiêu dùng về an toàn, sức khoẻ, chất lượng và
môi trường. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trước đây nhìn chung là
nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Ngày nay, bảo vệ môi trường và bảo
vệ người tiêu dùng ngày càng được quan tâm và thay thế cho việc bảo vệ nhà
sản xuất và lao động.
1.2 CÁC HÌNH THỨC CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ

Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp
dụng rất khác nhau ở các nước tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước.
Các rào cản này có thể được chia làm các loại hình sau:
12


1.2.1 Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ
Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước,
hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó, các tiêu
chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các
thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận, những quy định và các
phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro
liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm,… được áp dụng. Mục đích của các
tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ,
đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trường,…
Các tiêu chuẩn thường dược áp dụng trong thương mại là HACCP đối với
thuỷ sản và thịt, SPS đối với các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học, …

1.2.2 Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi tr ường
Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế

nào, được sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này
có làm tổn hại đến môi trường hay không. Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho
giai đoạn sản xuất với mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí
tài nguyên không tái tạo.
Việc áp dụng những tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, làm
tăng giá thành và do đó tác động đến sức cạnh tranh của sản phẩm.
1.2.3. Các yêu cầu về nhãn mác
Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật,
theo đó các sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần,
trọng lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nước
sản xuất, nơi bán, mã số mã vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản …
Quá trình xin cấp nhãn mác cũng như đăng ký thương hiệu kéo dài hàng tháng
và rất tốn kém, nhất là ở Mỹ. Đây là một rào cản thương mại được sử dụng rất
phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển.
1.2.4. Các yêu cầu về đóng gói bao bì
Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì,
những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử
dụng, … Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên
13


của sản phẩm và nguyên vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù
hợp với việc tái sinh hoặc tái sử dụng.
Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và
sức cạnh tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi
nước, cũng như chi phí sản xuất bao bì, các nguyên vật liệu dùng làm bao bì và
khả năng tái chế ở mỗi nước là khác nhau.
1.2.5. Phí môi trường
Phí môi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các
chi phí phải sử dụng cho môi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập

thể đối với các hoạt động có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các
hoạt động bảo vệ môi trường. Các loại phí môi trường thường gặp gồm có:
- Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các hoá
chất độc hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn
cho việc thải loại sau sử dụng.
- Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí,
nước và đất, hoặc gây tiếng ồn.
- Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi
phí dịch vụ của chính phủ để bảo vệ môi trường.
Phí môi trường có thể được thu từ nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng hoặc
cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
1.2.6. Nhãn sinh thái
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người
tiêu dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu
chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của
sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau
sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở
các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó.
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thường được gọi là “sản phẩm xanh”,
có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm cùng chủng loại nhưng không
dán nhãn sinh thái do người tiêu dùng thường thích và an tâm khi sử dụng các
“sản phẩm xanh” hơn. Ví dụ, trên thị trường Mỹ, các loại thuỷ sản có dán nhãn
sinh thái thường có giá bán cao hơn, ít nhất 20%, có khi gấp 2-3 lần thuỷ sản
thông thường cùng loại.

14


1.3 LÝ DO HÌNH THÀNH CỦA CÁC LOẠI RÀO CẢN KĨ THUẬT


Rào cản thương mại nhìn chung sẽ đem lại lợi ích cho một nhóm người
nhất định nào đó, tuy rằng có thể gây thiệt hại cho một nhóm người khác và
thậm chí gây thiệt hại cho một quốc gia. Chính vì sự liên quan tới lợi ích của
từng nhóm người khác nhau và sự hình thành của các loại rào cản cũng liên
quan mật thiết với từng nhóm người này cũng như khả năng tác động của họ tới
chính sách của nhà nước.
Xét trên khía cạnh này, cho thấy sự hính thành các loại rào cản trong
thương mại quốc tế có thể xuất phát từ một trong 3 chủ thể sau:
1.3.1 Từ phía doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp của bất kỳ một ngành sản xuất kinh doanh nào
cũng muốn được nhà nước bảo hộ. Một mặt để tránh sự cạnh tranh của nước
ngoài. Mặt khác, ngay cả khi không lo ngại sự cạnh tranh của nước ngoài thì rào
cản kỹ thuật của nhà nước cũng giúp họ có thêm vị trí trên thị trường và có khả
năng thu được lợi nhuận cao.
Xuất phát từ lợi ích đó, các doanh nghiệp sẽ tập hợp dưới danh nghĩa hiệp
hội ngành nghề để tiến hành vận động hành lang đối với chính phủ, nhằm tác
động chính phủ ra các chính sách rào cản kỹ thuật trong thương mại có lợi cho
mình. Các tác động từ phía doanh nghiệp hết sức mạnh mẽ và có tổ chức, với rất
nhiều hình thức khác nhau. Trong nhiều trường hợp, với khả năng tài chính của
mình, các doanh nghiệp có khả năng tác động rất lớn tới nhà nước, thông qua
các biện pháp tiêu cực. Hoặc nếu không họ sẽ tin vào các lý do có vẻ như rất
chính đáng như : ngành nông nghiệp non trẻ, cần phải bảo hộ, ngành sản xuất có
liên quan đến việc làm của nhiều người lao động, ngành sản phẩm có liên quan
đến an ninh quốc gia (an ninh về lương thực …). Dưới tác động của các doanh
nghiệp, chính phủ có thể sẽ phải đưa ra các rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong
nước.
1.3.2 Từ phía người lao động và người tiêu dùng
Một trong những lý do lớn dẫn đến việc hình thành các rào cản là để bảo
vệ người lao động. Trước hết là để bảo vệ cho người lao động (thuộc ngành
được bảo hộ) có công ăn việc làm, và sau đó là bảo vệ cho họ có thu nhập ổn

định. Người lao động có thể thông qua các nghịêp đoàn để đấu tranh hoặc đòi
hỏi chính phủ hạn chế sản phẩm, doanh nghiệp và kể cả công nghệ có năng xuất
cao thâm nhập vào thị trường nội địa của họ. Cũng có khi họ mượn cớ rằng để
bênh vực người lao động của nước khác phải làm việc trong điều kiện không
được bảo đảm, rằng vì lý do sử dụng lao động trẻ em hay tù nhân nên sản phẩm
15


đưa vào thị trường với giá rẻ. Đây chính là lý do mà chính phủ phải xây dựng
nên rào cản với tên gọi là trách nhiệm xã hội theo SA 8000.
Người tiêu dùng cũng cớ tác động rất lớn đến việc hình thành các rào
trong thương mại quốc tế, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật. Với lý do là để bảo vệ
sức khoẻ con người, bảo vệ động thực vật hoặc bảo vệ môi trường người ta có
thể đưa ra các tiêu chuẩn hay quy định kỹ thuật rất cao tới mức cản trở thương
mại hoặc có thể đưa ra các biện pháp cấm nhập khẩu ngay cả khi nguy cơ chưa
được phân tích và xác định một cách khoa học.
Nhìn chung, dưới tác động của dân chúng (người lao động và người tiêu
dùng). Chính phủ của các nước sẽ phải sử dụng các biện pháp khác nhau để đáp
ứng nguyện vọng của dân chúng. Trong nhiều trường hợp, các biện pháp phải
được áp dụng sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở thương mại quốc tế.
1.3.3 Từ phía chính phủ
Xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và
vận động của các nhóm khác, chính phủ sẽ phải cân nhắc đến lợi ích của từng
nhóm cũng như tổng thể để quyết định xem có nên thực thi một rào cản nào đó
hay không. Quá trình này không phải dễ dàng vì tính toán lợi ích - thiệt hại một
cách tổng thể là rất khó khăn, đặc biệt là giữa cái trước mắt và cái lâu dài cũng
như phản ứng của các đối tác thương mại chính cũng như các quốc gia có liên
quan.
Cần lưu ý rằng với bất kỳ chính sách rào cản nào, có thể có lợi cho doanh
nghiệp và người lao động trong ngành bảo hộ, nhưng lại gây hại cho các ngành

khác và cho người tiêu dùng nói chung. Những người bị thiệt đương nhiên sẽ có
sự phản kháng hoặc sử dụng các biện pháp trả đũa. Tuy vậy, chính phủ vẫn phải
ra các quyết định dựa trên cân nhắc và điều hoà lợi ích một cách hợp lý, kể cả
những yếu tố trong nước và nước ngoài. Xu hướng chung hiện nay là căn cứ vào
các định chế và thoả thuận trong khuôn khổ WTO, cũng như dựa vào các tiêu
chuẩn và cam kết quốc tế khác để quyết định biện pháp áp dụng.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp luôn có sự cấu kết giữa doanh nghiệp và
nhà nước vì lợi ích của hai phía có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, tăng mức độ
bảo hộ bằng thuế quan thì thu ngân sách của nhà nước sẽ tăng lên trong ngắn
hạn. Bên cạnh đó còn là sự “xoa dịu” của chính phủ với người lao động hoặc
dân chúng nhằm đạt được lòng tin của dân chúng với chính phủ. Sự xoa dịu này
có thể được viện dẫn bởi các lý do như đảm bảo an ninh xã hội, an toàn cho dân
cư hoặc là để bảo vệ các giá trị văn hoá và đạo đức.
1.4 TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
16


Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế thực chất là những biện pháp
kinh tế cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng và trực tiếp
bảo hộ sản xuất trong nước. Đồng thời đó cũng là rào cản hợp lý nhằm hạn chế
nhập khẩu những hàng hoá không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, gây tác động xấu đến
môi trường sống, việc xây dựng hệ thống tự về bằng các rào cản kỹ thuật là công
việc chủ động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước. Nó
sẽ giúp làm giảm áp lực cạnh tranh của những sản phẩm nhập ngoại mà các
nước thường có lợi thế, đồng thời còn giúp các doanh nghiệp trong nước có điều
kiện đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng tiêu chuẩn bảo vệ người
tiêu dùng. Tuy nhiên, phân tích một cách chi tiết, rào cản kỹ thuật có tác động
đến nước xuất khẩu và nhập khẩu như sau:
1.4.1 Tác động của rào cản kỹ thuật đến nước nhập khẩu
1.4.1.1 Tác động tích cực

- Góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá, bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng
Đây vừa là mục tiêu vừa là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng hàng rào
kỹ thuật của bất kỳ quốc gia nào. Khi các hàng rào kỹ thuật được xây dựng lên
dưới dạng quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cho
người sử dụng. . . điều này cũng có nghĩa là chất lượng hàng hoá sẽ không
ngừng được cải thiện, được kiểm soát chặt chẽ, độ an toàn của hàng hoá cũng
được bảo đảm. Nhờ đó người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu sẽ được hưởng
những lợi ích từ việc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng cao và an
toàn này.
- Góp phần bảo vệ môi trường
Bên cạnh mục đích bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng, hàng rào kỹ
thuật được xây dựng bảo vệ động thực vật, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên. Do việc sản xuất phải tuân thủ những quy định chặt chẽ nên sẽ hạn
chế việc môi trường bị ô nhiễm, hay sự mất cân bằng sinh thái. . . Bằng chứng
cụ thể cho tác động tích cực này là việc ban hành bộ ISO14000, đây là hệ thống
quản lý môi trường trong vòng đời một sản phẩm. Ngoài ra các quy định về
nhãn sinh thái, quy định chất liệu bao bì, không sử dụng các sản phẩm gỗ có
nguồn gốc từ rừng nguyên sinh. . . cũng có những tác động tích cực trong công
tác bảo vệ môi trường.
- Bảo hộ nền sản xuất trong nước
Do tính chất khó kiểm soát, xác định và lượng hoá các biện pháp phi thuế
quan nói chung và rào cản kỹ thuật nói riêng, các nước nhập khẩu dựng lên các
hàng rào này nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước trước tình trạng
hàng hoá nước ngoài tràn ngập thị trường trong nước sẽ đe doạ đến nền sản xuất
17


nội địa vì một lý do chính trị nào đó. Điều này là điều kiện cho ngành sản xuất
trong nước có sức cạnh tranh kém hơn vẫn có thể tồn tại và phát triển. Góp phần

ổn định xã hội, đặc biệt góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động trong
nước.

1.4.1.2 Tác động tiêu cực
- Không tạo động lực phát triển cho các ngành được bảo hộ cao, giảm khả
năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước.
Khi các nước nhập khẩu dựng lên hàng rào kỹ thuật nhằm mục đích bảo hộ
mậu dịch, điều đó cũng dẫn đến doanh nghiệp trong nước mất đi thế chủ động,
không nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Do đó việc lạm dụng các rào cản kỹ thuật để bảo vệ nền sản xuất trong
nước sẽ mang lại tác dụng không như mong muốn, làm mất đi động lực phát
triển của đất nước.
- Giảm lợi ích của người tiêu dùng và các ngành khác nói chung nếu nước
nhập khẩu lợi dụng các hàng rào kỹ thuật như một biện pháp bảo hộ mậu dịch.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Họ sẽ không còn
nhiều lựa chọn trong việc mua sắm hàng hoá, không được tiêu dùng hàng hoá
mà trên thực tế không hề gây nguy hại cho sức khoẻ của họ, hơn thế nữa người
tiêu dùng sẽ phải mua hàng với giá cả đắt đỏ hơn do sự khan hiếm của hàng hoá.
1.4.2 Tác động của rào cản kỹ thuật đến nước xuất khẩu
1.4.2.1 Tác động tích cực
- Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cũng như sản phẩm
xuất khẩu trong thương mại quốc tế
Hiện nay, các nước xuất khẩu phải tìm mọi cách để vượt qua các hàng rào
kỹ thuật của nước nhập khẩu, đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật nếu muốn
xuất khẩu sang thị trường này. Do đó, họ phải chủ động cải tiến, mua sắm máy
móc kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời áp dụng các hệ
thống quản lý chất lượng quốc tế vào hoạt động sản xuất chế biến của doanh
nghiệp. . . Kết quả là, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của các doanh
nghiệp tại các nước xuất khẩu sẽ ngày càng được nâng cao và khẳng định trên
trường quốc tế.

- Bảo vệ môi trường sống
Khi các nước xuất khẩu đáp ứng các rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu
về bảo vệ môi trường thì hoạt động sản xuất hàng hoá sẽ phải tuân thủ các quy
18


định về bảo vệ môi trường. Do đó, sẽ góp phần hạn chế được tình trạng ô nhiễm
môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ở nước xuất khẩu. Rào cản
kỹ thuật đã đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

1.4.2.2 Tác động tiêu cực
Ngoài những tác động tiêu cực thì rào cản kỹ thuật cũng tạo ra những tác
động tiêu cực nhất định đối với nước xuất khẩu như cản trở hoạt động xuất khẩu
hàng hoá. Ngoài các tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế đặt ra, rào cản kỹ thuật còn
do tự các nước đặt ra, thường là những nước có trình độ khoa học phát triển. Tuy
nhiên, do sự chênh lệch về trình độ phát triển của nước nhập khẩu và nước xuất
khẩu, các rào cản kỹ thuật này thực sự đã trở thành thách thức lớn đối với các
nước xuất khẩu có trình độ phát triển thấp hơn.

1.5 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ÁP ĐỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT CỦA
NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam thì ngành thuỷ sản là một
trong những ngành đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quy mô của ngành thuỷ sản
ngày càng mở rộng và vai trò của nó cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh
tế quốc dân. Trong nhiều năm liền thuỷ sản duy trì được vị trí là một trong
những mặt hàng đem lại nguồn ngoại tệ lớn nhất cho Việt Nam. Cụ thể, vai trò
của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân:
• Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho con người
40% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ

và 50% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ được dùng làm thực
phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển
rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm
trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào.
• Góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo
Ngành thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo bằng việc
phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến các vùng sâu, vùng xa. Từ năm
2001, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình
khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn, góp phần giải
quyết cơ bản công ăn việc làm cho người ngư dân ven biển. Các vùng nuôi tôm
rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ
19


phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát
khỏi cảnh nghèo đói nhờ nuôi trồng thuỷ sản.
• Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Việt Nam có đầy đủ các điều kiện để phát triển toàn diện một nền kinh tế
biển. Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng,
làm nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với
nền nông nghiệp canh tác lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng đối với
nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm
năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp
hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước.
Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được
chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá
ruộng trũng đã phát triển mạnh mẽ. Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu
quả cao, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi trong cơ cấu trong
nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động và xoá đói giảm
nghèo ở nông thôn.

• Tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ được coi là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng
nông thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng
đất đai. Hầu như họ không phải chi phí nhiều vốn vì phần lớn là nuôi quảng
canh. Tuy nhiên ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao
hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh
và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá
chép. . .
• Là nguồn xuất khẩu quan trọng
Ngành thuỷ sản là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1
tỷ USD. Góp phần đóng góp quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam.
1.6 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU KĨ THUẬT
CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN

1.6.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
Để trở thành một trong những nước xuất khẩu mạnh trên thị trường thế
giới, các nhà xuất khẩu Thái Lan đã phải liên tục cải tiến công nghệ, đổi mới sản
phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Đối với thuỷ sản, Thái Lan đã áp dụng
chương trình Thực hành nuôi thuỷ sản tốt nhất (BAP: Best Aquacutral Practice)
20


để nâng cao tính cạnh tranh về an toàn sinh học cho hàng thuỷ sản xuất khẩu.
Tôm là một mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Thái Lan- chiếm 27% thị phần
thế giới.
Các nhà xuất khẩu thuỷ sản Thái Lan hiểu rằng, cách duy nhất vượt qua
những hàng rào kỹ thuật là ban hành tiêu chuẩn ngành. Tiêu chuẩn này được 5
cơ quan soạn thảo năm 1995 gồm Cục nghề cá, Hiệp hội các nhà nuôi trồng tôm,
Hiệp hội thực phẩm đông lạnh, Hiệp hội các nhà chế biến thực phẩm và Câu lạc

bộ doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản. Văn bản hướng dẫn các nhà sản xuất từ
việc thu thập dữ liệu, đào tạo, phân đoạn khu vực, quản lý kiểm soát sức khoẻ
tôm, quản lý rác thải đến việc sử dụng các loại hoá chất, dược phẩm. Tuy tiêu
chuẩn ngành chỉ mang tính chất khuyến khích áp dụng song nhờ đó mà các
thương nhân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc vượt qua hàng rào kỹ
thuật. Để phân biệt sản phẩm của mình với các nhà cạnh tranh có giá rẻ hơn, các
nhà sản xuất Thái Lan đang hướng đến xây dựng hình ảnh thực phẩm an toàn
cho các sản phẩm của mình.
Nhiều nhà chế biến thuỷ sản Thái Lan đã thiết lập hệ thống kiểm soát chất
lượng trong các nhà máy của mình như hệ thống quản lý chất lượng HACCP và
đã giải quyết tốt các yêu cầu về truy nguyên xuất xứ gần đây của người mua
Nhật Bản. Các doanh nghiệp Thái Lan thường xuyên mời các nhà nhập khẩu
Nhật Bản đến thăm các nhà máy và cùng trao đổi thông tin.
1.6.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ
Ấn Độ có tiềm năng lớn trong sản xuất tôm nuôi do vị trí địa lý của mình
với đường biển dài và bằng phẳng. Đây là một trong những nhà cung cấp tôm
quan trọng nhất đối với Nhật Bản, nhưng cũng có ấn tượng là nước có vấn đề
đối với các nhà nhập khẩu Nhật Bản. Mùi mốc là một vấn đề nghiêm trọng nhất
của tôm Ấn Độ. Bên cạnh đó, việc nuôi trồng tôm ở Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều
vào số lượng các công ty nhỏ trong khi các công ty này lại không có đủ nguồn
lực về tài chính. Họ thường không làm sạch hồ nuôi và họ “tăng cường canh
tác” để tăng sản lượng ngắn hạn. Việc này đã gây ra mùi mốc và nó đã ảnh
hưởng đến lượng tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Bên cạnh các vấn đề về chất lượng của tôm là sản phẩm không đạt được
độ tươi và có nhiều chất ngoại lai (sắt, nhựa) lẫn với tôm. Để duy trì thị phần
xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản, các nhà xuất khẩu tôm của Ấn Độ đã
thường xuyên liên hệ với các doanh nghiệp Nhật Bản và mời các nhà nhập khẩu
Nhật Bản kiểm tra tôm bằng cách thăm các nhà máy tại Ấn Độ.

21



1.6.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO,
xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc đã có những bước phát triển một cách vượt
bậc, hàng Trung Quốc có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới và có sức cạnh
tranh cao. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện cũng đang vấp phải những trở ngại lớn
khi thâm nhập thị trường với tần số từ chối nhập khẩu lớn nhất rơi vào các mặt
hàng như mặt hàng thuỷ sản. Các lý do phổ biến nhất được nêu ra là: tình trạng
nhiễm khuẩn salmonella của thuỷ sản, dư lượng chất kháng sinh
chloramphenicol trong sản phẩm tôm. Trung Quốc đã nhận thức được rằng
những nguyên nhân cấm hoặc từ chối nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản xuất
khẩu không chỉ xuất phát từ cơ chế bảo hộ của các nước phát triển mà chủ yếu
nằm ở chính các lý do nội tại. Vì vậy, Trung Quốc đã phân tích và xác định một
cách hệ thống các yếu tố chính tác động tới việc xuất khẩu hàng thuỷ sản nói
chung và sang thị trường Nhật Bản nói riêng như sau:
• Hệ thống đo lường, đánh giá và kiểm định chất lượng: hệ thống tiêu
chuẩn chất lượng, các quy định và hướng dẫn của chính phủ và các ban ngành
chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng kịp với các tiêu chuẩn trong kinh doanh quốc tế.
Có quá nhiều bộ tiêu chuẩn nhưng trong đó có nhiều tiêu chuẩn đã lạc hậu, trùng
lặp, không nhất quán và kém nghiêm ngặt so với tiêu chuẩn quốc tế.
• Môi trường sản xuất: dây chuyền công nghệ lạc hậu, chưa tuân thủ các
quy định trong sử dụng hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, việc ô
nhiễm môi trường từ quá trình công nghiệp hoá cũng gây ảnh hưởng không nhỏ
đến nguồn nước.
• Quy mô sản xuất: nhỏ, lẻ, phân tán đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc
áp dụng công nghệ nuôi trồng sạch cũng như việc kiểm tra, giám sát và truy tìm
nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, các nông hộ quy mô nhỏ thường có trình độ quản
lý kém và khả năng tiếp cận thông tin hạn chế.
• Công nghệ và thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm xuất khẩu:

còn thiếu và đã lạc hậu, chưa kiểm tra được một số chỉ số khắt khe của thị
trường nhập khẩu.
• Hệ thống thông tin: còn thiếu các kênh thông tin hiệu quả và kịp thời từ
chính phủ, các ngành và các địa phương tới các doanh nghiệp và đặc biệt là tới
nông dân, ngư dân.
Nhận dạng được những thách thức đó, Trung Quốc đã có những giải pháp
đồng bộ, trọng điểm để nâng cao sức cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu:
• Thu thập thông tin một cách kịp thời về những yêu cẩu và thay đổi trong
chính sách quản lý nhập khẩu của Nhật Bản để có các biện pháp ứng phó kịp
thời, tránh xảy ra tình trạng hàng hoá xuất khẩu bị từ chối nhập khẩu.
22


• Luôn coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách có trình độ cao,
đồng thời thường xuyên tuyên truyền cho các doanh nghiệp nâng cao nhận thức
về tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất kinh doanh
hàng hoá theo tiêu chuẩn quốc tế.
• Quy hoạch các vùng sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản “sạch” thân thiện
môi trường, chương trình dán nhãn quốc gia cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an
toàn vệ sinh thực phẩm.
Tóm lại chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp đã nhận thức được
tầm quan trọng của việc đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản
trong việc góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG RÀO CẢN KĨ THUẬT
CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU
VIỆT NAM
2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN


2.1.1 Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Giá trị sản thuỷ sản tăng bình quân 11%/năm thời kỳ 2006-2011. Sản xuất
thủy sản tuy gặp không ít khó khăn trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO và
việc áp dụng thuế chống bán phá giá hàng thủy sản của Mỹ. Nhưng đây vẫn là
sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Sản lượng thủy sản năm 2010 tăng
37,8% so với năm 2006. Năm 2011, kim ngạch XK thủy sản đã đạt 6,118 tỷ
USD, tăng 21% so với năm 2010 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của xuất
khẩu thủy sản nước ta đưa nước ta lên vị trí thứ 6 về xuất khẩu thủy sản trên thế
giới. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006-2011, sản lượng thủy sản tăng
11%. Cơ cấu sản lượng thủy sản thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng
nuôi trồng từ 45,5% năm 2006 lên 52,8% năm 2010.
Bảng 2.1 Tốc độ tăng xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các năm
23


Năm

Sản lượng
(Tỷ USD)

Tốc độ tăng từng năm (%)

Tốc độ tăng bình quân (%)

2006

3.3

-


-

2007

3.75

13.63

11

2008

4.6

22

11

2009

4.37

- 4.3

11

2010

5.03


18.3

11

2011

6.11

21.07

11

2012
(dự
kiến)

6.5

6.38

-

*Nguồn: Thuysanvietnam.com*
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam (VASEP),
năm 2012, tình trạng thiếu nguyên liệu, khó khăn về thị trường, đặc biệt là thị
trường EU vẫn tiếp tục chi phối tình hình XK thủy sản của Việt Nam. Do vậy
sản lượng xuất khẩu thủy sản được kì vọng là sẽ đạt mức khoảng 6.5 tỷ USD và
tốc độ tăng chậm lại và giảm xuống còn khoảng 6% so với 2011.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua các
năm

Đơn vị : tỷ USD

24


*Nguồn: Thuysanvietnam.com*
Nhìn vào biểu đồ sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các năm từ
2006 đến nay, có thể thấy sản lượng tăng qua các năm ngoại trừ năm 2009 giảm
xuống so với 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tốc độ
tăng sản lượng tương đối nhanh trong giai đoạn 2009 đến 2012 dù nền kinh tế
vẫn đang trong hệ quả của cuộc khủng hoảng, điều này cho thấy nhiều dấu hiệu
đáng mừng khi các doanh nghiệp và hiệp hội sản xuất, nuôi trồng và xúc tiến
xuất khẩu đã cố gắng và đủ năng lực để đứng vững trước khủng hoảng.
Từ năm 2006, EU đã lần lượt vượt Mỹ và Nhật Bản thành nhà nhập khẩu
thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Từ chỗ thị phần nhập khẩu chỉ chiếm 5,7 %
tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của VN (năm 2003) đến nay thị phần của EU đã
chiếm đến 23,5%, chứng tỏ EU đã có vị trí rất quan trọng trong việc giải quyết
đầu ra cho thủy sản Việt Nam. Mặc dù so với nhu cầu thủy sản của
EU, giá trị cung cấp của Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng
gần 2,8% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của EU. Tuy nhiên năm 2010 vừa qua
đã là một năm thắng lợi của thủy sản Việt Nam trên thị trường EU, nhiều chỉ tiêu
được cải thiện sau một năm sụt giảm tương đối trước đó- 2009.
Biểu đồ 2.2 Các thị trường chính của thủy sản xuất khẩu Việt Nam

25


×