Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Yêu và Sống của Lê Vân từ góc nhìn phê bình phân tâm học (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.02 KB, 140 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỮU ANH

“YÊU VÀ SỐNG” CỦA LÊ VÂN
TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

HÀ NỘI – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỮU ANH

“YÊU VÀ SỐNG” CỦA LÊ VÂN
TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC

Ngành/Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ TRANG

HÀ NỘI, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
trong luận văn là trung thực, đảm bảo độ chính xác cao nhất có thể. Các tài liệu
tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng, minh bạch.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 8 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Hữu Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................................................. 8
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................................................. 8
Chương 1: VÀI NÉT VỀ TỰ TRUYỆN LÊ VÂN YÊU VÀ SỐNG VÀ PHÂN TÂM HỌC
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC ............................................................................................ 10
1.1. Vài nét về tự truyện Lê Vân Yêu và Sống.............................................................................. 10
1.1.1. Khái lược về Tự Truyện ................................................................................................. 10
1.1.2. Lê Vân với Lê Vân Yêu và Sống ..................................................................................... 14
1.2. Phân tâm học trong nghiên cứu văn học ............................................................................... 17
1.2.1 Về thuật ngữ Phân tâm học ............................................................................................. 17
1.2.2. Về Phê bình phân tâm học ............................................................................................. 20

Chương 2: NHỮNG XUNG ĐỘT VÔ THỨC TRONG LÊ VÂN YÊU VÀ SỐNG ................... 26
2.1. Tình yêu với bản năng vô thức (Yêu) ................................................................................... 28
2.1.1. Bản năng chết trong tình yêu của Lê Vân ...................................................................... 28
2.1.2. Quá trình tìm kiếm bản thể và sự khẳng định chính mình trong tình yêu ...................... 39
2.2. Trách nhiệm với ý thức cộng đồng (Sống)............................................................................ 47
2.2.1. Ý thức và trách nhiệm với gia đình ................................................................................ 47
2.2.2. Ý thức và trách nhiệm với xã hội.................................................................................... 53
Chương 3: TIẾP NHẬN LÊ VÂN YÊU VÀ SỐNG TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC
NGƯỜI ĐỌC .................................................................................................................................. 56
3.1. Sự tiếp nhận của độc giả khi tác phẩm ra đời ....................................................................... 57
3.1.1. Các ý kiến lên án ............................................................................................................ 58
3.1.2. Đồng cảm và sẻ chia ...................................................................................................... 66
3.2. Phân tích kết quả khảo sát. .................................................................................................... 72
3.2.1. Nhóm người lên án ......................................................................................................... 72
3.2.2. Nhóm người đồng cảm chia sẻ ....................................................................................... 74
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 77
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ....................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 80
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ 86


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Từ sau Đổi mới năm 1986 đất nước thực hiện công cuộc mở cửa nền kinh tế
kéo theo sự thay đổi về xã hội, văn hóa, tư tưởng. Nền kinh tế chuyển đổi từ tập
trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường dẫn đến việc nảy sinh nhiều mâu thuẫn
mới trong mối quan hệ xã hội, con người trở nên cô đơn hơn trong cái tôi xung đột
tâm lý. Từ đó, các tác giả văn học quan tâm nhiều hơn tới thể hiện những trăn trở,
suy nghĩ trong việc khai thác những tâm tư, tình cảm của cá nhân mà giai đoạn văn
học trước đây chưa được quan tâm thể hiện nhiều. Đây cũng chính là điều kiện để

thể loại tự truyện phát triển mà trong đó tác giả của chúng tái hiện lại chính những
sự kiện xảy ra trong cuộc đời mình. Vậy vì sao thể loại tự truyện lại thu hút được
đông đảo người viết, kể cả những tác giả không phải nhà văn chuyên nghiệp? Điều
gì đóng vai trò chính trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thể loại này? Tại
sao thể loại này lại tạo được sức hút với các tác giả không chuyên và đặc biệt là các
tác giả nữ như vậy?
1.2. Tự truyện Việt Nam đương đại cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình
nghiên cứu và chủ yếu theo hướng tiếp cận xã hội học và thi pháp học. Điều này
cho thấy việc nghiên cứu tự truyện còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ, đặc biệt là những
nghiên cứu về tâm lý người viết và người tiếp nhận. Những công trình ứng dụng từ
Phê bình phân tâm học vào nghiên cứu tự truyện vẫn là một khoảng trống. Chúng
tôi cho rằng, chính ở thể loại Tự truyện, những ẩn ức thầm kín của tác giả được thể
hiện một cách rõ ràng với những dữ kiện có thực trong đời sống. Tự truyện chính là
thể loại mà Phê bình phân tâm học có thể thể hiện những ưu việt của nó trong quá
trình giải mã tác phẩm, giải mã hình tượng tác giả trong tác phẩm.
1.3. Năm 2006 Lê Vân Yêu và Sống ra đời đây là một trong những tác phẩm hội tụ
những đặc trưng của thể loại tự truyện. Lê Vân là một nghệ sĩ múa Việt Nam, một
diễn viên điện ảnh nổi tiếng, sinh ra trong một gia đình nổi tiếng. Sự tỏa sáng và tài
năng của gia đình Lê Vân biểu hiện bằng sự ngưỡng mộ của khán giả và xã hội.

1


Nhưng tác giả Lê Vân trong cuốn tự truyện Lê Vân Yêu và Sống lại tự mình “công
bố” và “phanh phui” những bí mật gia đình, những góc khuất của đời sống cá nhân,
tình cảm khiến dư luận ngỡ ngàng khi chứng kiến một hình ảnh khác không hề đẹp
đẽ như trong mường tượng. Nhiều độc giả thắc mắc về sự ra đời này của tác phẩm.
Điều gì thôi thúc Lê Vân viết, trong khi tác phẩm ra đời có thể tạo ra những làn
sóng trái chiều, những dư luận không tốt, những phản ứng của xã hội và gia đình
dành cho tác giả?

Đó là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài “Yêu và Sống của Lê Vân từ góc nhìn phê
bình phân tâm học” nhằm khai thác tâm lý sáng tác của tác giả và giải mã văn bản
khá độc đáo này.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Qua quá trình quan sát và thống kê chúng tôi nhận thấy chưa có công trình
nào nghiên cứu trực tiếp về Tự truyện Lê Vân Yêu và Sống một cách bài bản và độc
lập như một đối tượng văn học. Hiện nay, có một số công trình nghiên cứu về tự
truyện Việt Nam nói chung trong đó có nhắc đến Lê Vân Yêu và Sống hoặc một vài
bài báo viết về một số khía cạnh được khai thác trong tác phẩm như bài Lê Vân và
những quan niệm về giới nữ Việt của John C. Schafer. Song các công trình trên chủ
yếu tiếp cận tự truyện nói chung hay Lê Vân Yêu và Sống nói riêng từ các góc độ
của xã hội học hay thi pháp học mà chưa có công trình nào nghiên cứu Lê Vân Yêu
và Sống từ góc nhìn phê bình Phân tâm học.
Có thể liệt kê các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:
2.1. Những nghiên cứu liên quan đến phê bình phân tâm học
Học thuyết phân tâm học của Sigmund Freud ra đời đã ảnh hưởng nhiều đến
việc nghiên cứu và phê bình văn học nghệ thuật. Xu hướng nhìn tác phẩm từ lý
thuyết phân tâm học được quan tâm với nhiều khuynh hướng tiếp cận khác nhau.
Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn này chúng tôi chỉ đề cập khái quát đến tình
hình áp dụng hướng nghiên cứu phê bình Phân tâm học ở Việt Nam. Việc ứng dụng
phân tâm học vào nghiên cứu văn học đã được nhiều nhà phê bình quan tâm như
2


Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh, Bùi Đăng Duy, Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Văn
Trung, Vũ Đình Lưu… Hiện nay, tiêu biểu là nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy với các
công trình: Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực (NXB Văn hóa Thông tin, Hà
Nội, năm 1999), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật (NXB Văn hóa Thông tin, Hà
Nội, năm 2000), Phân tâm học và văn hóa tâm linh (NXB Văn hóa Thông tin, Hà
Nội, năm 2002), Phân tâm học và tình yêu (NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội,

2003), Bút pháp của ham muốn (NXB Tri Thức, Hà Nội, 2009),…có thể xem là
những công trình vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu văn học nghệ thuật tiêu
biểu và thành công. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu phê bình đã vận dụng phân
tâm học để áp dụng nghiên cứu trong một số trường hợp cụ thể như: Nguyễn Thành
với Ảnh hưởng của phân tâm học Freud trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng (Tạp
chí Văn học số 4-1997), Nguyễn Hoàng Đức với bài Dục tính, chân móng hay đỉnh
tháp văn chương?, Trần Minh Thương với bài Tản mạn về những yếu tố tính dục
trong văn học Việt Nam, Trần Nhật Tân trong Dư vang nghệ thuật khi phân tích thơ
Huy Cận, Thanh Huy trong Chế Lan Viên và khuynh hướng siêu thực, Trần Thanh
Hà với Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam
(2008)…Hồ Thế Hà với loạt bài Hướng tiếp cận từ phân tâm học trong truyện ngắn
Việt Nam sau năm 1975; Tình yêu trong các truyện ngắn hiện đại Việt Nam nhìn từ
các phức cảm đăng trên Tạp chí sông Hương (2008). Đầu thế kỉ XXI, các nhà
nghiên cứu đã ứng dụng phê bình phân tâm học vào nghiên cứu văn học với những
khuynh hướng tiếp cận tác phẩm như: phê bình phân tâm học tiểu sử, phê bình phân
tâm học văn bản, phê bình phân tâm học người đọc. Gần đây nhất là công trình
trong luận án của tiến sĩ Vũ Thị Trang Sáng tác của Vũ Trọng Phụng nhìn từ Phê
bình phân tâm học đã khái quát những vấn đề cơ bản của học thuyết phân tâm học
và phân tích sự hình thành, phát triển của các phương pháp phê bình phân tâm học
tiêu biểu một cách khá lôgic và hệ thống.
2.2. Những nghiên cứu về tự truyện
Trên thế giới, năm 1960 giống như một dấu mốc trong việc nghiên cứu về
tự truyện Design and Truth in Autobiography (Phác thảo và Sự thật trong Tự
3


truyện) của Roy Pascal đề cập đến tự truyện như là một hoạt động sáng tạo, khác
với quan niệm thể loại phi hư cấu (nonfiction) của trước đây. Các công trình: Những
Điều kiện và Giới hạn của Tự truyện (Conditions et Limites de L'autobiographie)
(1956) của Georges Gusdorf, Tự thú và tự truyện (Confessions and

Autobiographies) (1955) của Stephen Spender, Hiệp ước Tự thuật (Le Pacte
Autobiographique) (1975) của Philippe Lejeune, Lục địa tối của văn học: Tự truyện
(The Dark Continent of Literature: Autobiography) (1965) của Stephen A. Shapiro,
Bút pháp của tự truyện (The Style of Autobiography) (1971) của Jean Starobinski,
Một số nguyên tắc của tự truyện (Some Principles of Autobiography) (1974) của
William Howarth... đã đưa tự truyện đến một ranh giới riêng biệt, ranh giới của một
thể loại tồn tại với tư cách độc lập.
Ở Việt Nam, tự truyện cũng có xu hướng phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, đi
ngược lại với sự phát triển của thể loại thì những nghiên cứu – phê bình về thể loại
này vẫn chưa thực sự phát triển. Mặc dù vậy, do sự phát triển mạnh mẽ của lý
thuyết và phê bình tự truyện trên thế giới, khái niệm tự truyện cùng với những đặc
điểm thể loại của nó đã xuất hiện trong một số bài nghiên cứu về văn học nước
ngoài (thường được dịch là tự thuật): Lê Hồng Sâm với “Tuổi thơ” cửa Nathalie
Sarraute và sự đổi mới thể loại tự thuật, Đặng Thị Hạnh với André Gide - nhà viết
văn tự thuật và Tự thuật và tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX, Trịnh Thu Hồng với Thể
loại tự truyện trong sáng tác của một số nhà văn nữ... Tuy vậy, những kết quả này
dường như chưa thật sự được ứng dụng vào việc nghiên cứu tự truyện Việt Nam.
Cho đến những năm đầu thế kỉ XXI, giới nghiên cứu Việt Nam mới thực sự
có cái nhìn rõ ràng hơn, mong muốn ghi lại diện mạo của thể loại này trong dòng
chảy văn học nước nhà. Đã có những công trình nghiên cứu như: Luận văn Thạc sĩ
của Phạm Ngọc Lan (2006) – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh về
Tự truyện trong Văn học Việt Nam hiện đại; Luận án của Tiến sĩ Đỗ Hải Ninh
(2012) – Học viện Khoa học Xã hội về Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong
văn học Việt Nam đương đại, một số bài viết khác của TS. Đỗ Hải Ninh về tự
truyện như Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đăng
4


ngày 31/12/2009 trên tạp chí Sông Hương, Mối quan hệ giữa tự truyện – tiểu thuyết
và một số dạng tự thuật trong văn học Việt Nam đương đại đăng ngày 27/04/2014

tại trang Phê bình văn học; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Quang Hưng – Trường Đại
học Khoa học – Huế (2016) về Đặc điểm hồi kí Văn học Việt Nam từ 1975 đến
2010; Luận án tiến sĩ của Trần Thị Mai Phương (2016) – Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn về Tư duy nghệ thuật trong hồi kí Văn học Việt Nam từ 1986
đến nay; Luận án Tiến sĩ của Hoàng Thị Tâm (2016) – Học viện Khoa học Xã hội
về Tự truyện Việt Nam đương đại: Nghiên cứu từ xã hội học văn học. Những công
trình này đã nỗ lực và cơ bản khái quát được diện mạo chung của loại hình tự truyện
cũng như những đặc sắc của tự truyện văn học Việt Nam. Đây là các công trình
nghiên cứu tự truyện dựa trên góc độ thể loại hoặc dưới góc nhìn xã hội học.
2.3. Những nghiên cứu liên quan đến Lê Vân Yêu và Sống
Hiện nay, có một số công trình nghiên cứu về tự truyện Việt Nam nói chung
trong đó có nhắc đến Lê Vân Yêu và Sống hoặc một số bài báo viết về một số khía
cạnh được khai thác trong tác phẩm như bài Lê Vân và những quan niệm về giới nữ
Việt của John C. Schafer, bài báo Tự truyện như một thể loại văn học của Lê Tú
Anh; Tiểu luận Phân tích sự giống và khác nhau về điểm nhìn bên trong và điểm
nhìn bên ngoài của ba tác phẩm: Ba Người Khác (Tô Hoài), Văn Khoa Chân Dung
Kí (Hữu Đạt) và Lê Vân Yêu và Sống (Bùi Mai Hạnh – Lê Vân). Ngoài ra còn có rất
nhiều bài báo khác nhìn nhận và đánh giá Lê Vân Yêu và Sống trên các phương diện
thể loại và phương diện xã hội học mà chúng tôi sẽ liệt kê cụ thể ở các chương sau
này trong luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn cố gắng thể hiện những nội dung chủ yếu trong việc nghiên cứu Lê
Vân Yêu và Sống từ những phương pháp phê bình phân tâm học. Từ đó tìm hiểu về
quá trình sáng tạo của tác giả, cách thức xây dựng hình tượng nhân vật trong tự
truyện, động cơ viết tự truyện của tác giả. Đồng thời, chúng tôi khảo sát những ý

5



kiến phê bình, đánh giá về tự truyện Lê Vân Yêu và Sống với mong muốn tìm ra cơ
chế trong quá trình tiếp nhận của độc giả từ góc nhìn phê bình phân tâm học người
đọc. Qua đó góp phần vào việc làm sáng tỏ mối quan hệ chiều sâu giữa ba thành tố
nhà văn, văn bản, người đọc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để triển khai việc giải mã này, cần dựa theo ba khuynh hướng phê bình phân
tâm học. Trước tiên là khảo sát những chi tiết, dữ kiện đời sống của Lê Vân (sử
dụng phê bình phân tâm học tiểu sử), soi chiếu những điều đó vào văn bản, tìm hiểu
các tầng vô thức và ý thức hàm chứa trong diễn ngôn văn bản (phê bình phân tâm
học văn bản), qua đó tìm hiểu về những xu hướng tiếp nhận của người đọc, lý giải
về những sự phản ứng xã hội, lên án tác giả hoặc chia sẻ và cảm thông (phê bình
phân tâm học người đọc).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi trong luận văn là tự truyện Lê Vân
Yêu và Sống. Đối tượng nghiên cứu thứ hai trong luận văn là nghiên cứu khái quát
về các lý thuyết phê bình phân tâm học. Tuy nhiên, do giới hạn dung lượng của một
luận văn thạc sĩ nên chúng tôi chỉ lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để đại diện dẫn
chứng cho mỗi luận điểm của mình. Ngoài ra, chúng tôi thực hiện khảo sát các ý
kiến xung quanh tự truyện này để làm rõ quá trình tiếp nhận Lê Vân Yêu và Sống
của độc giả. Hai hướng nghiên cứu này có mối quan hệ biện chứng và soi tỏ cho
nhau để chứng minh vấn đề mà luận văn chúng tôi đặt ra.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do tính phức tạp và đa dạng của các phương pháp Phê bình phân tâm học
nên chúng tôi giới hạn nghiên cứu đối tượng dựa trên góc nhìn Phê bình phân tâm
học với một số phương pháp nổi bật, đại diện cho từng khuynh hướng cụ thể. Đồng
thời các phương pháp phê bình được luận văn chú trọng cũng tương thích với đối
tượng chính là tự truyện Lê Vân Yêu và Sống.
6



Luận văn, tập trung dùng phương pháp phê bình Phân tâm học để nghiên cứu
tự truyện Lê Vân Yêu và Sống, trong đó ngoài việc nghiên cứu văn bản chúng tôi
cũng khảo sát các ý kiến xoay quanh tự truyện này trên báo chí, mạng xã hội…soi
chiếu chúng dưới góc độ phê bình phân tâm học tiểu sử, phê bình phân tâm học văn
bản và phê bình phân tâm học người đọc để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu chính
của luận văn.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cho đến nay, Phê bình phân tâm học vẫn tiếp tục phát triển với nhiều hướng
nghiên cứu khác nhau như nghiên cứu văn hóa với tâm bệnh học tộc người
(G.Devereux), phân tâm học và thiền (E.Fromm), phân tâm học và folklore
(V.Dundes) đến các nghiên cứu về chủ đề (C.Mauron, G.Bachelard), nghiên cứu tác
giả (M.Bonapart, J.Delay, J.Bellemin-Noel), kết hợp phân tâm học với chủ nghĩa
cấu trúc, nghiên cứu vô thức văn bản (Lacan), nghiên cứu về người đọc
(N.Holland),… Thậm chí, còn xuất hiện nhiều trường phái phê bình trái ngược với
những nội dung khởi thủy của phân tâm học như Phê bình nữ quyền (feminist
criticism), Phân tâm học hiện sinh (psychanalise existentielle)…
Chúng tôi cố gắng thể hiện trong luận văn của mình các nội dung tiêu biểu
của học thuyết phân tâm và vận dụng góc nhìn bao quát nhất về Phê bình phân tâm
học. Theo đó, Phê bình phân tâm được chúng tôi phân chia thành ba khuynh hướng:
Phê bình phân tâm học tiểu sử, Phê bình phân tâm học văn bản và Phê bình phân
tâm học người đọc. Chúng tôi không lựa chọn một phương pháp Phê bình phân tâm
học nào cụ thể mà sẽ vận dụng các thao tác một cách đa dạng và linh hoạt vào quá
trình nghiên cứu tự truyện Lê Vân Yêu và Sống. Dựa trên lý thuyết phân tâm học và
những lý thuyết chung về tự truyện, chúng tôi cố gắng chỉ ra những đặc sắc trong tự
truyện của Lê Vân – Bùi Mai Hạnh và phân tích, quá trình tiếp nhận tác phẩm trong
bối cảnh thời đại xã hội Việt Nam hiện đại.

7



5.2. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi phối hợp nhiều phương pháp trong quá trình nghiên cứu để tạo nên
hiệu quả cao nhất, trong đó chủ yếu là các phương pháp:
- Phương pháp Phê bình phân tâm học: sử dụng các thủ pháp đặc thù của Phê bình
phân tâm học để nghiên cứu tâm lý tác giả, hình tượng nghệ thuật, tâm lý tiếp nhận
của độc giả.
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống: khảo sát các bài báo, các ý kiến đánh giá về tự
truyện Lê Vân Yêu và Sống.
- Phương pháp văn hóa – lịch sử: dùng để khảo sát quá trình hình thành lý thuyết
phân tâm học và Phê bình phân tâm học (điều kiện xã hội, hoàn cảnh văn hóa, quá
trình phát triển…) và nghiên cứu những đặc trưng của văn hóa, xã hội, lịch sử trong
việc đánh giá, bình phẩm về tự truyện Lê Vân Yêu và Sống.
- Phương pháp xã hội học văn học: dùng để khảo sát quá trình tiếp nhận tự truyện
Lê Vân Yêu và Sống, nghiên cứu về những đặc điểm của đối tượng tiếp nhận (mối
quan hệ xã hội, địa vị, nghề nghiệp) ảnh hưởng đến việc kiến tạo nghĩa của tác
phẩm, quá trình tương tác của tâm lí xã hội với đời sống văn học.
Ngoài ra chúng tôi sử dụng các thao tác nghiên cứu kết hợp: thống kê, so sánh, đối
chiếu…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Dựa trên những kết quả nghiên cứu về Phê bình phân tâm học, luận văn đưa
ra những nhận định đánh giá mới về tự truyện Lê Vân Yêu và Sống cũng như tổng
hợp và lí giải kĩ hơn về những nội dung liên quan đến tự truyện này. Đồng thời luận
văn cũng thể hiện những nội dung chủ yếu của các khuynh hướng Phê bình phân
tâm học cũng như việc áp dụng vào nghiên cứu thể loại tự truyện.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận
văn được triển khai thành 3 chương sau đây:


8


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×