Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài nhanh và nhớ lâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 36 trang )

phßng gi¸o dôc & ®µo t¹O TP BUÔN MA THUỘT
TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG
----------  ----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM M«n sinh häc 6
ĐỀ TÀI :

§ƯA NGHỆ THUẬT VẼ HÌNH VÀO ph¬ng
ph¸P GIẢNG DẠY GióP HäC SINH THUỘC
BÀI NHANH VÀ NHỚ LÂU

Tổ bộ môn : Hóa – Sinh – Thể Dục
GIÁO VIÊN : TRẦN THỊ KIM ANH

Giảng dạy môn : Sinh – Thể Dục
Năm học: 2017 - 2018
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
.................................... nhanh và nhớ lâu .......................................


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
M«n sinh häc 6
§ƯA NGHỆ THUẬT VẼ HÌNH VÀO ph¬ng
ph¸P GIẢNG DẠY GióP HäC SINH THUỘC
BÀI NHANH VÀ NHỚ LÂU
I PHẦN MỞ ĐÂU:
I.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào bài dạy để giúp Hs dễ nhớ nội dung bài và nhớ lâu,
đó là kinh nghiệm đã có sẵn trong suốt quá trình dạy học 21 năm qua của tôi . Ngoài ra
còn làm cho học sinh yêu thích môn sinh học là chọn lựa PP dạy học của tôi trong suốt
chặng đường dạy học, nhất là hiện nay Hs có xu thế lười học bài, ngại học bài dài với


những từ khó nhớ. Thế mà đối với môn sinh học 6, tôi đã tích cực lồng ghép kĩ năng vẽ
hình vào bài giảng thì học trò thích nghe, quan sát và chú ý, lại thích vẽ hình. Với
phương pháp này, họat động học tập của Hs càng sôi nổi hẳn lên, được thể hiện qua
cuối buổi học Hs có thể củng cố lại bài học qua hình vẽ làm cho GV gần gũi HS hơn,
mối quan hệ giữa thầy và trò càng gắn chặt, đúng với phương châm “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.Chính vì thế, người GV phải biết rèn luyện kĩ năng vẽ hình vào
giảng dạy ở một số tiết học để Hs dễ nhớ nội dung bài và nhớ lâu, đó là lí do để tôi
chọn đề tài này để tạo hứng thú cho các em, các em có hướng thú học tập thì con đường
đến trường học tập chủ yếu là “Làm cho sự học tập say mê sáng tạo của các em trở
thành niềm vui’’.
Người GV phải dựa trên hứng thú sự yêu thích môn học của HS đối với các sự
kiện hiện tượng xung quanh để xây dựng cách dạy phù hợp với HS ,xem hứng thú yêu
thích học tập bộ môn của mình là một cơ chế bên trong đảm bảo học tập có hiệu quả.
Người GV luôn luôn phải có sáng kiến đổi mới PPDH như thế nào để kích thích được
sự yêu thích môn học của HS. Muốn vậy GV phải để rèn cho HS kĩ năng vẽ hình để
hiểu được nội dung bài, từ đó học sinh nhớ bài một cách sâu sắc.Dự án phát triển giáo
dục THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nói sự hứng thú yêu thích môn học là yếu tố có

ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trình dạy học mà cả đối với sự trưởng thành,
sự hình thành nhân cách của trẻ.
Trần Thị Kim Anh
-1Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
.................................... nhanh và nhớ lâu .......................................
I.2.MỤC TIÊU,NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Đổi mới phương pháp dạy học
“Đưa nghệ thuật vẽ hình nhanh và tương đối chính xác vào bài giảng giúp hs
thuộc bài nhanh và nhớ lâu” Đó là mục tiêu của đề tài nhằm thu hút học sinh.


Nhiệm vụ của đề tài là người GV luôn có PPDH đổi mới sáng tạo trong dạy

học,biết lồng ghép các PPDH tích cực để phù hợp với nội dung bài học. Đặc biệt
PPDH “Đưa nghệ thuật vẽ hình vào bài giảng giúp học sinh thuộc bài nhanh và
nhớ lâu”nhằm làm cho Hs không nhàm chán mà ngược lại hứng thú học tập bộ
môn hơn .
I.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- HS lớp 6 C,E,G Trường THCS Trưng Vương
I.4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI :
Một số bài sinh học 6 điển hình SGK Nhà xuất bản Giáo Dục - Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
I.5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Ở Việt Nam để nâng cao chất lượng giáo dục tòan diện cho thế hệ trẻ, đáp
ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học.Giáo dục phổ
thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ
XXI, mà thực chất là tiếp cận với kỹ năng sống và PPDH tích cực đó là: “Học để
biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học đẻ cùng chung sống ”. Đặc
biệt PPDH“Đưa nghệ thuật vẽ hình vào bài giảng giúp học sinh thuộc bài nhanh
và nhớ lâu”đang được phát huy năng lực học tập tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh.
II. PHẦN NỘI DUNG:
II.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Để giúp học sinh yêu thích môn sinh học 6,người GV phải luôn đổi mới
phương pháp để phát huy tính tích cực của HS, nhằm làm cho HS hứng thú học
tập bộ môn ,cũng chính là làm cho HS có tính tự giác.PPDH“Đưa nghệ thuật vẽ
hình vào bài giảng giúp học sinh thuộc bài nhanh và nhớ lâu”giúp HS độc
lập,quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa các sự kiện, hiện tượng để các em
hiểu một cách sâu sắc, dễ nhớ, nhớ lâu và hứng thú được bộc lộ rõ qua ánh mắt
của học sinh.
Kinh nghiệm dạy học và các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, để hình thành,
phát triển hứng thú nhận thức của HS, cần có các điều kiện sau đây:

*GV cần phải dẫn dắt để HS luôn luôn tìm thấy cái mới, có thể tự lực giành lấy
Trần Thị Kim Anh
-2Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
.................................... nhanh và nhớ lâu .......................................
kiến thức, cảm thấy mình mỗi ngày một trưởng thành.


*Phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của HS , GV tổ chức những tình
huống có vấn đề đòi hỏi phải dự đóan, nêu giả thiết, tranh luận giữa những ý kiến
trái ngược.
*GV luôn tạo ra không khí thuận lợi cho lớp học, làm cho HS thích thú được
đến lớp, mong đợi đến giờ học.Muốn vậy, GV phải tạo ra sự giao tiếp thuận lợi
giữa thầy và trò, giữa trò với trò.đây là một trong những yếu tố quan trọng của
việc xây dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực trong trường học,tác nhân
quan trọng cho họat động học tích cực. Bằng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ
của mình,GV tạo được uy tín cao, bằng tác phong gần gũi thân mật, GV chiếm
được sự tin cậy của HS và cách tổ chức, điều khiển hợp lý các họat động của từng
cá nhân và tập thể HS, GV sẽ tạo được sự yêu thích bộ môn giúp học sinh nhớ
nhanh, nhớ lâu bài học tạo cho HS niềm vui, niềm hăng say học tập .
PPDH tích cực “Đưa nghệ thuật vẽ hình vào bài giảng giúp học sinh thuộc
bài nhanh và nhớ lâu,hiểu sâu sắc nội dung bài học”đã có từ xa xưa, ngày nay do
những yêu cầu đổi mới giáo dục, đáp ứng sự phát triển kinh tế và xã hội, đó là lý
do để tôi luôn áp dụng vào bài dạy và rèn luyện cho mình thói quen giảng dạy vẽ
nên nội dung bài học và cũng là tâm đắc của tôi trong suốt 21 năm giảng
dạy.PPDH tích cực ngoài những hình ảnh minh họa trình chiếu,hình vẽ, hay mô
hình có sẵn thì người giáo viên phải có nghệ thuật thu hút học sinh bằng những
đường nét vẽ lên những kiến thức để Hs thấy và có thể khắc sâu kiến thức dễ
hiểu, dễ nhớ mà còn hứng thú biết lồng ghép nhiều hình ảnh mô phỏng để HS
quan sát hiểu bài được sâu sắc và nhanh hơn .

PPDH tích cực không hề hạ thấp hay giảm nhẹ vai trò của người GV,người
GV phải biết kết hợp hài hòa giữa các phương pháp để thích ứng với từng nội
dung bài dạy.Từ dạy học thông báo, giải thích, minh họa sang dạy học tích cực,
GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành
người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập theo nhóm để HS chiếm
lĩnh kiến thức mới, hình thành kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
Trên lớp, HS hoạt động là chính nhưng trước đó, khi sọan bài, GV phải đầu tư
nhiều công sức và thời gian mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người
gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào
hứng, tranh luận sôi nổi của HS.GV phải có tri thức bộ môn sâu rộng vừa có trình

Trần Thị Kim Anh
- 3Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
.................................... nhanh và nhớ lâu .......................................
độ sư phạm cao, biết ứng xử tinh tế,hợp lý với các tình huống sư phạm vốn rất đa


dạng trong dạy học tích cực nói chung, dạy học“Đưa nghệ thuật vẽ hình vào bài
giảng giúp học sinh thuộc bài nhanh và nhớ lâu” nói riêng, biết sử dụng các thiết
bị dạy học hiện đại, có thể định hướng sự phát triển của HS nhưng cũng đảm bảo
sự tự do của HS trong hoạt động học tập, quản lý lớp học một cách hiệu quả.
PPDH tích cực nói chung - PPDH“Đưa nghệ thuật vẽ hình vào bài giảng
giúp học sinh thuộc bài nhanh và nhớ lâu” nói riêng nhằm hướng cho HS biết xác
định được mục đích học tập, tự nguyện tham gia các hoạt động học tập, có ý thức
trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, giúp HS biết
tự học và tranh thủ học ở mọi nơi mọi lúc, bằng mọi hình vẽ các em đã hình dung
lại kiến thức đã học, mặt khác với phương pháp này còn rèn cho các em kỹ năng
tư duy cần thiết, có thói quen tò mò, tìm hiểu, tham gia tích cực và biết chia sẻ…
Chương trình SGK được giảm tải nhằm giảm bớt khối lượng kiến thức mang

tính nhồi nhét, để tạo điều kiện cho thầy- trò tổ chức tốt những hoạt động học tập
tích cực, giảm bớt những thông tin buộc HS thừa nhận và ghi nhớ một cách máy
móc. PPDH“Đưa nghệ thuật vẽ hình vào bài giảng giúp học sinh thuộc bài nhanh
và nhớ lâu” là phương tiện, thiết bị thay thế để gắn nội dung bài học với hình vẽ
và gắn hình vẽ với kiến thức cuộc sống, phù hợp cho HS thực hiện các họat động
độc lập hoặc theo nhóm. Đổi mới PPDH gắn chặt với việc sử dụng PPDH “Đưa
nghệ thuật vẽ hình vào bài giảng giúp học sinh thuộc bài nhanh và nhớ lâu” là
nghệ thuật dạy học có hiệu quả, đặc biệt vẫn phải đầu tư và phải cần sử dụng
công nghệ thông tin đa hình, đa phương tiện với nhiều phương pháp vào bài dạy
là yêu cầu tất yếu của môn sinh học nói riêng và các môn học khác nói chung,
không phải chỉ có GV chuẩn bị và sử dụng thiết bị dạy học mà HS phải được thực
sự tham gia vào các hoạt động tư duy, óc sáng tạo hình dung kiến thức để vẽ lại
những hình ảnh thực tế chính là nội dung các em đã hiểu được một cách sâu sắc
và đặc biệt có hiệu quả, vừa chống dạy chay, vừa chống những biểu hiện hình
thức, là điều cần đặc biệt quan tâm. Hình thức tổ chức lớp học phải linh hoạt phù
hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác.Nhà trường cần được sự giúp đỡ của các
tổ chức, các cơ quan thuộc các ngành khác để mở rộng hình thức tổ chức dạy học
ra ngoài khuôn khổ lớp học.
Áp dụng PPDH tích cực nói chung, dùng phương pháp dạy học “Đưa nghệ
thuật vẽ hình vào bài giảng giúp học sinh thuộc bài nhanh và nhớ lâu, hiểu sâu
sắc nội dung bài học” nói riêng thì người GV biết đổi mới phương pháp dạy học
Trần Thị Kim Anh
- 4Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
.................................... nhanh và nhớ lâu .......................................
theo hướng tích cực để phù hợp với hòan cảnh điều kiện dạy và học ở nước ta


trong hoạt động đổi mới PPDH mới. theo tinh thần đó, dưới đây là một số bài cụ
thể mà tôi thường sử dụng “Đưa nghệ thuật vẽ hình vào bài giảng giúp học sinh

thuộc bài nhanh và nhớ lâu, hiểu sâu sắc nội dung bài học”đã và đang được vận
dụng có hiệu quả trong dạy học tích cực ở trường Trưng Vương mà tôi trực tiếp
giảng dạy.
II.2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
a)Thuận lợi – Khó khăn:
Thuận lợi: Nhìn chung HS trường đều là con em thuộc địa bàn đi lại có
thuận lợi, địa phương - PHHS phần lớn rất quan tâm đến thầy cô và con em đi
học .Tôi là GV giảng dạy môn sinh, lại có tinh thần nhiệt huyết, yêu nghề, mến
trẻ và lòng nhiệt huyết để mong các em hiểu bài, yêu thích môn học biết vận
dụng kiến thức tư duy để vẽ nên nội dung bài học.biết nhìn nhận thực tế cuộc
sống của mọi sinh vật trên Trái đất vào bài học làm cho bài học thêm phong phú,
trừu tượng hơn.Mặt khác các cấp lãnh đạo, cũng như ban giám hiệu cũng rất quan
tâm đến việc GV phải sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp:như tranh vẽ, hình
ảnh, mô hình,đặc biệt tôi đã biết lồng ghép hình ảnh trình chiếu liên quan đến nội
dung bài giảng, hình vẽ do tôi tự vẽ trên bảng để HS quan sát, hứng thú học tập,
hình dung kiến thức của bài học và giáo dục HS đức tính chịu khó tư duy bằng
hình vẽ, dùng sơ đồ tư duy để tóm lược nội dung bài học sau khi học xong bài
Khó khăn: Một số em gia đình ở xa (Ở huyện) theo học ở trường tạm trú ở
địa bàn hay ở nhà bà con hoặc số ít bố mẹ thường đi làm ăn xa ,ở nhà với ông bà
hoặc có em thì bố mẹ ly dị nhau em thì có cha, em thì chỉ có mẹ…Gia đình ít gần
gũi nên một số em không tự giác học tập và chểnh mảng việc học, sách vở không
đủ để làm bài tập….
Gia đình các em ở nội thành phần lớn không có ruộng vườn, các em ít được
quan sát - Lao động thực tế ở địa phương mà các em chỉ được học nội dung bài
học bằng quan sát tranh vẽ (Mô hình),hình vẽ y như SGK….là chưa đủ . Nên GV
cần phải đầu tư về trình chiếu, chuẩn bị mẫu vật thật mà còn có nghệ thuật vẽ một
số hình ảnh mô phỏng để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ bài sâu sắc .
b)Thành công - hạn chế:
*Thành công: Nhờ có sự nổ lực của giáo viên và một số HS có tinh thần hăng
say nghiên cứu bằng những nét vẽ quen thuộc khi nhìn cô vừa vẽ vừa hướng dẫn

say nghiên cứu bằng những nét vẽ quen thuộc khi nhìn cô vừa vẽ vừa hướng dẫn
Trần Thị Kim Anh
- 5Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
.................................... nhanh và nhớ lâu .......................................
các em vẽ và nghe nội dung bài giảng các em đã thuộc và hiểu bài nhanh tại lớp .


*Hạn chế: Một số em không có óc tư suy sáng tạo trong học tập môn sinh học,
mà ở môn học này cần phải có, không có hoa tay hay khiếu vẽ, nên cũng khó
khăn trong việc tiếp thu bài .
c.1) Mặt mạnh: Nhờ sự ham học,yêu thích môn học, yêu thích nghệ thuật vẽ
hình,hứng thú học tập bộ môn mà chất lượng học tập của các em ngày một đi
lên.
c.2)Mặt yếu: Một số em ý thức học tập quá kém, không có sự quan tâm giúp đỡ
động viên của ông bà, cha mẹ hay giáo viên.Đặc biệt là 1 số em không có cha
hoặc không có mẹ hay ở với ông bà nên kết quả học tập rất kém, dẫn đến khó
khăn cho việc dạy của giáo viên và nhận thức của HS .
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Để tạo hứng thú cho HS học tập bộ môn hay giúp HS yêu thích môn học là
dự án phát triển Giáo Dục.T.H.C.S- Bộ GD- ĐT là không chỉ dạy chữ mà còn
hướng dạy nghề gắn nội dung bài học vào thực tế lao động sản xuất - Môi trường
thế giới sinh vật giúp các em ham hiểu nội dung bài – đưa nghệ thuật vẽ hình vào
bài dạy giúp HS yêu thiên nhiên hơn và biết bảo vệ thiên nhiên - môi trường,
cuộc sống ….
3. Nội dung và hình thức của giải pháp :
a. Mục tiêu của giải pháp:
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào giảng dạy không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH
trình chiếu , PP thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện trực quan để
minh họa lời giảng…vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học, để HS có thể vừa

vẽ hình vừa hiểu được nội dung.Vì vậy, cần kế thừa, phát triển những mặt tích
cực trong hệ thống các phương pháp dạy học đã quen thuộc , đồng thời phải học
hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp với hòan cảnh điều kiện dạy và học ở
nước ta trong hoạt động đổi mới PPDH. Người GV phải biết lồng ghép các
PPDH vào giảng dạy cho HS dễ hiểu bài và nhớ bài sâu sắc, cụ thể một số bài tôi
đã áp dụng PPDH “Đưa nghệ thuật vẽ hình vào bài giảng giúp học sinh thuộc bài
nhanh và nhớ lâu,hiểu sâu sắc nội dung bài học” là bí quyết của tôi đã thực hiện
trong suốt quá trình dạy học ngoài những tranh vẽ sẵn, mô hình hay hình ảnh
trình chiếu đa dạng như hiện nay, nhưng tôi vẫn lồng ghép chút nghệ thuật dùng
hình vẽ tay của mình để giảng giải nhằm lôi cuốn sự chú ý, hứng thú say mê học
tập của HS.

Trần Thị Kim Anh
-6Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
.................................... nhanh và nhớ lâu .......................................


b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Khi dạy bài: “ Cấu tạo tế bào thực vật” HS phải nắm được tế bào thực vật gồm
những thành phần chủ yếu nào ? GV dùng nghệ thuật vẽ hình nhanh và hướng
dẫn HS cùng thực hiện :
- Nét 1 : Vẽ hình lục giác có thể không cần thước( Đó là màng sinh chất bao bọc
chất TB ) : CHất TB gồm những bộ phận nào và chức năng từng bộ phận HS sẽ
dễ dàng nhớ khi vẽ hình .
- Nét 2 :Vẽ vách tế bào bên cạnh.(Nét ngoài cùng của TB):Trừ điểm giữa của góc
hình lục giác .
- Nét 3 : Vẽ đường giữa của vách TB bên cạnh và vách tế bào : Bắt đầu nối điểm
giữa của các góc hình lục giác với nhau Hay vẽ hình lục giác thứ 2 , từ các góc
của hình lục giác kéo dài song song với vách TB bên cạnh .

- Nét 4: Vẽ không bào hình bầu dục ở giữa chất TB và các hạt lục lạp nhỏ li ti và
các dịch keo lỏng và một nhân.
Nếu vẽ quen thì các em chỉ cần 3 nét chính như trên, sau đó vẽ đến chất keo lỏng,
hạt lục lạp, nhân, không bào là xong không quá nửa phút .
- Phần chú thích chỉ cần không quá 1 phút .

Qua nhiều năm giảng dạy như vậy, tôi đã hướng dẫn các em vẽ hình TBTV ,
tôi thấy các em vẽ được rất nhanh, nhớ được lâu, khi kiểm tra bài cũ, tôi cho 2
câu hỏi như sau :
Câu 1: Em hãy vẽ hình và chú thích rõ các bộ phận của tế bào thực vật ?
Trần Thị Kim Anh
-7Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
.................................... nhanh và nhớ lâu .......................................


Câu 2: Nêu các bộ phận của tế bào thực vật và chức năng mỗi bộ phận ? Thì tôi
thấy HS làm câu 1 đã xong từ lâu, còn HS làm câu 2 còn ngập ngừng,luống
cuống .
- Khi dạy bài : “Các loại rễ, các miền của rễ ”:GV chỉ cần vẽ 1 rễ cái đâm sâu
xuống đất, sau đó vẽ các rễ con xung quanh và trên các rễ con vẽ những rễ bé
hơn nữa và GV

- Khi dạy bài : “Các loại rễ, các miền của rễ ”:GV chỉ cần vẽ 1 rễ cái đâm sâu
xuống đất, sau đó vẽ các rễ con xung quanh và trên các rễ con vẽ những rễ bé
hơn nữa và giáo viên có thể trình chiếu các lông hút của rễ, để khi dạy đến miền
hút của rễ HS dễ hình dung ra miền hút có các lông hút, có chức năng hấp thụ
nước và muối khoáng hòa tan .
- Phần rễ chùm : GV vẽ các rễ dài gần bằng nhau mọc ra từ 1 gốc thân và cho
HS đối chiếu với mẫu vật mang đi để HS phân biệt rõ đâu là rễ cọc, đâu là rễ

chùm. Khi quan sát cây rau cải hoặc cây hồng xiêm và 1 số cây khác nhiều HS
nhầm là rễ chùm vì không rõ phần rễ cái . GV có thể cho HS quan sát phần gân lá
của các loại cây thuộc rễ cọc và những loại cây thuộc rễ chùm để từ đó HS xác
Trần Thị Kim Anh
-8Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
.................................... nhanh và nhớ lâu .......................................


định đúng những loại gân lá hình mạng thì cây có rễ cọc, những loại gân lá song
song thì cây có dạng rễ chùm, có các rễ dài gần bằng nhau.

- GV có thể vẽ nhanh hình cây lúa, cây ngô, cây dừa,cây mía, cây cau,đặc biệt vẽ
gân lá để HS phân biệt những cây có gân lá song song là cây thuộc loại rễ chùm .
Hình ảnh dưới đây là minh họa cho hình vẽ mỗi loài cây của Gv đã vẽ trên
bảng, chủ yếu là vẽ rõ hình dạng của gân lá song song cho HS quan sát

Trần Thị Kim Anh
-9Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
……..................................... nhanh và nhớ lâu ..............................................



Trần Thị Kim Anh
- 10 Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
…………..................................... nhanh và nhớ lâu ..............................................
- Khi dạy đến phần “ các miền của rễ ” HS phải nắm được rễ có mấy miền ? Chức
năng của mỗi miền ? Phần này GV chỉ giới thiệu tranhvẽ hay hình ảnh trình chiếu

thì cũng như nhau, HS cũng học vẹc là rễ có 4 miền, kể được 4 miền, rồi học
xong thời gian ngắn là HS có thể quên ngay, hoặc chỉ nhớ rễ có 4 miền . Nhưng
với phương pháp dạy học của tôi là “Đưa nghệ thuật vẽ hình vào bài giảng giúp
học sinh thuộc bài nhanh và nhớ lâu, hiểu sâu sắc nội dung bài học” Vì sao gọi nó
là miền trưởng thành ?, vì nó có các mạch dẫn (GV vẽ đậm phần mạch dẫn) và vẽ
các tế bào ở phần này to hơn các phần khác vì nó là miền trưởng thành. HS hiểu
rõ mạch dẫn này sẽ có chức năng dẫn truyền nước và muối khoáng hòa tan .
- Miền hút : Tại sao gọi là miền hút ? vì nó có các lông hút nằm trên các rễ,
Trần mà các lông hút rất bé, vậy tại sao lại hút được chất dinh dưỡng ?


Trần Thị Kim Anh
- 11 Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
………..................................... nhanh và nhớ lâu ..............................................
GV có thể trình chiếu thêm hình ảnh lông hút để HS quan sát thêm .Vậy HS phải
biết được lông hút chỉ hút được nước và muối khoáng hòa tan. Từ đó HS cũng
hiểu được phần nào của rễ là quan trọng nhất


- Miền sinh trưởng : Tại sao gọi miền này là mền sinh trưởng ? GV lưu ý vẽ
nhanh các tế bào ở miền này vẽ nhỏ hơn các miền khác, để HS phân biệt phần
này là nơi tế bào phân chia làm cho rễ dài ra .
- Miền chóp rễ : Tại sao gọi là miền chóp rễ ?: Phần này cứng và nhọn, là nơi che
chở và bảo vệ cho đầu rễ phát triển. Nên khi trồng hạ cây người ta thường xén sơ
phần chóp rễ để rễ mau bén rễ, phát triển nhanh phần đầu rễ , đặc biệt đối với
cây lúa .

Trần Thị Kim Anh
- 12Trường THCS Trưng Vương

Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
..........................................nhanh và nhớ lâu ................................................


- Khi dạy bài :“Cấu tạo miền hút của rễ ” Dạy đến phần tế bào lông hút, GV cho
HS quan sát hình ảnh lông hút và nhận xét tại sao gọi lông hút là tế bào lông hút ?
Thì HS đã nắm chắc cấu tạo của một tế bào thực vật gồm những bộ phận nào thì
các em dễ dàng trả lời vì nó có cấu tạo các bộ phận như một tế bào thực vật, nên
ta gọi là tế bào lông hút .

Trần Thị Kim Anh
-13Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
..........................................nhanh và nhớ lâu ...............................................
Hoặc khi dạy đến bài :“Cấu tạo ngoài của thân” Khi so sánh giữa chồi lá và
chồi hoa có đặc điểm gì giống và khác nhau, thì GV có thể vẽ một cành chỉ có lá


thôi và một cành mang hoa có lá để HS dễ so sánh chúng có đặc điểm gì giống và
khác nhau .

- HS dễ dàng khi quan sát hình vẽ của GV sẽ nhận ra ngay điểm giống là đều có
mang lá, mà cành hoa hồng thì không lạ gì với HS nữa, các em dễ dàng nhận ra.
Chồi lá thì có mô phân sinh ngọn , chồi hoa thì có mầm hoa ( Bông hoa ) và đều
có mang lá (mầm lá ) .- Khi dạy bài :“Cấu tạo trong của thân non” Tôi vẽ nhanh
lại lát cắt ngang qua miền hút của rễ, chú ý vẽ phần lông hút,lúc này, HS tư duy
lại kiến thức sẽ phân biệt được ngay chúng chỉ khác nhau ở chỗ miền hút của rễ
thì có lông hút, còn cấu tạo trong của thân non thì không có lông hút, còn các bộ
phận của thân non và miền hút của rễ đều có 2 phần vỏ và trụ giữa và cho HS
quan sát mạch gỗ và mạch rây của thân non và miền hút của rễ có đặc điểm gì

khác nhau,một bên là mạch gỗ ở trong, mạch rây ở ngoài, một bên là mạch gỗ và
mạch rây sắp xếp xen kẽ, thì HS sẽ dễ nhớ bài qua hình vẽ và nhớ lâu, nếu sau
này GV có kiểm tra cho HS nêu các bộ phận của thân non hay nêu các bộ phận
của miền hút của rễ HS dễ dàng nhớ lại đặc điểm giống và khác nhau để trả lời .

Trần Thị Kim Anh
- 14 Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
............................................nhanh và nhớ lâu ...............................................


Dạy bài :“Thụ phấn” GV cho HS biết được hoa tự thụ phấn chỉ xảy ra ở hoa
lưỡng tính và nhị với nhụy phải chín cùng một lúc .
Khi giảng đến phần hoa giao phấn : GV nói cô đưa quyển sách hay cây viết
từ điểm A đến điểm B  Gọi là giao,Hoặc một người giao hàng hóa từ điểm A
đến điểm B cũng được gọi là giao hàng . Vậy hoa giao phấn có xảy ra ở hoa
lưỡng tính không ? Rất nhiều HS đã nói là “Không” Vì các em đã nhầm với lời
cô giảng ở trên, lúc này tôi liền vẽ một bông hoa lưỡng tính có con ong đậu trên
nhị hoa, lúc này tôi nói các em quan sát xem bông hoa này có xảy ra ở hoa giao
phấn không ? Lúc này các em đồng thanh có cô ạ ! Vây sao lúc nãy các em nói
không .Vậy GV đã đúc kết cho các em kết luận hoa giao phấn xảy ra ở cả hoa
đơn tính và hoa lưỡng tính.GV đã rèn cho Hs tư duy quan sát và hiểu tại sao các
hạt phấn lại tiếp xúc với đầu nhụy nhờ bộ
phận nào của ong bướm côn trùng và hạt
phấn có đặc điểm như thế nào để đễ dàng
dính vào chân ong bướm,côn trùng.
Đây là hình ảnh tượng trưng cho đẹp thôi,
chứ khi mô tả hình vẽ cho HS quan sát tôi
vẽ hình ảnh đơn giản như hình 30.1 hoa
lưỡng tính /trang 99


Trần Thị Kim Anh
- 15 Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
............................................nhanh và nhớ lâu ................................................


Giao phấn ở hoa


Trần Thị Kim Anh
- 16 Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
............................................nhanh và nhớ lâu ................................................

Hình ảnh con ong đang thụ phấn cho hoa

Giao phấn ở hoa


Trần Thị Kim Anh
- 17 Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
............................................nhanh và nhớ lâu ................................................
Khi dạy phần đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, giáo viên giảng hạt
phấn có đặc điểm như thế nào để giúp ong bướm côn trùng dễ dàng đem các hạt
phấn từ hoa này sang hoa khác, GV có thể trình chiếu hay vẽ hình một hạt phấn
và một chân của ong bướm để HS thấy được sự thuận lợi của việc thụ phấn nhờ
côn trùng, ong bướm.


Hạt phấn có gai, có móc dề dàng bám vào chân ong bướm, côn trùng
Nhờ đặc điểm chân của ong bướm côn trùng thường có lông, có gai dễ dàng
đem các hạt phấn từ hoa này sang hoa khác và nhờ các hạt phấn nhẹ, to có gai, có
móc dễ bám vào chân ong bướm, côn trùng khi đi kiếm mật hoa.


Trần Thị Kim Anh
- 18 Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
............................................nhanh và nhớ lâu ...............................................

Khi dạy bài :” Đặc điểm bên ngoài của lá” GV hỏi chức năng quan trọng
nhất của lá là gì ? HS dễ dàng nói được : Lá có chức năng quang hợp . Vậy lá có
nhận được ánh sáng mới thực hiện được chức năng này . Lá có đặc điểm nào để
giúp lá nhận được nhiều ánh sáng ? GV vẽ hình chiếc lá thật to lên bảng để HS
chú ý hình ảnh chiếc lá rất đẹp, nhằm thu hút sự chú ý của HS và HS dễ dàng
nhận biết phần phiến lá là phần rộng nhất của lá, giúp lá hứng được nhiều ánh
sáng để quang hợp tạo ra nhiều chất hữu cơ cho cây.


Trần Thị Kim Anh
- 19 Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
............................................nhanh và nhớ lâu ................................................

Khi dạy phần gân lá, giáo viên giới thiệu sơ các hình ảnh cây có gân lá song
song, sau này chúng ta sẽ học, cứ loại cây nào có gân lá song song thì thuộc lớp 1
lá mầm và những cây có gân song song thuộc loại rễ chùm ta đã học.



Trần Thị Kim Anh
- 20 Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
............................................nhanh và nhớ lâu ................................................
- Khi dạy đến phần : Các kiểu xếp lá trên thân và cành : GV chỉ cần vẽ thêm
các cuống lá mọc ra từ mấu thân, để HS dễ nhận biết thế nào là lá mọc cách, mọc
đối, mọc vòng ?

- GV hỏi: Cách bố trí của lá trên thân và cành như vậy có tác dụng gì cho cây ?
- HS dễ dàng nhận biết được : Lá trên các mấu thân đều sắp xếp so le nhau giúp
lá thu nhận được nhiều ánh sáng .
Vậy khi học xong bài: “ Cấu tạo bên ngoài của lá”,từ hình vẽ thực tế để minh
họa cho nội dung bài học, Hs dễ nhận biết phiến lá là phần rộng nhất của lá có tác
dụng gì ? Cách mọc của lá có các kiểu khác nhau, nhưng cùng chung đặc điểm là
xếp so le nhau để thu nhận được nhiều ánh sáng .Lá có ba kiểu gân lá và có mấy
kiểu lá . Ngoài phương pháp giảng dạy trên GV còn dùng phương pháp bàn tay
nặn bột để kiểm chứng lại nội dung kiến thức bằng cách quan sát mẫu vật thật.
Từ đó HS hiểu sâu sắc nội dung bài học hơn. Sau khi học xong bài này, GV có
thể cho Hs lấy vở nháp để tự mỗi Hs tóm tắt nội dung bài bằng sơ đồ tư duy mà
sau tiết học các em nhận thức được gì ? Thì GV dễ dàng biết đượcsự nhận thức
của các em sau tiết học do mình giảng dạy .


Trần Thị Kim Anh
- 21Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
............................................nhanh và nhớ lâu ...............................................

Cũng từ phương pháp này, giúp cho Hs tiếp thu bài nhanh, nắm sâu sắc nội dung
bài. Để từ đó HS có thể tóm tắt được nội dung bài sau giờ học một cách thành

thạo theo nhiều cách vẽ sơ đồ tư duy, ví dụ sau khi học bài “Phát tán của quả và
hạt”.


Trần Thị Kim Anh
- 22 Trường THCS Trưng Vương
Đưa nghệ thuật vẽ hình vào phương pháp giảng dạy giúp học sinh thuộc bài
............................................nhanh và nhớ lâu ................................................

Hoặc khi học bài :“ Lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm” GV có thể vẽ nhanh
hình gân lá cây lúa, cây ngô, cây dừa,cây mía,rẽ quạt.. Đặc biệt vẽ gân lá để HS phân
biệt được những loại cây này là cây một lá mầm

Hình ảnh dưới đây là minh họa cho hình vẽ mỗi loài cây của Gv đã vẽ trên
bảng, chủ yếu là vẽ rõ hình dạng của gân lá song song cho HS quan sát .


×