Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 3 trang )
8/11/2018
Hiệu quả nuôi cá lóc lót bạt - Làm giàu bằng Nghề nông
Hiệu quả nuôi cá lóc lót bạt
Tháng Tám 30, 2018
Bằng sự đam mê, chịu khó tìm tòi học hỏi, anh Nguyễn Minh Nhựt (30 tuổi, trú thị trấn Núi Thành,
huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc lót bạt mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
Với khoảng 45m2 diện tích bể nuôi, mỗi năm mô hình này mang lại nguồn thu nhập cho gia đình
anh đến 300 triệu đồng sau khi trừ tất cả các chi phí.
Để có được thành công như bây giờ, anh Nhựt đã phải mất một năm đi khắp các tỉnh thành miền
Trung để tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá lóc. Đến nơi nào, anh cũng dành cả ngày để theo dõi quy trình
chăm sóc của các trại nuôi để từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Đầu năm 2015, khi cảm
thấy mình đã nắm cơ bản kỹ thuật, anh bắt tay vào đầu tư xây dựng ao nuôi và mua giống về thả.
Trung bình cứ 15m2 diện tích của anh Nhựt đạt gần 3 tấn cá thương phẩm
“Khi trực tiếp nuôi mới có thêm được kinh nghiệm thực tế. Vụ nuôi đầu tiên tôi gặp không ít khó
khăn về vấn đề điều trị bệnh cho cá nên cá nuôi liên tục chết. Tính ra đợt đó toàn bộ số tiền
khoảng 70 triệu đồng đầu tư vào cá lóc đều mất sạch”, anh Nhựt cho biết.
Không nản chí, sau thất bại ban đầu, anh tiếp tục vay mượn thêm 100 triệu đồng để xây dựng lại
bể ba bể nuôi, mỗi bể có diện tích 15m2. Rút kinh nghiệm từ vụ trước, trong vụ nuôi thứ hai, anh
tự xây dựng cho mình một kỹ thuật nuôi mới từ khâu cho cá ăn, thay nước và phương pháp chữa
trị khi nhận thấy cá có dấu hiệu nhiễm bệnh. Bằng tâm huyết đó, thành công đã đến với anh khi
đàn cá phát triển tốt và xuất bán sau 6 tháng thả nuôi.
“Với 3 bể nuôi thì mỗi năm có thể thả được 2 vụ. Mỗi vụ như thế tôi thu được trung bình khoảng 8
tấn cá thương phẩm. Với giá bán trung bình khoảng 45.000 – 50.000 đồng/kg, sau khi trừ các chi
phí về thức ăn, thuốc men thì có lãi khoảng 300 triệu đồng”, anh Nhựt nói.
Theo anh Nhựt, so với các trại nuôi cá lóc lót bạt mà trước đây anh tìm hiểu thì kỹ thuật nuôi của
anh khác đến khoảng 70%. Điểm đầu tiên có thể kể đến là mật độ thả nuôi. Hiện nay, tính trung