Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Cây gáo vàng lên xanh ở vùng lòng hồ thủy điện đăk r’tih làm giàu bằng nghề nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.67 KB, 2 trang )

8/11/2018

Cây gáo vàng lên xanh ở vùng lòng hồ thủy điện Đăk R’tih - Làm giàu bằng Nghề nông

Cây gáo vàng lên xanh ở vùng lòng hồ thủy điện Đăk
R’tih
Tháng Chín 21, 2017

Sau hai năm triển khai dự án trồng rừng bán ngập, đến nay Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đăk
Nông đã trồng được hơn 160ha cây gáo vàng tại khu vực lòng hồ Thủy điện Đăk R’tih.
Theo đánh giá, cây gáo vàng không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn là loại cây có khả năng
bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, tạo cảnh quan môi trường.
Chi phí trồng, chăm sóc 90 triệu đồng/ha

Diện tích cây gáo vàng trong vùng bán ngập đều sinh trưởng, phát triển tốt. Ảnh: H.D.H
Đến nay toàn bộ diện tích cây gáo vàng đã trồng đều đang sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống
hơn 85%. Theo thiết kế, toàn bộ chi phí trồng, chăm sóc mỗi ha cây gáo vàng (trong 4 năm)
khoảng trên 90 triệu đồng. Toàn bộ chi phí thực hiện các dự án này đều lấy từ nguồn quỹ bảo vệ
và phát triển rừng.
Thực hiện các quyết định 925, 1648, 1469 của chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông về việc phê duyệt dự
án đầu tư trồng rừng thay thế diện tích rừng đã chuyển đổi mục đích sang xây dựng các công trình
thủy điện, đến đầu tháng 9 này, Quỹ Bảo vệ rừng Đăk Nông đã trồng được tổng cộng 162ha rừng
tại vùng bán ngập.
Ông Lê Văn Quang – Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đăk Nông, cho biết năm 2016, sau
khi trồng thử nghiệm 10ha cây gáo vàng tại vùng bán ngập lòng hồ Thủy điện Đăk R’tih, đơn vị đã
tiếp tục lập 2 dự án trồng thêm gần 200ha. Sau 2 năm triển khai, đến nay đã có hơn 160ha cây
gáo vàng tròng vùng bán ngập của lòng hồ Thủy điện Đăk R’tih. Cụ thể, đơn vị đã thực hiện 4 dự
án trồng rừng bán ngập tại các tiểu khu 1756, 1740, 1741, 1724, 1725, 1742, 1555, 1549, 1707,
1708 thuộc địa phận xã Đăk R’Moan, phường Nghĩa Tân, phường Nghĩa Phú (thị xã Gia Nghĩa); xã
Nhân Cơ, Đăk Wer (huyện Đăk R’Lấp) và xã Trường Xuân (huyện Đăk Song).
Còn 10ha chưa trồng được do diện tích này bị vướng ruộng khoai lang của dân nên để lại trồng


sau. Tuy nhiên, sau khi dân thu hoạch khoai xong thì diện tích này đã bị ngập nước không trồng
được.
Qua đánh giá, đến nay toàn bộ diện tích đã trồng đều đang sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống
hơn 85%. Theo thiết kế, toàn bộ chi phí trồng, chăm sóc mỗi ha cây gáo vàng (trong 4 năm)
khoảng trên 90 triệu đồng. Toàn bộ chi phí thực hiện các dự án này đều lấy từ nguồn Quỹ Bảo vệ
và Phát triển rừng.
Loài cây nhiều ưu điểm

/>
1/2


8/11/2018

Cây gáo vàng lên xanh ở vùng lòng hồ thủy điện Đăk R’tih - Làm giàu bằng Nghề nông

Ông Nguyễn Phi Hoài – cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH Cây xanh Tây Nguyên (đơn vị nhận
trồng và chăm sóc cây gáo vàng) cho biết, tuy thời gian bị ngập dưới nước khá lâu (khoảng 6
tháng) nhưng loài cây này vẫn phát triển khá nhanh. Hiện nhiều cây trồng từ năm 2016 đã cao
đến hơn 2m và sinh trưởng rất tốt. Kỹ thuật chăm sóc cây cũng khá đơn giản, sau khi cây hết bị
ngập thì tiến hành vun xới gốc, phát dọn đường ranh…
Theo ông Hoài, hàng năm đơn vị tổ chức chăm sóc, bón lót cho cây 2 đợt vào thời điểm cây chuẩn
bị ngập dưới nước và khi nước rút. Tuy nhiên, do vùng lòng hồ Thủy điện Đăk R’tih có nhiều cây
mai dương nên việc dọn dẹp thực bì gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, ban đầu khi thực hiện dự
án, một số hộ dân quanh vùng thường xuyên thả trâu, bò, dê… vào khu vực dự án nên việc bảo vệ
cây cũng gặp một vài khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, đơn vị đã triển khai cho người túc
trực canh giữ, đồng thời tuyên truyền cho người dân không được chăn thả gia súc vào vùng dự án.
Nhờ vậy mà đến nay tình trạng người dân chăn thả gia súc làm ảnh hưởng cây trồng hầu như
không còn nữa.
Đánh giá về việc trồng cây gáo vàng, ông Nguyễn Văn Vũ – Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát

triển rừng tỉnh Đăk Nông, kiêm Trưởng ban Quản lý dự án trồng rừng bán ngập, cho biết cây gáo
vàng có nguồn gốc từ Indonesia có thể sống được cả trên cạn và dưới nước. Loài cây này có ưu
điểm là có thể chống xói mòn nên có thể bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên rất tốt. Ngoài ra,
cây gáo vàng còn có thể tạo môi trường, cảnh quan và đặc biệt là có giá trị kinh tế khá cao.
Theo: Dân Việt

/>
2/2



×