Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận cuộc khủng hoảng tài chính mỹ và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.82 KB, 16 trang )

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là cuộc khủng lớn nhất trên thế
giới kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất lịch sử của thế giới trong
những năm 30 của thế kỷ XX, nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối
với nền kinh tế nước Mỹ và lan rộng ra toàn cầu làm ảnh hưởng xấu đến toàn
bộ hệ thống tài chính và sự tăng trưởng kinh tế thế giới. Kể từ khi cơn lốc của
cuộc khủng hoảng đi qua cuốn theo rất nhiều quốc gia vào vòng xoáy của nó,
đến bây giờ cuộc khủng hoảng đã tạm qua đi, tình trạng thị trường đã trở nên
ổn định hơn, quá trình khôi phục diễn ra mạnh mẽ.
Hiện nay, chúng ta ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc
nghiên cứu khủng hoảng, triển vọng và tác động của nó trong bối cảnh đất
nước đang tham gia ngày càng sâu rộng hơn và liên kết khu vực, hội nhập với
quốc tế. Đề tài đã đặt vấn đề nghiên cứu cuộc khủng hoảng và chiều hướng
diễn biến của nó, em nghiên cứu đề tài tập trung vào phân tích những tác động
của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng, những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, đề từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Em rất mong nhận được những đóng góp của các thầy cô để bài tiểu luận
của em được hoàn chỉnh.Em xin chân thành cảm ơn!


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

A. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
1. “Khủng hoảng Tài chính tiền tệ
Chính là sự đổ vỡ trầm trọng các bộ phận của thị trường Tài chính tiện
tệ kéo theo sự vỡ nợ vủa hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính do sự sụt
giảm nhanh chóng về giá tài sản mà kết quả là sự đông cứng và bất lực n cảu
thị trường tài chính sự sụt giảm nghiêm trọng các hoạt động kinh tế”
Khủng hoảng Tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền


kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ,bổn phận tài chính của mình.
Khủng hoảng Tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá so với nguồn
cung .Nhu cầu tiền mặt của người dân hay của nhà dầu tư nước ngoài đã gây
sức ép cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính khiến cho hệ thống
ngân hàng và thị trường chứng khoán sụp đổ.
2. Một số dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế tài chính:
Tùy theo mức độ vi phạm, khủng hoảng tài chính thể hiện qua các điểm
sau đây:
• Tỷ giá hối đoái tăng đột biến và dây chuyền
• Lãi suất tín dụng gia tăng: Lãi suất tăng kéo theo cầu tiền tệ,cầu tín
dụng giảm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị suy giảm.
• Hệ thống ngân hàng bị tê liệt
• Thị trường cổ phiếu sụt giá nhanh chóng
• Các hoạt động kinh tế bị suy giảm
B. CUỘC KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ
1.Những mốc sự kiện chính
Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ tình trạng bong bóng của thị trường nhà
đất ở Mỹ (tình trạng này diễn ra khoảng năm 2005 - 2006) với những khoản
vay dưới chuẩn có nguy cơ rủi ro cao và các khoản thế chấp có lãi suất điều
chỉnh. Từ vài năm trước đó, giá nhà tăng cao cùng với việc được phép vay với


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
điều kiện rất đơn giản, nhiều khách hàng đã tranh thủ tiền của các ngân hàng
đầu tư để đầu cơ vào bất động sản với hi vọng kiếm được nhiều tiền từ các
khoản mua bán chênh lệch.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ lần này thực chất là biểu
hiện rõ nét nhất của một quá trình “khủng hoảng” rất lâu trước đó. Điểm lại
những mốc sự kiện chính trong chuỗi này để thấy khủng hoảng đã diễn ra như
thế nào

• Năm 2007:
Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính cao
nhất từ năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ
chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở
bi tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006.
Ngày 05/02 Công ty Mortage Lenders Network USA đứng thứ 15 trong
số các nhà cho vay dưới chuẩn nhiều nhất ở Mỹ, với tổng dư nợ 3.3 tỷ đô la
thời điểm quý 3 năm 2006, tuyên bố phá sản.
Ngày 02/04 New Century Financial, nhà cho vay dưới chuẩn lớn nhất
Mỹ, tuyên bố phá sản.
Tháng 6: Hai quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đại chúng
thấp và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư lớn
thứ 5 của Mỹ - quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảm
bảo bằng các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ.
Ngày 19/07: Chỉ số Dow Jones đóng cửa với mức 14.000 điểm, lần đầu
tiên trong lịch sử.
-Tháng 8: Khủng hoảng tín dụng toàn cầu, mà chính xác là chứng khoán
dựa trên các khoản nợ thế chấp dưới chuẩn, được phát hiện trong các danh
mục vốn đầu tư và quỹ trên khắp thế giới từ BNP Paribas cho đến Ngân
hàng Trung Quốc. Nhiều nhà cho vay ngừng cho vay tín dụng mua nhà. Cục
dữ trữ liên bang đã cho các ngân hàng vay 100 tỷ đô la với lãi suất thấp.


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
-Ngày 16/08: Tập đoàn tài chính Countrywide, đơn vị cho vay thế chấp
lớn nhất nước Mỹ, đã phải tránh phá sản bằng cách vay khẩn cấp 11 tỷ đô la
từ một nhóm các ngân hàng khác.
-Ngày 17/08: Cục dự trữ liên bang đã phải hạ mức hệ số chiếu khấu 50
điểm cơ bản từ mức 6.25% xuống 5.75%.
-Ngày 15/10: Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ - công

bố lợi nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự
phòng lên tới 6,5 tỷ USD. Giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ
chức vào ngày 4/11.
-Ngày 15–17/10: Liên minh các ngân hàng Mỹ được hỗ trợ bởi chính
phủ thông báo lập một siêu quỹ trị giá 100 tỷ đô la để mua lại các chứng
khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp mà giá trị thị trường đã bị sụt giảm
do khủg hoảng vay dưới chuẩn. Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Ben Bernake
và Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ đều đưa ra những cảnh báo về mối nguy hiểm
của việc vỡ bong bóng bất động sản.
-Ngày 31/10: Cục dự trữ liên bang hạ lãi suất quỹ liên bang 25 điểm
xuống 4,5%
-Tháng 11: Cục dự trữ liên bang bơm thêm 41 tỷ đô la cho các ngân hàng
vay với lãi suất thấp. Đây là lần xuất tiền lớn nhất của cục dự trữ liên bang kể
từ 19 tháng 9 năm 2001 (50.35 tỷ đô la).
• Năm 2008:
-Ngày 11/01: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi
và vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial
sau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các
khoản cho vay khó đòi quá lớn.
-Ngày 16/03: Bear Stearns bán lại cho JP Morgan Chase với giá 2 đôla
một cổ phiếu để tránh phá sản. Cục dự trữ liên bang phải cung cấp 30 tỷ đô la
để trợ giúp các khoản lỗ của Bear Stearn.


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
-Ngày 11/07: Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát Ngân
hàng IndyMac Bancorp. Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn
nhất từ trước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD
trong vòng 11 ngày.
-Ngày 17/07: Các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính trên thế giới đã

báo cáo thua lỗ lên đến 435 tỷ đôla.
-Ngày 07/09: Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt
quyền kiểm soát hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie
Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ.
-Ngày 11/09: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để
bán lại chính mình. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%.
-Ngày 14/09: Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29
USD/cp sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers
-Ngày 15/09: . Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường
này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào tháng 9/2001.
Ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Ngay sau đó, 3 loại chỉ số ở
Mỹ bao gồm chỉ số Dow Jones, NASDAQ và S&P 500 sụt giảm mạnh nhất
kể từ sau sự kiện 11/9/2001. Cũng trong ngày đó, Merrill Lynch bị Bank of
America Corp thâu tóm; American International Group - tập đoàn bảo hiểm
lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan
tới nợ cầm cố
-Ngày 17/09: Cục dự trữ liên bang Mỹ cho AIG vay 85 tỷ đô la để giúp
công ty này tránh phá sản.
-Ngày 19/09: Kế hoạch giải cứu tài chính của Bộ trưởng tài chính
Paulson trị giá 700 tỷ đô la được công bố sau một tuần bất ổn trên thị trường
tài chính và nợ tín dụng. Tuy nhiên, quốc hội Mỹ đã không thông qua bản dự
thảo này.


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Ngày 26/09: Ngân hàng Washington Mutual – ngân hàng tiết kiệm lớn
nhẩt Mỹ được chính phủ tiếp quản và sau đó được bán lại cho JP Morgan
Chase& Co với giá 1.9 tỷ đôla
-Ngày 29/09: QH Mỹ bác bỏ kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ
do bộ Tài chính Mỹ đề xuất.

-Ngày 30/09: Ngân hàng khổng lồ Wachovia của Mỹ, đồng thời là ngân
hàng cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ đồng ý bán lại bộ phận ngân hàng bán
lẻ cho đối thủ Citigroup.
-Ngày 23/11 trong một động thái chưa từng có, cả 3 cơ quan quản lý tài
chính quan trọng nhất của Mỹ đồng thuận đưa ra gói giải pháp trị giá 20 tỷ
USD và bảo lãnh toàn bộ nợ của Citigroup, nhằm kéo tập đoàn có ảnh hưởng
toàn cầu này khỏi nguy cơ sụp đổ.
-Ngày 25/11: Fed tuyên bố sẽ mua lại những khoảng cầm cố chứng
khoán trị giá khoảng 500 tỷ USD của Fannie Mae, Fredddie Mac và cả
Ginnie Mae. Thêm vào đó, khoảng 100 tỷ USD đã được bỏ ra để mua lại các
khoảng nợ của Fannie, Fredddie và Federal Home Loan Banks
2.Nguyên nhân cuộc khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng lần này không phải là quá bất ngờ với giới tài
chính Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Nó là kết quả của một chuỗi
những rủi ro liên tiếp mà chính các tổ chức tài chính, ngân hàng ở Mỹ tạo
ra cho chính mình.
a. Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài
chính lần này là sự suy sụp của thị trường bất động sản.
Hầu hết người dân Mỹ khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàg và trả lại
lãi lẫn vốn trong một thời gian dài (20-30 năm) sau đó, với lãi suất thả nổi
(điều chỉnh tăng theo thời gian). Do đó, có một sự liên hệ chặt chẽ giữa lãi
suất và tình trạng của thị trường bất động sản. Khi lãi suất thấp và dễ vay
mượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi suất cao


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
thì người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống thấp. Có 3 yếu tố
chính tạo bong bóng thị trường bất động sản
Thứ nhất, từ đầu năm 2001, đặc biệt là sau cuộc khủng bố 11 tháng 9,
khi mà sau vụ khủng bố giá các cổ phiếu mỹ sụt giảm ,để giúp nền kinh tế

thoát khỏi trì trệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục hạ thấp lãi suất,
dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản.
Vào giữa năm 2000 thì lãi suất cơ bản của Fed là trên 6% nhưng sau đó lãi
suất này liên tục được cắt giảm, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ còn 1%.
Hai là, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo có
nhà ở của Chính phủ lúc bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân
nghèo được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn được thực
hiện thông qua hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và
Freddie Mac. Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng
cách mua lại các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, biến chúng
thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp, rồi bán
lại cho các nhà đầu tư ở Phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ
như Bear Stearns và Merrill Lynch.
Ba là kế ước nhận nợ của người mua nhà trở thành một loại chứng
khoán (chứng khoán phái sinh), được ngân hàng thông qua người môi giới
đưa vào giao dịch mua bán lại trên thị trường (thị trường thứ cấp). Trên thị
trường mua đi bán lại, nhiều người đầu tư cá nhân thông qua người môi giới
đã bỏ tiền ra mua loại chứng khoán này mà họ không hiểu được nó là cái gì,
chỉ biết hàng năm được tiền lãi.
b. Cho vay dưới chuẩn - nguyên nhân của sụp đổ thị trường bất
động sản và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Từ nhiều năm qua, các ngân hàng đầu tư Mỹ đã nới lỏng tối đa chính
sách tín dụng cho các công ty và cá nhân mua bất động sản trả chậm. Làm nảy
sinh những dòng vốn vay giá rẻ và gia tăng một lượng lớn người đi vay tiền.
Trên thực tế, vốn vay rẻ sẽ làm mất đi ý thức phòng ngừa rủi ro của người đi


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
vay. Bên cạnh đó, việc cung cấp tín dụng dễ dàng như: không cần tài sản thế
chấp, tỷ lệ trả trước rất thấp, chỉ cần có mã số thuế. Hoạt động cho vay này

thật sự không đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng nhưng
vẫn được vay đã làm gia tăng rủi ro cho các ngân hàng, và bất động sản tăng
giá họ sẽ được hưởng lợi. Mặt khác các công ty tài chính cũng thực hiện hình
thức cho vay này một cách rộng rãi và chuyển rủi ro qua ngân hàng và nhà
đầu tư thông qua một sản phẩm tài chính gọi là “mua lại các khoản nợ hay
khoản phải thu”.
 Một lượng vốn đầu tư khổng lồ trên thế giới đã đổ vào thị trường bất
động sản Mỹ và khi thị trường đóng băng vào giữa năm 2007, các vụ đổ vỡ
dây chuyền đã xảy ra. Các nhà đầu tư bất động sản vay tiền không đủ khả
năng trả lãi vay, bất động sản không bán được, chứng khoán phát hành trên
các khoản phải thu này sụt giá thê thảm, các ngân hàng không đủ khả năng trả
các khoản nợ lâm vào tình trạng phá sản.
Sản phẩm tài chính hiện đại nhưng nhiều rủi ro này chính là nguyên
nhân cho cuộc khủng hoảng tài chính cho vay dưới chuẩn.
c. Một số nguyên nhân khác:
i.

Mua bán khống
Khi giới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu của những tập đoàn dính líu

đến cho vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt
bán ra, tạo nên một áp lực giảm giá lớn không gì cứu vãn nổi. Sau khi giá
giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít
phí, còn bao nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ hưởng trọn.Thậm chí, họ còn áp
dụng cách thức mua bán khống đến hai lần (naked short sale), tức là không
thèm vay chứng khoán nữa mà cứ ra lệnh bán theo kiểu “đánh xuống” vì lợi
dụng khe hở, mua bán ba ngày sau mới giao cổ phiếu.
ii.

Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ

Có tiền, các công ty cứ thoải mái cho người vay bằng tiền của các

ngân hàng đầu tư cung cấp thông qua mua lại danh mục cho vay của các công


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
ty này. Các ngân hàng này trên cơ sở danh mục cho vay vừa mua lại sẽ phát
hành CK để vay tiền. Danh mục cho vay được chia ra, ít rủi ro, rủi ro cao, tùy
định mức tín nhiệm, nhà đầu tư tha hồ lựa chọn theo sự mạo hiểm của mình.
Có loại CK không cần định mức tín nhiệm, có thể thu lãi cao nhưng rủi ro
cũng lớn.
Như vậy, rủi ro trong cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là công
ty tài chính sang NH đầu tư. Nhà đầu tư trên thế giới đã đổ tiền mua CK này,
nhờ vậy đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị trường bất động sản ở
Mỹ tăng nóng.
iii.

Khủng khoảng niềm tin
Thị trường tài chính dựa trêm nguyên tắc độ tin cậy, và độ tin cậy đó đã

bị xói mòn, xuống cấp. Sự sụp đổ của Lehman Brothers là biểu tượng đánh
dấu mức độ tin cậy đã xuống một mức thấp mới và dư âm của nó sẽ còn tiếp
tục. Một ngân hàng tồn tại hơn 158 đã cùng người Mỹ trải qua rất nhiều khó
khăn, trải qua các cuộc suy thoái cùng nước Mỹ lại sụp đổ. Quả thật là một cú
sốc lớn đối với toàn bộ người dân Mỹ.
iv.

Sự lầm tưởng sức mạnh của nước Mỹ
Đã từ lâu từ sau chiến tranh thế giới thứ II người dân vẫn nghĩ họ là một


quốc gia hùng mạnh với kinh tế “khỏe mạnh”. Họ vẫn nghĩ mình là nước giàu
có hơn bất kỳ quốc gia nào. Cùng với những hình thức thanh toán mới người
tiêu dùng nhiều hơn trong khi bản thân họ không thể sản xuất đáp ứng được
nhu cầu đó. Hàng năm người dân Mỹ tiêu thụ một lượng hàng hóa mà họ
không có khử năng chi trả khoảng 80 tỷ USD.
Người dân MỸ không có xu thế tiết kiệm trước khi khủng hoảng diễn ra.
Ví dụ là các công ty ôtô Mỹ khi các loại ôtô cùng loại của Nhật(Toyota,
Honda…) và Châu Âu tốn ít xăng hơn thì những chiếc ôtô Ford, GM thường..
3. Biện pháp khắc phục khủng hoảng.
- Quốc hữu hóa toàn bộ hoặc một phần ngân hàng và quỹ tư nhân
- Kiểm soát các quỹ đầu tư


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Mua cổ phần hoặc tài sản từ các tổ chức tài chính
- Bãi bỏ thuế đối với các khoản đầu tư nước ngoài
- Hạ lãi suất cơ bản
- Vay tiền từ tổ chức tài chính quốc tế
- Bảo lãnh tất cả các khoản tiền gửi, trái phiếu và nợ của một số ngân hàng
lớn trong 02 năm.
- Khuyến khích sáp nhập ngân hàng yếu kém
- Cho phép một số ngân hàng tuyên bố phá sản
- Mua lại các khoản nợ của các ngân hàng đang có vấn đề hoặc bị phá sản
- Cấp tiền cho ngân hàng để trả các khoản nợ nước ngoài
- Huy động tiền từ các nhà đầu tư toàn cầu để chống đỡ cơn khủng hoảng
- Nới lỏng quy định cho phép các công ty mua cổ phiếu của chính họ
tuy nhiên không phải biện pháp nào cũng áp dụng cho việt nam vì còn tùy
thuộc vào sức mạnh của nên kt và từng thời ký nhất định.
C. ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM

I.

Tác động tới nền kinh tế Việt Nam
1) tác động ngắn hạn :
+ Lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế đang tăng. Nó có thể ảnh

hưởng tới nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và doanh
nghiệp.
+ Khủng hoảng tài chính của Mỹ có thể làm cho xuất khẩu của Việt
Nam vào Mỹ giảm mạnh vì hai lý do (1) Là hàng xuất khẩu của Việt Nam một
phần lớn vẫn là các loại hàng thô, trong khi giá các nguyên liệu thô trên thị
trường thế giới đang giảm, kể cả khi không có khủng hoảng ở Mỹ, và (2) là sự
eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp thị trường nhập khẩu hàng hóa,
nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi. đặc biệt là cấc mặt hàng dệt
may, da giày, thuỷ sản.


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
+ Giá bất động sản ở Việt Nam cũng có thể xuống thấp hơn nữa. Mà bất
động sản xuống thì tài sản ngân hàng cũng xuống theo và nợ xấu có thể tăng
lên
+ Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa gia nhập vào hệ thống thị
trường chứng khoán thế giới nên ảnh hưởng tương đối nhỏ. Lo ngại là phần
lớn nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn về khi nguồn vốn của họ bị co lại. Khi
đó, một lượng không nhỏ USD sẽ ra khỏi Việt Nam.
+ Khu vực ngân hàng của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng không
phải quá lớn. Những ngân hàng nhỏ với vốn điều lệ dưới mức tối thiểu quy
định 1.000 tỷ đồng có thể sẽ phải sáp nhập với các ngân hàng lớn, nhưng sự
đổ bể của hệ thống tài chính Việt Nam khó có khả năng xẩy ra.
+ Nhưng lợi nhuận của nhiều ngân hàng có thể giảm, thậm chí một số có

thể lỗ. Đến cuối năm nợ xấu có thể tăng lên và lúc bấy giờ Chính phủ có thể
buộc phải có giải pháp để xử lý các khoản nợ xấu.
+ Khả năng tạo việc làm cho 1,5 triệu lao động mới và khoảng 1,2 triệu
lao
động từ nông thôn chuyển ra thành thị là khó đạt. An sinh xã hội khó có
thể đảm bảo.
2) tác động dài hạn :
+ Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể chững lại, thậm chí vốn đã
cam kết sẽ thực hiện trễ hơn bởi khoảng 80% vốn đầu tư vào Việt Nam là đi
vay. Khi không đi vay được thì nhà đầu tư sẽ khó giải ngân vào Việt Nam.
Vốn cam kết thì lớn, nhưng vốn thực hiện có thể thấp, tình hình giải ngân sẽ
gặp khó khăn.
II.

Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam
- Thứ nhất: Ảnh hưởng của khủng hoảng làm cho niềm tin của các nhà

đầu tư đối với thị trường tài chính sụt giảm, là nguyên nhân dẫn đến việc hạn
chế đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam, gia tăng các hiểm họa về rủi ro đỗ
vỡ hệ thống.


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Thứ hai: Tính liên thông của các thị trường trong và ngoài nước ngày
càng sâu sắc. Ảnh hưởng tồi tệ của thị trường này có thể tác động lên thị
trường khác, điều này xuất phát từ việc di chuyển tự do của các dòng vốn trên
thị trường vốn quốc tế. Do vậy, Việt Nam cần giám sát chặt chẽ cán cân tài
khoản vốn, tỷ lệ nợ quốc gia /GDP,… để phòng ngừa sự tích tụ của các rủi ro
mang tính hệ thống trên thị trường.
- Thứ ba: Việc quản lý và giám sát thị trường là vấn đề cần quan tâm, trong đó

yêu cầu tăng cường giám sát đối với các quỹ đầu tư, đặc biệt là các quỹ đầu tư
mạo hiểm; mở rộng thêm đối tượng giám sát đối với các công cụ tài chính
mới trên thị trường.
- Thứ tư: Khủng hoảng tài chính làm cho thu nhập của các tầng lớp dân cư bị
giảm, trong đó đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là các hộ nghèo,
những người bị thất nghiệp. Do đó, vấn đề hỗ trợ và tăng cường các biện pháp
đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng này là điều cần phải quan tâm thực
hiện mạnh mẽ hơn trong giai đoạn khủng hoảng.
 Nếu xảy ra khủng hoảng, ta có thể áp dụng những biện pháp sau :
+Thắt chặt chế độ tiền tệ:
Đây là biện pháp được dùng đầu tiên và chính yếu trong tình trạng
nền kinh tế đang phát triển quá nóng, lạm phát gia tăng. Các ngân hàng cho
vay quá nhiều dẫn đến tình trạng thiếu lượng vốn cần thiết để duy trì hoạt
động hay nói cách khác là thiếu tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng thể hiện sức khỏe của nền kinh tế, khi nó ốm yếu có nghĩa là nền
kinh tế đang lâm nguy.
+ Tiết kiệm chi tiêu:
Trong lúc khó khăn, tiết tiệm được coi là quốc sách. Tại sao mỗi khi khó
khăn con người mới nghĩ đến tiết kiệm như một giải pháp chứ không phải là
một thói quen? Nếu mọi người đừng tiêu xài hoang phí và sử dụng tiền không
phải của mình đầu tư nhằm sinh lời ảo thì có lẽ đã không xảy ra khủng hoảng
kinh tế. Khi khủng hoảng, con người mới nhận thấy rõ nhất giá trị thực của


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
nền kinh tế, giá trị thực tài sản của mình và bắt đầu biết quý trọng, tiết kiệm
những đồng tiền mồ hôi nước mắt khi chi tiêu.
+ Cơ cấu lại danh mục đầu tư:
Hơn lúc nào hết, trong thời kỳ khủng hoảng, nền kinh tế suy thoái,
các nhà đầu tư và tổ chức càng cần phải xem xét lại danh mục đầu tư, duy trì

những khoản đầu tư mang lại hiệu quả cao, và cắt giảm một số khoản không
cần thiết. Điều quan trọng là nhà đầu tư cần phải biết đâu là danh mục cần
loại bỏ và đâu là danh mục nên giữ lại, để đầu tư sao cho hiệu quả và hợp lý,
tránh ít nhất những thiệt hại có thể xảy ra.
+Công bố các gói kích thích kinh tế phát triển:
Đây là một phương thức không thể thiếu trong việc chống lại suy thoái
kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng.. Đây là lúc chính phủ cùng quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB) hỗ trợ cho vay một lượng tiền lớn để phát
triển đầu tư công, nâng cao đời sống an sinh xã hội của người dân đặc biệt là
những người nghèo hoặc thất nghiệp, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp
trước đây làm ăn hiệu quả, có thang điểm tín dụng an toàn và những doanh
nghiệp có ảnh hướng lớn đến nền kinh tế-xã hội được vay vốn để vượt qua
khó khăn.
+Cùng đoàn kết hợp tác chống khủng hoảng kinh tế:
Hơn lúc nào hết, các quốc gia và tổ chức cần phải cùng phải chung tay
để vượt qua khủng hoảng và suy thoái. Các tổ chức như G20, ASeam... đã họp
bàn với nhau để cùng tìm ra phương hướng, dự báo và cách thức hỗ trợ lẫn
nhau. Lý do chính khiến các nước phải cùng nhau thảo luận là vì quan hệ
chính trị và ảnh hưởng qua lại ràng buộc giữa các nền kinh tế.cầu hóa chính là
lý do cấp thiết để các quốc gia cùng nhau hợp tác chống khủng hoảng.


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Kết luận
Cuộc Khủng hoảng Tài chính ở Mỹ năm 2007-2008 là nguyên nhân của
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất
lịch sử của thế giới trong những năm 30 của thế kỷ XX ,nó diễn ra nhanh
chóng và lan rộng trên thế giới, là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới.Mặc dù xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau,chủ

yếu là trong nội bộ nền kinh tế Mỹ nhưng cuộc khủng hoảng của Mỹ không
chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong nội bộ nước Mỹ mà nó còn gây tác
động tới nền kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.Từ
những nguyên nhân và cách thức khắc phục cuộc khủng hoảng đã để lại cho
Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc trong việc tổ chức,định hướng
và phát triển nền kinh tế trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tài liệu tham khảo.:
/> /> /> /> />ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwMLQ1dLA
09_X--AYNcAQwNzA_2CbEdFAFjmS9E!/?
WCM_PORTLET=PC_7_0D497F540O8A70IOVKL3FS1GE5_WCM&WC
M_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.researc
h/vn.sbv.research.research/MfuPySn-EKPekHeVLffFiZM2010-03-05-05-2422
/>%C3%A0i_ch%C3%ADnh_2007%E2%80%93nay


Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
MỤC LỤC



×