Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa tại công ty ct

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.5 KB, 67 trang )

SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng quan hệ hợp tác kinh tế
giữa các nước ngày càng phát triển. Biểu hiện quan trọng và cốt lõi của mối quan hệ
hợp tác kinh tế này chính là kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Và dù
là hoạt động kinh doanh xuất khẩu hay nhập khẩu, chúng đều có những vai trò riêng
tác động mạnh tới qúa trình phát triển của kinh tế nước nhà.
Có thể thấy rõ nhập khẩu tác động một cách trực tiếp, quyết định đến sản
xuất và đời sống của nhân dân. Nhập khẩu tức là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật
– công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và có các hàng hoá tiêu dùng mà trong
nước hoặc chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. Nước ta
hiện nay đang trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì vậy nhập khẩu lại
càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu được thực hiện một cách
thuận lợi an toàn và đạt hiệu quả cao thì một hoạt động quan trọng đối với mỗi
doanh nghiệp là luôn nâng cao hiệu quả hoạt đông nhập khẩu của mình.
Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Vật tư C&T doanh nghiệp trực
thuộc Tổng công ty Xây dựng Số 1. Là trung tâm xuất nhập khẩu (XNK) của Tổng
công ty nên Công ty cổ phần xây dựng và Kinh doanh Vật tư rất quan tâm đến công
tác XNK, coi đây là một trong những hoạt động chủ đạo liên quan chặt chẽ đến sự
tồn tại và phát triển của mình. Gần đây, khi nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng ở thị
trường nội địa ngày càng cao thì việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả nhập khẩu
nguyên vật liệu, tìm kiếm thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu mới cũng như tìm
kiếm nguồn hàng nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển lâu dài và bền vững của
Công ty là hết sức cần thiết.
Trong quá trình thực tập tại phòng xuất nhập khẩu số 2 của Công ty cổ phần


xây dựng và Kinh doanh Vật tư, nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức
thực hiện hợp đồng cùng với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, em
đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hoạt động NK nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần
xây dựng và kinh doanh vật tư C&T” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

1


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Là toàn bộ hoạt động NK nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng và
Kinh doanh Vật tư.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp phân tích định tính, định lượng, tổng hợp, suy luận logic,
khái quát hoá trên cơ sở các số liệu và tình hình thực tế tại Công ty.
5. Kết cấu của ĐA/KLTN:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được trình bày thành 3 chương như
sau:
Chương 1 – Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu
Chương 2 – Giới thiệu về Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Vật tư C&T
Chương 3 – Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại Công ty Cổ
phần xây dựng và kinh doanh vật tư C&T
Chương 4 – Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu
nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư C&T
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo rất tận tình của thầy giáo
hướng dẫn ThS. Trịnh Đặng Khánh Toàn và sự giúp đỡ nhiệt tình của toàn thể ban
lãnh đạo, các cô chú và anh chị ở Công ty cổ phần xây dựng và Kinh doanh Vật tư

C&T đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Do thời gian thực tập
ngắn và kiến thức thực tế chưa nhiều nên bài luận văn tốt nghiệp của em không thể
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong nhận được sự chỉ bảo tận tình và đóng
góp ý kiến của quý thầy cô.

2


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Chương 1 – Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu
1.1 Những vấn để cơ bản về hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu
1.1.1. Khái niệm nhập khẩu:
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá
trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy
tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống
các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.
Vậy thực chất kinh doanh nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh
tế, các Công ty nước ngoài, tiến hành tiêu thụ hàng hoá, vật tư ở thị trường nội địa
hoặc tái xuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau.
1.1.2. Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu:
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ để
nhập khẩu vật tư, thiết bị kỹ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở
rộng, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị ngày công, và giải quyết sự khan
hiếm hàng hoá, vật tư trên thị trường nội địa.
Mặt khác, kinh doanh nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định của các
ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảm
bảo vật tư, thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển, khai thác triệt để lợi thế so

sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hoá trong phân công lao động
quốc tế, kết hợp hài hoà và có hiệu quả giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh
toán.
1.1.3. Các hình thức nhập khẩu
Do điều kiện kinh doanh và sự sáng tạo, năng động của các doanh nhân nên
trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều hình thức nhập khẩu.Tuỳ theo các tiêu chí khác
nhau mà ta có thể phân chia các hình thức nhập khẩu thành các nhóm khác nhau.
Một số cách phân loại chủ yếu đó là:
Theo chủ thể của hoạt động nhập khẩu:
 Nhập khẩu tự doanh (Nhập khẩu trực tiếp).
 Nhập khẩu uỷ thác.
Theo mục đích nhập khẩu:
 Nhập khẩu hàng mậu dịch.
 Nhập khẩu hàng phi mậu dịch.
3


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Theo phương thức nhập khẩu:
 Nhập khẩu theo phương thức mua bán thông thường.
 Nhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng.
Theo nguồn gốc và hình thức giao hàng:
 Nhập khẩu trực tiếp.
 Nhập khẩu uỷ thác.
 Tạm nhập tái xuất.
Trong đó, cách phân loại dựa theo tiêu chí chủ thể của hoạt động nhập khẩu
là cách phân loại phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng. Sau đây em xin đi sâu

trình bày về các hình thức nhập khẩu dựa theo cách phân loại này:
1.1.3.1.

Nhập khẩu trực tiếp (nhập khẩu tự doanh):

Doanh nghiệp trực tiếp giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất/nhập
khẩu hàng hóa của mình hoặc của doanh nghiệp khác với khách hàng nước ngoài.
Trong đó, bên mua và bên bán trực tiếp giao dịch với nhau, hàng hoá được mua trực
tiếp từ nước ngoài mà không thông qua trung gian. Bên xuất khẩu trực tiếp giao
hàng cho bên nhập khẩu.
Theo hình thức này có những bước giao dịch là hỏi giá, phát giá, đặt hàng,
hoàn giá, chấp nhận, xác nhận. Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp
làm các hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm đối tác, giao
dịch, đàm phán kí kết hợp đồng... và tự bỏ vốn để tổ chức kinh doanh hàng nhập
khẩu, phải chịu mọi chi phí như: nghiên cứu thị trường, giao dịch, kí kết hợp đồng,
giao nhận, lưu kho, tiêu thụ hàng hoá... Khi nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp
XNK được tính kim ngạch và khi tiêu thụ thì phải chịu thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu theo hình thức này
phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình từ thu thập
thông tin thị trường cho đến kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Độ rủi ro của
hình thức nhập khẩu trực tiếp cao hơn so với hình thức nhập khẩu qua trung gian
nhưng lại mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
Hình thức nhập khẩu này được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay. Vì xu
hướng giảm dần các doanh nghiệp Nhà nước và thay vào đó là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, nên các doanh nghiệp có điều kiện cũng như mong muốn được nhập

4


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC


GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

khẩu trực tiếp để tăng thu. Hơn nữa, loại hình này áp dụng trong nhập khẩu những
hàng hoá thông thường nên khối lượng lớn và liên tục.
1.1.3.2.

Nhập khẩu uỷ thác:

Doanh nghiệp trực tiếp giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất/nhập
khẩu hàng hóa theo ủy quyền của doanh nghiệp khác với khách hàng nước ngoài.
Là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có
vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu cần nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng không có
quyền tham gia hoặc không có điều kiện nhập khẩu trực tiếp đã uỷ thác cho doanh
nghiệp khác có chức năng trực tiếp tham gia giao dịch ngoại thương tiến hành nhập
khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình.Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán
với đối tác nước ngoài và làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ
thác. Bên nhận uỷ thác sẽ nhận được một phần thù lao gọi là phí uỷ thác.
Trong hoạt động này, doanh nghiệp XNK (bên nhận uỷ thác) sẽ không phải
bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường tiêu
thụ cho hàng hoá mà chỉ đứng ra đại diện bên uỷ thác tiến hành giao dịch, đàm
phán, kí kết hợp đồng, làm thủ tục nhập hàng cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu
nại, đòi bồi thường với đối tác nước ngoài khi có tổn thất. Hình thức này giúp cho
doanh nghiệp nhận uỷ thác không mất nhiều chi phí, độ rủi ro thấp nhưng lợi nhuận
từ hoạt động này không cao.
Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu uỷ
thác sẽ phải lập hai hợp đồng là hợp đồng nhập khẩu ký với đối tác nước ngoài và
một hợp đồng nhận uỷ thác nhập khẩu với bên uỷ thác.
Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác, doanh nghiệp nhận uỷ thác sẽ chỉ tính kim
ngạch nhập khẩu chứ không tính vào doanh số. Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác thường

áp dụng cho những hàng hoá chuyên dùng, máy móc thiết bị kĩ thuật.
1.1.4. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu:
Như đã trình bày ở trên, tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu là một công
việc rất khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy nên khi tổ chức thực hiện một hợp đồng
nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải có một quy trình nhất định, rõ ràng. Chính
điều này giúp cho doanh nghiệp tránh được các rủi ro không đáng có.

5


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Sau đây là quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu
thường được các doanh nghiệp kinh doanh XNK sử dụng để tiến hành hoạt động
kinh doanh nhập khẩu của mình.
Sơ đồ 1.1 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu
Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)

Làm thủ tục mở L/C (nếu thanh toán bằng L/C)

Người mua đôn đốc người bán giao hàng

Thuê phương tiện vận tải

Mua bảo hiểm

Làm thủ tục thanh toán


Làm thủ tục hải quan

Nhận hàng nhập khẩu

Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu

Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại (nếu có)
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu.
Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý hoạt
động nhập khẩu. Vì thế khi ký kết hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp phải xin giấy
phép nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó.

6


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Theo nghị định số 12/2006/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/05/2006 quy định
thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy
định của pháp luật được phép XNK hàng hoá theo những ngành nghề đã đăng ký
theo giấy chứng nhận kinh doanh.
Như vậy thì tất cả các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đều được phép
tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký và doanh nghiệp chỉ cần
đăng ký mã số kinh doanh XNK của mình với hải quan địa bàn mình có trụ sở
chính. Tuy nhiên thì đối với những mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập
khẩu, nhập khẩu có điều kiện hay tạm ngừng nhập khẩu thì doanh nghiệp cần phải
xin giấy phép nhập khẩu.
Để xin giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp phải xuất trình bộ hồ sơ xin giấy

phép bao gồm:
 Hợp đồng nhập khẩu.
 Phiếu hạn ngạch (nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch).
 Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu đó là trường hợp nhập khẩu uỷ thác)…
 Việc cấp giấy phép nhập khẩu được phân công như sau:
 Bộ Thương Mại (các phòng cấp giấy phép) cấp những giấy phép nhập
khẩu hàng mậu dịch nếu hàng đó thuộc danh mục quản lý của nhà nước.
 Tổng cục hải quan cấp giấy phép nhập khẩu hàng phi mậu dịch (hàng
mẫu, quà biếu, hàng triển lãm).
Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh để nhập khẩu một hoặc
một số mặt hàng với một số nước nhất định, chuyên chở bằng một phương thức vận
tải và giao nhận tại một cửa khẩu nhất định.
Bước 2: Mở L/C (nếu thanh toán bằng L/C).
Thư tín dụng (Letter of credit – L/C) là một văn bản pháp lý trong đó ngân
hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình đầy đủ bộ
chứng từ thanh toán hợp lệ và phù hợp với nội dung của L/C. Thanh toán tiền hàng
bằng L/C là phương thức thanh toán đảm bảo hợp lý, thuận tiện an toàn, hạn chế rủi
ro cho cả bên mua và bên bán.
Khi hợp đồng nhập khẩu quy định phương thức thanh toán là L/C thì một
trong những công việc đầu tiên mà bên nhập khẩu phải làm để thực hiện hợp đồng
nhập khẩu là mở L/C.
7


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Về thời gian mở L/C: Thông thường thì L/C được mở trước thời hạn giao
hàng khoảng từ 20-25 ngày nếu như hợp đồng không quy định cụ thể. Nhưng để

hợp đồng được chặt chẽ thì trong hợp đồng người ta thường quy định cụ thể ngày
mở L/C.
Căn cứ để mở L/C: Là điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Khi mở L/C
công ty phải dựa vào căn cứ này đề điền vào phiếu in sẵn của ngân hàng mở L/C
gọi là “ Giấy xin mở thư tín dụng nhập khẩu”.
Cách thức mở L/C tại Việt Nam: Để mở L/C doanh nghiệp XNK phải tiến
hành các công việc sau:
 Nộp hồ sơ và lập đơn xin mở L/C.
 Ký quỹ để mở tài khoản thư tín dụng.(mức ký quỹ có thể từ 5-100% giá
trị hợp đồng)
 Thanh toán phí mở L/C.
Khi được ngân hàng thông báo đã mở L/C, nhà nhập khẩu liên hệ với ngân
hàng để kiểm tra các chi tiết của L/C có phù hợp với hợp đồng không, rồi nhờ ngân
hàng chuyển đến cho nhà xuất khẩu. Nếu có điều gì chưa thích hợp cần tu chỉnh,
nhà nhập khẩu làm đơn yêu cầu ngân hàng tu chỉnh L/C (theo sự thống nhất với nhà
xuất khẩu), trong đó có ghi đầy đủ các chi tiết cần tu chỉnh. Sau đó thông báo kết
quả đã tu chỉnh.
Bước 3: Người mua đôn đốc người bán giao hàng.
Để quá trình nhập khẩu đúng tiến độ như đã quy định trong hợp đồng, nhà
nhập khẩu cần phải đôn đốc phía bán giao hàng theo đúng số lượng chất lượng, quy
cách bao bì…và đúng hạn. Như vậy mới không làm chậm trễ tiến độ kinh doanh
của doanh nghiệp nhập khẩu.
Bước 4: Thuê phương tiện vận tải
Phần lớn hàng hoá giao dịch mua bán trên thị trường thế giới đều được thực
hiện vận chuyển bằng đường biển (chiếm khoảng 80 % khối lượng hàng hoá trong
buôn bán quốc tế) bởi những tính ưu việt của loại hình vận tải này. Vì thế nghiệp vụ
thuê tàu vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã trở thành nghiệp vụ phổ biến, cơ
bản và gần như không thể thiếu trong đa số các hoạt động XNK trên thế giới hiện
nay.


8


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Đối với nhà nhập khẩu, nghiệp vụ thuê tàu để vận chuyển hàng hoá chỉ phát
sinh khi trong hợp đồng mua bán quy định nghĩa vụ này thuộc về phía người mua
(theo điều kiện giao hàng nhóm F và EXW).
Nhà nhập khẩu sẽ tiến hành nghiệp vụ thuê tàu của mình dựa trên các căn cứ
sau:
 Những điều khoản của hợp đồng mua bán.
 Đặc điểm của hàng hoá mua bán.
 Điều kiện vận tải.
Hiện nay trên thế giới có hai phương thức thuê tàu cho nhà nhập khẩu lựa
chọn. Đó là:
Phương thức thuê tàu chợ: Thuê tàu chợ còn gọi là lưu cước tàu chợ
(Booking Shipping Space) là người chủ hàng thông qua môi giới hoặc tự mình đứng
ra yêu cầu chủ tàu giành cho thuê một phần chiếc tàu để chở hàng từ cảng này qua
cảng khác.
Phương thức thuê tàu chuyến: Thuê tàu chuyến là chủ tàu (Shipowner) cho
người thuê tàu (charter) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu chạy rông để chuyên
chở hàng hoá từ một hay vài cảng này đến một hay vài cảng khác. Mối quan hệ giữa
người chủ tàu và người thuê tàu được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng
thuê tàu chuyến (C/P – Voyage Charter Party).
Nói chung nghiệp vụ thuê tàu, lưu cước đòi hỏi người đi thuê phải có kinh
nghiệm nghiệp vụ, có đầy đủ thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tin thông
các điều kiện thuê tàu. Vì thế trong thực tế đa số các doanh nghiệp kinh doanh XNK
thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải như: Vietfracht,

Vosa, Transimex... Nhà nhập khẩu căn cứ vào đặc điểm của hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như đặc điểm vận chuyển của hàng hoá để lựa
chọn loại hợp đồng uỷ thác thích hợp. Hiện có hai loại hợp đồng uỷ thác thuê tàu là:
Hợp đồng uỷ thác thuê tàu cả năm và hợp đồng uỷ thác thuê tàu chuyến.
Bước 5: Mua bảo hiểm.
Do đặc điểm của hợp đồng kinh doanh TMQT là hàng hoá thường phải vận
chuyển trên một quãng đường dài từ nước này sang nước khác trong thời gian dài.
Chính vì thế hàng hoá thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Để đảm bảo an toàn trong
kinh doanh, các nhà XNK thường tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hoá của mình

9


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

thông qua một hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo
hiểm bao (Open policy) hoặc hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage policy). Hiện nay
bảo hiểm hàng hoá bằng đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong hoạt động
ngoại thương.
Nhà nhập khẩu chỉ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong trường hợp nhập khẩu
theo điều kiện thương mại nhóm E, F và nhóm C (trừ CIF và CIP).
Khi đi mua bảo hiềm cho hàng hoá, nhà nhập khẩu cần thực hiện theo trình
tự sau:
 Chọn điều kiện thích hợp để mua bảo hiểm.
Nhà nhập khẩu cần căn cứ vào: đặc tính của hàng hoá, tính chất bao bì và
phương thức xếp hàng, điều khoản hợp đồng, loại tàu chuyên chở... để chọn điều
kiện bảo hiểm thích hợp: đảm bảo an toàn cho hàng hoá và đạt hiệu quả kinh tế cao.
 Làm giấy yêu cầu bảo hiểm.

Nhà nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng và L/C (nếu có) điền đầy đủ các nội
dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm.
Ngoài ra, nhà nhập khẩu còn phải báo cho người bảo hiểm những tình huống
quan trọng khác mà họ biết để giúp người bảo hiểm phán đoán rủi ro.
 Đóng phí bảo hiểm và lấy chứng thư bảo hiểm.
Sau khi nộp giấy yêu cầu bảo hiểm cho người bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ
xác định số phí phải đóng, nhà nhập khẩu đóng phí bảo hiểm và nhận chứng thư bảo
hiểm (đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm).
Bước 6: Làm thủ tục thanh toán.
Thanh toán là nghiệp vụ chủ yếu của người mua trong quá trình mua bán.
Trong kinh doanh TMQT có rất nhiều hình thức thanh toán nhưng thông thường hay
sử dụng là 3 phương thức:
 Nhờ thu.
 Chuyển tiền.
 Tín dụng chứng từ (L/C).
(Trong đó hình thức L/C được dùng phổ biến nhất)
Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C khi bộ chứng từ gốc từ nước
ngoài về đến ngân hàng ngoại thương thì doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra

10


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

chứng từ, nếu thấy hợp lệ thì làm thủ tục trả tiền cho ngân hàng hoặc kí nhận sẽ
thanh toán để nhận được bộ chứng từ nhận hàng.
Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ
thì sau khi nhận chứng từ ở ngân hàng ngoại thương, doanh nghiệp nhập khẩu phải

kiểm tra chứng từ thấy phù hợp với hợp đồng thì chấp nhận trả tiền hoặc trả tiền để
lấy chứng từ nhận hàng. Trong trường hợp nhờ thu phiếu trơn thì sau khi nhận hối
phiếu đòi tiền của ngân hàng, nhà nhập khẩu có thể trả tiền hoặc từ chối trả tiền cho
người bán. Phương thức này hoàn toàn bất lợi cho bên bán vì chỉ phụ thuộc vào ý
muốn của người mua.
Nếu thanh toán bằng phương thức chuyển tiền thì khi nhận được hàng do bên
bán gửi và chứng từ ở ngân hàng chuyển về, đến thời hạn quy định thì doanh nghiệp
nhập khẩu phải viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng chuyển
tiền trả bên xuất khẩu. Có hai hình thức, điện chuyển tiền (T/T) và thư chuyển tiền
(M/T). Trong đó, Việt Nam hay sử dụng hình thức điện chuyển tiền, phương thức
này nhanh hơn thư chuyển tiền nhưng chi phí cao hơn nhiều, vì vậy khi sử dụng cần
cân nhắc kỹ.
Bước 7: Làm thủ tục hải quan
Làm thủ tục hải quan là một công việc mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh
XNK nào cũng đều phải thực hiện khi có hàng hoá đi ngang qua biên giới quốc gia.
Thủ tục hải quan là một công cụ để quản lý hành vi buôn bán quốc tế theo pháp luật
của nhà nước nhằm: ngăn chặn tình trạng XNK lậu qua biên giới, kiểm tra giấy tờ
có sai sót, giả mạo khống, thống kê số liệu về hàng XNK.
Quá trình làm thủ tục hải quan bao gồm ba bước chủ yếu sau đây:
 Khai báo - nộp tờ khai hải quan.
Trong bước này, chủ hàng phải kê khai chi tiết về hàng hoá nhập khẩu theo
mẫu tờ khai hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Việc kê khai
phải được tiến hành một cách trung thực, chính xác. Sau khi kê khai đầy đủ các nội
dung của tờ khai, doanh nghiệp nộp tờ khai đó cho cơ quan hải quan kèm với một
số chứng từ khác, chủ yếu là: giấy phép nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng
kê khai chi tiết, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá...
 Xuất trình hàng hoá.

11



SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Bước tiếp theo, doanh nghiệp phải tổ chức xuất trình hàng hoá nhập khẩu
cho cơ quan hải quan kiểm tra. Hàng hoá nhập khẩu phải được sắp xếp trật tự, thuận
tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát. Toàn bộ chi phí cũng như nhân công về việc đóng,
mở các kiện hàng do chủ hàng chịu. Yêu cầu của việc xuất trình hàng hoá là sự
trung thực của chủ hàng.
Đối với khối lượng hàng hoá ít thì chủ hàng tổ chức vận chuyển tới kho của
hải quan để kiểm lượng, làm thủ tục hải quan và nộp thuế (nếu có) khi hàng nhập
khẩu lên bờ.
Đối với những lô hàng nhập khẩu có khối lượng lớn, việc kiểm tra hàng hoá
và giấy tờ của hải quan có thể diễn ra ở hai nơi:
 Tại cửa khẩu: nhân viên hải quan kiểm tra hàng hoá và các loại thủ tục
giấy tờ ngay tại cửa khẩu nhập hàng hoá đó.
 Tại nơi giao nhận hàng hoá cuối cùng: nhân viên hải quan kiểm tra niêm
phong kẹp chì và nội dung hàng hoá theo nghiệp vụ của mình tại kho của
đơn vị nhập khẩu hoặc tại kho của chủ hàng.
Thực hiện các quyết định của hải quan:
Sau khi hoàn tất các công tác kiểm tra cần thiết theo quy định, cơ quan hải
quan sẽ ra các quyết định như:
 Cho hàng qua biên giới (thông quan).
 Cho hàng hoá qua biên giới có điều kiện (ví dụ: phải sửa chữa khắc phục
khuyết tật, phải bao bì lại).
 Cho hàng qua biên giới sau khi chủ hàng đã nộp thuế XNK.
 Không được phép XNK.Khi có các quyết định này thì nghĩa vụ của chủ
hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định đó, nếu vi phạm sẽ
thuộc vào tội hình sự.

Bước 8: Nhận hàng nhập khẩu.
Theo quy định của nhà nước (NĐ 200/CP ngày 31/12/1973) các cơ quan vận
tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiện
vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho,
lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của đơn vị ngoại
thương đã nhập lô hàng đó. Do đó, khi hàng cập cảng, hãng tàu sẽ trực tiếp đứng ra

12


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

giao nhận hàng với cảng, rồi đưa hàng về vị trí an toàn: kho hoặc bãi. Chủ hàng
phải kí hợp đồng uỷ thác cho cảng làm việc này.
Trước khi tàu đến, đại lý tàu biển hoặc hãng tàu sẽ gửi “Giấy báo tàu đến”
cho người nhận hàng, để họ biết và tới nhận “Lệnh giao hàng” (Delivery Order –
D/O) tại đại lý tàu.
Khi đi nhận D/O cần mang theo:
 Vận đơn gốc (Original B/L).
 Giấy giới thiệu của đơn vị.
Có D/O nhà nhập khẩu cần nhanh chóng làm thủ tục để nhận lô hàng của
mình.
Thủ tục nhận hàng như sau:
Nhận hàng rời hoặc hàng container rút ruột tại cảng: chủ hàng cần làm những
công việc sau để nhận hàng:
 Đến cảng hoặc chủ tàu để đóng phí lưu kho và xếp dỡ, lấy biên lai.
 Sau đó, đem biên lai lưu kho, 3 bản D/O, Invoice và Packing list đến văn
phòng đại lý hãng tàu tại cảng để ký xác nhận D/O, tìm vị trí để hàng, tại

đây lưu một D/O.
 Mang 2 D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận
này giữ một D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng.
 Đem 2 phiếu xuất kho đến kho để xem hàng, làm thủ tục xuất kho, tách
riêng hàng hoá để chờ hải quan kiểm tra, đến hải quan cảng mời hải quan
kho bãi giám sát việc nhận hàng.
 Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” hàng được xuất
kho, mang ra khỏi cảng để đưa về địa điểm quy định.
Nhận nguyên container, hải quan kiểm tra tại kho riêng: Sau khi đã cân nhắc
kỹ hiệu quả kinh tế, chủ hàng muốn nhận nguyên container, kiểm tra tại kho riêng,
trong trường hợp này cần làm những việc:
Làm đơn xin kiểm hàng tại kho riêng, nộp cùng bộ hồ sơ đăng kí thủ tục hải
quan.
Làm thủ tục mượn container tại hãng tàu, đóng tiền, ký quỹ, phí xếp dỡ, tiền
vận chuyển container từ cảng về kho riêng (nếu thuê xe của hãng tàu).

13


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Đem bộ chứng từ bao gồm: D/O (3 bản) có chữ ký của nhân viên hải quan
khâu đăng ký thủ tục, đóng dấu “đã tiếp nhận tờ khai”, biên lai thu phí xếp dỡ và
phí vận chuyển của hãng tàu, biên lai thu tiền phí lưu giữ container, đơn xin mượn
container đã được chấp thuận đến văn phòng đại lý hãng tàu để làm giấy phép xuất
container khỏi bãi. Tại đây giữ một D/O. Cùng nhân viên phụ trách bãi tìm
container, kiểm tra tính nguyên vẹn của container và Seal (kẹp chì). Nhận hai bản
“Lệnh vận chuyển” của nhân viên kho bãi. Mang toàn bộ hồ sơ đến hải quan kho

bãi để nhân viên hải quan kiểm tra, ký xác nhận số container và số seal, tờ khai và
lệnh vận chuyển. Xuất container ra khỏi bãi, nộp một lệnh vận chuyển cho hải quan
cổng cảng, một cho bảo vệ cảng, đưa container về kho riêng. Đến phòng giám quản,
hải quan thành phố để đón hải quan đi kiểm tra. Kiểm hoá xong, nếu không có vấn
đề gì sẽ được xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan”.
Nhận nguyên tàu hoặc nhận hàng với số lượng lớn: Sau khi nhận D/O, nộp
hồ sơ cho hải quan, nhận NOR (Notice of readines) thông báo sẵn sàng bốc hàng,
nhân viên giao nhận tiến hành nhận hàng hoá. Trước khi mở hầm tàu cần có đại
diện các cơ quan:
 Đơn vị nhập hàng.
 Đại diện người bán (nếu có văn phòng đại diện tại Việt Nam).
 Cơ quan kiểm định hàng hoá.
 Đại diện tàu, đại lý tàu.
 Hải quan giám sát. hải quan kiểm hoá.
 Đại diện cảng.
 Bảo hiểm (nếu nghi ngờ hàng có bảo hiểm bị hư hỏng).
 Trong quá trình nhận hàng, nhân viên giao nhận phải thường xuyên bám
sát hiện trường, cập nhật số liệu từng giờ, từng ca, từng ngày. Kịp thời
phát hiện sai sót để có biện pháp xử lý thích hợp.
Bước 9: Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu.
Theo quy định của Nhà nước hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu cần được
kiểm tra kỹ càng. Mục đích của quá trình kiểm tra này là để bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người mua, ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu, phân định trách nhiệm

14


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN


của các bên, đảm bảo uy tín cho các đơn vị kinh doanh và là cơ sở để khiếu nại sau
này (nếu có).
Mỗi cơ quan tuỳ theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra
đó. Đơn vị kinh doanh nhập khẩu, với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn thì
phải lập thư dự kháng (letter of reservation), nếu nghi ngờ hoặc thực sự thấy hàng bị
tổn thất, thiếu hụt, không đồng bộ, không phù hợp với hợp đồng thì yêu cầu cơ quan
có thẩm quyền lập biên bản giám định (survey report).
Bước 10: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có).
Khiếu nại là một trong hai cách giải quyết các tranh chấp phát sinh trong
ngoại thương. Bằng cách khiếu nại, các bên đương sự thương lượng với nhau để
giải quyết các tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát
hiện thấy hàng bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt hay mất mát thì phải lập hồ sơ khiếu nại
trong thời hạn quy định. Bởi vì qua thời hạn đó đơn khiếu nại không có giá trị. Hồ
sơ khiếu nại bao gồm: đơn khiếu nại và các chứng từ kèm theo làm bằng chứng
khiếu nại như hợp đồng mua bán, vận đơn, các biên bản giám định của cơ quan có
thẩm quyền... Bộ hồ sơ hoàn tất phải được gửi ngay cho đối tượng mà người nhập
khẩu khiếu nại. Tuỳ theo tính chất của tổn thất mà đối tượng khiếu nại có thể là bên
bán, người vận tải hay công ty bảo hiểm. Cụ thể:
Đối tượng khiếu nại là người bán nếu người bán vi phạm hợp đồng như:
không giao hàng, giao hàng chậm, giao hàng xấu hoặc giao hàng thiếu, bao bì
không phù hợp...
Đối tượng khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình vận
chuyển hoặc sự tổn thất đó do người vận tải gây nên (B/L sạch nhưng hàng lại bị hư
hỏng...).
Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hoá - đối tượng của bảo
hiểm - bị tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc do người thứ ba gây nên mà
những rủi ro này đã được mua bảo hiểm.
Nếu tổn thất không rõ ràng người bị thiệt có quyền khiếu nại với một trong

ba bên trên và bảo lưu với các bên còn lại. Khi khiếu nại sao hồ sơ khiếu nại và gửi
cho các bên còn lại.Trường hợp nhà nhập khẩu bị khiếu nại về việc chậm nhận
hàng, chậm thanh toán...thì người nhập khẩu phải có trách nhiệm giải quyết các

15


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

khiếu nại đó. Trong trường hợp này, người nhập khẩu có quyền chứng minh rằng
mình không có lỗi hoặc lỗi đó do một bên thức ba gây ra. Nếu không chứng minh
được thì nhà nhập khẩu phải có thái độ nghiêm túc, hợp tác, thận trọng xem xét yêu
cầu của bên kia để có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp tình, hợp lý hậu quả do lỗi
của mình gây ra đồng thời đưa ra hình thức bồi thường thích hợp.
Nếu tranh chấp xảy ra mà các bên không thể tự giải quyết thì có thể nhờ đến
sự phán quyết của Hội đồng trọng tài mà hai bên đã chỉ định trong hợp đồng. Bộ hồ
sơ kiện phải có đủ các chứng từ đã được lập trong hồ sơ khiếu nại, thư khiếu nại và
trả lời thư khiếu nại của các bên và đơn kiện. Gửi bộ hồ sơ này cho Toà án hoặc Hội
đồng trọng tài xem xét giải quyết. Các quyết định của Toà án sẽ là quyết định cuối
cùng và có hiệu lực pháp lý mà các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện.
1.2. Những nhân tố tác động đến quy trình nghiệp vụ nhập khẩu nguyên vật
liệu.
Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu
phải làm một công việc để tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã
ký. Số lượng và nội dung các công việc mà công việc cần làm phụ thuộc vào các
nhân tố sau đây:
1.2.1. Một số quy định nhà nước về việc nhập khẩu nguyên vật liệu.
Nhà nước sử dụng các công cụ và chính sách để điều tiết nền kinh tế, điều

tiết hoạt động của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế ấy. Trong đó, chính sách và
công cụ quản lý nhập khẩu mà nhà nước ban hành là để điều tiết hoạt động nhập
khẩu nói chung cũng như hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu nói
riêng của các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Những biện pháp quản lý nhập khẩu
chủ yếu mà nhà nước Việt Nam hiện đang áp dụng là:
 Thuế nhập khẩu.
 Hạn ngạch nhập khẩu.
 Tỷ giá và chính sách có liên quan.
Các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải biết được những quy định cụ thể và
đặc điểm chính sách quản lý nhập khẩu của nhà nước nhằm đảm bảo kinh doanh
theo đúng phương hướng, chính sách và luật pháp của quốc gia. Đây là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp nhập khẩu.

16


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Đối với các mặt hàng đã mà doanh nghiệp đã ký hợp hợp đồng xuất khẩu
hoặc nhập khẩu. Có những mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải xin giấy phép
xuất khẩu hoặc nhập khẩu ở các cơ quan quản lý nhà nước; có mặt hàng không phải
xin.
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, danh mục các mặt hàng phải xin
giấy phép trước khi xuất khẩu, nhập khẩu giảm dần.
Muốn biết mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có phải xin giấy phép hay không
thì trước khi ký kết hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp phải tìm hiểu cơ chế quản
lý xuất nhập khẩu của Việt Nam thông qua trang web của Bộ Thương mại, hoặc của
các cơ quan quản lý ngành ở Trung ương hoặc qua cơ quan tư vấn của Cục Hải

quan tỉnh, địa phương mà doanh nghiệp có trụ sở hoạt động.
1.2.2. Đặc điểm của hàng hoá ảnh hưởng đến quy trình nghiệp vụ nhập
khẩu nguyên vật liệu.
Mỗi loại hàng hoá lại có những đặc điểm riêng của nó. Ví dụ như hàng nông
sản là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng còn hàng máy móc, thiết bị lại
thường cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn,... Chính những đặc điểm riêng này
của hàng hoá sẽ quy định cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hoá sao cho đúng
quy cách, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hóa
trong quá trình nhập khẩu và chuyên chở hàng hóa.
Bên cạnh đó, mỗi loại hàng hoá khác nhau với những đặc điểm riêng biệt sẽ
đòi hỏi những loại chứng từ khác nhau để chứng nhận về phẩm chất, chất lượng của
chúng. Tuỳ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc theo bộ chứng từ thanh toán
được quy định trong L/C mà người nhập khẩu sẽ phải chuẩn bị các loại chứng từ
cho phù hợp.
1.2.3. Phương thức về điều kiện thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc
thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực
ngoại thương. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay là:
 Chuyển tiền bằng: Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer
Remittance) hoặc bằng Thư chuyển tiền (MTR: Mail Tranfer
Remittance).

17


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Người mua sẽ chuyển tiền của mình thông qua một ngân hàng trong nước

cho người bán một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng (tuỳ theo hợp đồng ngoại
thương).
Theo phương thức này người chuyển tiền (Remitter) ra lệnh cho ngân hàng
của mình (Remitting bank) chuyển cho ngân hàng mà người bán (bên thụ hưởng) có
tài khoản (Beneficiary bank). Sau khi nhận được tiền thì người bán sẽ tiến hành
giao hàng.
 Trả tiền lấy chứng từ (C.A.D: Cash Against Document): Người mua sẽ ký
với ngân hàng C.A.D một bản ghi nhớ gồm 2 phần:
o Mở một tài khoản tín chấp (Trust account) mang tên người mua cho
người bán hưởng lợi.
o Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán mà người bán phải xuất trình cho
ngân hàng C.A.D
Sau đó người mua chuyển tiền vào tài khoản tín chấp. Ngân hàng C.A.D
thông báo cho người bán về việc tài khoản tín chấp đã được mở. Sau khi nhận được
thông báo từ ngân hàng, người bán tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ
thanh toán. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng C.A.D sẽ thực hiện thanh toán
cho nguời bán. Ngân hàng C.A.D sẽ chuyển bộ chứng từ cho người mua để nhận
hàng.
 Nhờ thu (Collection): Người bán sau khi giao hàng sẽ ủy quyền cho ngân
hàng, nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng của người mua ở nước ngoài.Có 2 loại
nhờ thu:
o Nhờ thu chấp nhận chứng từ (D/A: Document Acceptance)
o Nhờ thu kèm chứng từ (D/P: Document against Payment)
 Tín dụng thư (L/C: Letter of Credit): là một cam kết thanh toán có điều kiện
bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với
người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp
dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp
với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc
thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư
tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để

kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
18


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

1.2.4. Các điều kiện thương mại quốc tế
Incoterms 2000 bao gồm có 13 điều kiện giao hàng mẫu, chia thành 4 nhóm:
C, D, E, F. Trong đó, nhóm E gồm 1 điều kiện (EXW), nhóm F gồm 3 điều kiện
(FCA, FAS, FOB), nhóm C gồm 4 điều kiện.
Các điều khoản chủ yếu của Incoterms 2000:
1. Nhóm E (nơi đi)
1.1. EXW (nơi đi) - Giao tại xưởng :
Nghĩa là người bán thực hiện đầy đủ để giao hàng khi hàng đã sẵn sàng tại
nơi sản xuất (ví dụ: xưởng SX, nhà máy, nhà kho ...) cho người mua. Người bán
không có trách nhiệm phải bốc xếp các hàng hoá đó lên ôtô của người mua hoặc
thanh toán hàng cho xuất khẩu, trừ khi có những thoả thuận khác. Người mua
chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến việc bốc dỗ hàng từ địa điểm người bán
nơi quy định.
2. Nhóm F (Phí vận chuyển chưa trả)
1.2. FCA (cảng đi) - Giao cho người chuyên chở:
Nghĩa là người mua hoàn thành nhiệm vụ để chuyển hàng khi đã đuợc bàn
giao đã thanh toán cho xuất khẩu, cho đến các phí chuyên chở do người mua quy
định tại một địa điểm hay điểm đã xác định. Nếu không rõ địa chỉ do người mua chỉ
định, người bán có thể chọn trong phạm vi một địa điểm hay hàng loạt các địa điểm
đã quy định nơi chở hàng có thể bốc hàng được, phải trả phí. Theo thực tế thương
mại, hỗ trợ của người bán hàng được yêu cầu trong khi làm hợp đồng với người
chuyên chở (như đường sắt hay vận tải hàng không) người bán hàng có thể xác

nhận các rủi ro và chi phí của người mua.
1.3. FAS (cảng đi) - Giao dọc mạn tàu:
Nghĩa là người bán hàng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ để giao hàng khi hàng
hoá đã để dọc mạn tàu tại cảng hay xà lan bốc dỡ hàng tại cảng đã quy định. Có
nghĩa là người mua phải chịu tất cả chi phí và rủi ro hoặc sự thiệt hại cho hàng hoá
lúc nào đó. FAS yêu cầu người mua hàng phải thanh toán hàng cho xuất khẩu.
1.4. FOB (cảng đi) - Giao lên tàu:

19


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Theo điều kiện vận chuyển mà người bán hàng đã báo giá gồm chi phí hàng
hoá, chi phí bốc dỡ hàng hoá trên tàu tại cảng cho lên tàu quy định.
2. Nhóm C (Phí vận chuyển đã trả)
2.1. CFR (cảng đến) - Tiền hàng và cước phí
Nghĩa là người mua phải trả chi phí mua hàng và giá vận chuyển cần thiết để
mang hàng tại cáng đến quy định nhưng mọi rủi ro vi mất mát hoặc thiệt hại đến
hàng hoá cũng như bất cứ chi phí phát sinh nào có thể xẩy ra khi hàng đã giao lên
boong tàu, được bàn giao từ người bán sang người mua, khi hàng đã qua đường ray
của tàu trong cảng vận chuyển. Điều kiện CFR yêu cầu người bán hàng phải thông
quan hàng cho xuất khẩu.
2.2. CIF (cảng đến) - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.
Theo điều kiện vận chuyển mà người bán hàng đã báo giá gồm chi phí hàng
hoá, bảo hiểm vận tải biển và tất cả các phí vận chuyển đến cảng đến quy định.
2.3. CPT (cảng đến) - Cước phí trả tới
Nghĩa là người bán trả phí vận chuyển hàng hoá đến nơi quy định. Rủi ro vì

mất mát hoặc hư hao hàng hoá cũng như bất kỳ một chi phí phát sinh nào đó có thể
xẩy ra sau thời gian hàng đã được giao để vận tải theo vận đơn chuyên chở. "Vận
chuyển" nghĩa là thực hiện nhiệm vụ chuyên chở bằng bất kỳ điều kiện nào kể cả
đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không, vận tải thuỷ nội địa hoặc
bằng sự kết hợp theo mô hình kiểu này. Mục đích cuối cùng là hàng đến đúng nơi
quy định như đã thoả thuận. Theo điều kiện CPT yêu cầu người bán hàng thanh toán
hàng cho xuất khẩu.
2.4. CIP (cảng đến) - Cước phí và phí bảo hiểm trả tới.
Nghĩa là nguời bán có cùng nhiệm vụ như điều kiện CPT nhưng phải bổ sung
là người bán phải uỷ nhiệm bảo hiểm vận chuyển đề phòng sự rủi ro do mất mát của
người mua hoặc hao hư về hàng hoá trong lúc vận chuyển. Nguời bán hợp đồng về
bảo hiểm và trả phí bảo hiểm . Theo điều kiện CIP yêu cầu người bán thanh toán
hàng cho xuất khẩu.
3. Nhóm D (nơi đến)
3.1. DAF (biên giới) - Giao tại biên giới.

20


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Nghĩa là người bán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ để giao hàng khi hàng hoá đã
thanh toán cho xuất khẩu tại một điểm hay nơi tại biên giới chỉ định, nhưng trước
Hải quan của quốc gia kề bên. Điều khoản về "Biên giới" có thể dùng cho bất kỳ
nơi đường biên giới nào của nước xuất khẩu.
3.2. DES (cảng đến) - Giao tại tàu.
Nghĩa là người bán phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ để giao hàng cho người
bán tại boong tàu không thanh toán nhập tại cảng đến đã quy định. Người bán hàng

phải chịu tất cả chi phí và rủi ro có liên quan đến việc mang hàng đến cảng đến quy
định.
3.3. DEQ (cảng đến) - Giao tại cầu cảng.
Nghĩa là người bán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ để giao hàng khi hàng hoá đã
sãn sàng cho người mua tại cảng đến quy định, đã thanh toán nhập khẩu. Người bán
hàng chịu mọi rủi ro và thuế, ngoài các chi phí khác cho việc gửi hàng.
3.4. DDU (điểm đến) - Giao hàng chưa nộp thuế.
Nghĩa là người bán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ để giao hàng khi hàng đã sãn
sàng tại cảng đến quy định. Ngoài ra người bán hàng chịu mọi chi phí và rủi ro liên
quan đến việc mang hàng đến cảng (gồm thuế, các chi phí chính thức kháctrong
nhập khẩu) cũng như các chi phi khác trong việc làm các thủ tục hải quan. Người
mua phải trả bát kỳ một chi phí phát sinh nào hoặc bất kỳ một sự rủi ro nào do thất
bại trong việc thanh toán hàng nhập khẩu.
3.5. DDP (điểm đến) - Giao hàng đã nộp thuế.
Nghĩa là người bán hàng thực hiện đầu đủ nhiệm vụ để giao hàng khi hàng
hoá đã có mặt tại địa điểm quy định của nước nhập khẩu. Người bán hàng chịu mọi
rủi ro và chi phí, gồm các loại thuế và ngoài các chi phí khác trong việc giao hàng,
thanh toán cho nhập khẩu.

21


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Chương 2 – Giới thiệu về Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư C&T
2.1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần xây dựng và Kinh doanh Vật tư là doanh nghiệp cổ phần
hóa từ Doanh nghiệp Nhà nước - Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư

theo Quyết định số 42/QĐBXD ngày 15 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần
số 4103001488 ngày 04 tháng 03 năm 2003 sở kế hoạch và đầu tư Tp.Hồ Chí Minh
cấp.
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần xây dựng và Kinh doanh Vật tư
Tên tiếng Anh: Construction and materials trading joint stock company
Tên viết tắt: Công ty C&T

Logo:
Trụ sở chính: (Lầu 6) số 9 – 19 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, Quận 1,
Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08).38295604
Fax: (08).38211096
Website: www.cnt.com.vn
Email:
Mã số thuế: 0301460120
Vốn điều lệ: 100,150,690,000 vnđ

22


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

- 28/05/1976: Xí Nghiệp Cung Ứng Vật Tư Vận Tải trực thuộc Tổng Công
Ty Xây Dựng Số 1.
- 26/05/1981: Chuyển thành Công ty Cung Ứng Vật Tư Vận Tải theo Quyết
định của Bộ Xây Dựng.
- 24/02/1990: Bộ Xây Dựng bổ sung chức năng nhận thầu xây dựng và đổi

tên là Công Ty Xây Dựng và Cung Ứng Vật Tư.
- 15/01/2003: Bộ Xây Dựng ban hành Quyết định Cổ phần hoá Công ty và
với tên gọi là Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Kinh Doanh Vật Tư (C&T).
- 04/03/2003: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh ký Quyết định cấp
giấy phép Đăng ký Kinh doanh số 4103002148.
- 28/07/2008: Cổ phiếu Công ty C&T chính thức lên sàn chứng khoán
HOSE.
- 01/01/2009: Hiệp Hội Thép Việt Nam chứng nhận là thành viên chính thức.
Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Vật tư là Công ty thành viên của
Tổng Công ty Xây dựng số 1-Bộ Xây Dựng được thành lập từ năm 1981 và chuyển
sang cổ phần hoá từ tháng 1/2003.
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, từ một xí nghiệp hoạt động đơn
ngành cung ứng vận tải, C&T đã trở thành một Công ty đa ngành và khẳng định
được vị thế vững vàng trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh vật tư.
Trong quá trình hoạt động, Công ty đã đạt được nhiều thành tích nổi bật như
được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng 1-2-3 vì thành tích tham
gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm và được Bộ Xây dựng tặng danh hiệu thi
đua xuất sắc ngành xây dựng 10 năm liền trong giai đoạn 1990-2000, 4 năm liền
trong giai đoạn 2000 -2004, bằng khen của Chính Phủ, của Bộ Xây Dựng và UBND
thành phố Hồ Chí Minh, Giấy Chứng Nhận Thành Viên của Hiệp Hội Thép Việt
Nam, của Câu Lạc Bộ Doanh Nghiệp Việt Nam, Báo Điện Tử Viet Nam Net (VNR
500) bầu chọn là một trong 500 doanh nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam năm 2007 và
2008.

23


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN


Ngày 28/07/2008, Công ty C&T chính thức trở thành doanh nghiệp thứ 155
niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán Sở Giao dịch Hồ Chí Minh, với mã
CNT.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư là đơn vị kinh tế hạch toán
độc lập theo hình thức công ty cổ phần, được sử dụng con dấu riêng, tiến hành đầy
đủ các thủ tục về đăng ký kinh doanh, hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần, thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh
theo đúng quy định của pháp luật.
2.2.1. Chức năng:
 Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất.
 Xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, dân dụng, đường
dây, trạm biến áp và các công trình xây dựng khác.
 Sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và mua bán đá, cát, sỏi xây dựng.
 Đầu tư và kinh doanh bất động sản.
2.2.2. Nhiệm vụ:
 Tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật phục vụ cho thiết kế lập dự án, đầu tư
thiết bị mới trong sản xuất vật liệu xây dựng và đồng thời mở rộng thị trường
kinh doanh nội địa, kinh doanh xuất nhập khẩu.
 Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ do tổng giám đốc đề ra.
 Hoàn thành các nghĩa vụ về thuế, các loại phí theo quy định của Nhà nước.
 Góp phần thực hiện chính sách Nhà nước đề ra có liên quan.
 Đảm bảo về nguồn lao động và ngày càng cung ứng nhiều công việc mới cho
người lao động.
2.3. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty
2.3.1 Lĩnh vực Kinh doanh vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu nguyên vật
liệu
Hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng – xuất
nhập khẩu nên đã hỗ trợ cho hoạt động xây dựng của Công ty khá hiệu quả. Không

chỉ thi công xây dựng, C&T còn cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình

24


SVTH: VÕ THỊ THU TRÚC

GVHD: TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN

Công ty tham gia. Công ty hiện là nhà phân phối chính thức cho các nhà máy sản
xuất vật liệu xây dựng như: xi măng Hà Tiên 1, xi măng Holcim, xi măng Nghi Sơn,
, xi măng Hoàng Mai, xi măng Phúc Sơn, thép Pomina, thép miền Nam (SSC), thép
Vinakyoei, thép Việt Úc, thép Việt Ý, sứ vệ sinh Inax, máy điều hòa không khí và
bồn tắm Nikko Kendo, ... Do vậy, Công ty có thể cung cấp nguyên vật liệu xây
dựng như xi măng, sắt thép, đá và sản phẩm dân dụng như sứ vệ sinh, máy điều hòa
không khí tới các công trình thi công, giúp cho nhà thầu thi công tiết kiệm được rất
nhiều chi phí và thời gian.
Công ty đang thực hiện cung cấp các dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác, thanh
toán quốc tế, thuê tàu biển, giao nhận tại cảng và chân công trình.
Với đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ ngoại thương, trong những năm qua,
Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng trong việc thực hiện dịch vụ xuất nhập
khẩu uỷ thác, đã trúng thầu cung ứng vật tư thiết bị nhập khẩu cho nhiều dự án lớn
và cung ứng các loại nguyên liệu cho một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng
trong nước như clinker, phôi thép.
Từ năm 2000, Công ty bắt đầu triển khai phương án xuất khẩu các loại vật
liệu xây dựng, trang trí nội thất, hàng gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, mây tre lá.
Và bắt đầu từ năm 2003, Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu bằng việc mở
các văn phòng đại diện ở nước ngoài (như tại Odessa-Ukraine, và Thượng HảiTrung Quốc) và hiện nay Công ty đang xúc tiến thương mại tại thị trường Mỹ,
Angola.
2.3.2. Lĩnh vực xây dựng

C&T có lực lượng kỹ sư giàu kinh nghiệm và trên 2.000 công nhân lành
nghề được khách hàng đánh giá cao. Từ năm 1998, Công ty đã tăng cường đầu tư
trang thiết bị thi công, đặc biệt là các thiết bị áp dụng công nghệ mới như thiết bị thi
công đóng cừ ván bê tông cốt thép dự ứng lực, thiết bị thi công cừ bản Vinyl và
Composite, thiết bị gầu đào thi công tường chắn vách đứng và thiết bị thi công
đường.
Với năng lực thi công thường xuyên được bổ sung và đổi mới, C&T đã trở
thành một đơn vị mạnh trong lĩnh vực thi công xây dựng hạ tầng.
2.3.3. Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp

25


×