Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Theo dõi tình hình nhiễm ve trên hươu sao (cervus nippon), và sử dụng 2 loại thuốc hantox, hanmectin trong điều trị bệnh tại vườn quốc gia cúc phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.77 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TẠ THU THỦY
Tên chuyên đề :
“THEO DÕI TÌNH HÌNH NHIễM VE TRÊN HƯƠU SAO
(CERVUSNIPPON), VÀ Sử DụNG 2 LOạI THUốC HANTOX,
HANMECTINTRONG
ĐIềU TRị BệNH TạI VƯờN QUốC GIA CÚC PHƯƠNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Thú y
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017

Thái Nguyên – 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TẠ THU THỦY
Tên chuyên đề :
“THEO DÕI TÌNH HÌNH NHIễM VE TRÊN HƯƠU SAO


(CERVUSNIPPON), VÀ Sử DụNG 2 LOạI THUốC HANTOX,
HANMECTINTRONG
ĐIềU TRị BệNH TạI VƯờN QUốC GIA CÚC PHƯƠNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành:
Thú y
Lớp:
K45 -TY- N01
Khoa:
Chăn nuôi Thú y
Khóa học:
2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Hữu Hòa

Thái Nguyên – 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp luôn là một tài sản vô giá đối với bất kỳ một sinh viên
nào. Nó không chỉ là một bước ngoặt đánh dấu sự trưởng thành của một sinh viên
mà là tâm huyết của mỗi sinh viên và của các thầy cô hướng dẫn cũng như của các
tổ chức cá nhân khác góp phần hoàn thiện khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Hữu Hòa người đã hướng
dẫn tận tình và chu đáo trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành khóa luận

này.Tôi cũng xin cảm ơn tới các thầy cô trong tổ bộ môn:Dược lý - Vệ sinh an toàn
thực phẩm đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập tại bộ môn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, Phòng Khoa học VQG
Cúc Phương.
Tôi xin gửi tới lời cảm ơn chân thành đến ông Hoàng Xuân Thủy-Bác sĩ Thú
y, Phó giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật -VQG Cúc
Phương và toàn thể các bác, các anh, các chị làm việc tại làm việc tại Trung tâm
Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Cúc Phương đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi tận tình trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với bố mẹ, gia đình và bạn
bè đã động viên cho tôi trong suốt thời gian qua.
Kính chúc các thầy cô, các bác luôn mạnh khỏe và thành đạt trong sự nghiệp
trồng người luôn đào tạo nên những sinh viên ưu tú có ích cho xã hội.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Tạ Thu Thủy


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả điều tra hươu sao trên địa bàn huyện Nho Quan năm 2016..........9
Bảng 2.2: Một số đặc điểm của hươu sao (Hoàng Xuân Thủy, 2005)......................14
Bảng 2.3. Phân biệt 4 dạng hình thái ở các thời kì phát triển của ve cứng
(Ixodoidae)...............................................................................................20
Bảng 4.1: Khẩu phần và tiêu chuẩn thức ăn (Hoàng Xuân Thủy, 2005) ..................39
Bảng 4.2. Kết quả điều trị bệnh cho hươu tại trung tâm ...........................................40
Bảng 4.3: Số lượng đàn hươu sao của VQG Cúc Phương và của xã Cúc Phương...42
Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm ve của hươu sao qua các năm của Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn

và Phát triển sinh vật VQG Cúc Phương .................................................43
Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm ve qua các tháng ...................................................................44
Bảng 4.6: Tỷ lệ nhiễm ve theo hình thức nuôi nhốt và nuôi bán tự nhiên................45
Bảng 4.7: Cường độ nhiễm ve theo hình thức nuôi nhốt và nuôi bán tự nhiên ........46
Bảng 4.8. Hiệu lực thuốc Hantox và Hanmectin trong điều trị ve Boophilus trên
hươu sao ...................................................................................................48
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của thuốc Hantox và Hanmectin đối với tần số hô hấp của
hươu sao ...................................................................................................49
Bảng 4.10: So sánh giá thành điều trị của 2 loại thuốc Hantox và Hanmectin cho
một lần điều trị
.........................................................................................50


3

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Phân loại hươu sao Việt Nam .....................................................................9
Hình 3.1: Mô hình nuôi hươu sao bán tự nhiên của Vườn .......................................36


4

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
VQG:

Vườn Quốc Gia

HDQH:

Hoang dã quý hiếm



5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................ iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề .....................................................................2
1.2.1.Mục tiêu .............................................................................................................2
1.2.2.Yêu cầu...............................................................................................................2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ................................................................................3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên,
..........................................3



sở

vật

chất

của


nơi

thực

tập

2.2. Tổng quan tài liệu, những nghiên cứu trong và ngoài nước ................................6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .....................................................................6
2.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................................7
2.3. Tổng quan về hươu sao ......................................................................................10
2.3.1.Đặc điểm ngoại hình ........................................................................................10
2.3.2.Tập tính sinh học của hươu sao........................................................................10
2.3.3.Đặc điểm sinh sản của hươu sao ......................................................................11
2.3.4. Đặc điểm tiêu hóa............................................................................................13
2.3.5. Sừng hươu sao và quá trình phát triển nhung .................................................13
2.3.6. Thức ăn của hươu sao .....................................................................................14
2.3.7. Các hình thức nuôi hươu sao...........................................................................15
2.3.8. Tổng quan về ve Ixodoidae .............................................................................16
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......33
3.1. Đối tượng ...........................................................................................................33
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................33
3.3.
Nội
dung
nghiên
..........................................................................................33

cứu



6

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu ...........................................................33
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi........................................................................................33
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................33
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................38
4.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn hươu sao tại Trung tâm
Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Cúc Phương .......................................38
4.1.1. Chăm sóc, nuôi dưỡng đàn huơu.....................................................................38
4.1.2. Phòng và điều trị bệnh tại Trung tâm..............................................................40
4.2. Tình hình phát triển đàn hươu sao của VQG Cúc Phương-Nho Quan - Ninh
Bình ...........................................................................................................................41
4.2.1. Cơ cấu đàn hươu của Vườn.............................................................................41
4.2.2. Cơ cấu đàn hươu sao của xã Cúc Phương – Nho Quan – Ninh Bình. ............42
4.3. Kết quả theo dõi tình hình nhiễm ve trên hươu sao và sử dụng thuốc điều trị
bệnh tại Trung tâm. ...................................................................................................43
4.3.1. Tỷ lệ nhiễm ve của hươu sao qua các năm tại Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và
Phát triển sinh vật VQG Cúc Phương .......................................................................43
4.3.2. Tỷ lệ nhiễm ve của hươu sao qua các tháng ...................................................44
4.3.3.Tỷ lệ nhiễm ve theo hình thức nuôi nhốt và nuôi bán tự nhiên .......................45
4.3.4. Kết quả phân loại ve........................................................................................47
4.3.5. Kết quả điều trị của thuốc Hantox và Hanmectin đối với ve Boophilus trên
hươu sao ....................................................................................................................47
4.4. Đề xuất phương án phòng chống ve tổng hợp ...................................................51
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................52
5.1. Kết luận ..............................................................................................................52
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TÂP



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Hươu sao (Cervus Nippon) là một trong những động vật quý hiếm của nước
ta và cũng như của các nước khác trên thế giới.Hiện nay,số lượng loài động vật này
không còn nhiều,ngay cả trong các khu rừng của nước ta nay hầu như không còn
nữa.Đứng trước nguy cơ biến mất của loài động vật này,nước ta đã có những
chương trình nuôi bảo tồn hươu saoở các khu vườn quốc gia: VQG Cúc
Phương,VQG Cát Tiên,hoặc các sở thú: Sở thú Hà Nội.
Tuy nhiên trong quá trình nuôi bảo tồn các nhà khoa học đã nhận thấy rằng:
Hươu sao có khả năng sinh sản tốt (mỗi năm một lứa,tỉ lệ sống cao) và cho nhiều
sản phẩm có giá trị,nếu đem nuôi đại trà thì sẽ đem lại lãi cao cho người chăn
nuôi.Vì vậy các nhà chăn nuôi,các hộ gia đình nên nuôi hươu sao để phát triển kinh
tế gia đình của mình.
Những sản phẩm từ hươu sao đều có giá trị: Nhung,chân, xương,dịch hoàn
và đuôi đều có giá trị làm thuốc.Nhung là một dược liệu rất quý,chữa được một số
bệnh và còn là vị thuốc bổ thích hợp cho mọi lứa tuổi.Bộ da có thể “thuộc”,nhồi
bông để làm đồ trang trí,gạc hươu dùng làm đồ trang trí trên tường,thịt hươu một
loại thịt mềm,thơm ngon và được nhiều người ưa chuộng.
Tùy theo điều kiện tự nhiên và kinh tế của mỗi vùng,mỗi địa phương mà mỗi
vùng mối địa phương xây dựng được một cơ cấu vật nuôi thích hợp.Ở những vùng
đồi núi,ven rừng,có bãi chăn thả rộng thì có thể chăn thả các động vật ăn cỏ như:
Hươu,dê,cừu…Từ năm 1995 VQG Cúc Phương – Nho Quan - Ninh Bình đã căn cứ
vào những thế mạnh của mình để chăn thả những động vật thích hợp.Trong đó nuôi
Hươu sao là một trong những thế mạnh của Vườn,ban đầu nuôi để bảo tồn,sau đã
phát triển thành trang trại với mục đích lớn hơn.Đó là nuôi để bảo tồn và cung cấp
giống hươu có chất lượng tốt cho các hộ dân vùng đệm nuôi.Chính lí do này đã làm

tăng nhanh số lượng đàn hươu sao và tạo việc làm cho các hộ dân vùng đệm và có
thêm thu nhập,góp phần xóa đói,giảm nghèo cho các hộ dân.


Tuy nhiên,nghề nuôi hươu sao muốn phát triển bền vững và nhân rộng ra các
địa phương khác thì còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn tới,đó là những vấn đề trong
chăn nuôi,trong phòng chống dịch bệnh…
Sau 4 năm học tại trường,tiếp thu những lí luận khoa học về chuyên ngành
thú y,những kiến thức đã học được đó cần phải đưa vào thực tiễn.Mỗi sinh viên
chúng tôi cần phải trực tiếp tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh nhằm hạn
chế dịch bệnh của địa phương và để người chăn nuôi có thêm người bạn đắc lực sẵn
sàng giúp đỡ họ trong công tác phòng chống dịch bệnh sau này.Thực tập là nơi
kiểm định lí thuyết đã học được cũng như là nơi để nâng cao năng lực của bản
thân,là nơi để “học đi đôi với hành”.
Xuất phát tự những vấn đề thực tiễn trên, mong muốn được đóng góp cho
công tác phát triển hươu nuôi tại VQG Cúc Phương, cùng sự đồng ý hướng dẫn của
Th.S Nguyễn Hữu Hòa, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Theo dõi tình hình
nhiễm ve trên hươu sao (Cervus Nippon),và sử dụng 2 loại thuốc
Hantox,Hanmectin trongđiều trị bệnh tại Vườn quốc gia Cúc Phương”.
1.2.Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1.Mục tiêu
Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ve trên đàn hươu sao
Đưa ra một số biện pháp tiêu diệt ve.
Xác định hiệu lực trị bệnh của thuốc Hantox và Hanmectin khi điều trị ve
trên đàn hươu sao
1.2.2.Yêu cầu
Xác định được tỷ lệ nhiễm ve và cường độ nhiễm ve trên đàn hươu sao.
Đánh giá được hiệu quả sử dụng của 2 loại thuốc Hantox và Hanmectin trong
điều trị.



Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1.Điều kiện tự nhiên,cơ sở vật chất của nơi thực tập
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý của địa điểm nghiên cứu: VQG Cúc Phương là một khu bảo tồn
thiên nhiên nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km về hướng Đông Bắc và cách
biển Đông 60 km về phía Đông Nam theo đường chim bay. Phía Đông giáp xã Văn
Phú, phía Nam giáp xã Kỳ Phú, phía Đông Bắc giáp xã Yên Quang, Văn Phương và
phần còn lại giáp các địa phương: Yên Thủy- Lạc Sơn (Hòa Bình), Thạch Thành
(Thanh Hóa).
Toạ độ địa lý: Từ 20 độ 14' đến 20 độ 24' vĩ độ Bắc và từ 105 độ 29' đến 105
độ 44 kinh độ Đông.
Quy mô diện tích: 22.200 ha, (bao gồm 11.350 ha thuộc Ninh Bình; 5.850 ha
thuộc Thanh Hoá; 5.000 ha thuộc HoàBình).
Địa hình: VQG Cúc Phương nằm ở phần cuối của hai dãy núi đá vôi từ Tây
Bắc chạy về. Xen kẽ giữa các dãy núi đá vôi là núi đất và thung lũng 3/4diện tích
Cúc Phương là núi đá vôi, có độ cao tuyệt đối trung bình 300-400 m. Núi cao nhất
của Cúc Phương là đỉnh Mây Bạc có độ cao 656m nằm ở phía Tây Bắc và thấp dần
về hai phía Tây Nam và Đông Nam. Cúc Phương nằm vào dạng địa hình Caxto trọc
Gia Khánh, Cúc Phương nằm trọn vẹn trong cảnh địa lý đối Caxto xâm thực. Cúc
Phương có 3 vùng chuyên canh là:
- Vùng Đồng Tiến: Bao gồm các thôn Đồng Bót, Đồng Tâm và Đồng Quân,
đây là vùng chuyên canh cây lúa và phát triển chăn nuôi.
- Vùng Nga: Bao gồm các thôn Nga 1, Nga 2, Nga 3, đây là vùng phát triển
kinh tế đa dạng, lúa, cây công nghiệp, cây đa. Đặc biệt vùng này có nghề chăn nuôi
hươu rất phát triển.



- Vùng Sấm: Bao gồm Sấm 1, Sấm 2, Sấm 3 và cả thôn Bãi Cả khu vực này
đất tương đối bằng phẳng vì được chính quyền địa phương quy hoạch là vùng
chuyên canh cây công nghiệp, phát triển đồi rừng và chăn nuôi.
Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên xã Cúc Phương là 12.373,51 ha, trong đó:
Diện tích đất nông nghiệp chiếm 453,81 ha, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản
2,02 ha, đất lâm nghiệp 11.422,69 ha, đất chuyên dùng là 108,34 ha, đất chuyên
dùng khác 0,62 ha, đất ở 14,74 ha và đất chưa sử dụng là 373,31 ha.
Khí hậu: Xã Cúc Phương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ
0

0

trung bình hằng năm là 22,8 C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 40 C có khi giảm chỉ
0

còn 2,7 C. Lượng mưa trung bình quân năm của xã Cúc Phương biến động từ 1.800
mm đến 2.400 mm, bình quân năm là 2.138 mm/năm. Đó là lượng mưa tương đối
lớn so với các vùng xung quanh. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 6 với lượng
mưa: 410,9 mm, trong khi đó các tháng 7, 1, 2 và 3 lượng mưa chưa được 50 mm.
Mặc dù mùa khô có 4 tháng nhưng phân biệt rõ với mùa mưa. Mưa cộng với nhiệt
độ thấp làm cho khí hậu Cúc Phương tương đối khắc nghiệt về mùa đông.
Hệ thực vật:
- VQG Cúc Phương có 20,473 ha rừng trong tổng diện tích 22,200 ha (chiếm
92,2%). Thảm thực vật ở đây là rừng mưa nhiệt đới thường xanh, Cúc Phương là
nơi rất đa dạng về cấu trúc tổ thành loài trong hệ thực vật. Với diện tích chỉ có
0,07% so với cả nước, nhưng lại có số họ thực vật hiếm tới 57,93%; số chi 36,09%
và số loài chiếm 17,27% trong số họ, chi loài của cả nước.
- Cúc Phương là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật di cư cùng sống với
nhiều loài bản địa. Đại diện cho thành phần loài bản địa là các loài trong họ Long
não (Lauraceae), Ngọc Lan (Magnoliaceae) và họ Xoan (Meliaceae). Đại diện cho

luồng thực vật có nguồn gốc từ phương Bắc và các loài trong họ Dẻ (Fagaceae). Đại
diện cho loài di cư từ phương Nam ấm áp là các loài trong họ Dầu
(Dipterocarpaceae).
- Cúc Phương còn có diện tích rừng nguyên sinh đáng kể, chủ yếu tập trung
trên vùng đá vôi và ở các thung lũng trung tâm Vườn. Chính do vị trí đặc biệt nên


đã dẫn đến kết cấu tổ thành loài của rừng Cúc Phương rất phong phú. Kết quả
những năm gần đây (2011) đã thống kê được 2.103 loài thuộc 917 chi, 231 họ của 7
ngành thực vật bậc cao. Trong đó có rất nhiều loài có giá trị: 430 loài cây thuốc,
229 loài cây ăn được, 240 loài cây có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, 137 loài
cho tannin,… 118 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và IUCN.
Hệ động vật:
- Khi phát hiện rừng Cúc Phương là một khu rừng nguyên sinh,có nhiều
động,thực vật phong phú với yêu cầu cấp bách phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
của rừng đang bị khai thác trái phép.Chính phủ nước ta đã quyết định thành lập
“Lâm trường Cúc Phương” vào ngày 7/7/1962 và sau này đổi tên thành “VQG Cúc
Phương” năm 1966. Hơn 55 năm qua tuy đội ngũ không lớn mà công việc lại phức
tạp,phải hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đội ngũ cán bộ công nhân
viên của Vườn đã không ngừng phấn đấu để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được nhà
nước giao cho.
- VQG Cúc Phương là một khu rừng nguyên sinh có sự đa dạng sinh học cao.
Kết quả điều tra năm 2001 đã thống kê được: Lưỡng cư có 43 loài, cá có 65 loài, bò
sát có 67 loài, chim có 307 loài, giáp xác có 12 loài và thú có 119 loài (trong đó nổi
bật nhất là các loài khỉ châu Á) và hàng ngàn loài côn trùng. Đặc biệt có một số loài
là loài đặc hữu chỉ phân bố tại Vườn như loài Voọc mông trắng…Một số loài quý
hiếm đứng trước nguy cơ biến mất khỏi khu rừng do đó đã được Vườn nuôi bảo tồn ở
một khu vực riêng.
-Việc nuôi bảo tồn động vật quý hiếm không chỉ duy trì được số lượng động
vật được bảo tồn mà phát triển số lượng đó lên rất nhiều lần, từ một vài con thu gom

từ Hạt kiểm lâm do thu hồi từ việc săn bắn trái phép,nay số lượng đã được nhân lên
đáng kể.Một số động vật quý hiếm của Vườn đã được bà con vùng đệm nuôi,biến
động vật hoang dã thành động vật kinh tế của bà con vùng đệm,đặc biệt là hươu sao.
2.1.1.2. Cơ sở vật chất
- Đường giao thông: Mấy năm gần đây với phương châm nhà nước và nhân
dân cùng làm do đó cơ sở hạ tầng của Cúc Phương rất phát triển, hiện nay 72% các


tuyến đường giao thông từ trung tâm xã tới các thôn bản đều được rải nhựa hoặc
cứng hóa bê tông, đây là một mặt thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế giữa
các vùng trên địa bàn.
- Thủy lợi: Xã Cúc Phương là một xã vùng cao do đó công tác thủy lợi rất
được chính quyền quan tâm, hiện nay Cúc Phương có 3 hồ chứa nước nhân tạo phục
vụ cho việc tưới tiêu nông nghiệp và 11 km kênh dẫn nước được đào đắp bằng đất.
- Công tác giáo dục: Trên địa bàn Cúc Phương có một trạm y tế và một
phòng khám đa khoa khu vực, vì vậy công tác khám chữa bệnh cho người dân, chất
lượng các dịch vụ y tế ngày càng được cải thiện, công tác truyền thông kế hoạch
hóa gia đình, chăm sóc giáo dục trẻ em luôn được chú trọng đổi mới, hoạt động y tế
dự phòng luôn được đẩy mạnh, công tác phòng chống dịch bệnh rất được chính
quyền quan tâm.
- Các cơ sở hạ tầng khác: Xã có một đài truyền thanh để phục vụ cho công
tác tuyên truyền và phổ biến các nội dung hoạt động của địa phương tới từng thôn
bản, số hộ có các phương tiện nghe nhìn là 95%, có điện lưới thắp sáng là 99%.
(Nguồn:Uỷ ban nhân dân xã Cúc Phương – Nho Quan - Ninh Bình)
2.2.Tổng quan tài liệu, những nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.2.1.1 .Tình hình chăn nuôi hươu sao trên thế giới
Hươu thuộc họ hươu nai (Cervidae) bộ guốc chẵn (Actiodactyla) là động vật
nhai lại. Hươu là động vật hoang dã chưa thuần hóa hoặc chưa bán thuần hóa. Chúng
được phân bố không đều trên thế giới tùy theo từng loài, có đến hơn 100 chủng khác

nhau. Hiện nay người nuôi hươu với mục đích chủ yếu là lấy thịt làm thực phẩm, lấy
nhung làm dược liệu và làm sinh vật cảnh phục vụ tham quan du lịch.
Đại hội lần thứ nhất về nuôi hươu sao bao gồm 21 quốc gia trên thế giới họp
tại Tân Tây Lan (Zew Zealand) vào khoảng tháng 2 năm 1993 đã khái quát ngành
nuôi hươu của một số nước trên thế giới như sau:
- Canada: Ngành nuôi hươu ở Canada đã được tiến hành trên 30 năm qua,
nhưng chỉ với mức độ nhỏ. Gần đây, trong vòng 10 năm qua ngành nuôi hươu đã


phát triển rất nhanh với một lượng đáng kể nhập từ Mỹ, Tân Tây Lan và cũng có
một số lượng lớn từ nguồn hoang dã. Ở Canada nông dân nuôi 6 loại hươu: Hươu
đỏ, Esk, Sika, Fallow, Mule và đuôi trắng.
- Nước Anh: Ngành nuôi hươu đang được phát triển với số lượng đã tang từ
4200 con tháng 6 năm 1990 tới 50000 con tháng 6 năm 1992. Hiện nay ngành nuôi
hươu nước Anh cung cấp được sản lượng thịt là 750 tấn trong tổng mức tiêu thụ
1000 tấn với 250 tấn nhập khẩu từ Tân Tây Lan.
- Úc (Australia): Ngành nuôi hươu bắt đầu ở bang Victoria vào năm 1973
nhưng đã phát triển khá nhanh. Theo ước tính ở Australia cứ khoảng 150000 tới
180000 hươu được nuôi trong các trang trại thì trong đó khoảng 45% hươu fallow,
40-50% hươu đỏ và phần còn lại là các giống hươu nhiệt đới.
- Mỹ: Ngành nuôi hươu đã phát triển trên 10 năm. Hiện ở Mỹ có khoảng
100000 hươu được nuôi trong các trang trại. Sản lượng thịt hươu ở Mỹ khoảng 300
tấn với giá trị bán buôn là 2 triệu đôla.
- Zew Zealand: Điều kiện khí hậu ở đây rất thích hợp cho việc nuôi hươu.
New Zealand là nhà cung cấp lớn nhất về thịt nai nuôi, tính đến năm 2006 New
Zealand đã có khoảng 3.500 trang trại hươu, nai, với trữ lượng ước tính 1,7 triệu
hươu. Hình thức nuôi hươu ởNew Zealand đã đạt đến quy mô công nghiệp [24].
Các trang trại hươu có diện tích rất rộng, trải dài, thức ăn cho hươu được gieo trồng
khắp nơi tạo ra môi trường chăn thả hoàn toàn tự nhiên
2.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước

2.2.2.1.Tình hình chăn nuôi hươu sao tại Việt Nam.
Ở Việt Nam hươu cũng được nuôi khoảng 1 thế kỷ nay, đầu tiên ở vùng
Hương Sơn, Hà Tĩnh và Quỳnh Lưu, Nghệ An, hiện nay đã phát triển ra nhiều nơi
[26] đó là: Cao Bằng,Bắc Kạn,Quảng Ninh,Thanh Hóa. Năm 1967 ngành Lâm
nghiệp đã cho nuôi hươu sao tại VQG Cúc Phương.
Hiện nay, trong tự nhiên hầu như không còn.Hươu sao hiện đang được nuôi
dưỡng ở Hà Giang,Sơn La,Vĩnh Phúc,Hải Phòng,Ninh Bình(VQG Cúc
Phương),Nghệ An,Hà Tĩnh.
Theo thống kê năm 1992, tổng số đàn hươu của Hà Tĩnh là 4000 con và tập
trung ở 5 xã: Sơn Tây, Sơn Giang, Sơn Trung, Sơn Châu và Sơn Ninh. Còn ở Nghệ


An là 6000 con trong đó: Quỳnh Xuân 750 con, Quỳnh Bảng có 600-650 con,
Quỳnh Lương có 500 con, Quỳnh Tiến 450 con, Quỳnh Mỹ 300-400 con, Quỳnh
Văn 300-400 con và một số xã khác.
Theo thống kê năm 2007, [26], Nước ta có trên 31.500 con hươu, chủ yếu
nuôi trong nông hộ. Chỉ riêng huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An có 39/42 xã nuôi hươu.
Trung bình mỗi hộ gia đình nuôi 2-3 con, có hộ nuôi tới 10-12 con.
Đến cuối năm 2011, tổng đàn hươu huyện Hương Sơn là hơn 25.500 con.
Trong đó có 3 xã nuôi nhiều nhất là Sơn Trung (1.988), Sơn Quang (1.883), Sơn
Giang (1.816); các xã cộng lại như: Sơn Ninh, Sơn Lâm, Sơn Tây, Sơn Hàm, Sơn
Trường… đều trên 1000 con. Toàn huyện có hơn 500 mô hình nuôi 15-50 con, còn
lại trung bình mỗi gia đình nuôi 3-10 con.
Theo đề án phát trển chăn nuôi của huyện Hương Sơn, trong năm 2012
huyện tiếp tục phát triển tổng đàn hươu sao lên gần 30.000 con, thu về khoảng 10
tấn lộc nhung. Đến năm 2015 nâng lên gần 40.000 con với gần 11 tấn lộc nhung và
năm 2020 sẽ đạt gần 50.000 con với trên 18 tấn lộc nhung…
Theo Lê Thị Biên [25], Hiện nay hươu sao đang được nuôi dưỡng lan rộng ở
khá nhiều tỉnh thành trong cả nước như: Hà Giang, Sơn La, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hải
Phòng, Hà Nội (Vườn Thú), Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Bình Dương,

Thành phố Hồ Chí Minh (Vườn Thú),
2.2.2.2. Chăn nuôi hươu sao ở Cúc Phương – Nho Quan – Ninh Bình
Thực hiện chức năng: Bảo tồn, phát triển các loài ĐVHD quý hiếm, nghiên
cứu và hợp tác nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh lý, sinh sản và các nội dung liên
quan đến phục vụ công tác bảo tồn các loài ĐVHD quý hiếm, ứng dụng nghiên cứu
nêu trên các thí điểm nuôi sinh sản bán hoang dã một số loài ĐVHD quý hiếm…
Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật đã tiến hành nuôi thí điểm hươu
sao và nhân rộng ra chăn nuôi nông hộ tạo thêm thu nhập cho bà con nông dân.
Năm 1964 một số hươu sao từ Hương Sơn - Hà Tĩnh đã được chuyển đến
nuôi tại VQG Cúc Phương.
Đến nay thì số lượng đàn không chỉ bó hẹp tại trung tâm thuần dưỡng hươu
nai mà được lan rộng ra toàn huyện.


Bảng 2.1: Kết quả điều tra hươu sao trên địa bàn huyện Nho Quan năm 2016
TT

Địa phương

Số lượng (con)
Tổng

Đực

Cái

1

Cúc Phương


384

322

62

2

Kỳ Phú

522

301

221

3

Phú Long

175

110

65

4

Phú Sơn


34

21

13

1026

635

391

Tổng
2.2.2.4. Phân loại hươu sao Việt Nam

Theo tác giả Đặng Huy Huỳnh-Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật nhóm
hươu nai ở Việt Nam có 4 giống: Cervus, Moschus, Muntiacus và Axia. Với 6 loài
và 8 phụ loài chiếm 10,81% loài và 5,05% phụ loài hươu nai trên thế giới.
Giống Cervus ở nước ta thuộc họ Cervudae bao gồmloài:
1. Cervus Unicolor Equinus, 1823 (nai đen).
2. Cervus Nippon pseudaxis Eydonexet Souloget, 1841 (hươu sao).
3. Cervus Eldi Siameasia Lydekker, 1915 (hươu cà tông).
Căn cứ vào đặc điểm của hươu sao Việt Nam và dựa trên các tài liệu phân
loài hươu sao trên thế giới, chúng tôi tóm tắt phân loại như sau:
Lớp có vú
(Mammalia)
Bộ guốc chẵn
(Artiodactyla)
Họ hươu
(Cervidae)


Hoẵng vó vàng
(Cervus vaginalis)

Nai đen
(Cervus unicolor)

Hình 2.1: Phân loại hươu sao Việt Nam

Hươu sao Ba VìSơn Tây


2.3. Tổng quan về hươu sao
2.3.1.Đặc điểm ngoại hình
Hươu sao là động vật có vẻ đẹp tự nhiên đã từ lâu được sử dụng như hình
ảnh trang trí, nuôi làm sinh vật cảnh bên cạnh lợi ích kinh tế là nhung.
Hươu sao như tên gọi của nó là trên nền màu vàng của thân có hai hàng
chấm trắng như những ngôi sao chạy song song từ vai đến hai bên thân của hươu.
Màu sắc thay đổi theo mùa, biến đổi từ xám nâu hạt dẻ đến màu hung vàng bóng
đậm, hươu cái có màu sắc nhạt hơn.
Hươu sao có thân hình thon chắc, nhanh nhẹn, cổ dài, đầu nhẹ, tứ chi cao
giúp hươu chạy nhanh. Toàn thân màu vàng, phía bụng vàng nhạt hơn.
Hươu sao có mồm rộng, mũi thẳng, tuyến lệ ở mắt trước phát triển.
Tai nhỏ linh động, luôn hướng về nơi có tiếng động.
Hươu sao có 32-34 răng, trước khi có răng cố định gọi là răng sữa, trên mặt
răng hàm luôn có cục nhỏ và cứng.
2.3.2.Tập tính sinh học của hươu sao
Khi tiến hành quan sát tập tính của hươu sao về vận động,hoạt động,phản
ứng của cơ thể…
Hươu sao là loài động vật có tập tính khác với các loài gia súc khác ở tính tự

nhiên đó là tính bảo thủ cao, cho dù được nuôi dưỡng lâu nhưng khi thả ra ngoài thì
chúng đi luôn không quay trở lại.
Hươu sao đi lại nhẹ nhàng,thính giác và khứu giác rất phát triển, có vai trò
quan trọng trong đời sống của chúng.Hươu rất nhút nhát và đa nghi,nhạy cảm với
các kích thích và tiếng động được thể hiện qua phản ứng phòng vệ: Đầu ngẩng
cao,2 tai dựng,nhìn thẳng vào đối tượng và luôn trong tư thế nhảy về phía trước.
Hươu hoạt động chủ yếu vào ban đêm, tối từ 22-23 giờ và từ 2-5 giờ
sáng,thời gian còn lại hươu nghỉ để nhai lại vì 2/3 lượng thức ăn của hươu chủ yếu
vào ban đêm (Nguyễn Quỳnh Anh, 1998) [1].Thức ăn ẩm hoặc có mùi lạ thuốc sâu
thì hươu bỏ, không ăn.


Đặc điểm của hươu đực:Khi nhốt chung hươu đực và hươu cái thì hươu đực
thích sống riêng biệt trừ thời kì động dục.Hươu đực biến đổi rõ rệt qua 3 giai đoạn:
Mùa động dục- mùa không động dục-mùa cắt nhung.Mùa động dục hươu đực ăn
ít,hung dữ có khi gây nguy hiểm cho người.
Hươu cái trưởng thành sống thành đàn,hươu mẹ có hươu con đi kèm kể cả
lúc có chửa và hươu mẹ là con đầu đàn kể cả mùa động dục có đực ghép vào.Hươu
sao nuôi con khéo và có khă năng xử lý một số trường hợp đẻ bọc.
Hươu sợ gió lùa và có phản ứng với mùi lạ. Người nuôi hươu miêu tả
rằng:Nếu hươu mẹ đang nuôi con bắt gặp hơi lạ có thể bỏ không cho con bú,trong
trường hợp này ta nên dùng một số bài thuốc kinh nghiệm để xông cho hươu sẽ có
hiệu quả.
Từ sống hoang dã về nhốt trong chuồng là một sự thay đổi về môi trường
sống.Mâu thuẫn giữa tính bảo thủ của con vật dưới sự tác động của con người nhằm
thuần phục và khai thác tính trạng có lợi ích kinh tế và cuối cùng là mức độ thích
nghi của hươu biểu hiện ở tập tính.
2.3.3.Đặc điểm sinh sản của hươu sao
Sự thay lông:
- Hươu sao có màu sắc thay đổi theo mùa,biến đổi từ xám nâu đến màu vàng

hung đậm.
- Hươu thay lông mỗi năm một lần (từ cuối thu tới hết mùa đông),màu lông
lúc bình thường màu vàng có các đốm trắng gọi là sao,con đực có màu lông đậm
hơn con cái,tuy nhiên vào mùa thay lông thì các đốm sao trên mình hươu sao không
rõ.
Sự động dục:
- Hươu động dục theo mùa,và chỉ xảy ra một lần trong năm.Hươu sao sinh
sản 1 lứa/năm [28], Con đực bắt đầu động dục cao điểm vào tháng 6 đến tháng 11
trong năm, mạnh nhất là tháng 9-10 (Phan Tố Hữu, 2010) [8], hơn 7 tháng sau hươu
sinh sản, số lượng thường là 1 con, hiếm khi sinh đôi [22]. Có lẽ sau mùa mưa,
được ăn nhiều cỏ lá xanh đã kích thích hoạt động tính dục của hươu. Lúc bấy giờ


khí hậu đã bắt đầu ấm áp, cây cỏ cũng đã bắt đầu sinh sôi, chính vì thế hươu con
được nuôi tốt, tỷ lệ nuôi sống cao hơn.
- Các biểu hiện động dục của hươu cũng giống như ở các con vật khác, bồn
chồn không yên, cơ quan sinh dục bên ngoài sung huyết, có niêm dịch chảy ra. Thời
gian động dục của hươu cái là từ 1-3 ngày, trung bình 2-30 giờ. Khi hươu cái động
dục thì cũng kích thích hươu đực động tình, bấy giờ nó có vẻ hung dữ hơn, ăn ít
hơn, luôn tìm cách gần hươu cái. Động tác phối giống của hươu chỉ xảy ra trong
vòng 20-30 giây.
Tuổi thành thục sinh dục:
- Tuổi thành thục sinh dục của hươu đến vào khoảng 12-16 tháng tuổi, thời
gian còn tùy thuộc vào nuôi dưỡng, ánh sáng, vv… Được nuôi tốt, có ánh sáng, sân
chơi đầy đủ thì sự thành thục đến sớm hơn. Cũng do các nguyên nhân khác nhau mà
đôi khi có những con hươu sự thành thục sinh dục đến muộn, sau hai năm tuổi mới
động dục. Chu kỳ động dục của hươu trung bình là 20 ngày, biến động trong
khoảng từ 15-30 ngày. Không nên cho hươu phối ngay sau lần động dục đầu tiên
bởi vì hươu cái tơ cơ thể còn yếu và chưa có kinh nghiệm nuôi con. Những người
nuôi có kinh nghiệm và ở các trại giống thường cho hươu phối lúc 1,5-2 năm tuổi.

Thời gian mang thai của hươu là từ 215-217 ngày, (Phan Tố Hữu, 2010) [8]
- Thời gian động dục lại sau khi đẻ của hươu là từ 102-116 ngày. Khoảng
cách giữa hai lứa đẻ giao động từ 339-350 ngày, trung bình là 345 ngày.
Tỷ lệ thụ thai:
- Tỷ lệ thụ thai đối với hươu đã thành thục (trên 20 tháng) theo khảo sát
trong sản xuất đạt 76%. Tỷ lệ nuôi sống của hươu đạt 93%. Đây là các tỷ lệ đạt cao
trong sản xuất đối với con hươu; một loài còn mang rất nhiều tính chất dã sinh. Tất
nhiên các tỷ lệ này phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nuôi dưỡng và mùa sinh sản.
- Theo Nguyễn Quỳnh Anh, (1998) [1], Hầu hết các bộ phận trên cơ thể
hươu đều có thể sử dụng cho việc chữa trị các bệnh cho người. Thịt hươu có tác
dụng bổ trung, ích khí, mạnh gân cốt. Thịt hươu còn được dùng để nấu cao toàn tính
(cùng với xương, da,…) dùng bồi bổ khí huyết. Xương hươu, da thường được nấu


cao. Các bộ phận cơ thể khác của hươu cũng rất bổ ích: Huyết hươu, thận, dịch
hoàn, dương vật, gân hươu, vv… đều được dùng trong các bài thuốc dân gian và rất
được tán thưởng.
2.3.4. Đặc điểm tiêu hóa
Cũng như trâu bò, hươu thuộc loài nhai lại, dạ dày của hươu có cấu tạo phức
tạp gồm 4 túi: Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Dạ cỏ có dung tích từ 610 lít, là một túi lên men lớn, ở đó có tới 50% các chất khó tiêu được tiêu hóa (Trần
Đức Trọng, 2014) [17].
Mỗi ngày hươu nhai lại từ 6-8 lần và thời gian dùng cho nhai lại mỗi ngày
bình quân là 7 giờ. Hươu có thể ăn rất nhiều loại lá cây. Đặc biệt lá xoan là loại lá
đắng (có tác dụng tẩy giun sán) mà hươu lại rất thích ăn.
2.3.5.Sừng hươu sao và quá trình phát triển nhung
Sừng hươu sao: Chỉ hươu đực mới có sừng còn hươu cái thì không có.Sừng
hươu là một loại sừng đặc không có tủy khác với sừng trâu bò vì thế sừng hươu có
đặc điểm là được thay thế hàng năm.Khi hươu đực ở năm tuổi thứ 2 thì mới có sừng
và sừng lúc này thẳng không phân nhánh dài khoảng 7-15 cm.Và từ năm thứ 3 trở
đi sừng bắt đầu phân nhánh (có 3 nhánh),những năm tiếp theo thì có khoảng 3-4

nhánh (4 nhánh tỉ lệ chiếm 70%).
Nghiên cứu sừng hươu sao có ý nghĩa quan trọng vì ngày nay nuôi hươu sao
lấy nhung đang được nhiều người quan tâm. Nhung hươu có giá trị cao, ngoài công
dụng bồi bổ cơ thể, nhung hươu còn chữa được nhiều loại bệnh, người ta thường ca
ngợi nó trong 4 thứ thuốc quý: Sâm, nhung, quế, phụ [21].
Sừng non hay còn gọi là “lộc”(nhung) (Tô Du, 1996) [5], đây là vị thuốc quý
hiếm và rất có giá trị.Còn sừng già gọi là “gạc”rụng hàng năm dùng làm vật trang
trí.Việc nắm được quy luật mọc sừng có ý nghĩa quan trọng trong kĩ thuật nuôi
hươu.Nắm được quy luật mọc sừng để định ra thời gian cắt nhung thích hợp,xây
dựng khẩu phần ăn cho hươu đực trong giai đoạn mọc sừng sao cho phù hợp để đến
mùa cắt lộc thì lộc hươu có chất lượng tốt nhất. Nếu chăm sóc tốt, hươu có thể cho
nhung đến hơn 20 năm [23].


Quy luật mọc sừng:
Hươu đực từ 5-6 tháng đã bắt đầu mọc nhung- tiếng địa phương gọi là “mọc
ló” 7 tháng tuổi ló lớn bằng hạt chè và về sau càng mọc nhanh hơn.
Thời gian mọc ló là 4-5 tháng và đạt chiều dài 4-5 cm thì kết thúc.
Hiện tượng đổ đế: Khi hươu đực cà đế vào chuồng thì chỉ một tuần sau chân
đế rời khỏi ló để lại một lớp váng máu khô, như vậy trước lúc phát triển nhung đế
được bong ra, nhung bắt đầu nhú lên và phát triển với một tốc độ nhanh.
Thời gian phát triển nhung 45-60 ngày:
- Sau 20 ngày nhung bắt đầu phân nhánh
- 55-60 ngày: Giai đoạn yên ngựa
- 60-65 ngày: Giai đoạn nhân mơ
- 65-70 ngày: Giai đoạn gác sào
Chìa vôi bắt đầu nhú vào lúc 55-60 ngày và cũng là thời gian bắt đầu của quá
trình hóa sừng. Một số hươu đực sau khi cắt nhung một tháng sẽ hình thành một cặp
nhung mới gọi là hiện tượng mọc lại. Thường những hươu đực này sẽ được chọn
lọc và nuôi dưỡng để nâng cao sản lượng nhung.

Bảng 2.2: Một số đặc điểm của hươu sao(Hoàng Xuân Thủy, 2005) [15]

Tính biệt

Tuổi

Trọng

Cao vây

lượng (kg)

(cm)

Dài thân

Vòng

Rộng

Vòng

chéo

ngực

hông

ống


(cm)

(cm)

(cm)

(cm)

Hươu cái

4

46

74

70

76

14

7,5

Hươu đực

4

68


82

80

93

16

9,0

2.3.6.Thức ăn của hươu sao
Theo Hoàng Xuân Thủy (2005) [15], Hươu sao có thể ăn từ 75-132 loại lá
khác nhau nên cần thường xuyên thay đổi lá,chúng không thích ăn một loại lá trong
một thời gian dài,chúng thích ăn các loại cỏ non,lá non,quả có mủ.Không nên coi


một loại lá nào đó là thức ăn chính của hươu cả.Nếu cho ăn kéo dài một loại lá thì
chúng sẽ trở nên chán ăn,khả năng ăn của nó giảm hẳn.
Trung bình mỗi con ăn khoảng 10kg/ngày [21], trong đó trung bình mỗi ngày
một con hươu trưởng thành ăn khoảng 5kg cỏ, lá/ngày hoặc 10 kg thức ăn nói
chung. Vào thời kỳ động dục và lấy nhung, khẩu phần thức ăn của một con mỗi
ngày khoảng 30 kg cỏ lá và chúng ăn 2 bữa ăn, bữa sáng sớm và bữa chiều tối. Đặc
biệt đến giai đoạn sắp lấy nhung thì phải bổ sung thêm 1 lượng thức ăn giàu dinh
dưỡng như bột ngô, bột đậu tương và các loại Vitamin hỗn hợp [28]
Thức ăn phải được rửa sạch sẽ, không nên cho hươu ăn lá cây bị ướt hay đẫm
sương vì dễ gây đau bụng [22]
Trong điều kiện nuôi nhốt,thức ăn của hươu là những loại thức ăn thường
gặp ở nông thôn.Tất cả các loại cỏ mà trâu bò thường ăn,cỏ bông,cỏ lá tre,cỏ gà,cỏ
chỉ,cỏ mần trầu,cỏ mật,cỏ chân nhện,cỏ chân vịt,cỏ sâu róm,cỏ đuôi voi,cỏ sữa…
Lá và thân của những loại cây trồng nông nghiệp sau khi thu hoạch như :

Dây lạc,dây đỗ,dây khoai lang,ngô,vừng,dong riềng,sắn,mía cả thân cây chuối.
Lá non, cành nhỏ và vỏ của những cây thường gặp trong vườn,quanh nhà
như: Mít,chay,sung,ngái,vông,xoan,khế,bưởi,sấu,bìm bìm..
Các loại rau tươi: Rau muống,su hào,bắp cải,cà rốt,củ cải,bầu,bí,đậu.
Các thứ quả: Mít,sung vả,sấu,bưởi,roi,khế,xoan,núc nác.
Các loại thức ăn tinh bột để sống hoặc nấu chín:Ngô,khoai,sắn,bã đậu,khô
dầu,cả củ chuối và củ dong riềng.
2.3.7.Các hình thức nuôi hươu sao
Có 3 hình thức nuôi hươu sao đó là:Nuôi nhốt,nuôi bán tự nhiên,nuôi tự nhiên.
Nuôi nhốt
Là hình thức nhốt hươu trong chuồng và cho ăn hàng ngày.Hình thức này có
ưu điểm là chăm sóc hươu được tốt hơn vì con người chủ động cho hươu ăn,theo
dõi được tình hình sức khỏe của hươu thường xuyên hơn.Tuy nhiên nhược điểm của
hình thức này là tốn nhiều công sức chăm sóc,làm mất môi trường tự nhiên của


hươu.Đây là hình thức nuôi áp dụng cho các hộ chăn nuôi vùng đệm khi không có
bãi chăn thả rộng.
Nuôi bán tự nhiên
Là hình thức thả hươu ở một khu vườn nhất định,có hàng rào bao quanh,có
đầy đủ điều kiện thức ăn và nước uống cho hươu phát triển.Bên cạnh đó cũng có
chuồng trại để nhốt hươu khi cần thiết. Hàng ngày,cho ăn bổ sung thêm thức ăn
tinh,mỗi khi cho ăn có đánh kẻng để tạo phản xạ có điều kiện,cho ăn ở khu riêng có
bố trí kẻng và trong khu vực hẹp có thể lùa hươu vào chuồng khi cần thiết.
Ưu điểm: Tạo cho hươu môi trường sống giống của tự nhiên.Bên cạnh đó
con người vẫn có thể theo dõi và cho ăn bổ sung thêm thức ăn tinh,có thể theo dõi
phát hiện những con ốm đưa vào chuồng chữa trị kịp thời,tuy nhiên có nhược điểm
là phải có bãi chăn thả thích hợp đủ rộng,mô hình này đang áp dụng chăn nuôi hươu
ở Vườn và cho kết quả rất tốt.
Nuôi tự nhiên

Nuôi trong môi trường tự nhiên không có chuồng trại mà chỉ khoanh vùng
nuôi với diện tích lớn( Phan Tố Hữu, 2010) [8]: Đây là hình thức xây dựng các khu
bảo tồn,khu dự trữ và VQG.Tại đómọi tác động của con người đến thiên nhiên hầu
như bị hạn chế.
2.3.8.Tổng quan về ve Ixodoidae
2.3.8.1.Tình hình nghiên cứu về ve Ixodoidae trên thế giới và trong nước
Những nghiên cứu trên thế giới:
Nghiên cứu sinh học,sinh thái học và dịch tễ học của các loài ve có ý nghĩa
thực tiễn lớn,qua đó sẽ rút ra được quy luật phòng,trừ ve và là cơ sở để đề xuất
những biện pháp phòng và trừ ve có hiệu quả nhất.Vì vậy đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã nghiên cứu về hình thái,phân loại,sinh
thái học và dịch tễ học của ve.
Từ thế kỉ 18,Smith đã phát hiện bệnh sốt “Texas fever”do ve bò Boophilus
anulatus var australis truyền qua phương thức đốt và hút máu của bò.
Từ năm 1746 Linnaeus đã đề cập đến phân loại và xác định tên khoa học của


một số loài ve,nhưng còn hạn chế là chưa sắp xếp các loài ve đó thành hệ thống
phân loại rõ ràng sau đó hệ thống phân loại định vị loài về ve được hoàn thiện,đơn
giản và hợp lí dần.
Khu hệ ve Châu Á cũng khá phong phú và được nhiều tác giả nghiên cứu
tới.Ở Đông Nam Á có tới hơn 50 loài ve thuộc 10 giống khác nhau,Trung Quốc đã
phát hiện có hơn 80 loài ve thuộc 10 giống khác nhau,Philippin cũng có hơn 21 loài
thuộc 10 giống.Ở Đông Dương có hơn 40 loài ve thuộc 10 giống khác nhau
(Toumanoff,1994).
Theo Kolonin thì tổng số loài ve đã được xác định được trên thế giới là 608
loài và phân loài.Số loài của các giống đó là:
Giống Amblyomma: 99 loài
Giống Aponomma: 22 loài
GiốngBoophilus: 5 loài

Giống Dermacentor: 30 loài
Giống Haemaphysalis: 145 loài
Giống Ixodes: 220 loài
Giống Hyalomma: 22 loài
Những nghiên cứu về ve ký sinh ở Việt Nam
Trước năm 1954 đã có một số công trình nghiên cứu về ve của một số tác giả
nước ngoài (chủ yếu là người Pháp) làm việc tại Việt Nam công bố.Sau năm 1954
cùng sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô,Trung Quốc,chúng ta đã tiến hành điều tra
trên gia súc và động vật hoang dã khác.Đã có nhiều công trình được công bố.Năm
1956,đoàn nghiên cứu kí sinh trùng và bệnh kí sinh trùng do I.M Grochovskaia,giáo
sư Đặng Văn Ngữ,Đào Văn Tiến và các cộng sự khác tiến hành điều tra ve bét (ve
cứng và mạt) trên gia súc và các thú nhỏ gần người ở một số tỉnh miền bắc Việt
Nam,kết quả nghiên cứu đã được công bố vào cuối năm 1956.Đoàn điều tra về côn
trùng thú y ở một số tỉnh miền núi trung du và đồng bằng Bắc bộ Việt Nam tiến
hành năm 1967 do Từ Hán Tường và Trịnh Văn Thịnh(1982) cùng các cộng sự
khác thực hiện(trong đó có điều tra về ve cứng Ixodoidae),kết quả thu được đã được


×