Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện tại việt nam một số kiến nghị và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.45 KB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cả nước hiện có trên 44 triệu người lao động trong độ tuổi, trong đó trên 11
triệu là những người làm công ăn lương, chiếm 25,6%, số còn lại khoảng 38 triệu
người thuộc khu vực “phi chính thức” như nông dân, tiểu thương, người làm
thuê, người làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động trong các làng
nghề...Hiện nay BHXH mới thu được BHXH trên 8 triệu lao động thuộc diện bắt
buộc và như vậy cũng chỉ có 8 triệu người sẽ có lương hưu khi về già. Mơ ước
của người nông dân bao đời nay vẫn là làm thế nào để đến lúc về già không làm
việc nữa mà vẫn có thóc gạo để duy trì cuộc sống. Chỉ đơn giản như vậy nhưng
họ vẫn chưa nhận được 1 chính sách thích hợp về đóng BH từ nhà nước. Luật
BHXH trước nay ở VN có ghi nhận khả năng thiết lập chế độ BHXH tự nguyện
đối với tất cả những người lao động nào không thuộc diện bắt buộc. Tuy nhiên
nó chỉ mang tính giải pháp nguyên tắc, chưa có một lộ trình pháp lý cụ thể nào
được vạch ra cho phép một người chưa từng biết đến BHXH như nông dân và
lao động tự do ở thành thị tiếp cận với các thiết chế BH để xác lập quan hệ kết
ước tự nguyện.
Nhìn vào cách chi tiêu, có thể tin rằng người nông dân và người lao động tự
do ở thành thị nước ta không thể có thu nhập cao hơn một công nhân trung bình
tại một doanh nghiệp nhà nước hoặc một nhân viên trung bình tại một cơ quan
hành chính. Điều đó cũng có nghĩa khả năng tích lũy tài sản từ thu nhập thường
xuyên của những người này rất ít.
Ở nhiều nước, tất cả các nghề hợp pháp, trên nguyên tắc, đều có thể tham
gia bảo hiểm xã hội, trong đó có nghề nông và các nghề lao động tự do. Bảo
hiểm xã hội thật sự là "chiếc phao" cho người lao động lúc về già, đặc biệt là
người làm những việc nặng nhọc mà chỉ có thu nhập thấp, sau thời gian dài

1


đương đầu với những thách thức khốc liệt của cuộc mưu sinh. Đến lúc nào đó,
người lao động có thể yên tâm sống quãng đời còn lại một cách thanh nhàn bằng


lương hưu; còn lao động, đối với họ, chỉ để tạo niềm vui.
Và Nghị định số 190/2007/NĐ-CP, hướng dẫn một số điều của Luật Bảo
hiểm xã hội về BHXH tự nguyện (có hiệu lực từ 1-1-2008) đã mở ra một cơ hội
mới cho người nông dân và lao động tự do.

2


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỰ NGUYỆN

I. Khái niệm về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước
ban hành và quản lý để vận động, khuyến khích người lao động và người sử
dụng lao động tự nguyện tham gia, nhằm đảm bảo bù đắp một phần thu nhập cho
chính bản thân người lao động và gia đình họ bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập
do gặp phải những rủi roax hội như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già,
tử tuất...., đồng thời đóng góp phần đảm bảo công bằng và an sinh xã hội.
II. Nội dung cơ bản của BHXH tự nguyện.
1. Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng BHXH theo loại hình BHXH tự nguyện quy định tại
Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại Phần I Thông tư số
02/2008/TT-BLĐTBXH là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối
với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng
của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3
tháng;
- Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã;

3


- Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt
động lao động để có thu nhập cho bản thân;
- Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa
tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã nhận BHXH
một lần;
- Người tham gia khác.
2. Nguyên tắc BHXH tự nguyện:
- Người tham gia trên cơ sở tự nguyện và được lựa chọn mức đóng và
phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
- Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức lương
tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
- Mức hưởng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian
đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện.
- Người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng
BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng
thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
- Quỹ BHXH tự nguyện được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai,
minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập.
- Việc thực hiện BHXH tự nguyện phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảm kịp
thời và đầy đủ.
3. Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện:
3.1. Người tham gia BHXH tự nguyện có các quyền:
* Được cấp sổ BHXH; nhận lương hưu hoặc trợ cấp BHXH tự nguyện đầy đủ,
kịp thời, thuận tiện theo quy định

* Hưởng BHYT khi đang hưởng lương hưu
* Yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, quyền được hưởng
chế độ, thủ tục thực hiện BHXH
4


* Khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền khi quyền lợi
hợp pháp của mình bị vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện BHXH tự nguyện
có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
* Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp BHXH tự nguyện.
3.2. Người tham gia BHXH tự nguyện có trách nhiệm:
* Đóng BHXH tự nguyện theo phương thức và mức đóng theo quy định
* Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXH tự nguyện
* Bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định.
4. Phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện:
4.1. Phương thức đóng: Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký với tổ
chức BHXH theo một trong 3 phương thức là:
Đóng hàng tháng ( đóng trong thời hạn của 15 ngày đầu )
đóng hàng quý ( đóng trong thời hạn của 45 ngày đầu )
đóng 6 tháng một lần ( đóng trong thời hạn của 3 tháng đầu )
4.2. Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng (cho mỗi tháng):
Mức đóng hàng tháng = Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện x Mức thu nhập
tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn
Trong đó:
-) Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp
nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu
chung.
+ Lmin: mức lương tối thiểu chung;
+ m = 0, 1, 2, … n
-) Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện: Từ tháng 01/2008 đến tháng

12/2009 bằng 16%; từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 bằng 18%; từ tháng
01/2012 đến tháng 12/2013 bằng 20% và từ tháng 01/2014 trở đi bằng 22%.

5


4.3. Đăng ký lại phương thức đóng BHXH tự nguyện:
- Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký lại phương thức đóng hoặc
mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với tổ chức BHXH
- Thời hạn đăng ký: sau 6 tháng kể từ lần đăng ký trước.
4.4. Tạm dừng đóng BHXH tự nguyện:
- Người tham gia BHXH tự nguyện được coi là tạm dừng đóng khi không
tiếp tục đóng BHXH và không có yêu cầu nhận BHXH một lần,
- Trường hợp nếu tiếp tục đóng BHXH tự nguyện thì phải đăng ký lại
phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với tổ chức
BHXH ít nhất là sau 3 tháng kể từ tháng người tham gia BHXH tự nguyện dừng
đóng.
5. Các chế độ BHXH tự nguyện:
5.1. Chế độ hưu trí:
5.1.1. Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng:
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hàng tháng thuộc
một trong các trường hợp sau:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (kể
cả thời gian đã đóng BHXH bắt buộc được bảo lưu, nếu có).
b) Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có tổng
thời gian đóng BHXH bắt buộc đang được bảo lưu đủ 20 năm trở lên, trong đó
có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có
đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng
lương hưu khi nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi
c) Nếu trước đó thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐCP ngày 22/12/2006 hoặc nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến

6


đủ 50 tuổi nếu trước đó thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 68/2007/NĐCP ngày 19/4/2007.
d) Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có tổng
thời gian đóng BHXH bắt buộc đang được bảo lưu đủ 20 năm trở lên, bị suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp
hơn khi nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên hoặc có đủ 15 năm trở lên
làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (không kể tuổi
đời).
e) Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH
còn thiếu không quá 5 năm mới đủ 20 năm, kể cả những người đã có từ đủ 15
năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần có nhu cầu
tham gia BHXH tự nguyện thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm để hưởng
lương hưu.
Việc xác định điều kiện về thời gian đóng BHXH để tính hưởng chế độ hưu
trí thì một năm phải tính đủ 12 tháng.
5.1.2. Mức lương hưu hàng tháng:
a) Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng
được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi
năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ; mức tối đa bằng
75%.
Khi tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một
lần và tiền tuất một lần, nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì
không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12
tháng tính là một năm.
Trường hợp người hưởng lương hưu quy định tại trường hợp d thuộc các
trường hợp có điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, tỷ lệ lương hưu được tính
như nêu trên nhưng cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi theo quy định
7



bị giảm đi 1% mức lương hưu (mốc tuổi nghỉ hưu làm căn cứ để tính giảm tỷ lệ
lương hưu của từng đối tượng cụ thể theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày
22/12/2006 và Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007).
b) Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; mức bình quân tiền lương,
tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu hàng tháng,
trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần được tính
như sau:
* Đối với trường hợp có toàn bộ thời gian tham gia BHXH hội tự nguyện thì
mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tính như sau:
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (Mbqtn) = Tổng các mức thu nhập
tháng đóng BHXH/Tổng số tháng đóng BHXH
Mức thu nhập tháng đóng BHXH từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức
bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh
hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
* Đối với trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời
gian đóng BHXH bắt buộc (đang được bảo lưu) thì mức bình quân tiền lương,
tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH hội tính như sau:
Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH
(Mbqtl,tn) = [(Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc
x Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc) + Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc]/
(Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện + Tổng số tháng đóng
BHXH tự nguyện)
Trong đó:
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được tính
theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hoặc Nghị
định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ và các văn bản hướng
dẫn thực hiện chế độ BHXH bắt buộc hiện hành.
8



Mức tiền lương, tiền công đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do
người sử dụng lao động quyết định và thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện
từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định
của Chính phủ.
c) Mức lương hưu hàng tháng: Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng
tích số của tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng với mức bình quân thu nhập tháng
đóng BHXH hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng
BHXH.
Người tham gia BHXH mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc
đủ 20 năm trở lên, nếu mức lương hưu hàng tháng sau khi tính mà thấp hơn mức
lương tối thiểu chung thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung.
5.1.3. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
Người đủ điều kiện hưởng lương hưu nêu tại điểm 5.1.1 khoản 5.1 trên, nếu
đóng BHXH trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, thì khi nghỉ hưu,
ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính
theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở
đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân
thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng
BHXH nêu tại tiết b điểm 5.1.2 khoản 5.1 trên (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo
quy định).
5.1.4. Thời điểm hưởng lương hưu:
Người tham gia BHXH tự nguyện khi đủ điều kiện hưởng lương hưu thì
thời điểm hưởng lương hưu được tính kể từ tháng liền kề sau tháng tổ chức
BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định từ người tham gia bảo BHXH tự
nguyện.

9



5.1.5. Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu hàng tháng
được hưởng BHYT do quỹ BHXH tự nguyện bảo đảm.
5.1.6. Tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng:
a) Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu hàng tháng bị
tạm dừng hưởng lương hưu khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng
án treo, hoặc khi xuất cảnh trái phép, hoặc khi bị Toà án tuyên bố là mất tích.
Thời điểm tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng được tính từ tháng liền
kề với tháng người hưởng lương hưu hàng tháng chấp hành hình phạt tù nhưng
không được hưởng án treo hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị toà án tuyên bố là
mất tích.
b) Lương hưu hàng tháng được tiếp tục thực hiện kể từ tháng liền kề khi
người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người được Toà án
tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp.
Trường hợp nếu Toà án có kết luận bị oan thì được truy hoàn tiền lương hưu
trong thời gian bị tạm dừng.
5.1.7. BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu:
a) Điều kiện hưởng:
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần khi thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng BHXH.
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng
BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH.
- Ra nước ngoài để định cư.
- Chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH và có yêu
cầu nhận BHXH một lần (Trường hợp người vừa có thời gian tham gia BHXH
bắt buộc vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện thì có thêm điều kiện sau
12 tháng kể từ khi dừng đóng BHXH bắt buộc).
10



b) Mức hưởng BHXH một lần:
- Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ
mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc
mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH nêu tại tiết b
điểm 5.1.2 khoản 5.1 trên (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định).
- Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH chưa đủ một
năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức
bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nêu tại tiết b điểm 5.1.2 khoản 5.1 trên.
5.2. Chế độ tử tuất
Người tham gia BHXH tự nguyện khi chết thì thân nhân được hưởng chế
độ tử như sau:
5.2.1. Trợ cấp mai táng:
a. Đối tượng và điều kiện hưởng: Các đối tượng sau đây khi chết bị hoặc
Toà án tuyên bố là đã chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:
- Người tham gia BHXH tự nguyện có ít nhất 05 năm đóng BHXH tự
nguyện;
- Người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng BHXH
bắt buộc;
- Người đang hưởng lương hưu.
b. Mức trợ cấp mai táng: Mức trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối
thiểu chung tại tháng đối tượng nêu trên chết hoặc Tòa án có quyết định tuyên bố
là đã chết.
5.2.2. Trợ cấp tuất một lần:
a. Đối tượng: Các đối tượng sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ
cấp tuất một lần:
- Người đang đóng BHXH tự nguyện;
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện;
11



- Người đang hưởng lương hưu.
b. Mức trợ cấp tuất một lần:
* Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người đang đóng, người
đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện:
- Trường hợp có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện và thời gian đã
đóng từ đủ 1 năm trở lên: Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã
đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu
nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định).
- Trường hợp có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện nhưng thời gian
đã đóng chưa đủ 1 năm: Mức trợ cấp tuất một lần được tính bằng số tiền đã
đóng, nhưng mức tối đa chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng
BHXH.
- Trường hợp vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian
đóng BHXH tự nguyện mà thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm hoặc từ
đủ 15 năm trở lên mà không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng
tháng: Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi
năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và
thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định). Mức
trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công
và thu nhập tháng đóng BHXH (trường hợp có thời gian đóng BHXH dưới 3
tháng thì chưa thuộc diện được tính mức hưởng trợ cấp tiền tuất một lần).
* Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương
hưu có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện chết được tính theo thời gian đã
hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng
48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng
thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

12



Trường hợp người đang hưởng lương hưu có thời gian đóng BHXH bắt
buộc dưới 15 năm hoặc có từ đủ 15 năm trở lên nhưng không có thân nhân thuộc
diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì khi chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất
một lần với cách tính hưởng như nêu trên, nhưng mức thấp nhất bằng 3 tháng
lương hưu đang hưởng trước khi chết.
5.2.3. Trợ cấp tuất hàng tháng:
a) Đối tượng: Người đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm
trở lên (bao gồm người đang đóng BHXH tự nguyện; người đang bảo lưu thời
gian đóng BHXH tự nguyện và người đang hưởng lương hưu), khi chết thì thân
nhân sau được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
- Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá
thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang
mang thai); con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị
suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55
tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và
không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối
thiểu chung.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người
khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối
với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ không có thu nhập hoặc có thu nhập
hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha
chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi
dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ bị suy giảm khả
năng lao động từ 81% trở lên và không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng
nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

13



b) Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức
lương tối thiểu chung. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi
dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
c) Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người
đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của
những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp hàng tháng.
d) Thời điểm thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng kể từ tháng
liền kề sau tháng mà người tham gia BHXH tự nguyện chết.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI VIỆT NAM
14


I. Tính khả thi của chế độ BHXH tự nguyện
BHXH tự nguyện được triển khai sẽ đem lại nhiều lợi ích. Bởi hiện nay,
nhiều người vẫn mang nặng tâm lý muốn có chế độ ổn định khi hết tuổi lao động
(lương hưu). Vì vậy, một khi mọi người lao động đều được hưởng lương hưu,
chắc chắn, áp lực về công việc trong khối doanh nghiệp Nhà nước sẽ được giảm
đáng kể. Người lao động cũng sẽ yên tâm làm việc ở mọi thành phần kinh tế, kể
cả kinh tế hộ gia đình. Riêng đối với BHXH Việt Nam, khi triển khai BHXH tự
nguyện, quỹ BHXH tự nguyện sẽ có nguồn thu rất lớn và là nguồn tài chính quan
trọng, bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
Hơn nữa việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) sẽ tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực lao động, việc
làm. Đặc biệt, nhu cầu về việc làm của thị trường lao động sẽ tăng lên do nhiều
người tự chuyển đổi hoặc bắt buộc phải chuyển đổi vị trí làm việc. Yếu tố này sẽ

ảnh hưởng tới đối tượng tham gia BHXH, BHYT và từ đó ảnh hưởng tới quỹ
BHXH cũng như việc giải quyết chính sách. Và để lấp được khoảng trống này,
chỉ có BHXH tự nguyện mới có thể đáp ứng và bảo vệ quyền lợi người lao động
khi họ thất nghiệp hoặc tạm thời mất việc làm. Vì vậy, sự ra đời của BHXH tự
nguyện hoàn toàn thích ứng với quá trình hội nhập.
Cũng theo một nghiên cứu về khả năng tham gia BHXH tự nguyện của
người dân trong quá trình xây dựng Luật, Viện Khoa học LĐTB&XH, Bộ
LĐTB&XH, đã đưa ra con số 41% số người trong độ tuổi lao động thuộc khu
vực phi chính thức cho biết, họ sẽ tham gia BHXH tự nguyện. Đây là con số có
nhiều ý nghĩa, bởi nếu làm tốt công tác tuyên truyền, cộng với hiệu ứng dây
chuyền, BHXH tự nguyện ở nước ta sẽ thành công trong triển khai.

15


Tuy nhiên trong thời gian đầu triển khai vẫn chưa thu hút được đông đảo
người dân tham gia, cụ thể như sau 1 tháng triển khai, theo BHXH thành phố
HCM trên toàn TP mới có 67 người tham gia BHXH tự nguyện với tổng thu trên
153 triệu đồng, hầu hết là những người đã có quá trình đóng BHXH bắt buộc chỉ
có 3 đối tượng tham gia mới.
Phần lớn người nông dân còn chưa tham gia vào lĩnh vực này bởi hai
nguyên nhân cơ bản:
-Thứ nhất, đó là thu nhập thực tế của người nông dân còn thấp, họ phải sử
dụng nguồn tài chính hạn hẹp của mình cho các nhu cầu được coi là cấp thiết đối
với cuộc sống hàng ngày của gia đình, và một phần để tích trữ cho các chi tiêu
đột xuất.
-Thứ hai, nhận biết của người dân về các dịch vụ BHXH tự nguyện còn
chưa đầy đủ. Như khi tham gia BHYT nhưng không bị ốm đau và không cần sử
dụng dịch vụ BHYT, người nông dân cho rằng như vậy là tham gia BHYT không
có lợi và họ không tham gia tiếp.


II. Thuận lợi và khó khăn trong triển khai BHXH tự nguyện tại
Việt Nam
a) Thuận lợi
- Đầu tiên, một trong những thuận lợi lớn nhất của BHXH tự nguyện là
không bị phá sản. Người dân luôn luôn yên tâm rằng mình đóng góp vào đó thì
đã nhận được sự bảo hộ của Nhà nước, kể cả khi đồng tiền có sự thay đổi, có
biến động thì Nhà nước vẫn sẽ có trách nhiệm với người tham gia.
- Thứ hai, bảo hiểm xã hội tự nguyện có một phương thức đóng góp rất cơ
động. Không như những loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm xã hội tự nguyện
phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế và điều kiện lao động của người tham
gia bảo hiểm. Vì thế mức phí sẽ rất phù hợp với khả năng đóng góp và nguyện

16


vọng thụ hưởng sau này của người tham gia. Trong đó, tổng số tiền đóng trong
quá trình tham gia BHXH tự nguyện cho đến khi 60 tuổi sẽ được cộng toàn bộ
cùng với tiền lãi, rồi chia ngược trở lại cho số năm dự kiến được hưởng (xác
định dựa trên tuổi thọ bình quân của người VN, loại trừ những người tử vong
sớm do tai nạn, bệnh tật...) để tính ra số lương hưu hằng tháng.
- Thứ ba, BHXH tự nguyện có sự khác biệt so với BHXH bắt buộc là
người tham gia BHXH bắt buộc khi nghỉ hưu sẽ được hưởng 75% lương cho đến
khi mất, nhưng có người chưa kịp cầm sổ, hoặc mới được hưởng lương hưu vài
năm đã mất thì gia đình chỉ được trợ cấp tiền tuất. Nhưng với BHXH tự nguyện,
những trường hợp này gia đình sẽ được trả lại toàn bộ số tiền đã đóng.
-Thứ tư, thuận lợi của loại hình BHXH tự nguyện là... tự nguyện tham gia!
Loại hình BHXH tự nguyện này rất ''mở'' đối với những người có hoàn cảnh kinh
tế khó khăn như nông dân, thợ thủ công. Đó là các mức đóng góp ''nhẹ nhàng'',
người tham gia như nông dân không quá ngại trước các mức 20.000 đồng/tháng,

30.000 đồng/tháng, 50.000 đồng/tháng, 70.000 đồng/tháng, 100.000 đồng/tháng.
Theo tinh thần của Nghị định, người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn
mức đóng phụ hợp với thu nhập của mình và có thể thay đổi mức đóng từ mức
thấp lên mức cao hơn hoặc ngược lại. Một trong những thuận lợi nữa cho khách
hàng tham gia BHXH tự nguyện là trong trường hợp rủi ro, bị giảm thu nhập thì
người tham gia BHXH tự nguyện có thể tạm ngừng đóng BHXH, sau đó được
đóng bù.
- Thứ năm, khi nhận sổ hưu, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được
nhận luôn thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và được hưởng các chính sách tương tự
như những người hưu trí hiện nay.
-Thứ sáu, có sự liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự
nguyện.NLĐ trước đây tham gia BHXH bắt buộc, vì lý do nào đó phải nghỉ việc,
nếu sau đó chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện, hoặc đối với trường hợp
17


chuyển từ BHXH tự nguyện sang BHXH bắt buộc thì được bảo lưu thời gian đã
đóng để làm cơ sở tính hưởng chế độ BHXH. Với sự phát triển của thị trường lao
động, việc di chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác là một tất yếu,
cách tính trên sẽ đáp ứng được tình hình chu chuyển lao động và đảm bảo quyền
lợi của NLĐ tham gia BHXH.
- Thứ bảy, nhờ có các kênh truyền thông đại chúng hiện nay thông qua
công tác tuyên truyền, quảng cáo linh hoạt đã đưa các lợi ích tối đa mà BHXH tự
nguyện đem lại đi sâu vào tư tưởng của người dân. Đây là một thuận lợi không
nhỏ, các tư vấn bảo hiểm có thể dẫn dắt được người dân tin tưởng tham gia
BHXH tự nguyện.
- Thứ tám, dân số của nước ta hiện nay đang là dân số vàng. Quy mô lao
động lớn chiếm khoảng 59.3 % dân số cả nước. Tạo nên môi trương thuận lợi
cho việc triển khai BHXH tự nguyện.
- Thứ chín, phạm vi đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nói chung là rất

rộng, có thể bao hàm cả các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Phạm vi đối
tượng tham gia rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai BHXH tự nguyện
một cách dễ dàng.
Trên đây là các thuận lợi đem lại trong việc triển khai BHXH tự nguyện
tại Việt Nam.
b) Những khó khăn thách thức khi triển khai BHXH tự nguyện tại Việt
Nam
- Thứ nhất là khả năng mở rộng độ bao phủ.
BHXH tự nguyện có đối tượng điều chỉnh rất lớn Để mở rộng độ bao phủ
cho đối tượng này phải có lộ trình và thời gian rất dài. Đến năm 2015, nếu tổ
chức triển khai tốt cũng chỉ có khả năng thực hiện cho 8% đối tượng ( khoảng
gần 3 triệu người ), số chưa tham gia BHXH tự nguyện trong một thời gian dài là
rất lớn khoảng trên 90%.
18


- Thứ hai là điều kiện thu nhập thấp và không ổn định
Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện khá cao, khả năng tham gia hạn chếdo
phần lớn lao động khu vực này có thu nhập thấp, khả năng tiết kiệm không cao là
một thách thức rất lớn. Trong khi đó mức đóng khá cao ( thấp nhất là 16% mức
lương tối thiểu ), lại có xu hướng tăng lên ( do mức lương tối thiểu sẽ tăng theo
lộ trình cải cách tiền lương và tăng tỷ lệ đóng theo luật định để đạt 22% ) thì có
thể số người tham gia sẽ giảm đi.
Hơn nữa thu nhập của từng người lao động là rất khác nhau nên BHXH
tự nguyện khó triển khai hơn so với BHXH bắt buộc. Vì BHXH bắt buộc có thể
thu tại cơ quan, doanh nghiệp còn bảo hiểm xã hội tự nguyện là phải thu của
từng người một. Và nếu triển khai như vậy thì chi phí cho hoạt động của bộ máy
sẽ rất lớn.
- Thứ ba là khả năng nhận thức của người dân còn yếu
Người tham gia BHXH tự nguyện chưa nắm được chính sách ưu việt của

BHXH tự nguyện đem lại cho mình. Kèm theo, điều kiện kinh tế của các gia
đình đại đa số còn ở mức độ thấp, trình độ dân trí không đồng đều có khoảng
cách lớn giữa nông thôn và thành thị, do vậy bước đầu người dân chưa thấy hết
được những lợi ích to lớn khi tham gia BHXH tự nguyện. Điển hình có một số
nơi không được tiếp cận với bảo hiểm, thậm chí còn không biết bảo hiểm là gì
thì nói gì đến BHXH tự nguyện.
Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng chế độ lương hưu tối
thiểu 15 năm sau khi hết tuổi lao động. Nếu chết trước thời hạn này thì được trả
phần lương hưu còn lại. Ngoài ra người lao động còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Song theo tính toán, với quy định này, mức chi trả có thể sẽ vượt quá đầu vào
của quỹ bảo hiểm.
- Thứ tư là khả năng hỗ trợ của Nhà nước

19


BHXH tự nguyện khác với các loại hình bảo hiểm kinh doanh khác là nó
không được phép phá sản do bản chất xã hội của BHXH tự nguyện. Nhà nước
phải bảo đảm hoạt động ổn định cho quỹ BHXH tự nguyện và có thể phải hỗ trợ
những khi cần thiết. Để triển khai được chính sách BHXH tự nguyện, ngân sách
Nhà nước sẽ phải “gánh” thêm một phần không nhỏ trong khi đó ngân sách Nhà
nước hiện đang rất khó khăn.
BHXH tự nguyện còn là lưới an toàn xã hội theo nguyên tắc đóng hưởng.
Tuy nhiên, người nghèo, nhóm xã hội yếu thế, người dân tộc miền núi khó
khăn..... là những đối tượng sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi này trước tiên. Muốn mở
rộng độ bao phủ cho nhóm đối tượng này phải có chính sách hỗ trợ của Nhà
nước và cộng đồng. Đây là một thách thức lớn đối với nước ta khi mà ngân sách
Nhà nước eo hẹp, khả năng xã hội hóa còn khó khăn.
- Thứ năm là khả năng tiếp cận khi mở rộng độ bao phủ


- Khi thực hiện BHXH bắt buộc cho NLĐ chỉ triển khai tới từng đơn vị,
bây giờ triển khai BHXH tự nguyện tới từng NLĐ thì phải xây dựng được một
quy trình quản lý mới. Quy trình này phải vừa quản lý quỹ chặt chẽ, vừa đơn
giản, thuận lợi, linh hoạt, chính xác cho người tham gia, bởi vì những người
tham gia hôm nay, nhưng đến tận 20 năm sau hoặc hơn nữa họ mới thụ hưởng.
Hơn nữa, quy trình phải mang tính khoa học, chặt chẽ để phòng khi có nhiều
người đang bảo lưu chế độ BHXH bắt buộc chuyển sang tham gia BHXH tự
nguyện vẫn được thực hiện liên thông và thanh toán đầy đủ, thuận tiện (2 quỹ
này đang hoạt động độc lập với nhau).

20


21


CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC TRIỂN KHAI BẢO
HIẺM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI VIỆT NAM

II. Các biện pháp triển khai BHXH tự nguyện.
- BHXH tỉnh,huyện phải phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan báo
chí, tuyên truyền của tỉnh, huyện làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi
người hiểu và tham gia BHXH tự nguyện, vì đối tượng của BHXH tự nguyện rất
đa dạng, phần lớn trong số đó chưa từng tham gia BHXH bao giờ. Đặc biệt là
phải vận động được nhiều người thay đổi thói quen “tới đâu hay tới đó”, xem
nhẹ việc tham gia BHXH để lúc khó khăn sẽ được cơ quan BHXH trợ cấp.
- Đối với cơ quan BHXH cố gắng vận dụng được phương thức vận động
các nhóm đối tượng theo yêú tố thuận lợi và có số đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện nhiều nhất. Cụ thể, tuỳ thuộc vào yếu tố: Về nhận thức, nhu cầu, sự

mong muốn tham gia của từng nhóm đối tượng mà lần lượt triển khai thực hiện.
Theo nguyên tắc dễ trước- khó sau. Điển hình như: Đối tượng cán bộ, xã,
phường, thị trấn không chuyên trách hiện nay thể hiện rõ yếu tố thuận lợi: Nắm

22


bắt, nhận thức vễ BHXH tự nguyện nhanh chóng và có ý thức cao trong việc
chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nếu chúng ta biết
cách tranh thủ sự chỉ đạo với cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể cấp xã, phường, thị
trấn vận động tốt thì có khả năng nhóm đối tượng này đăng ký tham gia rất cao.
Tương tự, lần lượt với các nhóm: Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, người
lao động nghỉ việc đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ năm đóng BHXH; thân nhân của
cán bộ, viên chức; hội viên các đoàn thể; xã viên hợp tác xã hoặc những người
lao động có nguồn thu nhập ổn định, nông dân và những lao động tự tạo việc
làm... Những đối tượng này cần có kế hoạch thống kê, xác định số lượng để phối
hợp với các đoàn thể, hợp tác xã triển khai vận động. Xây dựng được một hệ
thống tổ chức quản lý thực hiện có năng lực, và một hệ thống chính sách BHXH
đồng bộ đối với người dân trên phạm vi cả nước.
- Đại lý là cánh tay nối dài giữa cơ quan BHXH với người dân, cơ chế
thông qua đại lý thu BHXH tự nguyện ở xã, phường, thị trấn để vận động, thu
phí BHXH tự nguyện. Có như vậy thì mới giảm được áp lực cho bộ máy BHXH.
- Xây dựng được một hệ thống tổ chức quản lý thực hiện có năng lực, và
một hệ thống chính sách BHXH đồng bộ đối với người dân trên phạm vi cả
nước.
- Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ ban đầu cho hệ thống BHXH
người nông dân. Kinh nghiệm cho thấy, ngay ở các nước phát triển, như Cộng
hoà liên bang Đức, hàng năm Ngân sách nhà nước cũng phải hỗ trợ chi trả từ 7580% cho BHXH cho nông dân.
VII. Ý kiến đóng góp về BHXH tự nguyện.
1. Không nên quy định mức "trần"

BHXH tự nguyện chỉ nên gọi là bảo hiểm hưu trí tự nguyện vì người đóng
loại bảo hiểm này thật ra chỉ nhận lại số tiền họ đã tích luỹ trong thời hạn 20 năm
hoặc lâu hơn. Mức đóng được quy định trong dự thảo là quá thấp. Đã là tự
23


nguyện thì không nên quy định mức "trần". Tại điều 13 của dự thảo quy định
mức hưởng BH chia cho 180 tháng sẽ gặp nhiều bất cập, vì hiện nay tuổi thọ
trung bình của người dân ngày càng cao, nếu người thụ hưởng BHTN sống quá
75 tuổi thì phải lấy nguồn nào để chi trả bù vào mức đóng?
2. Tránh tình trạng mất công bằng
Dự thảo cần quy định rõ thời gian đóng BHXH, vì nếu như theo điều 7,
nếu thiếu 10 năm trong khi đã đủ 60 tuổi thì sẽ được đóng "một cục" để từ đó
hưởng lương hưu. Như vậy, đương nhiên sẽ có lợi hơn những người khác, vì mọi
người phải mất những 20 năm để đóng. Thời gian khiến đồng tiền có những giá
trị khác nhau (do trượt giá) nên sẽ xảy ra tình trạng mất công bằng và mất hợp lý
trong công tác thu bảo hiểm. Mặt khác, BHXH tự nguyện cũng chưa thật sự
khuyến khích người trẻ tuổi vì nếu họ đã đóng đủ tiền bảo hiểm trong 20 năm
nhưng chưa đủ 60 tuổi họ sẽ phải "đợi" đến mức tuổi quy định. Trong khi đó, tại
BHXH bắt buộc quy định rõ ràng nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi (có thời gian đóng
BHXH đầy đủ) sẽ được hưởng chế độ hưu trí theo luật định. Phải chăng, trong
BHXH tự nguyện cũng phải theo chế định này, có như vậy mới tránh được tình
trạng phân biệt giữa hai loại hình bảo hiểm.
3. Nên nâng mức lợi nhuận trong BHXH tự nguyện
Quỹ BHXH tự nguyện nên giao cho ai phụ trách là hợp lý nhất còn là vấn
đề cần được đưa ra thảo luận. Ngoài ra, người tham gia BHXH tự nguyện chỉ
được hưởng lợi nhuận bằng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn (chưa trừ chi phí
quản lý) là chưa hợp lý. Điều 20 quy định: "Tiền nhàn rỗi của quỹ BHTN được
gửi vào Ngân hàng; mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, dự
án có hiệu quả cao, không rủi ro". Như vậy ở đây toàn là mức gửi dài hạn lại

không bị tính thuế tại sao chỉ trả cho người tham gia BH mức lợi nhuận thấp
nhất. Phải chăng nên tăng mức đó theo kỳ hạn 1 năm vì BHXH tự nguyện không
phải loại hình BH mang tính chất kinh doanh.
24


4. Nên có những quy định rõ ràng hơn.
Việc quy định người bị tù giam không được đóng BHTN là đúng vì lúc đó
họ đang là người có tội, bị mất quyền công dân nhưng nếu như trong thời gian
tạm giam ( có thể kéo dài tới 6 tháng hoặc lâu hơn) thì sao? Theo nguyên tắc, họ
chưa bị coi là có tội vì thế nên ghi rõ những người bị Toà án xét xử là có tội,
đang thụ án phạt giam sẽ không được đóng BHXH tự nguyện.
5. BHXH “tự nguyện” nhưng vẫn còn ràng buộc.
Những người rất muốn đóng BHXH tự nguyện nhưng không đủ điều kiện
về thời gian tham gia BHXH bắt buộc hoặc có đóng cũng không thể được hưởng
lương hưu. Như trường hợp một phụ nữ 56 tuổi, đã nghỉ hưu và tham gia BHXH
bắt buộc được 14 năm 9 tháng, bà rất muốn đóng tiếp để đủ điều kiện hưởng hưu
trí. Tuy nhiên, người đã hết tuổi LĐ phải đóng BHXH bắt buộc đủ 15 năm trở
lên mới được đóng tiếp cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Vì vậy, những đối
tượng hết tuổi LĐ nhưng chưa đóng đủ 15 năm BHXH (dù chỉ thiếu một vài
tháng) cũng không được tham gia nối tiếp BHXH tự nguyện.
Còn điều kiện về thời gian đóng khi đã đến tuổi hưu trí. Nếu người tham
gia BHXH tự nguyện đủ 60 tuổi đối với nam (đủ 55 tuổi đối với nữ) có thời gian
tham gia BHXH chưa đủ 15 năm thì chỉ được giải quyết trợ cấp 1 lần, không
được tiếp tục đóng BHXH tự nguyện. Trong khi người tham gia BHXH bắt buộc
thuộc trường hợp trên vẫn được đóng tiếp.
Quy định trên sẽ khiến người thuộc lứa tuổi trên 45 tuổi với nam và trên
40 với nữ mới tham gia BHXH tự nguyện không có cơ hội hưởng lương hưu. Đã
là BHXH mang tính chất tự nguyện thì không nên có điều kiện ràng buộc như
trên, nên để người dân được lựa chọn và tham gia theo khả năng của mình.

6. Cách đóng phí bảo hiểm là quá “dễ dãi”.

25


×