Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tìm hiểu về bảo hiểm tài sản và thực trạng bảo hiểm tài sản trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.05 KB, 32 trang )

DANH SÁCH NHÓM 04


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thanh Hóa, ngày …… tháng …… năm 2013
Giáo viên hướng dẫn


MỤC LỤC:


PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua đất nước đã có nhiều thay đổi lớn cả về kinh tế, chính trị, văn hoá
xã hội. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập mạnh mẽ hơn với nền kinh tế khu vực
và thế giới. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Để phục vụ cho hoạt động
buôn bán, giao lưu ngày một phát triển trong nền kinh tế - một nhu cầu bức thiết của xã hội thì
điều tiên quyết là phải phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó cơ sở hạ tầng giao thông chiếm vị trí
rất quan trọng. Hệ thống đường xá, cầu cống phải được mở rộng hơn và nâng cấp hơn để đảm
bảo cho việc vận chuyển nhanh chóng, thuận tiện, mà trước hết là an toàn hơn.


Do sự tăng lên quá nhanh của các phương tiện giao thông (đặc biệt là xe cơ giới), nên
mặc dù cơ sở hạ tầng giao thông đã có sự phát triển hơn nhưng tình hình tai nạn giao thông vẫn
là vấn đề đáng lo ngại cho toàn xã hội. Tai nạn xảy ra kéo theo tổn thất về người và của, điều
đó chẳng những gây đau đớn về mặt tinh thần cho người thân mà còn làm thiệt hại về kinh tế
cho gia đình và xã hội. Vì vậy bảo hiểm vật chất xe cơ giới ra đời để đảm bảo về mặt tài chính
cho các chủ xe mỗi khi phương tiện của họ không may gặp rủi ro, góp phần bảo vệ sự an toàn
chung của xã hội.
Nhưng một thực tế hiện nay đó là số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe còn tương
đối thấp so với tổng lượng xe cơ giới hiện đang lưu hành. Điều này có thể là do: Các sản phẩm
bảo hiểm còn xa lạ với người dân, do vấn đề thu nhập, do các sản phẩm bảo hiểm vật chất xe
chưa thực sự hấp dẫn, hoặc do hoạt động giám định - bồi thường của các công ty bảo hiểm
chưa đáp ứng được mong muốn của khách hàng, gây mất lòng tin cho khách hàng…Vì vậy cần
phải có những giải pháp hữu hiệu để khai thác tối đa nghiệp vụ này - một nghiệp vụ bảo hiểm
có tiềm năng rất lớn ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Chính vì lý do đó mà em quyết định
chọn đề tài: : “Tìm hiểu về bảo hiểm tài sản và thực trạng bảo hiểm tài sản trong những
năm gần đây” với mong muốn được đóng góp một số ý kiến để hoạt động này ngày càng được
nâng cao, tạo niềm tin cho khách hàng vào công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy giáo. Trong quá
trình hoàn thành chuyên đề, do thời gian và sự hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định, em rất mong được sự góp ý của các Thầy, và các bạn để bài viết
của nhóm em được hoàn thiện hơn.


PHẦN 2: NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TÀI SẢN
1.1. Định nghĩa bảo hiểm tài sản.
Bảo hiểm tài sản là một loại hình của bảo hiểm thương mại mà đối tượng là tài sản. Bảo
hiểm tài sản giúp cho người được bảo hiểm giảm, tránh được thiệt hại về vật chất khi rủi ro
được bảo hiểm xảy ra.
1.2. Đối tượng bảo hiểm:

Là tài sản của các cá nhân, tập thể nhưng không bao gồm: Tiền( tiền giấy hay tiền kim
loại), séc, thư bảo lãnh, tín phiếu, tem, tài liệu, bản thảo, sổ sách, giấy tờ các loại, vàng bạc,
kim loại quý, đá quý, đồ trang sức, gia bảo, đồ cổ, đồ thờ cúng, bản vẽ hay tài liệu thiết kế, chất
nổ, vật sống, vật nuôi…
1.3. Phạm vi bảo hiểm:
Là các rủi ro tài sản do người được bảo hiểm sử dụng tại địa điểm được bảo hiểm cho
mục đích công việc của họ hoặc bộ phận tài sản đó bị tổn thất, phá huỷ hay tổn hại do bất kỳ
nguyên nhân nào gây ra, ngoài các nguyên nhân bị loại trừ, vào bất kỳ thời điểm nào trong thời
hạn hiệu lực bảo hiểm hoặc bất kỳ thời gian nào tiếp theo mà người được bảo hiểm đă nộp phí
theo yêu cầu của công ty bảo hiển cho việc tái đơn bảo hiểm này.
1.4. Đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm tài sản.
Bảo hiểm tài sản có những đặc điểm khác biệt so với các loại hình bảo hiểm khác
ở quyền bảo hiểm tài sản và giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.

- Quyền tham gia bảo hiểm tài sản
Bất kỳ một tài sản nào cũng gắn liền với quyền sở hữu của chủ tài sản. Để bảo vệ tài sản
trước những rủi ro tổn thất, chủ sở hữu có thể thỏa thuận với các công ty bảo hiểm đảm bảo cho
các tài sản của mình. Như vậy, việc tham gia bảo hiểm cho tài sản là các chủ sở hữu hoặc người
đựơc ủy quyền, trong trường hợp này các chủ sở hữu hay người đựơc ủy quyển cũng chính là
người được bảo hiểm.

- Chỉ được phép tham gia bảo hiểm cho tài sản tối đa là giá trị của tài sản
Mục đích nhằm giúp các chủ sở hữu khắc phục hậu quả tổn thất của tài sản bằng cách
chi trả một khoản tiền đủ để chủ sở hữu khôi phục lại tình trạng của tài sản ngay trước khi tổn
thất xảy ra. Như vậy, chủ sở hữu không đựơc "kiếm lời" từ tổn thất của mình. Khi tham gia bảo
hiểm cho tài sản, các chủ sở hữu cần kê khai đúng giá trị của tài sản. Giá trị của tài sản đó là
giá trị thực tế hay giá trị tại thời điểm tham gia bảo hiểm và các chủ sở hữu chỉ đựơc phép tham
gia bảo hiểm tối đa là giá trị của tài sản. Nếu cho phép tham gia với số tiền bảo hiểm cao hơn



giá trị tài sản, giả sử khi xảy ra tổn thất toàn bộ, công ty bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ số tiền bảo
hiểm, lúc này chủ sở hữu không những khôi phục lại được toàn bộ tài sản mà còn "có lời" từ
tổn thất của mình. Lúc này, bảo hiểm sẽ không thể hiện được vai trò là công cụ đề phòng, hạn
chế tổn thất cho xã hội.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngoài việc tham gia bảo hiểm theo giá trị của tài
sản, các công ty bảo hiểm còn cho phép các chủ sở hữu tham gia bảo hiểm cho các chi phí phát
sinh thêm trong việc khai thác sử dụng tài sản như trong bảo hiểm thân tàu, ngoài giá trị thân
tàu, chủ tàu đựơc phép tham gia bảo hiểm cho chi phí điều hành, cước phí thu được của chuyến
hành trình; bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ngoài giá trị bản thân lô hàng, các chủ hàng có
thể mua bảo hiểm cho cước vận chuyển, lời lãi ước tính...

- Nguyên tắc bồi thường
Theo nguyên tắc bồi thường, số tiền mà bên đựơc bảo hiểm nhận đựơc không bao giờ
lớn hơn thiệt hại thực tế mà bên đựơc bảo hiểm đã gánh chịu. Nguyên tắc bồi thường đựơc áp
dụng trong việc chi trả tiền cho bên được bảo hiểm nhằm ngăn chặn những hành vi trục lợi,
làm giàu bất chính trong các hợp đồng bảo hiểm tài sản.
Để đảm bảo số tiền chi trả cho bên bảo hiểm không bao giờ vượt quá thiệt hại thực tế mà
bên đựơc bảo hiểm đã gánh chịu, đặc biệt trong trường hợp tổn thất của tài sản có liên quan đến
người thứ ba, qui định của pháp luật đưa ra một nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc thế quyền.

- Nguyên tắc thế quyền.
Theo nguyên tắc này, công ty bảo hiểm sau khi đã bồi thường cho bên được bảo hiểm thì
được phép thế quyền bên đựơc bảo hiểm để yêu cầu người thứ ba có trách nhiệm trong tổn
thất tài sản, chi trả lại phần tổn thất của tài sản thuộc trách nhiệm của người đó.

1 Trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả
tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm, thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi
hoàn khoản tiền mà mình đã trả. Bên được bảo hiểm phải có nghĩa vụ cung cấp cho bên bảo
hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền
yêu cầu đối với người thứ ba.

2 Trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba trả, nhưng
vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả, thì bên bảo hiểm chỉ phải trả phần chênh lệch giữa
số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu bên
được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại do người thứ ba gây ra, thì
bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền
bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại.
Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã trả cho bên
được bảo hiểm.


Ví dụ:
Ông A có căn nhà trị giá 10 tỷ đồng. Ông A đề nghị tham gia bảo hiểm căn nhà với số
tiền bảo hiểm là 8 tỷ đồng, tức là 80% giá trị căn nhà, 20% giá trị căn nhà là ông A tự bảo hiểm
cho mình. Không may căn nhà bị tổn thất toàn bộ do ông B, hàng xóm ông A gây ra. Cty bảo
hiểm sẽ bồi thường cho ông A là 8 tỷ đồng = STBH. Khi đó cty bảo hiểm có thể thay ông A đòi
ông B (thế quyền). Đặt trường hợp may mắn, cty bảo hiểm đòi được 100% giá trị căn nhà là 10
tỷ đồng, khi đó cty bảo hiểm sẽ giữ lại 80% x 10 tỷ = 8 tỷ đồng. Phần còn lại, 2 tỷ đồng được
đưa lại cho ông A.

- Không được phép tham gia bảo hiểm trùng cho tài sản
Bảo hiểm trùng là trường hợp cùng một tài sản tham gia bảo hiểm với cùng điều kiện
và sự kiện bảo hiểm tại nhiều công ty bảo hiểm khác nhau. Như vậy, khi bảo hiểm trùng xảy ra,
tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm cho cùng một tài sản sẽ lớn hơn giá trị bảo
hiểm. Việc tham gia bảo hiểm trùng sẽ trục lợi từ phía bên bảo hiểm. Vì vậy, khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm, mỗi công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo
hiểm của mỗi hợp đồng với tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên được bảo
hiểm đã giao kết. Theo tỷ lệ này thì tổng số tiền bồi thường của các công ty bảo hiểm không
vượt quá thiệt hại thực tế của tài sản tham gia bảo hiểm trùng.
Ví dụ: Một tài sản trị giá 10 tỷ đồng được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo hiểm với
số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 10 tỷ đồng. Khi có tổn thất toàn bộ, 3 công ty phải trả

30 tỷ đồng, trong khi lẽ ra chỉ phải cùng nhau chi trả tổng cộng là 10 tỷ đồng.
1.5. Nội dung Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới

 Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Tai nạn, rủi ro là điều mà không một cá nhân, tổ chức nào mong muốn. Nhưng trên thực
tế thì tai nạn, rủi ro lại hàng ngày, hàng giờ vẫn luôn xảy ra đe dọa đến tính mạng, sự an toàn
của mọi người với các mức độ khác nhau. Sự phát triển nhanh chóng của phương tiện cơ
giới một mặt đem lại cho con người một hình thức vận chuyển thuận tiện, kịp thời, và đặc
biệt phù hợp với nhu cầu của đại đa số dân cư Việt Nam hiện nay. Cũng từ tính chất này nên
nguy cơ gây ra rủi ro tai nạn của xe cơ giới là rất lớn.
Riêng ở Việt Nam, theo Ủy ban an toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, trong vòng 12
năm từ năm 2001 đến năm 2013 số lượng phương tiện xe cơ giới tăng 26,83 lần từ 7.918.935
chiếc lên 31.650.681 chiếc, bình quân hàng năm tăng 16,8%. Trong đó ô tô tăng từ 340.779
chiếc đến 2.485.915 chiếc (tăng4,36 lần), mô tô tăng 6,47 lần từ 7.578.156 chiếc lên


29.164.766 chiếc. Ta thấy số lượng xe cơ giới tăng rất nhanh qua các năm đặc biệt là trong
giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2010, ô tô tăng 15,12 % từ 483.917 chiếc đến 557.092 chiếc,
xe mô tô tăng 34,60 % từ 625.823 chiếc đến 2.148.219 chiếc. Tính đến hết năm 2013, tổng số
lượng xe cơ giới của cả nước là 31.650.681 xe trong đó 2.485.915 ô tô và 29.164.766 mô tô.
Mặc dù tốc độ gia tăng các loại phương tiện xe cơ giới cao như vậy nhưng tốc độ phát triển
của cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải đường bộ còn hạn chế, còn nhiều vấn đề tồn tại
cần giải quyết. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2013 cả nước có khoảng 254.523 km đường bộ
thì chỉ có khoảng trên 50% được rải nhựa nhưng chất lượng kém và ngày càng xuống cấp
trầm trọng gây nên tình trạng tai nạn giao thông diễn ra ngày càng nhiều.
Làm thế nào để sẵn sàng có nguồn tài chính cho việc giải quyết bồi thường hậu quả các
vụ tai nạn, bảo vệ quyền lợi của người bị hại? Nhiều biện pháp được áp dụng khi có tai nạn
giao thông xảy ra như chủ phương tiện lập quỹ dự trữ, đi vay… nhưng các giải pháp này chỉ
mang tính tạm thời, thụ động. Do vậy, các chủ phương tiện phải tìm kiếm các giải pháp hiệu
quả hơn và bảo hiểm chính là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý rủi ro do tai

nạn giao thông gây ra. Quỹ bảo hiểm được lập dựa trên sự đóng góp một khoản tiền nhỏ của
các chủ xe cho các công ty bảo hiểm để bồi thường những thiệt hại khi phương tiện của họ
hoạt động gây ra tai nạn

 Vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
 Góp phần ổn định tài chính, khắc phục khó khăn cho chủ xe và lái xe khi có rủi ro xảy
ra.

 Góp phần tăng thu cho ngân sách cho Nhà Nước, để từ đó Nhà nước có điều kiện xây
dựng mới và nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông.

 Góp phần ngăn ngừa tai nạn giao thông, hạn chế tổn thất.
 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới góp phần làm tăng doanh thu cho các doanh nghiệp bảo
hiểm, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.

 Là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức kinh tế - xã hội, giúp họ yên
tâm trong cuộc sống, sinh hoạt và trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.5.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm.


 Xe cơ giới phải được gắn động cơ (khác với xe không có động cơ như xe đạp, xe do
gia súc kéo…).

 Xe cơ giới di chuyển trên đất liền không cần đường dẫn bằng chính động cơ gắn trên
nó (khác với tàu hỏa, xe điện…).

 Xe cơ giới phải có tối thiểu một chỗ ngồi cho người điều khiển.
Trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm, bên bảo hiểm có thể bảo hiểm toàn bộ xe hoặc bảo
hiểm từng bộ phận xe. Thân vỏ xe chiếm tỷ trọng lớn về mặt giá trị và nếu có xảy ra tai nạn
thì thân vỏ xe cũng chính là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chính vì thế hiện nay các

công ty bảo hiểm của Việt Nam thường tiến hành bảo hiểm toàn bộ xe hoặc bảo hiểm thân
vỏ xe.

 Đối với xe mô tô: do giá trị xe thấp nên chủ xe thường tham gia bảo hiểm toàn bộ xe.
 Đối với xe ô tô: do chúng có giá trị lớn, vận tốc cao, khu vực lưu chuyển rộng, một khi
rủi ro xảy ra thì chi phí sửa chữa rất tố kém. Đối tượng bảo hiểm ở đây chính là các xe ô tô
vận chuyển hàng hóa, hành khách…có đủ điều kiện về mặt kỹ thuật (đã qua kiểm định an toàn
kỹ thuật và các điều kiện về môi trường), có giấy phép lưu hành hoạt động trên lãnh thổ quốc
gia. Thông thường xe ô tô được chia thành các tổng thành:

 Tổng thành thân vỏ.
 Tổng thành động cơ.
 Tổng thành hộp số.
 Tổng thành cầu trước.
 Tổng thành trục sau.
 Tổng thành hệ thống lái.
 Tổng thành săm lốp.
1.5.2.Phạm vi bảo hiểm.
Rủi ro, tai nạn gắn với sự lưu hành xe cơ giới rất đa dạng và chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố. Từ những yếu tố khách quan như thời tiết, địa hình, chất lượng đường xá cho đến
những yếu tố chủ quan từ phía chủ xe, lái xe như tình trạng quản lý, bảo dưỡng của chủ xe; ý
thức, kỹ năng, kinh nghiệm của người lái xe…


Trước hàng loạt rủi ro, tai nạn, việc xác định phạm vi bảo hiểm và quy định loại trừ
trong những mẫu đơn bảo hiểm của các công ty bảo hiểm rất cần thiết, để đảm bảo các yêu
cầu về kỹ thuật và pháp lý trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

 Rủi ro được bảo hiểm.
Người bảo hiểm bồi thường cho chủ xe tham gia bảo hiểm những thiệt hại vật chất xảy

ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của lái xe, chủ xe, đó là:
- Những rủi ro thông thường gắn liền với hoạt động của xe: Đâm va, lật đổ…
- Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác (cháy, nổ…).
- Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên (bão, lũ lụt, sét đánh, động đất, mưa
đá…).
- Rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội (mất cắp, mất cướp toàn bộ, đập phá…).
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới có phạm vi thời gian bảo hiểm 24/24 giờ, trong suốt thời
gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm (được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm).
Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, người bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe:
- Chi phí sửa chữa, thay thế nhằm phục hồi xe nguyên vẹn như trước khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra.
- Trị giá các phụ tùng thay mới, trừ khấu hao ngoại trừ trường hợp tham gia bảo hiểm
theo điều kiện “ mới thay cũ ”.
- Tổn thất toàn bộ thực tế hoặc ước tính (trong trường hợp xe bị tổn thất toàn bộ hoặc
ước tính).
Ngoài ra người bảo hiểm còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh
trong tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm như:
+ Chi phí ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
+ Chi phí bảo vệ, kéo xe đến nơi sửa chữa gần nhất.
+ Chi phí giám định tổn thất.
Trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu xe cho chủ xe khác thì quyền
lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực đối với chủ xe mới nhưng phải thông báo cho bên bảo hiểm
biết và chấp nhận. Tuy nhiên, nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe
mới thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu
họ có yêu cầu.


Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường của người bảo hiểm (bao gồm cả chi phí)
của một vụ tai nạn không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.


 Rủi ro loại trừ.
Loại trừ những tổn thất không phải là hậu quả của những sự cố ngẫu nhiên, khách
quan, những tổn thất liên quan tới yếu tố chủ quan của chủ xe trong việc quản lý, bảo
dưỡng xe, như:
- Hao mòn tự nhiên, hỏng hóc do sử dụng, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do
sửa chữa (bao gồm cả chạy thử).
- Hư hỏng về điện hoặc động cơ do xe hoạt động trong vùng bị ngập nước.
- Tổn thất đối với săm lốp trừ trường hợp tổn thất này xảy ra do cùng nguyên nhân và
đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một vụ tai nạn.
- Hành động cố ý phá hoại của chủ xe, lái xe.
Loại trừ những trường hợp vi phạm pháp luật và độ trầm trọng của rủi ro tăng
lên, đó là những tai nạn xảy ra khi:
- Lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ.
- Lái xe say rượu bia, có sử dụng ma túy, hoặc các chất kích thích khác trong khi điều
khiển xe.
- Xe vận chuyển chất cháy nổ trái phép (không có giấy phép vận chuyển hoặc vận
chuyển trái với quy định trong giấy phép vận chuyển).
- Xe chở quá trọng tải hoặc quá số hành khách theo quy định.
- Xe không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
phương tiện cơ giới đường bộ.
- Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn.
- Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử.
Loại trừ rủi ro có tính “xã hội” với hậu quả lan rộng như: chiến tranh, bạo loạn…
Những quy định loại trừ khác như:
- Loại trừ những thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại;
ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác.
- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Việt Nam (trừ trường hợp có thỏa thuận riêng).
- Loại trừ thiệt hại do mất cắp bộ phận xe.



Ngoài ra, người bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường cho
chủ xe khi:
- Chủ xe cung cấp thông tin không đầy đủ, trung thực khi kê khai các nội dung trong
giấy bảo hiểm (về tình trạng xe, địa bàn hoạt động của xe).
- Không thực hiện đầy đủ các quy định về: thông báo tai nạn, trong việc đòi người thứ
ba, vấn đề này phụ thuộc vào yêu cầu quản lý rủi ro của người bảo hiểm, vào những yếu tố
khác của hợp đồng như là phí bảo hiểm.
1.5.3. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.

 Giá trị bảo hiểm (GTBH) và số tiền bảo hiểm (STBH).
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm
người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm. Việc xác định giá trị của xe tham gia bảo hiểm là cơ
sở để bồi thường chính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia bảo hiểm.
Trên thực tế, các công ty bảo hiểm thường dựa trên các yếu tố sau để xác định giá trị xe:

- Loại xe;
-

Năm sản xuất;

-

Mức độ cũ, mới của xe;

-

Thể tích làm việc của xi lanh…

Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm hay áp dụng đó là
căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao. Cụ thể:

Giá trị bảo hiểm= Giá trị ban đầu – Khấu hao (nếu có).
Ví dụ: Chủ một chiếc xe ôtô TOYOTA mua ngày 01 tháng 01 năm 2011 với giá 600
triệu đồng; mua bảo hiểm vật chất xe vào ngày 10 tháng 03 năm 2013. Công ty bảo hiểm đánh
giá tỷ lệ khấu hao là 12% năm. Mức khấu hao được tính cho từng tháng, nếu mua bảo hiểm
trước ngày 16 thì tháng đó không phải tính khấu hao, còn từ ngày 16 trở đi thì tháng đó phải
tính khấu hao. Trong trường hợp này giá trị bảo hiểm sẽ được tính như sau:
Giá trị ban đầu

600.000.000 VNĐ

KH năm 2011: (0,12) X 600.000.000 = 72.000.000
Năm 2012:

(0,12) X 600.000.000 = 72.000.000

Năm 2013:

(0,01x2) X 600.000.000 = 12.000.000


Tổng:

156.000.000 VNĐ

Như vậy giá trị bảo hiểm sẽ là:
600.000.000 – 156.000.000 = 444.000.000 VNĐ

 Phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe có trách nhiệm phải thanh toán cho Bên bảo hiểm
khi họ tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực

khi người tham gia bảo hiểm đóng phí hoặc chấp nhận đóng phí theo quy định. Ở Việt Nam,
các công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thu phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài Chính được
tính theo công thức sau:
P=f+d
Trong đó:

P: Phí thu mỗi đầu xe.
f: Phí bồi thường.
d: Phụ phí.

Căn cứ vào STBH, mức phí của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới được
xác định bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với STBH.
P = Sb * R
Trong đó:

Sb: Số tiền bảo hiểm.
R : Tỷ lệ phí bảo hiểm.

Tỷ lệ phí ở công thức phụ thuộc vào các yếu tố sau:

 Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông xảy ra.
 Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn giao thông xảy ra.
 Thời hạn bảo hiểm (ngắn hạn hoặc dài hạn).
Bảng 1: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
(không tính khấu hao hay thay mới).

Giá trị thực tế

Tỷ lệ phí bảo hiểm cơ bản trên số tiền
bảo hiểm

Xe ô tô
Xe mô
Bảo hiểm
Bảo hiểm
tô, xe máy
toàn bộ
bộ phận


Xe sử dụng dưới 3 năm hoặc giá
trị còn lại từ 70% trở lên so với giá trị
xe mới.

1.5%

2.5%

1%

Xe sử dụng từ 3 đến 6 năm hoặc
giá trị còn lại từ 50% đến 70% so với xe
mới.

1.7%

2.7%

1.2%

Xe sử dụng trên 6 năm hoặc giá

trị còn lại dưới 50% so với giá trị xe
1.9%
2.9%
1.4%
mới.
(Nguồn: Biểu phí quy định của Bộ Tài Chính)
Tỷ lệ phí cơ bản thường áp dụng cho một năm hợp đồng, cùng với tỷ lệ phí cơ bản
đó là quy định về tỷ lệ giảm phí đối với những hợp đồng có thời hạn dưới một năm.
Bảng 2: Biểu phí ngắn hạn theo quy định của Bộ Tài Chính.
Thời hạn bảo hiểm

Mức phí áp dụng (% phí bảo hiểm năm)

Đến 03 tháng

30% Phí bảo hiểm năm

Trên 03 tháng đến 06 tháng

60% Phí bảo hiểm năm

Trên 06 tháng đến 09 tháng

90% Phí bảo hiểm năm

Trên 09 tháng đến 12 tháng

100% Phí bảo hiểm năm
(Nguồn: Biểu phí quy định của Bộ Tài Chính)


Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, Bộ Tài Chính cũng
đưa ra biểu phí dài hạn bổ sung.
Bảng 3: Biểu phí dài hạn theo quy định của Bộ Tài Chính.
Thời hạn bảo hiểm

Mức phí áp dụng (% phí bảo hiểm năm)

Trên 12 tháng đến 15 tháng

124% Phí bảo hiểm năm

Trên 15 tháng đến 18 tháng

144% Phí bảo hiểm năm

Trên 18 tháng đến 21 tháng

162% Phí bảo hiểm năm

Trên 21 tháng đến 24 tháng

168% Phí bảo hiểm năm

Trên 24 tháng đến 30 tháng

208% Phí bảo hiểm năm

Trên 30 tháng đến 36 tháng

240% Phí bảo hiểm năm

(Nguồn: Biểu phí quy định của Bộ Tài Chính)


Phương pháp tính phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới của nhiều công ty bảo
hiểm trên thế giới luôn dựa vào một số yếu tố cơ bản sau:
- Loại xe : Do mỗi loại xe có những đặc tính kỹ thuật khác nhau, có mức độ rủi ro khác
nhau nên tỷ lệ phí bảo hiểm được tính riêng cho từng loại xe. Việc phân loại này dựa trên cơ
sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc, thiết bị an toàn, chống mất cắp, giá cả, chí phí sửa chữa,
phụ tùng thay thế…Đối với các xe không thông dụng như xe kéo rơ mooc, xe chở hàng
nặng… mức rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được cộng thêm một tỷ lệ nhất định trên
mức phí cơ bản.
- Mục đích sử dụng xe. Nó giúp cho người bảo hiểm có thể dự đoán được mức độ rủi ro
có thể xảy ra.
Ví dụ: một chiếc xe riêng của một gia đình chỉ phục vụ cho mục đích đi lại hàng ngày sẽ
có mức độ rủi ro thấp hơn một chiếc xe dùng vào việc kinh doanh vận chuyển hành khách.
Xe tham gia giao thông trên đường càng nhiều, rủi ro tai nạn càng lớn.
- Phạm vi và địa bàn hoạt động. Xe hoạt động trên phạm vi càng rộng, khả năng xảy ra
rủi ro càng lớn. Và mức độ rủi ro còn phụ thuộc vào đặc điểm địa hình, số lượng xe, điều
kiện tự nhiên… trên địa bàn mà xe đang hoạt động.
- Độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm lái xe. Số liệu thống kê cho thấy rằng, các lái xe là nam
giới và các lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so với các lái xe lớn tuổi. Trong thực tế, các
công ty bảo hiểm thường giảm phí bảo hiểm cho các lái xe có tuổi từ 45 đến 55 tuổi. Tuy
nhiên, đối với những lái xe từ 55 tuổi trở lên thường phải xuất trình giấy chứng nhận sức
khỏe đảm bảo để có thể lái xe thì công ty bảo hiểm mới nhận bảo hiểm.
- Tiền sử lái xe. Liên quan tới các vụ tai nạn phát sinh, các hành vi vi phạm luật lệ an
toàn giao thông…
Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nhìn chung đều có sự
phân biệt giữa xe mô tô và xe ô tô, giữa cách thức bảo hiểm toàn bộ và bộ phận xe.Tỷ lệ phí
cũng được điều chỉnh cho những trường hợp mở rộng phạm vi bảo hiểm như rủi ro mất cắp
bộ phận xe, trường hợp áp dụng mức miễn thường tăng lên và theo số năm xe đã qua sử

dụng.
Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ, tức là chỉ hoạt động một số ngày
trong năm, thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngày hoạt động đó theo công thức sau:


Số tháng xe đã hoạt động trong năm
Phí bảo hiểm = Mức phí cả năm ×
12
- Hoàn phí bảo hiểm: Có những trường hợp chủ xe đã đóng phí cả năm nhưng trong năm
xe không hoạt động hoặc được chuyển giao quyền sở hữu cho chủ xe khác mà không chuyển
giao quyền lợi bảo hiểm vật chất xe. Trường hợp này, công ty bảo hiếm sẽ hoàn lại phí bảo
hiểm của những tháng hợp đồng còn hiệu lực cho chủ xe được tính như sau:
Số tháng không hoạt động
Phí hoàn lại = phí cả năm ×

× tỷ lệ hoàn lại phí

12
Đây là mức giảm phí và hoàn lại phí theo quy định của Bộ Tài Chính để tránh trường
hợp trục lợi bảo hiểm của các công ty bảo hiểm.
- Biểu phí đặc biệt. Trong những trường hợp đặc biệt khi khách hàng có số lượng xe
tham gia nhiều, để tranh thủ sự ủng hộ, các công ty bảo hiểm có thể áp dụng biểu phí riêng
cho khách hàng đó. Dựa trên :
- Số lượng xe của công ty tham gia bảo hiểm.
- Tình hình bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm cho khách hàng ở những năm
trước đó.
- Tỷ lệ phụ phí theo quy định của công ty.
Trường hợp mức phí đặc biệt thấp hơn mức phí quy định chung, công ty bảo hiểm sẽ áp
dụng theo mức phí đặc biệt. Còn nếu mức phí đặc biệt tính được là cao hơn (hoặc bằng) mức
phí chung, tức là tình hình tổn thất của khách hàng cao hơn (hoặc bằng) mức tổn thất bình

quân chung, thì công ty bảo hiểm sẽ áp dụng mức phí chung.
1.5.4. Hoạt động giám định và bồi thường tổn thất.

 Quy trình xử lý tai nạn, giám định và xét bồi thường bảo hiểm thiệt hại vật chất xe
cơ giới tuân theo một quy trình chặt chẽ.
Giai đoạn 1 : Tiếp nhận và xử lý thông tin về tai nạn.
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, chủ xe hoặc đại diện chủ xe cần thông báo ngay cho cơ
quan công an, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc đơn vị đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm ở nơi
gần nhất về tình hình tai nạn, thực hiện các biện pháp để hạn chế thiệt hại gia tăng. Chủ xe


không được di dời, tháo dỡ hoặc sửa chữa xe khi chưa có ý kiến của doanh nhiệp bảo hiểm
trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp khai báo bằng điện thoại thì yêu cầu phía chủ xe trong vòng 05 ngày
phải gửi văn bản thông báo tai nạn hay cử đại diện đến công ty để khai báo trực tiếp.
Những thông tin bước đầu phải nắm được là:
- Số xe, loại xe.
- Ngày và nơi xảy ra tai nạn.
- Tên lái xe, số Giấy phép lái xe.
- Số Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn vị bảo hiểm, nội dung bảo hiểm (trách nhiệm dân
sự, vật chất xe…)
- Diễn biến tai nạn (có thể trình bày tóm tắt : gây tai nạn với ai, trong tình huống nào,
hậu quả…)
- Nội dung đang được cơ quan nào giải quyết, địa chỉ, số điện thoại liên lạc…
- Chủ xe (đang sở hữu), địa chỉ, số điện thoại liên lạc.
- Đánh giá sơ bộ về thiệt hại.
Trong quá trình thu thập hồ sơ, các thông tin tai nạn phải được điền đầy đủ như mẫu tờ
khai quy định.
Giai đoạn 2 : Giám định và thu thập hồ sơ tai nạn – tham gia giải quyết tai nạn.
Bước 1 : Thu thập hồ sơ tai nạn:

Ngay khi tiếp nhận khai báo tai nạn, đơn vị mở hồ sơ giải quyết tai nạn phải cử giám
định viên xuống ngay hiện trường để tham gia xử lý tai nạn. Giám định viên phải có trách
nhiệm:

- Xin ý kiến lãnh đạo đơn vị hoặc phòng Công ty để chỉ thị cho chủ xe hoặc phối hợp
với các cơ quan liên quan ngăn ngừa, đề phòng hạn chế tổn thất.

- Tiến hành ghi nhận tình huống tai nạn, giám định sơ bộ tổn thất, mức độ thiệt hại về
người và tài sản, chụp hình hiện trường và các tổn thất.

- Cần kiểm tra số sườn, số máy để đảm bảo rằng xe bị tai nạn là xe tham gia bảo hiểm.
Đối với xe tham gia bảo hiểm vật chất cần phải có bản chà số máy, số khung.


- Liên hệ ngay với cảnh sát giao thông hoặc cơ quan công an giải quyết vụ việc để tìm
hiểu về tình hình tai nạn, mức độ lỗi dự kiến cũng như thông báo cho khách hàng trong
việc giải quyết tai nạn, thu thập hồ sơ chứng từ để đủ cơ sở pháp lý đòi bồi thường.

- Chụp ảnh mô tả rõ tổn thất vật chất của tài sản bị thiệt hại.
Bước 2 : Giám định tổn thất và nguyên nhân tai nạn:
Giám định tổn thất được thực hiện bởi các chuyên viên giám định. Tùy theo từng nước,
từng loại hình doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau mà quy chế về chuyên viên giám định cũng
khác nhau. Ở những nước phát triển, chuyên viên giám định do doanh nghiệp bảo hiểm trực
tiếp chỉ định và lựa chọn là chính nhân viên của bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm.
Yêu cầu trong công tác giám định tổn thất.



Ghi nhận thiệt hại phải đảm bảo chính xác, kịp thời, khách quan và trung thực.


Ghi nhận thiệt hại tức là ghi lại thực trạng và xác định lại thiệt hại, mức độ trầm trọng và
nguyên nhân gây thiệt hại. Công việc giám định chỉ được thực hiện khi bên tham gia bảo
hiểm hay bên doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu. Để đảm bảo tính khách quan, mọi tổn thất về
tài sản đều được tiến hành giám định trực tiếp với sự có mặt của chủ xe, các bên có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, nhằm xác định nguyên nhân và mức độ
thiệt hại.



Đề xuất các biện pháp bảo quản và phòng ngừa thiệt hại, phải kịp thời và đúng

quyền hạn. Khi rủi ro tổn thất xảy ra, chuyên viên giám định có nghĩa vụ can thiệp để giảm
thiểu độ trầm trọng của tổn thất và tình trạng gia tăng thiệt hại.



Những thông tin mà chuyên viên giám định cung cấp cho doanh nghiệp bảo

hiểm là tất cả những chi tiết về những sự kiện đã xảy ra và các vấn đề liên quan như: Thực
trạng hiện trường nơi xảy ra tổn thất, tình trạng mất cắp, các quyết định của cơ quan công an
và chính quyền địa phương…Những thông tin này sẽ không có giá trị nếu được cung cấp quá
muộn vì không được làm bằng chứng khi lập biên bản giám định tổn thất.

 Quy trình giám định tổn thất.
Giám định bảo hiểm chỉ chấp nhận yêu cầu giám định trong những trường hợp xảy
ra tai nạn, có tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Vì vậy đối với những trường hợp
phát hiện không thuộc phạm vi bảo hiểm cần có ý kiến ngay để bên tham gia bảo hiểm có
hướng giải quyết. Có thể khái quát quy trình giám định theo các bước sau đây:





Chuẩn bị giám định: Trước khi tiến hành giám định phải chuẩn bị đầy đủ các

giấy tờ cần thiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm như: Đơn bảo hiểm hoặc giấy yêu cầu bảo
hiểm, loại hình bảo hiểm tham gia, hóa đơn sửa chữa, thay thế…Ngoài ra, nếu cần thiết còn
phải chuẩn bị hiện trường giám định, thống nhất thời gian và địa điểm giám định, tổ chức mời
các bên có liên quan trong khi giám định (công an, chính quyền địa phương, các nhà chuyên
môn…).



Tiến hành giám định: Công việc giám định phải được tiến hành khẩn trương, ý

kiến của chuyên viên giám định đưa ra phải chuẩn xác, hợp lý và nhất quán. Với những
nghiệp vụ bảo hiểm phải giám định dài ngày, chuyên viên giám định phải bám sát hiện trường
để theo dõi, thu thập thông tin và đưa ra các phương án giải quyết phù hợp. Trong quá trình
giám định phải tập trung vào các công việc sau:

+ Kiểm tra lại đối tượng giám định.
+ Phân loại tổn thất.
+ Xác định mức độ tổn thất.
+ Nguyên nhân gây tổn thất.
+ Tổn thất của người thứ ba (nếu có).
+ Các chi phí liên quan...
Những ý kiến nêu ra trong quá trình giám định phải có cơ sở khoa học và thực tiễn,
không được chủ quan, tùy tiện và vội vã khi đưa ra những kết luận.

 Lập biên bản giám định: Đây là tài liệu chủ yếu để xét duyệt bồi thường hoặc chi trả
bảo hiểm và khiếu nại người thứ ba. Vì vậy nội dung văn bản này phải đảm bảo tính trung

thực, chính xác, rõ ràng và cụ thể. Biên bản giám định chỉ cấp cho người có yêu cầu giám
định. Không được tiết lộ nội dung giám định cho những người khác khi chưa có yêu cầu của
doanh nghiệp bảo hiểm.

 Phương pháp giám định: Có hai phương pháp giám định đó là giám định trực tiếp và
giám định gián tiếp.

- Phương pháp giám định gián tiếp. Sử dụng trong những trường hợp đặc biệt (như tai
nạn xảy ra quá xa, giám định viên không thể trực tiếp đến tại hiện trường để giám định
được). Đối với trường hợp này, giám định viên có thể căn cứ vào biên bản của cơ quan


chức năng, căn cứ vào ảnh chụp, các hiện vật thu được, khai báo của chủ xe và kết quả
điều tra, thẩm định của công ty bảo hiểm (khi cần thiết) để lập biên bản giám định.

- Phương pháp giám định trực tiếp. Đây là phương pháp sử dụng để giám định hầu hết
các thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.
Trong trường hợp thiệt hại nhẹ, nguyên nhân đơn giản, rõ ràng, số lượng bộ phận hư
hỏng không nhiều, bằng quan sát bên ngoài đã có thể đánh giá, xác định được mức độ thiệt
hại chỉ cần lập biên bản giám định đơn giản và một lần.
Trường hợp tai nạn cùng một lúc gây hư hỏng cho nhiều cụm chi tiết và khó đánh giá
đủ thiệt hại bằng quan sát thông thường được, thì ngoài biên bản giám định ban đầu, giám
định viên còn phải lập các biên bản bổ sung phát sing trong qua trình sửa chữa. Trường hợp
hư hỏng nặng, mức độ thiệt hại lớn, có thể gây đến hư hỏng cho cả các chi tiết trong cụm
tổng thành có giá trị lớn như động cơ, hộp sơ… việc giám định bổ sung được thực hiện khi
tháo dời các bộ phận, dự toán sửa chữa và có kèm theo bản đề xuất chấp nhận phương án
sửa chữa.
Trường hợp tai nạn có dấu hiệu từ nguyên nhân loại trừ bảo hiểm, xuất phát từ hiện
trường, từ dấu vết hư hỏng để sự đoán, lựa chọn phương án giám định, xác định nguyên
nhân và cách đấu tranh thích hợp nhất. Nếu thấy cần thiết phải trưng cầu ý kiến của giám

định chuyên môn, điều tra kỹ thuật hình sự.
Giai đoạn 3 : Tính toán bồi thường- luân chuyển và lưu trữ hồ sơ.
Bước 1 : Hồ sơ bồi thường:
Thu thập hồ sơ, chứng từ để phục vụ công tác bồi thường, hồ sơ bao gồm (có thể thu
thập trực tiếp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp):

- Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường theo mẫu của Công ty.
- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về tài sản như báo đơn sửa chữa, thay mới tài sản bị
thiệt hại do tai nạn, các giấy tờ chứng minh các chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe
đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện chỉ dẫn của công ty bảo hiểm.

- Phiếu ghi nhận thông tin tai nạn (theo mẫu) có cảnh sát giao thông hoặc chính quyền
địa phương xác nhận.
Có trách nhiệm bàn giao hồ sơ gốc giám định ngay khi hoàn tất và chịu trách nhiệm
trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật về nội dung hồ sơ chứng từ giám định.


Bước 2 : Xét duyệt bồi thường:
Thời gian giải quyết hồ sơ bồi thường tại các đơn vị không quá 05 ngày kể từ khi nhận
hồ sơ có đủ chứng từ cần thiết và không quá 20 ngày từ khi xảy ra tai nạn. Trong trường hợp
bồi thường hộ, đơn vị cần có thông báo cho đơn vị bảo hiểm gốc về hướng xử lý trước khi
giải quyết cho khách hàng.

 Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm.
Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm là vấn đề trọng tâm của hoạt động kinh doanh
bảo hiểm. Bởi vì khi mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền
bảo hiểm một cách nhanh chóng và đầy đủ nếu không may họ bị tổn thất. Trình tự giải quyết
bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm được tiến hành như sau:

 Mở hồ sơ khách hàng: Khi nhận được biên bản giám định tổn thất và các giấy tờ có

liên quan, bộ phận giải quyết bồi thường phải mở hồ sơ khách hàng và ghi lại theo thứ tự số
hồ sơ (số hợp đồng) và thời gian. Sau đó kiểm tra, đối chiếu với bản hợp đồng gốc vế các
thông tin liên quan đến bảng kê khai tổn thất. Tiếp theo phải thông báo cho khách hàng là đã
nhận được đầy đủ các giấy tờ liên quan, nếu thiếu loại giấy tờ nào cũng phải thông báo nhanh
chóng bổ sung hoàn thiện hồ sơ bồi thường.

 Xác định số tiền bồi thường: Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là môt loại hình bảo hiểm
tài sản nên có đặc điểm là áp dụng nguyên tắc bồi thường khi thanh toán chi trả bảo hiểm. Số
tiền bồi thường mà bên được bảo hiểm nhận được trong mọi trường hợp không vượt quá thiệt
hại thực tế trong sự cố bảo hiểm. Số tiền bồi thường được xác định căn cứ vào:

+

Biên bản giám định tổn thất và bản kê khai tổn thất.

+

Điều khoản, điều kiện của hợp đồng bảo hiểm.

+

Thiệt hại thực tế và chi phí hợp lý đã thuận.

+

Các khoản chi phí khác được chấp nhận bồi thường như chí phí cẩu kéo

phương tiện, chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất.

+


Nguyên nhân gây ra thiệt hại có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không.

+

Loại hình bảo hiểm vật chất mà chủ xe tham gia: Bảo hiểm toàn bộ xe

hay chỉ bảo hiểm bộ phận xe? Xe tham gia bảo hiểm có đúng giá trị thực tế hay không?

+

Các khoản bị chế tài (nếu có).


+

Các khoản đòi bồi thường của người thứ ba gây tai nạn (nếu có).

Nguyên tắc tính số tiền bồi thường.
+ Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế.
Số tiền bảo hiểm (STBH)
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế ×
Giá trị bảo hiểm (GTBH)
+ Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế
Theo nguyên tắc để tránh việc "lợi dụng" bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận
STBH nhỏ hơn hoặc bằng GTBH. Nếu người tham gia bảo hiểm cố tình tham gia với STBH
lớn hơn GTBH nhằm trục lợi bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm sẽ không có hiệu lực và STBT
chỉ bằng thiệt hại thực tế và luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe.
Trong thực tế, cũng có những trường hợp công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trên giá
trị thực tế. Trường hợp này được gọi là bảo hiểm theo "giá trị thay thế mới". Để được công

ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm theo "giá trị thay thế mới", chủ xe phải đóng phí bảo hiểm
khá cao và các điều kiện bảo hiểm là khá nghiêm ngặt.
+ Trường hợp tổn thất bộ phận.
Trong trường hợp này, chủ xe sẽ được giải quyết theo nguyên tắc một hoặc hai nêu trên.
Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất bộ phận
bằng bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe.
+ Trường hợp tổn thất toàn bộ.
Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi:
+ Xe bị thiệt hại trên 75% hoặc đến mức không thể sửa chữa, phục hồi để đảm
bảo lưu hành an toàn hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe.
+ Xe bị mất cắp, mất cướp ( có kết luận của cơ quan chức năng ).
Trong trường hợp này STBT lớn nhất bằng STBH và phải trừ khấu hao cho thời gian xe
đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất.

 Thông báo bồi thường:
Sau khi số tiền bồi thường được xác định, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thông báo
chấp nhận bồi thường và đề xuất các hình thức bồi thường cho khách hàng. Thường có 3 hình


thức bồi thường: Thanh toán bằng tiền mặt, sửa chữa tài sản, thay thế mới tài sản. Nếu số tiền
bồi thường hoặc chi trả quá lớn, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận với khách hàng về
kỳ hạn thanh toán, thời gian, lãi suất trả chậm…
Truy đòi người thứ ba: Cuối cùng, bộ phận thanh toán bồi thường phải áp dụng các
biện pháp để tiến hành truy đòi người thứ ba nếu họ có liên đới trách nhiệm trong trường hợp
tổn thất xảy ra hoặc với các nhà bảo hiểm khác trên thị trường tái bảo hiểm.
1.5.5. Hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới.
- Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới được ký kết giữa chủ xe và công ty bảo hiểm theo đó
bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trong đó, giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm cung cấp là bằng chứng văn bản và

cũng là một bộ phận của hợp đồng bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa công ty
và chủ xe.
- Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới bao gồm:



Quy tắc bảo hiểm xe cơ giới: Là điều khoản quy định quyền lợi, trách nhiệm của

chủ xe và được cấp khi chủ xe cơ giới yêu cầu.



Giấy yêu cầu bảo hiểm (theo mẫu in sẵn): Để chủ xe yêu cầu bảo hiểm và thiết

lập hợp đồng bảo hiểm. Là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời của hợp đồng bảo
hiểm. Khi yêu cầu bảo hiểm, chủ xe phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong
Giấy yêu cầu bảo hiểm.



Giấy chứng nhận bảo hiểm: Được bảo hiểm cấp cho chủ xe, là bằng chứng ký kết

hợp đồng bảo hiểm.



Các điều khoản bảo hiểm bổ sung cho hợp đồng (chỉ áp dụng đối với bảo hiểm

vật chất ô tô): Là một bộ phận của hợp đồng bảo hiểm được thỏa thuận bổ sung nếu chủ xe
có yêu cầu.




Các thỏa thuận khác được lập thành văn bản giữa chủ xe và doanh nghiệp bảo

hiểm.
Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
Chủ xe phải thanh toán đủ phí bảo hiểm trước khi công ty bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo
hiểm, trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản. .


Khi chủ xe yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn, phải thông báo
bằng văn bản cho công ty bảo hiểm trước 15 ngày kể từ ngày định chấm dứt hợp đồng. Nếu
hợp đồng được hai bên thỏa thuận chấm dứt thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại cho chủ xe 80%
phí bảo hiểm của thời gian còn lại, trừ trường hợp trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu
lực đã xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nếu trong trường hợp công ty bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm trước thời hạn thì công ty phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe trước 15
ngày và hoàn lại phí bảo hiểm cho chủ xe tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo
hiểm.
1.5.6. Trục lợi bảo hiểm xe cơ giới.
Hiện nay hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tham gia bảo hiểm ngày càng phổ biến và
phát triển nhanh chóng, nhưng song song với đó là hành vi gian lận gây nhức nhối cho doanh
nghiệp bảo hiểm, thường gọi là trục lợi bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm là lợi dụng những kẽ hở
trong những quy tắc, điều khoản phí bảo hiểm, quy trình khai thác, giám định, bồi thường bảo
hiểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm để đem lại thu nhập bất chính từ việc tham gia bảo
hiểm. Cụ thể lả các hành vi:
- Khai tăng số tiền tổn thất thực tế từ các vụ tai nạn: Khai tăng số tiền tổn thất trong các
vụ tai nạn dưới nhiều hình thức như thực tế tài sản không bị hư hỏng không bị sửa chữa nhưng
người tham gia bảo hiểm vẫn kê khai vào hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường.
- Tự phá tài sản để nhận tiền bồi thường: Được thực hiện dưới hình thức người tham gia

bảo hiểm sẽ tháo dở các bộ phận tài sản, máy móc, thiết bị có giá trị cao thay vào đó là các bộ
phận tài sản, máy móc, thiết bị hư hỏng có giá trị thấp sau đó cố ý phá hoại tài sản đã mua bảo
hiểm để được đòi bồi thường.
- Lập hồ sơ hiện trường giả: Những người trục lợi bảo hiểm sẽ cố tình tạo ra một vụ tai
nạn cố ý thành một vụ tai nạn rủi ro để đòi bồi thường.
- Trục lợi bảo hiểm thông qua bảo hiểm trùng: Do cạnh tranh giữa các công ty khá gay
gắt nên việc trao đổi thong tin giữa các doanh nghiệp với nhau gần như không có nên họ trục
lợi bằng cách dung tài sản để tham gia ở nhiều công ty bảo hiểm khác nhau và khi tổn thất xảy
ra các công ty bảo hiểm đều bồi thường cho tổn thất đó dựa trên tổn thất thực tế mà không dựa
trên nguyên tắc đóng góp.
- Đại lý bán bảo hiểm nhưng không nộp phí về cho công ty bảo hiểm: thong thường các
hợp dồng bảo hiểm có thời hạn dưới một năm, có những nghiệp vụ chỉ có thời gian bảo hiểm
trong mấy ngày. Chính vì có thời hạn ngắn trách nhiệm phát sinh cũng trong thời gian ngắn nên
một số đại lý bảo hiểm đã không nộp phí về cho công ty bảo hiểm và khi xảy ra rủi ro khách
hàng yêu cầu bồi thường thì công ty bảo hiểm mới biết nhưng trường hợp này công ty bảo hiểm
vẫn bồi thường vì đại lý bảo hiểm là người đại diện cho công ty bảo hiểm đi bán dịch vụ bảo
hiểm cho khách hàng.
-


CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÀI SẢN TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY.
2.1. Thực trạng thị trường bảo hiểm những năm gần đây.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 đạt doanh thu 22.757
tỉ đồng tăng trưởng 10,33%, bồi thường đạt 8.873 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 39%. Một số nghiệp
vụ giảm, tuy nhiên một số nghiệp vụ vẫn tăng trưởng cao trong đó bảo hiểm nông nghiệp tăng
1542,54%, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính tăng 101,32%, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
tăng 43,91%, bảo hiểm hàng không tăng 26,79%.
Dẫn đầu là bảo hiểm xe cơ giới đạt 6.329 tỉ đồng tăng trưởng 1,59%, bảo hiểm tài sản và thiệt
hại đạt 4.810 tỉ đồng tăng trưởng 7%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người đạt 4.011 tỉ đồng

tăng trưởng 22,25%, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt 1.927 tỉ đồng tăng trưởng 6,2%.
Dẫn đầu doanh thu khai thác bảo hiểm gốc là Bảo Việt 5.384 tỉ đồng, PVI 4.658 tỉ đồng, Bảo
Minh 2.294 tỉ đồng, PJICO 1.971 tỉ đồng, PTI 1.639 tỉ đồng.
Các doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu cao là Cathay 138,34%, Samsung Vina 66,80%, PTI
53,27%, ACE 48,19%.
Đã giải quyết bồi thường bảo hiểm gốc 8.873 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 39% (chưa tính dự phòng
bồi thường tổn thất đã xảy ra). Tỉ lệ bồi thường cao là bảo hiểm xe cơ giới 53,44%, bảo hiểm
cháy nổ và mọi rủi ro 37,04%, bảo hiểm nông nghiệp 37,88%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn
con người 45,75%, bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu 46,25%. Các doanh nghiệp có tỉ lệ đã
bồi thường cao là QBE 92,3%, Fubon 81,47%, Liberty 64,46%, Hùng Vương 52,88%, Bảo
Minh 52,45% .
2.1.1. Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 6.329 tỉ đồng tăng trưởng 1,59%, đã giải quyết bồi thường
3.382 tỉ đồng, tỉ lệ đã trả bồi thường 53%. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.596 tỉ đồng, PJICO
997 tỉ đồng, PVI 566 tỉ đồng, PTI 699 tỉ đồng, Bảo Minh 561 tỉ đồng, PVI 508 tỉ đồng. Lần đầu
tiên bảo hiểm xe cơ giới có tỉ lệ tăng trưởng thấp do lượng ô tô tăng thêm 98.000 chiếc (6,5% ô
tô hiện có) nhưng khấu hao bình quan 10% năm)
Bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới đạt doanh thu 1.343 tỉ đồng, giảm 6% so với năm
2011. Dẫn đầu là Bảo Việt 340 tỉ đồng, PJICO 269 tỉ đồng, Bảo Minh 189 tỉ đồng, PVI 137 tỉ
đồng. Tổng số tiền đã bồi thường 527 tỉ đồng, tỉ lệ đã bồi thường 39%. Lần đầu tiên bảo hiểm
bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới có doanh thu giảm đáng kể.
Tuy nhiên, Bảo hiểm xe cơ giới còn một số tồn tại: chưa quản lý chặt chẽ ấn chỉ và ghi đủ nội
dung trên GCNBH, còn cạnh tranh bằng hạ phí không tương xứng với rủi ro hoặc tăng hoa
hồng đại lý bằng chính sách trợ giúp kinh phí. Hiện tượng trục lợi bảo hiểm tăng và đã xảy ra
tình trạng mất cắp xe không truy tìm được cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.


×