Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Quản trị rủi ro tại tổ chức xuất khẩu lao động IM JAPAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.51 KB, 20 trang )

MỤC LỤ

1


LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ CHỨC IM JAPAN....................4
1. Giới thiệu khái quát tổ chức IM JAPAN........................................................4
2. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................4
3. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................5
4. Nguyên tắc hoạt động.......................................................................................6
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
IM JAPAN.............................................................................................................7
1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động..............................7
1.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu lao động.................................................7
1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động................................................7
2. Mô hình xuất khẩu lao động của tổ chức........................................................9
3. Những lợi thế và hạn chế của tổ chức thể hiện theo mô hình BMC...........13
CHƯƠNG III: RỦI RO VÀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA TỔ
CHỨC IM JAPAN..............................................................................................14
1. Những yếu tố rủi ro trong hoạt động xuất khẩu lao động...........................14
1.1. Những yếu tố rủi ro xuất phát từ phía đối tác Nhật Bản............................14
1.2. Những yếu tố rủi ro xuất phát từ phía nước sở tại Việt Nam.....................15
1.3. Những yếu tố rủi ro xuất phát từ phía tổ chức IM JAPAN........................16
2. Thực trạng quản trị rủi ro của tổ chức IM JAPAN hiện nay.....................17
2.1. Giải pháp đối với rủi ro từ phía đối tác Nhật Bản......................................17
2.2. Giải pháp đối với rủi ro từ phía nước sở tại Việt Nam................................17
2.3. Giải pháp đối với rủi ro từ phía nội bộ tổ chức...........................................17
3. Những yếu tố rủi ro tiềm tàng tại tổ chức IM JAPAN................................18
4. Đề xuất giải pháp ngăn chặn những yếu tố rủi ro tiềm tàng tại tổ chức IM
JAPAN..................................................................................................................19


KẾT LUẬN..........................................................................................................20

2


LỜI MỞ ĐẦU
Xuất khẩu lao động được Đảng và Nhà nước xác định là một lĩnh vực kinh tế đối
ngoại quan trọng, có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để
nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động, một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng
đầu chính là quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động. Hà Nội là nơi có số lượng doanh nghiệp xuất khẩu lao động cao nhất. Năm 2012,
Hà Nội có 93 trong tổng số167 doanh nghiệp xuất khẩu lao động của cả nước (chiếm
55,7%); Năm 2013, con số này là 112 trong tổng số 178 doanh nghiệp xuất khẩu lao động
(chiếm 63,3%) (Cục quản lý lao động ngoài nước, 2013). Kết quả điều tra cho thấy, quy
mô hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ, tính chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động
quản lý xuất khẩu lao động còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý hoạt động xuất khẩu lao động còn hạn chế, nhất là trong các doanh nghiệp hoạt
động đa ngành. Đào tạo, giáo dục định hướng còn yếu, quản lý lao động xuất khẩu, thanh
kiểm tra vẫn mang tính hình thức. Trong các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực
xuất khẩu lao động hiện nay, tổ chức phát triển nguồn nhân lực quốc tế - IM JAPAN hiện
là một trong những tổ chức có uy tín và vững mạnh nhất trong lĩnh vực này.

3


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ CHỨC IM JAPAN
1. Giới thiệu khái quát tổ chức IM JAPAN
- Tên tổ chức: IM JAPAN là tên viết tắt của Tổ chức đào tạo nhân lực quốc tế Nhật
Bản (International Manpower Development Organization, Japan).

- Trụ sở chính: Japan 103-0012 Tokyo, Chuo-ku, Nihonbashi Horidome, 2-4-3, Nhật
Bản.
- Chủ tịch: Yanagisawa Kyoei.
- Điện thoại: +81356455621.
- Hoạt động của tổ chức: IM JAPAN là một tổ chức phi lợi nhuận với nhiệm vụ chính
là tuyển dụng các thực tập sinh, tu nghiệp sinh kỹ năng nước ngoài (chủ yếu từ các quốc
gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia…) tới Nhật Bản làm việc.
2. Cơ cấu tổ chức

4


3. Quá trình hình thành và phát triển
- Tổ chức đào tạo nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM JAPAN) được đổi tên từ ngày 01
tháng 04 năm 2011. Tên gọi trước đây là Hiệp hội đào tạo nguồn nhân lực quốc tế các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (gọi tắt IMM Japan).
- IM JAPAN (trước đây IMM Japan) được thành lập vào năm 1991 và tiến hành tiếp
nhận thực tập sinh của ba nước: Indonesia (từ năm 1993), Thái Lan (từ năm 2000) và Việt
Nam (từ năm 2006) thông qua thoả thuận được ký kết với Bộ Lao động của mỗi nước này.

5


- Tính đến nay, IM JAPAN đã tổ chức tuyển chọn và đưa được hơn 40,000 thực tập
sinh (chủ yếu từ các nước Đông Nam Á) tới làm việc tại Nhật Bản.
4. Nguyên tắc hoạt động
-

Thông qua đào tạo con người, chúng tôi đóng góp vào sự phát triển một cách


kiện toàn vững mạnh đối với xã hội và nền công nghiệp của Nhật Bản.
-

Thông qua đào tạo con người, chúng tôi đóng góp vào sự phát triển kinh tế của

các quốc gia đang phát triển.

6


CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC IM JAPAN
1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động
1.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là hoạt động mua - bán hàng hoá sức lao động nội địa cho người
sử dụng lao động nước ngoài.
Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây là chính phủ nước ngoài hay cơ quan, tổ
chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước.
- Hàng hoá sức lao động nội địa: muốn nói tới lực lượng lao động trong nước sẵn sàng
cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài.
- Hoạt động mua - bán: thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sử
dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng lao
động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương (tiền công). Còn
người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của người lao động,
yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó (do hai bên thoả thuận) theo ý muốn
của mình.
Nhưng hoạt động mua - bán này có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là: quan hệ
mua_bán chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rời người lao
động. Quan hệ này khởi đầu cho một quan hệ mới - quan hệ lao động. Và quan hệ lao
động sẽ chỉ thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên hết hiệu lực hoặc

bị xoá bỏ hiệu lực theo thoả thuận của hai bên.
1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động
a) Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đồng thời cũng là hoạt động mang
tính xã hội cao

7


Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế ở tầm vi mô và vĩ mô. Nói xuất khẩu lao
động là hoạt động kinh tế vì nó đem lại lợi ích cho cả hai bên tham gia (bên cung và bên
cầu). Ở tầm vĩ mô bên cung là nước xuất khẩu lao động, bên cầu là nước nhập khẩu lao
động. Ở tầm vi mô bên cung là người lao động mà đại diện cho họ là các tổ chức kinh tế
làm công tác xuất khẩu lao động (gọi tắt là doanh nghiệp xuất khẩu lao động ), bên cầu là
người sử dụng lao động nứơc ngoài. Dù đứng ở góc độ nào thì với tư cách là chủ thể của
một hoạt động kinh tế cả bên cung và bên cầu khi tham gia hoạt động xuất khẩu lao động
đều nhằm mục tiêu là lợi ích kinh tế. Họ luôn luôn tính toán giữa chi phí phải bỏ ra với lợi
ích thu được để có quyết định hành động cuối cùng sao cho lợi nhất. Chính vì thế bên
cạnh các quốc gia chỉ đơn thuần là xuất khẩu hay nhập khẩu lao động thì còn có cả những
quốc gia vừa xuất khâu vừa nhập khẩu lao động.
Tính xã hội thể hiện ở chỗ: dù các chủ thể tham gia xuất khẩu lao động với mục tiêu
kinh tế nhưng trong quá trình tiến hành xuất khẩu lao động thì cũng đồng thời tạo ra các
lợi ích cho xã hội như giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động, góp
phần ổn định và cải thiện cuộc sống cho người dân, nâng cao phúc lợi xã hội, đảm bảo an
ninh chính trị…
b) Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính cạnh tranh cao
Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường. Trong cạnh tranh ai mạnh thì thắng, yếu
thì thua. Và khi xuất khẩu lao động vận động theo quy luật thị trường thì tất yếu nó phải
chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh và mang tính cạnh tranh. Sự cạnh tranh ở đây
diễn ra giữa các nước xuất khẩu lao động với nhau và giữa các doanh nghiệp xuất khẩu
lao động trong nước với nhau trong việc dành và thống lĩnh thị trường xuất khẩu lao

động. Cạnh tranh giúp cho chất lượng nguồn lao động xuất khẩu ngày càng được nâng
cao hơn và đem lại lợi ích nhiều hơn cho các bên đồng thời cũng đào thải những cá thể
không thể vận động trong vòng xoáy ấy.
c) Không có sự giới hạn theo không gian đối với hoạt động xuất khẩu lao động
8


Thị trường xuất khẩu lao động với một quốc gia xuất khẩu lao động càng phong phú
và đa dạng bao nhiêu thì càng tốt. Nó làm tăng các loại ngoại tệ, giảm rủi ro trong xuất
khẩu lao động và nó cũng thể hiện khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của quốc gia đó.
d) Xuất khẩu lao động thực chất cũng là việc mua - bán một loại hàng hoá đặc biệt
vượt ra phạm vi biên giới quốc gia
Sở dĩ được nói như vậy vì hàng hoá ở đây là sức lao động - loại hàng hoá không thể
tách rời người bán.
2. Mô hình xuất khẩu lao động của tổ chức
Chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản được thực
hiện từ năm 2006 theo Thỏa thuận giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ
chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM JAPAN). Trung tâm Lao động ngoài nước
là cơ quan duy nhất được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao thực hiện Chương
trình này.
Người lao động trúng tuyển sẽ tham gia các khóa đào tạo tại Cơ sở đào tạo của Trung
tâm Lao động ngoài nước trong thời gian từ 4 đến 8 tháng phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể
của các công ty tiếp nhận. Nếu trúng tuyển, người lao động sẽ phải tuân thủ và thực hiện
nghiêm túc quy chế đào tạo trước phái cử đã được thống nhất giữa Trung tâm Lao động
ngoài nước và IM JAPAN.
Người lao động đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản gọi là thực tập sinh, được tu nghiệp
và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong thời gian 03 năm; được hưởng mức lương cơ
bản theo hợp đồng trong khoảng từ 125,000 Yên ~ 150,000 Yên/tháng; sau khi hoàn thành
chương trình thực tập, về nước đúng thời hạn sẽ được Tổ chức IM JAPAN hỗ trợ 600.000
yên/người (tương đương khoảng 120.000.000 triệu đồng tiền Việt Nam) để khởi

nghiệp. Sau 3 năm, các thực tập sinh có thể tích lũy mang về Việt Nam số tiền khoảng 500
triệu ~ 600 triệu đồng.
Chi phí người lao động phải nộp và các khoản được hỗ trợ khi tham gia Chương trình:
9


- Người lao động nếu trúng tuyển được tham gia Chương trình chỉ phải nộp các
khoản chi phí sau đây:
+ Chi phí làm Hộ chiếu, visa và khám sức khỏe
+ Học phí khóa đào tạo dự bị trong 3 tháng đầu;
+ Chi phí ăn, ở trong thời gian tham dự các khóa đào tạo tại Việt Nam.
Ngoài các khoản chi phí nêu trên, người lao động khi tham gia Chương trình này
không phải nộp bất kỳ khoản chi phí nào khác.
- Người lao động được miễn các khoản chi phí (do Tổ chức IM JAPAN đài thọ) gồm:
+ Chi phí vé máy bay;
+ Học phí khóa đào tạo chính thức trong thời gian 04 tháng;
+ Chi phí đào tạo tay nghề, chi phí ôn tập trong 01 tháng trước xuất cảnh.

10


TIẾN HÀNH THI TUYỂN CHỌN
CÁC ỨNG VIÊN

Danh sách các ứng
viên tham gia kỳ thi
tuyển chọn do Sở Lao
động địa phương gửi
về COLAB


B. ĐÀO TẠO TRƯỚC PHÁI CỬ

Các ứng viên
sau khi đỗ kỳ
thi tuyển chọn

C. PHÁI CỬ XUẤT CẢNH
SANG NHẬT BẢN
Các thực tập sinh đủ
điều kiện phái cử
sang các Công ty
tiếp nhận Nhật Bản
D. VỀ NƯỚC

Bộ LĐ-TB&XH VN quyết định lựa chọn các ứng viên đủ
tiêu chuẩn theo Bản thoả thuận được ký kết với IM Japan*
từ các địa phương.
Nội dung tiến hành thi tuyển
+ Thi toán
+ Thi thể lực: ⁂ Chạy 3Km trong vòng 15 phút
⁂ Chống đẩy (ít nhất 35 lần trở lên)
⁂ Nâng cơ bụng (ít nhất 25 lần)
+ Phỏng vấn
Đánh giá cao những ứng viên nắm bắt được mục đích tham
gia chương trình, có hiểu biết về Nhật Bản, và có kế hoạch
cụ thể cho bản thân sau khi hoàn thành chương trình trở về
nước.

Các ứng viên sau khi đỗ kỳ thi tuyển chọn do OWC,
MOLISA và IM Japan đồng phối hợp tổ chức sẽ tập

trung tại cơ sở huấn luyện của OWC tại Hà Nội và bắt
đầu khóa đào tạo 4 tháng trước khi được phái cử sang
các Công ty tiếp nhận Nhật Bản.
Tại đây, các thực tập sinh kỹ năng sẽ được đào tạo
trong một môi trường rất nghiêm khắc. Nội dung đào
tạo: Tiếng Nhật, tập quán lao động của người Nhật,
các quy định, quy tắc, rèn luyện thể lực,…
Trong quá trình đào tạo, những thực tập sinh không đủ
điều kiện để phái cử (như thành tích học tập không tốt,
thái độ, ý thức kém, vi phạm nội quy trường huấn
luyện,…) sẽ bị buộc dừng chương trình đào tạo trước
phái cử.
Sau khi kết thúc khoá đào tạo, các thực tập sinh phải
vượt qua kỳ thi tiếng Nhật cuối khoá.
Trong tháng đầu tiên, các thực tập sinh sẽ tham dự
khoá đào tạo tập trung tại Trung tâm huấn luyện của
IM Japan tại Nhật Bản và phải vượt qua bài kiểm tra
tiếng Nhật trước khi đến thực tập tại các Công ty.
Sau 1 tháng, các thực tập sinh bắt đầu được phái cử
đến các Công ty tiếp nhận và tiến hành thực tập.
Những thực tập sinh hoàn thành chương trình tu
nghiệp 3 năm tại Nhật Bản sẽ nhận được khoản tiền
khuyến khích sự nghiệp từ IM Japan.
IM Japan sẽ phối hợp với MOLISA hỗ trợ giúp đỡ tìm
việc làm cho thực tập sinh sau khi về nước bằng cách
tổ chức buổi giới thiệu các Công ty Nhật Bản tại Việt
Nam đối với những người có nguyện vọng.

11



Mô hình hoạt động xuất khẩu lao động của tổ chức IM JAPAN tại Việt Nam

12


3. Những lợi thế và hạn chế của tổ chức thể hiện theo mô hình BMC
Đối
tác chính

Hoạt động chính

động
thương
binh và xã
hội
(Molisa)
- Sở lao
động
các
tỉnh

thành phố
- Các
doanh
nghiệp có
mong muốn
tiếp nhận
lao động tại
Nhật Bản


thành, giới thiệu
rộng rãi chương
trình đến người dân
có nhu cầu
-Xây dựng trang
web,
fanpage
fabook để giải đáp
thắc mắc của người
lao động

-Thông qua sở lao
- Bộ Lao động các tỉnh

Nguồn lực chính
20 năm kinh
nghiệm trong lĩnh
vực tiếp nhận lao
động nước ngoài.
Là tổ chức lớn
nhất tại Nhật Bản.
Hiện tiếp nhận
người lao động của
5 nước trong đó có
Việt Nam
Có 10 chi nhánh
trên toàn Nhật Bản
và 5 văn phòng đại
diện tại 5 nước có

người lao động hiện
đang thực tập tại
Nhật Bản.
Cơ cấu chi phí
Tiền lương cho nhân viên
Tiền thuê văn phòng
Chi phí điên nước, xăng xe

Mục tiêu giá
trị
Thông
qua đào tạo con
người, chúng tôi
đóng góp vào sự
phát triển một
cách kiện toàn
vững mạnh đối
với xã hội và nền
công nghiệp của
Nhật Bản.

-

Thông
qua đào tạo
con
người,
chúng tôi đóng
góp vào sự
phát triển kinh

tế của các quốc
gia đang phát
triển.

Quan hệ khách
hàng
Làm việc trực tiếp
với Bộ lao động
thương binh và xã hội
(Molisa). Người lao
động
tham
gia
chương
trình

những người được
trực tiếp Molisa
tuyển chọn và đào
tạo. Từ đó tạo sự tin
tưởng cho người lao
động

Phân khúc khách
hàng
-Thanh niên các
tỉnh thành phố có ý
chí, quyết tâm đi
nước ngoài để rèn
luyện, học tập những

điều hay điều tốt của
Nhật Bản để sau này
về áp dụng vào công
việc tại Việt Nam.

Các kênh truyền
thông
Ti vi, báo đài
Facebook, Website

Dòng doanh thu
Chi phí quản lý thực tập sinh thu từ các công ty tiếp
nhận lao động

13


CHƯƠNG III
RỦI RO VÀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA TỔ CHỨC
1. Những yếu tố rủi ro trong hoạt động xuất khẩu lao động
Rủi ro trong xuất khẩu lao động là những biến cố bất ngờ không may xảy ra gây thiệt
hại cho các bên tham gia xuất khẩu lao động. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy rủi ro
trong xuất khẩu lao động được phát sinh bởi các nguyên nhân sau:
1.1. Những yếu tố rủi ro xuất phát từ phía đối tác Nhật Bản

 Điều kiện kinh tế chính trị, tình hình dân số, nguồn lao động của Nhật Bản
Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển nhưng trong quá trình phát triển kinh tế
của mình, đất nước Nhật Bản lại thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động cho một vài
lĩnh vực như xây dựng hay sản xuất chế tạo. Vì thế Nhật Bản có nhu cầu tiếp nhận thêm
lao động từ nước khác. Sự thiếu hụt lao động càng lớn trong khi máy móc chưa thể thay

thế hết được con người thì nhu cầu thuê thêm lao động nước ngoài là điều tất yếu.
Ngoài ra, xuất khẩu lao động còn chịu nhiều tác động từ sự phát triển kinh tế có ổn
định hay không của Nhật Bản. Nếu nền kinh tế có những biến động xấu bất ngờ xảy ra thì
hoạt động xuất khẩu lao động cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Chính trị cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động. Trong trường hợp tình hình chính trị
của nước sở tại không ổn đình thì chắc chắn các công ty tiếp nhận cũng không có nhu cầu
tiếp nhận thêm lao động và nước xuất khẩu lao động cũng không muốn đưa người lao
động của mình tới đó.



Sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu lao động khác

Sự cạnh tranh này mang tác động hai chiều. Chiều tích cực: thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu lao động của nước mình không ngừng tự nâng cao sức lao động để tăng tính cạnh
tranh trên thị trường, tạo ra sự phát triển mới cho hoạt động xuất khẩu lao động. Chiều
tiêu cực: cạnh tranh không lành mạnh hoặc tính cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải.
14


 Điều kiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc giữa Việt Nam và Nhật Bản
Nếu những điều kiện này tốt sẽ góp phần làm giảm chi phí trong hoạt động xuất
khẩu lao động cũng như thuận lợi trong quá trình đưa lao động đi và nhận lao động về. Vì
thế hoạt động xuất khẩu lao động sẽ diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn.

 Rủi ro liên quan đến các công ty tiếp nhận lao động Nhật Bản
- Khi người sử dụng lao động không may làm ăn thua lỗ, bị phá sản,… dẫn đến phải
cắt giảm nhân công hay sa thải nhân công thì hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt trước thời
hạn.Trong trường hợp này người bị hại sẽ là người lao động và tổ chức IM JAPAN. Người
lao động bị mất việc làm và phải trở về nước. Có người thì đã tích luỹ đủ tiền để góp phần

ổn định cuộc sống khi về nhưng cũng có người thì lại rơi vào hoàn cảnh nợ chồng chất.
Mặt khác, có những trường hợp do người sử dụng lao động không trả hoặc đánh mất hộ
chiếu của người lao động nên người lao động không thể trở về nước, khiến cho họ trở
thành người nhập cư bất hợp pháp và phải chịu bất cứ hình phạt nào theo quy định của
nước sở tại. Còn tổ chức IM JAPAN phải chịu chi phí phát sinh để đưa người lao động trở
về nước cũng như tiền đền bù cho những người lao động này do hợp đồng bị phá vỡ mà
không phải do lỗi của người lao động. Theo thoả thuận số tiền đó sẽ được bên sử dụng lao
động hoàn trả nhưng nếu họ không trả thì tổ chức IM JAPAN cũng khó mà đòi được. Nếu
có khiếu kiện thì thủ tục rất rườm rà và chi phí rất tốn kém.
- Khi người sử dụng lao động cố tình thực hiện không nghiêm túc hợp đồng đã ký như
cắt giảm tiển lương, cắt giảm các lợi ích của người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế...; đánh đập công nhân, bóc lột công nhân một cách quá đáng dẫn đến tình trạng
mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hậu quả là, người lao động sẽ
bỏ việc hoặc bị sa thải. Trong trường hợp này người lao động và tổ chức IM JAPAN đều
bị thiệt hại.

1.2. Những yếu tố rủi ro xuất phát từ phía nước sở tại Việt Nam
15


- Các quy định và thủ tục quản lý về hợp đồng xuất khẩu lao động chưa chặt chẽ
- Chưa khai thác hết tiềm năng thị trường, lao động sử dụng nhiều sức lao động vẫn
còn chiếm tỉ trọng lớn.
- Sự quản lý còn hạn chế của nhà nước.
- Các rủi ro từ phía người lao động chủ yếu là do người lao động ý thức kém, nhận
thức kém đã tự ý phá vỡ hợp đồng (bỏ việc làm) để ra làm ngoài cho các công ty tư nhân
với mức thu nhập cao hơn. Trong trường hợp này người sử dụng lao động và tổ chức IM
JAPAN sẽ bị thiệt hại. Người sử dụng lao động sẽ bị thiệt hại nặng nề nếu số lượng người
lao động bỏ việc nhiều và nhất là trong cùng một lúc. Điều đó có thể dẫn tới sự đình trệ
sản xuất, gây tâm lý hoang mang cho những người lao động nước ngoài khác còn lại đang

làm việc, tạo dư luận không tốt trong xã hội nước sở tại ảnh hưởng đến uy tín của người
sử dụng lao động.
-Với tổ chức IM JAPAN điều trước tiên tổ chức phải gánh chịu là sự mất uy tín với
đối tác và thậm chí là nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lao động. Tiếp theo đó là sự thiệt
hại về tài chính bao gồm: chi phí đưa người lao động về nước, chi phí tìm kiếm lao động
(nếu lao động bỏ trốn, do nước sở tại tiến hành và yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu lao
động phải hoàn trả). Nếu tình trạng này kéo dài tổ chức IMJAPAN có thể bị thu hồi giấy
phép xuất khẩu lao động.

1.3. Những yếu tố rủi ro xuất phát từ phía tổ chức IM JAPAN
- Hiện tại có khoảng 1000 công ty đang thông qua tổ chức IM JAPAN tiến hành tiếp
nhận thực tập sinh của các nước. Tuy nhiên số lượng nhân viên của tổ chức còn hạn chế,
từ đó dẫn đến những rủi ro như không kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ có thể xảy
ra. Hơn nữa số lượng nhân viên biết ngoại ngữ như tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Thái
Lan còn rất ít, do đó khi người lao động các nước có yêu cầu hay khúc mắc, việc giao tiếp
16


giữa nhân viên quản lý công ty cũng như người lao động vẫn còn gặp một số khó khăn
nhất định.

2. Thực trạng quản trị rủi ro của tổ chức IM JAPAN hiện nay
Nhìn chung, hiện tại tổ chức IM JAPAN đã thực hiện khá tốt những biện pháp khắc
phục rủi ro có thể xảy ra trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
2.1. Giải pháp đối với rủi ro từ phía đối tác Nhật Bản
Tổ chức IM JAPAN liên kết chặt chẽ với các cơ quan ban ngành của chính phủ Nhật
Bản trong lĩnh vực tiếp nhận người lao động. Tích cực áp dụng các biện pháp đánh giá
năng lực tiếp nhận thực tập sinh của các công ty Nhật Bản có nhu cầu. Với hơn 1000 công
ty hiện đang tiếp nhận thực tập sinh của tổ chức IM JAPAN, trong trường hợp công ty làm
ăn thua lỗ hay phá sản, IM JAPAN luôn chủ động tìm kiếm các công ty khác để người lao

động tiếp tục an tâm làm việc tại Nhật Bản đến hết thời hạn hợp đồng.
2.2. Giải pháp đối với rủi ro từ phía nước sở tại Việt Nam
Phần lớn các công ty hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ hiện nay chưa quan tâm đúng
mức đến việc rèn luyện khả năng ngoại ngữ cho các thực tập sinh, chưa chú ý đúng mức
đến việc thực tập sinh hầu hết là những lao động phổ thông, tay nghề cũng như nhận thức
chưa cao. Do đó khi phải làm việc ở một đất nước xa lạ với cường độ làm việc cao sẽ
khiến cho thực tập sinh mệt mỏi cũng như phát sinh tình trạng bỏ trốn và về nước giữa
chừng. Đối với IM JAPAN, thời gian học tại cơ sở đào tạo ở Việt Nam ít nhất là 7 tháng,
trong khoảng thời gian này, các thực tập sinh được rèn luyện một cách bài bản từ việc xếp
hàng mua đồ ăn đến việc rèn luyện kỷ luật theo tác phong của người Nhật, từ đó các thực
tập sinh phần nào quen với áp lực cũng như quen với phong cách sống và làm việc của
Nhật Bản, điều này đã góp phần giúp các ứng viên không bị bỡ ngỡ khi làm việc tại công
ty và còn giúp ứng viên nhanh chóng thích nghi, hòa nhập với cuộc sống ở Nhật Bản.
17


2.3. Giải pháp đối với rủi ro từ phía nội bộ tổ chức
Tổ chức thường xuyên nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân viên, đẩy mạnh việc
tuyển dụng nhân viên có ngoại ngữ là người bản địa tại Nhật Bản hoặc các nhân viên
người Nhật Bản có ngoại ngữ tốt để phục vụ cho công việc.
Ngoài ra, đều đặn hàng tháng, các nhân viên của IM JAPAN đều tiến hành đến các
công ty nơi có người lao động của IM JAPAN hiện đang làm việc để kiểm tra tình hình
thực tập cũng như để giải đáp thắc mắc của người lao động nếu có.
3. Những yếu tố rủi ro tiềm tàng tại tổ chức IM JAPAN
Tổ chức IM JAPAN là tổ chức phi lợi nhuận, do đó khác với các công ty xuất khẩu
lao động khác, các ứng viên đăng ký tham gia chương trình không phải đóng những
khoản tiền như tiền đặt cọc hay tiền dịch vụ. Hơn nữa việc tham gia chương trình là hoàn
toàn miễn phí. Việc học tập và rèn luyện trong thời gian ở Việt Nam hoàn toàn do sự nỗ
lực của người lao động mà không hề chịu ảnh hưởng bởi bất cứ tổ chức hay cá nhân nào.
Điều này đã dẫn đến những rủi ro tiềm tàng như sau:

Việc tham gia chương trình là công khai và hoàn toàn miễn phí, do đó trước khi tiến
hành tổ chức tiếp nhận hồ sơ và thi tuyển, Bộ lao động thương binh và xã hội luôn tiến
hành thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên không phải
tất cả các ứng viên đều có thể tiếp cận thông tin chương trình một cách đầy đủ và rõ ràng
nhất, hầu hết các ứng viên đều là những người thuộc các tỉnh thành miền núi, trình độ dân
trí và nhận thức chưa cao. Do đó rất dễ tin vào các đối tượng cò mồi thu tiền bất chính.
Với lý do chương trình IM JAPAN chỉ dành cho một số đối tượng nhất định, để được
tham gia chương trình, người lao động sẽ phải nộp một khoản tiền cho các đối tượng cò
mồi này với lời hứa sẽ đảm bảo thi tuyển 100% đậu kỳ thi đầu vào. Trong quá trình luyện
tập và rèn luyện tại cơ sở đào tạo, cho dù kết quả học không đạt yêu cầu cũng không bị
loại, được tự do chọn các công ty theo sở thích…

18


Chương trình hoàn toàn không thu tiền đặt cọc cũng như tiền dịch vụ, người lao động
có thể được sang Nhật Bản thực tập với chi phí thấp, tuy nhiên điều này dẫn đến một rủi
ro là người lao động không bị áp lực về các chi phí phải bỏ ra để tham gia chương trình.
Do đó khi người lao động xuất cảnh sang Nhật Bản và phải làm việc trong một môi
trường nghiêm khắc và hoàn toàn khác với Việt Nam, những lao động không đủ ý chí và
quyết tâm sẽ cảm thấy khó khăn và vất vả trong làm việc cũng như rèn luyện. Điều này dễ
dẫn đến việc người lao động có tâm lý bỏ trốn khỏi nơi làm việc hoặc tự ý bỏ hợp đồng và
xin về nước giữa chừng. Những trường hợp bỏ trốn và xin về nước giữa chừng sẽ gây
thiệt hại hàng chục cho đến hàng trăm triệu cho phía công ty tiếp nhận lao động cũng như
cho tổ chức IM JAPAN.
4. Đề xuất giải pháp ngăn chặn những yếu tố rủi ro tiềm tàng tại tổ chức IM
JAPAN
Đối với rủi ro của người lao động khi tham gia chương trình, tổ chức IM JAPAN luôn
nỗ lực phối hợp với phía Việt Nam trong việc quảng bá và giới thiệu chương trình đến số
đông người lao động ở các tỉnh thành Việt Nam. Trước khi tiến hành thi tuyển, tổ chức IM

JAPAN phối hợp với các sở lao động thương binh và xã hội các tỉnh thành tổ chức những
buổi giới thiệu về chương trình miễn phí cho đông đảo nhân dân trong tỉnh thành đó. Đối
với những ứng viên đã làm theo lời những đối tượng môi giới, cò mồi. Nếu tự giác khai
báo sẽ được tạo điều kiện tiếp tục dự thi ở lần thi tiếp theo. Còn nếu không tự giác khai
báo và bị phát hiện ra sẽ bị cho dừng tham gia chương trình và tước quyền tham gia dự thi
ở những lần sau.
Đối với rủi ro trong việc người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc và hủy hợp đồng
xin về nước giữa chừng. Hiện tại giải pháp của tổ chức IM JAPAN là nâng cao công tác
đào tạo, nâng cao ý thức của người lao động trong thời gian học tại cơ sở đào tạo ở Việt
Nam. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc này chưa mang lại hiệu quả cao. Trong thời gian
tới, phía Việt Nam đang đề nghị tổ chức IM JAPAN tiến hành yêu cầu người lao động
đóng 1 khoản tiền – khoản tiền này được gọi là tiền ký quỹ. Đối với những lao động hoàn
19


thành chương trình về nước sẽ được trao trả khoản tiền ký quỹ này cộng với tiền lãi ngân
hàng trong suốt quá trình người lao động làm việc tại Nhật Bản.Trong trường hợp phát
sinh rủi ro, số tiền ký quỹ này sẽ được dùng để chi trả cho những tổn thất mà người lao
động gây ra cho phía công ty tiếp nhận và tổ chức IM JAPAN.

KẾT LUẬN
Hoạt động xuất khẩu lao động của tổ chức IM JAPAN tuy có những điểm mạnh so với
các công ty xuất khẩu lao động khác nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố rủi ro tiềm
tàng. Do đó, để nâng cao hơn nữa chất lượng của chương trình, tổ chức IM JAPAN cần
chú trọng công tác tuyên truyền và quảng bá rộng rãi hơn nữa về hoạt động xuất khẩu lao
động của mình. Bên cạnh đó, tổ chức cũng cần không ngừng nâng cao năng lực quản lý
của đội ngũ nhân viên, năng lực ngoại ngữ của giáo viên và trên hết là tiếp tục tích cực
đẩy mạnh sự hợp tác với nước sở tại Việt Nam để nhận được sự hỗ trợ từ phía Việt Nam
mà ở đây cụ thể là Bộ lao động thương binh và xã hội.


20



×