Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

QUY TRÌNH sản XUẤT THỐ DA lươn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 11 trang )

QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỐ DA LƯƠN
Trần Công Danh1,2, Ngô Thị Kim Ly1,3
1

DHHO11ATT,Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, 2 ,
3



TÓM TẮT
Gốm sứ là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, chúng không những là những
vật dụng chứa đựng hằng ngày mà còn dung để trang trí nhà cửa. Bài báo này sẽ tìm
hiểu quy trình sản xuất gốm từ các bước xử lý đất đến nung thành phẩm. Từ quy trình
đã tìm hiểu cùng với các lưu ý khi thực nghiệm giúp chúng ta tạo ra một thố da lươn
hoàn chỉnh.

1

Đặt vấn đề

Khi tạo hình sản phẩm gốm sứ cần tìm hiểu rõ qui trình, lưu ý đến các bước chuẩn bị
nguyên liệu, các phương pháp và đặc tính để đảm bảo chất lượng, ít phế phẩm và tính
thẩm mỹ cho sản phẩm. Vì những lý do trên tác giả đã chọn bài thực nghiệm “QUI
TRÌNH SẢN XUẤT THỐ DA LƯƠN”
Bài báo khoa học gồm những phần sau:
1.
2.
3.
4.
5.
6.



Đặt vấn đề
Phương pháp nghiên cứu
Kết quả
Bàn luận
Phần Cảm ơn
Abstract

1


2

Phương pháp nghiên cứu

Quy trình sản xuất thố da lươn gồm các bước chính sau: Xử lý đất sét, tạo hình sản
phẩm, tráng men và nung.
2.1 Xử lý đất sét
Đất sét sau khi được khai thác sẽ được chất thành cụm lớn, phơi nắng, sau đó được xối
liên tục bằng vòi, đất và nước sẽ men theo đường rãnh xuống các bể
+ Bể 1: Được gọi là “bể đánh”. Ở bể này ngâm đất sét thô và nước. Thời gian ngâm
kéo dài đến tận 3, 4 tháng. Dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên
thuỷ của đất. Đất bắt đầu phân rã.
+ Bể 2: Được gọi là “bể lắng” hay “bể lọc”. Đất sét sẽ lắng xuống đáy. Các tạp chất sẽ
nổi lên trên bề mặt. Vớt bỏ các chất này đi ta sẽ thu được phần nhựa của đất ở dưới
đáy.
Sau đó, phần nhựa sẽ được ủ trong các chậu để hút ẩm và loại bỏ các oxit sắt cũng như
các tạp chất. Bước tiếp theo, đất sẽ được nhồi cho thật nhuyễn để tạo độ mịn, dẻo.
Công đoạn này được gọi là luyện đất hay thấu đất, sau đó tạo thành hồ trước khi đến
công đoạn tạo hình.


2


Hình 1 Đất sét đang được xối nước và đất sau khi xử lý

2.2 Tạo hình sản phẩm
Có ba phương pháp tạo hình gốm sứ chủ yếu là phương pháp đổ rót, phương pháp dẻo,
phương pháp ép khô và bán khô. Ở đây ta chọn phương pháp dẻo.
Áp suất để tạo hình dẻo đối với các loại máy ép có khác nhau, thong thường khoảng 57kg/cm2. Phương pháp tạo hình dẻo bao gồm: cối xoay (bệ xoay), gắn ráp trong khuôn
thạch cao (chum, vạị), cần sắt
3


Đất sau khi xử lý sẽ được ủ và nhào nặn để thành hồ, sau đó đem bỏ vào khuôn một
lượng nhất định . Bước tiếp theo, ta gắn khuôn vào cối xoay, xoay theo khuôn đến khi
hồ trải đều khắp khuôn thì dừng xoay, trong lúc xoay liên tục đưa xuống cần xoay và
dùng tay miết để hồ được đều và trải khắp khuôn. Khoảng 20-30 phút sau đó, hồ sẽ co
lại và thành hình, ta lấy sản phẩm mộc ra và dung các dụng cụ cần thiết để tiện những
lỗi không đáng có cúa sản phẩm mộc. Giai đoạn cuối cùng, đem sản phẩm mộc phơi
nắng khoảng 3 ngày để sản phẩm được khô và cứng hơn trước khi qua giai đoạn tráng
men.

2.3

Tráng Hình
men2 Cối xoay
Hình tạo
2 hình gốm


Hình 3 Sản phẩm mộc sau khi xoay

2.3.1 Làm men
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về men da lươn, đây một trong các loại men đầu tiên ở
Bát Tràng thời xưa men nâu trên bề mặt thường có vết sần được tạo thành từ các loại
đá: đá non, đá màu, được nghiền nhỏ. Được dùng chủ yếu để trang trí cho các họa tiết
nổi trên sản phẩm. Ngày nay men nâu đã chuyển sắc thành một loại men bóng (thường
gọi là men da lươn), sử dụng rộng rãi ở các làng gốm cho tới tận ngày nay.
4


Màu men da lươn trong bài báo này sẽ dùng MnO, đây là một oxit trợ chảy dễ dàng
kết hợp với silica cho màu tím nếu trong men không có alumina và cho màu nâu nếu
có alumina. Màu nâu mangan khác và đẹp hơn màu nâu sắt.
Hàm lượng nhỏ MnO dễ dàng hoà tan trong hầu hết các loại men, tuy nhiên trên 5%
thì MnO bắt đầu kết tủa (tốc độ nguội, độ chảy lỏng của men sẽ ảnh hưởng đến sự kết
tủa). Nếu hàm lượng rất cao (20%), sẽ có bề mặt kim loại.
Trong men nung dưới 1.080 °C, ôxít mangan cho màu nâu cà phê khi có mặt thiếc, cho
màu nâu xỉn khi có chì và hàm lượng thấp kiềm. Men Mangan sau khi mua về ta sẽ
hòa với nước và đem vào thùng quay men để men được đánh tơi và trộn đều. Sau khi
thấy men đã trộn đều, lấy ra và lược men để tránh vón cục. Men sau khi lược sẽ hòa
với 1 muỗng canh keo để tạo độ sệt.

Hình 5 Thùng quay men

2.3.2 Tráng men
Có hai cách tráng men thông dụng: xối men lên
vật phẩm hoặc nhúng thẳng vật phẩm vào men. Tùy vào hình dáng, cấu tạo của sảng
phẩm mà ta chọn cách tráng men phù hợp.
Chúng ta sẽ tráng men lòng trước, đợi vài phút cho khô rồi tiếp tục tráng men bên

ngoài sản phẩm để đi đến giai đoạn nung

Hình 4 Men rắn

5


Hình 6 Tráng men

2.4 Nung
Có hai cách nung sản phẩm gốm sứ : Nung bằng lò củi truyền thống và nung bằng khí
gas. Hiện nay đa số các lò gốm đều nung bằng khí gas

6


Hình
lò nung
Nung ở nhiệt độ khoảng 1160,
tùy7 Sản
vào phẩm
lượngđem
vậtvào
phẩm
cho vào nhiều hay ít mà thời

gian nung sẽ dao động vào khoảng 12-16 tiếng. Sau khi nung ta được thành phẩm hoàn
chỉnh

3


Kết quả

Hình 8 Sản phẩm mộc sau khi phơi và tiện

7


Hình 9 Lược men

Hình 10 Thố da lươn

8


Hình 11 Sản phẩm hoàn thành

4

Bàn luận

4.1 Giai đoạn xử lý đất
Khi đất được lấy nhựa xong cần phải ủ trong các khuôn thạch cao để được hút ẩm tối
đa. Ở giai đoạn nhào đất cần nhào nhiều lần để đảm bảo độ mịn và dẻo của đất.
Nguyên liệu đem đi tạo hình có độ ẩm 15-17%, phải đồng nhất hóa và dẻo, không có
hạt lớn.
Cần phải đem ủ đất 5-10 ngày trước khi đem sử dụng, quá trình ủ làm đồng đều độ ẩm,
làm đồng nhất cơ lý và tham gia của các vi sinh có trong phối liệu. Vì trong quá trình
ủ, nước sẽ khuếch tán để làm cho khối đất dẻo có đô đồng nhất cơ lý và hóa.
4.2 Giai đoạn tạo hình sản phẩm

Sau khi lấy đồ mộc ra khỏi khuôn cần cẩn thận và sau đó phải tiện các chi tiết không
cần thiết của vật phẩm. Phơi nắng phải đảm bảo đủ để vật cứng cáp và chất lượng.
9


Khuôn thạch cao cần phải bền không mòn, độ xốp từ 33-35%, độ ẩm từ 4-5%, bề mặt
ngoài phải láng.
4.3 Giai đoạn tráng men
Ở giai đoạn này đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ của người làm vì các sản phẩm mộc rất
mỏng và giòn khi cầm vật phẩm để tráng men cần nhẹ tay và không dùng quá nhiều
lực.
Khi tráng men cần thao tác nhanh để vật đều men và không quá ẩm, nếu vật quá ẩm
phải phơi khô trước khi đem nung.
4.4 Giai đoạn nung
Tùy vào chất liệu của sản phẩm mà chọn nhiệt độ cũng như thời gian thích hợp để
nung . tránh nung qua lâu sẽ làm nứt, vỡ cũng như mất màu của sản phẩm

5

Phần cảm ơn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến làng gốm Chòm Sao, Lái Thiêu, Thành phố Bình
Dương đã tạo điều kiện để tìm hiểu cũng như thực nghiệm hoàn thành sản phẩm gốm
da lươn.

6

Abstract

Ceramics are still indispensable items in contemporary life, they are not only the items

contained, but also used to decorate our house. This article explores the process of ceramic
production from landfill to products. Thank to the process that we have been found with some
useful notes to help us to make a bowl in brown enemal.

Tài liệu tham khảo
[1].Ngô Văn Cờ, Giáo trình sản xuất hợp chất cơ cơ bản, Đại học bách khoa TPHCM.
[2]. Huỳnh Đức Minh, Nguyễn Thu Thủy – Kỹ thuật sản xuất gốm sứ - NXB khoa học
và kỹ thuật, năm 1996.
[3]. Mỹ thuật Bình Dương xưa và nay, Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương, 1998

10


[4]. PGS.Đỗ Quang Minh, Kỹ thuật sản xuất vật liệu gốm sứ, Đại học quốc gia
TPHCM,năm 2006.

11



×