Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

MỘT số KINH NGHIỆM GIỮ TRẬT tự lớp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.33 KB, 2 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIỮ TRẬT TỰ LỚP HỌC
1. Cách tổ chức
- Tổ chức thi giữa tổ nọ với tổ kia. Tổ nào giữ trật tự nhất,
tổ đó được thưởng.
- Tổ chức thi giữa các bàn, các cá nhân
- Hạn chế trừ điểm hoặc phê bình. Tổ nào, bàn nào, cá
nhân nào ngoan khen tổ đó, bàn nào, cá nhân nào ngoan khen
cá nhân đó. Đặc biệt khen các cá nhân nghịch ngợm, hay nói
chuyện hay phá lớp… ( Bạn A hôm nay cô thấy rất tiến bộ;
Trong tiết toán hôm nay bạn B đã rất hăng hái phát biểu, lớp
khen bạn, cô thưởng bạn 1 điểm….) ( Tiến bộ bất thường, thỉnh
thoảng GV thưởng hẳn 2, 3 điểm nhưng hạn chế sử dụng để đạt
hiệu quả cao). Khi GV khen một HS, HS khác sẽ cố gắng ngoan
để được khen. Tổ hay bàn cũng tương tự.
Đôi khi GV khen cả lớp. ( Việc khen và cộng điểm này
bằng không khen nhưng các em lại thấy vinh dự vì lớp ngoan và
cố gắng, đem lại hiệu quả cao). Đặc biệt là khi GV có việc bất
khả kháng phải ra khỏi lớp, cho HS tự quản, lớp trưởng quản
lớp, ghi tên những bạn nói chuyện lên bảng. Các bạn không bị
ghi tên thưởng điểm. Nếu cả lớp ngoan, thưởng cả lớp. Nếu
thường xuyên mất trật tự, hôm đó ngoan, thưởng hẳn 2 điểm
cho cả lớp.
Tất cả điểm cộng được tổ trưởng theo dõi và GV theo dõi vào
quyển sổ danh sách. Cuối tuần, tổ trưởng, Gv tổng hợp điểm và
thưởng cho HS đạt điểm cộng nhiều nhất (Các mặt: học tập, nề
nếp, ý thức….).
Nếu chỉ thưởng những đối tượng này, các em HS hay nói
chuyện sẽ k được thưởng nên GV ra tiêu chí thưởng thêm cho
các em đã có cố gắng ở từng mặt (Cho HS tự bình bầu dưới định
hướng của GV: Cô thấy tuần này, các bạn A,B,C… đã có ý
thức…., đã cố gắng giữu trật tự, các con xem xét có xứng đáng


được nhận thưởng không?). Như vậy tất cả các em đều có khả
năng sẽ được thưởng, kể cả em nghịch nhất.
Nếu các em nghịch nhất được thưởng, GV đừng quên gieo
niềm tin, hi vọng cho các em đó. ( Các bạn đã tin tưởng bình
chọn cho con, cô tin con không làm các bạn thất vọng. Hoặc:


Con đã cố gắng nhiều và rất xứng đáng được thưởng, con hãy
cố gắng thêm để tiếp tục nhận vào tuần sau nhé!....) và thông
báo khen, thưởng đến phụ huynh ( trực tiếp khi gặp, nhắn tin,
tin nhắn điện từ, zalo, mess….).
Phần thưởng:
Phần thưởng hàng tuần là các đồ dùng học tập đơn giản
như: bút chì, mực, phấn, thước kẻ, tẩy, bút màu, giấy màu…)
nhưng cần được làm vinh dự hóa như: “Đây là phần thưởng
dành cho các bạn đã có nhiều cố gắng ( có nhiều điểm cộng/ có
ý thức tốt….) trong tuần qua, cô hi vọng các con sẽ cùng cố
gắng để tuần sau sẽ đến lượt các con nhận quà.”
Cuối tháng, để HS bình bầu hoặc lựa chọn các bạn cố gắng
trong 4 tuần học của tháng và thưởng HS bằng những món quà
lớn hơn như: Cầu đá, sách, truyện, bút mực…
Lưu ý:
- Với phụ huynh, GV cần khen con thật lòng. Chỉ nhược
điểm của con để phụ huynh cùng uốn nắn. Nhắc nhở phụ huynh
không đánh đập, nhiếc móc con khi con rèn luyện chưa tốt.
Điều này sẽ phản tác dụng vì con sẽ tự ti vào bản thân mà
không phấn đấu. ( Bố mẹ thường kêu ca, mắng mỏ con từ ngày
này sang ngày khác. Mình nghe ai kêu 2 câu đã thấy nản rồi
huống chi là trẻ nhỏ).
- Đôi khi GV không kiềm chế được bản thân, mắng vài câu,

khẩn trương bước ra lớp học, hít thở sâu, ngắm bầu trời, làm
một bài thơ( hiii…) rồi bước vào lớp cười tươi. Dạy tiếp.
Một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng rất hiệu quả, hi vọng
giúp được các bạn!



×