Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích SWOT xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm lụa tư tằm công ty CP tơ tằm á châu – lụa ván phúc v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.2 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH SWOT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH SẢN
PHẨM LỤA TƯ TẰM CÔNG TY CP TƠ TẰM Á CHÂU – LỤA VÁN
PHÚC

Chương 1: Công ty cổ phần tơ tằm Á Châu (ASC) và lụa Vân Vạn Phúc
1.1.

Giới thiệu về công ty cổ phần tơ tằm Á Châu (ASC)

Công ty Cổ Phần Tơ Tằm Á Châu (ASC) tiền thân là Công ty TNHH Sản
xuất Gia công Hàng xuất khẩu và Thương mại Hiệp Sang thành lập năm
1994. Từ ngày 01/01/2001, công ty được chính thức chuyển đổi thành Công
ty Cổ Phần Tơ Tằm Á Châu. Một trong những công ty hàng đầu trong ngành
sản xuất kinh doanh Dâu Tằm Tơ Lụa tại Việt Nam.
Sản phẩm của ASC đã được tổ chức SGS cấp chứng nhận quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001:2000). Sản phẩm được xuất khẩu sang
nhiều nước, được khách hàng quốc tế tin tưởng và đánh giá cao. Khách hàng
truyền thống của công ty thuộc các nước Nhật Bản, Ấn Ðộ, các nước Liên Xô
cũ (SNG), Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào và Bangladesh.
 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TƠ TẰM Á CHÂU
 Tên giao dịch tiếng Anh: ASIA SILK CORPORATION
 Tên viết tắt: ASC.
 Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tơ tằm,
kén tằm và các sản phẩm liên quan.
 Vốn điều lệ: 50.000.000.000 VNÐ.
 Đầu tư nước ngoài: Tổng vốn đầu tư: 2.849.163 USD.
Hiện nay, ASC có 1 công ty con và 1 công ty liên doanh tại Uzebekistan; 2
công ty liên doanh tại Tajikistan.
1.2. Lụa Vân Vạn Phúc – nét tinh tế của truyền thống và hiện đại
Lụa Vạn Phúc không chỉ là đỉnh cao của kỹ nghệ dệt tơ mà nghệ thuật trang
trí trên lụa còn được xem như mẫu mực của phong cách tạo hình trên tơ lụa


của nghệ nhân dân gian Việt Nam.


Từ ngày xưa, những tấm lụa đẹp nhất, mỏng nhất, mềm mại nhất và được
thêu dệt, đan nền cầu kỳ nhất đã được tiến cống cho cung đình. Đi đâu xa thì
quà cho các cô gái quý nhất cũng là chiếc áo lụa Hà Đông nõn nà, tha thướt.
Bởi vậy lụa Vạn Phúc từ xưa đã trở thành một “thương hiệu” mà bất kỳ một
người dân Việt Nam nào cũng biết và trân trọng.
Hiện nay, các nhà thiết kế trong nước cũng rất chú trọng tới việc sử dụng lụa
làm nguyên liệu cho các tác phẩm của mình. Đặc biệt gần đây, nhà thiết kế trẻ
David Minh Đức đã sử dụng loại lụa tốt nhất từ Vạn Phúc để cho ra mắt bộ
sưu tập áo dài cưới mang phong cách cung đình Huế. Những chiếc áo dài
cưới thêu rồng phượng, đậm tính chất truyền thống, cầu kỳ, bóng bẩy và thu
hút một cách lạ lùng. Có lẽ chính nhờ lụa đã làm nên sự quyến rũ, mềm mại
đặc trưng và cái hồn rất riêng của trang phục. Bộ sưu tập được bán giá rất
cao, khoảng trên 3500$/ bộ, tuy nhiên có rất nhiều đơn đặt hàng cả trong
nước lẫn ngoài nước.
1.3. Lý do lựa chọn lụa Vân Vạn Phúc
Hiện tại các sản phẩm xuất khẩu của công ty cổ phần tơ tằm Á Châu (ASC) là
dâu, tằm, tơ, lụa. Trong đó, lụa tơ tằm là mặt hàng kinh doanh chủ yếu và
chiếm tỷ trọng cao trong chiến lược kinh doanh của công ty, tuy nhiên, các
mặt hàng lụa tơ tằm mà công ty đang kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng lụa
mang tính chất bình dân, chưa có đột phá về thương hiệu, chính vì vậy mà các
sản phẩm của công ty cổ phần tơ tằm Á Châu (ASC) chưa được nổi tiếng,
trong khi đó, lụa Vân Vạn Phúc là một sản phẩm lụa cao cấp, được làm hoàn
toàn từ tự nhiên, được làm ra bởi các nghệ nhân của làng lụa Vạn Phúc, có độ
tinh sảo và thẩm Mỹ rất cao, nhưng lụa Vân đang đối mặt với sự mai một do
nhiều yếu tố, mà trong đó là sự xuất hiện của lụa Trung Quốc giá rẻ, chất
lượng không tốt. Mặc dù, hiện nay lụa Vân Vạn Phúc đã có những cải tiến đa
dạng hơn, nhưng vẫn chưa được đầu tư nhiều về mẫu mã, chất liệu, nên tính

ứng dụng của sản phẩm chưa cao, đồng thời tính cạnh tranh cũng không cao.
Bởi lẽ đó, một sự kết hợp giữa công ty cổ phần tơ tằm Á Châu (ASC) và lụa
Vân Vạn Phúc là phương thức hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của


một nét đẹp thẩm Mỹ thuần khiết và gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường
cho sản phẩm của công ty cổ phần tơ tằm Á Châu (ASC). Vì vậy chiến lược
sử dụng lụa Vân Vạn Phúc xâm nhập thị trường Mỹ là chiến lược trong thời
gian tới của công ty cổ phần tơ tằm Á Châu (ASC).
1.4. Lý do chọn thị trường Mỹ
 Mỹ là thị trường lớn, đông dân ( trên 300 triệu người ), kinh tế phát
triển, mức sống người dân cao.
 Mỹ là nơi tập trung đông cộng đồng Châu Á ( trên 14 triệu người ),
trong đó cộng đồng người Việt trên 1 triệu người.
 Quan hệ Việt-Mỹ đang có những bước tiến mới.
 Mặt khác, Mỹ là một thị trường đấy tiềm năng mà công ty cổ phần tơ
tằm Á Châu (ASC) chưa thâm nhập, trong khi rất nhiều công ty dệt
may trong nước như Việt Tiến, Thành Công, Phương Đông…đã tiến
hành thâm nhập từ rất lâu và có những thành công rất lớn, đây là cơ hội
mở ra với công ty cổ phần tơ tằm Á Châu (ASC) và là lối đi mới cho
lụa Vân Vạn Phúc khi mà Mỹ là thị trường may mặc lớn nhất Thế giới.

Chương 2: Thị trường Mỹ
2.1. Môi trường kinh tế:
Hiện nay, và trong nhiều thập kỷ nữa, Mỹ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất
và có sức cạnh tranh nhất trên thế giới. Mặc dầu, tỷ trọng GDP của Mỹ trong
tổng GDP của toàn thế giới có xu hướng giảm, song hiện nay, Mỹ vẫn là nước
có thu nhập quốc dân lớn nhất và có thu nhập bình quân đầu người đứng đầu
thế giới. Năm 2012, tổng thu nhập quốc dân của Mỹ ước tính trên 16 nghìn tỷ
USD, chiếm khoảng 20% tổng thu nhập quốc dân toàn cầu.. Vì là một nước

phát triển nên cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh của Mỹ cũng phát triển rất mạnh.
2.2. Môi trường pháp lý:


Mỹ theo hệ thống luật Anh - Mỹ. Môi trường pháp lý của Mỹ rất chặt chẽ và
rõ ràng, quy định cụ thể, chi tiết. Đặc biệt hệ thống luật thương mại
Một số qui định của Mỹ liên quan đến nhập khẩu hàng tơ tằm:
Về chứng từ chi tiết, các công ty phải liên hệ với nhà nhập khẩu, người mua
để có thông tin cập nhật, hoặc chỉ dẩn cụ thể của bang mà sản phẩm được đưa
vào. Thong thường các công ty Mỹ khi nhập khẩu từ nước ngoài thường thuê
các công ty chuyên làm nhiệm vụ môi giới hải quan để khai báo thủ tục hải
quan chứ không tự đứng ra khai báo. Nếu nhà nhập khẩu không nắm được thủ
tục thì họ liên hệ với các đại lý để lấy thông tin chi tiết.
*Lưu ý, đối với sản phẩm dệt may, cần chú ý liên hệ với nhà nhập khẩu để
biết chi tiết về chứng từ, và luôn cung cấp tỉ lệ phần trăm các sợi trong sản
phẩm theo qui định của luật Textile Fiber Products Identification Act –
TFPIA, chi tiết xem ở phần phụ lục.
Cách xác định xuất xứ hàng hóa, về visa và các form cần khai, về khai xuất
xứ hàng hóa.
Các quy định khác:
Về môi trường xuất nhập khẩu, hiến pháp Mỹ qui định Quốc hội Mỹ có
quyền quản lý ngoại thương và quyết định về thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, do
việc tăng hoặc giảm thuế nhập khẩu, ấn định hạn ngạch nhập khẩu, hoặc đàm
phán các hiệp định thương mại quốc tế rất phức tạp và ảnh hưởng đến lợi ích
không những của Mỹ mà còn của các nước khác nên nhiều trách nhiệm trong
những lĩnh vực này đã đuợc Quốc hội uỷ quyền cho các cơ quan hành pháp.
Trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ được Quốc hội uỷ quyền, các cơ
quan hành pháp được uỷ quyền có trách nhiệm tham vấn thường xuyên và
chặt chẽ với các uỷ ban có liên quan của Quốc hội và các nhóm cố vấn của

khu vực tư nhân.
2.3. Môi trường văn hóa-xã hội:
Người Mỹ nhìn chung văn hóa ăn mặc khá đơn giản, không cầu kỳ, chỉ trong
những trường hợp đặc biệt như dự lễ, tiệc, đám đình, họ mới chú trọng nhiều


đến ăn mặc sao cho sang trọng hay thanh lịch, quý phái. Người Mỹ không có
quá nhiều định kiến đối với xuất xứ sản phẩm. Sản phẩm may mặc phải thật
thoải mái, dễ chịu. Yếu tố chất lượng được xem là một yếu tố quan trọng. Văn
hóa ăn mặc của người Mỹ nhìn chung xuất phát từ quan niệm không đánh giá
bất cứ cái gì qua vẻ bề ngoài của họ.
Với cộng đồng Châu Á ở Mỹ nói chung, cộng đồng Việt Nam ở Mỹ nói riêng,
văn hóa ăn mặc cũng chịu ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây, nghĩa là người
Châu Á ở Mỹ cũng thích ăn mặc đơn giản, thoải mái. Tuy nhiên vì là người Á
Đông nên xét ở một số phương diện, khi ra ngoài cộng đồng, người Châu Á
có xu hướng chú trọng đến diện mạo, hình thức. Do đó, ăn mặc đường hoàng,
lịch sự vẫn được xem là một cách thể hiện sự tôn trọng người khác.
Chương 3: phân tích SWOT
3.1. S (strengths)
 Công ty cổ phần tơ tằm Á Châu (ASC) có đội ngũ nhân viên trẻ, năng
động và có trình độ chuyên môn cao.
 Sản phẩm của công ty được sản xuất theo quy trình khép kín, dây
chuyền hiện đại, kỹ thuật tiên tiến được nhập khẩu từ các nước công
nghiệp phát triển như Nhật Bản, EU…
 Trước khi thâm nhập vào thị trường Mỹ, công ty cổ phần tơ tằm Á
Châu (ASC) đã xuất khẩu rất nhiều sản phẩm của mình đi các nước
Nhật Bản, Banglades, Thái Lan, Ấn Độ…nên có thể nói công ty cổ
phần tơ tằm Á Châu (ASC) có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
xuất khẩu thâm nhập thị trường, có thể thấy rõ qua thị trường Nhật Bản
là thị trường rất nghiêm khắc với các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng…

 Chất lượng sản phẩm của công ty được kiểm tra rất chặt chẽ trước khi
đóng gói xuất đi, sự uy tín của công ty được đề cao trong các tất cả các
khâu bao tiêu sản phẩm.
3.2. W (weakness)


 Chưa có hệ thống marketing trực tiếp.
 Chủ yếu là quảng cáo qua báo chí, chưa tiếp cận trực tiếp với người tiêu
dùng.
 Thiếu kinh nghiệm trong việc đăng kí và bảo vệ bản quyền sản phẩm.
 Cơ cấu tổ chức chưa được chuyên hoá dẫn đến chưa phát huy hết năng
lực hoạt động của doanh nghiệp.
 Lụa Vân Vạn Phúc hoàn toàn được làm từ thủ công nên năng suất còn
chưa cao,ảnh hưởng tới giá thành và sức cạnh tranh trên thị trường
 Nguồn nguyên liệu chưa ổn định, nằm rải rác nhiều nơi như Vĩnh Phúc,
Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Lâm Đồng…
3.3. O (opportunities)
 Sức mua của Mỹ đối với các mặt hàng may mặc, đặc biệt là loại hàng
thủ công truyền thống như tơ lụa là rất lớn, đứng hàng đầu thế giới.
 Mỹ là thị trường với dân số đông, thu nhập của người dân Mỹ cũng
chênh lệch nhau rất lớn, vì vậy đây là một thị trường lớn, đa dạng và
hấp dẫn.
 Nguồn cung nguyên liệu dồi dào, sẵn có do nghề trồng dâu nuôi tằm
dệt lụa là 1 trong những ngành nghề truyền thống lâu đời của VN, hiện
nay vẫn còn tồn tại ờ nhiều khu vực rộng lớn như Quảng Nam, Nghệ
An.
 Chính phủ có những chính sách nhằm bảo tồn và khuyến khích các làng
nghề truyền thống phát triển, điều này giúp cho những làng nghề ươm
tơ dệt lụa có từ lâu đời của VN khôi phục và hỗ trợ vững chắc cho hoạt
động kinh doanh sản phẩm tơ lụa và sản phẩm có nguồn gốc từ tơ lụa.

3.4. T (Threats)
 Thương hiệu lụa Vạn Phúc là rất nổi tiếng, bởi vậy mà kéo theo xu thế
tất yếu của việc sản xuất hàng nhái, hàng kém chất lượng
 Mặt hàng do mang nặng tính truyền thống nên ít có sự thay đổi về mẫu
mã, kiểu dáng hoa văn và bởi vậy dần dần trở nên đại trà, ít được ưa
chuộng.


 Chưa tạo được điểm nhấn, nét nổi trội cho các mặt hàng của công ty so
với các mặt hàng chiến lược của công ty khác, mặc dù đã có rất nhiều
kiểu dáng hoa văn cũng như mẫu mã đẹp.
 Tính chất của nền kinh tế thị trường là bất ổn định, khiến các làng nghề
dệt lụa dễ gặp phải nguy cơ thua lỗ, người dân bỏ nghề, khiến làng
nghề mai một.
Chương 4: Chiến lược, kế hoạch thâm nhập thị trường
4.1. Chiến lược sản phẩm
4.1.1. Giá trị cốt lõi của sản phẩm:
 Tôn thêm vẻ đẹp quý phái, quyến rũ của con người, mang đậm tính
truyền thống nhưng cũng không thiếu tính hội nhập.
 Thiết kế phù hợp để làm quà tặng.
 Nguyên liệu từ thiên nhiên, thân thiện với sức khỏe và môi trường.
4.1.2. Giá trị hiện thực của sản phẩm:
 Chất lượng (đánh bóng hình ảnh bằng cách tạo uy tín về chất lượng)
Doanh nghiệp chúng tôi tập trung phát triển và sản xuất các sản phẩm đảm
bảo chất lượng, thân thiện với môi trường và tuân thủ tiêu chuẩn quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, hệ thống quản lí môi trường SA
8000 để vượt rảo cản vào thị trường Mỹ. Đồng thời thời cần khẳng định Vạn
Phúc là thương hiệu lụa lâu đời của Việt Nam, tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng khi cho ra một sản phẩm là vô cùng khắt khe, chất lượng luôn nổi trội
hơn các sản phẩm truyền thống từ Ấn Độ, Trung Quốc,…

 Thiết kế (đa dạng hóa mẫu mã để thỏa mãn thị hiếu khách hàng).
Bộ phận Marketing phối hợp với đại diện của công ty tại Mỹ liên tục theo dõi
người tiêu dùng và tìm hiểu thị hiếu, sở thích của khách hàng về các loại mẫu
mã nhằm theo kịp sự phát triển về thị hiếu, thời trang, phong cách sống.. tại
thị trường mục tiêu. Từ đó, doanh nghiệp tăng cường công tác đầu tư, nghiên
cứu và thiết kế các mẫu mã, sản phẫm mới để đáp ứng được các nhu cầu phát
sinh.


 Thương hiệu (Chiến lược chuẩn hóa thương hiệu)
Công ty sẽ sử dụng một thương hiệu kết hợp (ASC) – VAN PHUC SILK, vừa
tận dụng tên tuổi của thương hiệu ASC ở các quốc gia trên thế giới. Vừa nổi
bật sự nổi tiếng của sản phẩm VAN PHUC SILK.
 Đóng gói, bao bì
Khi xuất khẩu tới nước có mức sống cao như Mỹ, việc đóng gói sản phẩm cần
phải thật hoàn hảo. Chúng tôi sử dụng nguyên liệu tốt nhất hiện có và khả thi
về mặt kinh tế, in đẹp và nghệ thuật.
Bao gói bên ngoài: Chúng tôi thiết lập một trật tự ổn định về bao bì và kích
cỡ bao bì. Mã ký hiệu vận tải trên bao bì đảm bảo đúng theo qui định quốc tế,
chính xác và rõ ràng. Các bao/hộp được đóng dấu hoặc in rõ ràng trên một
mặt với tất cả ký mã hiệu và bằng mực không phai. Bao gói dùng vật liệu là
loại có thể tái sinh để giải quyết vấn đề môi trường. Bao gói dưới mức tiêu
chuẩn có thể gây hại cho sản phẩm và gây ra các vấn đề cho nhà nhập khẩu
như: thanh lý chuyến hàng, tiếp thị hàng hóa…
4.1.3. Giá trị bổ sung của sản phẩm:
Thiết kế một chương trình bán hàng đặt biệt: chiết khấu thương mại cho các
đơn đặt hàng lớn, và khi trở thành khách hàng thân thiết của chúng tôi, chúng
tôi sẽ có những ưu đãi khác dành cho họ, chẳng hạn như những điều kiện giao
dịch….Trong quá trình chào hàng, chúng tôi cố gắng truyền đạt những thông
tin này đến họ.

Đào tạo thái độ và kỹ năng giao tiếp, dịch vụ khách hàng, đào tạo đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp để có thể tư vấn cho khách hàng cách chọn vải, cách
bảo quản và sử dụng…để giúp cho khách hàng có sự lựa chọn tốt nhất và thỏa
mãn cao nhất.
Đảm bảo phương thức giao hàng nhanh và hoàn hảo: Thiết lập hợp tác quan
hệ hợp tác với đơn vị vận tải có uy tín để đáp ứng yêu cầu vận chuyển của


khách hàng. Sau khi xem hàng nếu khách hàng có nhu cầu chúng tôi sẽ giao
hàng tận nhà trong thời gian nhanh nhất, và nếu sản phẩm được mua để làm
quà tặng chúng tôi có thể nhận gói quà và gửi quà theo yêu cầu của khách
hàng.
Chăm sóc khách hàng: thường xuyên tiếp nhận, cung cấp và chia sẻ kịp thời
các thông tin liên quan, chính sách của Công ty đến với khách hàng, tạo mối
quan hệ gắng bó giữa khách hàng và Công ty.
4.2. Chiến lược giá
4.2.1. Chiến lược định giá sản phẩm mới
Khi gia nhập thị trường Mỹ, các sản phẩm của Vạn Phúc sẽ được định giá
ngang bằng hoặc cao hơn một chút so với sản phẩm cạnh tranh nhằm nâng
cao giá trị thương hiệu Vạn Phúc.
4.2.2. Chiến lược điều khiển giá cả


Định giá chiết khấu.

Chiết khấu tiền mặt: giảm giá cho những khách hàng thanh toán sớm
Chiết khấu số lượng: giảm giá cho những người mua nhiều.
Chiết khấu chức năng: giành cho các thành viên trong kênh phân phối.
 Định giá tâm lý.
Định giá cho sản phẩm là con số lẻ (ví dụ 99$ thay vì 100$).

4.2.3. Chiến lược thay đổi giáca
 Chủ động tăng giá
Sản phẩm mới khi thâm nhập thị trường Mỹ do thực hiện chiến lược giá thâm
nhập nên có giá tương đối thấp. Điều này ẩn chứa nguy cơ về vi phạm chính
sách chống bán phá giá của nước chủ nhà cũng như tỉ suất lợi nhuận thấp cho
chính doanh nghiệp. Những vấn đề trên cộng với lạm phát chi phí dai dẳng
tạo áp lực cho doanh nghiệp cần phải tăng giá. Một sự tăng giá thành công có
thể làm tăng lợi nhuận. Để tăng giá thành công, cần phải có chiến lược tăng
giá từ từ, tránh gây shock giá cho khách hàng, đồng thời phải hỗ trợ việc tăng
giá bằng một chương trình truyền thống, nhằm nói cho khách hàng biết lý do


tăng giá. Kèm theo những đợt tăng giá là sự cải tiến mẫu mã, bao bì, dịch vụ
hậu mãi, quảng cáo... làm cho khách hàng có cảm giác về sự ưu việt trong sản
phẩm và sẵn sàng trả thêm tiền trong giới hạn để có được sản phẩm như ý.
 Đáp ứng với thay đổi của đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường Mỹ, sản phẩm của ASC - VAN PHUC SILK luôn chịu áp lực
cạnh tranh gay gắt với các đối thủ tương đối nặng kí từ Trung Quốc, Ấn Độ,
Thái Lan... Vì vậy, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao về những thay đổi trong
giá của đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp đối thủ giảm giá sản phẩm có
khả năng thay thế sản phẩm ASC - VAN PHUC SILK, nếu chúng ta không có
phản ứng lại thì chắc chắn thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh
hưởng. Tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà chúng ta có thể áp dụng linh hoạt: sẽ
giữ nguyên giá nhưng cải tiến chất lượng vượt trội, hay chấp nhận giảm giá
theo đối thủ, hoặc vừa giảm giá, vừa tăng sự ấn tượng của khách hàng về chất
lượng sản phẩm.
4.3. Chiến lược xúc tiến.
4.3.1. Quảng cáo
Thông điệp mà chúng tôi muốn truyền đạt đến khách hàng đó là ASC - VAN
PHUC SILK - “mang đến sự tinh tế truyền thống cho bạn”. Slogan được viết

bằng tiếng Anh và cả Tiếng Việt (nhỏ hơn bên dưới) để thu hút sự quan tâm
của những khách hàng tiềm năng. Vì khách hàng mục tiêu của chúng tôi là
những người Mỹ yêu cái đẹp phương Đông và đặc biệt là những Việt Kiều
yêu nước, yêu nét đẹp truyền thống của người Việt Nam nên chúng tôi chọn
thông điệp trên nhằm làm nổi bật giá trị cốt lõi của sản phẩm: chắt lọc tinh
túy văn hóa Việt nhưng đồng thời cũng mang nét đẹp hội nhập.
Phương tiện quảng cáo: phương tiện truyền thông hỗn hợp, tận dụng tối đa
phương tiện và cách thức để tiếp thị hình ảnh ASC - VAN PHUC SILK đến
tận tay người tiêu dùng.
Báo chí: Thay vì những quảng cáo to, tốn kém, ít hiệu quả trên truyền hình,
chúng tôi sẽ áp dụng quảng cáo nhiều, đăng trên càng nhiều báo càng tốt, đặc


biệt là các báo thời trang, nội dung chắt lọc để vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng
tần suất xuất hiện của sản phẩm.
4.3.2. Khuyến mãi
Chiêu thức khuyến mãi mà doanh nghiệp đưa ra ngay trong lần ra mắt đầu
tiên là tặng quà cho 200 khách hàng đầu tiên mua sản phẩm, khách hàng có
đơn hàng nhiều sẽ được chiết khấu giá ... Phát hành thẻ khách hàng thân thiết
và có những ưu đãi, giảm giá cho đối tượng này nhằm suy trì sự trung thành
từ phía khách hàng.
4.3.3. Đội ngũ bán hàng
Hướng tới khách hàng mục tiêu chủ yếu là cộng đồng người Việt, công ty sử
dụng lực lương bán hàng là Việt Kiều ,do họ có những hiểu biết về văn hóa
Việt Nam cũng như những thói quen, phong tục và nhu cầu của khách hàng
tại Mỹ.
Nhân viên công ty được chú trọng đào tạo về kiến thức chăm sóc khách hàng
và phong cách phục vụ nhất quán. Đội ngũ bán hàng luôn phải tận tình trong
việc tư vấn thời trang và hướng dẫn khách hàng cách giặt là, bảo quản sản
phẩm với thái độ tôn trọng và nềm nở. Nhân Viên luôn nói lời “cảm ơn” các

khách hàng đã ghé thăm, giúp đỡ họ lựa hàng và cuối cùng là câu nói “tạm
biệt, xin cảm ơn quý khách” khi mọi người rời cửa hàng, cho khách hàng luôn
có cảm giác thoải mái và ấm cúng khi bước chân vào gian hàng của ASC VAN PHUC SILK.
4.4. Chiến lược phân phối:
Bước đầu khi phát triển sản phẩm lụa Vân Vạn Phúc trên thị trường Mỹ công
ty sẽ phân phối sản phẩm thao các cách:
 Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ mở một cửa hàng trực tiếp trưng bày và bán
sản phẩm tại California hoặc Texas nơi tập trung nhiều Việt kiều( đặc
biệt là các khu phố the Little Saigon) sau đó mở rộng mạng lưới phân
phối ở các bang khác.


 Thứ hai, doanh nghiệp sẽ chào bán và cung cấp sản phẩm cho cửa hàng
chuyên bán sản phẩm lụa. Vì ở những cửa hàng này nhân viên bán hàng
sẽ có hiểu biết nhiều hơn về sản phẩm lụa do đó họ có thể cho khách
hàng trong quá trình mua sắm.
 Thứ ba, nhượng quyền thương hiệu cho doanh nhân Việt Kiều kinh
doanh tại địa phương.
Tài liệu tham khảo:
1. />2.
3. Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương: />


×