Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Nhu cầu về bảo hiểm thất nghiệp trong tình hình hiện nay ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.79 KB, 155 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng/biểu/sơ đồ
Phần mở đầu
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT

TRANG
4
5
7
12

NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.1. VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm và phân loại thất nghiệp
1.1.2. Nguyên nhân thất nghiệp
1.1.3. Hậu quả của thất nghiệp
1.1.4. Các chính sách và biện pháp áp dụng nhằm hạn chế và khắc phục

12
12
18
20
21

tình trạng thất nghiệp
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.2.1. Những công ước quốc tế về Thất nghiệp và Bảo hiểm thất nghiệp
1.2.2. Những nội dung cơ bản của Bảo hiểm thất nghiệp


1.3. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.3.1. Mô hình tổ chức Bảo hiểm thất nghiệp là một nhánh của bảo hiểm

26
26
38
50
51

xã hội
1.3.2. Mô hình tổ chức cơ quan Bảo hiểm thất nghiệp độc lập
1.4. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở CÁC

52
52

NƯỚC
1.4.1. Kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang Đức
1.4.2. Kinh nghiệm của Trung quốc
1.4.3. Bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Lan
1.4.4. Đánh giá chung
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP, NHU CẦU VÀ KHẢ

55
59
63
65
67

NĂNG THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP Ở

67

VIỆT NAM
2.1.1. THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM
2.1.2. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam
2.2. CÁC CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ GIẢI QUYẾT

67
72
87

TÈNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM
1


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

VỪA QUA.
2.2.1. Chính sách dân số
2.2.2. Trợ cấp thôi việc và mất việc làm
2.2.3. Xúc tiến xuất khẩu lao động
2.2.4. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công ăn việc làm

87
88
93
94


cho người lao động
2.3. NHU CẦU THAM GIA VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU

96

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.3.1. Nhu cầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp
2.3.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BẢO HIỂM

96
104
110

THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM

110

THẤT NGHIỆP
3.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT

111

NAM
3.2.1. Đối tượng áp dụng
3.2.2. Hình thức triển khai
3.2.3. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
3.2.4. Mức đóng góp bảo hiểm thất nghiệp
3.2.5. Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

3.2.6. Các nội dung khác có liên quan
3.3. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.3.1. Mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam theo Nghị

111
114
115
118
121
123
125
126

định 94/2008/NĐ-CP
3.3.2. Mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp độc lập do Bộ Lao động

133

Thương binh và Xã hội quản lý
3.3.3. Mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp liên kết giữa Bộ Lao động

134

Thương binh và Xã hội với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam
3.4. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT

137

NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.4.1. Kiến nghị

3.4.2. Giải pháp tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
KẾT LUẬN

137
139
143
2


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

DANH MôC tµi liÖu tham kh¶o
Phô lôc

144

Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t
-

BHXH: Bảo hiểm xã hội

-

BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

-

BHYT: Bảo hiểm y tế

-


BHTM: Bảo hiểm thương mại

-

ASXH: An sinh xã hội

-

ILO: Tổ chức lao động quốc tế

-

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

-

FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

-

VĐXH: Vốn đầu tư xã hội

-

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

-

XNK: Xuất nhập khẩu


-

XK: Xuất khẩu

-

BỘ LĐ-TB-XH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

3


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

DANH MỤC CÁC BIỂU/HÌNH/SƠ ĐỒ
STT
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Sơ đồ 1
Bảng 1.3
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4

Tên bảng/hình/sơ đồ
Trang
Tỷ lệ thất nghiệp của thế giới và các khu vực (1996-2006)
15
Tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia (1996-2006)

16
BHTN tại Đức
55
Thời gian hưởng trợ cấp BHTN tại Đức
58
Một số chỉ tiêu của kết quả điều tra 1/7/2007
67
Lao động và cơ cấu lao động theo giới tính và (2003-2007)
68
Cơ cấu lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ (2003-2007)
68
Cơ cấu lực lượng lao động theo khu vực thành thị và nông
69

Bảng 2.5

thôn (2003-2007)
Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ

69

Bảng 2.6

thuật (2003-2007)
Lao động có việc phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh

71

Bảng 2.7
Bảng 2.8


tế và vùng lãnh thổ (2003-2007)
Tình hình thất nghiệp trong độ tuổi ở Việt Nam (2003-2007)
Thất nghiệp trong độ tuổi ở Việt Nam phân theo khu vực

72
73

Bảng 2.9

thành thị và nông thôn (2003-2007)
Thất nghiệp trong độ tuổi ở Việt Nam phân theo giới tính

74

Bảng 2.10

(2003-2007)
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở thành thị và tỷ lệ sử dụng

75

thời gian lao động ở khu vực nông thôn theo vùng kinh tế
(Giai đoạn 2003-2007)
4


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Bảng 2.11

Bảng 2.12
Bảng 2.13

Tình hình lao động thiếu việc làm ở nước ta năm 2007
Tình hình thất nghiệp phân theo độ tuổi (2005 và 2007)
Kết quả điều tra tình hình thất nghiệp theo độ tuổi do Nhóm

76
77
78

Bảng 2.14

nghiên cứu đề tài thực hiện
Kết quả điều tra về thời gian thất nghiệp do Nhóm nghiên

78

Bảng 2.15

cứu đề tài thực hiện
Kết quả điều tra về nguyên nhân thất nghiệp do Nhóm

79

Bảng 2.16

nghiên cứu đề tài thực hiện
Tình hình thất nghiệp ở khu vực thành thị phân theo trình độ


80

Bảng 2.17

học vấn năm 2006
Tình hình thất nghiệp ở thành thị phân theo trình độ chuyên

81

Bảng 2.18

môn kỹ thuật năm 2006
Tốc độ gia tăng dân số và nguồn lao động ở Việt Nam qua

88

Bảng 2.19
Bảng 2.20

các thời kỳ (1960 - 2007)
Thực trạng đầu tư ở Việt Nam (1991-2007)
Số lượng, cơ cấu doanh nghiệp và lao động trong các doanh

95
98

Bảng 2.21

nghiệp phân theo các khu vực kinh tế
Kết quả điều tra đánh giá về nhu cầu tham gia BHTN ở Việt


100

Bảng 2.22
Bảng 2.23
Bảng 2.24
Bảng 2.25

Nam
Số đơn vị tham gia BHXH trong cả nước
Tỷ lệ các doanh nghiệp thực tế tham gia BHXH
Số người lao động tham gia BHXH trong cả nước
Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiÖp

101
102
103
104

Bảng 2.26

thùc tÕ tham gia BHXH
Kết quả đánh giá mức đóng góp bảo hiểm thất nghiệp của

107

Bảng 2.27

người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước
Thu nhập bình quân tháng của 1 người lao động làm công


108



ăn lương và mức chi tiêu bình quân theo khu vực
hình Mô hình tổ chức BHXH Việt Nam

128

3.1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
5


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Thất nghiệp là một thực trạng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị
trường, khi sức lao động được coi là hàng hoá và là hàng hoá đặc biệt. Tác động
của thất nghiệp đến các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội của một đất nước thường
ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp. ở nước ta,
tình hình thất nghiệp diễn biến phức tạp. Ngay trong những năm đầu chuyển sang
nền kinh tế thị trường, mặc dù nhà nước, các địa phương và các doanh nghiệp đã
có nhiều biện pháp khắc phục và giải quyết quyết tình trạng thất nghiệp, như: Xúc
tiến tìm kiếm việc làm; Hợp tác xuất khẩu lao động; Trợ cấp thôi việc và mất việc
làm.v.v… song thất nghiệp vẫn luôn là là một vấn đề xã hội nan giải. Thực chất,
các biện pháp khắc phục và giải quyết tình trạng thất nghiệp đã và đang được áp
dụng nói trên chỉ là những biện pháp “tình thế”. Nhận thức rõ vấn đề này, cũng như
thấy rõ kinh nghiệm của các nước khi giải quyết tình trạng thất nghiệp và hậu quả

của nó là phải triển khai “bảo hiểm thất nghiệp”, cho nên ngày 29 tháng 6 năm
2006 Quốc Hội nước ta đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội và trong đó quy định
bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 phải triển khai bảo hiểm thất nghiệp.
Tuy nhiên, bảo hiểm thất nghiệp là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với
nước ta và chưa có tiền lệ. Mặc dù đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về
vấn đề này, nhưng mới chỉ là bước đầu và chưa lý giải thật rõ được những nội dung
của bảo hiểm thất nghiệp như: Mức đóng góp của bên tham gia, điều kiện hưởng,
mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm.v.v.. và
đặc biệt là công tác tổ chức BHTN ở nước ta như thế nào cho phù hợp vẫn chưa có
một công trình nghiên cứu nào đề cập đến.
Chính vì những lý do đó, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu đề tài: “ Tổ
chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa thiết
thực. Đề tài thực hiện thành công sẽ góp phần giúp ngành lao động và thương binh
xã hội; ngành Bảo hiểm xã hội nước ta nhanh chóng tổ chức triển khai và đưa Luật
bảo hiểm xã hội vào cuộc sống. Đồng thời, nội dung của đề sẽ là những căn cứ lý
6


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

luận và thực tiễn giúp cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lí sự nghiệp về
bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng xây dung, hoàn thiện
và tổ chức triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp sát thực và có hiệu quả.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài.
a, Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
Thất nghiệp và lạm phát là 2 vấn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời
cũng là 2 vấn đề nan giải và khó giải quyết đối với Chính phủ các nước. Bởi vậy,
ngay sau khi ra đời, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã phê chuẩn Công ước thất
nghiệp C2 vào năm 1919. Tiếp đến các năm sau, tổ chức này còn phê chuẩn các
Công ước: Công ước phòng chống thất nghiệp C44, năm 1934; Công ước An sinh

xã hội C102, năm 1952; Công ước xúc tiến, hỗ trợ và bảo vệ phòng chống thất
nghiệp C168 năm 1991. Những công ước này là định hướng cho các nước (tham
gia phê chuẩn Công ước) hoạch định chính sách tìm kiếm biện pháp phòng chống
thất nghiệp để bảo vệ người lao động và gia đình họ. Có 2 loại chính sách mà nhiều
nước đã hoạch định và tổ chức thực hiện, đó là: Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
và chính sách Bảo hiểm xã hội (trong đó, có chế độ trợ cấp thất nghiệp). Để hoạch
định và tổ chức thực hiện được những chính sách này là hoàn toàn phụ thuộc và
điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của từng nước. Tuy nhiên có một số nhà khoa
học đã công bố những công trình nghiên cứu của mình liên quan đến bảo hiểm thất
nghiệp và trợ cấp thất nghiệp. Điển hình như: ở Cộng hoà Liên Bang Đức có
Schmid, G; ở Mỹ có Wernev, H và Wayne Nafziger, E; ở Anh có DaVid, W và
Pearce, ở Nga có V.Pap Lốp;.v.v ..
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các tác giả mới chỉ tập trung
chủ yếu vào phản ánh thực trạng thất nghiệp, nguyên nhân và hậu quả thất nghiệp
trong một giai đoạn nào đó, ở những nước và những khu vực nào đó trên thế giới.
Có một một số nghiên cứu đã tiếp cận với bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất
nghiệp, song mới chỉ đưa ra những định hướng về đối tượng tham gia, mức trợ cấp
7


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

và thời gian trợ cấp thất nghiệp. Do đây là một vấn đề kinh tế – xã hội đặc thù của
từng nước, cho nên chưa có một công trình nào bàn về tổ chức bảo hiểm thất
nghiệp. Chính vì vậy, những nghiên cứu của các tác giả kể trên có chăng chỉ là để
tham khảo trong quá trình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
Tóm lại, các nghiên cứu nước ngoài mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh
của bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp. Vì thế, cơ sở lý luận và thực tiễn
để tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta cần phải được quan tâm nghiên cứu.
b, Tình hình nghiên cứu trong nước.

Ngay sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, hiện tượng
thất nghiệp đã bắt đầu xuất hiện và tình trạng thất nghiệp có xu hướng ngày càng
gia tăng, kể cả ở khu vực nông thôn và thành thị. Chính vì vậy, Bảo hiểm thất
nghiệp và trợ cấp thất nghiệp đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa
học và nhiều nhà quản lý.
Năm 1993, trong cuốn “ Một số vấn đề về chính sách bảo hiểm xã hội ở
nước ta hiện nay” do Nhà xuất bản lao động phát hành, tác giả Nguyễn Văn Phần
đã có một bài viết với tiêu đề: “Một số ý kiến về trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp hưu
trí”. Nội dung bài viết mới chỉ đề cập đến khái niệm về trợ cấp thất nghiệp và sự
cần thiết phải có trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong cơ chế thị trường .
Năm 2000, TS.Nguyễn Văn Định và các cộng sự của bộ môn Kinh Tế Bảo
hiểm - Trường Đaị học Kinh Tế Quốc Dân thực hiện một đề tài khoa học cấp bộ,
mã số B2000 - 38- 62 : “Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện
kinh tế thị trường”. Tuy nhiên, do thời gian và kinh phí có hạn và khi đó luật Bảo
hiểm xã hội chưa ra đời cho nên nội dung của đề tài này mới chỉ dừng lại ở một số
nội dung chủ yếu mang tính định tính như: Sự cần thiết khách quan phải triển khai
Bảo hiểm thất nghiệp, phân tích thực trạng thất nghiệp và nêu lên một số quan
điểm chung khi tổ chức triển khai Bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta .

8


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Trong cuốn sách “ Bảo hiểm xã hội - những điều cần biết ” do Nhà xuất bản
thống kê phát hành năm 2001, PGS.TS Nguyễn Văn Kỷ đã có một bài viết : “Luật
bảo hiểm xã hội và vấn đề bảo hiểm thất nghiệp”. Nội dung bài viết chỉ tập trung
vào một khía cạnh nhỏ là: Khi xây dựng luật Bảo hiểm xã hội ở nước ta có nên hay
không nên đề cập đến vấn đề bảo hiểm thất nghiệp. Năm 2003, tại buổi hội thảo
khoa học “Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo an ninh xã hội” do Bộ tài

chính tổ chức, TS. Đặng Anh Duệ đã có bài báo tham luận : “ Để xây dựng và thực
hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. Bài báo này mới chủ yếu tập trung
nêu lên sự cần thiết phải có chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống các chế độ
bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và điều kiện về mặt tài chính để xây dựng và thực
hiện chế độ này.
Năm 2004, TS. Nguyễn Huy Ban và các cộng sự tại Bảo hiểm xã hội Việt
Nam đã thực hiện một chuyên đề khoa học: “Nghiên cứu những nội dung cơ bản
của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại - vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp
ở Việt Nam”. Trong chuyên đề này, một số nội dung của bảo hiểm thất nghiệp đã
bước đầu được đề cập, một số quan điểm khi lựa chọn hình thức trợ cấp thất
nghiệp ở nước ta đã được đưa ra. Song, việc phân biệt giữa bảo hiểm thất nghiệp
và trợ cấp thất nghiệp chưa được nghiên cứu, vấn đề tổ chức bảo hiểm thất nghiệp
ở nước ta chưa được làm rõ.
Nhìn chung, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu
một cách có hệ thống và toàn diện về tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
Đặc biệt là nội dung của bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện ở nước ta? Triển
khai bảo hiểm thất nghiệp độc lập hay xây dựng chế độ trợ cấp thất nghiệp nằm
trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội? Hệ thống tổ chức bảo hiểm thất
nghiệp?.v.v.Vẫn là những vấn đề cần được nghiên cứu và làm rõ.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài có ba mục tiêu chủ yếu sau đây:
9


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

1. Làm rõ những vấn đề lý luận về thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp và bảo
hiểm thất nghiệp
2. Đánh giá thực trạng thất nghiệp, nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm
thất nghiệp, thực trạng chính sách và công tác tổ chức triển khai BHTN ở nước ta.

3. Làm rõ quan điểm về tổ chức BHTN, đưa ra những kiến nghị và giải pháp
tổ chức BHTN ở nước ta.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Ngoài những phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế vẫn dùng như
phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh..., đề tài đặc biệt chú trọng tới các
phương pháp sau đây: Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. Đề tài sẽ dự kiến
điều tra, ở một số địa phương, một số ngành có nhiều khả năng xảy ra thất nghiệp
để làm rõ thực trạng thất nghiệp, nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm thất
nghiệp, lựa chọn mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp.
- Xử lý kết quả điều tra trên máy tính để xác định thực trạng, nhu cầu, khả
năng tham gia bảo hiểm thất nghiệp xác định mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp
ở Việt Nam.
- Báo cáo chuyên đề và xin ý kiến các chuyên gia.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và kinh phí nghiên cứu có hạn, mặt khác đối tượng tham gia
baỏ hiểm thất nghiệp chỉ là những người làm công ăn lương tập trung ở khu vực
thành thị, nên việc nghiên cứu đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi sau:
- Điều tra, khảo sát ở Thủ đô Hà Nội - một thành phố lớn có tỷ lệ thất nghiệp
cao. Dự kiến đề tài sẽ khảo sát một số doanh nghiệp đại diện tại Hà Nội.
- Xin ý kiến một số chuyên gia thuộc các ngành Lao động và thương binh
xã hội, tài chính, Bảo hiểm xã hội.

10


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

- Đề tài dự kiến làm rõ những nội dung Bảo hiểm thất nghiệp khi triển khai ở
nước ta và mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp. Sau đó nêu lên những quan điểm
và đưa ra những kiến nghị cũng như những giải pháp về tổ chức BHTN ở nước ta.

6. Địa chỉ ứng dụng của đề tài
- Bộ lao động và thương binh xã hội
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Các Trường Đại học khối kinh tế – Xã hội Việt Nam
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm có ba chương:
- Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thất nghiệp và bảo hiểm thất
nghiệp
- Chương II: Thực trạng thất nghiệp và tổ chức BHTN ở Việt Nam
- Chương III: Kiến nghị và giải pháp về tổ chức BHTN ở Việt Nam

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT NGHIỆP VÀ
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
11


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

1.1 VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1 Khái niệm và phân loại thất nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm thất nghiệp
Thất nghiệp, hiểu theo nghĩa chung nhất là tình trạng tồn tại khi một bộ phận
người lao động muốn làm việc nhưng không có việc làm.
Còn về “người thất nghiệp” thì theo định nghĩa của Tổ chức Lao động quốc
tế (ILO) đưa ra tại Hội nghị lần thứ 13 các nhà Thống kê Lao động quốc tế, tháng
10 - năm 1982: Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả
năng lao động, hiện tại không có việc làm, muốn làm việc và hiện rất sẵn sàng để
làm việc, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Các định nghĩa này cho thấy, không phải người nào không có việc làm cũng

được xếp vào nhóm “người thất nghiệp”, mà chỉ những người “trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động, đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm” thì mới
được coi là người thất nghiệp. Sở dĩ người thất nghiệp phải là người “trong độ tuổi
lao động, có khả năng lao động” là vì, về mặt tự nhiên mà nói, con người chỉ có thể
lao động khi cơ thể đạt đến một sự phát triển về thể lực - tức là phải đạt đến một độ
tuổi nào đó. Ví dụ nhiều quốc gia trên thế giới quy định, độ tuổi lao động là từ 1660 đối với nữ và từ 16-50 đối với nam. (Giới hạn dưới của tuổi lao động là độ tuổi
mà những người tới độ tuổi này có thể tham gia lao động, còn giới hạn trên của
tuổi lao động là độ tuổi mà những người vượt quá độ tuổi đó thì khả năng lao động
suy giảm rõ rệt). Và có một thực tế là không phải tất cả những người trong độ tuổi
lao động đều có thể tham gia lao động, mà có một bộ phận do những nguyên nhân
nào đó (tàn tật, tai nạn…) dẫn đến không có khả năng lao động .
Bên cạnh các đặc trưng “trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động”,
người thất nghiệp còn phải là người “đang không có việc làm, đang đi tìm việc
làm”. “Đang đi tìm việc làm” theo ILO là việc “tiến hành những bước đi cụ thể
nhằm tìm kiếm việc làm được trả công hoặc tự tạo việc làm. Những bước đi cụ thể
12


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

này bao gồm: Đăng ký tìm việc tại các trung tâm giới thiệu việc làm của Nhà nước
hay của tư nhân; nộp đơn xin việc trực tiếp cho các chủ sử dụng lao động; tìm kiếm
việc làm tại các công trường, nông trang, cổng nhà máy…; tìm kiếm và trả lời các
quảng cáo việc làm trên báo chí; nhờ bạn bè, người thân giúp tìm việc làm; tìm địa
điểm, máy móc, thiết bị, thu xếp các nguồn tài chính, xin giấy phép… chuẩn bị cho
việc tự kinh doanh.” Như vậy những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động nhưng đang đi học, đang thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, đang làm
công việc nội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc đều không được coi là người thất
nghiệp.
Từ các đặc trưng trên có thể thấy “người thất nghiệp” có thể thuộc một trong

các dạng sau:
+

Những người mới đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên mới tốt

nghiệp hoặc thôi học, bỏ học chưa tìm được việc làm.
+

Bộ đội xuất ngũ, thanh niên xung phong hoàn thành nghĩa vụ quân sự

chưa có việc làm.
+

Số đối tượng xã hội sau thời gian quản giáo, chữa trị bệnh đang có

nhu cầu làm việc.
+

Những người đã từng có việc làm nhưng hiện tại không có việc làm

do hết hạn hợp đồng lao đồng, do bị buộc thôi việc, do ngừng sản xuất …
+

Những người phải nghỉ việc tạm thời không có thu nhập do tính mùa

vụ của sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Khái niệm “người thất nghiệp” có liên quan chặt chẽ với khái niệm “người
có việc làm”. Với quan niệm: “Mọi hoạt động lao động tạo ra các sản phẩm vật
chất và dịch vụ, tạo ra thu nhâp không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận
là việc làm” thì những người có việc làm là những người đang làm việc trong các

ngành kinh tế quốc dân. Người có việc làm bao gồm:
13


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

+

Những người đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công dưới

hình thức bằng tiền hoặc bằng hiện vật;
+

Những người làm những công việc để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc

thu nhập cho hộ gia đình.
Khái niệm “người có việc làm” bao gồm cả những người đã có công việc
trước đó song trong tuần lễ điều tra tạm thời không làm việc vì các lý do như bị ốm
đau, bị tai nạn lao động, tranh chấp lao động, nghỉ hè, tạm thời bị cản trở không đi
làm được do thời tiết xấu, tự ý vắng mặt và sau đợt nghỉ lại đi làm việc như bình
thường.
Tóm lại, không phải tất cả những người trong độ tuổi lao động đều có thể
tham gia lao động, mà có một phận do những nguyên nhân nào đó không có khả
năng lao động (tàn tật, tai nạn…), đồng thời có một bộ phận dân số ngoài tuổi lao
động (trên tuổi lao động và trẻ em từ 13 đến 15 tuổi) thực tế có tham gia lao động.
Vì vậy, “nguồn lao động” bao gồm số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động và những người ngoài độ tuổi lao động thực tế đang làm việc trong nền kinh
tế quốc dân.
Trong nguồn lao động, có một bộ phận nhỏ những người không thuộc lực
lượng lao động (dân số không hoạt động kinh tế) như học sinh, sinh viên đang đi

học, những người đang làm nội trợ, những người không có nhu cầu làm việc; và
một bộ phận lớn những người thuộc “lực lượng lao động” (dân số hoạt động kinh
tế), đó là những người đang có việc làm và những người thất nghiệp.
Để phản ánh tình hình thất nghiệp của một quốc gia, một khu vực, có thể sử
dụng nhiều chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu “tỷ lệ thất nghiệp” được sử dụng phổ biến
nhất. Chỉ tiêu này cũng thường được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập
trong các bản tin về tình hình thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của một quốc
gia (hoặc một khu vực) là tỷ số giữa tổng số người thất nghiệp của quốc gia (hoặc
của khu vực đó) và lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh tế). Như vậy, chỉ
14


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

tiêu “tỷ lệ thất nghiệp” đo lường số người thất nghiệp trong lực lượng lao động
(dân số hoạt động kinh tế) chứ không phải trong tổng dân số. Lực lượng lao động
hay dân số hoạt động kinh tế là tổng số những người có việc làm và những người
thất nghiệp của quốc gia (hoặc của khu vực). (Trong thực tế, nhiều người thường
hiểu lầm và đồng nghĩa “lực lượng lao động” với “người có việc làm”).
Trong điều kiện kinh tế thị trường, thất nghiệp là một trong những vấn đề
nan giải và khó giải quyết đối với Chính phủ các nước. Do nhiều nguyên nhân
khác nhau mà thất nghiệp có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào, cho dù đó là nước
đang phát triển hay nước công nghiệp phát triển. Theo Tổ chức Lao động quốc tế,
tỷ lệ thất nghiệp của thế giới và các khu vực giai đoạn 1996-2006 được thể hiện ở
bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp của thế giới và các khu vực (1996-2006)
(Đơn
vị: %)

Khu vực


1996

2002

2003

2004

2005

2006

Các nước phát triển và các nước

7,8

7,3

7,4

7,2

6,9

6,4

thuộc Cộng đồng chung châu Âu
Các nước Trung và Đông Nam


9,8

9,8

9,4

9,3

9,0

8,8

châu Âu (không thuộc EU)
Khu vực Đông Á

3,8

3,9

3,8

3,7

3,7

3,6

Khu vực Đông Nam Á và Thái

3,7


6,1

6,2

6,4

6,1

6,2

Bình Dương
Khu vực Nam Á

4,6

5,1

4,8

5,4

5,3

5,1

Khu vực châu Mỹ Latinh và Caribê

7,9


8,8

8,7

8,3

8,4

8,6

14,0

13,7

13,4

12,5

11,6

11,5

9,2

10,2

10,1

9,7


9,7

9,7

12,4

13,0

12,4

11,7

12,2

12,1

6,2

6,6

6,5

6,5

6,4

6,3

Khu vực Bắc Phi
Khu vực Tiểu sa mạc Sahara Châu

Phi
Khu vực Trung Đông
Toàn thế giới

15


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

(Nguồn: Tổ chức Lao động quốc tế, “Key Indicators of the Labour Market”).
Bảng 1.1 cho thấy Trung Đông, Bắc Phi, Tiểu sa mạc Sahara, các quốc gia
Trung và Đông Nam Châu Âu (không thuộc EU) là những khu vực có tỷ lệ thất
nghiệp cao.
Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia giai đoạn 1996-2006 được thể
hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2: Tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia (1996-2006)
(Đơn vị: %)
199

Quốc gia

199 199

6
7
Canada 9,6 9,1
Mỹ 5,4 4,9
12,0 12,2
Pháp
6

6
Đức
Ba Lan
Nga

Thụy Điển
Anh
Úc
Niu Di Lân
Hàn Quốc
Nhật Bản

8
8,3
4,5
11,

9
7,6
4,2
11,7

0
6,8
4,0
10,

1
7,2
4,8


2
7,7
5,8

3
7,6
6,0

4
7,2
5,5

5
6,8
5,1

6
6,3
4,6

8

4

0

8,8

8,9


9,8
10,

9,9
11,

9,8
11,

10,

9,7
10,

8,8

7,9
16,

7,9
18,

8,7
19,

0
19,

0

19,

1
17,

3
13,

5 13,9
13,

1

2

9

6

0

8,8

9,8

12,3

11,2

7


8

9,7
8,0
8,2
8,3
6,1
2,0
3,4

11,8
3 12,6 9,8 8,9 7,9 8,0 7,8 7,2
8,0 6,5 5,6 4,7 4,0 4,0 4,9 5,5 6,0
7,1 6,1 6,0 5,5 4,8 5,1 4,8 4,6 5,0
8,4 7,8 7,0 6,4 6,9 6,4 6,0 5,6 5,1
6,6 7,5 6,8 6,0 5,3 5,2 4,7 3,9 3,7
2,6 6,8 6,3 4,4 4,0 3,3 3,6 3,7 3,7
3,4 4,1 4,7 4,7 5,0 5,4 5,3 4,7 4,4
10,
4,7 5,5 6,4 6,1 8,1 9,1 9,5 9,9
3
3,0 3,1 3,1 3,1 3,6 4,0 4,3 4,2 4,2
7,9 9,6 9,6 10, 9,8 10, 10, 10, 7,4

7,2
5,4
5,0
3,8
3,5

4,1
10,

Inđônêsia 4,0
Trung Quốc
Philippin

199 200 200 200 200 200 200 200

3,0
7,4

5
7,3
16


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Thái Lan

1,1

1
2
2
0,9 3,4 3,0 2,4 2,6 1,8 1,5
Ghi chú: “-”: Không có số liệu.

9

1,5

1,4

1,2

(Nguồn: )
Bảng 1.2 cho thấy trong các nước phát triển, Ba Lan, Nga, Pháp, Đức là
những nước có tỷ lệ thất nghiệp khá cao. Thất nghiệp là vấn đề của tất cả các quốc
gia trên thế giới. Các nước đang phát triển thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn các
nước phát triển. Nhưng theo ILO, điều này không phải bao giờ cũng đúng. Lý do là
ở chỗ, tại các nước đang phát triển, người lao động thường có xu hướng chấp nhận
mọi việc làm - ngay cả khi công việc đó có điều kiện làm việc không đảm bảo. Do
đó, theo ILO, vấn đề ở các nước đang phát triển đôi khi không phải là có quá nhiều
người thất nghiệp mà là điều kiện làm việc không đảm bảo.
1.1.1.2 Phân loại thất nghiệp
Tùy theo mục đích nghiên cứu và việc lựa chọn tiêu thức phân loại, có nhiều
hình thái thất nghiệp khác nhau:
a. Căn cứ vào tính chất thất nghiệp: Thất nghiệp được phân thành các loại:
- Thất nghiệp tự nhiên: Loại thất nghiệp này xảy ra do quy luật Cung cầu
của thị trường sức lao động tác động. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp
thấp nhất mà một nền kinh tế có thể đạt được. Tỷ lệ này xảy ra khi mức GNP thực
tế đạt được mức GNP tiềm năng. Nói một cách khác, khi GNP thực tế thấp hơn
GNP tiềm năng, sẽ có một bộ phận người lao động thất nghiệp.
- Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi mất cân đối giữa Cung và cầu về các loại
lao động. Cụ thể cầu về loại lao động này tăng lên, cầu về loại lao động khác giảm
đi, cung điều chỉnh không kịp cầu. Trong nền kinh tế thị trường, sẽ có những ngành
kinh tế phát triển thu hút thêm lao động, nhưng cũng có những ngành bị thu hẹp
làm một bộ phận người lao động bị dư thừa và trở thành thất nghiệp.


17


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

- Thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp bề mặt): Loại thất nghiệp này phát sinh
do nhu cầu của sản xuất hoặc của bản thân người lao động cần được chuyển việc
(bao gồm cả việc chuyển đến nơi làm việc mới). Trong thời gian chờ đợi sắp xếp
công việc mới, người lao động được coi là thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp bề
mặt). Loại thất nghiệp này diễn ra thường xuyên và không đáng lo ngại.
- Thất nghiệp chu kỳ: Kinh tế phát triển mang tính chu kỳ, sau giai đoạn
hưng thịnh là giai đoạn suy thoái. Trong giai đoạn suy thoái, mức cầu chung về lao
động giảm và do vậy làm gia tăng thất nghiệp. Loại thất nghiệp này diễn ra theo
chu kỳ và mang tính quy luật.
- Thất nghiệp thời vụ: Do tính chất mùa vụ của sản xuất, đặc biệt là sản xuất
nông nghiệp nên những người lao động trong các ngành nghề này không có việc
làm thường xuyên và trở thành thất nghiệp mùa vụ.
- Thất nghiệp công nghệ: Do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ vào sản xuất, máy móc thay thế con người, chỉ cần một số ít người vận hành,
một bộ phận người lao động trong các dây truyền sản xuất bị dôi ra, trở thành thất
nghiệp công nghệ.
b. Căn cứ vào ý chí của người lao động: Thất nghiệp được phân thành 2
loại:
- Thất nghiệp tự nguyện: Là hiện tượng người lao động từ chối một công
việc nào đó do mức lương được trả không thỏa đáng hoặc do không phù hợp với
trình độ chuyên môn, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc.
- Thất nghiệp không tự nguyện: Là hiện tượng người lao động có khả năng
lao động, có nhu cầu làm việc và chấp nhận mức lương được trả, nhưng người sử
dụng lao động không chấp nhận hoặc không có người sử dụng nên trở thành thất
nghiệp.

c. Căn cứ vào mức độ thất nghiệp: Thất nghiệp được phân thành 2 loại:

18


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

- Thất nghiệp toàn phần: Là trường hợp người lao động hòan toàn không có
việc làm hoặc thời gian làm việc thực tế mỗi tuần dưới 8 giờ và họ vẫn có nhu cầu
làm thêm.
- Thất nghiệp bán phần: Là trường hợp người lao động vẫn có việc làm,
nhưng khối lượng công việc ít hoặc thời gian lao động thực tế trung bình chỉ đạt 3
đến 4 giờ trong một ngày làm việc và họ vẫn có nhu cầu làm thêm.
1.1.2 Nguyên nhân thất nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều nguyên nhân gây ra thất nghiệp,
dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Do sự điều tiết của thị trường, chu kỳ kinh doanh có thể mở rộng hay thu
hẹp: Khi mở rộng thì thu hút thêm lao động, khi bị thu hẹp thì lại dư thừa lao động,
từ đó làm cho cung cầu trên thị trường sức lao động thay đổi, làm phát sinh hiện
tượng thất nghiệp.
- Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đặc biệt là sự tự động hóa các quá trình sản xuất nên trong một chừng mực
nhất định máy móc đã thay thế con người, làm số người thất nghiệp tăng lên.
- Do sự gia tăng dân số và nguồn lao động, cùng với quá trình quốc tế hóa
và toàn cầu hóa nền kinh tế: Nguyên nhân này chủ yếu diễn ra ở các nước đang
phát triển. Ở những nước này, dân số và nguồn lao động thường tăng nhanh. Để hội
nhập với nền kinh tế thế giới một cách nhanh chóng, các nước đang phát triển phải
tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp. Những
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể và phá sản, số doanh nghiệp còn lại phải
nhanh chóng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị và công nghệ, sử dụng ít lao

động dẫn đến lao động dư thừa.
- Do người lao động không ưa thích công việc đang làm hoặc địa điểm làm
việc: Những người này phải đi tìm công việc mới, địa điểm mới, và trong thời gian
chưa tìm được việc làm phù hợp, họ trở thành thất nghiệp.
19


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

- Do tính chất mùa vụ của sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp nên
những người lao động trong các ngành nghề này không có việc làm thường xuyên
và trở thành thất nghiệp mùa vụ.
- Do nhu cầu của sản xuất hoặc của bản thân người lao động cần được
chuyển việc (bao gồm cả việc chuyển đến nơi làm việc mới). Trong thời gian chờ
đợi sắp xếp công việc mới, người lao động được coi là thất nghiệp tạm thời (thất
nghiệp bề mặt). Loại thất nghiệp này diễn ra thường xuyên và không đáng lo ngại.
1.1.3 Hậu quả của thất nghiệp
Thất nghiệp không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và gia
đình họ mà còn có tác động mạnh đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội
của một quốc gia. Cụ thể:
- Đối với bản thân người lao động và gia đình họ: Thất nghiệp có thể gây ra
những hậu quả rất trầm trọng. Bởi vì mất việc làm thường đồng nghĩa với việc mất
đi nguồn thu nhập chủ yếu. Mất đi nguồn thu nhập từ hoạt động nghề nghiệp sẽ
làm cho người lao động không có khỏan tài chính trang trải các khỏan tiền thuê
nhà, chi phí lương thực, thuốc men, chi phí học tập cho con cái… Mất việc làm
cũng thường đồng nghĩa với việc các loại hình bảo hiểm gắn với hoạt động nghề
nghiệp (bảo hiểm sức khỏe, trợ cấp thai sản…) sẽ bị cắt đi. Nếu không có tích lũy,
dự trữ từ trước sẽ đẩy người lao động và gia đình vào hoàn cảnh sống khó khăn,
thiếu thốn về mọi mặt, sức khỏe suy giảm, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.
Ngoài những ảnh hưởng về mặt kinh tế, thất nghiệp còn gây tác hại về mặt

tinh thần, làm cho người lao động hoang mang, buồn chán thất vọng, tinh thần luôn
bị căng thẳng. Theo một tài liệu điều tra xã hội học của Pháp: Nếu coi tình trạng
căng thẳng nhất trong gia đình bằng 100 (đó là khi gia đình xảy ra sự kiện người
vợ hoặc người chồng qua đời) thì tình trạng căng thẳng của mất việc làm là 49.
Thất nghiệp ở các nước đang phát triển còn dẫn đến tình trạng người lao
động dễ dàng chấp nhận mọi việc làm cho dù điều kiện làm việc không đảm bảo.
20


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

- Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội, là
một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát
triển. Thật vậy, khi một bộ phận người lao động trong độ tuổi lao động, có khả
năng lao động nhưng vì lý do khách quan không có việc làm thì dĩ nhiên là sức sản
xuất trong nước và thu nhập quốc dân phải kém hơn khi mọi người lao động đều có
việc làm. Ngoài ra, thất nghiệp còn là trở ngại lớn cho việc áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất. Do sợ thất nghiệp công nghệ xảy ra nên nhiều quốc gia
đang phát triển không mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Đối với xã hội: Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên
những hiện tượng tiêu cực, đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương, luật
pháp và đạo đức để tìm kế sinh nhai như trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, tiêm chích ma
túy…
Thất nghiệp gia tăng còn làm cho tình hình chính trị, xã hội bất ổn, hiện
tượng bãi công, biểu tình có thể xảy ra; người lao động giảm niềm tin vào chế độ
và khả năng lãnh đạo của người cầm quyền.
1.1.4 Các chính sách và biện pháp áp dụng nhằm hạn chế và khắc phục
tình trạng thất nghiệp
Như phần trên vừa đề cập, thất nghiệp có những ảnh hưởng sâu rộng, không
chỉ đối với cá nhân người thất nghiệp, mà còn đối với nền kinh tế và tòan xã hội.

Do vậy, chính phủ các nước luôn nghiên cứu tìm ra các chính sách và biện pháp
nhằm hạn chế và giải quyết tình trạng thất nghiệp. Các chính sách và biện pháp này
có thể phân thành 2 nhóm: Các chính sách và biện pháp hạn chế tình trạng thất
nghiệp; các chính sách và biện pháp khắc phục hậu quả tình trạng thất nghiệp.

21


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

1.1.4.1 Các chính sách và biện pháp chủ yếu hạn chế tình trạng thất
nghiệp
a. Chính sách dân số
Đây là chính sách mang tính chiến lược lâu dài. Chính sách này không chỉ
góp phần làm giảm thất nghiệp mà còn tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Hạ thấp được tỷ lệ tăng dân số cũng có nghĩa là giảm được tỷ lệ tăng lực
lượng lao động, từ đó tạo thêm cơ hội tìm kiếm việc làm. Chính sách này đã và
đang được áp dụng ở nhiều nước như Ấn độ, Trung quốc, Inđônêsia và Việt Nam.
Thực hiện chính sách dân số cũng có nghĩa là thực hiện các chương trình kế hoạch
hóa gia đình, cải thiện sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục và tạo cơ hội cho phụ nữ
giảm tỷ lệ sinh đẻ để từ đó giảm được tỷ lệ tăng dân số và nguồn lao động. Theo
nhà kinh tế học E. Wayne Nafziger, nếu làm tốt chính sách dân số ở các nước đang
phát triển thì sau 15 đến 20 năm, lực lượng lao động sẽ giảm đi rõ rệt và tình trạng
thất nghiệp khó có cơ hội tăng lên đột biến.
b. Ngăn cản di cư từ nông thôn ra thành thị
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn nông thôn, nhưng một bộ phận
dân cư nông thôn vẫn có xu hướng di cư ra thành thị để tìm kiếm việc làm. Điều
này là do nếu tìm được việc làm ở thành thị, người lao động sẽ được trả công cao
hơn so với khi họ làm việc ở nông thôn. Đây là một áp lực rất lớn làm cho bản thân
cư dân thành thị cũng rơi vào tình trạng thất nghiệp. Để giải quyết vấn đề này,
nhiều quốc gia đã thực hiện một loạt các chương trình như: Định hướng phát triển

nông nghiệp, nông thôn; Thay đổi công nghệ trong nông nghiệp; Xây dựng thêm
trường học, bệnh viện và cơ sở hạ tầng, tăng cường các dự án đầu tư để phát triển
công nghiệp ở khu vực nông thôn… Tuy nhiên, khi thực hiện các chương trình này,
chính phủ các nước thường gặp khó khăn về vốn và sử dụng vốn đầu tư.

22


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

c. Áp dụng các công nghệ thích hợp
Để hạn chế thất nghiệp, thông qua công cụ thuế và chính sách lãi suất ưu đãi,
chính phủ nhiều nước khuyến khích các doanh nghiệp địa phương, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn áp dụng công nghệ thích hợp sử dụng
nhiều lao động.
d. Giảm độ tuổi nghỉ hưu
Đây là biện pháp mang tính “tình thế” nhằm giảm tình trạng thất nghiệp.
Bằng việc giảm tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ nhanh chóng tạo ra một số
chỗ làm việc mới cho những người đang bị thất nghiệp, đặc biệt là những người
mới bước vào tuổi lao động. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ làm cho số tiền chi trả trợ
cấp hưu trí tăng lên. Kết quả là người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải
đóng góp cao hơn, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sản xuất của họ.
Mặt khác, ngân sách Nhà nước cũng phải gánh vác một phần để giải quyết hậu
quả. Chính vì vậy, trước khi thực hiện biện pháp này, chính phủ các nước phải tính
toán và cân nhắc kỹ lưỡng.
e. Chính phủ tăng cường đầu tư cho nền kinh tế
Bên cạnh việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ còn tăng cường đầu
tư cho nền kinh tế bằng cách “bơm tiền” một cách trực tiếp để xây dựng thêm
những vùng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng để tạo
thêm việc làm cho người lao động và thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội

khác. Tuy vậy, nếu số chi lớn hơn số thu từ thuế của chính phủ thì lạm phát sẽ rất
dễ xảy ra.
1.1.4.2 Các chính sách và biện pháp khắc phục hậu quả tình trạng thất
nghiệp
Khi bị thất nghiệp người lao động mất luôn nguồn thu nhập từ hoạt động
nghề nghiệp, do vậy cuộc sống sẽ rơi vào khó khăn, không có nguồn tài chính để
trang trải các chi phí. Nhằm ổn định cuộc sống, người lao động cần nhận được
23


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

những khỏan hỗ trợ nhất định thay thế cho thu nhập đã bị mất đi. Khỏan hỗ trợ này
được gọi chung là “trợ cấp thất nghiệp”. Trợ cấp thất nghiệp được thực hiện dưới
nhiều dạng: Hỗ trợ của chủ sử dụng lao động cho người lao động bị thôi việc, mất
việc (trợ cấp thôi việc, mất việc làm); Hỗ trợ của Nhà nước cho người thất nghiệp
(trợ giúp thất nghiệp hay cứu trợ thất nghiệp); hoặc khỏan thanh toán của quỹ bảo
hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động tham gia BHTN khi mất việc làm.
a. Trợ cấp thôi việc, mất việc làm
Đây là biện pháp “tình thế” mà các doanh nghiệp thường áp dụng nhằm giải
quyết khó khăn, ổn định cuộc sống khi người lao động trong doanh nghiệp phải
thôi việc hoặc mất việc làm do doanh nghiệp giải thể, bị phá sản… Khỏan tiền trợ
cấp mà người lao động nhận được do phải thôi việc là do họ đã có một quá trình
đóng góp để tạo nên phúc lợi cho doanh nghiệp - thực chất là phần lợi nhuận mà
trước đây người lao động đã tham gia tạo nên. Mức trợ cấp thôi việc, mất việc làm
được trả thường phụ thuộc vào thời gian làm việc cho doanh nghiệp trước khi
người lao động thôi việc, mất việc làm. Tuy nhiên, biện pháp này có nhược điểm
cơ bản là khi doanh nghiệp có nhiều người thôi việc, mất việc, cũng là lúc doanh
nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh; lúc này, doanh nghiệp lại phải chi
ra một khỏan tiền lớn để trả trợ cấp thôi việc, mất việc nên sẽ rất bị động về tài

chính, nhiều doanh nghiệp thậm chí không có khả năng chi trả.
b. Trợ giúp thất nghiệp
Để ổn định đời sống cho người lao động khi bị thất nghiệp, Chính phủ các
quốc gia thường trích từ ngân sách nhà nước chi hỗ trợ cho người lao động trong
thời gian thất nghiệp. Mọi người lao động với tư cách là thành viên của xã hội khi
gặp rủi ro thất nghiệp đều được hưởng trợ giúp (cứu trợ) của Nhà nước mà không
phải đóng góp trực tiếp. Về nguyên tắc, mức trợ giúp thất nghiệp của Nhà nước là
như nhau cho mọi người thất nghiệp nhưng với mục tiêu công bằng xã hội, Nhà
nước thường dành sự trợ giúp cao hơn cho những người thất nghiệp có hòan cảnh
24


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

khó khăn hơn. Bên cạnh dạng trợ giúp đồng đều cho mọi người thất nghiệp, ở một
số quốc gia có triển khai BHTN thì Nhà nước thực hiện trợ giúp (cứu trợ) thất
nghiệp với những người không đủ điều kiện hưởng BHTN hoặc đã hết thời gian
hưởng BHTN mà vẫn chưa tìm được việc làm.
c. Bảo hiểm thất nghiệp
Nhằm chủ động đối phó với rủi ro mất việc làm, người lao động tham gia
BHTN. BHTN thực chất là quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung
thông qua sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, có sự hỗ trợ
của Nhà nước nhằm đảm bảo đời sống cho người thất nghiệp trong thời gian mất
việc làm. BHTN hoạt động trên nguyên tắc san sẻ rủi ro, có đóng, có hưởng. Bên
cạnh việc hỗ trợ thu nhập nhằm ổn định đời sống trong thời gian thất nghiệp, khi
tham gia BHTN người lao động còn được tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ đào tạo lại
nghề, hỗ trợ chi phí đi lại tìm kiếm việc làm mới… Những hoạt động này nhằm
giúp người thất nghiệp nhanh chóng quay trở lại làm việc.
BHTN có thể được thực hiện dưới dạng 1 trong 9 chế độ BHXH (chế độ
BHTN) hoặc được tách ra thành một hệ thống độc lập (BHTN).

Một, BHTN là một chế độ trong hệ thống chế độ BHXH
Thất nghiệp là một loại rủi ro xã hội không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
người lao động và gia đình họ mà còn tác động đến tất cả những vấn đề kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia. Do vậy, trong hệ thống các chế độ BHXH, chế độ BHTN
được coi là chế độ quan trọng. Người lao động tham gia BHXH khi bị thất nghiệp
sẽ được nhận trợ cấp BHTN do cơ quan BHXH chi trả. Mức trợ cấp bao giờ cũng
thấp hơn tiền lương, tiền công lúc đang công tác và thường phụ thuộc vào thời gian
làm việc có đóng BHTN, tỷ lệ thất nghiệp trong từng thời kỳ, khả năng chi trả của
quỹ BHXH. Thời gian hưởng trợ cấp thường được giới hạn phù hợp với thời gian
người thất nghiệp có thể tìm kiếm việc làm mới.

25


×