Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận bảo hiểm kinh doanh và vai trò của nó đối với quá trình tái sản xuất xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.8 KB, 20 trang )

Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Đề tài: Bảo hiểm kinh doanh và vai trị của nó đối với q trình tái sản xuất xã
hội.

LỜI NĨI ĐẦU
Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất kinh doanh, con người dù đã
rất chú ý đề phòng, ngăn ngừa tai nạn nhưng rủi ro vẫn xảy ra, tồn tại và chi
phối đến cuộc sống của mỗi người, mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội. Chính sự
tồn tại của các loại rủi ro là nguồn gốc phát sinh hoạt động dự trữ bảo hiểm.
Hoạt động bảo hiểm ra đời và được sử dụng nhằm bồi thường những tổn
thất, những rủi ro bất ngờ đối với những người tham gia bảo hiểm. Đối với
mỗi đối tượng nhằm phục vụ lợi ích riêng người ta chia bảo hiểm thành nhiều
loại khác nhau. Vậy với mỗi hình thức hoạt động của bảo hiểm thì đối tượng
của bảo hiểm là gì? cơ chế hình thành và nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo
hiểm ra sao? Vai trò mà nó có tác động gì đến sản xuất và đời sống của con
người?…
Trong giới hạn một bài viết tiểu luận em không thể đưa ra mọi vấn đề về
hoạt động của bảo hiểm. Qua những gì đã được học và tìm hiểu qua sách báo,
tạp chí em xin chọn đề tài sau:
“ Bảo hiểm kinh doanh và vai trò của nó đối với q trình tái sản xuất xã
hội”
Bài viết gồm có hai phần:
I.

Vài nét chung về hoạt động bảo hiểm

II.

Bảo hiểm kinh doanh




Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

1. VÀI NÉT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:

1. Khái niệm về bảo hiểm:
Xét trên quan điểm cộng đồng, bảo hiểm có thể hiểu là phương thức xử
lý rủi ro thông qua việc dự trữ, đề phòng rủi ro, chuyển giao, phân tán rủi ro
nhằm đảm bảo an tồn cho q trình tái sản xuất và đời sống của con người
trong xã hội.
Xét trên phương diện tài chính thì bảo hiểm là một phạm trù tài chính
gắn liền với các quan hệ tài chính phát sinh trong q trình hình thành, phân
phối và sử dụng quỹ bảo hiểm. Các quan hệ phân phối được dựa trên cơ sở
ngang bằng giữa trách nhiệm và quyền lợi bảo hiểm, nhân đạo vì lợi ích cuộc
sống, hoạt động kinh tế xã hội góp phần ổn định sản xuất kinh doanh và đời
sống xã hội.
Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành,
phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung. Quỹ bảo hiểm- nhằm xử lý các rủi
ro, các biến cố bảo hiểm, đảm bảo cho quá tình tái sản xuất và đời sống của xã
hội được diễn ra bình thường.
2. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm.
2.1. Nguyên tắc lấy số đơng bù số ít:
Với số phí bảo hiểm thấp mà người tham gia nộp cho doanh nghiệp bảo
hiểm, họ sẽ là chủ nợ đối với doanh nghiệp bảo hiểm với cam kết sẽ trả một số
tiền rất lớn khi xảy rủi ro. Chính vì vậy cần huy động sự tham gia của nhiều
người, họ cùng đóng góp mức góp có thể chấp nhận được để bù đắp cho một
số ít người gặp rủi ro.



Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

2.2. Nguyên tắc sàng lọc rủi ro:
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, khơng phải bất cứ rủi ro nào cũng
có thể chấp nhận vì nó sẽ liên quan đến số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả
trong tương lai. Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cố gắng sàng lọc rủi ro
trầm trọng và có những phương thức tập hợp thơng tin để tránh nhầm lẫn
trong tiếp nhận bảo hiểm.
2.3. Nguyên tắc định phí bảo hiểm:
Dựa trên “giá của các rủi ro” để định phí bảo hiểm mới bảo đảm được
sự cơng bằng đối với người tham gia bảo hiểm. Với những rủi ro có xác xuất
xảy ra lớn, thiệt hại nhiều thì người tham gia bảo hiểm phải trả phí cao và
ngược lại.
2.4. Nguyên tắc thận trọng:
Nhà bảo hiểm luôn là con nợ đối với người tham gia bảo hiểm cho nên
vấn đề an tồn tài chính vơí nhà bảo hiểm bao giờ cũng đặt lên hàng đầu.
Nguyên tắc thận trọng phải được tuân thủ ngay từ khi ký kết hợp đồng, đánh
giá rủi ro bảo hiểm…

II.

BẢO HIỂM KINH DOANH:

1. Những vấn đề chung về bảo hiểm kinh doanh:
1.1. Khái niệm:
Bảo hiểm kinh doanh là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động
các nguồn tài chính thơng qua sự đóng góp của các tổ chức và các cá nhân



Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

tham gia bảo hiểm để lập quỹ bảo hiểm, phân phối, sử dụng chúng để trả tiền
bảo, bồi thường tổn thất của các đối tượng bảo hiểm khi các sự kiện bảo hiểm
xảy ra. Vậy nguồn tài chính để tạo lập quỹ BHKD là do những người tham gia
bảo hiểm đóng góp dưới hình thức phí.
Mục đích sử dụng quỹ BHKD trước hết là để bù đắp, bồi thường những
tổn thất cho các đối tượng bảo hiểm khi xảy ra rủi ro bất ngờ đối với người
tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội được tiến
hành bình thường và ổn định đời sống cuả những tổ chức và cá nhân tham gia
bảo hiểm.
Điều kiện bồi thường của BHKD là phải có tổn thất thực tế xảy ra trong
phạm vi bảo hiểm và do những nguyên nhân khách quan ngẫu nhiên, bất ngờ
đến với đối tượng bảo hiểm.
1.2. Hình thức bảo hiểm kinh doanh:
Ngày nay, các hoạt động bảo hiểm đã đi vào từng lĩnh vực của đời
sống sản xuất và kinh doanh, phạm vi hoạt động của bảo hiểm cũng ngày càng
được mở rộng. Ở nước ta hiện nay có trên 20 nghiệp vụ bảo hiểm: Bảo hiểm
hàng hoá xuất nhập khẩu, Bảo hiểm thân tàu, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ tàu, chủ xe cơ giới… Để tổ chức và quản lý các dịch vụ bảo hiểm có hiệu
quả theo các tiêu thức và yêu cầu quản lý khác nhau mà có cách phân loại
khác nhau.
1.2.1. Phân loại theo đối tượng bảo hiểm:
• Bảo hiểm tài sản:


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


Đối tượng bảo hiểm là giá trị của cải vật chất thuộc sở hữu khác nhau trong
xã hội.
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của tài sản bảo hiểm, là căn cứ để tính
phí bảo hiểm và giới hạn thanh tốn tiền bồi thường bảo hiểm cho người tham
gia bảo hiểm.

• Bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
Đối tượng bảo hiểm dân sự là trách nhiêm dân sự của người được bảo
hiểm. Bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trách nhiệm của
người tham gia) không chịu trách nhiệm về những thiệt hại của người tham gia
cũng như trách nhiệm về mặt hình sự.
• Bảo hiểm con người:
Đối tượng bảo hiểm là sinh mạng, tình trạng sức khoẻ và khả năng lao
động của con người.
1.2.2. Phân loại theo phương thức hoạt động:
• Bảo hiểm bắt buộc:
Là hình thức bảo hiểm được pháp luật nhà nước quy định bắt buộc đối
với cả nhà bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Tăng cường vai trò quản lý
của Nhà nước đối với đối tượng có liên quan đến lợi ích và an toàn chung của
xã hội như: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba, Bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trên các phương tiện giao thông, ôtô…


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

• Bảo hiểm tự nguyện:
Là hình thức bảo hiểm dựa trên nguyên tắc thoả thuận giữa người tham
gia bảo hiểm và nhà bảo hiểm tự nguyện ký kết hợp đồng bảo hiểm với nhau

theo quy tắc và điều kiện của bảo hiểm đã được pháp luật quy định.
Bảo hiểm tự nguyện có hiệu lực trong phạm vi, thời hạn theo hợp đồng
đã ký kết và sau khi đã đóng phí bảo hiểm: ví dụ như các dịch vụ về bảo hiểm
nhân thọ.
2. Cơ chế hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm kinh doanh:
Bản chất của BHKD trong nền kinh tế thị trường là những quan hệ kinh
tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thơng qua việc tạo lập và sử
dụng qũy bảo hiểm nhằm bồi thường những tổn thất bất ngờ cho các đối tượng
được bảo hiểm nhằm bảo đảm an tồn cho q trình sản xuất phát triển và đời
sống của người tham gia bảo hiểm.
2.1: Cơ chế hình thành quỹ BHKD:
2.1.1: Vốn kinh doanh :
Trên phương diện pháp lý, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có
thể là các doanh nghiệp nhà nước, các cơng ty cổ phần, cơng ty liên doanh…
Mỗi một loại hình doanh nghiệp có thể có các cách thức khác nhau để huy
động các nguồn vốn ban đầu của mình. Để được phép hoạt động kinh doanh
trong bất kỳ lĩnh vực nào, hay trong lĩnh vực bảo hiểm, nhà nước yêu cầu các
doanh nghiệp phải đảm bảo mức vốn cố định.


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

VD: Mức vốn này quy định cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam,
công ty liên doanh là 20 tỷ đồng Việt Nam hay 2 triệu USD, chi nhánh tổ chức
bảo hiểm nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài là 5 triệu USD.
2.1.2: Doanh thu và thu nhập:
Doanh thu của công ty bảo hiểm là tồn bộ số tiền cơng ty bảo hiểm thu
được trong một thời gian kinh doanh nhất định thường là một năm. Doanh thu
bao gồm các khoản:



Thu kinh doanh bảo hiểm: Doanh thu của các nghiệp vụ bảo hiểm gốc, thu
từ hợp đồng nhận tái bảo hiểm



Thu từ hợp đồng nhượng tái bảo hiểm.
Doanh thu là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty bảo

hiểm. Doanh thu cao chứng tỏ lượng khách hàng càng lớn đảm bảo ngun tắc
lấy số đơng bù số ít của hoạt động bảo hiểm, là cơ sở để dàn trải, san sẻ rủi ro.
Doanh thu cao thì cơng ty sẽ có tiềm năng kinh tế, khả năng thanh tốn cũng
như nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm.
Theo điều 1, nghị định100- CP ngày 18/12/1998 CP về kinh doanh bảo
hiểm: “ Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc doanh nghiệp chấp nhận rủi ro
trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để
doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra trường hợp thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm và
hoạt động trung gian bảo hiểm”.
Vậy trong hoạt động KDBH thì nguồn thu quan trọng nhất để tạo nên
doanh thu của các doanh nghiệp là phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm là khoản tiền


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

mà người tham gia bảo hiểm trả cho nhà bảo hiểm để nhận được sự bảo đảm
trước những rủi ro có thể xảy ra. Hay nói cách khác phí bảo hiểm chính là giá
cả của sản phẩm bảo hiểm, vì vậy việc xác định mức phí bảo hiểm hợp lý sẽ

nâng cao khả năng cạnh tranh và quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp bảo hiểm.
Việc xác định mức phí cần phải tính đến cá yếu tố: Lạm phát, tỷ suất
doanh lợi, quan hệ cung cầu của sản phẩm bảo hiểm trên thị trường…
Ngoài ra, nguồn thu từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp KDBH là
nhân tố quan trọng làm tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nguồn
thu này bao gồm các khoản lãi tiền gửi ngân hàng, thu từ lợi tức cổ phần, cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán, thu từ kinh doanh tiền tệ…

2.2.Phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm kinh doanh:
Quá trình phân phối và sử dụng quỹ BHKD gắn với chức năng giám
đốc bằng tiền đối với việc tạo lập và sử dụng quỹ nhằm đảm bảo quyền lợi của
người kinh doanh bảo hiểm đạt được doanh thu cao nhất. Chức năng giám đốc
của BHKD được thực hiện thông qua việc chấp hành các nguyên tắc, quy tắc,
nội dung tạo lập và sử dụng quỹ nhằm đảm bảo tính mục đích, tính đúng đắn,
tính hiệu quả kịp thời của việc tạo lập và sử dụng quỹ.
2.2.1. Ký quỹ: Các doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện ký quỹ tại
ngân hàng và hưởng lãi trên số tiền ký quỹ, trong trường hợp doanh nghiệp
gặp khó khăn về khả năng thanh tốn thì có thể sử dụng tạm thời số tiền này


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

và bổ xung chúng trong vòng 90 ngày. Ký quỹ là phương tiện giúp cho nhà
nước kiểm tra khả năng thanh toán của doanh nghiệp để thực hiẹen các cam
kết của mình đối với người được bảo hiểm.
2.2.2. Quỹ dự trữ bắt buộc: Các doanh nghiệp bảo hiểm phải trích 1 tỷ
lệ % nhất định trên lãi ròng hành năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc. Quỹ này
đảm bảo bổ xung cho quỹ dự phòng trong trường hợp quỹ này đựơc lập không

đủ và làm tăng quy mô vốn của doanh nghiệp.
2.2.3.Bồi thường tổn thất và trả tiền bảo hiểm:
Trong hoạt động kinh doanh boả hiểm thì chi bồi thường là nội dung chi
chủ yếu gồm có:


Tiền trả bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, khi đến hạn hợp
đồng hoặc khi có sự cố bảo hiểm xảy ra.

• Trả tiền bảo hiểm trong bảo hiểm tai nạn, bệnh tật, ốm đau cần phải khám
chữa, điều trị, phẫu thuật.
• Trả tiền bồi thường tổn thất trong các hợp đồng bảo hiểm thiệt hại khi các
rủi ro xảy ra.
Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải thực hiện các nội dung chi phí kinh
doanh khác: chi phí hồn thiện bảo hiểm gốc, chi lương, dịch vụ…
2.2.4. Dự phòng nghiệp vụ: Các doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng
nghiệp vụ và ghi chúng vào tài sản nợ nhằm thực hiện các cam kết của mình
đối với người được bảo hiểm và người đựơc hưởng hợp đồng bảo hiểm.
2.2.5. Nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước:


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Các doanh nghiệp KDBH các dịch vụ bảo hiểm theo phương thức hạch
toán kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời nên phải có nghĩa vụ nộp các khoản
thu cho nhà nước- Nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp KDBH.


Thuế giá trị gia tăng tính cho các hoạt động phát sinh doanh thu như tính

trên các khoản phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm từ kinh doanh bất
động sản…

• Thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên các khoản lợi tức thu được từ hoạt
động KDBH, hoạt động đầu tư và các hoạt động khác…
2.2.6. Chế độ phân phối lợi nhuận: Thu nhập của doanh nghiệp bảo
hiểm sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, bù đắp các khoản chi phí
khơng đựơc coi là chi phí hợp lý khi tính thuế cịn lại là được giữ lại để lập
quỹ dự trữ bắt buộc, sau đó được sử dụng theo từng mơ hình doanh nghiệp
KDBH.

3. Hoạt động đầu tư của các DN KDBH ở Việt Nam.
3.1.Hoạt đông chung của các DN KDBH tại Việt Nam:
Kinh doanh bảo hiểm vừa mang tính chất bồi hồn, vừa khơng mang tính
chất bồi hồn. Chính điều này tạo ra tiền đề khách quan cho tính thương mại
của hoạt động KDBH. Những đặc điểm của tính chất bồi hồn tạo ra tính
nhàn rỗi của vốn bảo hiểm trong những thời gian nhất định, cho phép nhà bảo
hiểm có thể sử dụng nó tham gia vào thị trường tài chính để sinh lợi. Việc đầu
tư của nhà bảo hiểm cần rất thận trọng nếu không sẽ rất nguy hiểm cho những
người tham gia bảo hiểm, Nhà nước đòi hỏi các doanh nghiẹp bảo hiểm phải


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

thực hiện các cam kết của mình bằng các rài sản có thể thực hiện trên bảng
tổng kết tài sản.
Ngồi ra cũng có những điều quy định về vấn đề đầu tư vốn của doanh
nghiệp KDBH. Tại điều 98- Đầu tư vốn Nghị định số 100CP quy định:
(1). Việc đầu tư vốn của DNBH phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp

ứng được nhu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo
hiểm.
(2). Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để
đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
-

Mua trái phiếu chính phủ

-

Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp

- Kinh doanh bất động sản
-

Góp vốn vào các doanh nghiệp khác

- Cho vay theo quy định của luật các tổ chức tín dụng
-

Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

(3). Chính phủ quy định cụ thể các danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực
tại khoản 2 điều 98 và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục
đầu tư nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp bảo hiểm ln duy trì được khả năng
thanh tốn.


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


Nguyên tắc hoạt động của kinh doanh bảo hiểm trước hết là vì quyền
lợi của người tham gia bảo hiểm. Nhưng vì BHKD là hoạt động kinh doanh
chủ yếu dựa trên các rủi ro vậy nên để đảm bảo cho sự tồn tại của mình nhà
bảo hiểm cũng có một số ngun tắc khác nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt
động KDBH của mình đồng thời làm tăng khả năng thanh tốn cho người
tham gia bảo hiểm trong trường hợp rủi ro xảy ra:
+ Nguyên tắc phân chia rủi ro trong đầu tư: các khoản đầu tư phần vốn
nhàn rỗi của công ty bảo hiểm không được vượt quá mức trần được nhà nước
quy định.
+ Nguyên tắc phân tán rủi ro, các công ty bảo hiểm phải phân tán rủi ro
trong đầu tư và các lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Để thực hiện các yêu cầu và nguyên tắc trong đầu tư, các doanh nghiệp
cần phải có tính năng động và trách nhiệm cao trong quản lý tài chính. Ngồi
việc đánh giá thường xuyên được kết quả kinh doanh của các khoản đầu tư,
hạch tốn chính sách kết quả hoạt động cần phải định giá chính xác các giá trị
tài sản của các doanh nghiệp.
3.2. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doannh trong lĩnh vực
bảo hiểm nhân thọ:
Cùng với sự phát triển kinh tế và chính sách mở của của chính phủ
Việt Nam, ngồi những cơng ty bảo hiểm ra đời từ rất lâu tại Việt Nam- công
ty Bảo Việt thành lập ngày 15/01/1965… thì nay đã có rất nhiều các công ty
KDBH ra đời như công ty bảo hiểm thành phố Hồ CHí Minh (Bảo Minh),
cơng ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex- PJICO, công ty bảo hiểm dầu khí Việt
Nam(PVIC)…


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


Sự phát triển của kinh tế thị trường đã tạo môi trường kinh doanh cho
các hoạt động bảo hiểm. Đồng thời chính sự phát triển của ngành bảo hiểm đã
khuyến khích sự phát triển chung của nền kinh tế bằng vai trò ổn định nền
kinh tế xã hội và vai trò trung gian tài chính. Ở đây em xin đề cập đến thị
trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ là một thị trường rất mới và rất nhiều
tiềm năng đối với các doanh nghiệp KDBH. Tuy thời gian hoạt động tại thị
trường Việt Nam chưa lâu nhưng nó đã thực sự đem lại kết quả rất đáng tự hào
và nhanh chóng khẳng định vai trị của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội. Từ năm 1996 chỉ có Bảo Việt tham gia vào thị trường này nhưng đến
nay đã có 5 doanh nghiệp hoạt động: Bảo Việt ( tổng công ty bảo hiểm Việt
Nam, doanh nghiệp Nhà nước), công ty liên doanh TNHH bảo hiểm- Bảo
Minh CMG, công ty TNHH bảo hiểm Manufife, công ty TNHH bảo hiểm
Prudential Việt Nam và công ty TNHH bảo hiểm quốc tế Mỹ- AIA.
Năm 2000 doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ toàn thị trường đạt 1280 tỷ
VND với gần một triệu hợp đồng có hiệu lực. Nhưng đến năm 2001 thì doanh
thu phí đạt khoảng 2775 triệu tỷ đồng ( tương đương với 0,55% GDP), số
lượng hợp đồng có hiệu lực đạt khoảng 1,6 triệu.
Với việc xây dựng mạng lưới kinh doanh rộng khắp, đa dạng hoá các
kênh phân phối, các doanh nghiệp BHNT, điển hình là Bảo Việt đã xây dựng
được mạng lưới cung cấp dịch vụ rộng khắp cả nước, đáp ứng nhu cầu của
mọi tầng lớp nhân dân. Mơ hình tổ chức quản lý của các doanh nghiệp ngày
càng hoàn thiện và linh hoạt hơn. Các doanh nghiệp cũng bắt đầu hợp tác với
ngân hàng trong việc thu phí, điển hình là sự hợp tác giữa Bảo Việt Với ngân
hàng á Châu-ACB, Giữa Prudential với ACB… Theo báo Thương Mại ngày


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


26/04/2002, hoạt động KDBH qua ngân hàng giữa Prudential và ACB vừa
chính thức đi vào hoạt động dịch vụ tư vấn bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.
18 quầy tư vấn dịch vụ tài chính của Prudential đặt tại hội sở và chi nhánh của
ACB tại 5 tỉnh thành phố lớn, đã làm đa dạng hoá kênh phân phối sản xuất
dịch vụ của Prudential và ACB tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng. Các
sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú cùng với hình thức đóng phí, với
những thời hạn bảo hiểm, phương án bảo hiểm ngày càng linh hoạt hơn, phục
vụ tốt cho nhu cầu thị trường còn rất mới mẻ tại Việt Nam
BHNT là ngành kinh doanh mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, do vậy Nhà
nước cần có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy ngành BHNT phát triển như: chính
sách về đầu tư, chính sách ưu đãi thuế thu nhập đối với những người tham gia
BHNT…
4. Vai trò của kinh doanh bảo hiểm trong quá trình tái sản xuất xã hội:
Xã hội muốn tồn tại và phát triển thì phải sản xuất, xã hội lhơng thể
ngừng sản xuất cũng như không thể ngừng tiêu dùng. Trong bất cứ xã hội nào
quá trình sản xuất cũng phải thường xuyên đổi mới. Thường xuyên đổi mới
mà không lặp lại quá trình sản xuất là tái sản xuất. Vậy BHKD có vai trị như
thế nào trong q trình tái sản xuất xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động mà các nhà doanh nghiệp bảo
hiểm có vai trị rất to lớn. Nó khơng những có vai trị góp phần ổn định đời
sống cho các đối tượng thuộc khu vực Nhà nước mà cịn vươn tới duy trì và
phát triển q trình tái sản xuất xã hội, đời sống của mọi đối tượng, mọi thành
phần kinh tế trong xã hội.


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Hoạt động KDBH mang tính chất kinh doanh- kiếm được nhiều lợi
nhuận. Vậy muốn kiếm được nhiều lợi nhuận thì trước tiên cần phải bảo tồn

được vốn và phải có nhưng hoạt động kinh doanh như thế nào để tăng được
nhiều lợi nhuận hay nói cách khác đó chính là q trình tái sản xuất. Vậy
KDBH có những vai trị gì đối với q trình tái sản xuất xã hội.

4.1. Góp phần bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh ổn định đời sống của người
tham gia bảo hiểm:
Việc tạo lập quỹ bảo hiểm và phương pháp sử dụng quỹ để bồi thường,
bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống của người tham gia bảo
hiểm trước những tổn thất và rủi ro đồng thời giải quyết bồi thường kịp thời
để bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, giúp họ ổn định sản xuất
kinh doanh nhanh chóng khơi phục tổn thất giúp cho quá trình tái sản xuất
nhanh hơn.
4.2.Hỗ trợ và thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất:
Đề phòng ngăn ngừa, hạn chế tổn thất là tác dụng có ý nghĩa tích cực
của hoạt động bảo hiểm đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào của
doanh nghiệp. Bởi vì, nếu các doanh nghiệp tổ chức tốt các biện pháp đề
phòng, hạn chế rủi ro bất ngờ có hiệu quả sẽ giảm được chi bồi thường bảo
đảm an tồn cho sản xuất, góp phần phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp.
4.3.Góp phần giảm chi và tăng tích luỹ cho Ngân sách Nhà nước:


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước dần xoá bỏ bao cấp,
thực hiện chế độ giao vốn, bảo toàn vốn và phát triển vốn, các doanh nghiệp
được phép tham gia bảo hiểm ( phí bảo hiểm được hạch tốn và giá thành) để
bảo toàn vốn khi gặp rủi ro bất ngờ. Thông qua hoạt động của doanh nghiệp
bảo hiểm, Ngân sách Nhà nước sẽ giảm được khoản trợ cấp bù đắp tổn thất
do thiên tai gây ra đối với các thành phần kinh tế mà vẫn đảm bảo quá trình

tái sản xuất phát triển bình thường.
Trong doanh nghiệp KDBH, các dịch vụ bảo hiểm theo phương thức
hạch toán kinh doanh. Cho nên các doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ
nộp các khoản thu cho nhà nước như thuế doanh thu (4%), thuế lợi tức vốn
(50%), thuế vốn… số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm nộp Ngân sách Nhà
nước phản ánh tổng hợp chất lượng uy tín hoạt động của bảo hiểm đối với
kinh tế xã hội.


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng
có vai trị và ý nghĩa quan trọng đối với những người tham gia bảo hiểm và
lợi ích tồn xã hội. Mục tiêu quan trọng và có ý nghĩa đối với bất kỳ lĩnh vực
kinh doanh nào đó chính là lợi nhuận. Nhưng các doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm không thể bỏ qua được những mục tiêu khác và cũng khơng kém
phần quan trọng đó là bảo vệ lợi ích của người tham gia bảo hiểm, kịp thời bù
đắp những tổn thất cho họ để họ nhanh chóng ổn định quá trình sản xuất…
Đồng thời các doanh nghiệp này cũng góp một phần khơng nhỏ vào Ngân
sách Nhà nước.
Để hoạt động bảo hiểm được diễn ra một cách bình thường và thuận lợi
các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ càng mọi việc từ nhu cầu của khách
hàng, từ việc định giá các rủi ro, định phí bảo hiểm… đến ký kết và thực
hiện hợp đồng. Thêm vào đó là sự quan tâm của Nhà nước đối với các doanh
nghiệp bằng các chính sách về đầu tư, giảm thuế thu nhập đối với người tham
gia bảo hiểm…
Bài viết trên đây chắc chắn sẽ cịn có những thiếu sót khơng nhỏ, tuy
nhiên em hy vọng rằng những vấn đề được nêu nên ở bài viết này đã nêu lên

được những khái quát chung nhất về hoạt động còn rất nhiều tiềm năng này ở
Việt Nam. Em rất mong được sự đóng góp của thầy cơ.
Em xin chân thành cảm ơn.


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lý thuyết tài chính- Trường đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội.
2. Tài chính-Trường đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội.
3. Một số điều cần biết về pháp lý trong BHKD
-Trương Mộng Lâm- Lưu Nguyên Khánh4. Báo thương mại
5. Thời Báo kinh tế Việt Nam


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

I.

Những vấn đề chung về bảo hiểm:
1. Phương thức
2. Khái niệm hoạt động của bảo hiểm


II.

Bảo hiểm kinh doanh:
1. Những vấn đề chung về BHKD
1.1.

Khái niệm.

1.2.

Hình thức BHKD
1.2.1.Phân loại theo đối tượng bảo hiểm
1.2.2. Phân loại theo phương thức bảo hiểm

2. Cơ chế hình thành, phân phối và sử dụng quỹ BHKD
II.1 Cơ chế hình thành quỹ BHKD
2.1.1.Vốn kinh doanh
2.1.2 Doanh thu và thu nhập
2.2.Phân phối và sử dụng quỹ BHKD
2.2.1.Ký quỹ
2.2.2.Quỹ dự trữ bắt buộc
2.2.3.Bồi thương tổn thất và trả tiển bảo hiểm
2.2.4.Dự phòng nghiệp vụ
2.2.5. Nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước
2.2.6.Chế độ phân phối lợi nhuận
3. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp KDBH ở Việt Nam


Website:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


3.1.

Hoạt động chung của các doanh nghiệp KDBH ở Việt Nam

3.2.

Hoạt động của các doang nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực

bảo hiểm nhân thọ
4. Vai trị của KDBH trong q tình tái sản xuất xã hội
4.1. Góp phần bảo tồn vốn sản xuất trong kinh doanh và đời sống của
người

tham gia bảo hiểm

4.2.

Hỗ trợ và thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất

4.3.

Góp phần giảm chi và tăng tích luỹ

KẾT LUẬN



×