Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

nghiên cứu các yếu tố ảnh hýởng ðến thu nhập bình quân của hộ gia ðình ở tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

……

Đề tài môn học Kinh Tế Lượng Ứng Dụng:

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP BÌNH QUÂN
CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở TP.HCM

GVHD: TS. Phạm Trọng Hoài
Nhóm Sinh Viên thực hiện: Nhóm 2 Lớp KTPT K19

Bùi Thế Huy
Nguyễn Thị Hà Thanh
Vũ Mạnh Tú

Tp.Hồ Chí Minh

(Tháng 9/2010)


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

BẢNG GHI NHẬN ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Thành viên

Tỉ lệ đóng góp


Nguyễn Thị Hà Thanh
Bùi Thế Huy
Vũ Mạnh Tú

50%
40%
10%

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 2


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................................3
1 Giới thiệu..........................................................................................................................4
1.1 Vấn đề nghiên cứu.....................................................................................................4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................5
2 Cơ sở lý luận.....................................................................................................................5
2.1 Khái niệm Thu nhập bình quân của hộ gia đình........................................................5
2.1.1 Định nghĩa...........................................................................................................5
2.1.2 Công thức tính.....................................................................................................5
2.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình ở thành phố
Hồ Chí Minh....................................................................................................................6
2.2.1 Ảnh hưởng của chủ hộ........................................................................................7
2.2.2 Đặc điểm hộ........................................................................................................8

2.2.3 Đặc điểm điều kiện sống.....................................................................................9
2.2.4 Đặc điểm điều kiện tiếp cận thông tin................................................................9
2.2.5 Học vấn.............................................................................................................10
2.2.6 Sức khỏe............................................................................................................10
3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................11
3.1 Mô hình kinh tế lượng..............................................................................................11
3.1.1 Dạng hàm..........................................................................................................11
3.1.2 Giải thích các biến sử dụng trong mô hình.......................................................11
3.2 Dữ liệu.....................................................................................................................12
3.2.1 Rút trích dữ liệu................................................................................................13
3.2.2 Lọc dữ liệu........................................................................................................13
3.2.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến................................................................14
4 Kết quả............................................................................................................................15
4.1 Kiểm định dấu kì vọng.............................................................................................15
4.2 Kiểm định Wald Tổng quát......................................................................................17
4.3 Kiểm định Wald về độ thích hợp tổng quát.............................................................17
4.4 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi..............................................................18
4.5 Kết luận....................................................................................................................19
5 Bàn luận về kết quả.........................................................................................................20
6 PHỤ LỤC........................................................................................................................21
6.1 Các thống kê mô tả..................................................................................................21
6.2 Các đồ thị.................................................................................................................23
6.3 Các mô hình hồi quy trung gian...............................................................................27
6.4 Danh sách các đồ thị................................................................................................33
6.5 Danh sách các bảng biểu..........................................................................................33
8 Tài liệu tham khảo..........................................................................................................34
............................................................................................................................................34

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --


Trang 3


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

1 Giới thiệu
1.1 Vấn đề nghiên cứu
Các chỉ số thống kê cho thấy chênh lệch giữa nhóm giàu (20% tổng số hộ có thu nhập
cao nhất) và nhóm nghèo (20% tổng số hộ có thu nhập thấp nhất) qua các năm như sau:
1990 là 4,1 lần, năm 1991 là 4,2 lần, năm 1993 là 6,2 lần, năm 1994 là 6,5 lần, năm
1995 là 7 lần, năm 1999 là 7,6 lần, năm 2002 và 2004 là 8,1 lần.1
Khoảng cách giàu - nghèo không chỉ là một chỉ tiêu kinh tế. Nó còn phản ánh sự gắn kết
xã hội và là một thể hiện của sự bình đẳng trong xã hội. Quá trình vận động của nền kinh
tế ắt sẽ nảy sinh khoảng cách giàu – nghèo. Trong nền kinh tế thị trường điều này sẽ càng
diễn ra rõ nét. Những con số trên là minh chứng cụ thể khi Việt Nam chuyển đổi cơ chế
từ kế hoạch tập trung quan liêu và chế độ bao cấp bình quân hiện vật sang cơ chế thị
trường. Tuy nhiên là một nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam không thể
chấp nhận khoảng cách giàu – nghèo mà trước hết là thể hiện ở khoảng cách thu nhập quá
lớn. Nước Mỹ đã trải qua hơn 200 năm phát triển tư bản và hiện đứng hàng đầu thế giới
về kinh tế, nhưng chênh lệch cũng mới chỉ có 9,1 lần; tài sản của tỉ phú Mỹ chỉ chiếm
6,1% GDP. Nước Nga mới chuyển đổi 15 năm, nhưng tỉ phú Nga đã chiếm tới 40% GDP.
Ở Việt Nam, mới qua 20 năm đổi mới mà chênh lệch đã lên tới 8,1 lần 2. Đó là điều rất
đáng lưu tâm. Lưu tâm hơn nữa khi sự chênh lệch lớn đó xảy ra không chỉ giữa các vùng
miền, địa phương mà còn xảy ra trong chính phạm vi từng địa phương đặc biệt ở 2 thành
phố lớn.
Bàn về chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn đã có nhiều nghiên cứu. Trong
đó nguyên nhân chính dẫn đến sự phân bố thu nhập không đồng đều này chính là sự tập
trung đầu tư cho thành thị trong giai đoạn đầu bước vào nền kinh tế thị trường diễn ra

mạnh mẽ hơn. Khoảng cách lớn giữa thành thị và nông thôn do đó nhanh chóng được tạo
thành. Vài năm gần đây khoảng cách đó đang dần được thu hẹp cũng vì bắt đầu có những
chính sách, chủ trương đúng đắn về đầu tư phát triển nông thôn.
Sự chênh lệch thu nhập trong phạm vi thành thị - nơi có môi trường kinh doanh rất năng
động, có nhiều điều kiện để phát triển – con số này cũng không nhỏ. Cụ thể là ở thành
phố Hồ Chí Minh mức chênh lệch lên đến 6.9 lần theo thống kê đầu năm 2010 3 Điều
gì đã dẫn đến sự khác biệt lớn này? Việc trả lời câu hỏi này là hết sức quan trọng và cấp
thiết, nó sẽ giúp tìm ra giải pháp rút ngắn khoảng cách thu nhập không chỉ trong phạm vi
thành thị mà cùng với những giải pháp khác nó cũng sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách
thu nhập trong cả nước, song số lượng nghiên cứu về vấn đề này chưa thực sự nhiều.
Vì những lý do trên cùng với bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư VHLSS2008 sẵn có
nhóm quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân
đầu người ở thành phố Hồ Chí Minh “ để tiến hành nghiên cứu.
1

Theo />Theo />3
Theo />2

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 4


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể:
• Tìm các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trung bình của hộ gia đình ở thành phố

Hồ Chí Minh.
• Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thu nhập trung bình của hộ gia
đình ở thành phố Hồ Chí Minh bằng cách chạy mô hình hồi quy để tính toán các
hệ số.
• Giải thích sự chênh lệch lớn về thu nhập bình quân hộ gia đình ở thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay.

2 Cơ sở lý luận
2.1 Khái niệm Thu nhập bình quân của hộ gia đình
2.1.1 Định nghĩa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hộ gia đình và thu nhập của hộ gia đình. Trong đó bộ
khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008 định nghĩa như sau:
Hộ gia đình: là tất cả những người ăn, ở chung một nhà từ 6 tháng trở lên trong vòng 12
tháng qua và chung quỹ thu, chi 4.
Thu nhập hộ gia đình: là tổng thu nhập trước thuế trừ các khoản trợ cấp của các thành
viên từ 6 tuổi trở lên thuộc hộ gia đình đó 5.
Thu nhập bình quân của hộ gia đình: được tính bằng tổng thu nhập hộ gia đình chia
cho tổng số thành viên của hộ. Với cách tính này thu nhập bình quân của hộ gia đình
phản ánh tương đối tốt mức sống của mỗi thành viên trong hộ. Vì vậy đây cũng là một
chỉ tiêu quan trọng và khá chính xác (hơn chỉ tiêu GDP bình quân trên đầu người) để
đánh giá mức sống của người dân.

2.1.2 Công thức tính
Tổng Thu nhập hộ gia đình

= Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công
+ Tổng thu nhập từ hoạt động trồng trọt
+ Tổng thu nhập từ hoạt động chăn nuôi
+ Tổng thu nhập từ hoạt động săn bắn, thuần dưỡng chim,


thú
+ Tổng thu nhập từ dịch vụ nông nghiệp
+ Tổng thu nhập từ dịch vụ lâm nghiệp
+ Tổng thu nhập từ dịch vụ thủy sản
+ Tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh phi
nông, lâm nghiệp và phi thủy sản

4
5

Dựa theo mẫu câu hỏi trong mục 1a thuộc bảng câu hỏi Muc01_1B của bộ câu hỏi điều tra VHLSS2008
Dựa theo các mẫu câu hỏi điều tra về thu nhập trong bảng câu hỏi Muc01_4B của bộ câu hỏi điều tra VHLSS2008

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 5


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

+ Tổng thu khác (trợ cấp, lương hưu, bảo hiểm, tiền lãi tiết
kiệm, cổ phần, tiền người thân gửi về, ...)

Thu nhập bình quân của hộ gia đình =

Tongthunha p
sothanhvien


2.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của
hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh
Chưa có nhiều bài nghiên cứu trực tiếp về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trung bình
của hộ gia đình nói chung. Đa phần các nghiên cứu thực hiện khảo sát các hộ thuộc cùng
một nhóm ngành nghề nào đó. Ví dụ: nghiên cứu số (9) 6. Số khác thì bàn đến các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập một cách gián tiếp thông qua việc đánh giá nghèo. Ví dụ: cá
nghiên cứu số (1) 7, (5) 8. Cũng có một vài nghiên cứu bàn trực tiếp đến thu nhập của hộ
gia đình xong những yếu tố được xem xét là ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình còn
mang tính rời rạc và ngẫu nhiên theo sự quan tâm của tác giả. Với đề tài này, nhóm đề
xuất thử nghiệm một mô hình các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập bình quân của
hộ gia đình nói chung một cách đầy đủ và hệ thống hơn dựa trên xuất phát điểm là các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của một cá nhân.
Sở dĩ nhóm chọn xuất phát điểm này là vì nhận thấy giữa cá nhân và hộ gia đình có
nhiều điểm tương đồng. Hộ gia đình là tập hợp những thành viên cùng chung sống với
nhau và mặc dù không bắt buộc nhưng ở Việt Nam thì những thành viên này thường là
có mối quan hệ ruột thịt hoặc vợ chồng 9. Do đó ảnh hưởng giữa các thành viên trong hộ
là rất rõ ràng, mối quan hệ giữa các thành viên trong hộ là rất chặt chẽ, tạo nên 1 hộ gia
đình có kết cấu vững chắc với nhiều đặc tính có thể xem như 1 cá nhân. Đặc biệt ở thành
phố Hồ Chí Minh, khi qui mô hộ gia đình tương đối nhỏ (trung bình là 4) 10 thì mối quan
hệ này càng khắng khít và sự tương đồng càng rõ nét. Những điểm tương đồng đó bao
gồm: điều kiện sống và sinh hoạt; văn hóa; học vấn; tôn giáo; …
Bàn về thu nhập của một cá nhân cũng chưa có một lý thuyết đầy đủ nào trình bày hết
các yếu tố ảnh hưởng vì nó thực sự nó phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện. Tuy nhiên ta có
thể chia các yếu tố ảnh hưởng đó ra thành 2 nhóm. Nhóm 1 là nhóm các yếu tố bên ngoài
như: đặc điểm thị trường lao động, nguồn vốn sẵn có, môi trường sống... Nhóm 2 là
nhóm các yếu tố bên trong thuộc về đặc điểm của cá nhân như: năng lực làm việc, sức
khỏe, độ tuổi, ý chí, …Tổng quát hóa lên cho hộ gia đình ta cũng có kết quả tương tự.
Trong đó nhóm 2 là nhóm các yếu tố thuộc về đặc trưng của hộ được rút trích từ tổng thể
đặc trưng của các thành viên trong hộ. Trong giới hạn sử dụng dữ liệu của bộ điều tra
6


Xem Tài liệu tham khảo (9)
Xem Tài liệu tham khảo (1)
8
Xem Tài liệu tham khảo (5)
9
Xem bảng mô tả thống kê số
10
Xem bảng mô tả thống kê số
7

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 6


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

VHLSS2008 nhóm đã cố gắng chọn lọc ra tất cả những thông tin có thể định lượng cho
những yếu tố thuộc 2 nhóm trên và chia lại thành 6 nhóm nhỏ như sau:

Ảnh
hưởng của
Chủ Hộ

Học Vấn

Đặc điểm

Hộ
THU NHẬP
TRUNG
BÌNH
HỘ GIA
ĐÌNH

Điều kiện
Sống

Sức Khỏe
Điều kiện
Tiếp Cận
Thông Tin

4 nhóm: ảnh hưởng của chủ hộ; đặc điểm hộ; học vấn; sức khỏe là thuộc về các yếu tố
bên trong. 2 nhóm còn lại là: điều kiện sống và điều kiện tiếp cận thông tin là thuộc về
các yếu tố bên ngoài. Vì phạm vi bài nghiên cứuc này dừng lại ở các hộ gia đình sống tại
thành phố Hồ Chí Minh nên các yếu tố bên ngoài khác như: thị trường lao động, chính
sách trả lương, …có thể xem là gần như tương đồng nên không được xem xét ở đây.

2.2.1 Ảnh hưởng của chủ hộ
Việt Nam là một trong những quốc gia ở châu Á, nơi mà xã hội gia trưởng vẫn còn tồn
tại. Vai trò của người chủ hộ trong việc ra các quyết định mang tính kinh tế như: nghề
nghiệp mà con cái nên chọn, nơi sinh sống và đi học,... là rất lớn. Vì lẽ đó, những đặc
trưng của người chủ hộ cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ. Nghiên cứu sử
dụng những thông tin sau để đại diện cho ảnh hưởng của chủ hộ:
Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 7



Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19



Giới tính: Từ bảng thống kê 11, ta có thể thấy gia đình có chủ hộ là nữ có thu nhập
trung bình cao hơn gấp rưỡi so với gia đình có chủ hộ là nam.
• Trình độ học vấn: được định lượng bởi số năm đi học của chủ hộ 12. Lý thuyết từ
công thức Mincer 13 và kết quả thống kê thực trạng thu nhập theo số năm đi học 14
đã khẳng định rằng số năm đi học của chủ hộ và thu nhập bình quân có mối quan
hệ đồng biến.
• Tình trạng hôn nhân: trong nghiên cứu Gender wage gap in Vietnam: 1993 to
1998 15 có đề cập đến ảnh hưởng của tình trạng hôn nhân đến thu nhập. Và bài
nghiên cứu này cũng quyết định thử nghiệm kiểm tra.
• Nghề nghiệp chính: qua thống kê ta thấy đa số các hộ trong mẫu điều tra ở thành
phố Hồ Chí Minh làm việc trong các nhóm ngành sau:
o nhóm ngành Dịch vụ lưu trú ăn uống (có mã ngành là 55 và 56 trong
VHLSS2008)
o nhóm ngành Sản xuất nhỏ (có mã ngành từ 11 đến 28 trong VHLSS2008)
o nhóm ngành Xây dựng & Bất động sản (có mã ngành là 41 và 68 trong
VHLSS2008)
o nhóm ngành Bán lẻ (có mã ngành là 47 trong VHLSS2008)
đó cũng là những nhóm ngành đặc trưng cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy
nghiên cứu chọn 4 biến giả tương ứng để xem xét việc chủ hộ làm việc trong những
ngành này có ảnh hưởng thế nào đến thu nhập của hộ.



Dân tộc: thường dân tộc của chủ hộ cũng chính là dân tộc của hộ gia đình. Theo
thống kê các hộ tham gia khảo sát hoặc thuộc dân tộc Kinh hoặc thuộc dân tộc
Hoa. Đây cũng là 2 nhóm dân tộc chính ở thành phố Hồ Chí Minh. Và cũng theo
thống kê thì thấy được thu nhập trung bình của những hộ thuộc dân tộc Kinh có
cao hơn một ít. Nếu như trước đây, người Hoa thường có thu nhập cao hơn người
Kinh nhờ vào khả năng buôn bán, nắm bắt thị trường vô cùng nhanh nhạy. Tuy
nhiên, ngày nay, với sự hội nhập càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, rất nhiều
ngành nghề mới xuất hiện với thu nhập khá hấp dẫn đã làm cho khoảng cách thu
nhập giữa người Kinh và người Hoa ngày càng ngắn lại. Cũng cần lưu ý người
Hoa thường có xu hướng khép kín trong cộng đồng của mình nên đó có thể là lý
do của xu hướng trên.

2.2.2 Đặc điểm hộ
Đại diện cho nhóm các yếu tố là đặc trưng của hộ, đề tại chọn những biến sau:
• Qui mô hộ: Từ thống kê mô tả 16, ta có thể thấy quy mô càng lớn thì thu nhập
bình quân trong hộ càng giảm. Lý do rõ ràng là quy mô hộ càng lớn thì số lượng
người không hoặc ít tạo ra thu nhập càng cao và do đó, làm giảm thu nhập bình
quân của hộ.
11

Thống kê 3: Thu nhập trung bình hộ theo giới tính chủ hộ
Xem thêm
13
Công thức Mincer: ln(thunhap) = β1 + β2*Số năm đi học + β3*Kinh nghiệm +
β4*bìnhphươngKinhnghiệm
14
Xem thêm Đồ thị 1: Thu nhập bình quân theo số năm đi học của chủ hộ
15
Tài liệu tham khảo (8) – trang 591
16

Xem Đồ thị 2: Thu nhập bình quân theo quy mô hộ
12

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 8


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng







Nhóm 2 – KTPT K19

Thời gian sống tại địa phương: trong bài nghiên cứu có giả định rằng thời gian
hộ gia đình sinh sống tại một địa phương càng lâu thì càng có lợi thế tạo ra thu
nhập cao hơn.
Độ tuổi trung bình của những người tham gia lao động: Cư dân sống trong các
thành phố lớn thường chịu áp lực rất lớn trong công việc. Mức thu nhập cũng vì lẽ
đó mà phụ thuộc vào hiệu quả trong công việc và áp lực mà người lao động phải
chịu đựng. Từ thống kê mô tả 17cho thấy, thu nhập có xu hướng nhỉnh hơn khi
người lao động nằm trong độ tuổi trung bình từ 28 đến khoảng 45 tuổi. Đây cũng
chính là độ tuổi mà người lao động có năng suất lao động cao và khả năng chịu
được áp lực cao trong công việc.
Tỉ lệ thành viên tạo ra thu nhập: dễ dàng nhận thấy rằng tỉ lệ thành viên có tạo
ra thu nhập trong hộ càng cao thì hộ càng có khả năng có thu nhập bình quân cao

hơn. Thống kê mô tả 18 cũng chứng minh điều đó
Tỉ lệ lao động là nữ: Nữ giới thường gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong công
việc hơn nam giới (chẳng hạn như: thời gian ít linh hoạt, khó đi công tác xa, hạn
chế về sức khỏe,…). Tuy nhiên, trong thời buổi hội nhập kinh tế ngày nay, ngày
càng có nhiều công việc phù hợp cho phái nữ hơn. Phụ nữ ngày nay tham gia rất
đông vào lực lượng lao động xã hội, trải khắp trên nhiều lĩnh vực. Vì lẽ đó, thu
nhập của phụ nữ ngày càng được cải thiện đáng kể. Thống kê 19 cho thấy mặc dù
còn có sự chênh lệch trong thu nhập giữa các hộ có tỉ lệ nữ lao động khác nhau
(hộ có tỉ lệ lao động là nữ càng cao thì thu nhập bình quân của hộ càng thấp)
nhưng mức độ chênh lệch này trở nên ít rõ ràng hơn. Tuy nhiên nghiên cứu cũng
đưa biến này vào xem xét để hiểu xu hướng thực sự là thế nào.

2.2.3 Đặc điểm điều kiện sống
Điều kiện sống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần làm việc, do đó cũng ảnh
hưởng đến thu nhập. Nghiên cứu chọn biến khu vực sống để định tính cho đặc điểm điều
kiện sống này. Thống kê 20Có sự khác biệt rất lớn giữa thu nhập của hộ ở nội thành và
ngoại thành. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là các hộ ở khu vực nội thành thì
có khả năng tiếp cận tốt hơn đối với cơ sở vật chất hạ tầng như điện, nước, trường học,
giao thông, việc làm…, từ đó góp phần tăng thu nhập của các hộ gia đình.

2.2.4 Đặc điểm điều kiện tiếp cận thông tin
Ngày nay, internet ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại.
Internet giúp tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, từ đó giúp nâng cao tri thức và cơ
hội của người dân từ đó có thể giúp thu nhập cao hơn. Thống kê 21cho thấy chiều hướng
tác động đó là đúng – những hộ có sử dụng internet có thu nhập trung bình cao hơn nhiều
so với hộ không có sử dụng internet.

17

Xem Đồ thị 3: Thu nhập bình quân theo độ tuổi lao động trung bình

Xem Đồ thị 4: Thu nhập bình quân theo tỉ lệ thành viên tham gia lao động
19
Xem Đồ thị 6: Thu nhập bình quân theo tỉ lệ lao động nữ
20
Xem
21
Thống kê 7: thu nhập trung bình theo tình trạng có trang bị internet tại nhà hay không
18

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 9


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

2.2.5 Học vấn
Để đặc trưng cho yếu tố trình độ học vấn của hộ gia đình, nghiên cứu sử dụng con số
định lượng là số năm đi học trung bình của những người tham gia lao động trong hộ.
Qua thống kê 22 nhận thấy có mối quan hệ đồng biến khá chặt chẽ giữa học vấn trung
bình và thu nhập bình quân của hộ. Mối quan hệ này hoàn toàn hợp lý đối với một thành
phố lớn như TPHCM, nơi tập trung nhiều ngành nghề đòi hỏi trình độ cao của người lao
động.

2.2.6 Sức khỏe
Ngày bệnh trung bình của các thành viên trong hộ được tính bằng cách lấy tổng ngày
bệnh của các thành viên trong hộ chia cho số thành viên trong hộ. Từ đồ thị mối quan hệ
giữa ngày bệnh trung bình 23và thu nhập bình quân của hộ ta có thể thấy rằng số ngày

bệnh trung bình càng tăng thì thu nhập trung bình có xu hướng giảm.

22
23

Xem Đồ thị 5: thu nhập bình quân theo số năm đi học trung bình của những người tham gia lao động
Xem Đồ thị 7: Thu nhập bình quân theo số ngày bệnh trung bình trên năm của các thành viên trong hộ

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 10


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Mô hình kinh tế lượng
3.1.1 Dạng hàm
Theo lý giải phần trên, nhận thấy đa phần mối quan hệ giữa các yếu tố được xem xét với
thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình là mối quan hệ tuyến tính. Chỉ riêng
trường hợp của yếu tố tuổi trung bình của người tham gia lao động trong hộ và kinh
nghiệm làm việc là có mối quan hệ bậc hai. Ngoài ra thông tin về thời gian sống tại địa
phương không được ghi nhận nhiều trong dữ liệu nên nhóm quyết định loại bỏ khỏi mô
hình. Vì vậy dạng hàm hồi qui là như sau:
(U): Thu_tb = β1*gioitinh_chuho + β2*sonamdihoc_chuho + β3*dantoc +
β4*dangco_vochong + β5*nganhSanXuatNho_chuho + β6*nganhLuuTruAnUong_chuho
+ β7*nganhBanLe_chuho + β8*nganhXayDungBDS_chuho + β9*quimoho +
β10*tuoi_tb + β11*khuvucsong + β12*tile_ld + β13*tile_ldnu + β14*kinhnghiem_tb +

β15*binhphuong_kinhnghiem_tb + β16*sonamdihoc_tb + β17*co_internet +
β18*songaybenh_tb + β19
Bảng 3-1: Mô hình không giới hạn (U)

3.1.2 Giải thích các biến sử dụng trong mô hình
Biến Phụ Thuộc
Tên biến
Thu_tb

Các biến Độc Lập
Tên biến

gioitinh_chuho
sonamdihoc_chuho

Giải thích
Thu nhập trung
bình trên tháng của
hộ gia đình

Giá trị
Đơn vị 1000 VNĐ
Min: 537.000VNĐ
Max: 42.493.VNĐ
Trung bình: 2.624.000VNĐ

Giải thích

Giá trị


Giới tính của chủ
hộ
Học vấn của chủ
hộ

1: Nam
0: Nữ
Số năm đi học của chủ hộ
Min: 0
Max: 19
Trung bình: 8.6
1: dân tộc Kinh
0: dân tộc Hoa
1:chủ hộ đang có vợ/ chồng
0: chủ hộ chưa có vợ/chồng hoặc
vợ/chồng đã mất, đã li dị
1: chủ hộ làm trong ngành Bán Lẻ

dantoc

Dân tộc

dangco_vochong

Chủ hộ có vơ /
chồng

nganhBanLe_chuho

Chủ hộ làm việc


Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Tác
động
dự
kiến
+

+
+
+
Trang 11


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

trong ngành Bán lẻ
nganhXayDungBDS_chuho

nganhLuuTruAnUong_chuho

Chủ hộ làm việc
trong ngành Xây
Dựng / Kinh
Doanh Bất Động
Sản
Chủ hộ làm việc
trong ngành kinh
doanh Lưu Trú, Ăn

Uống

nganhSanXuatNho_chuho

Chủ hộ làm việc
trong ngành Sản
xuất nhỏ

quimoho

Số thành viên của
hộ

tuoi_tb
khuvucsong
thoigiansong
tile_ld
tile_ldnu
kinhnghiem_tb

sonamdihoc_tb

co_internet
ngaybenh_tb

Nhóm 2 – KTPT K19

0: chủ hộ làm trong ngành khác
hoặc không làm việc
1: chủ hộ làm trong ngành xây dựng

hoặc kinh doanh bất động sản
0: chủ hộ làm việc trong ngành khác
Xây dựng và kinh doanh bất động
sản; hoặc không làm việc
1: chủ hộ làm trong ngành kinh
doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống
0: chủ hộ làm việc trong ngành khác
kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống;
hoặc không làm việc
1: chủ hộ làm trong ngành sản xuất
nhỏ
0: chủ hộ làm việc trong ngành khác
ngành sản xuất nhỏ; hoặc không làm
việc
Min: 1;
Max: 12;
Trung bình: 4
Min: 12
Max: 68
Trung bình: 20
1: sống trong khu vực Nội thành
0: sống trong khu vực Ngoại thành
Min: 3năm
Max: 24năm
Trung bình: 10.5năm
%

Độ tuổi trung bình
của những người
tham gia lao động

Khu vực hộ sinh
sống
Số năm hộ/chủ hộ
sống tại địa
phương
Tỉ lệ thành viên
tham gia lao động
tạo thu nhập
Tỉ lệ thành viên
%
tham gia lao động
là nữ
Kinh nghiệm làm
Min: 0
việc trung bình của Max: 38
những người tham
Trung bình: 7.8
gia lao động trong
hộ
Học vấn trung bình Min: 0
của những người
Max: 19
tham gia lao động
Trung bình: 8.3
trong hộ
Hộ có trang bị
1: hộ có trang bị internet
internet hay không
0: hộ không trang bị internet
Số ngày bệnh

Min: 0
không thể đi làm
Max: 116
trung bình của các
Trung bình: 4.6
thành viên trong hộ
Bảng 3-2: Mô tả các biến và dấu kì vọng

+

+

+

+
+
+
+
+

+

+
-

3.2 Dữ liệu
Dữ liệu được lấy từ kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008 của các hộ gia đình
ở thành phố Hồ Chí Minh (thuộc bộ dữ liệu VHLSS2008). Tổng cộng có 300 mẫu điều
Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --


Trang 12


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

tra, tương ứng với 300 hộ gia đình được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên phân tầng
thuộc 22 quận / huyện, 46 địa bàn.

3.2.1 Rút trích dữ liệu
Việc rút trích những thông tin cần thiết phục vụ cho việc chạy mô hình hồi qui đã được
tổng hợp và xử lý theo quy trình sau:
• Trích lọc những dữ liệu về hộ gia đình và thành viên trong hộ (ở khu vực thành
phố Hồ Chí Minh) liên quan đến mô hình (bao gồm thu nhập và các yếu tố ảnh
hưởng) đã được ghi nhận trong bộ dữ liệu VHLSS2008 (kết hợp dữ liệu ở các file
dữ liệu khác nhau dựa vào mã hộ và mã thành viên).
• Từ những dữ liệu trên, thực hiện tính toán ra các biến phụ thuộc và độc lập trong
mô hình.
• Loại bỏ những dữ liệu dư thừa và chuyển dữ liệu cấp thành viên thành dữ liệu cấp
hộ chứa những thông tin đại diện cho hộ.

3.2.2 Lọc dữ liệu
Vì phạm vi của nghiên cứu dừng lại ở các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trung bình của
hộ gia đình có được từ lao động (bỏ qua các khoản …) nên trong 300 mẫu điều tra ban
đầu nhóm loại bỏ bớt các mẫu sau:
• 13 mẫu của 13 hộ không có thành viên nào tham gia lao động
• 1 mẫu của 1 hộ có 4 thành viên trong hộ nhưng chỉ có 1 thành viên nhỏ tuổi nhất
là 12tuổi tham gia lao động
Ngoài ra nhóm còn loại bỏ bớt 1 mẫu có tỉ lệ lao động chỉ 14% nhưng thu nhập trung

bình của hộ này lại rất cao – hơn 7.900.000VNĐ – vì mẫu này là thiểu số, nằm ngoài xu
hướng chung của các mẫu còn lại.
Rút lại, bộ dữ liệu cuối cùng được sử dụng để chạy mô hình hồi quy gồm có 285 mẫu và
chứa đầy đủ thông tin các biến cần thiết để chạy mô hình.

Chi tiết xử lý rút trích và lọc dữ liệu xem thêm dofile tên: RutTrichDuLieu.do

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 13


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

3.2.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 3-3: Hệ số tương quan giữa các biến

Những hệ số tương quan này cho thấy mối tương quan giữa các biến là không nhiều (cao
nhất cũng chỉ đến 0.4). Vì vậy hiện tượng đa cộng tuyến khó có thể xảy ra.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 14


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng


Nhóm 2 – KTPT K19

4 Kết quả
Bắt đầu từ mô hình không giới hạn (U) 24 sử dụng phương pháp cực tiểu bình phương
OLS để chạy hồi quy và loại dần các biến không có ý nghĩa thống kê, cuối cùng ta có kết
quả là mô hình giới hạn (R) sau:
Dependent Variable: THU_TB
Method: Least Squares
Date: 09/14/10 Time: 12:40
Sample: 1 286
Included observations: 286

Variable

Coefficien
t

GIOITINH_CHUHO
-1058.025
SONAMDIHOC_CHUHO 189.7181
NGANHLUUTRUANUONG_
CHUHO
1800.909
CO_INTERNET
2080.181
C
871.9994

Std. Error t-Statistic


Prob.

430.3635 -2.458445
50.71439 3.740912

0.0146
0.0002

842.1514 2.138462
517.1503 4.022392
500.2655 1.743073

0.0333
0.0001
0.0824

Mean dependent
0.192291 var

R-squared
Adjusted R-squared
S.E. of regression
Sum squared resid
Log likelihood
F-statistic
Prob(F-statistic)

2628.55
6
3809.39

0.180794 S.D. dependent var
5
19.1462
3447.884 Akaike info criterion
4
19.2101
3.34E+09 Schwarz criterion
5
Hannan-Quinn
19.1718
-2732.912 criter.
6
1.91840
16.72441 Durbin-Watson stat
8
0.000000

Bảng 4-4: Kết quả hồi quy mô hình giới hạn (R)

(những mô hình trung gian xem chi tiết tại Phụ Lục)

4.1 Kiểm định dấu kì vọng
Tất cả các hệ số trên đều đúng dấu kì vọng 25:
• Giới tính chủ hộ: hệ số âm cho thấy nếu chủ hộ là nữ thì thu nhập trung bình của
hộ gia đình có xu hướng cao hơn.
• Số năm đi học của chủ hộ: hệ số dương cho thấy số năm đi học của chủ hộ càng
cao thì thu nhập trung bình của hộ gia đình có xu hướng càng cao.
• Chủ hộ làm việc trong ngành dịch vụ lưu trú ăn uống hay không: hệ số dương cho
thấy nếu chủ hộ làm việc trong ngành này thì thu nhập trung bình của hộ gia đình
có xu hướng cao hơn.


24
25

Xem Bảng 3-1
Xem bảng 3-2

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 15


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng



Nhóm 2 – KTPT K19

Nhà có lắp đặt internet hay không: hệ số dương cho thấy nếu hộ gia đình có lắp
đặt internet tại nhà thì thu nhập trung bình có xu hướng cao hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 16


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19


4.2 Kiểm định Wald Tổng quát
Thực hiện kiểm định Wald Tổng quát với giả thiết:
• Ho: β2= β3= β5= β7= β8= β9= β10= β11= β12= β13= β15= β16= β17= β19= 0
• H1: có ít nhất một trong các hệ số trên khác 0
Ta có kết quả
Wald Test:
Equation: Untitled

Test Statistic
F-statistic
Chi-square

Value
0.756378
10.58929

df

Probabilit
y

(14, 266)
14

0.7159
0.7180

Value

Std. Err.


Null Hypothesis Summary:
Normalized Restriction (=
0)
C(2)
C(3)
C(5)
C(7)
C(8)
C(9)
C(10)
C(11)
C(12)
C(13)
C(15)
C(16)
C(17)
C(19)

-291.1634
-185.3149
746.9477
80.32441
608.1648
1253.798
-793.3649
101.3523
-1.614655
1.161940
-209.3370

46.32008
131.5295
-5.291325

927.1391
543.3195
692.0656
725.8032
824.6254
1101.793
730.0437
158.9860
1.896729
102.4850
132.0597
105.6437
652.4390
15.53511

Restrictions are linear in coefficients.

Bảng 4-5: Kết quả kiểm định Wald Tổng quát cho mô hình (R)

Giá trị P-value = 0.7159 chứng tỏ xác suất giả thiết Ho đúng là hơn 71%. Như vậy mô
hình giới hạn (R) có thể sử dụng tốt để thay thế cho mô hình không giới hạn (U) ban đầu.

4.3 Kiểm định Wald về độ thích hợp tổng quát
(R): Thu_tb = β1*gioitinh_chuho + β2*sonamdihoc_chuho +
β3*nganhLuuTruAnUong_chuho + β4*co_internet + β5
Bảng 4-6: Mô hình giới hạn (R)


Thực hiện Kiểm định Wald về độ thích hợp tổng quát với giả thiết:
Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 17


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

• Ho: β1= β2= β3= β4=0
• H1: có ít nhất một trong những hệ số trên khác 0
Ta có kết quả sau:
Wald Test:
Equation: Untitled

Test Statistic
F-statistic
Chi-square

Value
16.72441
66.89766

df

Probabilit
y


(4, 281)
4

0.0000
0.0000

Value

Std. Err.

Null Hypothesis Summary:
Normalized Restriction (=
0)
C(1)
C(2)
C(3)
C(4)

-1058.025
189.7181
1800.909
2080.181

430.3635
50.71439
842.1514
517.1503

Restrictions are linear in coefficients.


Bảng 4-7: Kết quả kiểm định Wald về độ thích hợp tổng quát

Giá trị P-value << 0 điều này chứng tỏ có thể bác bỏ giả thiết Ho với xác suất gần 100%.
Như vậy mô hình (R) có thể sử dụng được.

4.4 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi
Sử dụng phương pháp Breusch-Pagan để kiểm định giả thiết:
• Ho: có hiện tượng phương sai thay đổi
• H1: không có hiện tượng phương sai thay đổi
Kết quả kiểm định như sau:
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
Ho: Constant variance
Variables: fitted values of thu_tb
---------------------------------------------------------chi2(1)
= 536.40
Prob > chi2 = 0.0000

Bảng 4-8: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

Kết quả này cho thấy giả thiết Ho đã xảy ra. Tức mô hình đã gặp phải hiện tượng phương
sai thay đổi. Điều này có thể do số lượng mẫu dữ liệu không nhiều lại được chọn phân
tán từ nhiều quận, huyện địa bàn khác nhau nên đại diện cho mỗi quận/huyện, địa/bàn là
rất ít.
Sử dụng phương pháp robust để khử hiện tượng phương sai thay đổi, ta có kết quả sau:
Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 18


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng


Linear regression

Number of obs =
F( 4, 281) = 6.91
Prob > F
= 0.0000
R-squared
= 0.1923
Root MSE
= 3447.9

Nhóm 2 – KTPT K19

286

-----------------------------------------------------------------------------|
Robust
thu_tb |
Coef. Std. Err.
t P>|t|
[95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------gioitinh_c~o | -1058.025 372.5195 -2.84 0.005 -1791.308 -324.7417
sonamdihoc~o | 189.7181 46.54546
4.08 0.000
98.09604 281.3401
nganhLuuTr~o | 1800.909 2085.006
0.86 0.388 -2303.304 5905.122
co_internet | 2080.181 673.4178
3.09 0.002

754.5969 3405.765
_cons | 871.9994 285.2638
3.06 0.002
310.4741 1433.525
------------------------------------------------------------------------------

Bảng 4-9: Kết quả hồi qui khi khử hiện tượng phương sai thay đổi bằng phương pháp Robust

Trong kết quả này hệ số p-value tương ứng với biến nganhLuuTruAnUong_chuho có giá
trị rất lớn: 0.388. Điều này cho thấy hệ số này không có ý nghĩa thống kê nên phải loại bỏ
Linear regression

Number of obs =
F( 3, 282) = 9.57
Prob > F
= 0.0000
R-squared
= 0.1791
Root MSE
= 3469.7

286

-----------------------------------------------------------------------------|
Robust
thu_tb |
Coef. Std. Err.
t P>|t|
[95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------gioitinh_c~o | -1234.044 430.4707 -2.87 0.004 -2081.388 -386.7007

sonamdihoc~o | 192.2068 45.97448
4.18 0.000
101.7101 282.7035
co_internet | 1901.236 531.7375
3.58 0.000
854.5571 2947.914
_cons | 1121.139 229.9884
4.87 0.000
668.4268
1573.85
------------------------------------------------------------------------------

Bảng 4-10: Kết quả hồi qui khi loại bỏ biến nganhLuuTruAnUong

Kết quả này có các giá trị p-value rất nhỏ tuy nhiên đổi lại giá trị R-squared đo mức độ
thích hợp của mô hình lại bị giảm sút so với mô hình (R). Cộng thêm thực tế là những hộ
gia đình làm trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú ăn uống ở thành phố Hồ Chí Minh là có thu
nhập trung bình khá cao nên nghiên cứu vẫn quyết định vẫn giữ nguyên kết quả là mô
hình (R)

4.5 Kết luận
Như vậy mô hình cuối cùng đạt được là:
THU_TB = -1058.025*GIOITINH_CHUHO + 189.7181*SONAMDIHOC_CHUHO
+ 1800.909*NGANHLUUTRUANUONG_CHUHO + 2080.181*CO_INTERNET +
871.999399466
Bảng 4-11: Mô hình hồi quy sau cùng

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 19



Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

5 Bàn luận về kết quả
Mô hình (U) ban đầu kiểm nghiệm sự ảnh hưởng của rất nhiều biến đến thu bình quân
của hộ gia đình tuy nhiên kết quả sau cùng cho thấy trong số đó chỉ có 4 biến là có ảnh
hưởng thực sự: giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, chủ hộ có làm trong
ngành dịch vụ lưu trú ăn uống hay không và hộ gia đình có trang bị internet hay không.
Kết quả này cho thấy ảnh hưởng rất lớn của chủ người chủ hộ gia đình đến thu nhập bình
quân của hộ. Điều này đã khẳng định văn hóa phương đông vẫn còn rõ nét tại thành phố
Hồ Chí Minh, là thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất và tốc độ quốc tế hóa cao nhất
trên cả nước và, vai trò của công nghệ thông tin đến sự phát triển chất lượng sống của
người dân ở thành phố này. Một vài yếu tố khác như: qui mô hộ, tình trạng hôn nhân của
chủ hộ, khu vực sống có ý nghĩa ảnh hưởng đến thu nhập trong các mô hình nghiên cứu
khác nhưng ở mô hình này lại bác bỏ. Điều đó cho thấy đặc điểm các hộ gia đình ở thành
phố Hồ Chí Minh có nhiều khác biệt so với đặc điểm chung của cả nước. Qui mô hộ gia
đình tương đối nhỏ, xu hướng sống độc lập cao khiến sự khác biệt giữa việc có gia đình
hay chưa cũng không ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, khả năng làm việc cũng như ảnh
hưởng của người chủ hộ.
Với số lượng mẫu hạn chế, kết quả của nghiên cứu có thể phần nào chưa phản ánh chính
xác nhất nhưng vẫn có những lý lẽ và bằng chứng chứng minh cho sự hợp lý này. Làm
thế nào để tăng thu nhập và giảm bất bình đẳng trong thu nhập luôn là câu hỏi lớn mà
không dễ tìm ra câu trả lời đối với các cấp chính quyền địa phương. Là đầu tàu kinh tế
của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có thể được coi là một “miền đất hứa” cho rất nhiều
người từ các tỉnh khác di chuyển đến để học tập và làm việc. Vì lẽ đó, việc cạnh tranh để
có việc làm tốt, thu nhập cao trở nên gay gắt hơn. Những lao động được đào tạo bài bản,
có kỹ năng tốt, khả năng thích ứng với sự thay đổi của xã hội cao sẽ có nhiều khả năng có

được thu nhập cao. Kết quả tìm được bên trên cũng đã chỉ ra rằng những hộ mà trong đó
chủ hộ có trình độ càng cao thì có khả năng có mức thu nhập bình quân cao hơn những
hộ khác. Đồng thời, internet cũng góp phần rất lớn trong việc nâng cao thu nhập cho hộ
thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ, thông tin truyền thông, từ đó
giúp nâng cao khả năng thích ứng với sự thay đổi liên tục, không ngừng của môi trường
kinh tế, xã hội. Ngoài ra, sự khéo léo, tận tuy trong chăm lo cho gia đình của nữ chủ hộ
cũng có thể là một nguyên nhân làm tăng thu nhập do các thành viên trong gia đình sẽ
yên tâm hơn, có điều kiện tốt hơn trong công việc riêng của mình.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 20


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

6 PHỤ LỤC
6.1 Các thống kê mô tả
Thống kê 1: Qui mô hộ gia đình ở Tp.Hồ Chí Minh

Quy mô hộ

Số quan sát
285

Trung bình
4.347368


Độ lệch chuẩn
1.852492

Giá trị thấp
nhất

Giá trị cao
nhất
1
12

Thống kê 2: Mối quan hệ giữa các thành viên trong hộ gia đình ở tp.Hồ Chí Minh

Quan hệ giữa các thành viên trong hộ
Chủ hộ
Vợ chồng
Con
Bố mẹ
Cháu nội ngoại
Khác
Tổng

Freq
300
202
556
20
106
98
1282


Percent
23.4
15.76
43.37
1.56
8.27
7.64
100

Cum.
23.4
39.16
82.53
84.09
92.36
100

Thống kê 3: Thu nhập trung bình hộ theo giới tính chủ hộ

Giới tính của chủ hộ
Nam
Nữ

Thu nhập bình quân/người/tháng
Trung bình Độ lệch chuẩn
Tần suất
1989.57
1317.32
161

3415.24
5475.19
124

Bảng 6-12: Qui tắc mã hóa trình độ học vấn thành số năm đi học
Trình độ học vấn của chủ
Số năm đi học tương
hộ
đương
Sơ cấp nghề
1
Trung cấp nghề
2
Trung học chuyên nghiệp
2
Cao đẳng nghề
3
Cao đẳng
3
Đại học
4
Thạc sĩ
7
Tiến sĩ
9

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 21



Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

Thống kê 4: Thu nhập trung bình hộ theo ngành nghề lao động của chủ hộ

Ngành Lưu trú ăn uống
Ngành Sản xuất nhỏ
Ngành Xây dựng, bất động sản
Ngành Bán lẻ
Ngành khác

Thu nhập bình quân/người/tháng
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Tần suất
3931.84
9404.64
19
2788.82
3048.58
28
2365.55
2663.29
22
3390.47
6447.71
34
2328.03

1928.06
182

Thống kê 5: Thu nhập trung bình hộ theo tình trạng có vợ/chồng của chủ hộ

Có vợ (chồng)
Không có vợ (chồng)

Thu nhập bình quân/người/tháng
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Tần suất
2404.99
3236.89
192
3032.83
4756.47
93

Thống kê 6: Thu nhập trung bình hộ theo dân tộc của hộ

Dân tộc của chủ hộ
Kinh
Hoa

Thu nhập bình quân/người/tháng
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Tần suất
2643.13

3898.07
268
2085.35
1682.14
17

Thống kê 7: thu nhập trung bình theo tình trạng có trang bị internet tại nhà hay không

Có sử dụng internet hay không
Không


Thu nhập bình quân/người/tháng
Trung bình
Độ lệch chuẩn Tần suất
1823.1574

1385.653

216

4683.3929

6270.8228

84

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 22



Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

6.2 Các đồ thị
Đồ thị 1: Thu nhập bình quân theo số năm đi học của chủ hộ

Đồ thị 2: Thu nhập bình quân theo quy mô hộ

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 23


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng

Nhóm 2 – KTPT K19

Đồ thị 3: Thu nhập bình quân theo độ tuổi lao động trung bình

Đồ thị 4: Thu nhập bình quân theo tỉ lệ thành viên tham gia lao động

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 24


Đồ án môn học Kinh tế Lượng Ứng dụng


Nhóm 2 – KTPT K19

Đồ thị 5: thu nhập bình quân theo số năm đi học trung bình của những người tham gia lao động

Đồ thị 6: Thu nhập bình quân theo tỉ lệ lao động nữ

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình tp.HCM --

Trang 25


×