Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Chuyên đề chuyên sâu quản lý chi bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.54 KB, 44 trang )

CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU VỀ QUẢN LÝ CHI BHXH
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ
CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm về chi bảo hiểm xã hội.
Chi bảo hiểm xã hội (BHXH) là quá trình phân phối, sử dụng quỹ
BHXH để chi trả cho các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người
tham gia BHXH và đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH.
Đó là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào
quỹ BHXH. Quá trình phân phối được thực hiện theo từng mục đích sử dụng
nhất định.
Chi BHXH được thực hiện bởi hai quá trình: phân phối và sử dụng quỹ
BHXH.
- Phân phối quỹ BHXH: là quá trình phân bổ các nguồn tài chính từ quỹ
BHXH để hình thành các quỹ thành phần: Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ TNLĐ
và BNN, quỹ hưu trí và tử tuất hoặc phân bổ cho các mục đích sử dụng khác
nhau, như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ chi trả các chế độ BHXH…
- Sử dụng quỹ BHXH: là quá trình chi tiền của quỹ BHXH đến tay đối
tượng được thụ hưởng hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thể.
Phân phối và sử dụng quỹ BHXH là hai phạm trù khác nhau, nhưng
trong thực tế, hai quá trình này thường đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, cũng có
những trường hợp, từ mục đích sử dụng quỹ đòi hỏi phải tách riêng hai quá
trình này theo thứ tự trước sau. Ví dụ: hoạt động bảo tồn và tăng trưởng quỹ
đòi hỏi phải kết thúc quá trình phân phối quỹ, quỹ phải phân phối đủ cho mục
đích chi trả các chế độ BHXH, số còn lại mới phân phối vào quỹ bảo tồn tăng
trưởng. Nghĩa là quỹ phải có số dư mới thực hiện đầu tư tăng trưởng. Như vậy
có thể đưa ra khái niệm quản lý chi BHXH như sau:
1.1.2. Khái niệm về quản lý chi BHXH:
Quản lý chi BHXH là các hoạt động có tổ chức, theo quy định của pháp
luật để thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH. Các hoạt động đó được
thực hiện bằng hệ thống pháp luật của nhà nước và bằng các biện pháp hành


chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu chi
đúng đối tượng, chi đủ số lượng và đảm bảo tiến tới đến tận tay đối tượng
được thụ hưởng đúng thời gian quy định.
1.2. Các nhân tố tác động tới quản lý chi BHXH

1


- Sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước: Khi nền kinh tế – xã hội của
đất nước phát triển, đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội của quốc gia đó cũng phải
không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội đó,
trong đó quan trọng nhất là hệ thống chính sách về BHXH. Chính bởi vậy,
chính sách này không ngừng được mở rộng cả về phạm vi bao phủ đối tượng
tham gia, đối tượng thụ hưởng và cả về quy mô các chế độ thực hiện. Bên cạnh
đó, tăng trưởng kinh tế sẽ làm cho thu nhập của người lao động tăng, nhờ đó
người lao động sắn sàng tham gia BHXH và đóng góp ở mức cao hơn, dẫn tới
thu BHXH tăng, đảm bảo tốt nguồn chi BHXH.
- Sự điều chỉnh về chính sách, pháp luật BHXH của nhà nước: Khi nhà
nước có những sửa đổi về chính sách, pháp luật BHXH thì đều có sự tác động
tới hoạt động thu và chi BHXH.
- Nhận thức của xã hội về lĩnh vực BHXH: Khi người lao động và người
sử dụng lao động cũng như toàn xã hội nhận thức được tầm quan trọng và vai
trò của chính sách BHXH thì họ sẽ có ý thức tự giác trong việc tham gia
BHXH, vì vậy đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách sẽ tăng lên, theo đó
sẽ có tác động tới quản lý chi trả các chế độ BHXH.
- Chính sách tiền lương của chính phủ: Việc điều chỉnh chính sách tiền
lương của Chính phủ sẽ có tác động tới thu và chi BHXH.
- Việc tuân thủ chính sách pháp luật về BHXH của người lao động,
người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Điều này giúp tránh được các hiện
tượng tiêu cực trong thụ hưởng chính sách BHXH, góp phần thực hiện tốt

công tác quản lý chi trả BHXH, tránh thất thoát cho quỹ BHXH.
- Tuổi thọ bình quân của dân số trong tương lai: Khi tuổi thọ của người
dân càng cao thì số tiền chi trả cho chế độ hưu trí càng lớn, và đây là số chi
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi BHXH.
- Các chính sách khác của chính phủ, như chính sách dân số và KHH gia
đình, chính sách việc làm,...
- Trình độ của cán bộ quản lý và thực hiện công tác chi BHXH.
1.3. Vai trò của quản lý chi BHXH
Chi BHXH là công tác trọng tâm, đóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc thực hiện và đảm bảo tốt chính sách an sinh xã hội của quốc gia nói chung
và chính sách BHXH nói riêng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, thể hiện trên các mặt sau:
1.3.1. Đối với đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH:

2


Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là trực tiếp bảo đảm quyền lợi
của người thụ hưởng các chế độ BHXH. Đây là vai trò rõ nét nhất của công tác
quản lý chi. Theo quy định hiện hành, chủ sử dụng lao động và người lao động
thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải đóng BHXH thì người lao
động mới được hưởng trợ cấp của các chế độ BHXH. Tiền đóng BHXH được
phân phối vào các quỹ thành phần tương ứng với các chế độ BHXH thuộc quỹ
đó. Trong đó, quỹ ốm đau và thai sản là 3%, quỹ TNLĐ và BNN là 1%, quỹ
hưu trí và tử tuất là 16%-22%. Sau khi đóng BHXH, người lao động đủ các
điều kiện theo quy định sẽ được hưởng tiền trợ cấp của các quỹ đó. Nhưng để
người lao động nhận được tiền trợ cấp từ quỹ BHXH, các cơ quan chức năng
và người lao động phải thực hiện hàng loạt các hoạt động thuộc nghiệp vụ
quản lý chi. Tương ứng với các chế độ BHXH có các hoạt động chi khác nhau.
Ví dụ như chi trả lương hưu: phải tính toán chính xác mức lương hưu cho từng

người, nhận tiền từ ngân hàng về cơ quan BHXH cấp huyện, đem tiền đến địa
điểm quy định để cấp phát cho từng người… Đối với các đối tượng có tài
khoản cá nhân phải có các động tác chuyển tiền vào tài khoản của từng người
và người hưởng hưu trí phải đến những nơi quy định để rút tiền từ tài khoản cá
nhân của mình. Không có các hoạt động này thì người tham gia BHXH không
nhận được các khoản trợ cấp BHXH và do đó quyền lợi của họ không được
đảm bảo. Các hoạt động này chính là những nội dung của công tác quản lý chi
BHXH. Vì vậy quản lý chi có vai trò rất rõ trong việc bảo đảm quyền lợi của
người tham gia BHXH. Hơn thế nữa các hoạt động chi trả phải bảo đảm chi
đúng đối tượng được hưởng, chi đủ số tiền họ được hưởng và bảo đảm thời
gian theo quy định. Đây chính là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác
quản lý chi. Đạt được các chỉ tiêu này công tác quản lý chi mới bảo đảm quyền
lợi người tham gia BHXH.
1.3.2. Đối với hệ thống BHXH:
Thực hiện tốt công tác quản lý chi sẽ góp phần quan trọng trong việc:
Thứ nhất, quản lý quỹ BHXH được an toàn, không bị thất thoát, đặc biệt
là quỹ tiền mặt.
Các nguồn tài chính được tập trung vào quỹ BHXH phải được quản lý
chặt chẽ, an toàn, không bị thất thoát. Đây vừa là vai trò, nhiệm vụ, vừa là mục
tiêu của công tác quản lý chi. Trên thực tế đã xảy ra các hiện tượng tiêu cực
ảnh hưởng đến việc an toàn quỹ. Đã có những hồ sơ giả để hưởng lương hưu
và các chứng từ giả để hưởng các loại trợ cấp ốm đau, thai sản… Để đạt được
mục tiêu an toàn, không bị thất thoát quỹ cần phải có các điều kiện sau đây:

3


+ Quy định rõ danh mục các loại hồ sơ và kiểm tra chặt chẽ các loại hồ
sơ khi xét hưởng các chế độ BHXH. Mỗi loại chế độ BHXH có các yêu cầu về
hồ sơ khác nhau, nhưng yêu cầu chung đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng khi

xét hưởng các chế độ để đảm bảo chi trả đúng người, đúng chế độ. Đồng thời
BHXH VN phải quy định thời gian xét duyệt hồ sơ, phải luôn luôn đổi mới
quy trình xét duyệt hồ sơ, cải cách hành chính, giảm phiền hà cho đối tượng.
Khâu xét duyệt hồ sơ làm tốt sẽ có tác dụng hạn chế những thất thoát của quỹ
BHXH.
+ Trang bị đầy đủ các phương tiện vận chuyển tiền mặt, kho tàng thiết bị
bảo toàn quỹ…
+ Có hệ thống sổ sách, biểu mẫu báo cáo thống kê đầy đủ, thuận tiện
cho công tác kế toán, báo cáo thống kê.
+ Tăng cường kiểm tra từ khâu xét duyệt hồ sơ, khâu chi trả đến khâu
hạch toán kế toán và báo cáo thống kê; áp dụng đa dạng các biện pháp kiểm
tra: thường xuyên, định kỳ, đột xuất…
+ Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính.
Thứ hai, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính, chi phí đầu tư xây dựng
cơ bản, góp phần cân đối quỹ HXH.
Chi phí quản lý hành chính là các khoản chi phí để duy trì hoạt động của
bộ máy qản lý thuộc hệ thống BHXH VN, bao gồm: tiền lương của cán bộ
công chức toàn ngành BHXH VN, tiền công tác phí, văn phòng phẩm..
Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của BHXH VN chủ yếu là các chi phí
xây dựng trụ sở làm việc của toàn hệ thống BHXH VN từ cấp huyện đến cấp
trung ương.
Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính và chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
là nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ BHXH.
1.3.3. Đối với hệ thống an sinh xã hội:
Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là góp phần thực hiện tốt
chính sách an sinh xã hội cơ bản nhất của quốc gia hướng vào phát triển con
người, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước, thể hiện
trên các mặt sau:
+ BHXH là chính sách rất cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội nói
chung và hệ thống chính sách an sinh xã hội nói riêng. Chính bởi vậy thực hiện

tốt công tác chi BHXH là góp phần thực hiện tốt đảm bảo hệ số an toàn cao về
đời sống cho người lao động tham gia BHXH trong kinh tế thị trường, trong và
sau khi ra khỏi quá trình lao động, trong các trường hợp gặp phải những biến
cố xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau,

4


thai sản, TNLĐ và BNN, MSLĐ, nghỉ hưu và chết. Và như vậy nó liên quan
trực tiếp đến con người, người lao động, tạo ra cái nền cơ bản tối thiểu nhất để
phát triển con người.
+ Góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển của đất nước là dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó,
Đảng và Nhà nước ta đã xác định quan điểm nhất quán và xuyên suốt là phải
gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước
và từng chính sách phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát
triển con người. Việc thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là thực hiện tốt
chính sách BHXH - chính sách trực tiếp tham gia vào thực hiện công bằng xã
hội. Điều này thể hiện rất rõ trách nhiệm xã hội và quyền hạn của các bên tham
gia BHXH (người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước, cơ quan
BHXH...) theo nguyên tắc công bằng, đoàn kết, chia sẻ (lấy số đông bù số ít,
lấy không rủi ro bù cho rủi ro...) và bình đẳng trước pháp luật.
+ Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là đảm bảo cho quỹ BHXH
được an toàn và phát triển bền vững, điều đó sẽ tạo động lực và là yếu tố góp
phần tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước.
1.3.4. Đối với xã hội:
Quản lý chi BHXH tốt góp phần đảm bảo an ninh chính trị, an toàn và
phát triển xã hội, thể hiện trên các khía cạnh sau:.
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác chi BHXH góp phần trực tiếp vào việc
đáp ứng nhu cầu thiết thân nhất của người lao động.

Trong đời sống xã hội, con người luôn phải đối mặt với những biến cố
và những rủi ro xã hội. Để phòng ngừa và khắc phục các biến cố và rủi ro xã
hội, con người có nhu cầu đáp ứng về an sinh xã hội. Xã hội càng phát triển,
đời sống con người càng phong phú, nhu cầu về an sinh xã hội càng tăng và đa
dạng. Các nhu cầu về an sinh xã hội có thể được phân loại theo các nhóm sau:
+ Nhu cầu về BHXH
+ Nhu cầu có việc làm với tiền lương đủ sống và trợ giúp để người lao
động có khả năng lao động sớm trở lại thị trường lao động trong các trường
hợp mất việc làm, thất nghiệp (nhu cầu an toàn việc làm và tiền lương đủ
sống).
+ Nhu cầu tiếp cận và thoả mãn các dịch vụ cơ bản (y tế, giáo dục, kế
hoạch hoá gia đình, nước sạch...).
+ Nhu cầu trợ giúp xã hội thường xuyên đối với các đối tượng yếu thế.
+ Nhu cầu cứu trợ đột xuất.

5


Đây chính là những nhu cầu xã hội cơ bản, thiết yếu mà nhà nước và cộng
đồng phải có trách nhiệm chia sẻ, cung cấp các dịch vụ không vì mục tiêu lợi
nhuận, trong hệ thống dịch vụ công trên cơ sở các chính sách an sinh xã hội
của nhà nước. Trong đó, BHXH là nhu cầu đời sống thiết thân nhất và quan
trọng nhất của người lao động.
Thứ hai, thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là góp phần quan
trọng trong việc cung cấp dịch vụ công (dịch vụ xã hội cơ bản) cho con người,
cho người lao động trong một xã hội phát triển.
Xã hội càng phát triển đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội, trong đó quan
trọng nhất là hệ thống BHXH phải phát triển theo để đáp ứng tốt nhu cầu của
xã hội, bảo vệ con người chống chọi với các biến cố của xã hội và được đảm
bảo an toàn. Chính bởi vậy công tác quản lý chi BHXH tốt sẽ có vai trò rất

quan trong trong chức năng đảm bảo an toàn cho người lao động ở mức cơ bản
nhất về thu nhập, dịch vụ y tế, xã hội và chức năng duy trì thu nhập để duy trì
mức sống hiện tại trong các trường hợp gặp phải các biến cố làm giảm hoặc
mất thu nhập (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi
lao động và chết).
Thứ ba, quản lý chi BHXH tốt còn góp phần vào tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Thực hiện tốt công tác quản lý
chi BHXH sẽ bảo đảm được sự an toàn của quỹ BHXH, theo đó quỹ BHXH
nhàn rỗi sẽ có điều kiện để góp phần đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội
của đất nước.
1.4. Nội dung quản lý chi BHXH
Quản lý chi BHXH bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1.4.1. Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH
Đối tượng được hưởng các chế độ BHXH bao gồm:
- Đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng: Đối tượng này lại bao gồm
hai loại:
+ Những người về hưu trước 1/1/1995 do NSNN đảm bảo. Hàng năm,
NSNN chuyển kinh phí của đối tượng này sang quỹ BHXH, BHXH VN có
trách nhiệm chi trả đến tay đối tượng được hưởng.
+ Đối tượng về hưu từ ngày 1/1/1995 trở đi: đối tượng này do quỹ
BHXH đảm bảo.
- Đối tượng hưởng chế độ tử tuất: Đối tượng này có các loại trợ cấp
chính: trợ cấp tiền mai táng phí, trợ cấp tiền tuất một lần và trợ cấp tiền tuất
hàng tháng cho thân nhân người bị chết theo quy định.
- Đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau và thai sản.

6


- Đối tượng hưởng trợ cấp TNLĐ và BNN.

- Từ năm 2009 trở đi có thêm đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
1.4.2. Quản lý điều kiện hưởng và mức hưởng BHXH hàng tháng của
các đối tượng được hưởng BHXH.
Điều kiện và mức hưởng các chế độ BHXH được Nhà nước quy định cụ
thể trong luật BHXH. Vì vậy, khi tính toán mức hưởng của từng đối tượng, cán
bộ BHXH phải căn cứ vào những quy định cụ thể của luật BHXH và các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH để tính toán mức hưởng cụ thể cho từng
người.
Điều kiện hưởng chế độ BHXH sẽ quyết định tới việc bảo toàn giá trị
của quỹ BHXH từ đó quyết định tới việc cân đối quỹ. Bởi vì khi điều kiện
hưởng chế độ BHXH tương đối rộng cũng có nghĩa là sẽ có nhiều đối tượng,
nhiều trường hợp được thụ hưởng các chế độ BHXH. Như vậy số tiền chi từ
quỹ BHXH sẽ nhiều. Ngược lại khi điều kiện hưởng BHXH chặt chẽ thì số đối
tượng được thụ hưởng từ quỹ BHXH chắc chắn sẽ ít hơn.
Mức hưởng cao hay thấp cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc cân đối
quỹ BHXH. Để đánh giá mức hưởng cao hay thấp cần phải căn cứ vào mức
tiền lương tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH.
1.4.3. Quản lý việc chi trả cho từng loại đối tượng hưởng các chế độ
BHXH.
Hiện nay theo Luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam tổ chức chi trả cho 5
chế độ chính thức riêng biệt bao gồm:
- Chế độ hưu trí
- Chế độ tử tuất
- Chế độ ốm đau
- Chế độ thai sản.
- Chế độ TNLĐ và BNN.
BHXH VN phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp đến tay tất cả các đối
tượng đủ số lượng, đảm bảo thời gian quy định.
1.4.4. Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả chế
độ BHXH theo quy định của Luật Kế toán và Luật Thống kê.

Thực hiện tốt việc lập các báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình
hình chi trả trợ cấp BHXH, đặc biệt là các chỉ tiêu thống kê... sẽ giúp cho công
tác quản lý chi trả BHXH được tốt hơn.
1.5. Phân loại các đối tượng quản lý chi BHXH
Đối tượng quản lý chi BHXH có thể được phân làm 3 loại như sau:
- Đối tượng chi hàng tháng

7


- Đối tượng chi một lần
- Đối tượng chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức
Ngoài ra, có thể phân loại theo:
- Đối tượng chi ngắn hạn: Đối tượng chi ngắn hạn là các đối
tượng
- Đối tượng chi dài hạn: Đối tượng chi dài hạn là các đối tượng
1.6. Điều kiện chi bảo hiểm xã hội
Điều kiện chi BHXH nói lên khi nào thì quỹ BHXH phải chi trả các
khoản trợ cấp BHXH cho người lao động. Đây cũng chính là các điều kiện để
người lao động được hưởng các chế độ BHXH. Vậy người lao động phải có
các điều kiện sau:
- Thứ nhất, có tham gia đóng góp vào quỹ BHXH: ở điều kiện này tùy
theo mỗi nước có những quy định khác nhau về thời gian tối thiểu tham gia
đóng góp vào quỹ BHXH và tuỳ theo từng chế độ. Chẳng hạn như ở Đức để
được hưởng chế độ hưu trí thì người lao động phải có thời gian đóng BHXH
tối thiểu là 15 năm, Hungari là 20 năm, Trung quốc là 10 năm liên tục...; hoặc
để được hưởng chế độ ốm đau thì ở Philippin người lao động phải có thời gian
đóng BHXH tối thiểu là 3 tháng trong 12 tháng gần nhất, ở Thái Lan là ít nhất
90 ngày đóng BHXH trong vòng 15 tháng trước khi bị ốm...
Ở Việt Nam, quy định thời gian tối thiểu tham gia BHXH để được

hưởng các chế độ BHXH cụ thể như sau:
+ Để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng: người lao động phải tham
gia BHXH tối thiểu là 15 năm.
+ Khi lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi,
để hưởng chế độ thai sản, người lao động phải tham gia BHXH tối thiều đủ 6
tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
+ Để hưởng chế độ thất nghiệp, người lao động phải tham gia BHXH tối
thiều đủ 12 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp.
- Thứ hai, có các biến cố xảy ra làm giảm hoặc mất thu nhập (ốm đau, thai
sản, TNLĐ, BNN, hết tuổi lao động, chết, thất nghiệp).
Trên đây là hai điều kiện cơ bản nhất để người lao động được hưởng các
chế độ BHXH và quỹ BHXH thực hiện chi BHXH cho người lao động.
- Ngoài ra, khi đã hội đủ hai điều kiện nêu trên, người lao động cần phải
có hồ sơ để hưởng các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật.

8


9


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH
2.1. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh
- Nghị định 100/2002/NĐ-CP ngày 6/12/2002 của Chính Phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH VN;
- Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và
Nghị định số 45/CP này 15/7/1995 của Chính phủ;
- Nghị định số 94/1999/NĐ-CP ngày 8/9/1999 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành đối với sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban

hành kèm theo Nghị định 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ;
- Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP
ngày 26/1/1995;
- Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ,
chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
- Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối
với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước;
- Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 2/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với BHXH VN.
- Các Nghị định của Chính phủ quy định về mức tiền lương tối thiểu chung:
+ Nghị định số 27/CP ngày 23/5/1993 quy định mức lương tối thiểu là
120.000đồng, được thực hiện từ 1/6/1993.
+ Nghị định số 06/CP ngày 21/1/1997 quy định mức lương tối thiểu là
144.000đồng, được thực hiện từ 1/1/1997.
+ Nghị định số 175/CP ngày 15/12/1999 quy định mức lương tối thiểu là
180.000đồng, được thực hiện từ 1/1/2000.
+ Nghị định số 77/CP ngày 15/12/2000 quy định mức lương tối thiểu là
210.000đồng, được thực hiện từ 1/1/2001.
+ Nghị định số 03/CP ngày 15/1/2003 quy định mức lương tối thiểu là
290.000đồng, được thực hiện từ 1/1/2003.
+ Nghị định số /CP ngày quy định mức lương tối thiểu là 450.000đồng, được
thực hiện từ .
+ Nghị định số /CP ngày quy định mức lương tối thiểu là 540.000đồng, được
thực hiện từ 1/1/2008.
10


- Nghị định số 31/2004/NĐ-CP ngày 19/1/2004 của Chính phủ về việc điều
chỉnh mức lương hưu của người nghỉ hưu trước tháng 4/1993;

- Nghị định số 208/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chỉnh phủ về việc điều
chỉnh mức lương hưu và trợ cấp BHXH;
- Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 và Nghị định số 63/2005/NĐCP ngày 16/5/2005 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ BHYT.
- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn
một số Điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.
- Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối
với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như
đối với quân nhân, công an nhân dân.
- Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động –
Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số
152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006.
- Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.
- Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Quyết định số 51/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc ban hành chế độ kế toán bảo hiểm xã hội .
- Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chính sách
đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.
- Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2007 của Chính phủ về chính sách
tinh giản biên chế.
- Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tính thời gian để hưởng chế độ BHXH đối với cán bộ, công chức, viên
chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế các cơ quan nhà
nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước,
đơn vị lực lượng vũ trang đã xuất cảnh hợp pháp nhưng không về nước đúng hạn.
Đánh giá về nội dung văn bản đã ban hành có ảnh hưởng tới công tác
quản lý chi BHXH:
- Nhìn chung từng nội dung được quy định cụ thể, rõ ràng thuận lợi cho tổ

chức thực hiện;

11


- Các chế độ BHXH quy định đảm bảo tính hợp lý, công bằng và tuân thủ
nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ
giữa những người tham gia BHXH;
- Giải quyết được những bất hợp lý của chính sách BHXH trước đây.
Tuy nhiên còn một số nhược điểm sau:
- Một số điều, nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, rành mạch, dẫn đến việc
hiểu và thực hiện chưa thống nhất, khó khăn cho thực hiện như: khoản 7 Điều 58
Nghị định số 152/2006/NĐ-CP về thời gian đóng BHXH của người nghỉ việc theo
NĐ 41 còn thiếu thời gian đóng BHXH dưới 6 tháng tự đóng; khoản 2 Điều 59
Nghị định số 152/2006/NĐ-CP về điều chỉnh tiền lương theo chế độ lương cũ
sang chế độ lương mới để tính hưởng BHXH.
- Có nội dung hướng dẫn chưa phù hợp với quy định của Luật như: khoản 6
Mục II Thông tư 03, hướng dẫn: Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế
độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và
người sử dụng lao động không phải đóng BHXH và thời gian này được tính là
thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy lao động nữ sinh con, nếu đi làm sớm
hưởng lương thì vẫn phải đóng BHXH cho các tháng đi làm sớm, trong khi trợ
cấp thai sản vẫn hưởng đến khi hết thời hạn quy định. Nội dung này không phù
hợp với quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật BHXH "Ngoài tiền lương, tiền công
của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định...".
- Hướng dẫn tính mức hưởng chế độ ốm đau tại Thông tư số 03/TTBLĐTBXH giữa người nghỉ ốm bình thường, nghỉ chăm sóc con ốm (tính không
kể ngày nghỉ lễ, tết, hàng tuần) và nghỉ ốm dài ngày (kể cả ngày nghỉ lễ, tết, hàng
tuần) là không hợp lý vì đều lấy tiền lương tháng chia cho 26 ngày. Luật BHXH
quy định (tính không kể ngày nghỉ lễ, tết, hàng tuần) để xác định thời gian tối đa

được nghỉ hưởng BHXH trong 1 năm, không phải tính ngày nghỉ để hưởng trợ
cấp ốm đau.
- Một số nội dung chưa có hướng dẫn thực hiện trong Thông tư như:
+ Trường hợp người lao động nghỉ việc đi khám, chữa bệnh tại nước ngoài;
+ Về thời gian nghỉ và tính đóng BHXH đối với trường hợp sau khi sinh
con, người mẹ cho con dưới 4 tháng tuổi;
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp sinh từ 2 con
trở lên mà các con bị chết hoặc có con còn sống, có con chết;

12


+ Hạng doanh nghiệp làm căn cứ để tính hưởng BHXH đối với doanh
nghiệp Nhà nước đã chuyển thành Công ty cổ phần; Công ty TNHH...;
+ Thời điểm hưởng lương hưu đối với những trường hợp đủ điều kiện
hưởng nhưng nộp hồ sơ chậm hoặc người sử dụng lao động ra quyết định nghỉ
việc hưởng chế độ hưu trí chậm so với thời điểm người lao động đủ điều kiện
hưởng chế độ hưu trí;
+ Về giải quyết tuất một lần đối với trường hợp người đã hưởng trợ cấp
BHXH một lần, đang hưởng trợ cấp TNLĐ -BNN hàng tháng chết, nếu không đủ
điều kiện để thân nhân hưởng tuất hàng tháng hoặc không có thân nhân hưởng
tuất hàng tháng;
+ Chế độ tử tuất đối với thân nhân đối tượng là người hưởng trợ cấp cán bộ
xã hàng tháng, trợ cấp 91, trợ cấp công nhân cao su; chế độ tuất một lần đối với
đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, TNLĐ-BNN hàng tháng
dưới 61%;
+ Thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp
BHXH;
+ Thực hiện giải quyết chế độ BHXH đối với cán bộ xã nghỉ việc theo NĐ
số 09/1998/NĐ-CP.

2.2. Nguồn chi và nội dung chi bảo hiểm xã hội
2.2.1. Nguồn chi bảo hiểm xã hội:
Các hoạt động chi trả các chế độ BHXH thực hiện từ 2 nguồn khác nhau,
đó là:
- Nguồn chi từ Ngân sách Nhà nước: Dùng để chi các chế độ dài hạn cho
những đối tượng hưởng chế độ BHXH nhận quyết định trước ngày 01 tháng 01
năm 1995.
- Nguồn chi từ quỹ BHXH: Dùng để chi cho các đối tượng hưởng BHXH
nghỉ sau ngày 01 tháng 01 năm 1995.
2.2.2. Nội dung chi bảo hiểm xã hội
a) Chi từ nguồn Ngân sách nhà nước:
a.1. Các chế độ BHXH hàng tháng:
1. Lương hưu (hưu quân đội, hưu công nhân viên chức);
2. Trợ cấp mất sức lao động;
3. Trợ cấp công nhân cao su;
4. Trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ
tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là trợ cấp 91);
13


5. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN);
6. Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN;
7. Trợ cấp tuất (định suất cơ bản và định suất nuôi dưỡng).
a.2. Các chế độ BHXH một lần:
1. Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người
hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động; người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN
hàng tháng đã nghỉ việc chết;
2. Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao
động, trợ cấp 91, trợ cấp công nhân cao su và TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ
việc chết;

a.3. Đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp
mất sức lao động, trợ cấp 91, công nhân cao su, TNLĐ-BNN hàng tháng;
a.4. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị
TNLĐ-BNN;
a.5. Lệ phí chi trả;
a.6. Các khoản chi khác (nếu có).
b) Chi từ nguồn quỹ BHXH:
Theo quy định tại Luật BHXH thì Quỹ BHXH gồm có các quỹ thành phần
là: Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; Quỹ hưu trí và tử
tuất. Theo đó, nội dung chi của quỹ BHXH được gắn liền với nội dung chi của
các quỹ thành phần, cụ thể như sau:
b.1. Chi từ Quỹ ốm đau và thai sản:
Quỹ ốm đau và thai sản do người sử dụng lao động đóng bằng 3% quỹ tiền
lương, tiền công đóng BHXH của người lao động. Quỹ này dùng để chi cho các
chế độ sau:
1. Chế độ ốm đau;
2. Chế độ thai sản;
3. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ (DS-PHSK) sau khi ốm đau, thai sản;
4. Lệ phí chi trả.
b.2. Chi từ Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động đóng
14


bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động. Quỹ này
dùng để chi cho các chế độ sau:
1. Trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng;
2. Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN hàng tháng;
3. Trợ cấp một lần khi bị TNLĐ-BNN và khi chết do TNLĐ-BNN;
4. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị

TNLĐ-BNN;
5. Nghỉ DS-PHSK sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật;
6. Khen thưởng cho người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ
lao động, phòng ngừa TNLĐ-BNN;
7. Đóng BHYT cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng;
8. Lệ phí chi trả.
b.3. Chi từ Quỹ hưu trí, tử tuất:
Theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của
Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Quỹ hưu
trí và tử tuất được hình thành từ các nguồn:
- Tiền đóng BHXH hàng tháng của người lao động theo các mức như sau:
+ Từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009: mức đóng bằng 5% mức tiền
lương, tiền công tháng đóng BHXH.
+ Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011: mức đóng bằng 6% mức tiền
lương, tiền công tháng đóng BHXH.
+ Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013: mức đóng bằng 7% mức tiền
lương, tiền công tháng đóng BHXH.
+ Từ tháng 01/2014 trở đi: mức đóng bằng 8% mức tiền lương, tiền
công tháng đóng BHXH.
- Tiền đóng BHXH hàng tháng của người sử dụng lao động theo các mức
như sau:
+ Từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009: mức đóng bằng 11% quỹ
tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.
+ Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011: mức đóng bằng 12% quỹ
tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.
+ Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013: mức đóng bằng 13% quỹ
tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.
+ Từ tháng 01/2014 trở đi: mức đóng bằng 14% quỹ tiền lương, tiền
15



công tháng đóng BHXH.
- Kinh phí được Nhà nước chuyển từ ngân sách vào Quỹ BHXH để bảo
đảm trả đủ lương hưu, trợ cấp BHXH đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp
BHXH trước ngày 1/1/1995; đóng BHXH cho thời gian làm việc trước ngày
1/1/1995 đối với người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước
trước ngày 1/1/1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ
cấp xuất ngũ, phục viên.
Quỹ hưu trí và tử tuất dùng để chi trả cho các chế độ sau:
1. Các chế độ BHXH hàng tháng, bao gồm:
a) Lương hưu (hưu quân đội, hưu công nhân viên chức);
b) Trợ cấp cán bộ xã, phường, thị trấn theo Nghị định số
09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ (sau đây gọi là trợ
cấp cán bộ xã);
c) Trợ cấp tuất (định suất cơ bản, định suất nuôi dưỡng).
2. Các chế độ BHXH một lần, bao gồm:
a) Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 54 Luật BHXH;
b) BHXH một lần theo khoản 1 Điều 55 Luật BHXH;
c) Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi
người hưởng lương hưu; người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng
tháng đã nghỉ việc; người lao động đang đóng BHXH và đang bảo
lưu thời gian đóng BHXH bị chết;
d) Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp cán bộ xã;
người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc; người lao động đang
đóng BHXH và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bị chết.
3. Đóng BHYT cho người hưởng lương hưu, trợ cấp cán bộ xã hàng tháng
4. Lệ phí chi trả
5. Các khoản chi khác (nếu có).
2.3. Hệ thống chứng từ, sổ kế toán và mẫu biểu sử dụng trong chi trả các chế
độ BHXH

2.3.1. Các chứng từ, sổ kế toán do Bộ Tài chính ban hành (24 mẫu)
1. Mẫu số C66a-HD: Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau;
2. Mẫu số C66b-HD: Danh sách người lao động hưởng chế độ ốm đau được duyệt;
3. Mẫu số C67a-HD: Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản;
16


4. Mẫu số C67b-HD: Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản được duyệt;
5. Mẫu số C68a-HD: Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp DSPHSK sau ốm đau;
6. Mẫu số C68b-HD: Danh sách người lao động hưởng trợ cấp DS-PHSK
sau ốm đau được duyệt;
7. Mẫu số C69a-HD: Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp DSPHSK sau thai sản;
8. Mẫu số C69b-HD: Danh sách người lao động hưởng trợ cấp DS-PHSK
sau thai sản được duyệt;
9. Mẫu số C70a-HD: Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp DSPHSK sau điều trị thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN;
10. Mẫu số C70b-HD: Danh sách người lao động hưởng trợ cấp
DSPHSK sau điều trị thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN được duyệt;
11. Mẫu số C71-HD: Thông báo quyết toán chi các chế độ BHXH tại đơn vị
sử dụng lao động;
12. Mẫu số C72a-HD: Danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng;
13. Mẫu số C72b-HD: Danh sách truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH do
thay đổi về chế độ, mức lương;
14. Mẫu số C72c-HD: Danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do
điều chỉnh mức hưởng các chế độ BHXH theo quy định của Nhà nước;
15. Mẫu số C73-HD: Giấy đề nghị tạm ứng chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH;
16. Mẫu số C74-HD: Bảng thanh toán chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH;
17. Mẫu số C75-HD: Danh sách thu hồi kinh phí chi BHXH;
18. Mẫu số C76-HD: Bảng tổng hợp danh sách thu hồi kinh phí chi BHXH;
19. Mẫu số C77-HD: Giấy giới thiệu chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH;
20. Mẫu số S80a-BH: Sổ Chi tiết chi chế độ ốm đau, thai sản;

21. Mẫu số S80b-BH: Sổ tổng hợp chi chế độ ốm đau, thai sản;
22. Mẫu số S81-BH: Sổ chi tiết chi chế độ TNLĐ-BNN;
23. Mẫu số S82-BH: Sổ chi tiết chi lương hưu, trợ cấp BHXH;
24. Mẫu số S83-BH: Sổ tổng hợp chi lương hưu, trợ cấp BHXH.
2.3.2. Các mẫu biểu, sổ nghiệp vụ do BHXH Việt Nam ban hành (36 mẫu)
1. Mẫu số 1a-CBH: Dự toán chi BHXH năm…do NSNN đảm bảo;
2. Mẫu số 1b-CBH: Dự toán chi BHXH năm…do quỹ BHXH đảm bảo;
3. Mẫu số 2-CBH: Tổng hợp danh sách chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng
17


tháng;
4. Mẫu số 3a-CBH: Báo cáo tăng, giảm chi BHXH hàng tháng do NSNN
đảm bảo;
5. Mẫu số 3b-CBH: Báo cáo tăng, giảm chi BHXH hàng tháng do quỹ
BHXH đảm bảo;
6. Mẫu số 4a-CBH: Báo cáo chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do
NSNN đảm bảo;
7. Mẫu số 4b-CBH: Báo cáo chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do
quỹ BHXH đảm bảo;
8. Mẫu số 5-CBH: Báo cáo số tiền đóng BHYT cho đối tượng hưởng BHXH
hàng tháng;
9. Mẫu số 6- CBH: Tổng hợp chi truy lĩnh chế độ BHXH hàng tháng;
10. Mẫu số 7-CBH: Tổng hợp quyết toán chi các chế độ BHXH tại đơn vị sử
dụng lao động;
11. Mẫu số 8a-CBH: Danh sách đối tượng chưa nhận lương hưu, trợ cấp
BHXH hàng tháng;
12. Mẫu số 8b-CBH: Danh sách đối tượng chưa nhận trợ cấp BHXH một
lần;
13. Mẫu số 9a-CBH: Danh sách báo giảm hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH

hàng tháng;
14. Mẫu số 9b-CBH: Danh sách báo giảm hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH
hàng tháng;
15. Mẫu số 10- CBH: Danh sách báo tăng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH
hàng tháng;
16. Mẫu số 11-CBH: Danh sách tăng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng
tháng;
17. Mẫu số 12-CBH: Danh sách điều chỉnh hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH
hàng tháng;
18. Mẫu số 13-CBH: Danh sách giảm hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng
tháng;
19. Mẫu số 14a-CBH: Thông báo tạm dừng in danh sách chi trả lương hưu,
trợ cấp BHXH hàng tháng;
20. Mẫu số 14b-CBH: Thông báo tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH
hàng tháng;
21. Mẫu số 15a-CBH: Hợp đồng quản lý, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH;
18


22. Mẫu số 15b-CBH: Hợp đồng dịch vụ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH
hàng tháng qua tài khoản thẻ ATM;
23. Mẫu số 15c-CBH: Hợp đồng quản lý đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp
BHXH;
24. Mẫu số 16-CBH: Phiếu truy lĩnh số tiền chưa nhận chế độ BHXH hàng
tháng;
25. Mẫu số 17-CBH: Giấy đề nghị truy lĩnh số tiền chưa nhận chế độ BHXH
hàng tháng;
26. Mẫu số 18a-CBH: Giấy lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH;
27. Mẫu số 18b-CBH: Giấy lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH;
28. Mẫu số 19- CBH: Giấy đề nghị tiếp tục hưởng chế độ BHXH hàng

tháng;
29. Mẫu số 20-CBH: Giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp
BHXH;
30. Mẫu số 21-CBH: Giấy đề nghị xác nhận chữ ký;
31. Mẫu số 22-CBH: Giấy đề nghị nhận chế độ BHXH một lần qua tài khoản
cá nhân;
32. Mẫu số S01-CBH: Sổ theo dõi đối tượng tạm dừng in danh sách chi trả
lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
33. Mẫu số 01-HSB: Báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau, thai sản và
trợ cấp DS-PHSK;
34. Mẫu số 02-HSB: Báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau, thai sản và
trợ cấp DS-PHSK;
35. Mẫu số 21A-HSB: Danh sách hưởng trợ cấp BHXH một lần từ nguồn NSNN;
36. Mẫu số 21B-HSB: Danh sách hưởng trợ cấp BHXH một lần từ nguồn
quỹ BHXH.
2.4. Phân cấp quản lý chi trả BHXH
2.4.1. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH
trên địa bàn quản lý;
- Trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ DSPHSK sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do
TNLĐ-BNN) và chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH
tỉnh quản lý thu BHXH.
19


2.4.2. Đối với Bảo hiểm xã hội huyện
- Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ DSPHSK sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do
TNLĐ-BNN), chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH
huyện quản lý thu BHXH và các trường hợp BHXH tỉnh uỷ quyền;
- Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp

mai táng cho các đối tượng hưởng hàng tháng trên địa bàn;
- Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết
hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định (người lao động bảo lưu thời
gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc
nhận con nuôi theo khoản 2 Điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày
22/12/2006 của Chính phủ, . . . ).
2.5. Lập, xét duyệt dự toán chi BHXH
Việc lập dự toán chi trả các chế độ BHXH hàng năm thực hiện theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính. Dự toán chi BHXH phải phản ánh đầy đủ nội dung theo
từng khoản mục, loại đối tượng, mức hưởng, nguồn kinh phí (Ngân sách nhà
nước và Quỹ BHXH) và các quỹ thành phần. Dự toán phải kèm theo thuyết minh
về sự biến động tăng, giảm đối tượng hưởng và các nội dung chi khác trong năm
(nếu có).
1. BHXH huyện: Theo hướng dẫn của BHXH tỉnh, hàng năm BHXH huyện
lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn huyện (mẫu số 1a-CBH, 1bCBH). Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt,
BHXH huyện phải báo cáo, giải trình để BHXH tỉnh xem xét, cấp bổ sung kinh
phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng.
2. BHXH tỉnh: Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam, hàng năm BHXH
tỉnh hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế
độ BHXH cho BHXH huyện; lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên
địa bàn tỉnh (mẫu số1a- CBH, 1b-CBH). Dự toán chi BHXH được lập trên cơ sở
tổng hợp dự toán chi của BHXH các huyện và số chi trả trực tiếp tại BHXH tỉnh.
Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt, BHXH tỉnh
phải báo cáo, giải trình để BHXH Việt Nam xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm
bảo chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng.
3. BHXH VN: Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, hàng năm BHXH Việt
20


Nam hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế

độ BHXH cho BHXH tỉnh; lập dự toán chi BHXH của Ngành. Dự toán chi
BHXH được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi BHXH đã được duyệt của
BHXH các tỉnh, trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua. Trong năm
thực hiện, trên cơ sở dự toán được Bộ Tài chính duyệt và đề nghị điều chỉnh kế
hoạch của BHXH tỉnh (nếu có), BHXH Việt Nam sẽ xem xét từng trường hợp cụ
thể để điều chỉnh kế hoạch cho BHXH tỉnh.

21


2.6. Quy trình quản lý chi BHXH
Quy trình quản lý chi BHXH tổng quan được khái quát như sau:
SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHI BHXH
Bộ Tài chính
Ngân sách Nhà nước
1
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Quỹ Bảo hiểm xã hội

2

4

4
3

Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương
Đơn vị sử dụng lao động và
người lao động


Đơn vị sử dụng lao động,
người lao động

3

4

Bảo hiểm xã hội huyện
6
5

Đại lý chi trả ở phường, xã

Đối tượng hưởng BHXH
thường xuyên hàng tháng

7

22

4
3


(1): Theo quy định hiện hành, Ngân sách Nhà nước cấp đủ kinh phí cho Bảo
hiểm xã hội Việt Nam để chi trả cho các đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH
từ 1/1/1995 trở về trước. Hàng năm căn cứ vào số đối tượng đang hưởng các chế
độ BHXH có mặt đến cuối năm trước và chế độ được hưởng của từng loại đối
tượng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải lập dự toán chi BHXH cho các đối tượng

để trình Hội đồng Quản lý thông qua và gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính kiểm tra
và tổng hợp vào tổng dự toán Ngân sách Nhà nước để trình Quốc hội. Căn cứ vào
dự toán được Quốc hội phê chuẩn, hàng quý, Bộ Tài chính cấp kinh phí chi
BHXH (phần do Ngân sách Nhà nước đảm bảo) cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam
để có nguồn kinh phí chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH. Khi kết
thúc năm kế hoạch, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tổng hợp báo cáo quyết toán
chi BHXH (phần do Ngân sách Nhà nước cấp) do BHXH các huyện và BHXH
các tỉnh đã thực chi để gửi Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ
Tài chính kiểm tra và quyết định phê duyệt chi BHXH của toàn ngành.
(2): Hàng tháng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp kinh phí để BHXH tỉnh thực
hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động trên cơ sở các chế độ, chính
sách mà người lao động được hưởng. BHXH tỉnh được mở hai tài khoản "chuyên
chi BHXH" và chỉ được phép sử dụng tiền trong tài khoản để chi trả cho các đối
tượng hưởng các chế độ do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và cấp cho BHXH huyện
để có nguồn kinh phí chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH
huyện trực tiếp quản lý. Một tài khoản mở ở Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh
phí hạn mức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tượng
đang được hưởng các chế độ BHXH có đến thời điểm 01/01/1995 trở về trước (là
các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do Ngân sách Nhà nước đảm bảo). Một
tài khoản mở ở Ngân hàng No và PTNT để tiếp nhận kinh phí do Bảo hiểm xã hội
Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH phát sinh
từ 01/01/1995 trở đi (là các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do quỹ BHXH
đảm bảo).
(3): Tương tự như BHXH tỉnh, BHXH huyện được mở hai tài khoản
"chuyên chi BHXH" để tiếp nhận kinh phí do BHXH tỉnh chuyển về dùng để
chuyên chi BHXH cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH huyện
quản lý.
(4): BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện tiếp nhận hồ sơ do người lao động
và người sử dụng lao động lập gửi đến, thực hiện thẩm định, quản lý và tổ chức
chi trả cho đối tượng được hưởng.

23


(5, 6, 7): Đây là nội dung công việc do BHXH huyện thực hiện chi trả cho
các đối tượng hưởng các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng. Các đối tượng
được quản lý và theo dõi biến động (do di chuyển, hết thời hạn hưởng, do chết) và
tổ chức chi trả theo địa bàn huyện, xã (hoặc phường). Yêu cầu của việc chi trả
cho các đối tượng này là phải đầy đủ, đến tận tay người được hưởng và trong
khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày vào một thời điểm cố định trong tháng. Việc chi
trả cho các đối tượng hoàn toàn bằng tiền mặt, do đó công tác quản lý tiền mặt
(trong quá trình nhận từ Ngân hàng, Kho bạc, vận chuyển đến từng phường, xã, tổ
dân phố; trong lúc chi trả cho từng người) là một vấn đề khó khăn và cần đặc biệt
quan tâm (thông thường BHXH huyện phải thuê lực lượng công an ở địa phương
bảo vệ).
Căn cứ vào giấy báo đối tượng di chuyển (từ xã này sang xã khác, từ huyện
này sang huyện khác hoặc từ tỉnh này sang tỉnh khác), hết thời hạn hưởng (tuất,
mất sức lao động) và đối tượng chết. Hàng tháng, BHXH tỉnh phải điều chỉnh và
lập danh sách chi tiết từng đối tượng, phân theo từng loại chế độ (lương hưu, trợ
cấp mất sức lao động, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, tuất) và trên từng địa
bàn huyện, phường (hoặc xã), tổ dân phố. BHXH tỉnh chuyển tiền và danh sách
các đối tượng được hưởng các chế độ BHXH cho BHXH huyện để làm căn cứ chi
cho đối tượng.
2.7. Các phương thức chi trả BHXH:
Việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng hưởng hiện nay
tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng cụ thể của từng huyện mà bảo hiểm xã hội tỉnh
cho áp dụng phương thức chi trả thích hợp.
Hiện nay BHXH VN đang thực hiện theo 3 phương thức chi trả sau:
a) Phương thức chi trả trực tiếp
Là hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội không qua khâu
trung gian. Hàng tháng cán bộ của cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp chi trả cho

đối tượng; cán bộ làm công tác chi trả có trách nhiệm chuẩn bị mọi công việc có
liên quan đến công tác chi trả từ khi nhận danh sách, tạm ứng tiền và thanh quyết
toán.
Thực hiện phương thức chi trả này có những ưu điểm và nhược điểm chính
như sau:
- Ưu điểm:

24


+ Giữa đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội và cơ quan bảo hiểm xã
hội có mối quan hệ trực tiếp. Do đó cơ quan bảo hiểm xã hội thường xuyên nắm
được tâm tư, nguyện vọng của đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, đồng
thời truyền đạt và giải đáp những thắc mắc kịp thời và chính xác cho đối tượng.
+ Bảo đảm được an toàn tiềm mặt vì số tiền chưa chi hết cho đối tượng
phải hoàn ứng trong ngày.
+ Vì các cán bộ thực hiện chi trả là người trong ngành nên có ý thức hơn
trong việc chấp hành chế độ kế toán, nguyên tắc tài chính: Hạn chế được trường
hợp ký thay nhận hộ, chấp hành chế độ báo cáo kịp thời và đầy đủ.
+ Thời gian chi trả nhanh hơn. Đây là ưu điểm nổi bật được các đối tượng
hoan nghênh, khắc phục được tình trạng đối tượng phải mất nhiều thời gian đi lại.
+ Do yêu cầu của cơ quan BHXH là trả trực tiếp đến từng đối tượng, do đó
hầu hết các đối tượng đều đến nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ. Vì vậy
các chứng từ thanh toán đều thực hiện đúng quy định (các đối tượng đều có mặt
để ký vào phiếu lĩnh tiền và danh sách chi trả lương hưu), tạo điều kiện thuận lợi
cho cơ quan BHXH trong công tác kiểm tra và thanh quyết toán, bảo đảm kịp
thời, chính xác, đầy đủ.
- Nhược điểm
+ Muốn thực hiện tốt công tác chi trả trực tiếp thì yếu tố quyết định đó là
phải chủ động được lượng tiền mặt để có lịch chi trả ấn định ở từng địa phương,

đơn vị. Đây là vấn đề mà đơn phương cơ quan BHXH không thể thực hiện được
nếu không có sự hỗ trợ giúp đỡ của hệ thống kho bạc. Chính bởi vậy nếu không
có sự phối hợp tốt giữa cơ quan BHXH với hệ thống kho bạc sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến việc chi trả BHXH cho đối tượng thụ hưởng.
+ Cần phải có sự phối hợp giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc
bố trí nơi chi trả, các điều kiện để đảm bảo an toàn trong quá trình chi trả. Nếu
không làm tốt việc này thì cũng không thực hiện tốt được.
+ Công tác vận chuyển bảo quản tiền mặt tuy tốt hơn nhưng vẫn không
đảm bảo được an toàn tuyệt đối nếu thiếu các phương tiện chuyên dụng, mà hiện
tại cơ quan BHXH chưa được trang bị phương tiện chuyên chở và bảo quản tiền
mặt.
+ Điều kiện địa hình khó khăn và thời tiết khắc nghiệt không cho phép chi
trả ở diện rộng.
+ Do không thể tiến hành đồng thời ở các xã, phường trong huyện được vì
biên chế của bảo hiểm xã hội các huyện hiện nay thường chỉ từ 4 đến 8 người,
25


×