Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích môi trường vĩ mô của quốc gia mỹ cơ hội và thách thức khi thâm nhập thị trường mỹ đối với các doanh nghiệp việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.01 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

A. LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………………….1
B. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA MỸ- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC……………………………1
I. Các yếu tố tự nhiên……………………………………………………………………..................1
1. Vị trí địa lý
2. Khí hậu
3. Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
4. Địa hình:
5. Cơ hội và thách thức
II. Các yếu tố kinh tế ……………………………………………………………………….............2
1.Tình trạng kinh tế
2. Ngoại thương Mỹ
3. Cơ hội và thách thức
III. Các yếu tố chính trị - luật pháp ……………………………………………………………….2
1. Chế độ chính trị
2. Hệ thống luật pháp
3. Chính sách của Chính phủ đối với doanh nghiệp nước ngoài khi thâm nhập vào thị
trường Mỹ
4. Cơ hội và thách thức
IV. Các yếu tố văn hóa – xã hội …………………………………………………………………….4
1.Dân cư:
2. Lối sống của người Mỹ:
3. Nhu cầu và thị hiếu của người dân
4. Cơ hội và thách thức
V. Công nghệ và kĩ thuật …………………………………………………………………………...5
1. Thành tựu khoa học và công nghệ
2. Cơ hội và thách thức
C. KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………...6


0


A. LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam sau khi thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực
và thế giới đã có những chuyển biến đầy khởi sắc. Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
không còn bó hẹp ở một số nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa hay những nước trong khu vực nữa
mà nó đã và đang vươn rộng ra khắp thế giới.
Thị trường Mỹ - một thị trường khổng lồ có sức tiêu thụ lớn trên thế giới, cũng đang là mục
tiêu chinh phục của Việt Nam. Đây là cơ hội lớn của Việt Nam nhưng nó cũng có không ít những
thách thức, rủi ro. Vì vậy, em quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích môi trường vĩ mô của quốc gia
Mỹ - cơ hội và thách thức khi thâm nhập thị trường Mỹ đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay” với hy vọng phần nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam và những ai quan tâm đến thị trường
Mỹ có thêm những hiểu biết và nhận thức được rõ hơn những thuận lợi và những khó khăn khi xuất
khẩu hàng hoá vào Mỹ để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lí nhằm tận dụng được cơ hội, khắc
phục được khó khăn để đạt được đích cuối cùng là chinh phục và đứng vững được trên thị trường
rộng lớn đầy tiềm năng này.
B. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA MỸ- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
I. Các yếu tố tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Nằm ở bán cầu Tây.
Giữa hai đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Tiếp giáp Ca-na-da và gần với các nước Mĩ La tinh.
Nước Mỹ gồm có 50 bang và quận Columbia.
2. Khí hậu
Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều dạng địa hình nên Hoa Kỳ gần như có tất cả các loại khí
hậu: Khí hậu ôn hòa, khí hậu nhiệt đới, khí hậu địa cực, khí hậu nửa khô hạn, khí hậu hoang mạc,
khí hậu Địa Trung Hải. Thời tiết khắt nghiệt thì hiếm khi thấy. Các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico
thường bị đe dọa bởi bão và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ lục địa, chủ yếu là
miền Trung Tây.

3. Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
Nước Mỹ cũng rất giàu tài nguyên thiên nhiên, nhiều loại khoáng sản với trữ lượng khá lớn như:
than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, vàng, bạc ... nhưng Mỹ vẫn nhập khẩu khá nhiều nguyên nhiên
liệu đặc biệt là dầu mỏ để thực hiện chính sách tiết kiệm tài nguyên. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
nên động thực vật ở Mỹ rất phong phú, đa dạng.
4. Địa hình:
Đa dạng, gồm đồng bằng, núi, bình nguyên,… Các núi lửa còn hoạt động là thường thấy khắp Quần
đảo Alexander và Quần đảo Aleutian
5. Cơ hội và thách thức
a. Cơ hội:
- Nước Mỹ nằm giữa hai đại dương lớn, lại nằm trong khu vực kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
=> Thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong trao đổi hàng hóa đường biển.
- Đại bộ phận lãnh thổ Mỹ nằm trong vành đai ôn hòa, khí hậu tương đối ổn định, thời tiết khắc
nghiệt hiếm khi thấy => Tạo điều kiện cho việc thích nghi của các doanh nghiệp trong môi trường
địa lý mới.

1


- Tuy có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng khá lớn nhưng Mỹ vẫn nhập khẩu dầu mỏ. Đây là một
cơ hội cho các doanh nghiệp, tập đoàn Việt Nam tập trung đầu tư vào lĩnh vực này.
b. Thách thức:
Ở Mỹ thường xảy ra một số thiên tai như bão, lụt, lốc xoáy, vòi rồng,… Đây là một thách thức
đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất cũng như sinh hoạt.
II. Các yếu tố kinh tế
1. Tình trạng kinh tế
Mỹ là cường quốc kinh tế đứng ở vị trí số 1 trên thế giới, đặc biệt giai đoạn 1994- 2000 là thời
kỳ Hoa Kỳ đạt tăng trưởng kinh tế cao, năm 2000 GDP đạt 9963 tỷ USD chiếm hơn 25% tổng GDP
của toàn thế giới, lớn gấp hai lần tổng GDP của Nhật Bản (nước đứng thứ hai sau Mỹ).
Lạm phát vừa đủ ở mức để kích thích tăng trưởng kinh tế, năm 1998 là 0,8%, năm 1999 là 2,3%

và năm 2000 là 2,5%
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ từ mức 7,5% năm 1992 xuống thấp tới mức kỷ lục 4% năm 2000.
Trong khi tỷ lệ thất nghiệp trung bình của EU những năm gần đây luôn ở mức cao hơn 10%.
2. Ngoại thương Mỹ
Hiện nay Mỹ có quan hệ buôn bán với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó
Canađa, Mêhicô, Trung Quốc và Nhật Bản là những bạn hàng lớn nhất. Việt Nam đứng thứ 56 nếu
tính theo kim ngạch hai chiều, nếu tính riêng xuất khẩu thì Việt Nam đứng thứ 34.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Mỹ là: máy móc thiết bị, thiết bị vận tải, các mặt hàng công
nghiệp, hóa chất, lâm sản,….
Các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ chủ yếu là: máy móc, công cụ, hàng tiêu dùng, ô tô và phụ
tùng ô tô, nhiên liệu, các mặt hàng nguyên vật liệu cho công nghiệp, nhóm các mặt hàng lương thực,
thực phẩm, …
3. Cơ hội và thách thức
a. Cơ hội
- Mỹ là cường quốc kinh tế đứng thứ 1 trên thế giới => Thị trường đầy tiềm năng và cơ hội cho các
doanh nghiệp Việt Nam
- GDP của Mỹ chiếm hơn 25% tổng GDP toàn thế giới, tạo nên nhu cầu và khả năng mua sắm khổng
lồ của người dân Mỹ => Đầu ra cho sản phẩm lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam
- Tỉ lệ thất nghiệp, bội thu ngân sách nhỏ tạo nên mức tiêu dùng chi tiêu của người dân Mỹ lớn =>
Thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng cho DN Việt Nam
- Nước Mỹ phần lớn là nhập siêu, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lớn
sang Mỹ (đứng thứ 34 về xuất khẩu) => Tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị
trường Mỹ, đặc biệt là trong các ngành, lĩnh vực như: máy móc thiết bị, hóa chất, lâm sản,…
b. Thách thức
Do sức mua lớn và ổn định, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi thị trường Mỹ là thị
trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị
trường Mỹ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh không chỉ của các doanh nghiệp nội địa của Mỹ mà
còn phải đương đầu với rất nhiều đối thủ đáng gờm từ các quốc gia xuất khẩu hàng vào Mỹ.
III. Các yếu tố chính trị - luật pháp
1. Chế độ chính trị

Mỹ là nước liên bang, theo chế độ cộng hoà dân chủ tư sản tổng thống.

2


Về Đảng phái: Mỹ theo chế độ đa Đảng. Hai Đảng lớn thay nhau cầm quyền từ trước đến nay là
Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hoà.
2. Hệ thống luật pháp
Mỹ là một trong số ít nước trên thế giới (Anh, Mỹ, Canađa,...) duy trì hệ thống pháp luật bất thành
văn (common law )
Hệ thống pháp luật Mỹ được chia thành hai ngành là công pháp (Public law) và tư pháp (Private
law). Hệ thống pháp luật của Mỹ khá đồ sộ và phức tạp, mỗi bang lại còn đặt ra những luật lệ riêng.
3. Chính sách của Chính phủ đối với doanh nghiệp nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường
Mỹ
Mọi hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ đều phải chịu thuế hoặc được miễn trừ thuế phù hợp với các
quy định của pháp luật
Luật bồi thường thương mại ( trong đó có luật chống bán phá giá ) và luật thuế chống trợ giá là
hai đạo luật mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi thâm nhập thị trường Mỹ đều phải lưu ý vì đây là hai
công cụ Mỹ áp dụng thường xuyên đối với những mặt hàng nhập khẩu mà ảnh hưởng tới nền sản
xuất hàng hóa nội địa của Mỹ.
Hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ bao gồm rất nhiều quy định như: Quy định về nhãn mác,
thương hiệu; Quy định về mã, ký hiệu; Quy định về quyền sở hữu trí tuệ; Quy định về trách nhiệm
sản phẩm và những tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ.
4. Cơ hội và thách thức
a. Cơ hội:
- Hệ thống chính sách quản lý hàng nhập khẩu của Mỹ nhìn chung là khá tự do thông qua mức thuế
nhập khẩu theo quy chế MFN1, GSP2 thấp.
- Kể từ ngày 10/12/2001, hiệp định thương mại Việt- Mỹ bắt đầu có hiệu lực, đánh dấu một giai
đoạn mới trong việc phát triển kinh tế, thương mại giữa hai nước. Hiệp định thương mại có hiệu lực
cũng có ý nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội được tiếp cận thị trường Mỹ theo quy chế

Quan hệ thương mại bình thường (NTR) hay Quy chế Tối huệ quốc (MFN). Nói cách khác, Mỹ sẽ
dành cho Việt Nam đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Mỹ dành cho các đối tác thương
mại khác. Việc cho phép Việt Nam được hưởng mức thế ưu đãi MFN chính là đã trao cho Việt Nam
chiếc chìa khoá mở cửa vào thị trường Mỹ, một thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng.
b. Thách thức
- Hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ sẽ không chỉ chịu sự điều tiết của luật Liên bang mà thậm chí ở mỗi
bang lại có luật lệ điều tiết riêng. Đây là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì Việt
Nam chỉ mới bắt đầu thực sự thâm nhập thị trường Mỹ sau khi ký Hiệp định thương mại song
phương ( năm 2001) nên rất thiếu thông tin và hiểu biết về thị trường cũng như luật pháp của Mỹ.
- So với các nước khác, Mỹ là nước tiến hành thường xuyên hơn các hoạt động chống bán phá giá
và chống bán trợ giá. Việc áp dụng hai luật thuế này ngày càng nhiều ở Mỹ làm nảy sinh rủi ro ngày
càng lớn đối với các nhà xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Riêng đối với Việt Nam, là một quốc gia mới
thâm nhập được vào thị trường Mỹ không lâu nhưng Việt Nam cũng đã phải đối mặt với những rắc
rối khi phía Mỹ dựa vào đạo luật chống phá giá và chống trợ giá trên trong “Cuộc chiến thương mại
Catfish”3.
1

Quy chế Tối huệ quốc.
Quy định xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập - gọi tắt là tiêu chuẩn xuất
xứ GSP.
3
Cuộc tranh chấp thương mại về xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt nam sang Mĩ năm 2002.
2

3


- Thị trường Mỹ có tính bảo hộ khá cao thông qua các biện pháp phi thuế quan mà tiêu biểu là chế
độ hạn ngạch và những tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ khắt khe. Đây là một thách thức đòi
hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực rất nhiều và phải có những biện pháp thích hợp để

đối phó với những rủi ro có thể gặp cứ lúc nào khi kinh doanh vào thị trường Mỹ.
IV. Các yếu tố văn hóa – xã hội
1.Dân cư:
Mỹ là nước đông dân đứng thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
những năm gần đây là 0,91% ,mật độ phân bố dân cư không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành
phố lớn.
Thành phần dân cư của Mỹ rất đa dạng, có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới, số lượng người Việt
Nam sống ở đây cũng khá lớn, vào khoảng 2 triệu người, sống chủ yếu tập trung ở miền Tây nước
Mỹ .
Chính vì sự đa dạng của thành phần chủng tộc nên cũng kéo theo sự đa dạng về tôn giáo.
Tiếng Anh được dùng làm ngôn ngữ chính thức của Mỹ. Tuy nhiên ở một số bang miền Nam vẫn có
một số ít người sử dụng tiếng Tây Ban Nha .
2. Lối sống của người Mỹ:
Người Mỹ rất “chịu chơi “ và mua sắm không tiếc tiền. Nhưng có hai thứ mà người Mỹ rất tiết kiệm
đó là: lao động và thời gian. Người Mỹ rất có ý thức tôn trọng pháp luật. Những tranh chấp xung
đột đều rất dễ có thể được đưa ra toà án.
Về mặt tính cách: Người Mỹ được đánh giá là cởi mở, thẳng thắn, khá nồng nhiệt và dễ tạo lập quan
hệ bạn bè. Trong đàm phán kinh doanh: Người Mỹ hay nói thẳng và biết tôn trọng lời hứa. Người
Mỹ không dễ bị tự ái trước những lời phê bình, chỉ trích hay những quan điểm đối lập vì họ rất coi
trọng quyền tự do ngôn luận.
3. Nhu cầu và thị hiếu của người dân
Người dân Mỹ được xem là dân có sức tiêu dùng lớn nhất trong các nước có nền công nghiệp phát
triển. Ngoài ra thị trường Mỹ còn rất đa dạng với nhiều tầng lớp dân cư, không quá khắt khe về chất
lượng.
Vì vậy hàng hoá với nhiều chủng loại và chất lượng dù cao hay vừa đều có thể bán được trên thị
trường Mỹ.
4. Cơ hội và thách thức
a. Cơ hội
- Số người Việt Nam sống ở Mỹ khá lớn. Ngoài nhu cầu trực tiếp của người Việt, thông qua sự tiêu
dùng của cộng đồng Việt kiều, các hàng hoá Việt Nam cũng được mở rộng để tiếp cận đến người

dân Mỹ. Đó cũng là một lợi thế để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thị hàng hoá của mình.
- Với dung lượng thị trường khổng lồ và thị hiếu tiêu dùng đa dạng, thị trường Mỹ là một thị trường
có sức hấp dẫn hơn bất cứ thị trường nào trên thế giới. Hơn nữa, thị trường này cũng sẵn sàng chào
đón bất cứ nhà cung cấp nào dù là các nước phát triển, đang phát triển hay thậm chí là các nước
nghèo miễn là họ biết cách đáp ứng đúng nhu cầu và đúng thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ. Đây
chính là một cơ hội lớn dành cho các doanh nghiệp Việt Nam
b. Thách thức
Trình độ tiếng Anh của các nhà doanh nghiệp cũng như các cán bộ của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều
hạn chế làm ảnh hưởng đến công việc giao dịch hàng ngày với các đối tác Mỹ và có thể dẫn đến những
hiểu lầm đáng tiếc nếu hai bên không thực sự hiểu và thông cảm nhau. Mặt khác, sự yếu kém về tiếng Anh

4


cũng hạn chế khả năng đánh giá đúng những rủi ro và những khía cạnh phức tạp nhiều khi đến lắt léo của
một bản hợp đồng. Điều này chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng có thể làm thiệt hại hàng trăm triệu đôla
đối với doanh nghiệp Việt Nam.
V. Công nghệ và kĩ thuật
1. Thành tựu khoa học và công nghệ
Mỹ có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao. Đây là nước đi đầu trong việc khám phá và phát triển
ngành công nghệ cao như: công nghệ thông tin, công nghệ vũ trụ, sản xuất ô tô, máy bay, y học. Đây
chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển đạt năng suất cao.
2. Cơ hội và thách thức
a. Cơ hội
Thâm nhập và đầu tư trong một môi trường có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến như Hoa Kỳ sẽ giúp
các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để cải tiến, nâng cao trình độ công nghệ cũng như tay
nghề của người lao động.
b. Thách thức
- Nhìn chung, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện thấp hơn so với các nước
trong khu vực Asean và các nước châu Á có hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ ( Trung Quốc, Hàn Quốc,

Đài Loan, Ấn Độ )...Công nghệ và thiết bị lạc hậu là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất lao động
và chất lượng sản phẩm thấp. Đó là một hạn chế cần phải khắc phục và cũng là thách thức đối với
doanh nghiệp Việt Nam
- Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức sản xuất quy mô lớn cũng như việc
nhập mua sắm các thiết bị hiện đại, hiện đai hoá quy trình công nghệ để tăng sức cạnh tranh của sản
phẩm bằng chất lượng và giá cả
C. KẾT LUẬN
Thị trường Mỹ là một thị trường đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam hiện nay. Ngoài những cơ hội do nhu cầu lớn và thị hiếu phong phú của thị trường Mỹ thì
việc được hưởng Quy chế MFN của Mỹ và những lợi ích do cộng đồng người Việt ở Mỹ mang lại đã
giúp Việt Nam phát huy đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực đem lại kim ngạch lớn. Nhưng
đi đôi với những thuận lợi là những khó khăn cả về khách quan lẫn chủ quan như: hệ thống pháp
luật phức tạp, khắt khe, mức độ cạnh tranh gay gắt và năng lực còn hạn chế của các doanh nghiệp
Việt Nam. Trước những cơ hội và thách thức đó, nhà nước và doanh nghiệp cần có những giải pháp
hữu hiệu để thâm nhập thị trường Mỹ một cách hiệu quả nhất.

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh doanh quốc tế. (Trường đại học Kinh tế Quốc dân), NXB Lao Động- Xã hội, 2003
2. />3. />4. Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ - PGS. TS Võ Thanh Thu - NXB Trẻ, 2002
5. www.vcci.com.vn

6




×