Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2017 hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.39 KB, 5 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Giải pháp đẩy mạnh Phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện M’Drắk
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Từ năm 2000, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), với mục
đích xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, với giải
pháp lớn là Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn
với các phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, huyện
M’Drắk đã phát động nhiều phong trào thi đua như: Phong trào xây dựng và
nêu gương “Người tốt, việc tốt” của Ban Tuyên giáo, phong trào“Quần chúng
bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Phòng, chống tội phạm ma túy”, “Toàn dân giáo
dục, cảm hóa người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng”, “Toàn dân tham gia
bảo đảm trật tự an toàn giao thông”...của Mặt trận TQVN, trong nông dân có
phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”..., trong phụ nữ có
phong trào “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và cuộc
vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”..., trong đoàn thanh niên có các
hoạt động “Tháng thanh niên”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật
xanh”, “Mùa hè xanh”..., trong CNVC-LĐ có phong trào “Lao động giỏi, lao
động sáng tạo” và chị em “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”..., và nhiều phong
trào thi đua sôi nổi khác của các ban ngành. Các phong trào được triển khai
một cách đồng bộ, tất cả đều hướng về xây dựng con người Việt Nam trong
giai đoạn cách mạng mới, lấy nhân tố văn hóa và xây dựng nếp sống văn hoá
làm nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy vậy, kết quả đạt được về xây dựng gia đình văn hóa; thôn, buôn, tổ
dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa từ năm
2000 – 2012 đạt thấp và không ổn định, trong 03 năm từ 2010 – 2012, về gia
đình văn hóa từ 59% chỉ tăng lên 62,7%; thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa từ
52,6% giảm còn 50,3%; cơ quan, đơn vị văn hóa từ 93,9% giảm xuống còn


91,6%.
2. Những yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến lĩnh vực sáng
kiến kinh nghiệm
- Những yếu tố khách quan
Huyện M’Drắk nằm ở cửa ngõ phía đông của tỉnh Đắk Lắk, cách trung
tâm thành phố Buôn Ma Thuột 90 km, có diện tích tự nhiên 133.748 ha, dân số
74.795 người, tổng số hộ 17.085 hộ, gồm 17 dân tộc cùng chung sống, trong
đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 46%; toàn huyện có 3 tôn giáo chính
là Phật giáo, Công giáo và Tin lành. Huyện có 12 xã, 01 thị trấn, 173 thôn,
buôn, tổ dân phố, trong đó có 40 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, có
trên 120 cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Toàn huyện có 11 xã đặc biệt khó
1


khăn về kinh tế - xã hội. Huyện có địa bàn rộng, dân cư không tập trung, đất
đai kém màu mỡ, thời tiết diễn biến thất thường, thu nhập của người dân chủ
yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 51,69%
(theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016 – 2020); cơ sở hạ tầng còn thấp kém,
nhất là hạ tầng giao thông.
- Những yếu tố chủ quan
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở một số cơ
sở chưa được chú trọng đúng mức; việc triển khai thực hiện kế hoạch, chương
trình của Ban chỉ đạo Trung ương, tỉnh, huyện chưa kịp thời; chưa đề ra kế
hoạch, chương trình cụ thể để triển khai thực hiện, hoặc đề ra nhưng không được
thực hiện hay thực hiện chưa tốt; chất lượng thôn, buôn văn hoá chưa đồng đều và
chưa ổn định; số lượng gia đình văn hoá còn thấp, tập quán, hủ tục lạc hậu
trong sinh hoạt chưa được xoá bỏ triệt để; thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang ở một số cơ sở mức độ chuyển biến chậm, nhất là ở các
thôn buôn người dân tộc thiểu số, bất bình đẳng giới vẫn còn, tai nạn giao
thông có giảm nhưng chưa đáng kể ..., trong đó chúng tôi nhận thấy rằng, công

tác tham mưu chỉ đạo triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đới sống văn hóa” trên địa bàn huyện còn chung chung, chưa thật cụ thể,
việc giao chỉ tiêu hàng năm chưa phù hợp với tình hình ở từng địa phương.
Mặt khác, vai trò, trách nhiệm của các ban, ngành đoàn thể và ban chỉ đạo các
cấp, đặc biệt là ban vận động ở khu dân cư chưa được phát huy.
3. Tên sáng kiến kinh nghiệm
Giải pháp đẩy mạnh Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” trên địa bàn huyện M’Drắk.
4. Nội dung sáng kiến, kinh nghiệm
Trước thực trạng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá” trên địa bàn huyện nhiều năm liền đạt thấp và không ổn định. Trên cơ sở
xác định chức năng, nhiệm vụ của ngành và vai trò, trách nhiệm của cơ quan
Thường trực của Ban Chỉ đạo huyện, Phòng VH&TT đã chủ động tham mưu
cho UBND huyện, Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đới
sống văn hóa” huyện về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho
Phong trào này:
Một là, tập trung nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh
và huyện về Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thiết
lập thành 50 tập tài liệu về các văn bản chỉ đạo của các cấp một cách có hệ
thống gửi đến các thành viên trong Ban Chỉ đạo huyện và Ban Chỉ đạo 13 xã,
thị trấn để thống nhất và nâng cao nhận thức về tổ chức triển khai thực hiện
Phong trào này.
Hai là, đầu năm căn cứ Nghị quyết Huyện ủy, HĐNH huyện và kết quả
các xã, thị trấn đạt được của năm trước, tham mưu cho UBND huyện giao chỉ
tiêu cụ thể cho từng xã, thị trấn; tham mưu cho Ban Chỉ đạo huyện về kế hoạch
triển khai thực hiện Phong trào nhằm hướng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện các
2


chỉ tiêu UBND huyện. Cuối năm tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo, hướng

dẫn các xã, thị trấn trong việc chỉ đạo tổ chức bình xét các danh hiệu văn hóa;
Ba là, tham mưu cho Phòng VH&TT chủ động phối hợp với Ban
Thường trực UB MTTQVN huyện tổ chức đoàn đi kiểm tra các xã, thị trấn
triển khai thực hiện ở cơ sở.
Kết quả sau 04 năm thực hiện thì các chỉ tiêu cơ bản về thực hiện Phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện đã
tăng nhanh và ổn định. Cụ thể, năm 2013 toàn huyện gia đình văn hóa đạt
69%, đến năm 2017 toàn huyện gia đình văn hóa đạt 84.9%, tăng 22,2% so với
năm 2012. Năm 2013, thôn, buôn, tổ dân phố văn đạt 65,9%. Đến năm 2017,
toàn huyện thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa đạt 84,3%, tăng 34% so với năm
2012. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, năm 2013 đạt 94,9%,
đến năm 2017 đạt 95,1%, tăng 3,5% so với năm 2012. Ngoài ra, hàng năm,
Phòng VH&TT phối hợp với UBND các xã, thị trấn duy trì hoạt động của 13
đội văn nghệ xã, thị trấn và Đội TTLĐ huyện phối hợp tổ chức biểu diễn văn
nghệ phục vụ cơ sở từ 25 - 35 buổi, tổ chức 6 - 8 cuộc thi đấu thể thao cấp
huyện và tham gia 4 - 6 giải thể thao cấp tỉnh với các môn bóng chuyền, bóng
đá, cầu lông, bóng bàn, việt dã, kéo co, đẩy gậy, cờ tướng, bắn nỏ...; số lượng
cơ quan, đơn vị văn hóa ngày càng tăng. Năm 2012, toàn huyện số người tập
luyện TDTT thường xuyên đạt 19,5%, số gia đình thể thao đạt 10,5%. Đến
năm 2017, toàn huyện số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 26%, số gia
đình thể thao đạt 34%.
5. Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm
Có được kết quả trên là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền và đoàn thể có tính quyết định, then chốt trong việc quán
triệt cho cán bộ, đảng viên và tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức sâu
sắc, đầy đủ ý nghĩa, mục đích, nội dung của phong trào. Hàng năm các cấp xây
dựng nghị quyết, kế hoạch giao chỉ tiêu cụ thể cho từng xã, thị trấn và thôn,
buôn, tổ dân phố, sau đó triển khai kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện
nghị quyết phải cụ thể. Trong đó cán bộ, đảng viên phải là người đầu tầu,
gương mẫu thực hiện để nhân dân làm theo; giao trách nhiệm cho từng ngành,

từng cán bộ, đảng viên theo dõi, chỉ đạo từng khu dân cư. Tính mới của sáng
kiến là, hàng năm những gia đình không đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa thì
Ban vận động ở khu dân cư phải quan tâm tìm hiểu và giao nhiệm vụ cho các
thành viên trong Ban vận động có biện pháp hỗ trợ, giúp họ trong việc xây
dựng gia đình văn hóa. Đối với các thôn, buôn chưa đạt tiêu chuẩn văn hóa thì
Ban Chỉ đạo xã phải có biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn giúp thôn, buôn
xây dựng thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa; với cách làm đó, Ban vận động cấp
thôn và Ban chỉ đạo cấp xã hoạt động ngày càng hiệu quả, phát huy được vai
trò của các thành viên và có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, và thật sự gần
dân, sát dân.
Từ đó việc triển khai thực hiện Phong trào có được bước đi vững chắc,
vừa xây dựng phát triển phong trào, vừa đi đôi với việc phát triển kinh tế, xoá
đói giảm nghèo , giải quyết các mẫu thuẫn trong nhân dân, chú trọng đến đầu
3


tư cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao cơ sở. Đẩy
mạnh xã hội hoá, dựa vào sức dân để xây dựng phong trào; Lành mạnh hoá các
hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao ở địa phương. Tích cực xây dựng gia
đình văn hoá, xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh công cộng cho mọi người;
xây dựng và nhân rộng gương điển hình người tốt, việc tốt, gia đình văn hoá là
nhân tố tích cực trong xây dựng thôn, buôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp văn hoá; Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, mọi việc phải công
khai, minh bạch,“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”;
trước khi quyết định triển khai thực hiện nhiệm vụ của thôn, buôn, tổ dân phố
cần họp dân để bàn bạc, xin ý kiến dân, đặc biệt là các khoản đóng góp và thu
chi, đầu tư xây dựng các công trình phải làm cho dân tin và tạo sự đoàn kết
thống nhất cao từ chi bộ đảng đến các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân
dân.
Tăng cường sự phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn

thể, đặc biệt là vai trò của đội ngũ các bộ ngành Văn hoá và Thông tin, Mặt
trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể các cấp trong chỉ đạo thực hiện. Tiếp tục
đẩy mạnh và đưa các hoạt động văn hóa thông tin về cơ sở, chú trọng tới vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động phong trào toàn dân
tham gia thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình, thôn, buôn, tổ dân
phố văn hóa; từng bước củng cố và tăng cường thiết chế văn hóa từ huyện đến
cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng nhu cầu sáng
tạo, hưởng thụ văn hóa của nhân dân, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu
dân cư, từng gia đình, từng người; Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực
tham gia xây dựng, phát triển văn hóa, thể thao, đầu tư xây dựng các thiết chế
văn hóa, thể thao, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá thông tin cơ sở,
để từng bước nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần
cho mỗi gia đình, góp phần đẩy mạnh hơn nữa Phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá”.
6. Khả năng phổ biên nhân rộng của sáng kiến, kinh nghiệm: Sáng
kiến “Giải pháp đẩy mạnh Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” là sáng kiến có tính xã hội và nhân văn, do đó nhận được sự đồng
thuận rất cao của các tầng lớp nhân dân. Đây là sáng kiến có tính khả thi cao,
nên đã được triển khai và mang lại hiệu quả rõ rệt, đã góp phần thúc đẩy Phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện phát
triển nhanh và ổn định trong những năm vừa qua, do vậy có thể áp dụng và
nhân rộng ra cho các phong trào khác như Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” hiện nay./.
PHÒNG VH&TT
Xác nhận

M’Drắk, ngày 18 tháng 11 năm 2017
NGƯỜI LÀM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Nguyễn Minh Hà

4


PHẦN CHẤM SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
1. Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 1:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
2. Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 2:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
3. Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 3:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

5



×