Tải bản đầy đủ (.doc) (303 trang)

ÔN TẬP VĂN 9 HK II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 303 trang )

Soạn: 6/1/2017
Giảng: 9/1/2017
Tiết 91: Chương trình địa phương
Văn bản:

Chiều Lào Cai
(Lò Ngân Sủn)

A. Mục tiêu
1. Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được nét đẹp truyền thống và hiện đại của quê hương Lào Cai. Cảm
nhận được cảm xúc, niềm tự hào, ngơi ca của nhà thơ đối với quê hương yêu
dấu. Phát hiện và cảm thụ được giá trị đặc sắc của tác phẩm
Có lòng trân trọng, tự hào về nét đẹp truyền thống, giàu bản sắc và cuộc
sống say sưa, hăm hở của quê hương Lào Cai
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a . Kiến thức
Cảm nhận được nét đẹp truyền thống và hiện đại của quê hương Lào Cai.
Cảm nhận được cảm xúc, niềm tự hào, ngơi ca của nhà thơ đối với quê hương
yêu dấu. Phát hiện và cảm thụ được giá trị đặc sắc của tác phẩm.
b. Kĩ năng
Đọc, cảm thụ, phân tích những hình ảnh đặc sắc.
.
B.Chuẩn bị
GV:Tài liệu về văn học Lào Cai
C. Phương pháp/ Kĩ Thuật
- PP Thông báo( KT động não)
- PP nêu vấn đề ( Kt đặt câu hỏi)
- PP thảo luận nhóm
D. Tổ chức giờ học
1. Ôn định tổ chức


2. Kiểm tra đầu giờ (1'): Kiểm tra vở soạn của học sinh
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV-HS
*Hoạt động 1: Khởi động (1’)
H: Hãy kể một số tác phẩm văn thơ của
các tác giả địa phơng?
HS:
Lò Ngân Sủn, Phạm Duy Nghĩa, Mã
A Lềnh...
GV: Đó là tên tuổi của những nhà văn nhà
thơ đã gắn bó với LC, họ đã sống và cống
hiến cuộc đời cho mảnh đất biên cươngmảnh đất địa đầu của tổ quốc. Tất cả tình
cảm yêu thương trìu mến về mảnh đất, con
người, những phong tục tập quán được thể
hiện rất rõ trong các tác phẩm, đặc biệt là bài
thơ Chiều Lào Cai sẽ giúp các em hiểu thêm

Nội dung cơ bản


về điều ấy
*Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc –thảo luận
CT (10’)
Mục tiêu: - Đọc đúng, rõ ràng, ngắt nghi
đúng
- hiểu được đôi nét về tác giả, tác phẩm
GV: Hướng dẫn: Đọc to, diễn cảm, âm điệu
nhệ nhàng, chú ý những câu điệp cấu trúc,
điệp ngữ.
HS: 2-3 hs đọc bài thơ

H:Hãy nêu những cách hiểu của em về
nhà thơ Lò Ngân Sủn?
HS:....
GV: - >
+ Lò Ngân Sủn sinh 26.4.1945 tại Bát XátLào Cai. Hiện ông công tác tại hội VHNT
các dân tộc thiểu số VN.
+ Thơ ông chan chứa cảm xúc, vừa đắm say,
mãnh liệt vừa tha thiết, sâu lắng.
+ Quê hương, bản làng, cuộc sống và con
người LC là cội nguồn cảm xúc, là mạch
chảy xuyên suốt làm nên giá trị thơ LNS

I. Đọc và thảo luận chú thích

1. Đọc
2. Thảo luận chú thích
a. Tác giả
b Tác phẩm:

GV: Một số tác phẩm chính: Chiều biên
giới, Những con người của núi, Đường dốc,
Dòng sông mây, Chợ tình, Suối Pí Lê...
H: Nêu những hiểu biết của em về tác
phẩm?
HS:....
GV: - > Chiều LC sáng tác 1995, in trong
tập thơ Chợ tình
GV:
Hướng dẫn hs TL một số chú thích
trong tài liệu...

c. Các chú thích khác
*HĐ3: HDHS tìm hiểu bố cục (5’)
Mục tiêu: Biết chia bố cục của văn bản, nội II.Bố cục
dung của từng phần
H: Nhận xét thể thơ? nhịp điệu của bài
thơ?
HS:
Thơ 5 chữ, vần chân (vần liền, vần
cách) biến hoá linh hoạt, tạo cho câu thơ
giàu nhịp điệu, giàu cảm xúc.
H:Căn cứ vào mạch cảm xúc của bài thơ, 2 phần
em hãy trình bày bố cục bài thơ?


HS: - Hai khổ đầu: Cái nhìn bao quát, toàn
cảnh về quê hơng LC
- 10 khổ sau: Cảm xúc về truyền thống
và cuộc sống mới về quê hương LC.
H:Em có nhận xét gì về mạch cảm xúc
của tác giả trong bài thơ?
HS: Bao quát -> quá khứ -> hiện tại
*HĐ4: HDHS tìm hiểu văn bản (15’)
III. Tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: Cảm nhận được nét đẹp truyền
thống và hiện đại của quê hương Lào Cai.
Cảm nhận được cảm xúc, niềm tự hào, ngơi
ca của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu.
Phát hiện và cảm thụ được giá trị đặc sắc
của tác phẩm.
H:Tác giả miêu tả cảnh quê hương LC 1. Cái nhìn bao quát, toàn cảnh

vào thời điểm nào? Cảnh quê hương LC về quê hương Lao Cai
hiện lên qua các chi tiết nào?
Chiều LC mênh mông
HS:....
Trập trùng như làn sóng
Mây chiều như đốm lửa
Rực cháy...
Dòng sông như dòng lụa
H:Tại sao miêu tả cảnh quê hương LC,
......đỏ thắm
tác giả lại nhắc đến núi, mây, sông?
Dòng sông như dòng
những hình ảnh ấy có giá trị gì trong việc chàm.....màu lá.
thể hiện ý thơ? Tại sao lại miêu tả vào
buổi chiều?
HS: Thảo luận (1p) và báo cáo
- Nhắc đến núi, mây, sông vì đây là những
hình ảnh quen thuộc, đặc trưng chi có ở rừng
núi (LC là một tinh miền núi phía Bắc) tạo
nên vẻ đẹp thơ mộng "sơn thuỷ hữu tình"
H:Nhận xét về hình ảnh thơ, nghệ thuật
được sử dụng?
HS: ....
Hình ảnh thơ bình dị, nghệ
GV: ->
thuật so sánh đặc sắc.
H:Tại sao tác giả lại so sánh dòng sông
như dòng lụa và dòng sông nh dòng
chàm?
HS: Dòng sông chở nặng phù sa êm dịu,

hiền hoà, dòng sông mang màu đặc trưng
của dân tộc miền núi...
H:Từ đó em cảm nhận được điều gì về
Làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ,
quê hương LC?
huyền ảo, hùng vĩ, tráng lệ, một
HS:....
vể đẹp riêng của quê hương LC.
GV: -


4. Củng cố (3p)
Gv khái quát nội dung bài :
+Đọc diễn cảm bài thơ.
+Nêu cảm nhận của em về cảnh quê hương LC qua cái nhìn của tác giả?
5. HDHB (1p)
- Học thuộc văn bản, nắm được nội dung và nghệ thuật cơ bản của bài
thơ.
- Soạn bài: tiếp – Đọc và TLCH phần đọc hiểu văn bản. Phân tích theo
bố cục đã chia.


Soạn: 8/1/2017
Giảng: 11/1/2017
Tiết 92
Văn bản:

Chiều Lào Cai

( Tiếp)

(Lò Ngân Sủn)

A. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung ( như tiết 91)
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a . Kiến thức
Cảm nhận được nét đẹp truyền thống và hiện đại của quê hương Lào Cai.
Cảm nhận được cảm xúc, niềm tự hào, ngơi ca của nhà thơ đối với quê
hương yêu dấu. Phát hiện và cảm thụ được giá trị đặc sắc của tác phẩm.
b. Kĩ năng
Đọc, cảm thụ, phân tích những hình ảnh đặc sắc. .
B.Chuẩn bị
GV:Tài liệu về văn học Lào Cai
C. Phương pháp/ Kĩ Thuật
- PP Thông báo( KT động não)
- PP nêu vấn đề ( Kt đặt câu hỏi)
- PP thảo luận nhóm
D. Tổ chức giờ học
1. Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ (5): Tác giả miêu tả cảnh quê hương LC vào thời
điểm nào? Cảnh quê hương LC hiện lên qua các chi tiết nào?
HSTL
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của Gv và Hs
*Hoạt động 1: Khởi động (1’)
GV dẫn vào bài từ phần khái quát bài cũ
*HĐ2: HDHS tìm hiểu văn bản (26’)
Mục tiêu: Cảm nhận được nét đẹp truyền
thống và hiện đại của quê hương Lào Cai.
Cảm nhận được cảm xúc, niềm tự hào,

ngơi ca của nhà thơ đối với quê hương yêu
dấu. Phát hiện và cảm thụ được giá trị đặc
sắc của tác phẩm.
H: Từ cái nhìn bao quát về LC, tác giả
nhớ đến những truyền thống nào của
quê hương LC?
HS:....
H:
Cánh rừng già cổ tích, hai mươi
bảy sắc hoa...có nghĩa là gì?
HS:....

Nội dung chính

III.Tìm hiểu văn bản

2. Cảm xúc của tác giả về
truyền thống quê hương.
Cánh rừng già cổ tích nguy nga
Tên gọi là phố già...


H: Nhận xét nghệ thuật mà tác giả sử
dụng? Tác dụng?
HS:....
H: Nhà thơ nhìn quê hương LC ở góc
độ nào? Cái nhìn ấy có giá trị ntn đẻ góp
phần thể hiện cảm hứng của bài thơ?
GV: Chốt ->
H: Nhà thơ có cảm xúc ntn trước vẻ

đẹp của quê hương LC trong cuộc sống
mới?
HS:.....->

Hình ảnh ẩn dụ, điệp ngữ, tác
giả đã hồi tởng từ hiện tại trở về
quá khứ, thể hiện niềm tự hào,
ngợi ca của tác giả về những
truyền thống dân tộc, con người
của quê hương LC.
3. Cảm xúc của tác giả trước vẻ
đẹp của quê
hương LC
Rầm rập: mùa trai gái
mùa hoa trái
Phiên chợ như cái thúng
Đựng đầy màu thổ cẩm
...tiếng lao xao...sương buông
xoã...nắng
hoa
cài....dòng
mây...cuộn sóng
Núi giăng như võng mắc
Nhà dựng như tháp đá...

HS:
H: Nhận xét việc sử dụng các từ ngữ
và h/a thơ? Nghệ thuật và tác dụng của
chúng?
HS: - Từ rầm rập gợi sự đông vui, nhộ

nhịp của cuộc sống mới trên quê hương
Sử dụng từ ngữ gợi tả, các phép
LC...
so sánh, nhân hoá độc đáo, hình
- Phép so sánh gợi tả cuộc sống LC đã thay ảnh thơ bình dị nhưng lãng mạn.
da đổi thịt, chuyển mình trong cuộc sống
mới nhng vẫn giữ được nét truyền thống,
đặc sắc văn hoá dân tộc của LC xa "màu
thổ cẩm"
H: các h/a nhân hoá sương, nắng, dòng
sông, rừng...có ý nghĩa ntn?
HS: Gợi tả vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ của
LC.
H: Các BPNT trên đã khắc hoạ về bức
tranh TN, cs con người LC ntn?
Làm nổi bật bức tranh thiên
nhiên đẹp, thơ mộng, hùng vĩ và
H: Đọc lại khổ cuối, nhận xét về giọng cuộc sống sôi động, nhộn nhịp
điệu thơ, cảm xúc, tình cảm của tác giả? của con người LC.
HS:...
GV: ->
Khổ thơ cuối có giọng điệu


ngợi ca, cảm xúc tự hào, thể hiện
lòng tự hào về thiên nhiên, cuộc
*Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu ghi nhớ sống mới của tác giả về quê hư(3’)
ơng LC.
Mục tiêu: Khái quát chung được nội dung IV. Ghi nhớ (tài liệu)
và nghệ thuật của văn bản

H: Nhận xét chung của em về ND-NT
cảu bài thơ?
HS:...
GV: Khái quát (ghi nhớ)
HS: Đọc to ghi nhớ
*Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập (5’)
Mục tiêu: Thuộc và đọc diễn cảm
được một số khổ thơ
V. Luyện tập
HS: Đọc nhẩm từ "phiên chợ nh....sóng - Đọc diễn cảm
sánh chiều LC" (2p)
H: Đọc diễn cảm lại 2 khổ thơ trên? Nhớ
và đọc diễn cảm 2 khổ thơ trên?
HS: Đọc diễn cảm
4. Củng cố (3p)
H: Trong thơ xa, cảm xúc buổi chiều thường buồn, cảm xúc của nhà thơ
trong Chiều LC ntn? Vì sao nhà thơ lại có tâm trạng đó?
HS: Cảm xúc vui, tự hào, phấn khởi vì LC đang thay da đổi thịt từng
ngày....
5. HDHB (2p)
- Học thuộc văn bản, nắm được nội dung và nghệ thuật cơ bản của bài thơ.
- Soạn bài: Bàn về đọc sách – Đọc và TLCH phần đọc hiểu văn bản
------------------------------------------------------------Soạn: 8/1/2017
Giảng: 11/1/2017
Bài 18- Tiết 93
Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
( Chu Quang Tiềm )
A. Mục tiêu
1. Mục tiêu cần đạt
- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý

nghĩa thưc tiễn của văn bản
- Có ý thức tốt trong việc đọc sách, tìm tòi tạo sư hứng thú, say mê
của việc đọc sách.
2. trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- HS nhận biết, hiểu, cảm nhận được ý nghĩa, tầm quan trọng của
việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Biết được phương pháp đọc sách
cho có hiệu quả.
b. Kĩ năng


- Biết đọc - hiểu một văn bản dịch. Ghi nhớ, Phân tích được bố cục
chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một vb nghị luận. Rèn luyện
thêm cách viết một bài văn nghị luận
B. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Đọc và TLCH phần đọc hiểu vb
C. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
- PP thông báo.PP nêu vấn đề.PP Thảo luận nhóm .
- KT đặt câu hỏi .KT động não.KT chia nhóm, giao nhiệm vụ.
D. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ (1p):
GV: Kiểm tra việc chuẩn bị vở soạn trong học kì 2
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cơ bản
*Hoạt động 1: Khởi động (5’)
H: Nêu hiểu biết của em về tác giả?
GS, TS Chu Quang Tiềm (1897- 1986).

Nhà Mĩ học và lí luận văn học lớn của Trung
Quốc. Ông nhiều lần bàn về việc đọc sách,
Phương pháp đọc sách. Ông muốn truyền lại
cho thế hệ sau những suy nghĩ sâu sắc và kinh
nghiệm phong phú của bản thân. Bàn về đọc
sách trích trong cuốn danh nhân Trung Quốc
bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách
(Bắc Kinh, 1995, GS Trần Đình Sử dịch)
*Hoạt động 2: HD đọc – Thảo luận chú thích I/ Đọc, thảo luận chú
(15’)
thích
Mục tiêu:
- Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng
- Nhận biết được những nét cơ bản của tg, tp
- Hiểu được các chú thích trong văn bản
1. Đọc
GV: HD và đọc mẫu: Đọc to, rõ ràng, giọng
tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện.
HS:
2 -> 3 h/s đọc
GV: Nhận xét
H: Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? 2. Thảo luận chú thích
HS: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà Mĩ a. Tác giả: .
học và lí luận văn học nổi tiếng ở Trung
Quốc..
GV Đây không phải là lần đầu tiên ông bàn về
đọc sách. Bài viết là kết quả của quá trình tích


luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những

lời bàn tâm huyết, những kinh nghiệm quý
báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau.
Văn bản được trích từ cuốn danh nhân TQ
bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách b. Tác phẩm:
(1995)
c. Các chú thích khác

H: HS thảo luận các chú thích (2’)
H: Em hiểu thế nào là học vấn và học thuật?
H: Trường chinh nghĩa là gì ?
H: Thế nào là chính trị học ?
HS: dưa vào chú thích để trả lời.
*HĐ3: HDHS tìm hiểu bố cục: (5’)
Mục tiêu: Xác định dược bố cục văn bản, nội
dung của từng phần
H: Tên văn bản “Bàn về đọc sách”cho em
thấy kiểu văn bản này là gì?
HS: - Thuộc kiểu văn bản nghị luận (lập luận
giải thích 1 vấn đề xã hội)
H: Kiểu văn bản đó qui định cách trình bày ý
kiến của tác giả theo hình thức nào?
HS: - Theo hệ thống luận điểm.
H:Vậy em hãy xác định các luận điểm qua bố
cục văn bản? Tên của từng luận điểm?
HS HĐ CN.
HS báo cáo chia sẻ, GV chốt trên bảng phụ.

GV (Lưu ý): Đây là 1 đoạn trích nên không

II/ Bố cục


3 phần.

- Phần 1: (Từ đầu ... phát
hiện thế giới mới): Tầm
quan trọng, ý nghĩa của
việc đọc sách.
- Phần 2: (Tiếp ... tư tiêu
hao lưc lượng): Những
khó khăn, nguy hại hay
gặp của việc đọc sách
trong tình hình hiện nay
- Phần 3: (Còn lại): Bàn
về phương hướng đọc
sách, bao gồm cách lưa
chọn sách cần đọc và
cách đọc thế nào cho
hiệu quả. (phương pháp
chọn sách và đọc sách).


đầy đủ các phần MB,TB, KB. Thưc chất ở
đây chỉ có phần thân cho nên, đi tìm hiểu bố
cục của đoạn trích thưc chất là đi tìm hệ
thống luận điểm.
*HĐ4: HDHS tìm hiểu văn bản
Mục tiêu:
Tìm và phân tích luận điểm, luận chứng để
thấy được sư cần thiết của việc đọc sách và
phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu

sắc, giầu tính thuyết phục của Chu Quang
Tiềm.
HS: 1 em đọc lại phần 1
GV: Để lí giải vấn đề về tầm quan trọng và ý
nghĩa của việc đọc sách, tác giả đặt nó trong
mối quan hệ với học vấn của con người, trả lời
câu hỏi đọc sách để làm gì, vì sao phải đọc
sách.
H: Vậy trước hết tác giả đưa ra lí lẽ nào?
HS: ...
GV: ->
H:
Khi cho rằng: Học vấn không chỉ là
chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là 1 con
đường quan trọng của học vấn, tác giả muốn
chúng ta nhận thức điều gì về học vấn và mối
quan hệ giữa đọc sách với học vấn?
HS:

III/ Tìm hiểu văn bản
1. Tầm quan trọng, ý
nghĩa của việc đọc sách

a. Tầm quan trọng
- Đọc sách vẫn là con
đường quan trọng của
học vấn.

+ Học vấn được tích luỹ
từ mọi mặt trong hoạt

H: Luận điểm về tầm quan trọng đọc sách còn động học tập của con
được tác giả phân tích rõ bằng những lí lẽ người.
nào?
+ Trong đó đọc sách chỉ
HS: trả lời
là 1 mặt, nhưng là mặt
GV: ->
quan trọng.
H:Em hiểu ý kiến này ntn?
HS:
- Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị.
- Sách là những giá trị quí giá, là tinh hoa trí
tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được
mọi hế hệ cẩn thận lưu giữ.
GV: -> Muốn có học vấn, không thể không
đọc sách.
H:Tại sao tác giả lại quả quyết rằng: "Nếu
chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học


thuật ...thì nhất định phải lấy thành quả nhân
loại đã được trong quá khứ làm điểm xuất
phát"?
HS:
- Vì sách lưu giữ hết thảy các thành tưu học
vấn của nhân loạig
- Muốn nâng cao học vấn, cần kế thừa thành
tưu này.
GV: ->
* Những cuốn SGK em đang học có phải là di

sản tinh thần không ? Vì sao ?
HS: Cũng nằm trong di sản tinh thần, vì đó
là 1 phần tinh hoa học vấn của nhân loại
trong các lĩnh vưc khoa học tư nhiên và khoa
học xã hội mà chúng ta may mắn được tiếp
nhận.
GV: ->

HS: Đọc đoạn: "Đọc sách là muốn trả món
nợ ... thế giới mới"
H: Theo tác giả, đọc sách là hưởng thụ, là
chuẩn bị trên con đường học vấn. Em hiểu ý
kiến đó ntn?
HS:
- Sách kết tinh học vấn trên mọi lĩnh
vưc đ/s, trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân
loại trao gửi lại. Đọc sách là thừa hưởng
những giá trị quí báu này. Nhưng học vấn
luôn rộng mở phía trước. Để tiến lên, con
người phải dưa vào di sản học vấn này.
GV: ->

- Sách là kho tàng quí
báu, cất giữ di sản văn
hoá tinh thần nhân loại.

- Sách là thành tưu đáng
quí.
+ Nhất định phải lấy
thành quả nhân loại đã

đạt được trong quá khứ
làm điểm xuất phát.
+ Muốn nâng cao học
vấn, cần kế thừa và dưa
vào thành tưu mà nhân
loại đã đạt được.
b. ý nghĩa của việc đọc
sách

- Đọc sách là muốn trả
món nợ quá khứ, ôn lại
kinh nghiệm loài người,
nâng cao tri thức
- Là sư chuẩn bị để có
thể làm cuộc trường
chinh vạn dặm nhằm
phát hiện thế giới mới.
- Sách kết tinh học vấn
trên mọi lĩnh vưc đ/s ...
để tiến lên, con người
phải dưa vào di sản học
vấn.


GV: Sách là nơi kết tinh, hội tụ những kiến
thức của nhân loại suốt mấy nghìn năm, nhân
loại tiến hóa không ngừng, mở mang ko
ngừng cho nên để xử lí được khối lượng đồ sộ
và cưc kì đa dạng của kho tri thức ấy là một
vấn đề khó khăn, không thể đọc sách mà

không có con đường đi, phương pháp đúng
đắn.

Bằng cách lập luận
hợp lí, chặt chẽ kín kẽ
* Tác giả lập luận vấn đề bằng những lí lẽ và sâu sắc, Chu Quang
nào?
Tiềm đã khẳng định đọc
HS:
sách là con đường quan
- Lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ trọng để tích luỹ, nâng
làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới trong cao học vấn.
thời đại nay "Nếu xoá bỏ hết các thành quả
nhân loại...mấy ngàn năm trước"
- Là sư thụ hưởng các kiến thức, thành quả
lao động của bao người đã khổ công tìm kiếm
mới thu nhận được.
H: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác
giả ở phần 1? T/dụng?
HS:...
GV: ->
* Em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách
Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
HS: - Chẳng hạn, tri thức về Tiếng Việt và
văn bản giúp ta có kĩ năng sử dụng đúng và
hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe, nói, đọc,
viết. Kĩ năng đọc- hiểu các loại văn bản trong
văn hoá đọc sau này của bản thân.
GV: Rõ ràng, 1 cách lập luận thật sư hợp lí
lẽ, thấu tình đạt lí, kín kẽ, sâu sắc. Trên con

đường gian nan trau dồi học vấn của con
người. Đọc sách trong tình hình hiện vẫn còn
là con đường quan trọng trong nhiều con
đường khác. Đọc sách là con đường tích luỹ
và nâng cao tri thức. Đọc sách là tư học. Đọc
sách là học với các thầy vắng mặt ... Đọc sách
có ý nghĩa lớn lao và lâu dài với mỗi con
người. Dù văn hoá nghe, nhìn, thưc tế cuộc
sống đang là những con đường học tập quan


trọng khác, nhưng không bao giờ có thể thay
thế được cho việc đọc sách.
4. Củng cố (3p)

GV khái quát nội dung cơ bản của tiết học.
H: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách?
5. HD học bài: (2’)
Đọc và học phần 1, tìm hiểu phần 2,3, hoàn thiện các câu hỏi SGK.

Soạn: 8/1/2017
Giảng: 11/1/2017
Bài 18- Tiết 94

Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

(Tiếp)
( Chu Quang Tiềm )

A. Mục tiêu

1. Mục tiêu cần đạt
- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý
nghĩa thưc tiễn của văn bản
- Có ý thức tốt trong việc đọc sách, tìm tòi tạo sư hứng thú, say mê
của việc đọc sách.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- HS nhận biết, hiểu, cảm nhận được ý nghĩa, tầm quan trọng của
việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Biết, hiểu được phương pháp đọc
sách cho có hiệu quả.
b. Kĩ năng
- HS Ghi nhớ, Biết, được bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng
trong một vb nghị luận. Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận
B. Chuẩn bị
GV: SGK – Tài liệu
HS: Đọc và trả lời câu hỏi phần đọc –hiểu văn bản
C. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại, phân tích, Thảo luận nhóm
- KT chia nhóm.
D. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ (5p)
Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV-HS
* Hoạt động 1: Khởi động. (1’)
GV khái quát phần kiểm tra bài cũ, dẫn vào

Nội dung cơ bản



bài mới ?
Ở tiết trước, qua tìm hiểu luận điểm 1 các em
đã nắm được tầm quan trọng và ý nghĩa của
việc đọc sách, ở tiết học này các em sẽ được
tìm hiểu các luận điểm tiếp theo để phần nào
thấy được những khó khăn, nguy hại hay gặp
khi đọc sách. Từ đó ta nắm được tác giả bàn về
phương hướng đọc sách ntn?
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu văn bản (25’)
Mục tiêu: Thấy được những khó khăn gặp
phải trong việc đọc sách. Biết cách lựa chọn
sách, các phương pháp đọc hiệu quả.
Gv: Y/c h/s đọc phần 2.
Em thấy ở phần văn bản này tác giả đã bộc
lộ những suy nghĩ của mình về việc đọc sách
ntn ?
HS: - Đọc sách để nâng cao học vấn cần đọc
chuyên sâu.
H:Vậy, đọc sách để nâng cao học vấn, cần
phải đọc chuyên sâu, vậy em hiểu thế nào là
đọc chuyên sâu?
HS: .....
H: Trong tình hình sách nhiều vô kể, tác giả
đã chỉ ra cái hại nào của việc đọc sách
không đúng?
HS thảo luận nhóm 4 chia sẻ.
 Cái hại đầu tiên của việc đọc sách trong
tình hình sách được xuất bản, in rất nhiều như
hiện nay khiến người đọc không chuyên sâu

nghĩa là ham đọc nhiều, chi đọc liếc qua mà
không thể đọc kĩ, đọc qua loa, hời hợt, đọc
nhiều mà chẳng đọng lại bao nhiêu.
 Cái hại thứ hai: Sách nhiều quá nên dễ lạc
hướng chọn lầm, chọn sai phải những cuốn
sách nhạt nhẽo, tầm phào vô bổ, thậm chí
những cuốn sách độc hại ( kích thích tình dục,
ăn chơi, bạo lực ...) Sách nhiều  không biết
chọn cho mình  tốn thời gian + tiền của có
khi
tự
hại
mình
GV: - >
Để chứng minh cho cái hại đó, tác giả đã
dẫn chứng ntn?
HS:
So sánh với cách học của người xưa

III/ Tìm hiểu văn bản
2. Những khó khăn nguy
hại hay gặp khi đọc sách
trong tình hình hiện nay
(Cách chọn sách)

- Sách nhiều khiến người ta
không chuyên sâu, dễ sa vào
lối "ăn tươi nuốt sống",
không kịp tiêu hoá.
- Sách nhiều khiến người ta

khó chọn lọc, lãng phí thời
gian, tiền của, công sức.


"quý hồ tinh bất quý hồ đa" (ít mà tinh còn hơn
nhiều mà dối). Đọc kĩ càng nghiền ngẫm từng
câu, từng chữ (Quí hồ tinh) nhiều mà dối (quí
hồ đa).
- Lối học ấy không chi vô bổ, lãng phí thời
gian công sức mà có khi còn mang hại. So
sánh với việc ăn uống vô tội vạ, ăn tươi nuốt
sống. Các thứ không tiêu hoá được tích càng
nhiều càng hay sinh bệnh. Thói xấu hư danh,
nông cạn do đọc nhiều mà dối, đọc để khoe
khoang...
GV: ->
Tác giả đã đưa dẫn chứng như thế nào?
Nhận xét cách đưa dẫn chứng đó?
HS:
Tác giả so sánh với việc đánh trận thất
bại vì tự tiêu hao lực lượng của mình.
GV: ->
H:Từ đó em nhận thức được gì từ việc phân
tích của tác giả?
HS: ....
GV: ->
GV: Y/c h/s theo dõi vào phần 3
Quan niệm của tác giả về chọn sách?
+ Đọc sách không cốt lấy nhiều... chọn cho
tinh, đọc cho kĩ... nếu đọc được 10 quyển sách

mà chi lướt qua, không bằng chi lấy 1 quyển
mà đọc 10 lần.

Kết hợp phân tích bằng lí lẽ
với liên hệ thực tế để so sánh
đối chiếu việc đọc sách trong
thời nay.

Đọc sách để tích luỹ và
nâng cao học vấn cần đọc
chuyên sâu tránh tham lam
hời hợt.
3. Bàn về phương hướng
chọn và đọc sách:
a. Cách chọn sách
+ Chọn cho tinh, đọc cho kĩ
những quyển sách thực sự
cần thiết và có lợi cho mình.
+ Cần đọc kĩ những cuốn
sách thuộc lĩnh vực chuyên
+ Đọc ít mà đọc kĩ, tập thành nếp suy nghĩ sâu môn của mình.
xa... đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như + Đảm bảo nguyên tắc vừa
cưỡi ngựa qua chợ.
chuyên sâu vừa rộng.
+ Thế gian có biết bao người đọc sách chi để
trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của...
thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
Em nhận xét gì từ những luận chứng trên
của tác giả?
HS: - Lập luận chặt chẽ, có lí lẽ thuyết phục

bằng các so sánh dễ hiểu.
Tác giả đề cao cách chọn sách ntn?
HS:
Khi đọc sách ta phải chọn cho tinh
không cốt lấy nhiều. Đọc nhiều không thể coi
là vinh dự (nếu nhiều mà đọc dối) đọc ít cũng
không phải là xấu hổ ( nếu ít mà kĩ, có chất
lượng). Cần tìm những cuốn sách thực sự có

Lập luận chặt chẽ, có lí lẽ
thuyết phục bằng các so sánh
dễ hiểu.

Cần tìm những cuốn sách
thực sự có giá trị đối với bản
thân. Chọn lọc có mục đích
định hướng rõ ràng, kiên


giá trị đối với bản thân. Chọn lọc có mục đích định không tuỳ hứng nhất
định hướng rõ ràng, kiên định không tuỳ hứng thời.
nhất thời.
b. Cách đọc sách
-2 loại sách để đọc:
Tác giả hướng chúng ta vào các loại sách + Sách đọc để có kiến thức
nào?
phổ thông
HS: 2 loại sách để đọc:
+ Sách đọc để có kiến thức phổ thông ... trên + Loại sách chuyên môn
dưới 50 quyển...Đây là y/c bắt buộc đối với h/s

các bậc Trung học và năm đầu Đại học.
(Các học giả cũng không thể bỏ qua đọc để có
kiến thức phổ thông vì các môn học liên quan
đến nhau, không có học vấn nào cô lập)
+ Loại sách chuyên môn (chọn, đọc suốt
đời).
Vì sao tác giả đặt vấn đề đọc để có kiến thức
phổ thông?
HS: + Không biết rộng thì không thể chuyên
sâu, không thông thái thì không thể nắm gọn.
Trước hãy biết rộng rồi sau hãy nắm chắc, đó
là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào ->
Như thế tác giả lí giải mối quan hệ giữa học
vấn phổ thông với học vấn chuyên môn ntn?
(Quan hệ giữa đọc rộng và đọc sâu)
GV:
Liên hệ kiến thức của h/s.
GV:
Bác bỏ quan niệm của một số người Đọc chuyên sâu nhưng cần
chi chú ý đến học vấn chuyên môn mà lãng cả đọc rộng. Có hiểu rộng
quên coi thường học vấn phổ thông để trở nhiều lĩnh vực mới hiểu sâu
thành phiến diện. Nếu chi đào sâu học vấn CM 1 lĩnh vực.
giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng
chui càng hẹp...
GV: ->

Theo em, cho dù sách đọc phổ thông hay
sách đọc chuyên môn thì cái cơ bản ta phải
đọc ntn ?
- Đọc kĩ, đọc đi đọc lại, đọc đến thuộc.

- Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ... tích luỹ,
kiên định.
- Đọc- hiểu, có nhiều cách: Đọc to thành tiếng,
đọc thầm, đọc bằng mắt, đọc thô, đọc diễn
Bằng cách phân tích lí lẽ
cảm,đọc cảm thụ, đọc kết hợp với ghi chép...
với liên hệ cụ thể,so sánh


Tác hại của thói đọc hời hợt?
HS: Như người cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa
ý loạn, tay không mà về, như trọc phú khoe
của, lừa mình dối người  Thể hiện phẩm
chất tầm thường, thấp kém.
Nhận xét về cách trình bày lí lẽ của tác giả ?
HS: .....
GV: ->

giàu hình ảnh, tác giả chi rõ:
- Không đọc lấy số lượng,
không đọc lướt qua mà phải
vừa đọc vừa suy nghĩ.
- Đọc có kế hoạch. Có hệ
thống, không đọc tràn lan
theo hứng thú cá nhân.
Đọc sách có ý nghĩa lớn
đối với việc rèn luyện tính
cách con người. Đây là cuộc
chuẩn bị âm thầm và gian
khổ cho tương lai, đọc sách

là một trong những cách học
làm người.

Việc đọc sách còn có ý nghĩa đối với việc rèn
luyện tính cách con người?
HS: Thảo luận nhóm (3p) và báo cáo chia sẻ.
GV: ->Bằng những so sánh giàu hình ảnh,
cho thấy thái độ của tác giả:đề cao cách đọc
kĩ ,phủ nhận cách đọc chi để trang trí bộ
mặt.Cần phải đọc để có học vấn rộng phục vụ
cho chuyên môn sâu.
*Hoạt động 3: HD tổng kết rút ra ghi nhớ. IV/ Ghi nhớ (sgk)
(3’)
Mục tiêu: khái quát được nội dung và nghệ
thuật của văn bản?
Tác giả đã khuyên ta nên chọn và đọc sách
có hiệu quả?
HS:....
Em nhận xét gì về cách viết của tác giả
trong văn bản này?
HS:....
GV: Chi định 1 em đọc ghi nhớ.
V/ Luyện tập
*Hoạt động 4: HD luyện tập. (5’)
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức
Em đã có cách đọc sách ntn (trước khi học
văn bản này)? Những lời bàn trong văn bản
cho ta những lời khuyên bổ ích nào về việc
đọc sách?
- Sách là tài sản tinh thần quí giá của nhân loại,

muốn có học vấn phải đọc sách.
- Nhưng không phải cứ đọc là có học vấn. Đọc
sách thành tích luỹ nâng cao học vấn chi ở


người biết cách đọc. Đó là coi trọng đọc
chuyên sâu (chọn tinh, đọc kĩ, có mục đích)
kết hợp đọc mở rộng học vấn.
Qua đó em thấy tác giả là người ntn? Em
học tập được gì trong cách viết văn nghị
luận của tác giả?
HS: Thảo luận (2p) và báo cáo:
- Chu Quang Tiền là người:
+ Là người yêu quí sách.
+ Là người có học vấn cao nhờ biết cách đọc
sách
+ Là nhà khoa học có khả năng hướng dẫn
việc đọc sách cho mọi người.
- Thái độ khen, chê rõ ràng.
- Lí lẽ được phân tích cụ thể, liên hệ, so sánh
gần gũi nên dễ thuyết phục.
4. Củng cố (3')
GV. Hệ thống lại những kiến thức cơ bản của hai tiết học.
Những khó khăn nguy hại trong việc đọc sách hiện nay?Tác hại của nó ?
Phương pháp đọc sách?
*BTVN: Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài “Bàn về đọc
sách”
GVHD: Dựa vào những lời khuyên và quan niệm mà tác giả đã đặt ra
trong bài viết.
5. HD h/s học bài (2’)

- Nắm chắc nội dung bài, biết tự rèn luyện cách đọc sách.
- Soạn: Khởi ngữ. Đọc và trả lời theo câu hỏi SGK.


Soạn:10/1/2017
Giảng:13/1/2017
BÀI 18 - TIẾT 95
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A Mục tiêu
1. Mục tiêu cần đạt
- Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp khi làm văn
nghị luận
- Có ý thức học tập tốt.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a - Kiến thức
- HS trình bày được khái niệm phân tích và tổng hợp.
- HS bước đầu hiểu được khái niệm phân tích và tổng hợp.
- HS hiểu được khái niệm phân tích và tổng hợp.
b - Kĩ năng
- HS xác định được phép phân tích và tổng hợp trong khi nói, viết .
- Phát hiện được phép phân tích và tổng hợp,thực hành trong khi nói, viết
- HS nhận ra được đặc điểm và biết vận dụng được hai phép phân tích
và tổng hợp trong khi nói, viết .
B. Đồ dùng
1. GV: Bài soạn
2. HS: SGK, tài liệu tham khảo.
C. Phương pháp/ KTDH
- Thuyết minh đàm thoại, nêu vấn đề , Phân tích, qui nạp, tổng hợp. Thảo
luận nhóm.
- Kt chia nhóm.

D. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức (2’)
2. Kiểm tra bài cũ (1')
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của h/s.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động


*HĐ1: Khởi động. (1’)
GV lấy một hình mẫu: cái bút: phân tích và
tổng hợp đặc điểm của cây bút để dẫn vào
bài.
GV: Đem 1 sư vật, hiện tượng, 1 KN mà
phân chia thành các bộ phận tạo thành nhằm
tìm ra các tính chất, đặc điểm bản chất của
chúng cùng mqh qua lại của chúng với nhau
đó là phép phân tích. Tổng hợp lại ngược lại
với phân tích. Vậy Phép phân tích và tổng
hợp cụ thể như nào, chúng ta cùng tìm hiểu...
Hoạt động 2: HD hình thành kiến thức I/ Tìm hiểu phép lập luận phân
mới (25’)
tích và tổng hợp:
Mục tiêu: Nhận biết và trình bày được khái
niệm phân tích và tổng hợp.
1. Bài tập
HS: Đọc bài tập và nêu y/c bài tập.
HS TLN (5’) thực hiện yêu cầu phần a vào
phiếu học tập.
Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt
dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận
xét về vấn đề gì?

HS:
- Vấn đề nhận xét: “Ăn mặc chinh tề”. Cụ thể
đó là sự đồng bộ, hài hoà giữa quần áo với
giầy, tất... trong trang phục của con người.
Chỉ ra những luận điểm chính trong văn
bản?
HSTL.
GV: Chốt ->
Theo em, tác giả đã sử dụng phép lập luận
nào để rút ta 2 luận điểm đó?
HS báo cáo chia sẻ.
GV: Chốt ->
- Vấn đề nhận xét: “Ăn mặc
chinh tề”. Cụ thể đó là sự đồng
bộ, hài hoà giữa quần áo với
giầy, tất... trong trang phục của
con người.
- Có 2 luận điểm chính trong văn
bản:
+ Trang phục phải phù hợp với
hoàn cảnh, tức là tuân thủ những
“qui tắc ngầm” mang tính văn
hoá xã hội.
+ Trang phục phải phù hợp với


đạo đức, tức là giản dị, hài hoà
với môi trường sống xung quanh.
- Tác giả sử dụng phép lập luận
phân tích, cụ thể để rút ra 2 luận

điểm trên.
Các p.tích trên làm rõ x.định nào của tác
giả?
HS: Tác giả chi ra những qui tắc ngầm” chi
phối cách ăn mặc của con người, đó là “văn
hoá xã hội”
“Y phục xứng kì đức”
"Dù mặc đẹp đến đâu... mà thôi" "Xưa nay...
môi trường"..
GV: Chốt ->
Các phân tích về "quy tác ngầm" làm rõ xác
định "ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với
hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh
chung nơi công cộng hay toàn xã hội.
Sau khi đã nêu 1 số biểu hiện của nguyên
tắc ngầm về trang phục, bài viết đã khép
lại vấn đề ntn?
(dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề)?
- Để chốt lại vấn đề, tác giả dùng
HS:...
phép lập luận tổng hợp bằng 1
kết luận: “Thế mới biết... là trang
Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào phục đẹp”
trong bài văn?
HS:...
Phép lập luận này đặt ở cuối bài
GV: - >
văn.
- Vai trò của phép lập luận phân
* Vậy theo em, phép lập luận phân tích tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía

tổng hợp có vai trò gì?
cạnh khác nhau của trang phục
HS:
đối với từng người, trong từng
- Phép lập luận phân tích giúp ta hiểu sâu sắc hoàn cảnh cụ thể.
các khía cạnh khác nhau của trang phục đối
với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể.
- Phép lập luận tổng hợp giúp cho ta hiểu ý
nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc,
nghĩa là không thể ăn mặc một cách tuỳ tiện,
cẩu thả như một số người lầm tưởng rằng đó
là sở thích và “quyền” bất khả xâm phạm của
mình.
* Phép phân tích và tổng hợp có mqh ntn? - Tổng hợp là rút ra cái chung từ


HS: đối lập nhau

những điều đã phân tích.
- Mối quan hệ giữa hai phép đối
lập nhau không tách rời nhau.
Phân tích rồi tổng hợp mới có ý
nghĩa.
2. Ghi nhớ (sgk)
Em hiểu thế nào là phép phân tích, tổng - Để làm rõ ý nghĩa của s.vật
hợp?
người ta dùng phép pt, tổng hợp
HSTL Đọc ghi nhớ. GV chốt:....
+ P.tích là..
+ Tổng hợp là ...

III/ Luyện tập
Hoạt động 3: HD h/s luyện tập. (15’)
Mục tiêu: Xác định được và giải được được
bài tập, khắc sâu kiến thức
Bài tập (sgk)
1. Luận điểm “Học vấn không
HS: 1 h/s đọc và nêu y/c bài tập.
chỉ là chuyện đọc sách... của
Tác giả đã phân tích ntn để làm sáng tỏ học vấn”:
luận điểm?
- Thứ nhất, học vấn là thành quả
HS HĐ cặp đôi, báo cáo.
tích luỹ của nhân loại được lưu
GV: Chốt->
giữ và truyền lại cho đời sau.
- Thứ 2, bất kì ai muốn phát triển
học thuật cũng phải bắt đầu từ
“kho tàng quí báu” được lưu giữ
trong sách, nếu không mọi sự bắt
đầu sẽ là con số không thậm chí
là lạc hậu, giạt lùi.
- Thứ 3, đọc sách là “hưởng thụ”
thành quả về tri thức và kinh
nghiệm hàng nghìn năm của
nhân loại, đó là tiền đề cho sự
phát triển học thuật của mỗi
người.
HS HĐ cặp đôi, báo cáo, chia sẻ:
2. Lí do phải chọn sách để đọc
Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn - Bất cứ lĩnh vức học vấn nào

sách để đọc ntn ?
cũng có sách chất đầy thư viện,
HS: ...
do dó phải biết chọn sách mà
GV: ->
đọc.
- Phải chọn những cuốn sách “cơ
bản, đích thực” để đọc, không
nên đọc những cuốn “vô thưởng
vô phạt”.
- Đọc sách cũng như đánh trận,
cần phải đánh vào thành trì kiên
cố, đánh bại quân tinh nhuệ,


chiếm cứ mặt trận xung yếu, tức
là phải đọc cái cơ bản nhất, cần
thiết nhất cho công việc và c/s
của mình.
3. Phân tích cách đọc sách:
- Tham đọc nhiều mà chi “liếc
Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của qua” cốt để khoe khoang là mình
cách đọc sách ntn?
đã đọc sách nọ sách kia thì chẳng
HS HĐ cá nhân, báo cáo, chia sẻ.
khác gì “Chuồn chuồn đạp nước”
chi gây ra sự lãng phí thời gian
và sức lực mà thôi: “Thế gian có
biết bao người đọc sách chi để
trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú

khoe của, chi biết lấy mình làm
quí. Đối với việc học tập, cách
đó chi là lừa mình dối người, đối
với việc làm người thì cách đó
thể hiện phẩm chất tầm thường,
thấp kém”
- Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập
thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm
ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do
đến mức làm thay đổi khí chất.
- Có 2 loại sách cần đọc...
4. Vai trò của phân tích trong
lập luận:
Qua đó em hiểu phân tích có vai trò ntn - Có thể nói trong văn bản nghị
trong lập luận?
luận, phân tích là 1 thao tác bắt
HS:
Thảo luận nhóm chia sẻ (3') và báo buộc mang tính tất yếu bởi nếu
cáo
không phân tích thì không thể
làm sáng tỏ được luận điểm và
GV: Nhận xét  KL.
không thể thuyết phục người
đọc, người nghe.
- Cần nhớ rằng mục đích của
phân tích và tổng hợp là giúp cho
người nghe, người đọc nhận thức
đúng, hiểu đúng vấn đề do đó
nếu đã có phân tích thì phải có
tổng hợp và ngược lại. Nói cách

khác, PT và TH luôn có mối
quan hệ biện chứng để làm nên
“hồn vía” cho văn bản nghị luận.

4. Củng cố (1')


GV nhấn mạnh những đơn vị kiến thức cơ bản của tiết học.
Thế naò là phân tích tổng hợp?
5. HD học bài
- Xem lại cách giải các bài tập và học ghi nhớ.
- Soạn trước phần luyện tập phân tích và tổng hợp (SGK – T11)

Soạn: 16/1/2017
Giảng: 19/1/2017
TIẾT 96
LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A. Mục tiêu
1. Mục tiêu cần đạt
- Có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận
- Có ý thức vận dụng khi tạo lập văn bản
2. Trọng tâm kiến thức , kĩ năng
a. Kiến thức:
- HS ghi nhớ, bước đầu hiểu, hiểu được mục đích, đặc điểm, tác dụng
của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
b. Kĩ năng:
- HS nhận dạng, sử dụng được rõ về văn bản có sử dụng phép lập luận
phân tích và tổng hợp.Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi
đọc- hiểu và tạo lập văn bản nghị luận .
B- Đồ dùng học tập

GV: Bảng phụ
HS: Chuẩn bị trước bài
C. Phương pháp
- PP thông báo .PP thảo luận nhóm .
- KT chia nhóm .KT động não.
D. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (3')
Thế nào là phân tích, tổng hợp?
(- Phân tích là phép lập luận trình bày từng phương diện của một vấn đề
nhằm chi ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cơ bản


*H1: Khi ụng. (2)
Mun vn dng phộp lp lun thỡ
yờu cõu chỳng ta thc hin ntn?
HSTL
GV: Khỏi quỏt vo bi
*Hot ụng 2: HD h/s luyn tp.
(35)
Mc tiờu: Cng c v khc sõu
v lớ thuyt phõn tớch v tng
hp.
GV gii thiu
I. Lí thuyết.
H: Nhc li th no l phỏp phõn - Phép phân tích là trình bày

tớch v tng hp?
từng bộ phận, phơng diện của
một vấn đề nhằm chỉ ra nội
dung của sự vật, hiện tng.
- Phép tổng hợp là rút ra cái
chung từ những điều đã phân
tích,
HS: c v nờu y/c BT 1.
II. Luyện tập
HSH CN lm vo phiu hc
Bi tõp1: Tỡm phộp lp lun v cỏch võn
tp.
dng
- Lun im:
a, Luõn im: Th hay l hay c hn
- Trỡnh t phõn tớch:
ln xỏc, hay c bi.
GV: Cht ->
* Trỡnh t phõn tớch:
- Cỏi hay th hin cỏc iu xanh (xanh
ao, xanh b, xanh súng, xanh tre, xanh
tri, xanh bốo)
- Cỏi hay th hin nhng c ng:
Thuyn nhớch, súng gn tớ, lỏ a vốo,
tng mõy l lng, con cỏ ng (phi hp
cỏc c ng nho)
- Cỏi hay th hin cỏc vn th: T vn
him húc, kt hp t vi nghia ch, t
nhiờn, khụng non ộp
b. Luõn im: Mu chụt ca thnh t

l õu?
* Trỡnh t phõn tớch:
- Do nguyờn nhõn khỏch quan (õy l iu
kin cn): gp thi, hon cnh, iu kin
hc tp thun li v ti nng tri phỳ
- Do nguyờn nhõn ch quan (õy l iu
kin ): Tinh thn kiờn trỡ phn u, hc
tp khụng mt moi v khụng ngng trau
di phm cht o c tt p.
HS:
c v nờu y/c BT 2.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×