Đề 1: Từ các sự kiện trong tiến trình hội nhập của Liên minh châu Âu, chứng
minh rằng Liên minh châu Âu được hình thành từng bước trên cơ sở những
thành tựu đạt được trong từng lĩnh vực cụ thể, phát triển từ “hài hòa hóa” đến
“nhất thể hóa” toàn diện mọi lĩnh vực.
Bài làm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Liên minh châu Âu có tên tiếng Anh là European Union ( EU) là liên minh kinh
tế – chính trị với sự tham gia của 28 quốc gia thành viên thuộc châu Âu, được thành lập
vào 9/5/1950. Cho đến nay, đã qua hơn nửa thế kỉ hợp tác, EU đã đạt được rất nhiều
những thành tựu to lớn và nổi bật. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà Liên minh
châu Âu có thể đạt được điều đó, nguyên nhân sâu xa xuất phát từ chính tiến trình hội
nhập của EU. Và để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề bài số 1 “Từ các sự
kiện trong tiến trình hội nhập của Liên minh châu Âu, chứng minh rằng Liên
minh châu Âu được hình thành từng bước trên cơ sở những thành tựu đạt được
trong từng lĩnh vực cụ thể, phát triển từ “hài hòa hóa” đến “nhất thể hóa” toàn
diện mọi lĩnh vực”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
Khái quát về tiến trình hội nhập của Liên minh châu Âu
Từ trước thế chiến thứ hai, châu Âu lad một cộng đồng văn minh khi có được
những cuộc cách mạng khoa học bùng nổ mạnh mẽ cùng sự đa dạng về văn hóa nhưng
lại có sự chia rẽ rất lớn và mất đoàn kết chính trị. Khi thế chiến thứ hai diễn ra, đã làm
đảo lộn trật tự của cả thế giới nói chung và châu Âu nói riêng, những ý tưởng thống
nhất châu Âu đã bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế và năng lượng. Nhưng những ý tưởng này
đã thất bại, để lại bài học ý nghĩa cho châu Âu rằng việc thống nhất châu Âu không thể
hình thành trong một sớm một chiều với những thiết chế tổng thể hình hành ngay lập
tức mà phải được thực hiện từng bước trên cơ sở các kết quả hợp tác cụ thể. 1
1. Thành lập cộng đồng than thép châu Âu (ECSC)
19/5/1950 Ngoại trưởng Pháp Robert Schuman đưa ra “Tuyên bố Schuman” đề
nghị “đặt toàn bộ nền sản xuất và tiêu thụ than và thép của Pháp và Đức dưới sự điều
hành của một cơ quan quyền lực chung trong một tổ chức mở đối với sự tham gia của
các nước châu Âu khác”2. Và chấp nhận đề nghị này, vào 18/4/1951, sáu quốc gia
(Italya, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Đức, Pháp) đã ký kết hiệp ước Paris để thành lập
Cộng Đồng Than Thép Châu Âu (ECSC). Đây là sự kiện đầu tiên trong tiến trình hội
nhập của châu Âu, là hạt nhân cho sự hợp tác của Liên minh châu Âu về lâu dài sau
này, cơ sở để có thể đạt được các thành tựu khác và đi từ hài hòa hóa đến nhất thể hóa.
Từ lĩnh vực hợp tác nhỏ, thông qua những lợi ích thu được từ quá trình hợp tác trong
1 Tập bài giảng Pháp luật Liên minh châu Âu
2 Tập bài giảng Pháp luật Liên minh châu Âu
1
sản xuất, chế biến than và thép, ECSC là minh chứng cho chúng ta thấy rằng hợp tác là
con đường duy nhất để kéo các nước châu Âu xích lại gần nhau. Với sự hợp tác này,
mối thù địch lâu nay giữa Pháp và Đức đã không còn nữa, mà 2 quốc gia này lại trở
thành hai trụ cột chính trong liên minh sau này. Đây cũng chính là nền tảng vô cùng
chắc chắn để tiến trình hội nhập của EU từng bước đạt kết quả.
2. Thành lập cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và cộng
đồng kinh tế châu Âu (EEC)
Trước những ý nghĩa mà ECSC mang lại, đồng thời với tình hình khi NATO yêu
cầu tái vũ trang cho Đức, phong trào quốc hữu hóa và vận chuyển dầu lửa ở Trung
Đông (1950) nhiều vấn đề đã đặt ra, và Bộ trưởng 6 nước ECSC đã tiến hành kí Hiệp
ước Rome vào 25/3/1957 để thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu
(EURATOM) chịu trách nhiệm phát triển việc nghiên cứu, đầu tư sản xuất, sử dụng,
bảo vệ môi trường và lập một thị trường chung về năng lượng nguyên tử 3 và Cộng
đồng kinh tế châu Âu (EEC) nhăm thiết lập một liên minh thuế quan, thi hành một
chính sách chung về kinh tế giữa các nước thành viên để hướng tới thành lập một thị
trường chung châu Âu4.
3. Hợp nhất 3 tổ chức thành cộng đồng châu Âu (EC)
Trên cơ sở hai Hiệp ước năm 1951 và 1957, đã có 3 tổ chức liên kết kinh tế ở Tây
Âu với những chức năng riêng. Nhưng trong một thời gian dài, các tổ chức này tồn và
hoạt động một cách độc lập với nhau. Để đảm bảo tính chặt chẽ, tránh sự chồng chéo
trồng cách hoạt động, đồng thời phát huy có hiệu quả các mối liên kể, các nước thành
viên đã kí Hiệp ước Brussels (1/7/1967), đồng ý thống nhất ba tổ chức thành một tổ
chức chung lấy tên là Cộng đồng châu Âu (EC).
4. Thành lập liên minh châu Âu (EU)
Trước tình hình thay đổi của toàn thế giới, đặt ra những cơ hội và thách thức nhất
định khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, Đông Đức, Tây Đức thống nhất,
nhiều trung tâm kinh tế mới xuất hiện, xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa phát triển,…
Cộng đồng châu Âu buộc phải gấp gáp chuẩn bị cho mình một phương hướng phát
triển mới. Và 7/2/1992, Hiệp ước thành lập EU- Hiệp ước Maatricht đã được kí kết.
Chính trong nội dung của hiệp ước này đã chủ trương xác lập một liên minh chính trị
giữa các nước thành viên, một liên minh kinh tế- tiền tệ được nhất thể hóa ở cấp độ
cao. Đến giai đoạn này, chúng ta có thể thấy rõ từng bước tiến trong tiến trình hội nhập
của EU.
Ban đầu từ lĩnh vực than và thép, sau đó mở rộng ra lĩnh vực năng lượng nguyên
tử cùng các lĩnh vực kinh tế khác, sự hợp tác giữa các nước Tây Âu đã tiến từng bước
một. Ở lĩnh vực chính trị, hệ thống thiết chế đầu tiên được đánh dấu ở Hiệp ước Paris
3 Tập bài giảng Pháp luật liên minh chấu Âu
4 Tập bài giảng Pháp luật liên minh chấu Âu
2
1951, Rome 1957, Maatricht 1992. Như vậy, ở từng lĩnh vực, sự hài hòa hóa đến nhất
thể hóa của EU được thể hiện khá rõ.
II. Liên minh châu Âu được hình thành từng bước trên cơ sở những thành tựu
đạt được trong từng lĩnh vực đi từ “hài hòa hóa” đến “nhất thể hóa”
1. Quá trình “hài hòa hóa” trong từng lĩnh vực của đời sống
“Hài hòa hóa” được hiểu là việc làm giảm đi những khác biệt trong các lĩnh vực
của các các quốc gia khác nhau để giúp các các quốc gia ngày càng có sự tương đồng.
Đồng thời cũng thể hiện đây là xu hướng diễn ra phổ biến hơn trên thế giới. Quá trình
“hài hóa hóa” trong tiến trình hội nhập của EU được thực hiện từng bước một , đi từ
hài hòa trọng hợp tác một ngành ( than thép ) đến một lĩnh vực (kinh tế ) và từ lĩnh vực
kinh tế từng bước tiến đến chính trị.
Sự hài hòa thể hiện đầu tiên ở việc mở rộng Cộng đồng châu Âu. EC phải có một
sự hài hòa nào đó, thì mới có thể thu hút được các nước thành viên tham gia. Và cũng
trong quá trình tham gia, các nước muốn tham gia phải tự “hài hòa hóa” quốc gia mình
trong các vấn đề kinh tế và chính trị để có thể ra nhập tổ chức.
Sự kiện đầu tiên là ngày 19 tháng 5 năm 1950 Ngoại trưởng Pháp Robert
Schuman đưa ra “Tuyên bố Schuman” trong đó đề nghị “đặt toàn bộ nền sản xuất và
tiêu thụ than và thép của Pháp và Đức dưới sự điều hành của một cơ quan quyền lực
chung trong một tổ chức mở đối với sự tham gia của các nước châu Âu khác”. Hưởng
ứng lời đề nghị đó nước Đức dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Konrad Adenauer đã
chấp nhận đề xuất của Pháp và các quốc gia khác làm Italya, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg
cũng nhất trí tham gia tổ chức này5. Đây được coi là sự tự hài hòa hóa đầu tiên của cả 6
quốc gia tham gia kí kết Hiệp ước Paris thành lập ECSC.
Tiếp theo là sau khi Hiệp ước Brussels được kí kết và 22/1/1972 EC chấp nhận 4
quốc gia Đan Mạch, Vương quốc Anh, Nauy, Ailen đã tham gia vào Cộng đồng châu
Âu. Tuy nhiên Nauy thất bại trưng cầu dân ý nên chỉ có 3 quốc gia gia nhập thành
công. Và tổng số thành viên của EC là 9 quốc gia. Điều này đã chứng minh cho chúng
ta thấy, các quốc gia khi muốn tham gia EC phải tự mình hài hòa tất cả mọi lĩnh vực để
có thể đáp ứng những gì EC đã đặt ra, minh chứng Nauy không tham gia thành công do
quốc gia này chưa có sự hài hòa chặt chẽ, tốt nhất. Có thể Nauy mới chỉ hài hòa về mặt
kinh tế, nhưng còn vấn đề chính trị thì chưa thể hài hòa được.. Như vậy, quá trình “hài
hòa hóa” cũng là một quá trình cần thực hiện từng bước, ổn định. 1/1/1981 Hy Lạp là
thành viên thứ 10 của EC, 1/1/1986, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng trở thành thành
viên của Cộng đồng châu Âu.
Quá trình “hài hòa hóa” trong xu hướng phát triển của Liên minh châu Âu không
chỉ dừng lại ở đó, mà sau khi Định ước châu Âu duy nhất được kí kết (2/1986) đã thể
chế hóa một số hoạt động trong đối ngoại, xây dựng mộ nền thể chế làm nền tẳng cho
5 Tập bài giảng Pháp luật Liên minh châu Âu
3
việc hợp tác chính trị ở châu Âu vững mạnh hơn thì thành viên của Eu đã tăng lên 15
thành viên từ 1995 với sự tham gia của Áo, Phần Lan và Thụy Điển 6. “Hài hòa hóa”
trong kinh tế, các quốc gia đã hình thành một quá trình liên kết chặt chẽ, toàn diện và.
Hài hòa từ việc hợp tác sản xuất than thép, đến năng lượng nguyên tử và một số lĩnh
vực kinh tế. Còn trong chính trị, đã diễn ra quá trình chính trị hóa các nhân tố chính trị
và an ninh.
2. Liên minh châu Âu được hình thành từng bước tiến tới “nhất thể hóa “ mọi
mặt đời sống xã hội
“Nhất thể hóa” được hiểu là quá trình thống nhất các hoạt động của các quốc gia
thành viên trong từng lĩnh vực đời sống xã hội. 7 Đầu tiên ở lĩnh vực kinh tế, một mái
nhà chung EU đã được hình thành. Và với mái nhà chung này, các quốc gia muốn tham
gia đều phải “hạn chế chủ quyền” của mình đồng thời “chuyển giao chủ quyền” cho
EU trong các lĩnh vực của đời sống.
Minh chứng cho “nhất thể hóa” trong kinh tế bắt nguồn từ sự “hài hòa hóa” khi
các tổ chức ECSC, EURATOM, EEC lần lượt ra đời bởi các Hiệp ước Paris, Hiệp ước
Rome. Nhờ đó, các quốc gia thành viên đã tăng cường liên kết và nhằm tạo một sức
mạnh tổng hợp dưới hình thức một thị trường nội địa chung mà hàng hóa và lao động
được tự do di chuyển. Kinh tế trong khối Liên minh châu Âu khởi sắc từ Hiệp ước
Rome 1957.
Đến 1967, khi Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập với Hiệp ước Brussels
được kí kết thì quá trình “nhất thể hóa” trong lĩnh vực kinh tế đã được thể hiện rõ rệt.
Các quốc gia tham gia vào một thị trường chung thống nhất- một mục tiêu đã được đặt
ra cách đó 10 năm. Và cũng chính từ sự nhất thể hóa cao trong lĩnh vực kinh tế này mà
sự ảnh hưởng của nó cũng ảnh hưởng đến các vấn đề chính trị và an ninh cũng như vấn
đề xã hội khác. Từ 1/7/1967, chỉ có một Ủy ban châu Âu, một Hội đồng châu Âu thay
cho mỗi cộng đồng một thiết chế riêng như trước kia.8
Hiệp ước Maatricht được kí kết, liên minh châu Âu (EU) chính thức được thành
lập với sự nhất trí của các quốc gia thanh viên nhằm tạo lập một không gian châu Âu
thống nhất về chính trị, an ninh, quốc phòng cũng như những chính sách xã hội khác.
Ngay trong hiệp ước này đã xác định vấn đề liên minh chính trị như thiết lập quy chế
công dân EU; thiết lập chính sách đối ngoại và an ninh ching, chính sách hợp tác trong
tư pháp, nội vụ,… Đặc biệt Maatricht đề cập đến liên minh kinh tế- tiền tệ và đây chính
là một sự nhất thể hóa cao độ khi đồng tiền chung của cả cộng đồng ra đời- đồng
EURO. Như vậy tại hiệp ước thành lập EU này, trụ cột kinh tế- một trong 3 trụ cột
chính của EU đã liên kết theo phương thức cộng đồng.
6 />7 />8 Tập bài giảng Pháp luật Liên minh châu Âu
4
Sau Hiệp ước Maatricht là Hiệp ước Amsterdam 1997 đã cải cách cách nội dung
trong chính sách đối ngoại và an ninh chung của các quốc gia thành viên, tiếp là Hiệp
ước Nice 2001 với nội dung chính là thay đổi thành phần của Ủy ban châu Âu, tăng
cường quyền hạn cho chủ tịch Ủy ban; phân chia lại nhiệm vụ giữa Tòa án công lý và
Tòa sơ thẩm châu Âu; điều chỉnh số lượng nghị sĩ được bầu của các quốc gia tại Nghị
viện châu Âu,…
Một trong những vấn đề chúng ta không thể nào bỏ qua trong tiến trình hội nhập
của EU chính là sự ra đời của Hiệp ước Lisbon được kí kết vào 13/12/2007 với sự tham
gia của 27 quốc gia thành viên. Tại hiệp ước này, một trụ cột nữa trong 3 trụ cột của
EU Tư pháp và Nội vụ chuyển từ phương thức liên kết liên chính phủ sang phương
thức liên kết cộng đồng. Sự kiện này đã đánh dấu quá trình “nhất thể hóa” cao độ của
EU. Trước đây ở Hiệp ước Maatricht thì chỉ có trụ cột kinh tế mới có phương thức liên
kết cộng đồng, nhưng giờ đây, cả trụ cột tư pháp và nội vụ cũng chuyển sang phương
thức này, sự nhất thể hóa được thực hiện trong lĩnh vực chính trị và pháp luật một cách
sâu sắc. Điều này cũng chứng tỏ, các quốc gia thành viên EU đã có sự đồng thuận rất
cao để hình thành không chỉ là một thị trường kinh tế chung mà còn muốn hình thành
một không gian chung.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trai qua hơn nửa thế kỉ hình thành nền tảng, đặt những viên gạch đầu tiên xây
dựng cho lĩnh vực kinh tế để từng bước “hài hòa hóa”, EU đã tiến tới tiến hành “nhất
thể hóa” thành công mọi mặt đời sống xã hội châu Âu. Với sự hợp tác chặt chẽ, liên kết
mạnh mẽ này, EU đã gặt hái được rất nhiều thành tựu to lớn, đây cũng chính là bài học
cho các quốc gia ASEAN, cũng là bài học cho những nước còn đang phát triển như ở
Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ bài viết của em. Với trình độ kiến thức còn nhiều hạn hẹp,
kinh nghiệm còn ít, nên chưa thể đi sâu phân tích một cách toàn diện triệt để vấn đề và
trong bài làm còn có nhiều sai sót. Em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét, sửa
chữa của thầy cô để giúp em có thể hoàn thiện kiến thức hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
5
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tập bài giảng Pháp luật Liên minh châu Âu, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011
/> /> /> />
6
7