Tải bản đầy đủ (.docx) (150 trang)

THIẾT kế, sử DỤNG hệ THỐNG bài tập THEO HƯỚNG TIẾP cận PISA hóa học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

THIẾT KẾ, SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH,
CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
– HÓA HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 60.14.01.11

Thừa Thiên Huế, năm 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

THIẾT KẾ, SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH,
CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
– HÓA HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 60.14.01.11


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Trung Ninh

Thừa Thiên Huế, năm 2016

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kì một công trình nào khác.
Họ tên tác giả

Đặng Thị Thu Hương

ii


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Trần
Trung Ninh, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành luận
văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành Lý luận và
Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học, khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm
Huế đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận
văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và toàn thể các
em học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, huyện Phong Điền, T.T. Huế và
trường THCS & THPT Hà Trung, huyện Phú Vang, T.T. Huế và cảm ơn sự giúp đỡ
của thầy Huỳnh Văn Lâu và cô Nguyễn Thị Diệu Hương đã tạo điều kiện để em có

thể hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên và tạo
điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn.
Luận văn được hoàn thành không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sự
góp ý của quý Thầy, Cô giáo để em có những điều chỉnh, rút kinh nghiệm và cố
gắng hơn nữa trong công việc và học tập của mình sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 9 năm 2016
Học viên

ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa............................................................................................................. i
Lời cam đoan............................................................................................................ii
Lời cảm ơn..............................................................................................................iii
Mục lục..................................................................................................................... 1
Những cụm từ viết tắt...............................................................................................7
Danh mục các bảng biểu...........................................................................................8
Danh mục các hình vẽ...............................................................................................9
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 10
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................10
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU.................................................................................11
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................12
3.1. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................12

3.2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài...........................................12
3.2.2. Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA của OECD.........13
3.2.3. Điều tra, đánh giá thực trạng của việc sử dụng hệ thống bài tập ở trường
THPT...................................................................................................................... 13
3.2.4. Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình chương oxi – lưu huỳnh, chương
tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10 THPT....................................13
3.2.5. Thiết kế hệ thống bài tập hóa học chương oxi – lưu huỳnh, chương tốc độ
phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10 THPT theo hướng tiếp cận PISA.....13
3.2.6. Nghiên cứu, đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA
vào dạy học chương oxi – lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
– Hóa học 10 THPT................................................................................................13
3.2.7. Thực nghiệm sư phạm...................................................................................13
4. PHẠM VI, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...................................13
4.1. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................13
4.2. Giới hạn của đề tài nghiên cứu.........................................................................13

5


5. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................14
5.1. Khách thể nghiên cứu......................................................................................14
5.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................14
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC............................................................................14
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................14
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận...........................................................14
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn........................................................14
7.3. Phương pháp xử lý thống kê toán học..............................................................15
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................15
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN........................................................................15
NỘI DUNG............................................................................................................16

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ
DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY
HỌC CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH, CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ
CÂN BẰNG HÓA HỌC – HÓA HỌC 10 THPT................................................16
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC
HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT...........................................................................16
1.1.1. Khái niệm bài tập hóa học.............................................................................16
1.1.2. Ý nghĩa của việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học Hóa học ở trường
THPT...................................................................................................................... 16
1.1.2.1. Ý nghĩa trí dục...........................................................................................16
1.1.2.2. Ý nghĩa phát triển......................................................................................16
1.1.2.3. Ý nghĩa giáo dục........................................................................................17
1.1.3. Phân loại các dạng bài tập dùng trong dạy học bộ môn Hóa học ở trường
THPT...................................................................................................................... 17
1.1.3.1. Bài tập trắc nghiệm khách quan................................................................17
1.1.3.2. Bài tập trắc nghiệm tự luận.......................................................................18
1.1.3.3. Bài tập định hướng phát triển năng lực (Tiếp cận PISA)...........................18
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XÂY DỰNG BÀI TẬP HÓA HỌC MỚI
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT........................................19

6


1.2.1. Ý nghĩa của việc xây dựng các bài tập hóa học mới.....................................19
1.2.2. Một số định hướng trong việc xây dựng bài tập hóa học mới.......................19
1.3. TÌM HIỂU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUỐC TẾ
PISA....................................................................................................................... 20
1.3.1. PISA là gì?....................................................................................................20
1.3.2. Mục đích của PISA.......................................................................................20
1.3.3. Đặc điểm của PISA.......................................................................................21

1.3.4. Mục tiêu đánh giá.........................................................................................22
1.3.4.1. Năng lực đọc hiểu phổ thông (Reading literacy).......................................22
1.3.4.2. Năng lực toán học phổ thông (Mathematical literacy)...............................22
1.3.4.3. Năng lực khoa học phổ thông (Science literacy)........................................23
1.3.5. Nội dung đánh giá.........................................................................................23
1.3.6. Cách đánh giá trong bài tập PISA.................................................................24
1.3.6.1. Các kiểu câu hỏi được sử dụng..................................................................24
1.3.6.2. Các mức trả lời..........................................................................................24
1.3.7. Đối tượng đánh giá.......................................................................................24
1.2.8. Tác động của PISA đến giáo dục các nước...................................................24
1.4. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH, CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN
BẰNG HÓA HỌC – HÓA HỌC 10 THPT..........................................................25
1.4.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục.............................................25
1.4.2. Mục đích điều tra..........................................................................................26
1.4.3. Nội dung điều tra..........................................................................................26
1.4.4. Đối tượng điều tra.........................................................................................26
1.4.5. Phương pháp điều tra....................................................................................26
1.4.6. Kết quả và đánh giá kết quả điều tra.............................................................26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.......................................................................................27
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH,

7


CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC – HÓA HỌC 10
THPT..................................................................................................................... 28
2.1. PHÂN TÍCH NỘI DUNG, CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG OXI
– LƯU HUỲNH, CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA

HỌC – HÓA HỌC 10 THPT................................................................................28
2.1.1. Mục tiêu cơ bản của chương oxi – lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân
bằng hóa học – Hóa học 10 THPT..........................................................................28
2.1.1.1. Mục tiêu cơ bản của chương oxi – lưu huỳnh............................................28
2.1.1.2. Mục tiêu cơ bản của chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.........29
2.1.2. Cấu trúc nội dung chương oxi – lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân
bằng hóa học – Hóa học 10 THPT..........................................................................30
2.1.2.1. Cấu trúc nội dung chương oxi – lưu huỳnh................................................30
2.1.2.2. Cấu trúc nội dung chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.............31
2.2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA
CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH, CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN
BẰNG HÓA HỌC – HÓA HỌC 10 THPT..........................................................31
2.2.1. Cơ sở và nguyên tắc......................................................................................31
2.2.1.1. Cơ sở..........................................................................................................31
2.2.2.2. Nguyên tắc.................................................................................................32
2.2.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA......................32
2.2.2.1. Lựa chọn đơn vị kiến thức..........................................................................32
2.2.2.2. Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức.......................................33
2.2.2.3. Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu......................................................33
2.2.2.4. Kiểm tra thử...............................................................................................33
2.2.2.5. Chỉnh sửa...................................................................................................34
2.2.2.6. Hoàn thiện hệ thống bài tập.......................................................................34
2.3. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA CHƯƠNG OXI –
LƯU HUỲNH, CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
– HÓA HỌC 10 THPT..........................................................................................34

8


2.4. SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA

CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH, CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN
BẰNG HÓA HỌC – HÓA HỌC 10 THPT..........................................................80
2.4.1. Sử dụng khi dạy bài mới...............................................................................80
2.4.2. Sử dụng khi luyện tập, ôn tập........................................................................80
2.4.3. Sử dụng khi tự học ở nhà..............................................................................81
2.4.4. Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá.....................................................................81
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.......................................................................................82
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................83
3.1. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................83
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm....................................................................83
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm...................................................................83
3.2. KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................83
3.2.1. Lựa chọn địa bàn, đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm...................83
3.2.1.1. Lựa chọn địa bàn, đối tượng thực nghiệm.................................................83
3.2.1.2. Thời gian thực nghiệm sư phạm.................................................................84
3.2.1.3. Kiểm tra mẫu trước thực nghiệm...............................................................84
3.2.1.4. Lựa chọn giáo viên thực nghiệm................................................................84
3.2.3. Chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm..............................................................85
3.2.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm...................................................................85
3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.....................................................86
3.3.1. Kết quả các bài dạy thực nghiệm sư phạm....................................................86
3.3.1.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm...........................................................86
3.3.1.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm..............................................................86
3.3.2. Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm................................................92
3.3.2.1. Mô tả dữ liệu................................................................................................93
3.3.2.2. So sánh dữ liệu.............................................................................................93
3.3.2.3. Liên hệ dữ liệu..............................................................................................94
3.3.3. Đánh giá, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm........................................96
3.3.3.1. Phân tích kết quả về mặt định tính.............................................................96


9


3.3.3.2. Phân tích kết quả về mặt định lượng..........................................................96
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.......................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................98
1. KẾT LUẬN.......................................................................................................98
2. KHUYẾN NGHỊ...............................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................100
PHỤ LỤC 1...........................................................................................................P1
PHỤ LỤC 2...........................................................................................................P9
PHỤ LỤC 3.........................................................................................................P13
PHỤ LỤC 4.........................................................................................................P16
PHỤ LỤC 5.........................................................................................................P24
PHỤ LỤC 6.........................................................................................................P41
PHỤ LỤC 7.........................................................................................................P43
PHỤ LỤC 8.........................................................................................................P48
PHỤ LỤC 9.........................................................................................................P49

10


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11

Viết tắt
BTHH
GV
HS
LĐC
LTN
OECD
PISA
PPDH
SKG
THPT
TNSP

Viết đầy đủ
Bài tập hóa học
Giáo viên
Học sinh
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
Organization for Economic Co-operation and Development
Programme for International Student Assessment
Phương pháp dạy học
Sách giáo khoa
Trung học phổ thông

Thực nghiệm sư phạm

11


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng
Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11

Tên bảng
Nội dung đánh giá của PISA qua các kì
Chương trình chương oxi – lưu huỳnh
Chương trình chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa
học
Thống kê số HS tham gia thực nghiệm đề tài
Phân phối tần suất số học sinh theo điểm bài kiểm tra
trước thực nghiệm

Kết quả học sinh đạt điểm của 2 bài kiểm tra của trường
THPT Nguyễn Đình Chiểu
Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài
kiểm tra lần 1 của trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài
kiểm tra lần 2 của trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh trường
THPT Nguyễn Đình Chiểu
Kết quả học sinh đạt điểm của 2 bài kiểm tra của trường
THCS & THPT Hà Trung
Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài
kiểm tra lần 1 của trường THCS & THPT Hà Trung
Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài
kiểm tra lần 2 của trường THCS & THPT Hà Trung
Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh trường
THCS & THPT Hà Trung
Tổng hợp các tham số đặc trưng

12

Trang
23
30
31
84
86
86
87
88
89

89
90
91
92
95


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6

Tên hình
Đường lũy tích bài kiểm tra lần 1 của trường THPT
Nguyễn Đình Chiểu
Đường lũy tích bài kiểm tra lần 2 của trường THPT
Nguyễn Đình Chiểu
Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh trường
THPT Nguyễn Đình Chiểu
Đường lũy tích bài kiểm tra lần 1 của trường THCS &
THPT Hà Trung
Đường lũy tích bài kiểm tra lần 2 của trường THCS &
THPT Hà Trung
Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh trường
THCS & THPT Hà Trung


13

Trang
87
88
89
90
91
92


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo Luật giáo dục công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đổi mới giáo
dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho HS những kiến thức đã có của nhân
loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở HS tính năng động, óc tư duy sáng tạo và
kỹ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo những người lao động không chỉ có kiến
thức mà phải có năng lực hành động, kỹ năng thực hành.
Hóa học là một nhánh của khoa học tự nhiên, là một môn khoa học rất quan
trọng. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử và các phản ứng
hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học phát triển từ giả kim thuật và
được thực hành từ hàng ngàn năm trước. Cho tới bây giờ Hóa học đã phát triển rất
mạnh mẽ và đem lại rất nhiều lợi ích trong cuộc sống hằng ngày và trong sản xuất.
Vậy việc học và ứng dụng Hóa học trong đời sống là rất cần thiết. Do đó cần có
những bài tập có ý nghĩa thực tiễn trong các bài dạy cũng như kiểm tra – đánh giá
để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học.

PISA là chương trình đánh giá HS quốc tế do OECD tổ chức định kỳ 3 năm một
lần, là cuộc khảo sát duy nhất đánh giá kiến thức và kỹ năng của HS ở độ tuổi 15.
Giáo dục Việt Nam đặt dấu ấn quan trọng khi lần đầu tiên đăng ký tham gia PISA
chu kỳ 2012, chính thức trở thành thành viên của PISA OECD từ tháng 11 năm
2009. Mục tiêu tổng quát của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ
tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc, HS đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của
cuộc sống sau này ở mức độ nào. Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác
định dựa trên các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa
vào nội dung các chương trình giáo dục quốc gia. Theo nhận định của nhiều chuyên
gia, PISA được đánh giá là chương trình khảo sát tin cậy về năng lực của HS.

14


Trong dạy học bộ môn Hóa học, ngoài việc truyền đạt các kiến thức lý thuyết thì
việc sử dụng các bài tập có định hướng PISA hay có tính thực tiễn sẽ giúp HS có
hứng thú, đam mê và yêu thích môn học, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học,
đồng thời trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các em. Tuy nhiên việc sử
dụng bài thập theo định hướng PISA hiện nay ở các trường THPT vẫn chưa được
phổ biến.
Với những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế, sử dụng hệ thống bài
tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học chương oxi – lưu huỳnh, chương tốc
độ phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10 Trung học phổ thông”.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Cho tới nay có nhiều công trình nghiên cứu, sách, luận văn,... liên quan đến việc
sử dụng bài tập định hướng PISA trong dạy học như:
– Nguyễn Thị Phương Hoa: “Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) (Mục
đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia
Hà Nội số 25/2000.
– TS. Cao Cự Giác (2009), “Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy

và học hóa học”, Nxb Giáo dục Việt Nam.
– PGS.TS Nguyễn Xuân Trường (2009), “Sử dụng bài tập trong dạy học Hóa
học ở trường phổ thông”, Nxb ĐH Sư Phạm Hà nội.
– Nguyễn Thị Phương Hoa, Vũ Thị Kim Chi, Nguyễn Thùy Linh: “Chương
trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) (Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả
chính)”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Ngoại ngữ 25 (2009).
– Nguyễn Ngọc Sơn: “Góp phần tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh
quốc tế (PISA)”, Tập san Giáo dục – Đào tạo số 3/2010.
– Nguyễn Sơn Hà: Khai thác tiêu chuẩn của PISA nhằm rèn luyện khả năng toán
học hóa “Rèn luyện HS trung học phổ thông khả năng toán học hóa theo tiêu chuẩn
của PISA”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội số 4/2010…
– Đỗ Tiến Đạt: “Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA”, Kỷ yếu Hội thảo
Quốc gia về giáo dục Toán học phổ thông năm 2011.

15


– Trần Thị Nguyệt Minh, Luận văn thạc sỹ: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài
tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9”, lớp Cao
học Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học – Trường Đại học Giáo dục
– Đại học Quốc gia Hà Nội.
– Tăng Hồng Dương, Luận văn thạc sĩ: “Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương
pháp giải quyết vấn đề qua dạy học các bài toán thực tiễn phần khối đa diện và
khối tròn xoay (hình học không gian lớp 12 – Ban cơ bản)”, lớp Cao học Lý luận và
Phương pháp dạy học bộ môn Toán K5 – Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
– Nguyễn Quốc Trịnh, Luận văn thạc sĩ: “Dạy học phát triển năng lực cho HS
trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình HS quốc tế (PISA)”, lớp
Cao học Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán K5 – Trường đại học Giáo
dục, đại học Quốc gia Hà Nội.

– PGS. TS. Tạ Thu Thảo, tài liệu tập huấn tại Đồ Sơn: “Biên soạn câu hỏi, bài
tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh THCS & THPT”, Khoa Hóa học –
Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội, 2013.
– Thiều Thị Nga, Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo
hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần cơ sở hóa học chung lớp 10”, chuyên
ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học – Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2014.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học
chương oxi – lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học nhằm giúp
cho việc dạy học gắn liền với thực tiễn, giúp HS có hứng thú, say mê học tập, từ đó
nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
– Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đổi mới PPDH Hóa học.

16


– Nghiên cứu lý luận về BTHH trong dạy học, áp dụng bài tập theo hướng tiếp
cận PISA vào dạy học và kiểm tra đánh giá bộ môn Hóa học.
3.2.2. Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA của OECD
3.2.3. Điều tra, đánh giá thực trạng của việc sử dụng hệ thống bài tập ở trường
THPT
– Tiến hành thiết kế phiếu điều tra để tìm hiểu và đánh giác thực trạng, xu hướng
sử dụng hệ thống BTHH ở trường THPT.
– Thực hiện đối với đối tượng là HS lớp 10 trường THPT Nguyễn Đình Chiểu,
huyện Phong Điền, T.T. Huế và trường THCS & THPT Hà Trung, huyện Phú Vang,
T.T. Huế.

3.2.4. Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình chương oxi – lưu huỳnh,
chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10 THPT
3.2.5. Thiết kế hệ thống bài tập hóa học chương oxi – lưu huỳnh, chương tốc độ
phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10 THPT theo hướng tiếp cận PISA
3.2.6. Nghiên cứu, đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận
PISA vào dạy học chương oxi – lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng
hóa học – Hóa học 10 THPT
3.2.7. Thực nghiệm sư phạm
Bước đầu TNSP để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng hệ
thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA chương oxi – lưu huỳnh, chương tốc độ
phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10 THPT vào quá trình dạy học, kiểm tra
– đánh giá.
4. PHẠM VI, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA chương oxi – lưu
huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10 THPT.
4.2. Giới hạn của đề tài nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học 2015 – 2016.

17


5. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
5.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học Hóa học ở trường THPT.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
– Quá trình sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học Hóa học chương oxi – lưu
huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10 THPT.
– Thiết kế và đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA
chương oxi – lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học

10 THPT.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế được một hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đảm bảo được
các yêu cầu khi thiết kế bài tập, đồng thời sử dụng hệ thống bài tập này vào quá
trình dạy và học Hóa học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nâng cao
năng lực giải bài tập PISA thì sẽ nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học chương
oxi – lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10 THPT.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
– Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước; chính sách đổi mới giáo
dục của Nhà nước; các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học liên
quan đến đề tài.
– Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới PPDH Hóa học.
– Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến việc sử dụng bài tập ở
trường THPT, các tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến việc thiết kế bài tập mới
trong dạy học Hóa học ở trường THPT.
– Nghiên cứu các tài liệu về chương trình đánh giá HS quốc tế PISA của OECD.
– Nghiên cứu nội dung, cấu trúc, mục tiêu chương trình chương oxi – lưu huỳnh,
chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10 THPT.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp quan sát, đàm thoại, điều tra để nắm rõ tình hình việc dạy và học
có sử dụng BTHH.

18


– Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia
giáo dục, giáo viên có kinh nghiệm về việc sử dụng bài tập có tính thực tiễn.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm để đánh giá tính khả
thi, hiệu quả của đề tài để nâng cao hiệu quả dạy và học chương oxi – lưu huỳnh,

chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10 THPT.
7.3. Phương pháp xử lý thống kê toán học
Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm bằng toán học thống kê.
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
– Thiết kế hệ thống bài tập chương oxi – lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và
cân bằng hóa học – Hóa học 10 THPT theo hướng tiếp cận PISA.
– Đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập chương oxi – lưu huỳnh, chương tốc độ
phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10 THPT theo hướng tiếp cận PISA vào
dạy học nhằm cho việc dạy học gắn liền với thực tiễn, giúp HS đam mê, yêu thích
môn học, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học chương oxi – lưu huỳnh, chương
tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10 THPT.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo; luận văn được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài
tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học chương oxi – lưu huỳnh, chương tốc độ
phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học 10 THPT.
Chương 2: Thiết kế và đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp
cận PISA trong dạy học chương oxi – lưu huỳnh, chương tốc độ phản ứng và cân
bằng hóa học – Hóa học 10 THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

19


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH,

CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
– HÓA HỌC 10 THPT
1.1. BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT
1.1.1. Khái niệm bài tập hóa học
BTHH là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả
bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, HS nắm được
một tri thức hay kỹ năng nhất định.
1.1.2. Ý nghĩa của việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học Hóa học ở
trường THPT [9], [10]
1.1.2.1. Ý nghĩa trí dục
– Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến
thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn.
– Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất.
– BTHH thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện cho HS các kỹ năng, kỹ xảo về
hóa học. Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn luyện các kỹ năng thực hành, góp phần
vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho HS,…
– BTHH tạo điều kiện để phát triển các thao tác tư duy như: suy lý, quy nạp,
diễn dịch loại suy,... rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học.
– Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản
xuất và bảo vệ môi trường.
1.1.2.2. Ý nghĩa phát triển
Phát triển ở HS các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát hóa, độc lập,
sáng tạo, rèn trí thông minh cho HS. Một bài tập có nhiều cách giải, GV đưa ra một
bài tập rồi yêu cầu HS giải bằng nhiều cách, tìm những cách giải ngắn nhất, hay
nhất là một cách rèn luyện trí thông minh cho các em.

20


1.1.2.3. Ý nghĩa giáo dục

BTHH có tác dụng giáo dục tư tưởng cho HS như: tính kiên nhẫn, trung thực
trong lao động học tập, tính sáng tạo khi sử dụng và vận dụng trong các vấn đề học
tập. Mặt khác, qua việc giải bài tập rèn luyện cho HS tính chính xác khoa học và
nâng cao hứng thú học tập bộ môn. BTHH có nội dung thực nghiệm còn có tác
dụng rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ triệt để quy định khoa học, chống tác phong
luộm thuộm, vi phạm những nguyên tắc khoa học.
Vậy BTHH giúp cho việc hoàn thiện chất lượng dạy và học, củng cố các kiến
thức thu được, hình thành kỹ năng và chuyển vào tình huống mới, thiết lập mối liên
hệ liên môn, việc giải BTHH tạo điều kiện tiếp thu kỹ năng và kỹ xảo thực hành của
HS. Bài tập là phương tiện quan trọng để phát triển tư duy của HS.
1.1.3. Phân loại các dạng bài tập dùng trong dạy học bộ môn Hóa học ở trường
THPT [12]
BTHH có nhiều cách phân loại như: Dựa vào nội dung, mục đích, hình thức,
cách thức kiểm tra – đánh giá,... Dựa vào cách thức kiểm tra – đánh giá, người ta có
thể phân loại như sau:
1.1.3.1. Bài tập trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của
HS bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Bài tập trắc nghiệm khách quan
có 4 dạng chính sau:
– Dạng 1: Trắc nghiệm điền khuyết hay trắc nghiệm có câu trả lời ngắn
Trắc nghiệm điền khuyết hay trắc nghiệm có câu trả lời ngắn thực chất là một
loại, chúng chỉ khác nhau về dạng thức của vấn đề đặt ra. Nếu được trình bày dưới
dạng câu hỏi ta gọi là trắc nghiệm có câu trả lời ngắn. Nếu được trình bày dưới
dạng câu phát biểu chưa đầy đủ (thành một khoảng trống để điền vào) thì gọi là trắc
nghiệm điền khuyết.
– Dạng 2: Trắc nghiệm ghép đôi
Loại trắc nghiệm này gồm có hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn (hay gọi là
bảng truy – premises) và câu đáp (hay gọi là bảng chọn – responses). Người tham
gia kiểm tra trắc nghiệm loại này cần phải lựa chọn sắp xếp lại với nhau thành từng


21


cặp thông tin ở hai dãy sao cho phù hợp về nội dung và cấu trúc. Mỗi lựa chọn có
thể sử dụng một lần, cũng có thể sử dụng nhiều lần, cũng có thể không sử dụng.
– Dạng 3: Trắc nghiệm đúng – sai
Loại câu trắc nghiệm này có thể là những phát biểu được đánh giá là đúng hay
sai, hoặc chúng có thể là những câu hỏi trực tiếp để được trả lời là “có” hoặc
“không”. Đôi khi chúng có thể được nhóm lại dưới cùng một câu dẫn.
– Dạng 4: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn yêu cầu người học lực chọn đáp án chính xác trong
một số đáp án đưa ra. Câu hỏi loại này gồm một phần phát biểu chính được gọi là
phần dẫn, hay câu hỏi và bốn, năm hoặc nhiều phương án trả lời cho sẵn để thí sinh
chọn ra câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất. Trong các phương án đưa ra thì chỉ có
duy nhất một phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án khác là sai được đưa
vào với tác dụng gây nhiễu phải có vẻ hợp lý đối với người chưa hiểu kỹ vấn đề.
Đây là loại câu hỏi đa năng nhất trong các loại câu hỏi đóng.
1.1.3.2. Bài tập trắc nghiệm tự luận
Câu hỏi tự luận yêu cầu HS dùng lời lẽ, ngôn ngữ của mình để viết ra những đáp
án tương đối dài để trả lời câu hỏi. Một bài tự luận thường có ít câu hỏi vì phải mất
nhiều thời gian để viết câu trả lời. Phương pháp tự luận tạo cho người học một thói
quen học tập tích cực, sáng tạo.
1.1.3.3. Bài tập định hướng phát triển năng lực (Tiếp cận PISA) [8]
Dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội dung, PPDH và
đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách thức xây dựng nhiệm vụ, bài tập
có vai trò quan trọng. Từ đó hình thành loại bài tập định hướng phát triển năng lực
mà các bài tập trong nghiên cứu so sánh trình độ HS quốc tế PISA là một ví dụ điển
hình cho xu hướng xây dựng các bài kiểm tra, đánh giá theo năng lực. Những ưu
điểm của các bài tập này là:
– Trọng tâm là sự vận dụng có phối hợp các thành tích riêng khác nhau trên cơ

sở một vấn đề mới đối với người học.
– Luôn theo các tình huống trong cuộc sống của HS, theo “thử thách trong cuộc
sống”. Nội dung học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn.

22


– Dạy học định hướng năng lực định hướng mạnh hơn đến HS và các tiền đề học
tập so với dạy học định hướng nội dung, do vậy mà các bài tập cũng sẽ có tính định
hướng mạnh.
– Hệ thống bài tập định hướng năng lực chính là công cụ để HS luyện tập nhằm
hình thành năng lực và là công cụ để GV và các nhà quản lí giáo dục kiểm tra, đánh
giá được năng lực của HS và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học.
1.1.4. Cơ sở lý luận về việc xây dựng bài tập hóa học mới trong dạy học Hóa
học ở trường THPT
1.1.4.1. Ý nghĩa của việc xây dựng các bài tập hóa học mới [17]
BTHH có hiệu quả sâu sắc trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, hình thành
phương pháp chung của việc tự học hợp lý, rèn luyện kỹ năng tự lực, sáng tạo.
BTHH là phương tiện cơ bản để dạy HS tập vận dụng các kiến thức đã học vào thực
tế đời sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học.
Nhằm đáp ứng với sự đổi mới PPDH theo định hướng năng lực thì việc xây
dựng các BTHH mới, trong đó việc xây dựng bài tập theo định hướng năng lực là
thiết yếu.
Các BTHH sử dụng trong nhà trường phổ thông hiện nay tuy đã được thay đổi
nhưng vẫn còn nặng về kiến thức toán học, nghèo nàn về kiến thức hóa học. Hầu
hết các bài tập chưa đánh giá nhiều về kỹ năng cơ bản môn Hoá học như: kỹ năng thực
hành hóa học, kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế,... Đồng thời, BTHH
hiện nay chưa chú trọng đến việc phát huy khả năng tư duy sáng tạo, lập kế hoạch,
giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn đời sống, chưa chú trọng đến việc phát
triển năng lực tư duy hóa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của HS.

Chính vì vậy, việc xây dựng nên những BTHH mới là rất quan trọng và có ý
nghĩa thiết thực.
1.1.4.2. Một số định hướng trong việc xây dựng bài tập hóa học mới [25]
– Xây dựng bài tập theo định hướng năng lực. Tăng cường sử dụng bài tập trắc
nghiệm khách quan. Xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm định
lượng.

23


– Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến
những thuật toán phức tạp để giải. Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả
định rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn hóa học.
– Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho HS năng lực phát hiện vấn đề và giải
quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thực tiễn trong tự nhiên và cuộc
sống. Xây dựng bài tập mới về bảo vệ môi trường và phòng chống ma túy.
– Đa dạng hóa các loại hình bài tập như bài tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ đồ thị,
sơ đồ, bài tập lắp dụng cụ thí nghiệm,… Xây dựng bài tập có nội dung hóa học
phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơn giản, nhẹ nhàng.
1.2. TÌM HIỂU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUỐC TẾ
PISA [11][16][17][18][19]
1.2.1. PISA là gì?
PISA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student
Assessment – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” do OECD (viết tắt của cụm
từ tiếng Anh “Organization for Economic Co-operation and Development” – Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ
số đánh giá tính hiệu quả – chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham
gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông. PISA được
thực hiện theo chu kì 3 năm một lần (bắt đầu từ năm 2000) với đối tượng HS trong
độ tuổi PISA (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng).

1.2.2. Mục đích của PISA
Với mục tiêu tổng quát là kiểm tra xem, khi kết thúc độ tuổi PISA, HS đã được
chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Ngoài ra,
PISA còn hướng tới:
– Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc hiểu, lĩnh
vực Toán học và lĩnh vực Khoa học của HS ở lứa tuổi 15.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của HS.
– Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy – học tập có ảnh hưởng dến kết
quả học tập của HS.
24


1.2.3. Đặc điểm của PISA
Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA có một số đặc điểm sau:
– Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu. Đến nay, qua 5 cuộc khảo sát
đánh giá, ngoài các nước thuộc khối OECD, còn có nhiều quốc gia là đối tác của
khối OECD đăng kí tham gia. Việt Nam tham gia lần đầu tiên vào cuộc khảo sát lần
thứ 4 năm 2012 (trong 3 ngày 12, 13 và 14 tháng 4 năm 2012, tại 162 trường thuộc
59 tỉnh, thành phố với khoảng 5.100 HS ở tuổi 15).
– PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì 3 năm một lần.
– Cho tới nay, PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về
năng lực phổ thông của HS ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu
hết các quốc gia.
– PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:
+ Chính sách công (public policy): “Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị
đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống trưởng
thành chưa ?”,…
+ Hiểu biết phổ thông (literacy): PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về
các năng lực của HS trong việc ứng dụng các kiến thức và kỹ năng phổ thông cơ
bản vảo các tình huống thực tiễn. Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân

tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kỹ năng đó thông
qua cách HS xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề.
+ Học suốt đời (lifelong learning): PISA sẽ tiến hành đo năng lực thực hiện
của HS về các lĩnh vực Đọc hiểu, làm Toán và Khoa học, đồng thời còn tìm hiểu cả
về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập.
– Bài tập của PISA: Các câu hỏi của PISA đều là các câu hỏi dựa trên các tình
huống của đời sống thực và không chỉ giới hạn bởi cuộc sống thường ngày trong
nhà trường, và nhiều tình huống được lựa chọn không phải chỉ để HS thực hiện các
thao tác về tư duy, mà còn để HS ý thức về các vấn đề xã hội (như là sự nóng lên
của trái đất, phân biệt giàu nghèo,...). Dạng thức của câu hỏi phong phú. Chất liệu

25


×