Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Trình bày vấn đề thu hút ODA tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.13 KB, 6 trang )

Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) còn
được gọi là viện trợ nước ngoài, là một trong bốn hình thức đầu tư quốc tế cơ bản, bao
gồm vốn cho vay ưu đãi và cho không từ các Chính phủ và tổ chức quốc tế dành cho
Chính phủ các nước cần nhận vốn, thông thường là các DCs. Trong quá trình hội nhập và
phát triển, vốn đầu tư là một trong những yếu tốquan trọng quyết định sự thành bại cho
nền kinh tế của cả một quốc gia. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đề ra mục tiêu đối với Việt Nam đó là thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước
công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 chúng
ta cần phải huy động nhiều hơn nữa các nguồn lực để phát triển đất nước, trong đó
ODA đóng một vai trò quan trọng. Do đó, một số câu hỏi được đặt ra là liệu chúng ta
có huy động được nhiều hơn nguồn vốn ODA không? Tình hình thu hút ODA ở Việt
Nam hiện nay như thế nào ? Và giải pháp nào tốt nhất để nâng cao thu hút và phát huy
hiệu quả hơn nữa việc sử dụng nguồn vốn này ?

I . ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN ĐẦU TƯ ODA :
Xét về khía cạnh kinh tế, ODA có những đặc điểm cơ bản sau:
 Đây là luồng vốn có tính chất một chiều. Các nước cấp ODA là các nước công
nghiệp phát triển (OECD), các nước có thu nhập cao (OPEC) hoặc các tổ chức
quốc tế như IMF, WB, ADB, UNDP … mà phần ngân sách đóng góp chủ yếu là
từ các nước phát triển. Còn các nước nhận vốn là các DCs có thu nhập thấp
hoặc gặp khó khăn về kinh tế;
 Chủ thể cấp vốn và vay vốn đều là Chính phủ các nước hoặc các tổ chức quốc
tế. Trong trường hợp vốn đầu tư được ngân hàng quốc gia bảo lãnh và giao cho
doanh nghiệp sử dụng thì chủ thể chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn là Chính phủ.
Do đó ODA thường được đàm phán, ký kết và tài trợ thông qua các nghị định
thư tài trợ và các thủ tục kèm theo phức tạp hơn nhiều so với các kênh di động
vốn khác;
 ODA thường có hai phần rõ rệt: phần cho không (viện trợ không hoàn lại)
thường chiếm 25% tổng vốn ODA, và phần cho vay chiếm 75% với các điều
1




kiện ưu đãi về lãi suất (thấp hơn lãi suất thương mại), thời hạn vay (thường kéo
dài từ 10 – 15 năm), và phương thức thanh toán nợ.

II . CÁC HÌNH THỨC ODA :
 Xét theo thể cấp vốn, ODA có hai loại:
+ ODA song phương là viện trợ và cho vay giữa hai Chính phủ, phần này
thường chiếm tỷ lệ 65 – 70%.
+ ODA đa phương do các tổ chức quốc tế (chủ yếu là IMF, WB, ADB, OPEC,
EU, SEV, UNDP …) tài trợ cho một hoặc một nhóm nước nhận vốn.
 Theo mục đích sử dụng, ODA có các loại:
+ Vốn đầu tư phát triển: luôn chiếm tỷ lệ lớn trong vốn ODA (50 – 60%). Vốn
này có thể được Chính phủ các nước nhận vốn trực tiếp tổ chức đầu tư, quản lý
dự án và có trách nhiệm trả nợ phần vốn vay. Ngoài ra, một phần vốn ODA đầu
tư phát triển do các doanh nghiệp kinh doanh tổ chức đầu tư, quản lý dự án và
có trách nhiệm thu hồi vốn trả nợ.
+ Vốn viện trợ kỹ thuật: là các khoản vốn tài trợ để hỗ trợ đào tạo chuyên gia,
nâng cao năng lực tổ chức và quản lý, hỗ trợ chuyên gia, thực hiện các cải cách
thể chế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán (vốn tín dụng điều chỉnh cơ cấu tài chính): là phần
vốn giúp các nước thanh toán các khoản nợ đến hạn và lãi tích lũy của các năm
trước.
+ Viện trợ nhân đạo và cứu trợ: chi cho các mục đích cứu trợ đột xuất, cứu đói,
khắc phục thiên tai, chiến tranh. Phần vốn này chiếm tỷ lệ khác nhỏ.
+ Viện trợ quân sự: chủ yếu là viện trợ song phương cho các nước đồng minh
trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Hoa Kỳ và Liên Xô là hai quốc gia trước đây
cấp viện trợ quân sự nhiều nhất.

2



III . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THU HÚT ODA TẠI VIỆT NAM:
Công tác thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã được thực
hiện tích cực, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đó là “Việt Nam sẵn
sàng là một đối tác vững chắc trong cộng đồng quốc tế, nổi bật cho hòa bình, độc lập
và phát triển”. Việc thu hút ODA được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và ở
tất cả các cấp từ Trung ương đến cơ sở cũng như ở các cơ quan đại diện ngoại giao
của Việt Nam ở nước ngoài. Mặc dù tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn
do khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008, song các nhà tài trợ tiếp tục thực hiện
các cam kết ODA dành cho Việt Nam với mức cam kết năm sau luôn cao hơn năm
trước.
Một số nhà tài trợ có giá trị vốn ODA đã ký lớn như Nhật Bản
(2.112,28triệu USD), WB (1.445,86 triệu USD) và ADB (1.330,7 triệu
USD). Những chương trình, dự án có giá trị lớn được ký kết tập trung chủ yếu vào
lĩnh vực giaothông, cấp thoát nước và phát triển đô thị, bao gồm: "Xây dựng đường
vành đai 3 H à N ộ i " ( 2 4 5 , 2 7 t r i ệ u U S D ) ; “ C ả i t h i ệ n m ô i t r ư ờ n g n ư ớ c
t h à n h p h ố H u ế ” (182,48 triệu USD) do JBIC tài trợ; “Khoản vay hỗ trợ khắc phục
tác động khủng hoảng” trị giá 500 triệu USD, “Phát triển toàn diện thành phố Thanh
Hóa” trị giá104,7 triệu USD do ADB và Hàn Quốc tài trợ; “Tín dụng ngành
giao thông vậntải để nâng cấp mạng lưới đường bộ giai đoạn 2” trị giá 183,51 triệu
USD; “Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội” trị giá 150,43 triệu USD
do Nhật Bản tài trợ; và “Khoản tài trợ bổ sung cho Dự án năng lượng nông thôn II” trị
giá200 triệu USD, “Chương trình bảo đảm chất lượng trường học” trị giá 127
triệuUSD, “Cung cấp nước sạch và thủy lợi tỉnh Bình Thuận” trị giá 19,74 triệu USD
và “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Cà Mau” trị giá 17,89 triệu USD doÝ
tài trợ, …Ngoài ra, còn có một số khoản viện trợ không hoàn.
Trong các ngành và lĩnh vực ưu tiến vốn ODA, nông nghiệp và phát triển
nông thôn xóa đói giảm nghèo có các chương trình và dự án ODA đạt tổng giá trị
khoảng 1,1 tỉ USD, chiếm 18,57% tổng vốn ODA; trong đó có nhiều dự án quy mô

lớn như Dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng
nông thôn dựa vào cộng đồng, Dự án phát triển sinh kế miền Trung, Chương trình
thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long và nhiều dự án phát triển nông thôn tổng hợp kết
hợp xóa đói, giảm nghèo khác đã góp phần hỗ trợ phát triển nông thôn và cải thiện
3


một bước quan trọng trong đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y
tế, giáo dục.
Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông là ngành sử dụng vốn ODA lớn
nhất. Nhờ nguồn vốn này mà Việt Nam đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ
thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội
địa. Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển các
ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Năng lượng và Công nghiệp là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với các
dự án đã ký trong thời gian qua đạt trên 0,9 tỉ USD nhằm cải tạo, nâng cấp, phát triển
mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn. Đây là nguồn vốn lớn
và có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tư
nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với đầu
tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm.
Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật là những lĩnh vực ưu
tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua với các chương trình, dự án đạt tổng
số vốn trên 1,7 tỉ USD (chiếm 29,74%).
Ngoài ra, hơn 1 tỷ USD vốn ODA c òn được sử dụng để hỗ trợ cho
ngânsách thông qua các khoản vay và viện trợ không hoàn lại gắn với chính sách
củaWB, ADB, IMF và một số nhà tài trợ song ph ương như hỗ trợ thực
hiện cácchính sách kinh tế trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng, phát triển khu
vựctư nhân, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước,…
Trong năm 2012, số vốn viện trợ phát triển chính thức ODA dành cho Việt Nam

đã được các nhà tài trợ công bố vào ngày 6/12 tại Hội nghị thường niên của Nhóm tư
vấn (CG) diễn ra tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia, mấu chốt của câu chuyện thu hút ODA ở Việt Nam vẫn
nằm ở tốc độ cũng như hiệu quả triển khai các dự án sử dụng nguồn vốn này. Tại buổi
họp báo diễn ra đầu tháng 12 vừa qua, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB)
Victoria Kwakwa cho biết trong năm 2011, đã có gần 40 dự án sử dụng vốn của tổ

4


chức này tại Việt Nam hoàn tất và đều được đánh giá từ trung bình đến tốt. WB hiện
là nhà tài trợ ODA đa phương lớn nhất cho Việt Nam.
“Tôi không thấy có cơ sở nào để cho rằng Việt Nam không sử dụng thiếu hiệu quả
nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, rõ ràng là các bạn có thể làm tốt hơn, cả về tốc độ giải
ngân lẫn hiệu quả dự án”, bà Kwakwa nhận xét.
Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, mặc dù gặp phải nhiều trở ngại
do tác động của kinh tế thế giới cũng như thảm hoạ động đất – sóng thần tại Nhật (nhà
tài trợ song phương lớn nhất của Việt Nam), nhưng sau 10 tháng, giải ngân ODA vẫn
đạt 2,33 tỷ USD. Theo dự báo của Bộ, mức giải ngân trong cả năm 2011 có thể đạt
khoảng 3,65 tỷ USD, tăng khoảng 3% so với năm 2010. Tuy vậy con số này mới
chiếm chưa đầy một nửa số tiền 7,9 tỷ USD được các nhà tài trợ cam kết tại Hội nghị
CG năm ngoái.
Do Việt Nam vừa được công nhận là quốc gia có thu nhập trung bình trong năm
2010, vốn viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam đã giảm đáng kể.
Theo ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(MARD), lĩnh vực nông nghiệp có thể chỉ thu hút được 300 triệu USD, giảm 37 triệu
USD so với năm ngoái.
Thu hút ODA trở nên khó khăn hơn cho Việt Nam sau khi thế giới bước vào
suy thoái. Thiếu kế hoạch định hướng cho việc giải quyết và sử dụng vốn ODA cho
nông nghiệp, sự phân phối không đều về nguồn vốn giữa các địa phương và thiếu đơn

vị chuyên nghiệp quản lí nguồn vốn ODA cũng là một trong những nguyên nhân chủ
yếu gây ảnh hưởng đến hiện trạng thu hút vốn.
Theo báo cáo từ MARD, trong giai đoạn 2009-2011, Bộ đã nhận một mức
bình quân 310 triệu USD vốn ODA, chủ yếu từ Nhật Bản, Úc và các tổ chức quốc tế
bao gồm cả Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ tài chính quốc tế dành cho
Phát triển Nông nghiệp. Chính phủ cũng đang có nhiều kế hoạch thu hút thêm ODA
cho nông nghiệp.

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quan hệ kinh tế Quốc tế, trường đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà
Nội – 2010.
2. />3. />4. />
6



×