Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích các nguyên tắc phân định biển giữa việt nam với các nước ( các hoạt động mới nhất)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.07 KB, 7 trang )

Đặng Thị Kim Dung – Nhóm 02

I.

MỞ ĐẦU

Phân định biển và quá trình hoạch định đường ranh giới giữa hai hay nhiều
quốc gia có các vùng biển tiếp giáp hoặc đối diện nhau cũng như việc xác định
ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (tiếp giáp với
biển cả hoặc đáy biển di sản chung của loài người) luôn là vấn đề trung tâm
của Luật biển quốc tế hiện đại. Sau khi Công ước Luật biển năm 1982 được ban
hành, vấn đề phân định biển càng trở nên bức thiết, bởi nó liên quan đến chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích kinh tế, an ninh, quốc
phòng của các quốc gia cũng như quyền tự do biển cả của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam là một quốc gia có vùng biển rộng lớn và giáp với nhiều quốc gia
trong khu vực, bởi vậy vấn đề phân định ranh giới biển giữa Việt Nam với các
nước cũng là một trong những vấn đề quan trọng, có nhiều phức tạp xoay
quanh.
II.

NỘI DUNG

1. Khái quát chung về vùng biển Việt Nam.
Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài hơn 3000km với vô vàn tài
nguyên thiên nhiên biển phong phú. Biển Việt Nam được công nhận là một
trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phát triển, 20 vùng biển giàu hải sản nhất
trên thế giới. Đối với giao thông vận tải, vùng biển của Việt Nam nằm ở vị trí
đắc địa đặc biệt quan trọng của tuyến hàng hải nối Ấn Độ Dương với Thái Bình
Dương. Chính vị trị địa lý đặc biệt quan trọng này cũng là một trong những
nguyên nhân mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ gây chiến tranh xâm lược Việt
Nam. Đặc biệt hơn nữa, cộng đồng thế giới xác định biển Đông là vùng biển có


trữ lượng dầu mỏ dự kiến không thua kém trữ lượng của các mỏ dầu ở các nước
Ả rập. Với thuận lợi mà tự nhiên ban tặng, Đảng và nhà nước ta luôn nhận thức
được tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là cơ sở quan trọng để
Công pháp Quốc tế - Bài tập lớn học kì

1


Đặng Thị Kim Dung – Nhóm 02

phát triển kinh tế. Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 của Đảng và Nhà
nước đề ra quyết tâm đưa Việt Nam trở thành một quốc gia “giàu lên từ biển,
mạnh lên từ biển”. Trong lễ khai mạc Festival Biển và hải đảo Việt Nam 2010,
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhấn mạnh việc thế kỷ XXI được coi là
“thế kỷ của đại dương”, các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi
trọng việc xây dựng chiến lược biển. Trên thế giới, các vụ tranh chấp về chủ
quyền biển, đảo diễn ra nhiều hơn như tranh chấp biển Đông, tranh chấp vùng
biển giữa Nhật Bản và Trung Quốc, giữa Nhật Bản và Nga… cho thấy các nước
có biển đều rất quan tâm tới việc phát triển hướng ra biển. Từ những tình hình
thực tiễn trên, việc phân định các vùng biển thuộc chủ quyền giữa Việt Nam với
các nước được đặt ra là nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo dựng cơ chế pháp lý
mang tính quốc tế hóa để bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
2. Các nguyên tắc phân định biển theo quy định của luật quốc tế.
Phân định biển là một hành vi mang tính quốc tế, vì vậy cần có sự thừa nhận
của cộng đồng quốc tế. Do đó, việc phân định phải được thực hiện dựa trên
những nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Để hạn chế và giải quyết các vấn đề
tranh chấp về biển, năm 1982 Công ước Viên về luật biển ra đời. Theo quy định
của Công ước Luật biển năm 1982 (các Điều 15, Điều74, Điều 83) và tham
khảo các phán quyết của Toà án công lý quốc tế liên quan vấn đề phân định có
thể thấy nổi lên hai nguyên tắc cơ bản về phân định biển là: Nguyên tắc thỏa

thuận và Nguyên tắc công bằng.
2.1.

Nguyên tắc thỏa thuận

Phân định biển là vấn đề rất phức tạp, liên quan đến việc xác định giới hạn
thụ đắc các vùng biển trên cơ sở pháp luật quốc tế của ít nhất là hai quốc gia. Vì
vậy, các quốc gia có liên quan cần thông qua đàm phán, thương lượng để thoả
thuận các phương pháp và tiêu chuẩn phân định. Công ước Luật biển 1982 khi
quy định về phân định các vùng biển giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hay
Công pháp Quốc tế - Bài tập lớn học kì

2


Đặng Thị Kim Dung – Nhóm 02

tiếp giáp tại các Điều 15, 74, 83, đều đưa nguyên tắc thoả thuận lên hàng đầu.
Các phán quyết của Toà án Công lý quốc tế ghi nhận nguyên tắc thoả
thuận như "Sự phân định này phải được mưu cầu và thực hiện qua một thoả
thuận tiếp theo một cuộc đàm phán thiện chí với ý định thực tế đạt tới kết quả
tích cực", "Các bên phải tiến hành đàm phán nhằm đi đến một thoả thuận chứ
không phải đơn thuần tiến hành một cuộc đàm phán hình thức, [...]; các bên có
nghĩa vụ xử sự sao cho đàm phán có ý nghĩa, đó không phải là trường hợp một
khi một trong các bên khăng khăng giữ lập trường riêng của mình mà không
trù liệu một sự điều chỉnh nào cả" .
Để đạt đến kết quả, các bên trong quá trình đàm phán có thể nêu lên các
yếu tố và hoàn cảnh cụ thể để củng cố lập luận của mình. Tuy nhiên, cần phải
dựa trên nguyên tắc công bằng, hợp lý, hợp tình và có chú ý đến tất cả mọi hoàn
cảnh thích đáng, có tính đến tầm quan trọng của các lợi ích có liên quan đối với

các bên tranh chấp và với cộng đồng quốc tế.
2.2.

Nguyên tắc công bằng.

Công ước Luật biển năm 1982 đã quy định thoả thuận giữa các quốc gia
liên quan trong một vụ phân định biển phải đi đến một giải pháp công bằng
(Điều 15, Điều 59, Điều 74 và Điều 83). Tuy nhiên, phương pháp phân định nào
có thể cho giải pháp công bằng thì Công ước Luật biển 1982 lại không quy định
rõ ràng. Để đạt được một giải pháp công bằng ít nhất cần thoả mãn hai yếu tố:
thứ nhất là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, thứ hai là không gây chồng
lấn sang phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia khác.
Tong lĩnh vực phân định biển, giải pháp công bằng cần được hiểu một cách
đơn giản không phải là sự cân bằng, là sự chia đôi mà là sự xem xét và đặt lên
bàn cân tất cả các hoàn cảnh hữu quan để tìm ra được một giải pháp mà các bên
có thể chấp nhận, các bên có thể coi kết quả mà nó mang lại là công bằng.

Công pháp Quốc tế - Bài tập lớn học kì

3


Đặng Thị Kim Dung – Nhóm 02

Nhìn chung, qua các phán quyết của Toà án quốc tế, bản án Trọng tài quốc
tế, các thoả thuận phân định giữa các quốc gia, có thể thấy phần lớn các trường
hợp phân định biển giữa hai quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp nhau
được tiến hành theo một số phương pháp cơ bản sau để đạt được kết quả công
bằng: phương pháp đường trung tuyến, phương pháp đường trung tuyến có điều
chỉnh, giải pháp tạm thời.

3.

Nguyên tắc phân định biển của Việt Nam với các nước.

3.1. Phân định Biển Đông giữa Việt Nam với các nước trong khu vực:
Hiện nay, có 7 nước, vùng lãnh thổ trực tiếp tranh chấp chủ quyền tại Biển
Đông bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philipine, Malaysia, Bruney
và Singapore. Trong đó Việt Nam cần phân định biên giới biển với Trung Quốc,
Philippine, Malaysia và Đài Loan (hiện nay Việt Nam không thừa nhận Đài
Loan là một quốc gia độc lập, chỉ coi Đài Loan là một bộ phận của Trung
Quốc). Trung Quốc thể hiện khát khao thôn tính Biển Đông mạnh mẽ nhất, thể
hiện ở việc bố “đường lưỡi bò” gây bất bình dư luận khu vực cũng như đẩy
mạnh phát triển vũ trang, phát triển hải quân và thường xuyên tổ chức tập trận
tại Biển Đông.
Hiện tại, các nước tham gia tranh chấp chủ quyền đã ký kết “Tuyên bố về
cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” DOC năm 2002 được xem như là văn
kiện có tính pháp lý làm dịu bớt căng thẳng ở Biển Đông. Hiện nay, các nước
tranh chấp đang xúc tiến lập “Bộ nguyên tắc ứng xử Biển Đông” COC nhằm
tăng cường hơn nữa tính pháp lý ràng buộc với các bên tranh chấp ở Biển
Đông.
Các bên tranh chấp tại Biển Đông đưa ra các yêu sách:
- Yêu sách của Trung Quốc: Trung Quốc vẫn kiên trì tuyên bố quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa, yêu

Công pháp Quốc tế - Bài tập lớn học kì

4


Đặng Thị Kim Dung – Nhóm 02


sách này dựa trên nhiều tài liệu được ghi chép từ thế kỷ thứ hai sau công
nguyên, Và vấn đề này đến gần đây lại trở nên nhức nhối hơn.
- Yêu sách của Đài Loan: Yêu sách của Đài loan về quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa được khẳng định trên cơ sở lịch sử giống như Trung Quốc đã khẳng
định. Đài Loan còn đưa ra thêm một yêu sách nữa là quyền chiếm hữu được
thực hiện theo luật pháp quốc tế trên cơ sở những sự kiện xảy ra trong những
ngày đầu sau Chiến tranh thế giới thế giới thứ hai.
- Yêu sách của Việt Nam: Từ lâu, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Qua các triều đại, Nhà nước phong kiến Việt Nam
trước kia là người đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu, thực hiện chủ quyền,
khai thác với tư cách Nhà nước hai quần đảo này trước đó chưa hề nằm trong
địa lý hành chính của một nước nào. Việc chiếm hữu này là thật sự, phù hợp
luật pháp và tập quán quốc tế. Các chính quyền kế tiếp theo đã tổ chức các quần
đảo đó thành những đơn vị hành chính thuộc các tỉnh lục địa của Việt Nam.
- Yêu sách của Malaysia: Hiệp định ký kết với Indonesia ngày 27/10/1969 về
việc xác định ba đoạn biên giới khác nhau đã đưa các yêu sách của Malaysia ở
quần đảo Trường Sa thành tiêu điểm chú ý. Những đoạn này có khả năng đem
lại cho Malaysia các quyền đối với một khu vực quan trọng ở Biển Đông, chỉ
trừ khi Malaysia hoặc kiểm soát được một cách chắc chắn các đảo nằm kế cận
trong quần đảo Trường Sa hoặc các đảo này không được để ý đến khi vạch các
đường biên giới này. Trong năm 1979, Malaysia đơn phương mở rộng đường
biên giới của họ từ điểm 109o33’ Đông và 6o18’ Bắc theo đường nằm vắt
ngang hướng trên Đông – Đông Bắc. Với việc đơn phương vạch đường biên
giới này, các đảo An Bang và bãi ngầm Jeams ở phía ngoài bờ biển Sarawak đã
lọt vào phía trong đường biên giới của Malaysia.
- Yêu sách của Philipine: Trong tháng 2/1979, Philippine đã chính thức
đưa ra yêu sách đối với các đảo trong quần đảo Trường Sa mà họ gọi là nhóm
Công pháp Quốc tế - Bài tập lớn học kì


5


Đặng Thị Kim Dung – Nhóm 02

đảo Kalayaan. Năm 1971, Philippine đã bắt đầu bộc lộ việc chiếm đóng một
cách hình thức ở nhóm đảo Kalayaan. Hành động này được tiến hành theo cách
đặt vấn đề cho rằng nhóm đảo này là res nullius (vô chủ) và không thuộc quyền
sở hữu của bất cứ quốc gia nào khác.
Hiện tại, các quốc gia vẫn kiên trì theo đuổi yêu sách của mình. Tuy nhiên,
các quốc gia tranh chấp, trong đó có Việt Nam cũng thống nhất xử lý vấn đề
theo hướng hòa bình, không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Thực tế,
các nhà chính trị quân sự trên thế giới nhiều lần dự báo, nếu xảy ra chiến tranh
ở Biển Đông sẽ là nguy cơ dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ III. Vì vậy,
đảm bảo không khí hòa bình, ổn định ở Biển Đông là nhiệm vụ quan trọng mà
các nước tranh chấp cần đạt được. Việt Nam luôn theo đuổi chính sách của
mình là giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao, hòa bình trên
nguyên tắc thỏa thuận.
3.2. Phân định vùng biển giữa Việt Nam và Campuchia trong vịnh Thái
Lan.
Hiện nay, quan điểm của cả hai bên về việc phân định biên giới biển Việt
Nam - Campuchia còn khác xa nhau. Việt Nam đề nghị căn cứ luật pháp quốc
tế, thực tiễn quốc tế về phân định biển và hoàn cảnh cụ thể của vùng biển để
phân định công bằng. Đó là việc áp dụng đường trung tuyến. Tuy nhiên phía
Campuchia qua các thời kỳ và đặc biệt là quan điểm của nước bạn trong giai
đoạn gần đây thì Campuchia vẫn kiên trì đề nghị lấy đường Brévié năm 1939
làm đường biên giới trên biển giữa hai nước. Lý do mà Việt Nam không chấp
nhận đường Brévié làm đường biên giới trên biển giữa hai nước là vì cơ sở
pháp lý của đường này không được quốc tế thừa nhận cũng như không đem lại
sự công bằng cho cả hai bên.

Yêu sách dùng đường Brévié làm đường biên giới trên biển là không có cơ
sở về lịch sử, pháp lý và thực tiễn, là cách làm đi ngược lại với nguyên tắc công
Công pháp Quốc tế - Bài tập lớn học kì

6


Đặng Thị Kim Dung – Nhóm 02

bằng trong phân định biển đã được pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế thừa
nhận. Việt Nam vẫn kiên trì giải thích rõ hơn về tính hợp lý của việc sử dụng
đường trung tuyến trong phân định, coi đây là đường khởi đầu khách quan nhất
để hai bên cùng bàn bạc điều chỉnh hợp lý, hy vọng đi tới một con đường phân
định công bằng cho hai bên. Tuy nhiên từ đó tới nay, phía Campuchia vẫn chưa
có một hành động đáng kể nào để đi tới kết quả phân định biên giới biển giữa
hai nước. Như vậy, trong giải quyết tranh chấp với Campuchia trong vịnh Thái
Lan, Việt Nam lại theo đuổi nguyên tắc công bằng.
III. KẾT LUẬN
Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân
tộc. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tố gắn bó với nhau
như hình với bóng do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều
thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc
gia. Với vị trí địa lý chính trị đặc biệt quan trọng, thường xuyên bị các kẻ thù
nhòm ngó, Việt Nam nhận thấy vấn đề bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ là vấn đề vô cùng quan trọng, phai có đối sách phù hợp trong mọi trường
hợp. Việt Nam là một đất nước yêu chuộng hòa bình, bởi vậy trong các tranh
chấp nói chung và tranh chấp về phân định biển nói riêng, Việt Nam luôn kết
hợp hài hòa cả hai phương pháp phân định biển là phương pháp thỏa thuận
và phương pháp công bằng.


Công pháp Quốc tế - Bài tập lớn học kì

7



×