Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Một số biện pháp chủ yếu đẩy mạnh thâm nhập thị trường ASEAN đối với hàng hoá của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.33 KB, 42 trang )

LuËn v¨n tèt nghiÖp

1

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, hiện nay hội nhập khu vực và quốc tế đang là xu thế chung
của hầu hết các quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Theo đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện
nay thì đa phương hoá các mối quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế là những mục
tiêu được đặt lên hàng đầu, trong đó, nội dung kinh tế ngày càng chiếm vai trò quan
trọng. Quá trình hội nhập rất đa dạng, nhưng lĩnh vực hội nhập quan trọng nhất và chủ
đạo nhất chính là về kinh tế – thương mại, bởi đây chính là lĩnh vực góp phần chủ yếu
trong việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đưa Việt
Nam lên một tầm cao mới, sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong những năm trở lại đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể
trong hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là việc mở rộng và phát triển thị trường. Chúng ta
đã có quan hệ làm ăn buôn bán với hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế
giới, đã xuất khẩu sang thị trường nước ngoài hàng trăm mặt hàng với giá trị hàng tỷ
đôla. Để đạt được những thành công trên có phần đóng góp không nhỏ của của các
chiến lược phát triển thị trường do Bộ Thương mại đề ra và có sự nỗ lực cố gắng thực
thi của các Bộ, ngành liên quan cũng như bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu của
Việt Nam.
Trước tầm quan trọng và thực tiễn xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa
qua, em đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chủ yếu đẩy mạnh thâm nhập thị
trường ASEAN đối với hàng hoá của Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài tập
trung vào phân tích thực trạng hoạt động thâm nhập thị trường xuất khẩu của Việt
Nam những năm qua, từ đó rút ra những thành tựu và tồn tại cần khắc phục, đề ra
định hướng cho những năm tới và biện pháp để thực thi thành công theo định hướng
đó.
NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.



LuËn v¨n tèt nghiÖp

2

Luận văn tốt nghiệp của em được chia làm ba phần (như trong mục lục).
Có được nội dung và sự thành công của Luận văn tốt nghiệp này, em xin chân
thành cảm ơn sự giảng dạy của các thầy cô trong Khoa Thương mại cùng với sự
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Bùi Huy Nhượng và các cô chú trong Ban
Quan hệ quốc tế – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã cung cấp tài liệu
cho luận văn.
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên Luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong được sự góp ý của các thầy cô và các
bạn sinh viên để em có điều kiện hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình.

Hà nội, tháng 5- 2004.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Lê.
Lớp : 5A19 – Kinh tế đối ngoại.

NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


Luận văn tốt nghiệp

3

CHNG I
MT S Lí LUN CHUNG V
TH TRNG XUT KHU
I. Lí LUN CHUNG V TH TRNG NC NGOI.

1. Khỏi nim v th trng nc ngoi.
Th trng gn lin vi quỏ trỡnh sn xut v lu thụng hng hoỏ, nú ra i v
phỏt trin cựng vi s ra i v phỏt trin ca sn xut lu thụng hng hoỏ. Theo nh
ngha ban u, nh ngha nguyờn thu ca cỏc nh kinh t hc u tiờn, th trng
gn lin vi mt a im nht nh. Nú l ni din ra cỏc quỏ trỡnh trao i, mua
bỏn hng hoỏ. Th trng cú khụng gian v thi gian.
Trong lnh vc kinh t hc chớnh tr, cỏc nh kinh t hin i ó nh ngha th
trng l lnh vc lu thụng, ú hng hoỏ thc hin c giỏ tr ca mỡnh ó c
to ra trong lnh vc sn xut. nh ngha ny mun khng nh mt iu l giỏ tr
ca hng hoỏ ch cú th c thc hin thụng qua hot ng trao i, hot ng trao
i y c din ra trong quỏ trỡnh lu thụng mt trong nhng khõu ca quỏ trỡnh
tỏi sn xut.
Trong Marketing, khỏi nim v th trng cng da trờn nn tng l s trao i.
Theo Philip Kotler, th trng l tp hp tt c nhng ngi mua thc s hay
nhng ngi mua tim tng i vi mt sn phm.
Theo nh cỏc hiu ca P.A.Samuelson, mt nh kinh t hc thuc trng phỏi
chớnh hin i thỡ th trng l mt quỏ trỡnh m trong ú, ngi mua v ngi bỏn
mt th hng hoỏ tỏc ng qua li ln nhau xỏc nh giỏ c v s lng hng
hoỏ.

Nguyễn Thu Lê - Lớp 5A19 Kinh tế đối ngoại.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
4
Theo trường phái Cambridge của Anh thì “thị trường là tổng thể những người có
quan hệ kinh doanh, hay là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu”.
Còn nếu bắt nguồn từ khái niệm “giao dịch” thì các nhà kinh tế học lại đưa ra
khái niệm “thị trường” như sau:
“Thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có ”

Từ các khái niệm thị trường trên ta có thể đưa ra khái niệm của thị trường nước
ngoài như sau: “ Thị trường nước ngoài của doanh nghiệp là tập hợp những khách
hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó”.
2. Phân loại thị trường.
Trong Marketing, thuật ngữ “thị trường” có thể bao hàm một vùng địa lý, ở đó
diễn ra các giao dịch thương mại, một dạng người tiêu thụ, một tầng lớp trung gian,
một mặt hàng, một sản phẩm…Chính vì vậy, có thể phân loại thị trường theo nhiều
căn cứ khác nhau.
* Căn cứ vào vị trí của sản phẩm trong tái sản xuất, người ta chia thị trường
thành thị trường tiêu dùng và thị trường doanh nghiệp.
Thị trường tiêu dùng là thị trường bao gồm những cá nhân và hộ gia đình mua
hay bằng một phương thức nào đó có được hàng hoá và dịch vụ để tiêu dùng cho cá
nhân.
Thị trường doanh nghiệp là thị trường bao gồm những nhà sản xuất, các nhà
buôn, họ mua sản phẩm về để tiếp tục quá trình sản xuất, để phân phối lại.
Thị trường doanh nghiệp được chia thànhcác loại thị trường sau:
Thị trường hàng tư liệu sản xuất là tập hợp những cá nhân và tổ chức mua hàng
và dịch vụ để sử dụng vào việc sản xuất ra những thứ hàng hóa khác hay dịch vụ khác
để bán, cho thuê hay cung ứng cho những người tiêu dùng khác.
Thị trường người buôn bán trung gian là tập hợp những cá nhân và tổ chức mua
hàng để bán lại hay cho người tiêu dùng khác thuê để kiếm lời.

NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
5
Thị trường các cơ quan Nhà nước bao gồm những tổ chức của Chính phủ và các
cơ quan địa phương mua hay thuê những mặt hàng cần thiết cho họ để thực hiện
những chức năng cơ bản của mình theo sự phân công của chính quyền.

* Căn cứ vào tầm quan trọng của thị trường có thể chia thành thị trường chính và
thị trường phụ.
Thị trường chính thường diễn ra hoạt động mua bán với khối lượng lớn, có tính
chất chỉ đạo đối với các thị trường phụ về xu hướng giá cả.
* Căn cứ vào tính chất kinh doanh có thể chia ra: thị trường bán buôn và thị
trường bán lẻ.
Thị trường bán buôn là thị trường trong đó diễn ra hoạt động mua bán với khối
lượng rất lớn, chủ yếu là bán cho người trung gian.
Thị trường bán lẻ là thị trường mà hoạt động mua bán diễn ra trực tiếp giữa
người bán trung gian và người tiêu dùng cuối cùng.
* Căn cứ vào quan hệ cung cầu, có thể chia thành thị trường người bán và thị
trường người mua.
Thị trường người bán, khi cung hàng hoá nhỏ hơn cầu, diễn ra cuộc cạnh tranh
giữa những người mua.
Thị trường người mua, khi cung hàng hoá lớn hơn cầu, lúc này diễn ra cuộc cạnh
tranh giữa những người bán để giành khách hàng.
* Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh có thể phân ra: thị trường hàng hoá, thị trường
dịch vụ, thị trường sức lao động…
Thị trường hàng hoá là thị trường trong đó hàng hoá được mua bán, trao đổi là
các sản phẩm hàng hoá hữu hình.
Thị trường dịch vụ là thị trường trong đó hàng hoá được mua bán, trao đổi là các
loại hình dịch vụ.
Thị trường sức lao động là thị trường trong đó sức lao động trở thành hàng hoá.

NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
6
* Căn cứ vào đối tượng lưu thông, có thể phân ra: thị trường từng mặt hàng cụ

thể( thị trường dầu mỏ, gạo, thép,cao su…); thị trường từng nhóm hàng( thị trường
hàng nông sản, thị trường máy thiết bị…)
* Căn cứ vào phạm vi lưu thông có thể phân ra: thị trường dân tộc, thị trường khu
vực, thị trường thế giới.
Thị trường dân tộc là thị trường mà trong đó hoạt động mua bán được diễn ra
trên quy mô một quốc gia, một dân tộc.
Thị trường khu vực là thị trường mà trong đó hoạt động mua bán được diễn ra
trên quy mô khu vực, gồm nhiều nước tham gia.
Thị trường thế giới là thị trường mà trong đó hoạt động mua bán được diễn ra
trên quy mô toàn thế giới.
* Ngoài ra nếu xét theo phương diện Marketing thì còn có một số dạng thị trường
nữa như:
Thị trường hiện tại – thị phần của doanh nghiệp trong tổng dung lượng thị
trường.
Thị trường hỗn hợp – bao gồm thị phần của doanh nghiệp và thị phần của đối thủ
cạnh tranh.
Thị trường tiềm năng – một phần khách hàng trong thị phần của đối thủ cạnh
tranh.
Thị trường lý thuyết – bao gồm thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng.
Thị trường thực nhiệm – nơi bán thử nhiệm sản phẩm mới của doanh nghiệp.
3. Tầm quan trọng của việc thâm nhập thị trường ASEAN.
Một trong những quyết định quan trọng nhất của một công ty kinh doanh là phải
lựa chọn cách thức thâm nhập vào từng thị trường cụ thể. Nó liên quan trực tiếp đến
sự thành công của công ty và cho phép tiết kiệm thời gian, kinh phí khi thâm nhập và
mở rộng, phát triển các thị trường mới.
Hiện nay, nhiều nước tuy đã tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá và tự do hoá
thương mại nhưng vẫn còn đặt ra nhiều rào cản thuế quan, gây khó khăn và trở ngại
NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.



LuËn v¨n tèt nghiÖp
7
cho các nước và công ty xuất khẩu. Bởi vậy, tăng cường thâm nhập vào thị trường
ASEAN là hết sức cần thiết do việc thâm nhập vào thị trường này có phần dễ hơn
nhờ có chương trình Khu vực mậu dịch tự do, các loại thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống
0-5%(riêng Singapore đã đạt 100% thuế nhập khẩu bằng 0). Điều này góp phần giúp
doanh nghiệp Việt Nam hạ chi phí dẫn đến hạ giá thành sản phẩm. Hơn nữa thị trường
này có vị trí địa lý gần nên chi phí vận chuyển cũng được giảm tối đa.
Về dài hạn, AFTA có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang các thị trường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho sản xuất xuất khẩu
với giá rẻ hơn từ các nước ASEAN. Mặt khác, với tư cách một thành viên của AFTA,
Việt Nam có điều kiện để khai thác những lợi thế mới trong quan hệ, thương mại với
nước lớn.
II. CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ.
1. Các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế
a. Phương thức thâm nhập qua xuất khẩu và buôn bán đối lưu.
* Phương thức thâm nhập qua xuất khẩu.
- Xuất khẩu trực tiếp: là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các
khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài.
+ Đại diện bán hàng là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của mình lấy
danh nghĩa của người uỷ thác nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá
trị hàng hoá bán được.
+ Đại lý phân phối là người mua hàng hoá của công ty để bán theo kênh tiêu thụ
ở khu vực mà công ty phân định. Công ty khống chế phạm vi phân phối, kênh phân
phối. Đại lý chấp nhận toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng hoá và thu lợi
nhuận qua chênh lệch giá mua và giá bán.
- Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nước
ngoài thông qua trung gian.
+ Đại lý là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay
một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài.

NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
8
+ Công ty quản lý xuất khẩu là các công ty nhận uỷ thác và quản lý công tác
xuất khẩu hàng hoá.
+ Công ty kinh doanh xuất khẩu là công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập
có chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với các công ty xuất khẩu trong
nước để đưa hàng hoá ra nước ngoài tiêu thụ.
* Phương thức thâm nhập qua buôn bán đối lưu.
- Đổi hàng là hình thức trong đó các bên cùng trao đổi trực tiếp hàng hoá, dịch
vụ này lấy hàng hoá dịch vụ khác.
- Mua bán đối lưu là việc một công ty giao hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng
ở một nước khác với cam kết sẽ nhận một số lượng hàng hoá xác định trong tương lai
từ khách hàng ở nước đó.
- Chuyển nợ là hình thức trong đó công ty xuất khẩu chuyển trách nhiệm cam kết
đặt hàng từ phía khách hàng nước ngoài của công ty cho một công ty khác.
- Mua lại là hình thức mua bán đối lưu trong đó công ty xuất khẩu bán một dây
chuyền hay thiết bị máy móc cho khách hàng ở thị trường nước ngoài và nhận mua lại
các sản phẩm được sản xuất ra từ dây chuyền hay máy móc thiết bị đó.
b. Phương thức thâm nhập qua hợp đồng.
- Hợp đồng sử dụng giấy phép(HĐSDGP) là hình thức thâm nhập thị trường
nước ngoài, trong đó một công ty( bên bán giấy phép) sẽ trao cho một công ty
khác( bên mua giấy phép) quyền được sử dụng các tài sản vô hình mà họ đang sở hữu
trong thời gian xác định. Để đổi lại, bên mua giấy phép phải trả tiền bản quyền cho
bên bán giấy phép. Số tiền này thường được tính trên cơ sở doanh thu bán hàng và trả
theo kỳ vụ. Hiện nay có ba loại hợp đồng sử dụng giấy phép chủ yếu là
+ HĐSDGP độc quyền cho phép bên mua giấy phép được độc quyền sử dụng các
tài sản vô hình trong việc sản xuất và bán các sản phẩm trên một khu vực địa lý xác

định. Khu vực độc quyền có thể thu hẹp trong phạm vi quốc gia của bên mua giấy
phép nhưng cũng có thể mở rộng ra nhiều nước trên thế giới.

NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
9
+ HĐSDGP thông thường cho phép bên mua giấy phép được quyền sử dụng các
tài sản vô hình trên một phạm vi lãnh thổ nhất định nhưng không cho quyền độc nhất
trên phạm vi lãnh thổ đó.
+ HĐSDGP chéo hình thành khi các công ty muốn trao đổi các tài sản vô hình
với nhau.
- Hợp đồng kinh tiêu là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài trong đó
một công ty( nhà sản xuất độc quyền) cung cấp cho một công ty khác( đại lý đặc
quyền) một tài sản vô hình cùng với sự hỗ trợ trong một thời gian dài. Để đổi lại, nhà
sản xuất độc quyền thường nhận được tiền thù lao.
- Hợp đồng quản lý là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài trong đó
một công ty sẽ cung cấp cho một công ty khác các kinh nghiệm chuyên môn về quản
lý trong một thời gian xác định. Người cung cấp chuyên môn thường được trả thù lao
dựa trên tổng doanh thu bán hàng.
- Dự án chìa khoá trao tay là một dự án trong đó một công ty sẽ thiết kế, xây
dựng và vận hàng thử nghiệm một công rtình sản xuất, sau đó sẽ trao công trình này
cho khách hàng của mình khi nó sẵn sàng đi vào hoạt động, đổi lại họ sẽ nhận được
một khoản phí.
c. Phương thức thâm nhập thông qua đầu tư.
- Chi nhánh sở hữu toàn bộ là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài
thông qua đầu tư, trong đó công ty sẽ thiết lập một chi nhánh ở nước sở tại, do công ty
sở hữu 100% vốn có thể được thiết lập bằng cách xây dựng mới hoàn toàn, hoặc mua
lai của một công ty trên thị trường nước sở tại, tiếp quản các cơ sở và hoạt động sẵn

có của nó.
- Liên doanh(LD):
+ LD hội nhập phía trước.
+ LD hội nhập phía sau.
+ LD mua lại.
+ LD đa giai đoạn.
NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
- Liên minh chiến lược.

10

2. Các biện pháp thâm nhập thị trường quốc tế.
a. Biện pháp thâm nhập thị trường dựa trên ưu thế về sản phẩm.
Trong chiến lược này, một công ty hay một quốc gia phải tìm ra được các sản
phẩm có tính cạnh tranh cao, có những ưu điểm hơn hẳn các sản phẩm cùng loại của
công ty hay quốc gia khác, tập trung khai thác sản phẩm này trên thị trường mới, tạo
chỗ đứng vững chắc và uy tín cho thương hiệu của sản phẩm đó. Khi đã thâm nhập
sâu vào thị trường này, đa dạng hoá sản phẩm, từ đó mở rộng ra các sản phẩm khác,
từng bước chiếm lĩnh thị trường.
b. Biện pháp thâm nhập thị trường dựa trên ưu thế về giá cả.
Cũng giống như chiến lược dựa trên ưu thế về sản phẩm, chỉ khác là trong chiến
lược này, công ty hay quốc gia thâm nhập thị trường dựa trên lợi thế cạnh tranh về giá
cả thấp hơn các mặt hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Thông thường, khi sử
dụng chiến lược này, các công ty hay quốc gia xuất khẩu phải có tiềm lực khá mạnh
về tài chính. Bởi lẽ, trong chiến lược này, ban đầu, nhà xuất khẩu phải bán sản phẩm
cùng loại với giá rẻ hơn, ưu đãi hơn đối thủ cạnh tranh để từng bước chiếm lĩnh thị
trường. Sau khi đã có vị trí và lòng tin của người tiêu dùng, nhà xuất khẩu mới dần

tăng giá bán để thu hồi lại phần thua lỗ ban đầu. Chiến lược này thường được áp dụng
với thị trường các nước đang phát triển vì tại các thị trường này yếu tố giá cả luôn
được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu.
c. Biện pháp thâm nhập thị trường dựa trên ưu thế về kênh phân phối.
Nếu một sản phẩm cùng loại với các đối thủ cạnh tranh có cùng giá bán và một
số đặc điểm cơ bản khác nhưng một công ty hay một quốc gia xuất khẩu sản phẩm đó
lại xây dựng được một hệ thống kênh phân phối riêng thuận tiện hơn, đến với người
tiêu dùng nhanh chóng và dễ dàng hơn thì rõ ràng là công ty hay quốc gia đó có lợi
thế nhất định về kênh phân phối sản phẩm. Trong chiến lược phát triển thị trường dựa
trên ưu thế về kênh phân phối, thông thường nhà xuất khẩu mong muốn sản phẩm đến
tay người tiêu dùng một cách trực tiếp và nhanh chóng, đồng thời tiết kiệm một số chi
NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
11
phí nhỏ lẻ. Trươc đây, các nhà xuất khẩu thường phải thông qua ít nhất hai trung gian
thì hàng hoá mới đến được tay người tiêu dùng. Nhưng nay nếu nhà xuất khẩu nào
khai thác được lợi thế kênh phân phối gọn nhẹ thì thậm chí không cần trung gian vẫn
đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hàng hoá được quảng bá trực tiếp đến người
tiêu dùng sẽ góp phần làm tăng lòng tin và uy tín của thương hiệu, tạo dựng được chỗ
đứng dễ dàng hơn tại nước nhập khẩu.
d. Biện pháp thâm nhập thị trường dựa trên ưu thế về công nghệ.
Chiến lược này được áp dụng chủ yếu với các sản phẩm đã qua chế biến hoặc sản
phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Nhà xuất khẩu có được công nghệ tiên tiến, hiện
đại, Trước hết có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, nhiều tính năng, công
dụng và hiện đại. Đó là một ưu thế rất đáng chú ý khi xuất khẩu sang các thị trường
ngoài nước. Bên cạnh đó, công nghệ cao góp phần làm tăng hàm lượng công nghệ
trong sản phẩm, từ đó tăng giá trị của sản phẩm nhưng tốn ít lao động nên giá thành
không tăng hoặc giảm đi, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp khi xuất

khẩu. Ngoài ra, với thị trường các nước phát triển, giá cả không phải là mối quan tâm
hàng đầu của người tiêu dùng mà chính là sản phẩm và tính năng hiện đại của sản
phẩm, hàm lượng công nghệ có trong sản phẩm thì chiến lược này chắc chắn sẽ phát
huy tác dụng và đem lại hiệu quả.
e. Biện pháp thâm nhập thị trường dựa trên ưu thế về lao động.
Chiến lược này ngược với chiến lược ưu thế về công nghệ. Chiến lược này chủ
yếu áp dụng với những sản phẩm thô, sơ chế hoặc chưa qua chế biến, cần nhiều lao
động. Với những quốc gia có nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ thì ưu thế
lao động đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, những công ty hay quốc gia xuất
khẩu đó sẽ tiết kiệm được một phần chi phí, từ đó hạ giá thành sản phẩm, thị trường
có nhu cầu hàng hoá tinh xảo, cần nhiều đến bàn tay khéo léo của con người thì ưu thế
lao động sẽ giúp các nhà xuất khẩu đẩy mạnh được công tác xuất khẩu sang các thị
trường này.

NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp

12

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG ASEAN
CỦA HÀNG HOÁ VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA
I. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
ASEAN CỦA HÀNG HOÁ VIỆT NAM.
1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong ASEAN.
ASEAN vẫn luôn được coi là thị trường trọng điểm của nước ta trong giai đoạn
từ 1995 – 2003 và cả trong những năm tới đây. Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm
1995 và từ đó đến nay, hàng hoá xuất khẩu của ta sang các nước nằm trong khu vực

này đều được hưởng những ưu đãi nhất định như quy chế MFN và trong thời gian tới
đây, khi cam kết CEPT được thực hiện đầy đủ thì thuế đánh vào hàng hoá của Việt
Nam sẽ được giảm xuống mức 0 – 5%. Tỷ trọng xuất khẩu sang các nước ASEAN
NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
13
luôn chiếm khoảng gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 1995
đến nay, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN vẫn tăng khá đều đặn. Tuy
nhiên, như đã nói ở trên, tốc độ tăng trưởng của thị trường này đang có dấu hiệu giảm
sút.
Kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN trong thời kỳ 1998-2003
Đơn vị: triệu USD.
Năm
ASEAN
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng(%)

1998
1112,1
12,1
24,5

1999
1945,0
20,8
74,9

2000

2516,8
21,8
29,4

2001
2619,0
18,1
4,1

2002
2554,6
17
-2.5

2003
2425,6
14,3
-1.38

Nguồn: Niên giám thống kê & Thống kê hải quan.

Nhìn bảng trên ta thấy xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN có sự tăng
giảm không đều. Trong những năm từ 1998 đến 2000, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang ASEAN tăng trưởng đều đặn với tốc độ khá cao. Nhưng từ năm 2001 sang
đến năm 2003 thì cả giá trị và tỷ trọng xuất khẩu của nước ta sang ASEAN đều giảm,
do những nguyên nhân sau. Thứ nhất, do sự chuyển đổi trong chiến lược thị trường
xuất khẩu của Chính phủ ta, tập trung vào một số thị trường mới, nhiều tiềm năng
đồng thời giữ vững các thị trường truyền thống, đã có quan hệ thương mại lâu dài.
Thứ hai, các loại hàng mà ta có thế mạnh thì các nước ASEAN cũng có, sức cạnh
tranh của một số mặt hàng trong số đó thậm chí còn mạnh hơn ta. Thứ ba, Việt Nam

đã tham gia toàn bộ danh mục IL và đã bắt đầu chuyển 20% lượng hàng hoá của danh
mục TEL vào danh mục giảm thuế.
Xuất khẩu phi dầu mỏ (chủ yếu là nông sản, máy tính và các linh phụ kiện) vào
khu vực này tăng 56,4% trong năm 1999 (mặc dù nhu cầu nhập khẩu của khu vực
giảm), nhưng tụt xuống còn 2,1% trong năm 2000. Nguyên nhân chính là hai nước
Philippin và Indonexia phải nhập khẩu một lượng gạo lớn do mất mùa vào năm 1999,
nhưng nhu cầu nhập khẩu gạo đã giảm vào năm 2000. Nhiều hàng hoá phi dầu mỏ của
Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN tiếp tục giảm trong các năm 2001 - 2003 do khi ta
NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
14
đã ký được hiệp định thương mại với Hoa Kỳ thì ta có thể xuất trực tiếp sang Hoa Kỳ
mà không cần qua các nước trung gian khu vực này.
Tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và ASEAN trong năm 2003 đạt 2425,6
triệu USD, giảm 2,7% so với tổng giá trị xuất khẩu của năm 2002. Kim ngạch xuất
khẩu chủ yếu tập trung phục vụ nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Singapo và Malaysia
và nhu cầu nhập khẩu máy tính, linh phụ kiện của Thái Lan và Philippin.
Nhu cầu nhập khẩu nông sản Việt Nam, chủ yếu là gạo của các nước ASEAN ổn
định ở mức thấp. Doanh thu từ xuất khẩu máy tính và các linh phụ kiện tăng khoảng
20% ngay trong 6 tháng đầu năm 2003. Trong năm 2003, thị trường lớn nhất cho các
sản phẩm này của Việt Nam là Philippin, nhập khẩu khoảng 179 triệu USD, Thái Lan
100 triệu USD (riêng linh kiện điện tử là hơn 61 triệu USD), Malaysia 15 triệu USD
(riêng linh kiện điện tử là 2,02 triệu USD) và Singapo 5 triệu USD. Đây là nhóm hàng
có triển vọng giúp nâng doanh thu hàng xuất khẩu phi dầu mỏ như Philippin, Thái
Lan, Malaysia va Singapo phục hồi và chuyển hướng phát triển nền kinh tế dựa trên
thành tựu của công nghệ thông tin.
Nhờ giá dầu thô tăng trong thời gian qua nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô của
Việt Nam sang các nước trong khu vực tăng đáng kể. Tuy nhiên, giá dầu giảm trong

năm 2002 làm doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ vào các nước ASEAN giảm xuống. Tỷ
trọng xuất khẩu sang ASEAN tuy cao nhưng nếu chỉ xét riêng yếu tố này thì chưa đủ
căn cứ để kết luận rằng ASEAN là thị trường tiêu thụ chính của hàng hoá Việt Nam.
Bởi lẽ, trong tổng kim ngạch xuất khẩu đi các nước ASEAN có đến 60 – 70% được
xuất sang Singapo, mà đây lại là thị trường tái xuất điển hình, giống như Hồng Kông.
Vì lý do đó, cần có một cách nhìn mang tính thực tiễn hơn khi đánh giá về sự gắn bó
thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu cho bạn hàng ASEAN thì dầu thô chiếm tỷ
trọng lớn (36% kim ngạch năm 1998, 16% năm 1999), sau đó là gạo (8% kim ngạch
năm 1998, 18% kim ngạch năm 1999). Hải sản cũng là mặt hàng được xuất khẩu
nhiều sang ASEAN. Tỷ trọng hàng thuỷ sản xuất sang ASEAN trong tổng xuất thuỷ
NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
15
sản của Việt Nam năm 1998 là 8,6% ; năm 1999 có giảm nhưng vẫn còn 6,6%. Hàng
dệt may tuy đạt kim ngạch gần 40 triệu USD vào năm 1999 nhưng chủ yếu là bán cho
khách hàng Singapo (33 triệu USD) để xuất đi nước thứ ba, không tiêu thụ tại
ASEAN.
Nếu Việt Nam chuyển hướng xuất khẩu dầu thô (như hiện nay đang chuyển
hướng sang Australia) thì tỷ trọng hàng xuất khẩu sang ASEAN trong xuất khẩu của
ta sẽ giảm rất mạnh (chỉ còn trên 10%). Tiếp theo đó, nếu các nước Indonesia và
Philippin khôi phục được sản xuất lúa gạo thì xuất khẩu hàng hoá của ta sang ASEAN
chắc chắn sẽ còn giảm nữa.
2. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong khu vực ASEAN:
a)Thị trường Singapo:
Singapo là một thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN,
chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN. Theo Bộ thương mại
Việt Nam thì năm 1993 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này mới

chỉ đạt 402 triệu USD thì 10 năm sau, năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu sang
Singapo mức 961 triệu USD.
Việt Nam xuất khẩu vào Singapo 3 nhóm hàng chính: (1) nhóm sản phẩm không
qua chế biến (trong đó có dầu thô), (2) nhóm sản phẩm sơ chế và (3) nhóm hàng công
nghiệp. Trong đó, nhóm (1) chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 60-70% tổng kim ngạch và sẽ
tăng trong những năm tới. Việt Nam có triển vọng xuất khẩu một số mặt hàng trong
nhóm (2): rau quả (đặc biệt là thanh long) và thủ công mỹ nghệ. Đối với nhóm (3),
Việt Nam nên chú trọng thành lập các liên doanh với Singapo trong lĩnh vực sản xuất
linh kiện, phụ kiện phục vụ xuất khẩu hàng điện tử và viễn thông nhằm tận dụng xu
hướng đưa sản xuất sang những bước có chi phí sản xuất thấp.
Phụ lục 1 cho thấy từ năm 2001 đến năm 2003, có 5 trong số 10 mặt hàng chính
của Việt Nam xuất khẩu sang Singapo tăng trưởng khá mạnh: cao su, hải sản, thủ
công mỹ nghệ, rau quả và linh kiện điện tử. Các mặt hàng này đều là những mặt hàng
mà Việt Nam có thế mạnh, nguồn cung cấp khá dồi dào, vì thế trong những năm tới
NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
16
đây, Việt Nam có nhiều triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong việc xuất khẩu
những mặt hàng này sang Singapo. Bên cạnh các mặt hàng có kim ngạch tăng thì vẫn
có một số mặt hàng giảm sút tương đối về cả lượng và giá trị: cà phê, dầu thô, giầy
dép, gạo, dệt may. Trong đó, cà phê là mặt hàng giảm mạnh về khối lượng xuất khẩu
(trung bình mỗi năm giảm khoảng 50%) và giá trị xuất khẩu (trung bình mỗi năm
giảm 65%). Một trong những nguyên nhân lý giải cho hiện tượng trên là do cơ cấu
sản phẩm của ta không còn phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nữa. Ngoài ra,
ngày càng xuất hiện nhiều nước xuất khẩu cà phê trên thị trường thế giới, vì vậy dẫn
đến giá cà phê có xu hướng giảm dần.
Chính vì thế, trong tương lai, để tăng xuất khẩu vào thị trường Singapo, các doanh
nghiệp Việt Nam phải chuyển biến cơ cấu mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu của

nước bạn. Đó là các sản phẩm điện tử, may mặc, giầy dép, cơ khí, nông-lâm sản mà
Việt Nam có nhiều thế mạnh. Có thể nói, Singapo là một thị trường lớn mà các doanh
nghiệp Việt Nam có thể khai thác để tăng xuất khẩu.
b) Thị trường Malaysia.
Thị trường Malaysia tuy không phải là một thị trường trọng điểm của Việt Nam
nhưng vẫn là một trong 5 thị trường lớn thuộc ASEAN. Hàng năm lượng hàng hoá
xuất khẩu sang thị trường này chiếm khoảng 10% lượng hàng hoá của Việt Nam xuất
khẩu sang ASEAN. Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này nhìn chung không có
gì khác so với các thị trường khác trong cùng khu vực, trong đó nổi lên một số mặt
hàng chính sau: cà phê, cao su, dầu thô, gạo, hải sản, giầy dép…
Trong số các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia thì đáng
chú ý có mặt hàng cao su và dầu thô. Dầu thô tuy trong 2 năm 2001 và 2002 có sự sụt
giảm khá lớn về khối lượng và giá trị xuất khẩu (năm 2001 xuất khẩu 904,9 ngàn tấn
tương đương 207,7 triệu USD; năm 2002 chỉ xuất được 662,7 ngàn tấn tương đương
120,1 triệu USD) nhưng sang năm 2003, con số này lại được tăng lên với khối lượng
771,5 ngàn tấn và giá trị xuất khẩu tương đương là 144,17 triệu USD (tăng gần

NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
17
120%). Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành xuất khẩu dầu thô Việt Nam
trong thời gian tới (Xem phụ lục 2).
Từ năm 2001 đến năm 2003, mặt hàng cao su có sự tăng trưởng vượt bậc, trung
bình mỗi năm tăng hơn 50% về cả lượng và giá trị. Đặc biệt về khối lượng xuất khẩu
năm 2003 so với năm 2002 tăng tới 75%, cho thấy mặt hàng cao su vẫn sẽ tiếp tục giữ
vững vị trí trên thị trường này và còn có thể tăng mạnh hơn nữa.
Các mặt hàng còn lại, một số mặt hàng có sự suy giảm nhưng cũng không đáng kể
hoặc gần như giữ nguyên về giá trị xuất khẩu. Vì vậy, nếu muốn Malaysia tiếp tục

nhập khẩu các sản phẩm truyền thống của Việt Nam thì các sản phẩm này vẫn phải
giữ được chất lượng tốt và tính cạnh tranh cần phải nâng cao hơn nữa.
c) Thị trường Indonesia.
Nhìn chung, hai nước Việt Nam ồa Indonesia thực hiện xuất, nhập khẩu để tiêu
dùng trong nước những mặt hàng bổ sung cho nhau (những mặt hàng mà nước kia
không có hoặc không đủ cho tiêu dùng trong nước). Indonesia nhập khẩu nông sản
của Việt Nam, chủ yếu là gạo, lạc nhân và đường thô. Riêng đối với gạo, nhu cầu
nhập khẩu của Indonesia không ổn định, tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu của nước
này.
Ngoài ra, Việt Nam còn thực hiện buôn bán thương mại hàng đổi hàng với nước
này. Việt Nam đổi nông sản lấy máy móc, thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất, hoá
chất và phân bón. Indonesia trong những năm vừa qua cũng đã xây dựng nhiều liên
doanh sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu sang Indonesia các mặt hàng như giầy dép,
dệt may. Indonesia cũng nhập hàng thô từ Việt Nam (chủ yếu là dầu thô) để tái chế.
Hiện nay, Indonesia nhập khẩu trung bình một năm khoảng 600-700 ngàn tấn dầu thô
của Việt Nam để pha chế với các loại dầu thô của nước này.
Như ở trên đã đề cập, nhu cầu nhập khẩu gạo của Indonesia từ Việt Nam không ổn
định. Nguyên nhân bởi vì, Indonesia cũng là một nước nông nghiệp, trồng lúa nhưng
dân số đông và điều kiện tự nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi nên có năm phải
nhập khẩu một lượng khá lớn gạo từ Việt Nam để đáp ứng nhu cầu lương thực cho
NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
18
người dân trong nước. Cụ thể là từ năm 2001 đến năm 2003, lượng gạo nhập khẩu từ
Việt Nam liên tục tăng, trung bình tăng hơn 40% về khối lượng và gần 50% về giá trị.
Về hải sản thì giá trị xuất khẩu sang thị trường này có sự tăng giảm không đều.
Năm 2001, ta xuất khẩu sang Indonesia 3,14 ngàn USD nhưng sang năm 2002 chỉ còn
0,74 ngàn USD, giảm tới hơn 4 lần. Tuy nhiên năm 2003, giá trị xuất khẩu lại tăng trở

lại, tuy chưa bằng được năm 2001 nhưng cũng đã cho thấy một tín hiệu khả quan.
Hàng dệt may trong 3 năm vừa qua đã có được sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2001
so với năm 2001 tăng hơn 3 lần, và năm 2003 so với năm 2002 tăng hơn 1,5 lần. Có
thể nói, trong thời gian gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong
việc cải tiến chất lượng và thay đổi, đa dạng hoá mẫu mã, vì thế đã thu hút được nhiều
nhà nhập khẩu nước ngoài, tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Đây
cũng là một thành công của xuất khẩu Việt Nam nói chung và của ngành dệt may nói
riêng (Xem phụ lục 3).
d) Thị trường Philippin.
Philippin là nước chấp nhận thâm hụt thương mại về giá trị (nhập siêu) nhưng
hàng nhập khẩu phải là đầu vào cho sản xuất và phải có chất lượng cao.
Việt Nam xuất khẩu nhiều loại nông sản, đặc biệt là gạo sang Philippin, nhưng
trong năm 2003, giá trị xuất khẩu có chiều hướng giảm. Trở ngại đối với xuất khẩu
của Việt Nam hiện nay là phải qua khâu trung gian.
Trong giai đoạn 2001-2003, mặt hàng cà phê có sự tăng lên rất mạnh cả về khối
lượng và giá trị. Năm 2002 đánh dấu một sự tăng trưởng vượt bậc với khối lượng tăng
gấp 9 lần so với năm 2001 và giá trị tăng gần 4 lần. Con số này vẫn tiếp tục tăng trong
năm 2003 tuy mức tăng trưởng không được như năm trước nhưng cũng đã đem về
cho Việt Nam một lượng ngoại tệ là 9,23 triệu USD (Xem phụ lục 4)
Hiện nay kim ngạch xuất khẩu hàng linh kiện điện tử của Việt Nam có sự sụt giảm
(trung bình gần 30%) nhưng trong tương lai tới đây mặt hàng máy tính lại có triển
vọng được đẩy mạnh xuất khẩu sang Philippin. Bởi lẽ, vài năm tới đây, khi thuế xuất
nhập khẩu trong khu vực ASEAN giảm hoặc được loại bỏ thì hai mặt hàng này của
NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
19
Việt Nam rất có ưu thế so với hàng cùng loại của các nước trong khu vực, bên cạnh
đó, công nghệ chế tạo và lắp ráp của ta cũng đã được cải thiện đáng kể, chất lượng

được nâng cao, góp phần khẳng định thương hiệu và vị thế của hàng Việt Nam trên thị
trường khu vực.
e) Thị trường Thái Lan.
Thái Lan nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm và bán thành cơ khí,
dầu thô, than đá, giầy dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ và hải sản đông lạnh. Từ năm
1996 đến nay, kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan vẫn tăng trưởng đều đặn. Năm
1996, giá trị xuất khẩu sang thị trường này là 101.3 triệu USD đến năm 1999 tăng hơn
gấp đôi, đạt mức 295.4 triệu USD và đến năm 2002 thì là 322.8 triệu USD.
Trong số các mặt hàng chủ lực (Xem phụ lục 5) thì chỉ có 2 mặt hàng là hải sản
và thủ công mỹ nghệ có sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu (hải sản tăng từ 26,8
triệu USD năm 2002 lên 27,9 triệu USD năm 2003 và thủ công mỹ nghệ cũng tương
tự với 1,93 triệu USD và 2,16 triệu USD). Đây cũng là các mặt hàng thế mạnh của
Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, ngành thuỷ sản của Việt Nam có những bước tiến
vượt bậc, đa dạng phong phú về chủng loại, chất lượng được đảm bảo, đồng thời giá
cả phải chăng, ngày càng được người tiêu dùng ở nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng.
Bên cạnh những thành công và thuận lợi nhất định thì việc xuất khẩu sang thị
trường Thái Lan vẫn còn tồn tại nhiều cản trở. Trong đó, cản trở lớn nhất trong quan
hệ thương mại giữa hai nước vẫn là hàng rào thuế quan. Ngoài ra doanh nghiệp hai
nước cần quan tâm hơn đến việc tìm hiểu thị trường đối tác. Lâu nay, các doanh
nghiệp Thái Lan quan tâm nhiều đến thị trường truyền thống là Mỹ mà ít chú trọng
đến thị trường các nước láng giềng. Song tín hiệu đáng mừng là 9 tháng đầu năm
2003, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan tăng khoảng 26% so với
cùng kỳ năm trước. Để tăng thêm mức xuất khẩu này, chúng ta nên tận dụng lợi thế
“hội nhập” với mức thuế thấp để đưa những mặt hàng tương đồng với Thái Lan tiêu
thụ ngay ở thị trường Thái Lan do lúc này hàng Việt Nam có giá rẻ hơn.

NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


Luận văn tốt nghiệp

20
II. NH GI HOT NG THM NHP TH TRNG ASEAN CA
HNG HO VIT NAM.
1. Nhng thnh tu ó t c.
Trong nhng nm va qua, vi s n lc v c gng ca Chớnh ph cng nh ca
cỏc doanh nghip, cụng tỏc xut khu ca Vit Nam ó t c nhng thnh cụng
ỏng k. Ta ó ch ng tham gia vo cỏc t chc khu vc, khai thụng cỏc mi quan
h kinh t i ngoi, m rng hp tỏc. T ú lm thay i c bn c cu th trng
xut khu ca Vit Nam, theo hng tớch cc v ỳng n hn.
Xut khu núi chung t nhp tng trng cao do c cu xut khu c i
mi, t trng xut khu cỏc sn phm qua ch bin cng c tng lờn ỏng k( t
8% nm 1992 lờn 31,4% nm 2003), khi lng xut khu cỏc mt hng ch lc cng
tng khỏ( trc õy ch cú 4 mt hng cú giỏ tr xut khu trờn 100 triu USD, n
nay ó cú thờm nhiu mt hng khỏc), ng thi th trng trao i hng hoỏ vi cỏc
nc cng c m rng thờm nhiu. Rt nhiu mt hng cú cht lng cao ca Vit
Nam nh go, c phờ, chố, cao suc khỏch hng nc ngoi a chung v cú ch
ng trờn th trng ca nhiu nc.
Sn xut hng xut khu ngy cng ỏp ng c nhu cu ca th trng
ASEAN v th hiu, mu mó, chng loi, cht lng sn phm, trong ú in hỡnh l
cỏc sn phm thuc nhúm hng th cụng m ngh. Nhng nm gn õy, ASEAN
thng chim khong 20-23% kim ngch xut khu ca Vit Nam. Nhiu doanh
nghip Vit Nam u t cụng ngh, mỏy múc, thit b sn xut, to c sn phm cú
sn lng ln, cú kh nng cnh tranh, in hỡnh l hng dt may, thu sn, ht iu,
ht tiờu
Cui cựng, Chớnh ph Vit Nam ó quan tõm nhiu n vn y mnh xut
khu, c bit l th trng ASEAN v B Thng mi ó ra cỏc gii phỏp c th
thỳc y xut khu sang th trng cỏc nc. Nh nc ó liờn tip t chc 5 on
cụng tỏc cp Chớnh ph, vi s tham gia ca cỏc doanh nghip kho sỏt th trng
nc ngoi, xỳc tin thng mi, tng cng hot ng ca cỏc thng v Vit Nam
Nguyễn Thu Lê - Lớp 5A19 Kinh tế đối ngoại.



LuËn v¨n tèt nghiÖp
21
ở nước ngoài, hỗ trợ thành lập và khuyến khích các hoạt động xúc tiến thương mại đối
với tất cả các tổ chức và cá nhân. Bên cạnh đó, Nhà nước còn tổ chức giao ban xuất
khẩu, rà soát các quy định, thủ tục hành chính về xuất khẩu, chỉ đạo và hướng dẫn
việc tổ chức nguồn hàng( mua gom nông sản, ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản, phối
hợp doanh nghiệp trung ương và địa phương thực hiện các đơn đặt hàng dệt may
lớn…); giải quyết các vấn đề rào cản kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu,
nhất là hàng dệt may, thuỷ sản.
2. Những tồn tại cần khắc phục.
Thứ nhất, quy mô xuất khẩu của nước ta còn quá nhỏ bé, xét cả về tổng kim
ngạch lẫn kim ngạch tính theo đầu người, năm 2002 mới đạt khoảng 150 USD. Sự
tăng trưởng còn chưa thật ổn định và bền vững. Tuy chủng loại hàng hoá xuất khẩu đã
đa dạng hơn nhưng nhìn chung diện mặt hàng vẫn còn đơn điệu dẫn đến sự phụ thuộc
quá mạnh vào một số mặt hàng chủ lực. Tổng kim ngạch xuất khẩu vì lý do đó phần
nào tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dần. Chủng loại hàng xuất khẩu của ta chưa có
thay đổi đột biến để có thể mang lại động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu, phần
lớn hàng xuất khẩu vẫn chỉ là một số mặt hàng chủ lực truyền thống.
Thứ hai, cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn lạc hậu, tỷ trọng hàng thô và hàng sơ chế
còn cao. Tuy năm 2003 đã đạt mức 31,4% nhưng con số này vẫn còn rất khiêm tốn so
với nhiều nước công nghiệp khác. Trong số sản phẩm công nghiệp chế tạo, hàng gia
công còn chiếm tỷ trọng lớn, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và nhất là trí tuệ còn
quá nhỏ bé; xuất khẩu dịch vụ còn thấp xa so với tiềm năng; đặc biệt khả năng cạnh
tranh của phần lớn hàng hoá còn thấp so với giá thành cao, chất lượng chưa đảm bảo,
mẫu mã bao bì tuy đã nỗ lực cải tiến nhưng vẫn chưa phù hợp với đòi hỏi của một số
thị trường khó tính. Hiện tại, việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam mới
chỉ mang ý nghĩa tích cực trong việc tạo ra công ăn việc làm, chưa thay đổi được về
căn bản hiện trạng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, chưa tạo được những ngành

công nghiệp gắn kết với nhau để cùng hướng về xuất khẩu và tạo ra giá trị gia tăng
ngày càng lớn.
NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
22
Thứ ba, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, trong từng lĩnh vực, từng
ngành hàng nói riêng, chưa bám sát tín hiệu của thị trường thế giới, do đó nhiều sản
phẩm làm ra không tiêu thụ được. Năng suất, chất lượng, giá thành nhiều sản phẩm
không đủ sức cạnh tranh, trong khi đó, quy mô đầu tư vào khâu nâng cao khả năng
cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu chưa thoả đáng, việc đầu tư trực tiếp cho các
khâu tiêu thụ sản phẩm như các hoạt động xúc tiến thương mại, lập các trung tâm
thương mại, kho ngoại quan ở nước ngoài… hầu như chưa có. Nhiều hình thức kinh
doanh phổ biến trên thế giới như tái xuất, chuyển khẩu… chưa phát triển lắm. Các
dịch vụ thu ngoại tệ chưa được đặt đúng vị trí cần có của nó.
Cuối cùng, sự hiểu biết về thị trường bên ngoài( tiềm năng, nhu cầu, quy định,
luật lệ…) còn hạn chế. Nhà nước, bao gồm cả cơ quan quản lý trong nước lẫn cơ quan
đại diện ở nước ngoài, chưa cung cấp thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp, ngược
lại nhiều doanh nghiệp còn ỷ lại, trông chờ ở Nhà nước và thụ động chờ khách hàng,
không chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng. Đối với nhiều thị trường, hàng
xuất khẩu của ta còn phải qua các trung gian.

CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ
NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


LuËn v¨n tèt nghiÖp


23

CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ THỰC HIỆN
I. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020.
Một trong những khâu then chốt của Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu đến
năm 2020 là mở rộng và đa dạng hoá thị trường. Quan điểm chủ đạo là tích cực, chủ
động tranh thủ mở rộng thị trường, nhất là sau khi tham gia WTO, đa phương hoá và
đa dạng hoá quan hệ với các đối tác, phòng ngừa chấn động đột ngột, tận dụng mọi
khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường đã có song song với việc
đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường mới, tăng cường tiếp cận các thị trường cung
ứng công nghệ nguồn.
Đa dạng hoá thị trường tiếp tục là hướng cơ bản trong nhiều năm tới. Tuy trọng
tâm vẫn đặt vào thị trường ASEAN (do vị trí địa lý gần gũi, còn nhiều tiềm năng…)
song cần nâng tỷ trọng các thị trường khác để vừa đẩy mạnh xuất khẩu, vừa tăng khả
năng phòng ngừa chấn động đột ngột. Vị trí của từng khu vực phụ thuộc vào tiềm
năng (dân số, sức mua), nhu cầu của họ đối với loại sản phẩm cụ thể. Theo đó, trong
những năm tới, các thị trường trong khối các nước Đông Nam Á sẽ là những thị
trường cần được quan tâm đặc biệt, trong khi cần tích cực chủ động thâm nhập các thị
trường còn lại.
Như trên đã nói, khu vực này vẫn là thị trường trọng điểm của ta trong những
năm tới vì vị trí địa lý rất gần, có dung lượng lớn, tiếp tục là khu vực phát triển tương
đối năng động. Trọng tâm của công tác thị trường tại khu vực này sẽ là các nước Thái
Lan, Malayxia, Indonexia.
ASEAN là một thị trường lớn, với khoảng 500 triệu dân, ở sát nước ta, tuy trước
mắt gặp khó khăn tạm thời song tiềm năng phát triển còn lớn, lâu nay chiếm khoảng
trên dưới 1/3 kim ngạch buôn bán của nước ta, khi AFTA hình thành càng mở ra triển
vọng gia tăng giao lưu buôn bán.
NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.



Luận văn tốt nghiệp
24
i vi th trng ny, mt mt cn sm tho thun cp Chớnh ph v mt
hng go vi cỏc nc Philippin, Malaysia v Indonexia, lm tt cụng tỏc th trng
c tng v mụ v cp doanh nghip; mt khỏc, xỳc tin nhanh vic m phỏn vi cỏc
nc trong khu vc nht l Singapore h tr hn ngch xut khu hng dt may
vo th trng EU, vic ny ó c EU chp nhn.
Bờn cnh ú, cn khai thỏc th trng Lo v Campuchia trong bi cnh mi, bi
phỏt trin buụn bỏn vi Lo v Campuchia khụng ch n thun mang ý ngha kinh t.
Mt hng trng tõm cn c y mnh xut khu s l go, linh kin vi tớnh,
mt vi sn phm c khớ (i vi cỏc nc ngoi ụng Dng) v hoỏ phm tiờu
dựng, thc phm ch bin, sn phm nha, hng bỏch hoỏ (i vi Lo v
Campuchia).
tin ti cõn bng thng mi vi ASEAN, cn thc hin mt s phng hng
sau:
+ Tng cng xut khu hng qua ch bin v ch bin sõu, gim mnh t trng
hng gia cụng v tỏi xut (c bit l dt may, giy dộp).
+ Khai thỏc li th v a lý v ch u ói thu quan tng kim ngch xut
khu hng hoỏ v dch v.
+ Tng cng mu dch i lu, t chc u thu hng i hng.
+ y mnh xut khu hng qua biờn gii vi Lo v Campuchia, ng thi coi
nh cỏc th trng trung gian a hng Vit Nam sang cỏc th trng khỏc trong khu
vc.
+ Nghiờn cu vic thanh toỏn bng bn t trong quan h thng mi song
phng vi cỏc nc ASEAN.
+ Khuyn khớch cỏc doanh nghip cú vn u t nc ngoi xut khu vo khu
vc ny.
II. MT S BIN PHP CH YU NHM THM NHP TH TRNG
ASEAN I VI HNG HO XUT KHU CA VIT NAM.

1. Cỏc bin phỏp t phớa doanh nghip.
Nguyễn Thu Lê - Lớp 5A19 Kinh tế đối ngoại.


LuËn v¨n tèt nghiÖp
25
Qua 5 năm thực hiện cắt giảm thuế theo CEPT, nhìn chung các doanh nghiệp Việt
Nam vẫn chưa nhận thức được hết các khó khăn thách thức, tính cạnh tranh gay gắt
của tiến trình mở cửa thị trường, hội nhập vào kinh tế khu vực, chưa có những điều
chỉnh cần thiết mà vẫn kinh doanh theo phương thức cũ, dựa vào chính sách bảo hộ
của nhà nước. Đồng thời, các thuận lợi do triển khai AFTA đem lại cũng chưa được
các doanh nghiệp tận dụng, khai thác hiệu quả.
a. Tăng cường nghiên cứu thị trường.
Ở tầm vi mô, các doanh nghiệp có trách nhiệm dựa vào khung pháp lý và các
chính sách của Nhà nước để tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin;
trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa
học, hội chợ triển lãm; đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt xu thế thị trường, bám
sát các thay đổi trong sản xuất và kinh doanh; tự mình chủ động lo tìm bạn hàng, thị
trường, tự mình lo tổ chức sản xuất và sản xuất theo nhu cầu và thị hiếu của thị
trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trông chờ trợ cấp,
trợ giá; đặc biệt chú trọng giữ “chữ tín” trong kinh doanh để duy trì chỗ đứng trên thị
trường; phối hợp với nhau trong việc đi tìm và quan hệ với bạn hàng.
Khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế so sánh quốc gia trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm thoả mãn sản xuất tốt nhu cầu
trong nước và quốc tế kể cả về chất lượng và giá cả.
Tạo ra ưu thế về chi phí và giá trị cho khách hàng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp
Việt Nam hoạt động dựa trên cơ sở mức lương thấp, nhưng sử dụng các phương pháp
không có hiệu quả. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thường lệ thuộc nhiều vào
đối tác nước ngoài về mẫu mã thiết kế, linh kiện, quy trình công nghệ, các kênh phân
phối và tiếp thị.

Tạo ra ưu thế về giá trị sử dụng của sản phẩm. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp
Việt Nam còn rất non kém trong khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới và đổi mới
công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hoặc có sự khác biệt với
các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Do đó, điều quan trọng là doanh nghiệp phải
NguyÔn Thu Lª - Líp 5A19 – Kinh tÕ ®èi ngo¹i.


×