Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Hiệu quả kinh tế tài chính dự án thuỷ điện tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.54 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------

NGUYỄN LÊ HOÀNG

HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH
DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH KINH TẾ QUẢN LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS - TS ĐỖ VĂN PHỨC

HÀ NỘI - 2004


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

MỤC LỤC
Lời nói đầu

4

Phần 1:

Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế tài chính dự án đầu tư

1.1


Một số khái niệm cơ bản trong phân tích kinh tế tài chính dự án

7

đầu tư

7

1.1.1

Giá trị thời gian của tiền và chi phí cơ hội.

8

1.1.2

Đầu tư, lãi suất và lợi nhuận

10

1.1.3

Chi phí và thu nhập

12

1.1.4

Thuế và các khoản chi phí đặc biệt


12

1.1.5

Mặt bằng, khung thời gian tính toán và hệ số chiết khấu

13

1.2

Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế tài chính dự án
đầu tư

14

1.2.1

Quy mô dự án, xác định quy mô tối ưu.

14

1.2.2

Thời điểm đầu tư

15

1.2.3

Tính đa mục tiêu:


16

1.3

Phương pháp luận về hiệu quả kinh tế tài chính dự án đầu tư

18

1.3.1

Những chỉ tiêu kinh tế cơ bản sử dụng trong phân tích kinh tế
tài chính dự án đầu tư

18

1.3.2

Những nguyên tắc chủ yếu trong phân tích kinh tế tài chính dự án

28

1.3.3

Phương pháp phân tích lợi ích chi phí.

29

Phần 2


Tình hình hiệu quả kinh tế tài chính đầu tư thuỷ điện tại
Việt Nam

38

1


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

2.1

Tình hình đầu tư xây dựng thuỷ điện tại iệt

am

2.1.1

Tiềm năng thuỷ điện của Việt Nam.

38

2.1.2

Vai trò của thuỷ điện đối với hệ thống điện Việt Nam

39

2.1.3


Hiện trạng đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện tại Việt Nam

41

2.2

Tình hình hiệu quả kinh tế tài chính dự án thuỷ điện tại Việt Nam.

43

2.2.1

Hiệu quả đầu tư dự án thuỷ điện Hố Hô, Quảng Bình

43

2.2.2

Hiệu quả đầu tư dự án thuỷ điện Nậm Mu

47

2.2.1

Hiệu quả đầu tư dự án thuỷ điện Se San 3A, Đắc lắc

49

2.3


Phân tích chất lượng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế tài

53

chính dự án thuỷ điện trong thời gian qua.

53

2.3.1

Hạn chế về phạm vi số liệu tính toán:

54

2.3.2

Mâu thuẫn lợi ích chủ đầu tư và lợi ích công cộng:

57

2.3.3

Những sai số mắc phải trong quá trình tính toán hiệu quả đầu tư:

58

2.3.4

Bỏ qua các tác động do sự phát triển kinh tế và các vấn đề kỹ thuật


60

Phần 3

Đề xuất giải pháp hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả

38

đầu tư thuỷ điện ở Việt Nam trong thời gian tới
3.1

61

Định hướng công tác phân tích kinh tế tài chính dự án thuỷ điện
trong thời gian tới

3.1.1

61

Thực trạng của thị trường điện và tổ chức hệ thống mua bán điện
năng hiện nay ở Việt Nam

3.1.2

63

Khung pháp lý và cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý hoạt
động của thị trường điện hiện nay ở Việt Nam.


64

2


Lun vn cao hc khoỏ 2002 2004

3.1.3

C cu t chc qun lý nh nc, iu tit v qun lý sn xut
kinh doanh in lc Vit Nam.

3.1.4

65

Xu th a dng hoỏ cỏc thnh phn tham gia hot ng in lc
68

Vit Nam
3.2

Mt s gii phỏp hon thin phng phỏp ỏnh giỏ hiu qu kinh
t ti chớnh d ỏn thu in ti Vit Nam trong thi gian ti

3.2.1

69

M rng phng phỏp phõn chi phớ li ớch Phng phỏp phõn

tớch chi phớ li ớch a chiu .

77

3.2.2

Phõn tớch kinh t ti chớnh, vai trũ ca cụng tỏc thm nh d ỏn

78

3.2.3

Xõy dng bỏo cỏo ngõn lu d trự

78

3.2.4

Chun hoỏ cỏc ch tiờu sut chi phớ O&M ca cỏc d ỏn thu in

80

3.2.5

Lm phỏt v ỏnh giỏ d ỏn

81

3.3


Xõy dng phng phỏp phõn tớch kinh t ti chớnh trờn c s cỏc
d ỏn thay th.

81

3.3.1

C s xõy dng phng phỏp

82

3.3.2

Phng phỏp d ỏn thay th

84

3.3.3

Vớ d la chn phng ỏn theo phng phỏp d ỏn thay th

86

3.3

D kin cỏc ch s ỏp dng cho phõn tớch kinh t ti chớnh cỏc d
ỏn thu in trong thi gian ti

86


3.3.1

Dự báo hướng phát triển của ngành điện Việt Nam

94

3.3.2

D kin các ch số kinh tế sử dụng cho phân tích kinh tế tài chính
giai đoạn 2005 2010 trong thị trường một người mua điện.

95

3


Lun vn cao hc khoỏ 2002 2004

3.3.3

D kin các ch số kinh tế sử dụng cho phân tích kinh tế tài chính
giai đoạn 2011 2020 trong thị trường cạnh tranh bán lẻ

3.3.2

Phn 4

Ph lc

96


D kin các ch số kinh tế sử dụng cho phân tích kinh tế tài chính
giai đoạn sau năm 2020 trong thị trường nhiều người bán và mua

96

Kt lun v kin ngh

97

Ti liu tham kho

101

Cỏc ph lc tớnh toỏn

103

4


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

LỜI NÓI ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài
Điện năng là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế
quốc dân, vì thế việc sản xuất, vận hành, phát triển nó luôn là mối quan tâm lớn
nhất đối với mỗi Quốc gia trên thế giới. Trong đó có Việt Nam
Hàng năm, EVN cũng như các nhà đầu tư khác phải huy động một lượng
vốn đầu tư không lồ (hàng chục nghìn tỷ đồng) để phát triển nguồn và lưới điện

đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế quốc dân. Các dự án nguồn điện, trong đó
có thuỷ điện đều có quy mô đặc thù hàng nghìn tỷ đồng. Trong khi đó điều kiện
nguồn vốn của phần lớn các nhà đầu tư của chúng ta còn rất hạn chế vì vậy việc
phân tích kinh tế tài chính dự án nhằm xác định rõ hiệu quả của từng dự án là
một vấn đề rất cần thiết.
Tuy nhiên trong suốt những năm qua, đặc biệt là những năm nước ta còn
duy trì chế độ kinh tế kế hoạch tập trung công tác phân tích hiệu quả kinh tế dự
án thường không được quan tâm đúng mức thậm chí còn bị bỏ qua. Đối với
ngành điện, trong suốt thời gian qua đã xảy ra tình trạng các đơn vị tư vấn thực
hiện phân tích dự án theo nhiều cách thức khác nhau, nhiều khi ngay trong một
đơn vị tư vấn cũng có sự khác biệt từ dự án này đến dự án khác, tình trạng phổ
biến là sửa đổi một cách chủ quan bộ số liệu đầu vào nhằm bắt ép dự án khả thi.
Đề tài này ra đời nhằm thống nhất phương pháp tính toán, phân tích cho
các dự án nguồn điện, đặc biệt là thuỷ điện.
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tóm tắt, đánh giá công tác phân tích hiệu quả kinh tế các dự án ĐTXD
thuỷ điện ở nước ta những năm qua.
Giới thiệu những khái niệm cơ bản trong phân tích kinh tế tài chính, những
chỉ tiêu kinh tế sử dụng trong lĩnh vực dự án cung cấp năng lượng, những giai
đoạn đầu tư và hình thức đầu tư đối với một dự án thuỷ điện, phương pháp và kỹ
thuật đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính đối với một dự án thuỷ điện, đặc biệt là
những phương pháp lựa chọn thông số cơ bản dự án thuỷ điện đa mục tiêu.
5


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

Đưa ra những quan niệm và phương pháp phân tích kinh tế tài chính đối
với một dự án ĐTXD thuỷ điện nói chung và những dự án ĐTXD thuỷ điện có
tính đặc thù như: Dự án thuỷ điện kết hợp tưới hay cung cấp nước sinh hoạt hay

phòng chống lũ lụt …
III. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu của đề tài
Đề tài này giới hạn trong phạm vi bài toán lựa chọn dự án (hay phương án)
đầu tư hiệu quả nhất khi sử dụng kỹ thuật phân tích chi phí lợi ích và chi phí lợi
ích đa chiều thông qua việc phân tích kinh tế tài chính và lựa chọn dự án.
Việc xây dựng các phương pháp phân tích kinh tế tài chính hợp lý chỉ
mang tính chất như một công cụ hỗ trợ các nhà tư vấn, chủ đầu tư trong việc đưa
ra các quyết định đầu tư hiệu quả nhất theo các mục tiêu riêng biệt.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tới gian đoạn lập BCNCKT các dự án
ĐTXD các nhà máy thuỷ điện của EVN, PC1 và các doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế tại Việt Nam.
IV. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Là cơ sở tham khảo để áp dụng vào thực tiễn lập BCNCKT, thẩm định
BCNCKT các dự án ĐTXD thuỷ điện cho các đơn vị tư vấn và nhà đầu tư tại
Việt Nam.
V. Kết cấu đề tài
Tên đề tài: Hiệu quả kinh tế tài chính dự án thuỷ điện tại Việt Nam
Nội dung đề tài:
Phần 1:

Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế tài chính của dự án đầu tư

Phần 2

Tình hình hiệu quả kinh tế tài chính thuỷ điện tại Việt Nam

Phần 3

Đề xuất giải pháp hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả
đầu tư thuỷ điện ở Việt Nam trong thời gian tới


Phần 4

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo:

Liệt kê các tài liệu tham khảo.

Phụ lục:

Các phụ lục tính toán

6


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

Luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy
giáo PGS.TS Đỗ Văn Phức Giảng viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và sự
giúp đỡ của các cán bộ phòng Phát triển kinh doanh - Công ty Điện lực 1, Trung
tâm thuỷ điện - Viện Khoa học Thuỷ lợi, Trung tâm tổng hợp và phát triển nguồn
nước - Viện Quy hoạch Thuỷ Lợi.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Đỗ Văn Phức.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ cùng cộng tác đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.

7



Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

PHẦN I
CƠ SỞ LÝ THUYẾN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH
CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI
CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phân tích và đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế và tài chính của một dự án là

nhiệm vụ không thể thiếu trước khi ra các quyết định có nên đầu tư vào dự án
hay không, với quy mô nào, thời điểm nào, vận hành dự án ra sao…?
Trước khi đưa ra phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế tài
chính dự án thuỷ điện chúng ta hay xem xét một số khái niệm cơ bản có vai trò
quan trọng sử dụng trong quá trình phân tích sau này.
1.1.1 Giá trị thời gian của tiền và chi phí cơ hội.
1.1.1.1

Giá trị thời gian của tiền.

- Dòng tiền dự án đầu tư: Dòng tiền biểu thị các khoản thu và khoản chi tại
các thời điểm khác nhau trong thời gian thực hiện dự án.
Dòng tiền có thể được biểu hiện dưới dạng bảng hoặc đồ thị.
Trong bảng 1-1 và hình 1-1, biểu thị dòng tiền của một dự án có vốn đầu
tư 24 tỷ vnd, thời gian khai thác 6 năm. Các khoản chi và thu theo thự tự các năm
là: 14, 23, 37, 29, 20, 14 tỷ vnd và 21, 35, 55, 44, 30, 20 tỷ vnd. Khấu hao đều và
thuế thu nhập doanh nghiệp là 50%.
- Dòng lãi dự án đầu tư (A): Là hiệu số giữa dòng thu và chi tại các thời

điểm trong thời gian dự án ( có thể + hoặc - ). Công thức 1.1 thể hiện cách tính A.
A = B-C  Σ t=0..nAt = Σ t=1..nBt - Σ t=0..n Ct

(1.1)

Nếu:

A > 0 Dự án có lãi; A < 0 Dự án lỗ; A = 0 Dự án hoà vốn

B, Bt

- Tổng doanh thu và doanh thu năm t của dự án ( t=1…n)

C, Ct

- Tổng Chi phí và chi phí năm t của dự án ( t=0…n)
8


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

Bảng 1-1: Biểu thị dòng tiền của dự án
Đơn vị: tỷ vnd
Chi phí

Chi phí

Doanh

Khấu


Thu nhập

Thuế thu

Lợi

đầu tư

khai thác

thu

hao

chịu thuế

nhập

nhuận

1

14

21

4

3


1,5

5,5

2

23

35

4

8

4

8

3

37

55

4

14

7


11

4

29

44

4

11

5,5

9,5

5

20

30

4

6

3

7


6

14

20

4

2

1

5

Năm

0

24

55
44
35
30
21

20

T


14
15,5
24

23
27

34,5
44

Hình 1-1: Đồ thị biểu hiện dòng tiền của dự án
9


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

1.1.1.2

Chi phí cơ hội

- Chi phí cơ hội: Còn gọi là chi phí thời cơ hay giá thời cơ, là những lợi ích
mất đi ( Quy ra tiền ) hoặc không thu được do dùng tiền để tiến hành hoạt động
này so sánh với khi tiến hành hoạt động khác.
Chi phí cơ hội là một khái niệm tư duy trừu tượng nhưng lại có vai trò rất
quyết định trong phân tích đánh giá dự án.
Chẳng hạn: Công ty Điện lực 1 lâu nay vẫn sản xuất cách điện thuỷ tinh,
lợi nhuận thu được bình quân hàng năm là 3 tỷ vnd, năm nay chuyển sang sản
xuất cách điện Composite. Như vậy, Công ty điện lực 1 bị mất 3 tỷ vnd lợi nhuận
do bỏ sản xuất cách điện thuỷ tinh thay vì sản xuất cách điện Composite, 3 tỷ vnd

là chi phí cơ hội của việc đầu tư sản xuất cách điện Composite thay cho cách điện
thuỷ tinh. Nếu việc sản xuất cách điện Composite mang lại lợi nhuận lớn hơn 3 tỷ
vnd/năm thì kết luận tiền đầu tư sản xuất cách điện Composite có giá trị lợi hơn
khi sản xuất cách điện thuỷ tinh.
1.1.2 Đầu tư, lãi suất và lợi nhuận
1.1.2.1 Đầu tư
- Đầu tư: Là hoạt động sử dụng các nguồn lực trong một khoảng thời gian
tương đối dài nhằm thu được lợi ích Kinh tế - Tài chính – Xã hội cho nhà đầu tư
và cho đất nước.
• Đầu tư là hoạt động xảy ra trong tương lai.
- Đầu tư thành công

- sinh lời

- Đầu tư thất bại

- rủi ro

• Thời gian dự án: Là thời gian vận hành của dự án-Tuổi thọ dự án. Các
dự án khác nhau có tuổi thọ khác nhau.
• Lợi ích dự án gồm:
- Lợi ích tài chính đối theo quan điểm của những nhà đầu tư.
- Lợi ich kinh tế theo quan điểm của nhà nước.

10


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004
NGUỒN LỰC
Vốn

Hữu hạn
Tài nguyên
Lao động

Nguồn lực

Cần sử dụng
Hiệu quả

Vật tư-kỹ thuật
Khác

1.1.2.2 Lãi suất
- Lãi suất: Tính bằng cách chia tiền lãi cho vốn đầu tư ban đầu
+ Lãi đơn: Tiền lãi chỉ tính theo vốn gốc, không tính vào vốn qua các thời
đoạn khác nhau.
I = Σ t=1..nIt = P.i.n

(1.2)

I

- Lãi sau n thời đoạn (I1 = I2 =..= In )

P

- Vốn ban đầu

i


- Lãi suất

+ Lãi kép: Tiền lãi ở các thời đoạn trước được gộp vào vốn gốc.
I1 = P.i

Tiền vốn thời đoạn 1;

F1 = P + I1

= P (1+i)

Tiền vốn cộng lãi thời đoạn 1

F2 = F1 (1+ i) = P (1+i)2 Tiền vốn cộng lãi thời đoạn 2
…..
Fn = Fn-1 (1+i) = P (1+i)n Tiền vốn cộng lãi thời đoạn n
* Công thực tổng quát tính tiền vốn cộng lãi sau n năm:
F = P (1+i)n

(1.3)

* Lãi kép phản ảnh đầy đủ giá trị theo thời gian của dòng tiền được áp
dụng rộng rãi trong tính toán đầu tư.
11


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

1.1.3 Chi phí và thu nhập
1.1.3.1 Chi phí

- Chi phí đầu tư: Là số tiền bỏ ra từ khi bắt đầu chuẩn bị đầu tư đến khi
đưa toàn bộ công trình vào khai thác, bao gồm: Chi phí lập thủ tục đầu tư, chi phí
GPMB, chí phí xây lắp, chi phí mua sắm vật tư thiết bị, chi phí dự phòng, trả lãi
vay trong khi xây dựng …
- Chi phí khai thác ( sản xuất ): Là chi phí thường xuyên bỏ ra kể từ khi
bắt đầu sản xuất sản phẩm đến khi không còn khai thác nữa, bao gồm: Chi phí
nguyên nhiên vật liệu, chi trả công lao động, sửa chữa cải tạo, chi trả lãi vay, thuế
và các nghĩa vụ khác …
1.1.3.2 Thu nhập
- Thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh: Là số tiền thu được do
bán sản phẩm tại các thời điểm trong thời gian khai thác dự án, phụ thuộc vào giá
bán và lượng sản phẩm bán ra.
- Thu nhập khác: Là các khoản thu khi thanh lý giá trị còn lại của công
trình sử dụng.
1.1.4 Thuế và các khoản chi phí đặc biệt
1.1.4.1 Thuế
- Thuế: Là khoản đóng góp của dự án theo quy định cho nhà nước để được
hưởng môi trường kinh doanh ổn định, được hưởng tài sản công cộng do nhà
nước mang lại, bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
XNK, thuế Tài nguyên môi trường …
1.1.4.2 Các khoản chi phí đặc biệt
- Khấu hao: Là tỷ lệ chiết tính áp dụng cho các tài sản cố định. Có hai
phương pháp phổ biến sử dụng để tính khấu hao là: Phương pháp khấu hao tuyến
tính và khấu hao phi tuyến tính.
* Khấu hao tuyến tính: CKH = K/n

(1. 4)

CKH - Mức khấu hao hàng năm của tài sản
12



Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

K

- Giá trị ban đầu của tài sản

N

- Tuổi thọ tính toán của tài sản

* Khấu hao phi tuyến tính: Sử dụng phương pháp SYD, giá trị gán của tài
sản giảm nhanh chóng vào các năm đầu và thấp dần vào các năm sau.
- Chi phí Lãi vay (Chi phí tài chính): Là số tiền phải trả cho chủ nợ, được
tính toán trong năm, theo mức lãi suất (i %) đánh trên số nợ gốc còn tồn cho đến
khi trả hết nợ gốc.
- Chi phí bảo hiểm công trình: Là chi phí bỏ ra để bảo hiểm công trình khi
gặp rủi ro, thường tính bằng 0,5 % - 1 % giá trị công trình tính toán trong năm.
1.1.5 Mặt bằng, khung thời gian tính toán và hệ số chiết khấu
1.1.5.1 Mặt bằng và khung thời gian tính toán.
- Mặt bằng tính toán: Thường được chọn là mặt bằng giá cả của năm bỏ
vốn đầu tư không kể đến nguyên nhân trượt giá hay lạm phát.
Tính giá trị tương lai (Fv) của khoản tiền đầu tư bắt đầu từ hiện tại (Pv) sau
n năm bỏ vốn đầu tư.
Fv = Pv (1+r)n  Pv = Fv/(1+r)n
(1+r)n

(1.5)


- Hệ số tính kép để chuyển các khoản tiền từ giá trị thặng dư ở
mặt bằng thời gian hiện tại về tương lai.

1/(1+r)n

- Hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản tiển từ giá trị ở
mặt bằng thời gian tương lai về hiện tại.

r

- Hệ số chiết khấu để tính chuyển.

1.1.5.2 Hệ số chiết khấu r (% )
- Tỷ số chiết khấu: Phản ảnh chiết khấu của dự án.
Tỷ số chiết khấu khi sử dụng cần bảo đảm hai điều kiện sau:
1. Mọi biến số đưa vào tính chiết khấu phải được quy về cùng một đơn vị
tính ( usd or vnd ).

13


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

2. Phải thừa nhận giả định rằng: Giá trị một đơn vị chi phí hay lợi ích hôm
nay là lớn hơn trong tương lai do phải chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Lãi vay,
chi phí cơ hội, sự tăng trưởng kinh tế …
Rất khó xác định chính xác tỷ lệ chiết khấu, thông thường nhà đầu tư lấy tỷ
lệ chiết khấu bằng với lãi vay cho các khoản đầu tư. Hiện ở Việt Nam tỷ lệ chiết
khấu ở mức 10 % - 16 %, đối với các dự án thuỷ điện tỷ lệ này thường vào
khoảng r = 10 %.

1.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI
CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.2.1 Quy mô dự án, xác định quy mô tối ưu.
Các dự án nói chung, hiếm khi vì các yếu tố kỹ thuật mà bị hạn chế về mặt
năng suất hay một quy mô duy nhất. Do đó, một trong những quyết định quan
trọng nhất trong phân tích dự án liên quan tới việc chọn qui mô dự án sẽ được
xây dựng. Đối với các nhà đầu tư hay các đơn vị tư vấn ởViệt Nam việc quyết
định lựa chọn quy mô phần lớn được xem là một quyết định thuần tuý về mặt kỹ
thuật, bỏ qua các khía cạnh kinh tế và tài chính của nó.
Quy mô dự án thuỷ điện được đặc trực bởi ba thông số chính là: MNDBT,
MNC, Nlm .
Trong phân tích tài chính kinh tế dự án, bất cứ sự thay đổi nhỏ nào của qui
mô cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tính khả thi của dự án. Nguyên tắc quan trọng
nhất được sử dụng trong phân tích dự án để xác định qui mô tốt nhất ( chẳng hạn
như chiều cao đập dâng hay quy mô nhà máy ...) là xem xét mỗi thay đổi nhỏ của
qui mô dự án như chính dự án.
Trong hình 1.2 mô tả quan hệ giữa NPV của dự án với qui mô dự án, khi
qui mô dự án thay đổi từ điểm C tới điểm M kéo theo sự thay đổi giá trị NPV của
dự án từ 0 tới NPVmax ( đạt tại điểm H ). Tại điểm H, nêu ta tiếp tục tăng qui mô
của dự án thì số gia của giá trị NPV sẽ trở thành âm. Do đó, tại điểm H là nơi để

14


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

ngừng gia tăng qui mô dự án ( qui mô dự án đạt tối ưu tại H ), mặc dầu NPV của
dự án vẫn còn giá trị dương cho tới khi tăng qui mô tới điểm M.
Qui mô tối ưu của dự án cũng có thể được xác định bằng cách sử dụng tỷ
suất thu hồi vốn nội tại IRR, giả thiết rằng mỗi phần gia tăng đầu tư kế tiếp nhau

có một giá trị IRR duy nhất. Nếu điều kiện này được thoả mãn, thi qui mô dự án
sẽ được xác định tại điểm mà giá trị IRR của lợi ích và chi phí bằng suất chiết
khấu dùng để tính NPV của dự án.
Hình 1-2: Quan hệ giữa NPV và qui mô dự án
NPV
(+)
max

0

NPV của dự án

A B C D E F G H I J K L M N

Qui mô
dự án

(-)

1.2.2 Thời điểm đầu tư
Một trong những quyết định quan trọng nhất của mọi quá trình chuẩn bị và
thực hiện dự án là việc xác định thời điểm để khởi đầu dự án. Quyết định sẽ càng
trở nên khó khăn đối với các dự án lớn không thể chia nhỏ được như các dự án
nguồn điện. Nếu những dự án này được xây dựng quá sớm thì một phần lớn khả
năng chưa cần đến lại hiện hữu. Trong những trường hợp đó phần mất mát không
thu hồi vốn (lẽ ra có thể được thu hồi nếu số tiến này được đầu tư nơi khác) có
thể sẽ lớn hơn giá trị lợi ích nhận được trong những năm đầu của đời hữu dụng
của dự án.
Một khi dự án được thực hiện quá sớm hay quá muộn, NPV của dự án sẽ
thấp hơn những gì nó có thể đạt được nếu được phát triển đúng thời điểm. Trong

một số trường hợp NPV của dự án vẫn dương nhưng luôn nhỏ hơn giá trị tối đa.
15


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

* Chọn thời điểm đầu tư tối ưu: Chọn thời điểm đầu tư khi tiềm năng lợi
ích tăng theo thời gian và chi phí không phụ thuộc vào thời gian. ( Đây là trường
hợp rất quen thuộc đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện )
B&C

B(t)

I D E
rK
A

C
B1

t1
to

t2

Thời gian

K

K


Hình 1-3 Xác định thời điểm của dự án khi lợi ích tiềm năng
tăng liên tục theo thời gian nhưng độc lập với điểm khởi đầu
Trên hình 1-3, dòng lợi ích của dự án được thể hiện bởi đường cong B(t),
nếu việc xây dựng dự án hoãn lại từ năm t1-t2, lợi ích mất đi sẽ là B1, nếu vốn đầu
tư đó được sử dụng để đầu tư vào nơi khác và tạo ra một lợi ích rK ( r phí cơ hội
vốn đầu tư trong một thời kỳ, K tổng vốn đầu tư ).
Do đó hoãn xây dựng từ t1-t2 cho lợi ích dòng AIDC, t2-t3 cho lợi ích ròng
CDF. Một cách vắn tắt, nếu rKt > Bt+1 thì dự án nên được hoãn lại, ngược lại nếu
rKt < Bt+1 thì ta nên đầu tư ( t là thời điểm bắt đầu đầu tư, Bt+1 là hiện giá lợi ích
ròng mất do việc hoãn đầu tư thời kỳ t+1 )
1.2.3 Tính đa mục tiêu:
Thông thường một chương trình đầu tư sẽ gồm một số công trình đầu tư có
liên hệ với nhau trong cùng một dự án duy nhất. Chẳng hạn, khi phác thảo một

16


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện có đập dâng kết hợp phát điện, thuỷ lợi và các
tiện ích du lịch vui chơi giải trí.
Thoát đầu, chúng ta có thể nhìn nhận ba nhiệm vụ của dự án bổ xung cho
nhau, vì vậy cách tốt nhất để đánh giá chi phí-lợi ích của dự án là xem xét chúng
trong một dự án duy nhất. Tuy nhiên trong trường hợp này, không nhất thiết phải
như thế: Khi có nhu cầu cao điểm về điện năng cần xả nước để phát điện có thể
không trùng với thời điểm xả nước cho thuỷ lợi. Hồ chứa có thể cạn kiệt vào mùa
du lịch nếu nước được tận dụng để tạo giá trị tối đa trong phát điện và đáp ứng
nhu cầu cho thuỷ lợi… Do đó, việc tối đa hoá NPV của toàn thể dự án có thể có
nghĩa rằng hiệu quả kinh tế của một vài thành phần của dự án sẽ bị giảm.

• Sự bổ xung và thay thế giữa các dự án:
Một khi cánh cửa đã được mở cho những quan hệ qua lại giữa những dự
án, một loạt đáng kể các khả năng xuất hiện. Xem xét những khả năng này một
cách chi tiết là việc rất nên làm đối với các nhà tư vấn khi trả lời các câu hỏi của
nhà đầu tư.
Dùng kí hiệu PVB cho hiện giá lợi ích và PVC cho hiện giá chi phí, ta có
những trường hợp sau:
- PVBI + PVBII = PVBI+II Dự án I & II độc lập về mặt lợi ích
- PVBI + PVBII > PVBI+II Dự án I & II thay thế về mặt lợi ích
- PVBI + PVBII < PVBI+II Dự án I & II bổ xung về mặt lợi ích
- PVCI + PVCII = PVCI+II Dự án I & II độc lập về mặt chi phí
- PVCI + PVCII > PVCI+II Dự án I & II bổ xung về mặt chi phí
- PVCI + PVCII = PVCI+II Dự án I & II thay thế về mặt chi phí
Nhìn chung, ta phải cảnh giác khả năng thay thế và bổ xung giữa và trong
dự án. Nguyên tắc chính luôn luôn như nhau là: Tối đa hoá hiện giá lợi ích ròng
của dự án.

17


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

1.3

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH DỰ ÁN

1.3.1 Những chỉ tiêu kinh tế cơ bản sử dụng trong phân tích kinh tế tài
chính dự án đầu tư
Một dự án nói chung và dự án thuỷ điện nói riêng đều được cân nhắc và
đánh giá kỹ càng trước khi đi đến kết luận có đầu tư hay không. Tùy thuộc vào

giai đoạn đầu tư, quy mô đầu tư, loại hình đầu tư, chúng ta có thể lựa chọn các
phương pháp phân tích kinh tế tài chính thích hợp.
Suy cho cùng, dưới góc độ kinh tế thì mục tiêu của đầu tư đều có thể quy
về Tối đa hóa lợi nhuận. Vậy, làm thế nào để đo mức độ lợi nhuận mà dự án đem
lại ? Trong phân tích kinh tế tài chính dự án chúng ta thường phải dựa vào các
chỉ số kinh tế tài chính sau: PV, NPV, IRR, B/C, Thv .. để từ đó đánh giá mức độ
hiệu quả của dự án.
1.3.1.1 Giá trị hiện tại thuần NPV
- NPV: Là tổng lãi của dự án được quy đổi về hiện tại.
n

NPV = ∑ ( Bt − C t )(1 + i ) −t − C 0

(1.6)

t =0

+ Ký hiệu:
Bt

- Dòng thu năm t

Ct

- Dòng chi năm t C0

- Chi phí đầu tư

C1,2..n - Chi phí khai thác
At


- Dòng lãi năm t

+ Tổng lãi trong n năm của dự án
n

n

∑A
t =0

= ∑ ( Bt − C t )

t
t

(1.7)

t =0

+ Giá trị hiện tại thuần ( tổng lãi qui về năm t0)
+ Điều kiện lựa chọn dự án đầu tư dựa vào tiêu chuẩn NPV
 NPV > 0

- Chấp nhận

 NPV < 0

- Loại bỏ
18



Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

 NPV = 0

- Xem xét

 NPV = max - Tối ưu
• Giá trị tương lai thuần-NFV
- NFV: Là tổng lãi của dự án qui đổi về tương lai.
NFV = NPV (1+i)n

(1.8)

• Giá trị hiện tại chi phí-PVC
- PVC: Tổng chi phí dự án qui về hiện tại. PVC được sử dụng trong trường
hợp dự án có dòng tiền thu giống nhau (Bt = const).
n

PVC = ∑ C t (1 + t ) −t

(1.9)

t =0

- Dự án tối ưu

PVC = min


Tương tự với FVC:
n

FVC = ∑ C t (1 + t ) t

(1.10)

t =0

• Giá trị hiện tại doanh thu-PVB
- PVB: Tổng doanh thu của dự án qui về hiện tại. PVB được sử dụng trong
trường hợp các dự án có dòng chi giống nhau (Ct = const).
n

PVB = ∑ Bt (1 + t ) −t

(1.11)

t =0

PVB = max - Dự án tối ưu
Tương tự với FVB:
n

FVB = ∑ Bt (1 + t ) t

(1.12)

t =0


• Nhận xét:
 Tiêu chuẩn NPV cho biết giá trị tuyệt đối của lãi qui về hiện tại.
 Tiêu chuẩn NPV là hiệu số của PVB và PVC: NPV = PVB – PVC
 Tiêu chuẩn NPV được sử dụng rộng rãi khi phân tích hiệu quả đầu
tư dự án.
19


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

 Tiêu chuẩn NPV phụ thuộc vào hệ số chiết khấu i
 Trong trường hợp dự án có giá trị còn lại sau khi thanh lý, ta xem nó
như dòng thu cuối năm n.
1.3.1.2

Tỷ số lợi ích và chi phí-B/C

- B/C: Là tỷ số giữa tổng giá trị hiện tại của doanh thu và tổng giá trị hiện
tại của chi phí dự án.
Công thức:
n

B PVB
=
=
C PVC

∑ B (1 + t )

−t


∑ C (1 + t )

−t

t =0
n

t =0

t

(1.13)

t

• Điều kiện lựa chọn dự án đầu tư dựa vào tiêu chuẩn B/C.
 B/C > 1

- Chấp nhận

 B/C < 1

- Loại bỏ

 B/C = 1

- Xem xét

 B/C = max - Tối ưu

• Tương tư, suy ra công thức của FVB/FVC, UVB/UVC.
• Nhận xét
 Tiêu chuẩn B/C mang tính tương đối, cho ta biết một đơn vị giá trị
hiện tại của chi phí tạo ra bao nhiêu giá trị hiện tại của doanh thu.
 Tiêu chuẩn B/C được áp dụng rộng rãi trong việc phân tích và đánh
giá các dự án có qui mô khác nhau.
1.3.1.3. Hệ số hoàn vốn nội tại-IRR
- IRR: Là giá trị của hệ số chiết khấu khi NPV = 0.
• Công thức gần đúng:
IRR = i1 + (i2 − i1 )

NPV1
NPV1 + NPV2

i1 - Là hệ số chiết khấu ứng với NPV1 > 0,

(1.14)
i2 ứng với NPV2 < 0
20


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004
V

NPV1
IRR
0
i1

i2


i (%)

Hình 1.4: Mối quan hệ giữa NPV và i
• Nhận xét:
 Chỉ tiêu IRR được sử dụng rất nhiều vì việc tính toán IRR chỉ cần dựa vào
một tỷ lệ chiết khấu tính sẵn (định mức chọn trước - gọi là “Suất thu lợi tối
thiểu chấp nhận được ”- đó là tỷ suất dùng làm hệ số chiết tính để tính toán
các giá trị tương đương, cũng như để làm “ngưỡng” trong việc chấp nhận
hay bác bỏ một phương án đầu tư). Về bản chất IRR rất giống với tỷ suất
lợi nhuận vốn đầu tư, vì vậy nó rất dễ hiểu đối với mọi người.
 Tuy nhiên, IRR cũng có một số hạn chế. Chẳng hạn IRR không thể sử
dụng để lựa chọn giữa các dự án độc lập khi vốn đầu tư có hạn. Để tính
được IRR trong dòng tiền nhất thiết phải có it nhất một thời đoạn trong đó
thu nhập ròng phải mang dấu âm (tổng chi phí lớn hơn thu nhập) bởi vì
trong trường hợp ngược lại thì NPV luôn lớn hơn không với mọi i (phương
trình 1.14 sẽ vô nghiệm).
1.3.1.4

Thời gian hoàn vốn-Thn

- Thn: Là thời điểm làm cho NPV = 0.
• Công thức gần đúng:


Thn = t 1 + (t 2 − t1 )

NPV2
NPV2 + NPV1


(1.15)

t1 - Là hệ số chiết khấu ứng với NPV1 < 0
t2 - Là hệ số chiết khấu ứng với NPV2 > 0
21


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

• Điều kiện lựa chon dự án đầu tư dựa vào tiêu chuẩn Thn.
 Thn < Thn*

- Chấp nhận

 Thn > Thn*

- Loại bỏ

 Thn = Thn*

- Xem xét

 Thn = min

- Tối ưu

 Thn* là thời gian hoàn vốn qui định hoặc mong muốn
NPV

NPV2

t1

Thn t2

t

NPV1

Hình 1-5 Mối quan hệ NPV và t

Nhận xét:
 Tiêu chuẩn Thn cho nhà đầu tư biết dự án này sẽ hoàn vốn trong bao
nhiêu năm.
 Tiêu chuẩn Thn không xét dòng tiền sau hoàn vốn. Có khi dự án A
có thời gian hoàn vốn sớm hơn dự án B, nhưng NPV dự án B lại lớn
hơn NPV dự án A.
 Tiêu chuẩn Thn được áp dụng rộng rãi trong phân tích và đánh giá
dự án mang tính rủi ro cao
1.2.1.5 Mối quan hệ giữa NPV, IRR, B/C
- Mối quan hệ về toán học: Ba chỉ tiêu trên luôn được sử dụng cùng nhau
khi phân tích hiệu quả đầu tư các dự án nói chung. Chúng có mối quan hệ bổ trợ
cho nhau và về mặt toán học, chúng ta có thể biểu diễn cả ba chỉ số trên trong
cùng một bảng quan hệ, xem bảng 1.2 dưới đây:

22


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

Bảng 1.2: Mối quan hệ toán học giữa NPV, IRR và B/C

NPV

IRR

B/C

Nếu NPV > 0

Thì IRR > r

Và B/C > 1

Nếu NPV < 0

Thì IRR < r

Và B/C < 1

Nếu NPV = 0

Thì IRR = r

Và B/C = 1

- Mối quan hệ trong phân tích so chọn phương án: nói chung nếu NPV,
IRR, B/C càng lớn thì dự án đầu tư càng hấp dẫn. Tuy nhiên so sánh lựa chọn
phương án rất cần lưu ý những điểm sau:
(1) Cần làm rõ điều kiện so sánh giữa các dự án trước khi phân tích so
chon phương án. Thông thường người ta chia dự án thành ba loại:
(a) Các dự án độc lập, không bị giới hạn về chi phí (vốn)

(b) Các dự án độc lập, bị giới hạn về chi phí (vốn)
(c) Các dự án loại trừ lẫn nhau.
(2) Đối với mỗi loại dự án trên đây, cần kết hợp các chỉ tiêu kinh tế để
đánh giá và lưu ý những nhận xét trong bảng 1.3.
Bảng 1.3: Lưu ý khi so sánh các chỉ tiêu kinh tế - tài chính
Quy tắc chọn

NPV

Các dự án độc

Chọn mọi dự án với

lập, chi phí không

NPV>0, không xếp

hạn định

hạng

Các dự án độc lập

Không thích hợp

Xếp hạng dự án có thể dẫn

Xếp hạng dự án theo B/C

chi phí hạn định


cho xếp hạng

đến quyết định không đúng

luôn cho kết quả đúng

Các dự án loại

Chọn lựa phương

trừ, chi phí không

án với NPV lớn

hạn định

nhất

Tỷ lệ chiết khấu

Sử dụng hệ số chiết

Không cần hệ số chiết khấu

Phải sử dụng hệ số chiết

(r)

khấu thích hợp


chính xác

khấu thích hợp

IRR

B/C
Chọn mọi dự án có

Chọn mọi dự án với IRR>r

B/C>1, không cần xếp
hạng

Chon phương án có IRR
lớn nhất có thể không đúng

Chọ phương án có B/C
lớn nhất có thể không
đúng

23


Luận văn cao học khoá 2002 – 2004

(3) Người lập dự án và phân tích đánh giá dự án cần đảm bảo tính khách
quan trong quá trình tính toán. Vì quá trình tính toán diễn ra phức tạp với sự tham
gia của nhiều yếu tố, nên rất dễ đưa thêm ý chủ quan vào. Để đảm bảo được điều

này, Trước khi tính toán cho các phương án cần phải lập lên một hệ các giả thiết
cũng như mặt bằng và khung thời gian tính toán áp dụng chung cho tất cả các
phương án tham gia so chọn.
- Xếp hạng dự án đầu tư: Chúng ta đã nghiên cứu vấn đề đánh giá, so
sánh các phương án đầu tư và dẫn ra những điều kiện so sánh và đánh giá. Trong
bảng 1.3, xuất hiện một khái niệm là “xếp hạng dự án đầu tư” và phân loại các dự
án mà chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu ở đây.
Trong các hoạt động đầu tư, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết
những người ra quyết định nhằm lựa chọn trình tự đầu tư cho các dự án, công tác
quy hoạch còn phải nghiên cứu vấn đề xếp hạng các dự án theo một tiêu chuẩn
kinh tế nào đó. Trong thực tế đã sử dụng khá nhiều loại tiêu chuẩn trong đó có
các tiêu chuẩn đã nghiên cứu ở trên (NPV, IRR và B/C). Để làm rõ vấn đề xếp
hạng dự án đầu tư, chúng ta sẽ xem xét trường hợp lấy tiêu chuẩn hiệu quả kinh
tế là NPV và IRR.
Xét hai dự án đầu tư A và B có dòng tiền tệ (tính theo triệu đồng) và các
chỉ số NPV, IRR với r* = 10% như sau trong bảng 1.6 và được biểu diễn dưới
dạng đò thị như trong hình 1.6 dưới đây:
Bảng 1.6 Thông số dự án A&B
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Dự án

Năm 1

Năm 2

NPV

IRR (%)

A


-10.000

12.000

826

20%

B

-15.000

17.700

992

18%

Quan sát trên hình 1.6, chúng ta có thể thấy hai dự án A và B đều có NPV
> 0 và IRR> r*(ở đây r* = 14%). Như vậy cả hai dự án đầu có hiệu quả, đều hấp
24


×