Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

ĐỀ ÁN: CHUẨN HÓA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THEO CHUẨN TIN HỌC IC3 (Internet and Computing Core Certification)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.51 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
CHUẨN HÓA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THEO CHUẨN TIN HỌC
IC3 (Internet and Computing Core Certification)
CHO CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN, SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Học viên
: NGUYỄN HỒNG ANH
Đơn vị công tác : Đại học Kinh tế kỹ thuật CN

HÀ NỘI - 2017


1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Trường Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp ( ĐHKT- KTCN) tiền thân
là trường Trung cấp Kỹ thuật III, được thành lập năm 1956 - là một trong
những trường đầu tiên được được thành lập của ngành Công nghiệp nhẹ. Nhà
trường đào tạo đa ngành, đa cấp với công nghệ dạy học tiên tiến và NCKH
trong môi trường văn hoá chất lượng. Đến nay, trải qua hơn 60 năm xây dựng
và phát triển Trường ĐH KT - KT CN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong
sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà máy, doanh nghiệp; bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Nhà trường đã tích cực hội
nhập quốc tế, tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng, NCKH. Với bề dày thành tích đó, Nhà trường đã được Đảng,
Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý
khác.
Từ ngày thành lập đến nay, tập thể lãnh đạo, giảng viên và SV toàn


Trường đã nỗ lực thực hiện tốt sứ mạng, mục tiêu và các nhiệm vụ chiến lược
được giao. Trong chiến lược phát triển, Trường đã được xác định rõ là trường
trọng điểm của ngành Công Thương với sứ mạng đào tạo đa cấp, đa ngành, đa
lĩnh vực phát triển theo định hướng ứng dụng, đến năm 2030 trở thành Đại học
hiện đại, hội nhập quốc tế.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Hiện nay, các cơ sở đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Đào tạo
nghề trong cả nước đều hướng tới việc khẳng định chất lượng đào tạo của đơn
vị, trình độ khai thác, ứng dụng CNTT của cán bộ, giảng viên, sinh viên tốt
nghiệp ra trường.
Sử dụng chuẩn CNTT được quốc tế công nhận chính là khẳng
định vị thế của nhà trường, phù hợp với sự hội nhập quốc tế.
Sử dụng chuẩn CNTT tại các trường ĐH hiện nay chính là một sự
khẳng định vị thế của nhà trường, phù hợp với sự hội nhập quốc tế. Ở Việt


Nam hiện nay, cả ở cả miền Bắc và miền Nam đã có một số đơn vị đã sử dụng
chuẩn CNTT quốc tế như: Đại học Dân lập Hải Phòng, Đại học Tôn Đức Thắng,
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, Đại học Thăng Long, Đại học Thái Nguyen
Tại trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp đã có một vài khoa
mạnh dạn, tiên phong trong việc sử dụng các chuẩn CNTT quốc tế cho cán bộ
giảng viên và cho sinh viên tốt nghiệp ra trường. Điều này cho thấy sự năng động,
linh hoạt của nhà trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở đào tạo,
tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên khi ra trường
Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay việc giảng dạy tin học đại cương của
còn mang tính tự phát, các cán bộ giảng viên chưa đạt chuẩn trong việc sử dụng
CNTT. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, một số khá đông sinh viên, bao gồm cả cử
nhân, kĩ sư CNTT đã tốt nghiệp nhưng chưa sử dụng thành thạo Excell để lập các
bảng biểu, tính toán hoặc xử lí số liệu, một số không nhỏ khác chưa sử dụng
thành thạo Powerpoint để soạn thảo báo cáo khoa học, đề tài, thiết kế bài giảng

điện tử,…
Qua đó cho thấy, việc thiết kế một khung chương trình và kèm theo đó là
một bộ đề thi nhằm đạt chuẩn đầu ra đồng bộ, thống nhất, vừa phù hợp với đặc
điểm riêng của từng trường, từng chuyên ngành, vừa đảm bảo mặt bằng chung về
tin học đại cương và đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội là hết sức cần thiết.
Việc xây dựng chuẩn đầu ra thống nhất sẽ là tiền đề để các cơ sở đào tạo
từng bước tách khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ra khỏi quá trình đào tạo,
tiến tới việc thành lập các trung tâm kiểm định, đánh giá chất lượng hoạt động
độc lập với các cơ sở đào tạo, theo đúng quan điểm dạy học tiên tiến và xu hướng
chung hiện nay.
Ngoài chuẩn chung về tin học đại cương, nếu các trường cần dạy thêm các
kiến thức tin học chuyên ngành (Ví dụ: ngôn ngữ lập trình C++, kĩ thuật thiết kế
và tính toán (AutoCAD, MATLAB), kĩ năng xử lí số liệu thống kê (EPINFO,


SPSS) vv…, nên thiết kế thành các modul tự chọn, để tổ chức dạy riêng cho sinh
viên có nhu cầu phù hợp với chuyên ngành .
Việc sử dụng các chuẩn quốc tế đã cho thấy hiệu quả và thành công trong
quá trình nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với tiếng Anh, trường Đại học
Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp đã sử dụng chuẩn tiếng Anh B1, B2 khung Châu
Âu cho đầu vào Sau Đại học, Toefl, IELTS cho thi tuyển dụng công chức.
Đây chính là tiền đề cho việc sử dụng chuẩn Công nghệ thông tin cho cán
bộ giảng viên và sinh viên của trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
Các công ty tư nhân, cơ quan nhà nước, các nhà tuyển dụng đều đỏi hỏi
ứng viên phải có trình độ công nghệ thông tin, khai thác một cách có hiệu quả các
ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc. Chính vì vậy, những ứng viên có
chứng chỉ tin học theo các chuẩn quốc tế có lợi thế rất lớn khi nộp hồ sơ xin việc
và tham dự thẩm vấn. Việc áp chuẩn đầu ra cho sinh viên các trường tác động tích
cực đến các nhà tuyển dụng, giảm thời gian, chi phí tổ chức thi, kiểm tra. Đồng
thời tăng hiệu quả và chất lượng nhân sự được tuyển dụng.

Bên cạnh đó, việc triển khai Chính phủ điện tử trong các cơ quan Nhà
nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp và mọi lĩnh vực hoạt động KTXH cũng
đặt ra một nhu cầu rất lớn và rất cấp bách về đội ngũ nhân lực có kiến thức, kĩ
năng đạt chuẩn nhất định về CNTT.
. Việc áp chuẩn đầu vào cho cán bộ công chức mới tuyển dụng hoặc đang
làm việc là động lực cho việc áp chuẩn đầu ra cho sinh viên, tạo nhu cầu và hành
lang pháp lí để các cơ sở đào tạo, các thầy cô giáo điều chỉnh khung chương trình
và nội dung đào tạo theo định hướng đạt các chuẩn quốc tế được xã hội chấp
nhận.
3. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN
Công nghệ thông tin là động lực quan trọng góp phần bảo đảm sự tăng
trưởng và phát triển bền vững của đất nước, nâng cao tính minh bạch trong các


hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp và người dân.
Trong thời đại toàn cầu hoá, một đất nước mạnh về công nghệ thông tin và
truyền thông sẽ có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế, văn hoá và phát triển.
Quan điểm trên đã được khẳng định một cách nhất quán và xuyên suốt
thông qua hàng loạt các Nghị quyết, chỉ thị, các đề án và chương trình hành động
từ trung ương đến địa phương trong nhiều năm qua, như:
Nghị quyết số 37 - NQ/TW, ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX, về
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung
du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020; Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông
Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 13-NQ/TƯ
ngày 16/01/2012 của BCH Trung ương về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện

đại vào năm 2020; Nghị quyết số 20-NQ/TƯ ngày 31/10/2012 của Ban chấp hành
Trung ương khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế; Kết luận số 51-KL/T.Ư ngày 29/10/2012 của Ban chấp
hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đặc biệt, ngày 22/9/2010, Đề án: “Sớm đưa Việt Nam trở thành
nước mạnh về CNTT-TT” đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1755/QĐ-TTg. Đề án nhấn mạnh mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt
tiêu chuẩn quốc tế và ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực Kinh tế - Xã


hội, quốc phòng an ninh. Đề án đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ, trong đó tập trung vào
các vấn đề như: Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt chuẩn; Ứng dụng hiệu quả
CNTT trong cơ quan Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội. Đề án cũng chỉ ra
06 giải pháp, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lí
và phát triển CNTT theo các chuẩn quốc tế.
4. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
4.1. Mục tiêu chung
Hiện thực hóa định hướng chiến lược xây dựng, phát triển giai đoạn
2017-2020, tầm nhìn 2030 của trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
4.2. Mục tiêu cụ thể


Xây dựng và tổ chức thực hiện lộ trình chuẩn hóa về CNTT theo


chuẩn quốc tế cho cán bộ, công chức và giảng viên của trường Đại học Kinh tế
Kỹ thuật Công nghiệp, nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng khai thác, ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và đổi mới phương pháp
dạy học.


Đề xuất giải pháp, lộ trình áp chuẩn đầu ra môn tin học đại cương

cho sinh viên các trường không đào tạo CNTT của trường Đại học Kinh tế Kỹ
thuật Công nghiệp, tiếp cận với chuẩn quốc tế, nhằm đảm bảo cam kết chất
lượng sinh viên ra trường và đáp ứng đòi hỏi của các tổ chức, đơn vị sử dụng
lao động qua đào tạo.
5. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
5.1. Lựa chọn chuẩn đầu ra
Một số chuẩn tin học quốc tế về CNTT đang được áp dụng phổ biến hiện nay:


Chuẩn tin học ICDL (International Computer Driving Licence):

là chuẩn tin học quốc tế về kỹ năng sử dụng máy tính, do Tổ chức ECDL Quốc


tế (www.ecdl.org) xây dựng và phát triển, để kiểm tra và đánh giá mức độ
thành thạo các kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản của người dùng. Các kỹ năng
được kiểm tra qua 07 mô đun thi ICDL, trong đó có Word, Excel, Power Point,
Internet, Cơ sở dữ liệu….

Chuẩn tin học IC3 (Internet and Computing Core Certification):
là chuẩn quốc tế về sử dụng máy tính và Internet do tổ chức Certiport của Mỹ
cấp. IC3 chuẩn hóa kiến thức về công nghệ thông tin trong việc sử dụng máy

tính và Internet một cách có nền tảng, đáp ứng đúng các mục tiêu, yêu cầu
trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa để tiến tới việc công nhận lẫn nhau,
phục vụ cho việc dịch chuyển lao động giữa các quốc gia trong khu vực. Đảm
bảo được các yêu cầu về trình độ và kỹ năng sử dụng CNTT trong thời đại
công nghệ số hiện nay.

Chuẩn tin học MOS (Microsoft Office Specialist): Được sáng tạo
bởi Microsoft và triển khai bởi Certiport (Hoa Kỳ). Là thước đo chuẩn quốc tế
về kỹ năng sử dụng tin học văn phòng, bao gồm Microsoft Word, Microsoft
Excel, Microsoft PowerPoint, Microsoft Access, Microsoft Outlook. Bài thi
được thực hiện trực tuyến, với hơn 25 ngôn ngữ được xây dựng và đã được
Việt hóa. Là chứng chỉ đánh giá khả năng tin học văn phòng uy tín nhất do
Microsoft cấp và được công nhận toàn cầu.
Từ các căn cứ pháp lí và cơ sở thực tiễn đã phân tích, trên cơ sở trao đổi
và tham khảo ý kiến của các đơn vị thành viên và các ban chức năng liên quan
của ĐH KT KTCN (Phòng Đào tạo, Phòng TTKT&ĐBCL GD), Trung tâm
CNTT - ĐH KT KTCN đề xuất phương án thiết kế và xây dựng bộ chuẩn trình
độ CNTT cho cán bộ và giảng viên của ĐHTN theo bộ chuẩn quốc tế IC3 của
tổ chức Certiport (Hoa Kỳ), vì tính hiệu quả, phổ biến và khả thi của bộ chuẩn
quốc tế này, đồng thời xây dựng lộ trình thiết kế một khung chương trình môn
tin học đại cương thống nhất theo hướng tiếp cận hoặc đạt mức tương đương
với chuẩn IC3.


(Nội dung chi tiết về chuẩn IC3 được giới thiệu trong phụ lục kèm theo)
5.2. Đối tượng áp chuẩn và lộ trình thực hiện
Việc thực hiện chuẩn hóa được triển khai theo lộ trình phù hợp với từng
nhóm đối tượng, bao gồm: cán bộ, chuyên viên khối hành chính sự nghiệp: Đội
ngũ giảng viên các chuyên ngành không chuyên tin; Sinh viên học môn tin học
đại cương.

Cụ thể như sau:
5.2.1. Chuẩn hóa trình độ CNTT đối với cán bộ, công chức, giảng viên không
thuộc chuyên ngành CNTT của ĐH KT- KT CN
- Bắt đầu từ năm 2015, Các cán bộ công chức có nguyện vọng được
tuyển dụng vào ĐHKT-KTCN đều phải đạt trình độ CNTT tương đương chuẩn
quốc tế IC3 .
- Chuẩn trên cũng sẽ được áp dụng đối với toàn thể cán bộ, công chức
khối phòng ban và giảng viên từ 45 tuổi trở xuống, đồng thời khuyến khích các
cán bộ quản lí phòng, ban trên 45 tuổi phấn đấu đạt chuẩn trên.
5.2.2. Xây dựng lộ trình thiết kế một khung chương trình môn tin học đại
cương thống nhất theo hướng tiếp cận chuẩn IC3 đối với sinh viên không thuộc
chuyên ngành CNTT của ĐHKT-KTCN.
- Nhằm chuẩn hóa trình độ CNTT của sinh viên khối không đào tạo
chuyên ngành CNTT, đáp ứng nhu cầu sử dụng và khai thác CNTT, đáp ứng
nhiệm vụ chuyên môn và tăng cơ hội cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm, cần
xây dựng một chuẩn đầu ra theo hương tiếp cận và tương đương với Chuẩn
quốc tế IC3 và áp dụng thống nhất cho sinh viên sau khi hoàn thành môn tin
học đại cương.
5.3. Phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện
5.3.1. Đối với nhóm đối tượng là cán bộ phòng ban và giảng viên không dạy CNTT
Trường Đại học KT-KTCN hợp tác với tổ chức Certiport Hoa kì, thông
qua đại diện hợp pháp của Tổ chức này tại Việt Nam là Công ty IIG Việt Nam,


là thành viên của Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) tại khu vực Đông
Dương, tổ chức việc thi và cấp chứng chỉ IC 3 theo đúng các tiêu chí và quy
trình nghiêm ngặt do Certiport Hoa Kỳ xây dựng và quy định.
IIG có nền tảng kinh nghiệm và uy tín hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục. đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn đào tạo và đánh giá trình độ tiếng
Anh, công nghệ thông tin với các bài thi nổi tiếng quốc tế được IIG Việt Nam

độc quyền cung cấp tại Việt Nam như TOEIC, TOEFL, SAT, IC3, MOS,…
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh và ứng viên trong việc củng
cố kiến thức, kĩ năng và đạt được kết quả tốt trong việc thi lấy chứng chỉ,
ĐHKT-KTCN đã thống nhất với IIG tổ chức lớp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ
giảng viên và hướng dẫn viên (TOT) do ĐHKT-KTCN lựa chọn. Sau đó, đội
ngũ này sẽ đảm nhiệm việc đào tạo, tập huấn lại cho các đối tượng có nhu cầu
chuẩn hóa theo các chuẩn đã nêu.
Theo thỏa thuận hợp tác, IIG sẽ cung cấp khung chương trình chuẩn của
tổ chức Certiport Hoa Kì, cung cấp bộ giáo trình chuẩn của cả 2 chương trình
IC3 và MOS, ĐHTN được phép sử dụng khung chương trình và 2 bộ giáo trình
chuẩn trên để đào tạo, tập huấn và được phép nhân bản phục vụ công tác đào
tạo tập huấn với một mức phí tượng trưng theo thỏa thuận cụ thể giữa ĐHKTKTCN với IIG .
Việc tổ chức thi sẽ theo các tiêu chí, tiêu chuẩn và quy trình do Certiport
Hoa Kỳ quy định, đảm bảo tính nghiêm túc và khách quan, trên nguyên tắc
công khai, minh bạch và không có sự can thiệp của bất cứ bên nào, vào bất cứ
một khâu nào trong suốt quá trình thi cũng như kết quả.
Nhằm giảm chi phí đi lại, ăn ở, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh,
ĐHKT-KTCN và IIG sẽ hợp tác thiết kế các phòng máy, xây dựng testsite, cài
đặt các chương trình, phần mềm đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật để tổ chức thi tại
Đại học KT-KTCN, với một cơ chế giám sát chặt chẽ của cả 2 bên nhằm đảm
bảo tính pháp lí và chất lượng của bài thi.


Để giảm bớt khó khăn bước đầu và động viên, khuyến khích, tạo lộ
trình, thời gian cần thiết cho thí sinh tu luyện và phấn đấu đạt chuẩn, ĐHKTKTCN và IIG thống nhất xây dựng thang điểm thành 3 cấp độ (level), bao
gồm: Cấp độ A, Cấp độ B và cấp độ C. Trong đó cấp độ C là cấp độ đạt tất cả
các tiêu chí của chuẩn quốc tế (Được cấp chứng chỉ). Các ứng viên phải đạt tối
thiểu level B mới được tuyển dụng, nhưng phải tiếp tục ôn luyện để đạt chuẩn
trong thời gian không quá 1 năm sau đó để được cấp chứng chỉ. Thí sinh đạt
dưới level B bắt buộc phải học thêm để thi lại.

IIG cũng có chế độ hỗ trợ cho thí sinh do những điều kiện khác nhau,
nếu chưa đủ tự tin vào kết quả lần thi đầu, có thể lựa chọn và đăng kí cơ chế thi
RETAKE với mức lệ phí cả 2 lần thi bằng 1.5 lần mức lệ phí thông thường (với
mức giá ưu đãi) .
Đạị học KT-KTCN, mà đại diện hợp pháp là Trung tâm công nghệ thông
tin (ITC) và tổ chức Certiport Hoa Kì mà đại diện hợp pháp là IIG Việt Nam có
trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết và tổ chức việc đào tạo, tập huấn, tổ chức thi
và cấp phát chứng chỉ, báo cáo Lãnh đạo của 2 bên xem xét, phê duyệt trước
mỗi đợt tổ chức triển khai.
5.3.2. Với đối tượng là sinh viên thuộc trường ĐHKT-KTCN
Như đã trình bày trong phần trên, việc xây dựng một chuẩn đầu ra môn tin
học đại cương thống nhất trong toàn ĐHKT-KTCN vừa là quy định của ngành,
vừa nhằm đảm bảo mọi sinh viên của ĐHKT-KTCN ra trường đều đạt tới mặt
bằng chung về trình độ và kĩ năng ứng dụng CNTT phục vụ cho quá trình học tập
trong nhà trường cũng như sau khi ra môi trường công tác, mặt bằng đó phải
được xã hội nói chung và các nhà tuyển dụng nhân lực nói riêng chấp nhận.
Tuy nhiên, việc áp chuẩn đối với hệ thống 10 cơ sở đào tạo của ĐHKTKTCN hiện nay cần phải triển khai theo một lộ trình hợp lí.
Trước hết, việc xây dựng và áp chuẩn phải được sự chỉ đạo và thống
nhất cao trong Thường vụ đảng ủy, Ban giám hiệu và các khoa chuyên môn.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo nêu trên, Phòng Đào tạo, Phòng TTKT&KĐCL,
Trung tâm CNTT của ĐHKT-KTCN làm đầu mối, chỉ đạo và phối hợp với các


đơn vị đào tạo tổ chức xây dựng một ngân hàng đề thi và thang điểm nhằm
đảm bảo chuẩn đầu ra theo những tiêu chí và yêu cầu đã được thống nhất trình
các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Từ chuẩn đầu ra được phê duyệt, các đơn vị mà đầu mối là các Khoa, Bộ
môn tin học Phòng đào tạo và Trung tâm CNTT của các trường phối hợp và
thống nhất xây dựng khung chương trình, giáo trình và phân bổ thời lượng phù
hợp .

Việc xây dựng chuẩn và tổ chức giảng dạy để đạt chuẩn sẽ do chính các
đơn vị, đặc biệt là đội ngũ giảng viên các bộ môn tin học đại cương thống nhất
xây dựng và tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, như đã trình bày và phân tích ở trên, nên định hướng chuẩn
do các đơn vị xây dựng cần đạt mức “tương đương” hay ít nhất là “ tiếp cận”
chuẩn IC3 và áp dụng thống nhất tại tất cả các đơn vị đào tạo.
Việc xây dựng chuẩn “ tương đương với IC3” có những thuận lợi cơ bản
sau:
- Đã được xã hội và các nhà tuyển dụng chấp nhận
- Đã được triển khai thành công ở một số cơ sở đào tạo, trường đại học
- Đã có khung chương trình, giáo trình, tài liệu, bộ ngân hàng câu hỏi,
phương thức tổ chức thi được IIG cho phép sử dụng để các đơn vị tham khảo
xây dựng và biên soạn , vừa phù hợp với các tiêu chí của ĐHKT-KTCN vừa
tiết kiệm rất nhiều thời gian và kinh phí.
- SV đạt chuẩn của ĐHKT-KTCN sẽ “tương đương” với các sinh viên
đạt chuẩn quốc tế IC3, nếu em nào có nhu cầu, sẽ rất thuận lợi và dễ dàng dự
thi để có chứng chỉ quốc tế mà không cần ôn luyện hay phải học thêm nhiều.
- Những sinh viên khi nhập học, nếu đã có chứng chỉ quốc tế IC3 sẽ được
miễn học và thi môn tin học đại cương, để giành thời gian tạp trung cho các
môn học khác.
Việc triển khai áp chuẩn cho đối tượng là sinh viên các hệ đào tạo chất
lượng cao và một số trường có đủ điều kiện sẽ được áp dụng thí điểm từ năm
học 2017-2018.
Các đối tượng còn lại sẽ áp chuẩn đại trà từ năm học 2018-2019.


Để thực hiện kế hoạch, ngay từ đầu quý 3.2017, tức là trước khi bước
vào năm học mới 2017-2018, Thủ trưởng các đơn vị đào tạo cần quán triệt và
triển khai ngay hoạt động đào tạo và tập huấn cho đội ngũ giảng viên nòng cốt
(TOT) của đơn vị.

IIG và ITC sẽ tổ chức và hỗ trợ việc tập huấn nghiệp vụ, cung cấp
chương trình và giáo trình chuẩn (miễn phí) cho đội ngũ này.
Sau khóa tập huấn nghiệp vụ, đội ngũ này sẽ được IIG và ĐHKT-KTCN
cấp chứng chỉ giảng dạy môn tin học đại cương theo chuẩn quốc tế IC 3 do
Hiệu trưởng ĐHKT-KTCN cấp.
Việc tổ chức giảng dạy cho sinh viên các trường, do đội ngũ giảng viên
bộ môn tin học đại cương, sau khi đã được tập huấn thành TOT đảm nhiệm,
căn cứ khung chương trình, kế hoạch và chuẩn đầu ra do chính họ tham gia
thiết kế và xây dựng.
Việc tổ chức kiểm tra, thi cuối kì sẽ do các đơn vị tổ chức theo kế hoạch
đào tạo và quy trình chung do Bộ GD&ĐT và ĐHKT-KTCN quy định.
Phòng Đào tạo, Phòng TTKT&KĐCL, Trung tâm CNTT của ĐHKTKTCN làm đầu mối, chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức xây
dựng một ngân hàng đề thi và thang điểm nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra “tương
đương” chuẩn IC3 và áp dụng thống nhất tại tất cả các đơn vị đào tạo.
6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
TT

Nội dung
hoạt động
1 Ban Giám hiệu ĐHKT-KTCN ủy

1

quyền cho Trung tâm CNTT (ITC) tổ

Thời gian
bắt đầu/hoàn
thành
Trong quý


Đơn vị/bộ
phận
chủ trì
ITC

1.2017

chức khảo sát, tìm hiểu và phân tích
các chuẩn quốc tế về CNTT phổ biến

2

và được xã hội chấp nhận hiện nay.
1 ITC báo cáo với BGH kết quả khảo sát

Trước

và đề xuất các phương án lựa chọn

31.3.2017

ITC


chuẩn CNTT và tham mưu, giải trình
cho BGH lựa chọn phương án tối ưu,
đồng thời liên hệ và đàm phán sơ bộ với

3


các đối tác có tiềm năng liên quan.
3 Căn cứ ý kiến chỉ đạo của BGh, ICT

Trong quý

Phòng đào tạo,

làm đầu mối, phối hợp với các ban

2.2017

banTTKT&ĐB

chức năng liên quan xây dựng Dự thảo

CL phối hợp

đề án, đề xuất giải pháp chi tiết, trình
BGĐ xem xét.
4 Bộ phận soạn thảo hoàn thiện bản dự
4

thảo đề án và tổ chức lấy ý kiến góp ý,

7

8

ITC, Phòng đào


7.2017

tạo, Ban
TTKT&ĐBCL

chuyên gia CNTT; Tổng hợp các ý kiến

và Thủ trưởng

góp ý, bổ sung, đề xuất của các đơn vị

các đơn vị thực

và các chuyên gia: Tiếp thu. chỉnh sửa

hiện

chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch tổ chức
thực hiện
6 Tổ chức kí kết chương trình hợp tác

6

Trong tháng

bổ sung của các đơn vị đào tạo và các

hoàn thiện trình BGĐ phê duyệt
5 Ra QĐ ban hành Đề án, Thành lập Ban
5


thực hiện

Trong tháng
7.2017
Trong tháng

giữa IIG và ĐHKT-KTCN
9.2017
7 Tiếp nhận chương trình, gíáo trình Trong tháng 9

Ban giám hiệu
(Đầu mối: ITC)
ITC và IIG

chuẩn và tổ chức in ấn, nhân bản giáo

và tháng 10

trình
8 Tổ chức tập huấn TOT cho nhóm giảng

năm 2017
Trong tháng

IIG (Đầu mối:

9. Và tháng

ITC)


viên của ĐHKT-KTCN (50 người)

10. 2017
9 Tổ chức thi /cấp chứng chỉ cho ứng Trong tháng 9
9

Ban Giám hiệu

viên thi tuyển công chức đợt 1 năm

& 10.2017

IIG (Đầu mối:
ITC)


2017
1 Tổ chức cập nhật chương trình và kế
10

hoạch giảng dạy của các đơn vị

Từ 9. 2017

BGH, Phòng

Đến 9-2020

Đào tạo,

TTKT&ĐBCL

1 Tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi và
11

thang điểm theo chuẩn quốc tế

Từ 9. 2017
Đến 9-2020

các đơn vị
BGH, Phòng
Đào tạo,
TTKT&ĐBCL

1 Tổ chức và giám sát việc đào tạo và thi
12

của các đơn vị

Thường
xuyên

các đơn vị
BCĐ đề án,
Phòng đào tạo,
TTKT&ĐBCL.

7. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
7.1. Nguyên tắc quản lí

Đề án triển khai trong một thời gian dài (2017-2020), tác động lên nhiều
đối tượng (cán bộ, công chức, giảng viên và sinh viên). Vì vậy, để đảm bảo
tính đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, cần thành lập một Ban chỉ đạo thực hiện
đề án do Hiệu trưởng Đại học KT-KTCN trực tiếp phụ trách (Trưởng ban),
Lãnh đạo Trung tâm Công nghệ thông tin (ITC), Phòng Đào tạo, Ban thanh tra
khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục (TTKT&ĐBCL) và Trưởng các khoa
chuyên môn làm ủy viên.
Ngoài ra có thể có các tổ chuyên môn giúp việc (nếu cần thiết).
7.2. Phương thức điều hành
- Ban chỉ đạo điều phối chung mọi hoạt động của đề án theo nội dung,
kế hoạch đã được BGĐ phê duyệt thông qua bộ phận thường trực.
- ITC làm đầu mối trong việc tham mưu, soạn thảo nội dung, kế hoạch,
cách thức phối hợp, hợp tác với Certiport Hoa Kỳ thông qua IIG về một số nội
dung trọng tâm như:


+ Tổ chức các điều kiện về cơ sở vật chất và kĩ thuật (Testsite, phòng
máy, mạng, cơ sở dữ liệu…), giám sát hoạt động thi trực tuyến để lấy chứng
chỉ quốc tế IC3 tại ĐHKTKTCN
+ Hỗ trợ đào tạo, tập huấn TOT (Training of Trainer) cho nhóm giảng
viên nòng cốt.
+ Hỗ trợ khung chương trình, giáo trình chuẩn (trọn bộ 03 cuốn giáo
trình IC3 bản gốc) để ĐHKT-KTCN có thể nhân bản cho học viên tham gia thi
lấy chứng chỉ quốc tế IC3 hoặc làm tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh
viên học môn tin học đại cương.
+ Chứng chỉ quốc tế IC3 do Certiport Hoa Kỳ cấp, căn cứ trên kết quả thi
trực tuyến. Chứng chỉ hoàn thành khóa tập huấn, đào tạo kĩ năng sư phạm
(TOT) thực hiện theo quy định chung của Bộ GD&ĐT, do Hiệu trưởng ĐHKTKTCN kí và cấp dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá cuối khóa tập huấn do
ĐHKT-KTCN và IIG phối hợp tổ chức.
- Phòng TTKT&ĐBCL chủ trì và phối hợp với Phòng Đào tạo,

TT.CNTT và các cơ sở đào tạo chỉ đạo, tổ chức, giám sát, thẩm định việc xây
dựng chuẩn đầu ra môn tin học đại cương, xây dựng chương trình, giáo trình,
ngân hàng câu hỏi môn tin học đại cương theo chuẩn đầu ra đã thống nhất…
7.3. Lộ trình và cách thức thực hiện
* Xây dựng chương trình và ký kết các văn bản hợp tác với IIG về IC3
Chương trình hợp tác
Đại học KT-KTCN và IIG Việt Nam sẽ hợp tác trong các hoạt động cụ
thể sau:
- Hỗ trợ đào tạo khoảng 50 cán bộ do ĐHKT-KTCN lựa chọn giới thiệu
để trở thành giảng viên giảng dạy chương trình Tin học theo chuẩn IC 3 (nhóm
nòng cốt -TOT).


Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các cán bộ này được thi sát hạch lấy
chứng nhận hoàn thành khóa học và đủ điều kiện giảng dạy chương trình theo
chuẩn IC3.
- IIG và ITC sẽ phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho các
ứng viên là các đối tượng có nhu cầu bổ sung, trang bị đủ kiến thức và kĩ năng
tham dự kì thi và lấy chứng chỉ quốc tế IC3.
- IIG sẽ cho phép ĐHKT-KTCN sử dụng, nhân bản chương trình và bộ
giáo trình IC3 (trọn bộ 3 cuốn) phục vụ cho cán bộ, sinh viên của ĐHKTKTCN tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nói trên với mức phí ưu đãi đã nêu ở
phần trên.
- IIG và ITC cùng phối hợp xây dựng Testsite, thành lập các phòng thi
và tổ chức các đợt thi lấy chứng chỉ IC3 tại Đại học KT-KTCN .
- IIG sẽ thay mặt Certiport Hoa Kỳ cấp chứng chỉ IC3 cho các ứng viên
đạt chuẩn.
Cách thức hợp tác:
- Hiệu trưởng trường ĐHKT-KTCN và Giám đốc IIG sẽ ký kết biên bản
ghi nhớ thỏa thuận chung về việc phối hợp, triển khai áp chuẩn quốc tế IC 3 tại
ĐHKT-KTCN.

- ITC làm đơn vị đầu mối, kí kết các hợp đồng triển khai cụ thể với IIG
Việt Nam để tổ chức đào tạo giảng viên (TOT), tổ chức thi và cấp chứng chỉ
IC3 tại ĐHKT-KTCN cho mọi đối tượng có nhu cầu .
* Áp chuẩn quốc tế IC 3 cho đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng viên của
ĐHKT-KTCN
Tập huấn giảng viên (TOT)
- Mục tiêu: Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho những cán bộ, giảng
viên có đủ trình độ, kĩ năng giảng dạy tin học theo chuẩn IC3.


- Đối tượng: khoảng 50 cán bộ, giảng viên, là kĩ sư, cử nhân ngành
CNTT, Sư phạm Toán tin, do ĐHKT-KTCN và các đơn vị thành viên tuyển
chọn và giới thiệu.
- Tiêu chí lựa chọn TOT:
- Là công chức trong biên chế hoặc hợp đồng làm việc dài hạn tại
ĐHKTKTCN
- Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm công tác hoặc giảng dạy về tin
học và CNTT.
- Có nguyện vọng và tự nguyện tham gia giảng dạy môn học theo
chuẩn IC3.
- Cách thức tổ chức:
Đại học KT-KTCN sẽ gửi các tiêu chí để các đơn vị thành viên
giới thiệu, đề cử. Danh sách được lựa chọn sẽ do HT ĐHKT-KTCN phê duyệt
và quyết định.
ITC chuẩn bị khâu tổ chức, nhân sự, địa điểm, phòng học và
phòng thi.
IIG cử giảng viên lên tập huấn tại Đại học KT-KTCN
Thời lượng cho mỗi khóa đào tạo là 06 buổi, liên tục trong 03
ngày (dự kiến vào nửa đầu tháng 8.2017)
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các cán bộ này được thi sát hạch lấy

chứng nhận hoàn thành khóa học và đủ điều kiện giảng dạy chương trình theo
chuẩn IC3.
Kinh phí tổ chức tập huấn và thi lấy chứng chỉ cho nhóm TOT sẽ do
ĐHKT-KTCN hỗ trợ.
Bộ phận thường trực của Ban chỉ đạo lập kế hoạch, dự toán chi tiết trình
Trưởng ban chỉ đạo phê duyệt trước khi triển khai.
Tổ chức đào tạo ứng viên có nhu cầu lấy chứng chỉ quốc tế IC3


- Mục tiêu đào tạo:
Nâng cao năng lực, trình độ khai thác, sử dụng CNTT, giúp người
học có đủ khả năng thi đạt và được cấp chứng chỉ Sau khi hoàn thành khóa đào
tạo, các cán bộ này được thi sát hạch lấy chứng nhận hoàn thành khóa học và
đủ điều kiện giảng dạy chương trình theo chuẩn IC3.
- Đối tượng tuyển sinh:
- Các ứng viên đăng kí dự thi tuyển dụng công chức của ĐHKT-KTCN.
- Học sinh, sinh viên, người lao động trong và ngoài ĐHKT-KTCN có
nhu cầu nâng cao trình độ, kĩ năng sử dụng, khai thác CNTT, tăng cơ hội tìm
kiếm việc làm.
- Cách thức tổ chức:
Trường ĐH KT-KTCN sẽ tổ chức giới thiệu, quảng bá, chiêu sinh; thiết
kế Testsite dành riêng cho việc tổ chức thi trực tuyến, chuẩn bị các điều kiện
về phòng học, trang thiết bị, Internet, chương trình, giáo trình và tài liệu học
tập để tổ chức các lớp học cho các đối tượng đăng ký.
IIG Việt Nam và ITC phối hợp tổ chức các đợt thi và cấp chứng chỉ quốc
tế cho các ứng viên có nhu cầu và đăng kí thi tại Thái Nguyên với mức lệ phi
ưu đãi như đã nêu trong thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên.
Kế hoạch thời gian:
Năm 2017 tổ chức 3 khóa đào tạo (vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11),
những năm sau, mỗi năm sẽ tổ chức ít nhất 4 khóa, đáp ứng đủ nhu cầu của các

ứng viên đăng kí.
7.4. Xây dựng và áp chuẩn môn tin học đại cương cho sinh viên các
trường thành viên đạt mức tương đương (hoặc tiệm cận) chuẩn quốc tế
IC3
* Tổ chức xây dựng đề cương chương trình, giáo trình và ngân hàng đề thi
môn tin học đại cương (tương đương) chuẩn IC3:


Phòng Đào tạo làm đầu mối phối hợp Phòng TTKT&ĐBCL và ITC tổ
chức và chỉ đạo đội ngũ TOT vừa được tập huấn triển khai xây dựng đề cương,
chương trình môn tin học đại cương hướng tới đạt chuẩn đầu ra thống nhất
trong toàn Đại học (tương đương IC3).
Quy trình, cách thức, tiêu chí xây dựng đề cương và biên soạn giáo
trình, ngân hàng đề thi… sẽ do chính đội ngũ TOT (Đại diện cho đội ngũ giảng
viên trực tiếp giảng dạy môn học) bàn bạc, thống nhất.
Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và kinh phí, có thể dựa trên khung
chương trình và bộ giáo trình IC3 mà Certiport đã cung cấp, đồng thời tham
khảo thêm đề cương môn học đã được đề xuất trong bản Đề án đã được giám
đốc phê duyệt.
Hiệu trưởng ĐHKT-KTCN, chỉ đạo các Ban chức năng liên quan của
ĐHKT-KTCN và Thủ trưởng các đơn vị đào tạo tổ chức thẩm định, nghiệm
thu và ban hành đề cương, chương trình môn học và tổ chức giảng dạy theo các
quy định hiện hành.
* . Tổ chức giảng dạy, tổ chức đánh giá kết quả theo chuẩn đầu ra mới

Phòng Đào tạo, Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, Trung tâm
(phòng) CNTT… trực tiếp chỉ đạo các bộ môn Tin học tổ chức việc giảng dạy,
kiểm tra, đánh giá môn học theo quy chế đào tạo của Bộ và các quy định hiện
hành của trường ĐH KT-KTCN.
Kết quả kiểm tra, đánh giá cuối kì môn học chính khóa là căn cứ xét lên lớp

và tốt nghiệp. Sinh viên không bắt buộc phải có chứng chỉ tin học nào khác.

Tuy nhiên, những sinh viên có nguyện vọng và nhu cầu được cấp chứng
chỉ chuẩn quốc tế IC3 do chính Certiport cấp, để khẳng định trình độ, kĩ năng
và tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, có thể đăng kí dự thi lấy chứng chỉ IC3 do
IIG và ĐHKT-KTCN phối hợp tổ chức tại Hà Nội và sẽ được hưởng mọi chế
độ hỗ trợ và ưu đãi theo các thỏa thuận hợp tác đã kí giữa 2 tổ chức.
8. Nguồn tài chính thực hiện đề án
* ĐHKT-KTCN hỗ trợ các khoản kinh phí sau:


• Chi phí quản lí, điều hành của Ban chỉ đạo (Giai đoạn 2017-2020):
ước khoảng 50 triệu VNĐ trong 3 năm. Bộ phận thường trực của Ban chỉ đạo
đề án căn cứ khối lượng công việc tham gia, hoàn thành và định mức quy định
tại quy chế chi tiêu nội bộ của ĐHKT-KTCN lập bản kế hoạch dự toán trình
Trưởng ban chỉ đạo phê duyệt cụ thể cho từng hoạt động, từng giai đoạn.
• Chi phí hỗ trợ tổ chức tập huấn và dự thi cấp chứng chỉ hành nghề sư
phạm môn tin học đại cương theo chuẩn quốc tế cho nhóm TOT, bao gồm:
- Tiền mua quyền sử dụng và nhân bản chương trình, giáo trình IC3 (trọn
bộ 3 cuốn) của Certiport (khoảng 3000 USD - không hạn chế số lượng và thời
gian sử dụng).
- Tiền nhân bản giáo trình, tài liệu học tập ước khoảng 100.000/ học viên

- Chi phí quản lí, phục vụ phòng máy và các điều kiện kĩ thuật phát sinh
khác ước khoảng 400.000đ/học viên.
Bộ phận thường trực của Ban chỉ đạo lập kế hoạch dự toán chi tiết trình
Trưởng ban chỉ đạo phê duyệt cho từng hoạt động trước khi triển khai.
* . Các đơn vị đào tạo hỗ trợ các khoản kinh phí sau:

• Chi phí xây dựng, thẩm định, nghiệm thu chương trình, giáo trình, bài


giảng, ngân hàng câu hỏi và đề thi, hỗ trợ cán bộ tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn…

Khoản chi và định mức chi cụ thể do Thủ trưởng các đơn vị quyết định
và thực hiện căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định hiện hành.
* Các ứng viên dự thi lấy chứng chỉ IC3 phải đóng góp các khoản chi phí sau:
• Lệ phí đào tạo chương trình IC3 do ITC tổ chức tại ĐHK-TKTCN
(980.000 VNĐ/học viên/ khóa học, bao gồm cả Giáo trình và tài liệu học tập)
• Lệ phí dự thi và lấy chứng chỉ IC3 do IIG tổ chức tại ĐHKT-KTCN
(22 USD/bài thi x 03 bài/1 chứng chỉ)

PHỤ LỤC
Giới thiệu về chuẩn công nghệ thông tin IC3 và MOS
1.

Giới thiệu về chuẩn công nghệ thông tin IC3


Chuẩn tin học IC3 hiện nay đã được công nhận và sử dụng phổ biến trên
toàn thế giới. Đây là chứng chỉ công nhận kỹ năng sử dụng, khai thác máy tính
thành thạo của người học. Khẳng định hiểu biết của người học về phần cứng,
phần mềm trên máy tính.
Mục tiêu:
Giúp cho người sử dụng công nghệ thông tin trong thời đại công nghệ số
hiện nay sử dụng, khai thác được các công cụ số: Máy tính, Internet, E-mail,
Smart phones/PDAs. Nắm rõ các vấn đề: Bảo mật dữ liệu. Các quy định pháp
luật liên quan khi sử dụng phần mềm, Internet. Các phương pháp an toàn truy
cập Internet.
Yêu cầu:
•Máy tính căn bản:

Xác định dạng máy tính, quá trình cung cấp thông tin và hoạt
động kết nối của các bộ phận máy tính.
- Xác định chức năng của các thành phần trong máy tính phần
Xác định được yếu tố quyết định hành vi mua thiết bị máy tính
của các cá nhân và tổ chức.
Xác định các bộ phận chính của máy tính và các giải pháp xử lý
chung liên quan đến phần cứng máy tính.
•Phần mềm máy tính:
- Xác định được cách thức kết nối phần mềm và phần cứng máy tính.
- Cách thức phát triển và nâng cấp của phần mềm.
Xác định được các dạng khác nhau của phần mềm, các khái niệm
chung liên quan đến phần mềm, nhiệm vụ của từng phần.
Xác định được đâu là hệ điều hành và cách thức nó hoạt động giải
quyết các vấn đề liên quan đến hệ điều hành.
- Kiểm soát windows, các file và đĩa.
-

Xác định cách thay đổi hệ thống cài đặt, sửa chữa, chuyển đổi phần mềm.

Xác định được đang làm việc với chương trình nào và giải quyết
các vấn đề liên quan đến các chương trình
- Thao tác và kiểm soát màn hình desktop, các file và các ổ đĩa
-

Xác định cách thay đổi hệ thống cài đặt, sửa chữa và di chuyển phần mềm


Chức năng sử dụng Microsoft Word: Có thể chỉnh sửa, định dạng
văn bản bao gồm việc sử dụng được các công cụ định dạng tự động. Có thể
chèn, sửa, định dạng bảng, vẽ các biểu đồ đơn giản.

Sử dụng Microsoft Excel: Làm việc thành thạo với bảng tính dữ
liệu, thay đổi, chỉnh sửa được cấu trúc, định dạng trong bảng tính, sử dụng các
hàm cơ bản. Có thể sắp xếp dữ liệu, sử dụng được các chức năng và tạo được
các biểu đồ trong worksheet.
Sử dụng Microsoft Powerpoint: Có thể tạo và chỉnh sửa một bài
diễn thuyết với những hiệu ứng cơ bản.
•Kết nối trực tuyến:
Mạng và Internet: Xác định các mạng cơ bản, những lợi ích và rủi
ro của mạng máy tính
Xác định được mối liên hệ giữa các máy tính trong mạng và việc
kết nối với các mạng khác (giống như trong điện thoại) và internet
- Thư điện tử: Xác định cách thức hoạt động của thư điện tử
- Xác định cách thức sử dụng các ứng dụng của thư điện tử
Xác định được sự phù hợp khi sử dụng email và các nghi thức
mạng liên quan đến email
Sử dụng internet: Xác định được sự khác nhau của các nguồn
thông tin trên internet.
Có thể sử dụng các trình duyệt web. Có thể tìm kiếm thông tin trên internet.
Tác động của kết nối máy tính, internet với xã hội: Xác định được
việc máy tính được sử dụng thế nào tại các lĩnh vực công việc khác nhau, trong
trường học, gia đình.
- Xác định những rủi ro của việc sử dụng phần mềm ứng dụng
- Xác định được cách sử dụng internet an toàn, hiệu quả và đúng luật.
Cấp độ đánh giá thang điểm trong IC3
Phần thi

Điểm tối đa Điểm đạt

Máy tính căn bản


1000

710

Phần mềm máy tính

1000

680

Thang điểm
x < 610
610 ≤ x < 710
x ≥ 710
x < 580

Xếp loại
A
B
C
A


Kết nối trực tuyến

1000

660

580 ≤ x < 680

x ≥ 680
x < 560
560 ≤ x < 660
x ≥ 660

B
C
A
B
C

2.

Giới thiệu về chuẩn công nghệ thông tin MOS
Đây là chứng chỉ do Microsoft cấp nhằm công nhận mức độ hiểu biết và khả
năng sử dụng của cá nhân đối với các ứng dụng văn phòng của Microsoft như: Word,
Excel, Powerpoint, Acess, Outlook. Mỗi bài thi là một chứng chỉ độc lập, do đó, thí
sinh có thể lấy từng chứng chỉ riêng lẻ như: chứng chỉ Microsoft Office Excel 2007,
chứng chỉ Microsoft Office Power Point 2010… MOS là chứng chỉ duy nhất xác
nhận kỹ năng sử dụng phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office do Microsoft
trực tiếp cấp chứng chỉ.
Các cấp độ của chứng chỉ MOS:
- Specialist: Chứng nhận kỹ năng cơ bản trong các sản phẩm Microsoft Office:
Word, Excel, PowerPoint, Access, Outlook.
- Expert: Chứng nhận kỹ năng cao cấp trong Microsoft Word và Microsoft Excel.

- Master: Chứng nhận kỹ năng tổng thể toàn diện cao cấp nhất trong sử dụng
Microsoft Office. Yêu cầu 4 bài thi: Word Expert, Excel Expert, PowerPoint và một
trong 2 bài thi: Outlook hoặc Access.
Mục tiêu:

Chứng nhận người có chứng chỉ đã được đào tạo thành thạo về chương trình tin
học văn phòng của Microsoft được công nhận toàn cầu. Mang lại nhiều cơ hội nghề
nghiệp, chứng minh năng lực chuyên sâu trong việc sử dụng, khai thác bộ sản phẩm
Microsoft Office.
Yêu cầu:
Các yêu cầu kỹ năng cần phải có để đạt được chứng chỉ MOS:
Microsoft Word
Microsoft PowerPoint
Biên tập nội dung với phần mềm Word
Thay đổi cách hiển thị trên PowerPoint.
Điều chỉnh diện mạo văn bản trong Word
Sử dụng Grids và Guides
Chèn ký tự đặc biệt và đối tượng đồ họa
Thêm và định dạng văn bản
Tổ chức dữ liệu trong bảng
Sao chép định dạng bằng công cụ Format
Kiểm duyệt tài liệu
Điều chỉnh diện mạo các trang tài liệu
Painter
In tài liệu Word
Định dạng danh sách
Quản lý các phiên bản tài liệu
Làm việc với các thẻ, sử dụng biểu mẫu
Bảo mật cho tài liệu


Quản trị nội dung liệt kê
Tùy biến bảng và biểu đồ
Tùy biến định dạng với Style và Theme
Điều chỉnh hình ảnh

Tạo và tùy biến các đối tượng đồ họa
Thêm tham chiếu và chú thích
Làm việc với văn bản dài
Thêm nội dung với Quick Parts
Điều khiển luồng văn bản
Tạo tài khoản nhanh sử dụng các mẫu
Trộn thư.
Microsoft Excel
Những đặc điểm của Microsoft Excel
Chỉnh sửa dữ liệu trong trang tính Microsoft
Excel
Định dạng dữ liệu trong Microsoft Excel
Thiết lập in trong Microsoft Excel
Quản lý trang tính trong Microsoft Excel
Tính toán dữ liệu sử dụng các công thức nâng
cao
Tổ chức dữ liệu dạng bảng trong trang tính.
Biểu diễn dữ liệu sử dụng biểu đồ trong
Microsoft Excel. Phân tích dữ liệu bằng
PivotTables, Slicers và PivotCharts
Sử dụng các đối tượng đồ họa trong Microsoft
Excel
Tùy chỉnh và tăng cường giao diện trong môi
trường làm việc của Excel. Làm việc trong
môi trường cộng tác.

Sử dụng Slide Master.
Làm việc với hình ảnh và các đối tượng
đồ họa
Thêm SmarkArt vào Slide

Thêm liên kết vào Slide
Thêm các hiệu ứng vào Slide
Thiết lập chế độ in ấn
Nhập bố cục từ Word
Sử dụng công cụ Proofing.
Tạo hiển thị tùy chọn.
Cộng tác trên bản trình chiếu.
Đưa bản trình chiếu lên Web.
Áp dụng Theme cho Slide Master
Định dạng nền cho Slide Master
Tùy chỉnh Slide Master.
Tùy chỉnh Handout Master.
Thêm âm thanh cho bài thuyết trình
Tạo các hiệu ứng đặc biệt.
Làm việc với SmartArt
Định dạng biểu đồ
Thiết lập các chế độ trình chiếu
Quản lý kích thước file trình chiếu
Bảo mật file trình chiếu

Các cấp độ thang điểm trong MOS:
Phần thi

Điểm tối đa

Điểm đạt

MOS Word

1000


700

MOS Excel

1000

700

MOS PPT

1000

700

Thang điểm
x ≤ 550
550 ≤ x < 700
x ≥ 700
x ≤ 550
550 ≤ x < 700
x ≥ 700
x ≤ 550
550 ≤ x < 700

Xếp loại
A
B
C
A

B
C
A
B


x ≥ 700

C


×