MỤC LỤC
1
MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
BÀI TẬP PHÂN TÍCH HỒ SƠ VỤ ÁN
VỤ ÁN: ĐẶNG VĂN HOA – LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Số, ngày thụ lý: số 07/2014/HSST ngày 17/03/2014
Giảng viên: ThS. LÊ THỊ THÙY DƯƠNG
CÂU 1: TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
Đặng Văn Hoa - sinh năm 1960, hộ khẩu thường trú tại tổ 23, phường Quảng Phú,
thành phố Quãng Ngãi, làm lái xe cho Công ty lâm nghiệp Kon Hà Nừng – Kbang từ
1989 tới 1995. Trong thời gian này, Hoa quen biết và có quan hệ tình cảm với bà Phạm
Thị Hồng Khóa – sinh năm 1959 trú tại thị trấn Kbang. Tháng 8/2011 Hoa đến thị trấn
Kbang làm hồ sơ hưu trí, Hoa ở nhờ nhà bà Khóa và sống bằng nghề lái xe thuê. Ngày
4/11/2011 Hoa đi về TP Quãng Ngãi có việc nhưng không đón được xe khách nên Hoa
mượn bà Khóa chiếc xe máy hiệu Yamaha Sirius biển số 81H1-022.02 để đi về Quảng
Ngãi và hứa xong việc sẽ trả. Nhờ mối quan hệ quen biết, bà Khóa đã giao xe và giấy tờ
xe cho Hoa. Sau khi điều khiển chiếc xe máy trên về Quảng Ngãi, ông Hoa đã nảy sinh ý
định chiếm đoạt chiếc xe để làm phương tiện đi lại, phục vụ nhu cầu cá nhân. Sau khi
nhiều lần liên lạc để đòi lại xe nhưng không được, bà Khóa đã trình báo với cơ quan công
an. Đặng Văn Hoa sau khi sử dụng đã bán chiếc xe máy cho Tạ Thị Hạnh – sinh năm
1964, trú tại Quảng Ngãi với giá 12.000.000đ.
Ngày 20/11/2013, cơ quan điều tra đã triệu tập được Hoa để làm việc, Hoa thừa nhận
hành vi của mình. Cơ quan điều tra đã thu giữ chiếc xe trên.
CÂU 2: XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH TỐ TỤNG CÓ TRONG VỤ ÁN
1.
2.
Cơ quan tiến hành tố tụng:
Cơ quan điều tra: Cơ quan Công an huyện Kbang.
Viện kiểm sát nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân huyện Kbang.
Tòa án nhân dân: Tòa án nhân dân huyện Kbang.
Người tiến hành tố tụng:
2
Thủ trưởng Cơ quan điều tra: Thượng tá Nguyễn Văn Minh, Thủ trưởng Cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an huyện Kbang.
Điều tra viên: Nguyễn Duy Thành thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện
Kbang.
Cán bộ điều tra: Huỳnh Thanh Phong, là cảnh sát thuộc Cơ quan Công an huyện
Kbang.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân: Viện trưởng Vũ Thị Hoa, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân huyện Kbang.
Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân: Phó viện trưởng Vũ Hữu Huyền, Phó
viện trưởng Viện kiểm sát nhân huyện Kbang.
Kiểm sát viên: Nguyễn Ngọc Khanh thuộc Viện kiểm sát nhân dân huyện Kbang,
tỉnh Gia Lai.
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: ông Lê Đình Lai.
Thẩm phán dự khuyết: ông Lê Văn Nguyên.
Hội thẩm nhân dân chính thức: Bà Võ Thị Cảnh - Cán bộ hưu trí tỉnh Kbang và
ông Đinh Đình Chi- Trưởng phòng VHTTTT thị trấn Kbang.
Hội thẩm nhân dân dự khuyết: Bà Vy Thị Tỵ - BS Phó ban y tế dự phòng TTYT
huyện Kbang.
Thư kí Tòa án: Bà Nguyễn Thị Lê - Cán bộ Tòa án.
3. Người tham gia tố tụng:
Bị hại: Bà Phạm Thị Hồng Khóa, giới tính nữ, sinh năm 1959.
Trú tại tổ dân phố 12, thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Bà là chủ sở hữu
của chiếc xe máy nhãn hiệu YAMAHA Sirius màu đen - đỏ - tài sản bị chiếm đoạt, có
biển số 81H1-022.02, số máy: C63456075, số khung: 30BY456023, xe hoạt động
bình thường.
Cơ sở pháp lý: Theo Điều 62 BLTTHS 2015 thì:
“1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ
quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.”
Trong vụ án trên, bà Khóa có giấy chứng nhận đăng kí xe máy và có phiếu trả lời
xác minh phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Công an tỉnh Gia Lai (tờ 18)
chứng tỏ bà chính là chủ sở hữu tài sản. Do đó, bà là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về
tài sản.
Như vậy, bà Khóa tham gia tố tụng với tư cách là bị hại.
3
Bị cáo: Ông Đặng Văn Hoa - tên gọi khác: không, giới tính nam, sinh năm 1960 tại
thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Hoa đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vào ngày 4/11/2013,
tài sản bị chiếm đoạt là chiếc xe máy nhãn hiệu YAMAHA Sirius màu đen-đỏ của bà
Khóa với biển số 81H1-022.02, số máy: C63456075, số khung: 30BY456023, xe hoạt
động bình thường.
Cơ sở pháp lý: Theo quy định tại Điều 61 BLTTHS 2015 thì:
“1. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền
và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.”
Bà Khóa đã trình báo cơ quan công an về việc nhiều lần đòi xe từ Hoa nhưng
không được trả. Cơ quan công an huyện Kbang đã đề nghị Viện kiểm sát về quyết
định khởi tố bị can đối với Đặng Văn Hoa (số 38/ĐT) và Viện kiểm sát đã phê chuẩn
quyết định khởi tố bị can bằng quyết định số 03/QĐ-PCKT. Sau đó, Tòa án nhân dân
huyện Kbang cũng đã ra quyết định số 06/2014/HSST – QĐ ngày 31/03/2014 quyết
định đưa vụ án ra xét xử.
Như vậy, Đặng Văn Hoa được xác định tư cách tố tụng là bị cáo.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Theo Khoản 1 Điều 65 BLTTHS 2015 thì:
“1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.”
- Bà Tạ Thị Hạnh, giới tính nữ, sinh năm 1964, ngụ tại số 13, tổ 03, phường Trần
Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Bà Hạnh là người mà Đặng Văn
-
Hoa bán chiếc xe máy là tài sản mà Hoa đã chiếm đoạt, với trị giá 12.000.000đ.
Anh Đặng Văn Thái, giới tính nam, sinh năm 1980, ngụ tại tổ 1, phường Quảng
Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quãng Ngãi. Anh Thái là con của ông Hoa, đã bồi
thường khoản tiền 4.000.000đ cho bà Khóa.
Do đó, bà Hạnh, anh Thái được xác định tư cách tố tụng là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan do có liên quan đến vụ án.
Người định giá:
Theo Khoản 1 Điều 69 BLTTHS 2015 thì:
4
“Người định giá tài sản là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài
sản theo quy định của pháp luật.”
Ông Nguyễn Văn Minh – Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện
Kbang đã ra quyết định số 09 quyết định trưng cầu định giá tài sản chiếc xe mô tô
nhãn hiệu Yamaha Sirius, màu sơn đen – đỏ, biển số 81H1 – 022.02, số máy
C63456075, số khung 30BY456023, xe đã qua sử dụng, không kiểm tra máy móc bên
trong.
Căn cứ theo biên bản định giá (tờ 18) thì Hội đồng định giá tài sản TTHS huyện
Kbang bao gồm:
- Ông: Lương Văn Hòa – Phó trưởng phòng Tài chính – KH – CT Hội đồng.
- Ông: Lương Đăng Thảo – Chuyên viên phòng Tài chính – KH – Thành viên.
- Ông: Lê Duy Kiên – Phó chánh văn phòng HĐND – UBND – Thành viên.
- Ông Võ Văn Đây – Cơ sở sửa chữa xe máy Nhơn Tín, địa chỉ: TDP 11 – Thị
trấn Kbang – Đại diện được mời.
CÂU 3: ĐỐI TƯỢNG CẦN PHẢI CHỨNG MINH. CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC
LÀM RÕ THÔNG QUA NGUỒN CHỨNG CỨ NÀO?
Theo quy định tại Điều 85 BLTTHS 2015 thì:
“Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết
khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô
ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và
đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt.”
Tóm tắt nguồn chứng cứ:
ST
Đối tượng cần chứng
Tài liệu
5
T
minh
Lý lịch bị can
CMND tờ 49;
Lý lịch bị can tờ 45 đến tờ 47 - lập ngày
05/10/1999;
Bản tự khai tờ 66;
Quyết định khởi tố bị can tờ 48 - 12/07/1999;
Bản kết luận điều tra vụ án hình sự tờ 67 17/02/2014;
Bản cáo trạng tờ 77, 78 - 16/03/2014.
2
Tiền án, tiền sự của bị can
Lý lịch bị can tờ 45 đến tờ 47 - lập ngày
05/10/1999;
Bản án số 21/HS-ST tờ 50, 51 - 25/10/2000;
Bản kết luận điều tra tờ 56 đến tờ 59 - 04/03/2000;
Quyết định khởi tố bị can tờ 48 - 12/07/1999.
3
Biên bản ghi lời khai:
- tờ 26, 27 - 6/12/2011
- tờ 30, 31 - 21/10/2013
- tờ 34, 35 - 14/01/2014
- tờ 36, 37 - 20/12/2013
Đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can tờ 05
21/12/2013;
Mối quan hệ quen biết giữa Đề nghị phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam tờ
06 21/12/2013.
bị can với bị hại
Biên bản hỏi cung bị can:
- tờ 62, 63 - 21/12/2013
- tờ 64, 65 - 13/01/2014
Bản kết luận điều tra vụ án hình sự tờ 67 17/02/2014
Bản tự khai tờ 66
Bản cáo trạng tờ 77, 78 - 16/03/2014
1
4
Diễn biến việc bị hại
cho bị can mượn xe mô
tô
Việc bị can mượn của bị
hại tài sản xe mô tô để
sử dụng đi đâu, thời
gian mượn, hẹn thời
gian trả
Đơn tố giác tờ 25 - 06/12/2011
Quyết định khởi tố vụ án hình sự tờ 01 21/12/2013
Quyết định khởi tố bị can tờ 03 - 21/12/2013
Đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can tờ 05
- 21/12/213
Đề nghị phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam tờ
06 - 21/12/2013
6
Biên bản ghi lời khai tờ 26, 27 - 06/12/2011:
- tờ 28, 29 - 24/08/2012
- tờ 30, 31 - 21/10/2013
- tờ 32, 33 - 23/12/2013
- tờ 34, 35 - 14/01/2014
- tờ 40, 41 - 14/01/2014
Việc bị hại liên lạc bị
- tờ 60, 61
can đòi xe mô tô đã cho Đơn xin nhận lại xe tờ 20 - 23/12/2013;
mượn
Biên bản hỏi cung bị can tờ 62, 63 - 21/12/2013;
tờ 64, 65 - 13/01/2014;
Bản tự khai tờ 66;
Bản kết luận điều tra vụ án hình sự tờ 67 17/02/2014;
Bản cáo trạng tờ 77, 78 - 16/03/2014.
5
6
Quyết định xử lý vật chứng tờ 21 - 13/01/2014;
Biên bản về việc trả lại tài sản tờ 24 - 13/01/2014;
Biên bản ghi lời khai:
- tờ 26, 27 - 06/12/2011
- tờ 28, 29 - 24/08/2012
- tờ 30, 31 - 21/10/2013
- tờ 32, 33 - 23/12/2013
- tờ 36, 37 - 26/12/2013
- tờ 60, 61 - 20/12/2013
Nguồn gốc, đặc điểm của
Biên
bản tạm giữ đồ vật, tài liệu tờ 15 tài sản xe mô tô mà bị can
20/12/2013;
đã mượn của bị hại
Phiếu trả lời xác minh phương tiện đường bộ tờ 16
- 22/10/2013;
Đơn xin nhận lại xe tờ 20 - 23/12/2013;
Quyết định xử lý vật chứng tờ 21 - 13/01/2014;
Biên bản về việc trả lại tài sản tờ 24 - 13/01/2014;
Biên bản hỏi cung bị can tờ 62, 63 - 21/12/2013;
Bản tự khai tờ 66;
Bản cáo trạng tờ 77, 78 - 16/03/2014.
Trị giá của tài sản xe mô tô Biên bản định giá tờ 18 - 21/12/2013;
mà bị can đã mượn của bị Kết luận giám định tờ 19 - 21/12/2013;
hại
Biên bản ghi lời khai:
- tờ 26, 27 - 06/12/2011
- tờ 30, 31 - 21/10/2013
- tờ 34; 35 - 14/01/2014
7
Bản kết luận điều tra vụ án hình sự tờ 67 17/02/2014;
Bản cáo trạng tờ 77, 78 - 16/03/2014.
7
Biên bản ghi lời khai:
- tờ 36, 37 - 20/12/2013
- tờ 38, 39 - 10/12/2014
Mối quan hệ giữa bị can Bản tự khai tờ 66;
với chị Tạ Thị Hạnh
Bản kết luận điều tra vụ án hình sự tờ 67 17/02/2014;
Bản cáo trạng tờ 77, 78 - 16/03/2014.
8
Biên bản ghi lời khai tờ 38, 39 - 10/12/2014;
Biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu tờ 15 Thời gian bị can bán xe mô
20/12/2013;
tô cho chị Tạ Thị Hạnh, có
Bản kết luận điều tra vụ án hình sự tờ 67 viết giấy bán hay không
17/02/2014;
Bản cáo trạng tờ 77, 78 - 16/03/2014.
9
Việc thanh toán tiền cụ thể
10
Chị Tạ Thị Hạnh có biết xe Biên bản ghi lời khai tờ 38, 39 - 10/12/2014;
mô tô đó là của người khác Bản cáo trạng tờ 77, 78 - 16/03/2014.
không
11
Việc bị can bán xe mô tô Biên bản ghi lời khai:
cho chị Tạ Thị Hạnh được
- tờ 38, 39 - 10/12/2014
bao nhiêu tiền, sử dụng
- tờ 60, 61 - 20/12/2013
vào việc gì
12
Biên bản ghi lời khai:
- tờ 26, 27 - 06/12/2011
- tờ 40, 41 - 14/01/2014
- tờ 28, 29 - 24/08/2012
- tờ 30, 31 - 21/10/2013
Ngoài tài sản xe mô tô, bị
- tờ 32, 33 - 23/12/2013
can còn chiếm đoạt tiền
- tờ 34, 35 - 14/01/2014
bạc gì khác không
Bản tự khai tờ 66;
Bản kết luận điều tra vụ án hình sự tờ 67 17/02/2014;
Bản cáo trạng tờ 77, 78 - 16/03/2014.
13
Ngoài xe mô tô, bị hại có Biên bản ghi lời khai tờ 40, 41 - 14/01/2014
Biên bản ghi lời khai tờ 38, 39 - 10/12/2014
8
cho bị can mượn tiền bạc Bản tự khai tờ 66
gì nữa không, cụ thể của Bản kết luận điều tra vụ án hình sự tờ 67
việc trao đổi vay mượn,
-17/02/2014
nguồn gốc, số lượng và giá
trị
14
Nhận thức của bị can về Biên bản ghi lời khai:
hành vi phạm tội của mình,
- tờ 40, 41 - 14/01/2014
trách nhiệm bồi thường
- tờ 60, 61 - 20/12/2013
thiệt hại cho người bị hại Biên bản hỏi cung bị can tờ 62, 63 - 21/12/2013
và người có quyền lợi liên
quan
15
Yêu cầu của bị hại về vấn Biên bản ghi lời khai tờ 32, 33 - 23/12/2013;
đề xử lý bị can và bồi Bản cáo trạng tờ 77, 78 - 16/03/2014.
thường thiệt hại, nhận lại
tài sản
16
Yêu cầu của chị Tạ Thị Biên bản ghi lời khai tờ 38, 39 - 10/12/2014;
Hạnh về việc đòi lại số tiền Bản cáo trạng tờ 77, 78 - 16/03/2014.
đã bỏ ra mua xe mô tô từ
bị can
17
Xem xét lời khai của bị Biên bản ghi lời khai:
can về số tiền mà bị can
- tờ 26, 27 - 06/12/2011
khai
có
góp
tiền
- tờ 28, 29 - 24/08/2012
(10.000.000đ) vào
- tờ 30, 31 - 21/10/2013
mua xe mô tô chung với bị
hại
18
Biên bản ghi lời khai:
Giữa bị can với bị hại có
- tờ 40, 41 - 14/01/2014
thỏa thuận về vay mượn số
- tờ 28, 29 - 24/08/2012
tiền 4.000.000đ trong cốp
- tờ 30, 31 - 21/10/2013
xe hay không
- tờ 32, 33 - 23/12/2013
- tờ 34, 35 - 14/01/2014
Dựa vào quy định tại BLTTHS và tóm tắt nguồn chứng cứ, ta có thể xác định:
Có hành vi phạm tội xảy ra không? Thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của
hành vi phạm tội?
Có hành vi phạm tội xảy ra. Thời gian, địa điểm: Vào ngày 04/11/2013, tại Kbang,
Hoa đã mượn chiếc xe máy của chị Khóa để chạy về Quảng Ngãi, hứa xong việc sẽ
9
trả. Từ mối quan hệ quen biết, chị Khóa đã cho Hoa mượn xe cùng giấy tờ xe. Sau khi
điều khiển chiếc xe máy biển số 81H-022.02 về thành phố Quảng Ngãi, Hoa đã nãy
sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe máy để làm phương tiện đi lại, phục vụ nhu cầu cá
nhân. Trong cốp xe còn có 4 triệu đồng. Nhiều lần đòi xe nhưng không thành, bà
Khóa đã trình báo cơ quan công an.
Thông qua các chứng cứ tiêu biểu như:
- Theo biên bản lời khai của chị Phạm Thị Hồng Khóa vào ngày 6/12/2011:
“Vào đầu tháng 8/2011, anh Đặng Văn Hoa (là người quen cũ của tôi) đến nhà
tôi tại TDP 2 thị trấn Kbang chơi, nói chuyện. Anh Hoa có nói hiện đang làm
giấy tờ nghỉ hưu nên xin tôi cho ở nhờ nhà tôi vài ngày. Nghe anh nói vậy, tôi
đồng ý. Đến khoảng 8h ngày 4/11/2011, anh Hoa sau khi đi đón xe về Quảng
Ngãi nhưng không được thì quay lại nhà tôi. Anh nói giờ hết xe rồi em cho anh
mượn xe máy chạy về cho kịp làm giấy tờ. tôi đồng ý và nói giấy tờ em để trong
xe máy. Sau đó đến 17h cùng ngày anh có gọi điện cho tôi nói là đã về đến nhà.
Một tuần sau, tôi vẫn liên lạc với anh Hoa nhưng đến khi tôi hỏi anh Hoa trả
-
xe máy thì tôi không thể liên lạc với anh ấy nữa.”
Theo biên bản lời khai của chị Phạm Thị Hồng Khóa vào ngày 24/8/2012:
“Ngày 4/11/2011 tôi cho Đặng Văn Hoa mượn xe máy mang biển số 81H02202 về Quảng Ngãi (trong cốp xe lúc này có giấy tờ xe máy mang tên tôi
Phạm Thị Hồng Khóa và số tiền là 4.000.000 đồng) sau đó tối có liên lạc với
anh Hoa đề cập đến việc trả lại xe máy thì Hoa không nói năng gì mà cắt luôn
-
số điện thoại.”
Theo biên bản lời khai của chị Tạ Thị Hạnh vào ngày 10/2/2014: “Chiếc xe
nhãn hiệu YAMAHA Sirius biển số 81H1-022.02 do ông Đặng Văn Hoa bán
cho tôi với giá 12.000.000đ (mười hai triệu đồng) vào cuối năm 2012. Chiếc xe
trên ông Hoa trước đó thường xuyên sử dụng. Ông Hoa nói với tôi chiếc xe
trên do ông ta mua ở Gia Lai nhưng nhờ người thân đứng tên. Tôi tin tưởng
ông Hoa nên đã sử dụng chiế xe trên còn cụ thể nguồn gốc của chiếc xe trên tôi
-
không rõ.”
Theo biên bản lời khai của anh Đặng Văn Thái – con ruột ông Hoa: “Vào cuối
năm 2011, tôi thấy cha tôi, tức Đặng Văn Hoa sau khi từ huyện Kbang, Gia Lai
10
về Quảng Ngãi có sử dụng chiếc xe máy Yamaha Sirius màu đen. Tôi có hỏi xe
của ai thì cha trả lời “xe mượn của cô Khóa trên Gia Lai”. Sau đó tôi vẫn thấy
cha tiếp tục sử dụng xe máy trên. Đến ngày 21/12/2013, cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an huyện Kbang thi hành lệnh bắt cha tôi đối với tội lạm dụng tín
-
nhiệm chiếm đoạt xe máy tôi mới biết nội dung vụ việc.”
Trong biên bản tự khai của Đặng Văn Hoa, bị cáo trình bày: “…ngày
4/11/2011, tôi làm giấy tờ hưu trí xong và chạy xe thuê không ổn định, tôi có
nói với cô Khóa lấy xe về Quảng Ngãi làm giấy tờ chiếc xe máy biển số 81H1022.02 và trong cốp xe có 4.000.000 đ (bốn triệu đồng), tôi dùng để làm thủ tục
giấy tờ. Tôi về Quảng Ngãi và xin được việc chạy xe và ở luôn dưới Quảng
Ngãi thì cô Khóa có gọi điện tôi đem xe lên trả thì tôi không trả, để làm
phương tiện đi lại, về Quảng Ngãi, tôi có quen với cô Tạ Thị Hạnh ở tổ 23phường Trần Phú, tp.Quảng Ngãi, ăn ở và sinh sống với cô Hạnh, và sau này
tôi có giao xe cho cô Hạnh sử dụng. Tôi nhận thấy sai trái và chịu tội trước
pháp luật.”
Ai là người thực hiện hành vi phạm tội? Có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý?
Có năng lực trách nhiệm hình sự hay không? Mục đích, động cơ phạm tội là gì?
- Người thực hiện hành vi phạm tội là ông Đặng Văn Hoa sinh năm 1960. Ông
phạm tội với lỗi cố ý. Ông Hoa là người có sức khỏe có năng lực nhận thức
hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác là vi phạm pháp
luật, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. Mục đích chiếm đoạt tài sản,
-
động cơ tham lam tư lợi cá nhân.
Làm rõ thông qua các biên bản lấy lời khai của bị cáo, bị hại, người có quyền
và nghĩa vụ liên quan (như đã trích dẫn ở trên) và thông qua CMND (tờ 49), lý
lịch bị can (tờ 42-47),…
Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc
điểm về nhân thân của bị can, bị cáo?
- Tình tiết giảm nhẹ:
+ Bị cáo đã đã thành khẩn khai báo và biết ăn năn hối cãi;
+ Đây là lần đầu bị cáo phạm tội và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
+ Bị cáo có thời gian tham gia đi bộ đội (1982-1986).
11
Đây có thể là những tình tiết được xem xét để giảm nhẹ hình phạt áp dụng đối với
bị cáo.
- Đặc điểm về nhân thân của bị cáo:
+ Lý lịch: Đặng Văn Hoa; sinh năm 1960;
+ Sinh trú quán tại tổ 23, P. Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Chỗ ở tại thời điểm điều tra vụ án không ổn định.
+ Dân tộc: Kinh.
+ Tôn giáo: Không.
+ Quốc tịch: Việt Nam.
+ Trình độ văn hóa: 9/12. Nghề nghiệp: Lái xe.
+ Tiền án tiền sự: từng bị khởi tố với tội danh đánh bạc bằng hình thức cá
cược (cá độ bóng đá) bằng tiền nhưng được miễn trách nhiệm hình sự và chỉ
+
+
+
+
bị xử phạt hành chính.
Quan hệ gia đình:
Họ tên cha: Đặng Văn Hồng, sinh năm 1933, chết năm 1973.
Họ tên mẹ: Huỳnh Thị Lại, sinh năm 1935, chết năm 1997.
Gia đình có 6 anh chị em. Bị cáo là thứ 2. Chị là Đặng Thị Cúc, có 4 người
em là: Đặng Thị Liên, Đặng Thị Thu, Đặng Văn Đông, Đặng Thị Côi.
+ Vợ: Đoàn Thị Sự, sinh năm 1969, nghề nghiệp: làm nông, hiện ở P.Quảng
Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Con: Có 02 con là Đặng Văn Thái và Đặng Văn Thanh.
Làm sáng tỏ thông qua thái độ của bị cáo khi bị hỏi cung, các biên bản lấy lời khai,
bản lý lịch và tóm tắt quá trình hoạt động của bị cáo,…
Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra:
- Mức độ thiệt hại:
Tỷ lệ sử dụng của xe giảm đi 15% giá trị xe (Từ 95% xuống còn 80% tính đến
tháng 12/2013); Giá bán thị trường giảm từ 18.525.000 VNĐ xuống còn
15.600.000 VNĐ.
- Tính chất hành vi phạm tội:
Hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp đến tài sản của người
khác được pháp luật bảo vệ, thể hiện ý thức coi thường pháp luật.
12
Ngoài ra, đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng. Hành vi phạm tội của ông Hoa
là hành vi cấu thành tội phạm theo Điểm a Khoản 1 Điều 175 BLHS 20151.
Nguyên nhân và điều kiện phạm tội:
- Nguyên nhân: Vì tham lam, nhằm mục đích tư lợi.
- Điều kiện:
Lợi dụng mối quan hệ quen biết với bà Khóa, ông Hoa đã mượn chiếc xe máy
rồi nảy sinh ý định chiếm đoạt để làm phương tiện đi lại và phục vụ nhu cầu cá
nhân của mình.
Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt: Không có các tình tiết nêu trên.
Các đối tượng cần phải chứng minh khác được liệt kê trong Yêu cầu điều tra của
Viện kiểm sát nhân dân huyện Kbang:
1. Đối với bị can (Đặng Văn Hoa)
Mối quan hệ quen biết với người bị hại, việc sử dụng tài sản xe mô tô để sử dụng
đi đâu, thời gian mượn và hẹn thời gian trả:
Bị hại Phạm Thị Hồng Khóa và bị can trước có quan hệ tình cảm và sống chung
với nhau tại nhà bà Khóa. Việc sử dụng tài sản xe mô tô để đi về Quảng Ngãi làm thủ
tục giấy tờ, thời gian mượn 04/11/2011 hẹn vài ngày sẽ trả.
Đặc điểm của tài sản xe mô tô đã mượn, trị giá:
Một chiếc xe máy hiệu YAMAHA hiệu Sirius 02 bánh, màu đen-đỏ, dung tích xi
lanh 110, biển số 81H1-022.02, số máy C63456075, số khung 30BY456023.
Trị giá tại thời điểm bị hại mua xe là 18.800.000đ, trị giá tại thời điểm tháng
11/2011 là 18.525.000đ, trị giá tại thời điểm ra kết luận giám định (12/2013) là
15.600.000đ.
Việc bán xe mô tô cho chị Tạ Thị Hạnh vào thời gian nào, có viết giấy bán không?
Được bao nhiêu tiền, sử dùng tiền vào việc gì?
1 “1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ
4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều
168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài
sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối
với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức
hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có
điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.”
13
Cuối 2012, ông Hoa bán lại xe cho chị Tạ Thị Hạnh kèm theo giấy tờ xe với giá
12.000.000đ. Việc mua bán này không có giấy tờ chứng minh và không có ai làm
chứng. Ông dùng số tiền này cho mục đích tiêu dùng cá nhân.
Ngoài tài sản xe mô tô ra thì còn chiếm đoạt tài sản gì không?
Chiếm đoạt khoản tiền 4 triệu đồng trong cốp xe của Phạm Thị Hồng Khóa.
Nhận thức của bị can về hành vi phạm tội của mình, trách nhiệm bồi thường cho
người bị hại và người có quyền lợi liên quan:
Đặng Văn Hoa đã nhận thức hành vi chiếm đoạt xe máy của chị Phạm Thị Hồng
Khóa là vi phạm pháp luật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, con trai Đặng Văn
Thái đã tự nguyện đến bồi thường 4 triệu đồng cho chị Phạm Thị Hồng Khóa.
2. Đối với bị hại (Phạm Thị Hồng Khóa)
Hỏi về mối quan hệ với bị can, diễn biến việc cho bị can mượn xe mô tô như thế
nào? Việc liên lạc đòi lại xe mô tô đã cho mượn?
Trước đó có quan hệ tình cảm với Đặng Văn Hoa, cho Hoa mượn xe mô tô để về
Quảng Ngãi làm thủ tục giấy tờ, 1 tuần sau đó vẫn liên lạc nhưng đề cập đến việc trả
xe thì bị hẹn lại trả sau nhiều lần, sau cùng là không liên lạc được.
Về nguồn gốc, đặc điểm của tài sản xe mô tô đã cho mượn, ngoài ra còn cho mượn
tiền bạc gì nữa không, cụ thể của việc trao đổi vay mượn, nguồn gốc, số lượng và giá
trị:
Ngoài xe YAMAHA Sirius màu đen - đỏ không cho mượn thêm tài sản, tiền bạc gì,
nhưng trong cốp xe lại có 4 triệu đồng rút từ ngân hàng về trả tiền công.
Yêu cầu của bị hại về việc xử lý bị can và bồi thường thiệt hại:
Yêu cầu hoàn trả xe máy biển số 81H1-022.02 và số tiền mặt 4.000.000đ, không
yêu cầu bồi thường đối với phần giá trị bị hao hụt do quá trình bị can sử dụng xe máy.
3. Đối với người có quyền lợi liên quan (Tạ Thị Hạnh)
Lấy lời khai của chị Hạnh hỏi về mối quan hệ quen biết với bị can, việc mua bán
xe mô tô vào thời gian nào, có viết giấy mua bán không? Việc thanh toán tiền cụ thể
như thế nào, có biết xe mô tô đó là của người khác không? Việc yêu cầu đòi lại số
tiền đã bỏ ra mua?
Chị Hạnh có mối quan hệ tình cảm trước đó với Đặng Văn Hoa, việc mua bán diễn
ra vào cuối năm 2012, không có giấy tờ chứng minh và không có ai biết, mua với giá
12 triệu đồng, chị Hạnh không biết xe mô tô mình mua từ bị can là của người khác,
do có mối quan hệ tình cảm trước đây không yêu cầu ông Hoa phải hoàn trả số tiền.
4. Đối tượng cần chứng minh khác
14
Bị can khai rằng có góp tiền (10.000.000đ) vào mua xe mô tô chung với bị hại, nếu
bị can không chứng minh được việc góp tiền thì không chấp nhận, bác bỏ lời khai
này:
Không có chứng cứ chứng minh việc ông Hoa góp tiền vào mua xe mô tô chung
với bị hại. Lúc bị hại rút tiền tại ngân hàng và đi mua xe đều có sự có mặt của y.
Bị hại khai rằng có để số tiền 4 triệu trong cốp xe, khi cho bị can mượn xe thì bị
can mang theo số tiền đi luôn. Nếu giữa 2 bên không có thỏa thuận việc vay mượn số
tiền này và bị can không thừa nhận, thì không chấp nhận, bác bỏ lời khai này:
Đặng Văn Hoa đã thừa nhận chính bị can đã chiếm đoạt và sử dụng số tiền
4.000.000đ trong cốp của chiếc xe bị hại cho y mượn.
CÂU 4: XÁC ĐỊNH NGUỒN CHỨNG CỨ
Theo BLTTHS 2015 Điều 87 quy định về Nguồn chứng cứ:
“Điều 87. Nguồn chứng cứ
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật
này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải
quyết vụ án hình sự.”
Phân loại nguồn chứng cứ theo Điều 85 BLTTHS:
1. Vật chứng:
- Một chiếc chiếc xe mô tô nhãn hiệu Yamaha Sirius, màu sơn đen – đỏ, dung
tích xi lanh 110, biển số 81H1-022.02, số máy C63456075, số khung
30BY456023.
- Giấy tờ xe.
2. Lời khai, lời trình bày:
- Biên bản ghi lời khai:
+ Bị hại Phạm Thị Hồng Khóa bao gồm:
tờ 26, 27: ngày 06/12/2011;
tờ 28, 29: ngày 24/08/2012;
tờ 30, 31: ngày 21/10/2013;
15
3.
4.
5.
6.
7.
tờ 32, 33: ngày 23/12/2013;
tờ 34, 35: ngày 14/01/2014.
+ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan Tạ Thị Hạnh bao gồm:
tờ 36, 37: ngày 20/12/2013;
tờ 38, 39: ngày 10/12/2014.
+ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan Đặng Văn Thái bao gồm:
tờ 40, 41: ngày 14/01/2014.
+ Bị cáo Đặng Văn Hoa:
tờ 60, 61: ngày 20/12/2013.
- Biên bản hỏi cung Đặng Văn Hoa:
tờ 62, 63: ngày 21/12/2013;
tờ 64, 65: ngày 13/01/2014.
- Bản tự khai của Đặng Văn Hoa:
tờ 66.
Dữ liệu điện tử: Không có.
Kết luận giám định, định giá tài sản:
- Biên bản định giá (tờ 18, ngày 21/12/2013);
- Kết quả giám định (tờ 19, ngày 21/12/2013).
Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án:
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự (tờ 1, ngày 21/12/2013);
- Quyết định khởi tố bị can (tờ 3, ngày 21/12/2013);
- Đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can (tờ 5, ngày 21/12/2013);
- Đề nghị phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam (tờ 6, ngày 21/12/2013);
- Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can (tờ 8, ngày 21/12/2013);
- Quyết định phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam (tờ 9, ngày 21/12/2013);
- Biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu (tờ 15, ngày 20/12/2013);
- Phiếu trả lời xác minh phương tiện đường bộ (tờ 16, ngày 22/10/2013);
- Quyết định xử lý vật chứng (tờ 21, ngày 13/02/2014);
- Biên bản về việc trả lại tài sản (tờ 24, ngày 13/01/2014);
- Bản kết luận điều tra vụ án hình sự (tờ 67, 68, ngày 17/02/2014);
- Cáo trạng (tờ 77, 78, ngày 16/03/2014).
Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác: Không có.
Các tài liệu, đồ vật khác:
- Đơn xin nhận lại xe (tờ 20, ngày 23/12/2013);
- Đơn tố cáo (tờ 25, ngày 06/12/2011);
- Lý lịch bị can (tờ 44-47, ngày 05/10/1999);
- Quyết định khởi tố bị can (tờ 48, ngày 12/07/1999);
- Bản án số 21/HS-ST (tờ 50-55, ngày 25/10/2000);
- Bản kết luận điều tra (tờ 56-59, ngày 04/03/2000).
16
CÂU 5: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG THỨC, CÁCH THỨC THU THẬP CHỨNG CỨ?
NÊU RÕ VI PHẠM NẾU CÓ
Các biện pháp cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành để thu thập chứng cứ:
- Hỏi cung bị can, kết luận bằng Biên bản hỏi cung bị can và Biên bản lấy lời
-
-
khai (của bị can).
Lấy lời khai:
+ Bị hại (bà Phạm Thị Hồng Khóa) thông qua các Biên bản ghi lời khai.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (gồm bà Tạ Thị Hạnh và Đặng Văn
Thái) thông qua các Biên bản ghi lời khai.
Giám định, định giá tài sản bằng:
+ Quyết định trưng cầu định giá tài sản của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an huyện Kbang;
+ Biên bản định giá;
+ Kết luận giám định.
Các vi phạm trong việc áp dụng:
- Theo Khoản 2 Điều 184 BLTTHS 2015 thì:
“2. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc biên bản cho bị
can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trường hợp bổ sung, sửa chữa biên bản thì
Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có
nhiều trang thì bị can ký vào từng trang biên bản. Trường hợp bị can viết bản
tự khai thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận vào bản
tự khai đó.”
Vậy, nếu biên bản hỏi cung bị can có nhiều trang thì bị can phải kí vào từng trang
biên bản. Nhưng biên bản hỏi cung bị can ở hồ sơ vụ án này vẫn chưa thực hiện
đúng yêu cầu trên. Cụ thể là biên bản hỏi cung vào 16h00 ngày 21/12/2013 (tờ 62
trong hồ sơ vụ án) chỉ có chữ ký tại trang số 01 và 03, thiếu chữ ký tại trang 02;
tương tự tại biên bản hỏi cung bị can vào 08h00 ngày 13/01/2014 (tờ 64 trong hồ
sơ vụ án) chỉ có chữ ký tại trang 01 và 03, thiếu chữ ký tại trang 02.
- Cũng theo khoản 2 Điều 184 BLTTHS 2015 thì bản tự khai cần phải có chữ ký
của Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can xác nhận. Ở đây, bản tự khai trong
-
hồ sơ vụ án này (tờ 66) chỉ có chữ ký của Điều tra viên.
Theo quy định tại Điều 188 và Khoản 4 Điều186 BLTTHS 2015 thì:
“Điều 188. Triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự
17
Việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự được thực hiện theo quy định
tại các điều 185, 186 và 187 của Bộ luật này.”
“4. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ
giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân
của người làm chứng. Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự
viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới
đặt câu hỏi.”
Tuy nhiên, trong biên bản ghi lời khai của bà Phạm Thị Hồng Khóa vào lúc
8h00 ngày 06/12/2011 (tờ 26) và vào lúc 9h00 ngày 21/10/2013 (tờ 30) đã hỏi
nội dung vụ án trước khi hỏi về mối quan hệ giữa bà với ông Hoa cũng như
không xác minh các tình tiết liên quan tới nhân thân của bà; tại biên bản ghi lời
khai cũng của bà Phạm Thị Hồng Khóa vào lúc 15h00 ngày 24/08/2012 (tờ 28)
cũng không hỏi về mối quan hệ giữa bà với ông Hoa cũng như những tình tiết
khác về nhân thân của bà; biên bản ghi lời khai vào lúc 12h00 ngày 20/12/2013
cũng không đề cập đến các vấn đề nhân thân của bà Khóa. Vì vậy, các biên bản
-
trên có thể đã chứa đựng những sai phạm trong quá trình thu thập chứng cứ.
Theo khoản 2 Điều 215 BLTTHS 2015 thì:
“2. Văn bản yêu cầu định giá tài sản có các nội dung:
a) Tên cơ quan yêu cầu định giá; họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá;
b) Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu;
c) Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá;
d) Tên tài liệu có liên quan (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu định giá tài sản;
e) Ngày, tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài
sản.”
Tuy nhiên, ở quyết định trưng cầu định giá tài sản của Thượng tá Nguyễn Văn
Minh – Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra lại không có nội dung quy định
-
tại điểm b Khoản 2 Điều này: Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu.
Trong hồ sơ vụ án không thấy giấy tờ triệu tập của cơ quan có thẩm quyền đối
với những người được triệu tập nên có thể có những sai sót xảy ra trong quá
trình triệu tập họ mà chưa xác định được.
18
CÂU 6: BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN, CƯỠNG CHẾ NÀO ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG?
NÊU RÕ CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHÂN TÍCH CĂN CỨ ĐÃ ÁP DỤNG
Các biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng:
Bắt bị can để tạm giam:
- Lệnh bắt bị can để tạm giam số 03 - Cơ quan điều tra Công an huyện Kbang.
Căn cứ áp dụng biện pháp này là Điều 80 BLTTHS 2003:
“Điều 80. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự
các cấp;
b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân
dân tối cao; Hội đồng xét xử;
d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này,
lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ
tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra
lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị
bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã,
phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành
bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó
làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến
của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả
tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật
này.”
Còn theo quy định tại Điều 113 BLTTHS 2015 thì:
“1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm
giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh
bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
19
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện
trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án
quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ
của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ
luật này.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết
định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao
lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã,
phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người
đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học
tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại
diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.”
Như vậy, dù theo căn cứ nào thì việc áp dụng biện pháp này cũng là phù hợp với
quy định của pháp luật.
- Chủ thể ra lệnh: Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kbang:
-
Thượng tá Nguyễn Văn Minh.
Lệnh bắt bị can để tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn theo
quyết định số 09/QĐ-PCBG của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kbang.
Tạm giam:
- Lệnh tạm giam số 10/LTG của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kbang. Lệnh tạm
giam số 10 được ban hành dựa trên quy định tại Điều 88 BLTTHS 2003 như
sau:
“Điều 88. Tạm giam
1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường
hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật
hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có
thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
…
20
3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ
luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy
định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng
cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận
được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc
tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không
phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau
khi kết thúc việc xét phê chuẩn.”
Lệnh tạm giam số 10/LTG của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kbang được ban
hành theo điểm b khoản 1 Điều 88.
+ Chủ thể ra lệnh: Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân huyện Kbang – Vũ Thị
Hoa.
+ Thời gian tạm giam: 20 ngày kể từ ngày 18/02/2014 đến ngày 09/03/2014.
+ Còn theo quy định tại Điều 119 BLTTHS 2015:
“Điều 119. Tạm giam
1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng,
tội rất nghiêm trọng.
2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít
nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn
cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối,
cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ
án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm
chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người
này.
…
5. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này
có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát
21
cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày
nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc
tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không
phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau
khi kết thúc việc xét phê chuẩn.”
Ta nhận thấy chủ thể ra lệnh và thời hạn vẫn hợp pháp tương tự như bộ luật cũ.
Nhưng căn cứ có chút thay đổi sang điểm b Khoản 2 Điều 119 BLTTHS 2015.
- Lệnh tạm giam số 13/2014/HSST - LTG của Tòa án nhân dân huyện Kbang
Tỉnh Gia Lai
+ Chủ thể ra lệnh: Chánh án Tòa án nhân dân huyện Kbang – Lê Đình Lai.
+ Thời hạn tạm giam: 42 ngày kể từ ngày 20/03/2014.
- Quyết định tạm giam số 09/2014/HSST – QĐTG.
+ Chủ thể ra quyết định: Hội đồng xét xử sơ thẩm.
+ Thời hạn tạm giam: 40 ngày kể từ ngày tuyên án (ngày 11/04/2014).
Căn cứ áp dụng của 02 trường hợp tạm giam này cũng tương tự như đã phân tích ở
trên.
Các biện pháp cưỡng chế được áp dụng:
Ở vụ án này, không có biện pháp cưỡng chế nào được áp dụng.
CÂU 7: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH CỦA CÁC CƠ QUAN TIẾN
HÀNH TỐ TỤNG TRONG VỤ ÁN TRÊN
Xác định đối tượng chứng minh:
Trong vụ án trên, các đối tượng chứng minh đã được Viện kiểm sát nhân dân huyện
Kbang liệt kê một số tình tiết cần phải chứng minh trong Yêu cầu điều tra ngày
07/01/2014:
Đối với bị can (Đặng Văn Hoa):
- Điều tra về lý lịch, tiền án, tiền sự.
- Mối quan hệ quen biết với người bị hại, việc sử dụng tài sản xe mô tô để sử
-
dụng đi đâu, thời gian mượn và hẹn thời gian trả.
Đặc điểm của tài sản xe mô tô đã mượn, trị giá.
Việc bán xe mô tô cho chị Tạ Thị Hạnh vào thời gian nào, có viết giấy bán
-
không? Được bao nhiêu tiền, sử dùng tiền vào việc gì?
Ngoài tài sản xe mô tô ra thì còn chiếm đoạt tài sản gì không?
Nhận thức của bị can về hành vi phạm tội của mình, trách nhiệm bồi thường
cho người bị hại và người có quyền lợi liên quan.
22
Đối với bị hại (Phạm Thị Hồng Khóa):
- Hỏi về mối quan hệ với bị can, diễn biến việc cho bị can mượn xe mô tô như
-
thế nào? Việc liên lạc đòi lại xe mô tô đã cho mượn?
Về nguồn gốc, đặc điểm của tài sản xe mô tô đã cho mượn, ngoài ra còn cho
mượn tiền bạc gì nữa không, cụ thể của việc trao đổi vay mượn, nguồn gốc, số
lượng và giá trị.
- Yêu cầu của bị hại về việc: xử lý bị can và bồi thường thiệt hại.
Đối với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (chị Tạ Thị Hạnh):
- Lấy lời khai của chị Hạnh hỏi về mối quan hệ quen biết với bị can, việc mua
bán xe mô tô vào thời gian nào, có viết giấy mua bán không? Việc thanh toán
tiền cụ thể như thế nào, có biết xe mô tô đó là của người khác không? Việc yêu
cầu đòi lại số tiền đã bỏ ra mua?
Đối tượng cần chứng minh khác:
- Bị can khai rằng có góp tiền (10.000.000đ) vào mua xe mô tô chung với bị hại,
nếu bị can không chứng minh được việc góp tiền thì không chấp nhận, bác bỏ
-
lời khai này.
Bị hại khai rằng có để số tiền 4 triệu trong cốp xe, khi cho bị can mượn xe thì
bị can mang theo số tiền đi luôn. Nếu giữa 2 bên không có thỏa thuận việc vay
mượn số tiền này và bị can không thừa nhận, thì không chấp nhận bác bỏ lời
khai này.
Qua việc liệt kê này, Viện kiểm sát đã định hướng rõ hơn mục tiêu chính để xác
định các đối tượng cần chứng minh, đi thẳng, sâu và trực diện vào việc khai thác
các chứng cứ để chứng minh cho các tình tiết đó, đồng thời, cũng sẽ làm rõ các đối
tượng chứng minh phụ còn lại. Việc xác minh đúng và chính xác các tình tiết được
liệt kê sẽ chứng minh một cách khái quát các đối tượng cần được chứng minh theo
quy định tại Điều 85 BLTTHS 2015, giúp ích cho việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử và giải quyết vụ án sau này được chính xác là thấu đáo, hợp lý hợp tình hơn.
Về việc thu thập chứng cứ:
Các biên bản lấy lời khai và biên bản hỏi cung cho thấy lời khai của các đối tượng
có liên quan trong vụ án được thu thập tuân thủ một cách công chính liêm minh,
không xảy ra hiện tượng bức cung, ép cung, dẫn cung để phục vụ cho mục đích điều
tra. Tuy nhiên, một vài biên bản đã không tuân thủ theo các quy định như phải có chữ
23
ký ở tất cả các trang lời khai của bị can, vài điều tra về mối quan hệ của bị hại với bị
can, các tình tiết về nhân thân của bị can trước khi hỏi nội dung vụ án,…
Các chứng cứ còn lại được ghi chép và giám định rõ ràng, nhanh chóng, công khai,
mang đủ tính hợp lý, hợp pháp và cần thiết.
Như vậy, về mặt khái quát, quá trình thu thập chứng cứ nhìn chung đã đáp ứng
được các nhu cầu cần thiết của chứng cứ. Các chứng cứ có giá trị trong việc xác
định các chi tiết của vụ án, giúp cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án về
sau này. Tuy nhiên cũng để xảy ra một số sai phạm đáng tiếc khi chưa tuân thủ
đúng các quy định luật định.
Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn:
Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn: phù hợp và đúng với quy định của pháp
luật cả về thẩm quyền, điều kiện áp dụng và trình tự, thủ tục áp dụng:
- Biện pháp bắt bị can để tạm giam được thực hiện theo quy định tại Điều 80,
-
112 Luật Tố tụng hình sự 2003 (Điều 113, 165 Luật Tố tụng hình sự 2015).
Biện pháp tạm giam được thực hiện đúng theo quy định của Điều 88, 166, 176,
177 Luật Tố tụng hình sự 2003 (Điều 119, 240, 277, 278 Luật Tố tụng hình sự
2015).
Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn một cách chính xác và phù hợp đã giúp ích
cho việc điều tra để giải quyết vụ án cũng như hạn chế khả năng bỏ trốn của tội
phạm, đảm bảo cho quá trình xét xử và giải quyết vụ án được diễn ra suôn sẻ và
nhanh chóng cũng như chính xác hơn. Qua đó, giúp nâng cao hiệu quả trong công
tác giải quyết vụ án, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp.
24