Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Báo cáo thực tập khách sạn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.74 KB, 14 trang )

1

1

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÁCH SẠN HÀ NỘI
1.1. Sự hình thành và phát triển của khách sạn Hà Nội
Một số thông tin chung về khách sạn Hà Nội:
Tên chính thức: Công ty Liên doanh khách sạn TNHH Hà Nội HOTEL
Tên giao dịch: Hà Nội Hotel
Địa chỉ: D8 Giảng Võ (Trần Huy Liệu) – quận Ba Đình – Hà Nội
Số điện thoại: (84-4) 38452270
Fax: (84-4) 38459209
Email:
Website:
Tiền thân của khách sạn Hà Nội là khách sạn Thăng Long khánh thành từ năm
1985. Năm 1992, Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội (Hà Nội Toserco) và Công ty Ever
Universal Ltd Hồng Kông hợp tác thành lập công ty liên doanh và cải tạo khách sạn
Thăng Long thành khách sạn Hà Nội (Hà Nội Hotel) đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao và đã
đưa khách sạn hoạt động chính thức vào ngày 18 tháng 1 năm 1994. Từ ngày khai
trương đến nay, Khách sạn Hà Nội đã vinh dự tiếp đón các nhà lãnh đạo cấp cao và
quan trọng của Chính Phủ hơn 10 nước trên thế giới
Tháng 10/1997, công ty liên doanh đầu tư tiếp 10 triệu USD và khách sạn Hà Nội
đã khánh thành tiếp một tòa nhà mới cao 18 tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao và đưa
vào hoạt động kinh doanh. Vào tháng 11 năm đó cũng đã được vinh dự tiếp đón 2 vị
Tổng thống, 2 vị Thủ tướng và 4 vị Bộ trưởng Ngoại giao nước ngoài đến tham dự hội
nghị cấp cao lần thứ 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp.
Tháng 12/1998, khách sạn Hà Nội lại được đón tiếp các đoàn nhà báo, thông tin
của nhiều nước đến tham dự đưa tin về hội nghị cấp cao lần thứ 6 của Asean.
Là khách sạn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam và tọa lạc giữa lòng Thủ đô, khách
sạn Hà Nội chính là điểm dừng chân lý tưởng cho các du khách trong và ngoài nước
trong mỗi chuyến công tác hay du lịch cùng bạn bè và người thân. Khách sạn có vị trí


thuận lợi bên hồ Giảng Võ thanh lịch, gần các cơ quan Chính Phủ, các Đại sứ Quán,
Bộ Ngoại Giao và cách sân bay Quốc tê Nội Bài chừng 30km, ga Hà Nội 3 km. Các du
khách sẽ ấn tượng bởi thiết kế của 2 tòa nhà City Wing và Lake Wing với 218 phòng
sang trọng cùng các trang thiết bị hiện đại, tiện nghi được bài trí sáng tạo và độc đáo.
Với bề dày kinh nghiệm hoạt động trong ngành dịch vụ, khách sạn Hà Nội sẽ là nơi
mang đến cho du khách những trải nghiệm ấn tượng và thú vị.


2

2

1.2. Cơ cấu tổ chức của khách sạn Hà Nội
1.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn Hà Nội
Cơ cấu tổ chức của khách sạn được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC

TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG HÀNH CHÍNHGIÁM ĐỐC CÁC BỘ PHẬN TÁC NGHIỆP

PHÒNG NHÂN SỰ

BP. LỄ TÂN
BP. BUỒNG


PHÒNGKINH DOANH
BP. F&B
Sơ đồ 1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn
Hà Nội

NHÀ HÀN

(Nguồn: Phòng Nhân sự - Khách sạn Hà Nội)
BP. BẾP
PHÒNGTÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BP. GIẢI TRÍ

BAR


3

3

BP. KỸ THUẬT

PHÒNGTỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
1.2.2. Chức năng của các bộ phận
BP. IT
Khách sạn Hà Nội thưc hiện chế độ quản lý của Tổng giám đốc dưới sự chỉ đạo
của Hội đồng quản trị, cụ thể như sau:
Hội đồng quản trị: Đây là cơ quan điều hành cao nhất của khách sạn, có thẩm
quyền quyết định những hoạt động có tính chiến lược cấp vĩ mô, có quyền bổ nhiệm
hoặc miễn nhiệm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc theo điều lệ công ty liên doanh.
Chủ tịch Hội đồng quản trị đương nhiệm là ngài Trần Tiến Hùng (Việt Nam), Phó Chủ

tịch Hội đồng quản trị là ngài Trần Kiến Hoa (Hồng Kông). Ngoài ra, các thành viên
Hội đồng quản trị gồm có: ngài Trần Kiến Quốc (Hồng Kông), ngài Trần Ngọc Hiền
(Việt Nam) và ngài Lan Quốc Fu (Hồng Kông).
Ban giám đốc: Bao gồm các vị trí Tổng giám đốc (ngài Danny Chi Ho Tse) và
Phó Tổng giám đốc và Trợ lý Tổng giám đốc, do Hội đồng quản trị lựa chọn, có quyền
quyết định và chịu trách nhiệm chung đối với mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn
trước pháp luật.
Giám đốc các phòng ban hành chính, các bộ phận tác nghiệp: Có trách nhiệm
giúp Ban giám đốc khách sạn giải quyết các vấn đề trong từng lĩnh vực chuyên môn
được phân công.
Phòng nhân sự: Chịu trách nhiệm cho các hoạt động hoạch định, tuyển dụng,
bố trí và sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá nhân viên, đãi ngộ nhân sự, giúp
nâng cao hiệu quả đội ngũ lao động trong khách sạn.
Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng danh mục sản phẩm, dịch
vụ phù hợp với thị trường trong từng thời kì kinh doanh.
Phòng tài chính – kế toán: Thực hiện công tác kế toán, tài chính, thống kê, thông
tin kinh tế, quản lý nguồn vốn, … hạch toán và lập phương án kinh doanh theo quy
định của pháp luật.
Phòng sales – marketing: Quản lý hoạt động marketing của khách sạn và tìm
kiếm khách hàng tiềm năng, tạo dựng quan hệ với các tổ chức, công ty lữ hành.
Phòng tổ chức hành chính: Làm công tác quản lý hành chính, lao động tiền
lương, phúc lợi người lao động, theo dõi và tổng hợp các văn bản lien quan đến hệ
thống quản lý chất lượng trong khách sạn.
Các bộ phận trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh (tác nghiệp): Bao
gồm các bộ phận lễ tân, buồng, F&B, bếp và các bộ phận nhỏ kinh doanh những dịch
vụ bổ sung khác. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp và đem đến những trải nghiệm
dịch vụ cho khách hàng.
Bên cạnh đó là nhóm hỗ trợ hoạt động kinh doanh như an ninh, kỹ thuật, IT:
- Bộ phận an ninh: Bảo vệ tài sản và tính mạng của khách hàng và nhân viên, bảo vệ
tài sản chung của khách sạn.

- Bộ phận kỹ thuật: Phụ trách vận hành, bảo dưỡng và tu bổ máy móc thiết bị, cơ
sở vật chất trong khách sạn.


4

4

- Bộ phận IT: Đảm bảo an ninh mạng, giám sát, quản lý hệ thống thông tin, phần
mềm, lưu trữ và bảo mật dữ liệu về khách hàng và khách sạn.
1.2.3. Nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn
Bộ máy quản lý nhân sự của khách sạn Hà Nội được bố trí theo cấu trúc chức
năng với những ưu điểm về tính chuyên môn hóa cao, vì vậy đây chính là điều kiện thuân
lợi để từng bộ phận chuyên trách làm việc hiệu quả và gia tăng năng suất lao động. Những
chỉ thị, quyết định của nhà quản trị cấp cao sẽ được truyền đạt và thống nhất từ trên xuống
dưới. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất khi sử dụng mô hình quản trị này chính là việc khó có
thể điều phối và đồng nhất các bộ phận chức năng riêng lẻ để cùng hướng tới mục tiêu
chung của khách sạn. Bởi vậy giữa các bộ phận cần có mối quan hệ chặt chẽ và phối hợp
làm việc, đặt lợi ích chung của cả khách sạn lên hàng đầu.
1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách sạn Hà Nội
Khách sạn Hà Nội kinh doanh ở các lĩnh vực chủ yếu là: lưu trú, ăn uống và các dịch
vụ khác. Trong đó, hoạt động kinh doanh lưu trú chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh
thu khách sạn, kế đến là kinh doanh ăn uống, và sau cùng là các dịch vụ bổ sung.
1.3.1. Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú
Đây là hoạt động cơ bản, có tác động chi phối đến các hoạt động kinh doanh
khác trong khách sạn bởi nó là nguồn doanh thu chủ yếu của khách sạn. Hệ thống
phòng nghỉ được trang bị hết sức tiện nghi và lịch sự, phân chia thành 2 tòa nhà City
Wing với view hướng phố và Lake Wing với view hướng ra hồ Giảng Võ. Bên cạnh
những hình ảnh ấn tượng về chất lượng buồng phòng thì khách sạn Hà Nội còn mang
đến cho khách hàng trải nghiệm về sự thân thiện, nhiệt tình và phong cách làm việc

chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên.
1.3.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống
Hoạt động kinh doanh ăn uống cũng là hoạt động khá quan trọng, chiếm tỷ trọng
doanh thu đứng thứ 2 sau hoạt động kinh doanh lưu trú. Khách sạn Hà Nội gồm có 3
nhà hàng và 7 quầy bar với thực đơn phong phú nhằm phục vụ và thỏa mãn nhu cầu ăn
uống đa dạng của khách hàng trong và ngoài khách sạn.
1.3.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung
Kinh doanh dịch vụ bổ sung tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng lại là hoạt động
giúp kéo dài thời gian lưu trú và góp phần thu hút khách quay trở lại hoặc những
khách hàng mới với mong muốn được trải nghiệm. Khách sạn Hà Nội có các dịch vụ
bổ sung như: câu lạc bộ đêm, trung tâm trò chơi có thưởng, mát-xa, thể thao, tổ chức
tiệc cưới, hội nghị, cho thuê văn phòng, đưa đón tại sân bay, tổ chức tham quan thành
phố và các điểm du lịch lân cận, …
PHẦN 2:
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN HÀ NỘI
2.1. Sản phẩm và thị trường khách của khách sạn Hà Nội
2.1.1. Sản phẩm của khách sạn Hà Nội


5

5

2.1.1.1. Dịch vụ lưu trú
Khách sạn gồm có 218 phòng theo phong cách châu Âu trang nhã với trang thiết
bị nội thất hiện đại. Khi đến với khách sạn Hà Nội, khách hàng có thể thoải mái lựa
chọn các loại phòng phù hợp mà vẫn đảm bảo về tiện nghi và mức độ sang trong của
cơ sở vật chất trong phòng. Hiện tại khách sạn có 5 loại phòng để khách hàng lựa
chọn:
Bảng 2.1. Đơn giá các loại phòng của khách sạn Hà Nội


Các loại phòng

Số lượng

Diện tích )

Đơn giá (Nghìn đồng)

Superior Room City View

54

24

1.955

Deluxe Room Lake View

118

28

2.175

Superior Suite Room City View

17

42


4.000

Deluxe Suite Room Lake View

14

36

3.500

Executive Suite Lake View

15

45

4.000

(Nguồn: Phòng Kinh doanh - Khách sạn Hà Nội)
Mỗi phòng nghỉ tại khách sạn đều được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ và tiện
nghi hiện đại xứng tầm 4 sao. Ngoài ra, khách hàng còn được hưởng thêm những dịch
vụ bổ sung khi lưu trú như: bữa sáng buffet mỗi ngày, nhận báo tiếng Anh địa phương,
nước khoáng và hoa quả luôn có sẵn trong phòng, miễn phí một số dịch vụ bao gồm
truy cập internet, vé vào cửa Hanoi Night Club, hoạt động thể thao tại Fitness Centre.
Giá phòng khách sạn có thể linh hoạt thay đổi tăng hay giảm, tùy thuộc vào thời gian
lưu trú, khách đoàn số lượng lớn, khách đặt phòng qua các công ty du lịch, các website
liên kết, …
2.1.1.2. Dịch vụ ăn uống
Khách sạn Hà Nội có 3 nhà hàng nổi tiếng và bên trong mỗi nhà hàng đều có 1

quầy bar, ngoài ra khách sạn còn có 4 quầy bar khác ở những vị trí sau: 1 quầy bar tại
sảnh lớn (Lobby Bar), 1 quầy bar trong Night Club, 1 quầy bar trong Slot Centre và 1
quầy bar tại sân Tennis.


6

6

a. Nhà hàng Hoàng Triều (Dynasty Restaurant): Một trong những nhà hàng Trung Hoa

đẳng cấp nhất Hà Nội, với hệ thống 8 phòng VIP sang trọng và riêng biệt được thiết kế
mô phỏng nét văn hóa của từng triều đại xưa. Tại đây khách hàng sẽ được phục vụ các
món ăn cao cấp như súp vi cá mập, bào ngư, hải sâm, … cùng với các loại rượu bổ và
quý. Sức chứa của nhà hàng là khoảng 60 người và thời gian hoạt động là trưa từ
11h30 – 14h, tối từ 18h – 22h.
b. Nhà hàng Kim Long (Golden Dragon Restaurant): Nổi tiếng với không gian sang trọng
và đẳng cấp, là nơi các đầu bếp giàu kinh nghiệm phục vụ khách hàng các món ăn đặc
sắc, ấn tượng theo phong cách hiện đại nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống
Trung Hoa như dimsum, chân gà hấp tàu xì, bánh bao xá xíu, mỳ cay tứ xuyên,
sashimi tôm hùm, … Nhà hàng Kim Long luôn là sự lựa chọn lý tưởng để tổ chức các
bữa tiệc lớn và quan trọng. Nhà hàng có 1 phòng ăn lớn với sức chứa 300 khách và 10
phòng ăn riêng với sức chứa 20 khách/phòng. Thời gian hoạt động của nhà hàng là:
sáng từ 5h30 – 10h, trưa từ 11h30 – 14h, tối từ 18h – 22h.
c. Trung tâm Mỹ thực (Food Center Lake View): Tọa lạc bên hồ Giảng Võ với không
gian thoáng đãng, phong cảnh lãng mạn, là địa điểm phù hợp để thưởng thức các món
ăn mang phong vị Hồng Kông, Quảng Đông cùng các món ăn mang nét đặc trưng của
ẩm thực Việt như súp hải sản hải sản, gà tần, canh tôm chua, … Mỗi món ăn ở đây
được chế biến kỳ công, hương vị rõ Việt, món nào hương vị nấy, riêng biệt, truyền
thống. Trung tâm Mỹ thực có sức chứa khoảng 130 khách và có thời gian hoạt động từ

từ 11h trưa đến 3h sáng hôm sau.
d. Lake view Bar (Lobby Bar): Với không gian yên tĩnh, thoáng mát hướng ra hồ Giãng
Võ thơ mộng, Lobby Bar là địa điểm ưa thích để khách hàng gặp gỡ, trò chuyện, thư
giãn và thưởng thức những tách cà phê pha máy thơm ngon đến từ nước Ý như latte,
capucino, caramel macchiato, … và các loại cocktail đặc biệt. Lobby Bar có sức chứa
khoảng 20-25 khách và thời gian hoạt động từ 9h sáng đến 24h hàng ngày.
2.1.1.3. Dịch vụ bổ sung
Khách sạn Hà Nội đã gây ấn tượng tốt với không ít khách hàng nhờ dịch vụ giải
trí đa dạng và hấp dẫn. Dưới đây là 1 số hoạt động nổi bật được yêu thích tại khách
sạn:
- Winner’s Club Slot Centre là 1 trong số ít địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi
điện tử với các loại máy điện tử tiêu biểu như: Blackjack, Roulette, Slot Progressive &
Mystery Jackpots, … hứa hẹn mang đến cho khách hàng cảm giác hào hứng và thú vị.
Thời gian hoạt động: 24h hàng ngày.
- Hanoi Night Club – Câu lạc bộ giải trí nổi tiếng, được trang bị quầy bar, sàn
nhảy và các phòng karaoke tự chọn bài hát, sức chứa khoảng 100 khách, thời gian hoạt
động từ 18h30 – 2h sáng hôm sau.


7

7

- Darling Sauna & Massage mang lại không gian thư giãn tuyệt đối bao gồm
phòng xông hơi và mát-xa kiểu Thái, spa, tắm hơi, hoạt động từ 10h – 1h30 sáng hôm
sau.
- Ngoài ra còn có Fitness Centre và sân Tennis phục vụ các hoạt động thể thao,
thời gian kinh doanh từ 6h – 22h.
Khách sạn còn có dịch vụ cho thuê phòng họp và văn phòng tại các phòng đa
năng với sức chứa từ 10 đến 130 người, phù hợp để tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội

thảo, tiệc hay triển lãm, …
Trung tâm thương vụ của khách sạn cung cấp các dịch vụ như: đặt vé, trang thiết
bị văn phòng, photo, gửi fax, dịch vụ máy tính cá nhân, …
2.1.2. Thị trường khách của khách sạn Hà Nội
Thị trường khách hàng là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu, bất kể doanh nghiệp
lớn nhỏ nào cũng đều phải nghiên cứu và lựa chọn tập khách hàng mục tiêu mà mình
hướng đến.Khách sạn Hà Nội đã phân chia thị trường khách của mình thành các nhóm
chính sau:
- Khách quốc tế: Khách sạn tọa lạc ở gần trung tâm thủ đô và nằm ở nút giao
thông thuận tiện nên đã thu hút được rất nhiều khách quốc tế từ nhiều nước khác nhau
như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Pháp, Mỹ, ... Trong đó, khách
hàng khu vực châu Á là thị trường chủ lực của khách sạn. Lượng khách châu Á đến
lưu trú tại khách sạn hầu hết là khách du lịch gia đình, khách thương gia, công vụ.
Điều này chứng tỏ khách sạn Hà Nội đã rất thành công trong việc thu hút khách hàng
mục tiêu của mình.
- Khách nội địa: Chủ yếu là khách công vụ bởi khách sạn Hà Nội có lợi thế về vị
trí địa lý ngay trung tâm thành phố, giao thông thuận lợi nên khách sạn đã dần trở nên
quen thuộc với nhiều khách công vụ. Đây là đối tượng khách có khả năng thanh toán
cao, thường đến từ khu vực miền trong ra Hà Nội để công tác. Việc chi trả của họ cho
các dịch vụ trong khách sạn cũng khá thoải mái giúp đem lại nguồn doanh thu cao cho
khách sạn.
- Khách khác: Thường là người dân địa phương vào khách sạn để sử dụng dịch
vụ ăn uống như: ăn trưa, ăn tối, tổ chức tiệc, kỉ niệm, ...Tuy không thường xuyên
nhưng cũng đóng góp một phần đáng kể vào doanh thu của khách san.


8

8


2.2. Tình hình nhân lực và tiền lương của khách sạn Hà Nội
2.2.1. Tình hình nhân lực của khách sạn Hà Nội
Bảng 2.3. Tình hình nhân lực của khách sạn Hà Nội năm 2016-2017

Các chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2016

Năm
2017

Tổng số lao động
Số LĐBQTT
1. Phân
Tỷ trọng
theo tính
Số LĐBQGT
chất
Tỷ trọng
Nam
2. Phân
Tỷ trọng
theo giới
Nữ
tính
Tỷ trọng
ĐH,CĐ

Tỷ trọng
3. Phân
Trung cấp
theo trình
Tỷ trọng
độ
Nghề
Tỷ trọng

Người
Người
%
Người
%
Người
%
Người
%
Người
%
Người
%
Người
%

405
354
87,41
51
12,59

185
45,68
220
54,32
110
27,16
50
12,34
245
60,5

408
357
87,5
51
12,50
187
45,83
221
54,17
137
33,58
52
12,74
219
53,68

So sánh
2017/2016
±

%
3
100,74
3
100,85
0,09
0
100
(0,09)
2
101,08
0,15
1
100,45
(0,15)
27
124,54
6,42
2
104
0,4
(26)
89,38
(6,82)
-

(Nguồn: Phòng Nhân sự - Khách sạn Hà Nội)
Theo bảng số liệu về nguồn lao động tại khách sạn Hà Nội có thể thấy: Nguồn
lao động của khách sạn có xu hướng phát triển tương đối ổn định. Tổng số lao động
năm 2017 so với năm 2016 tăng lên 3 người, tương đương 0,74% - mức tăng rất thấp.

Cụ thể:
- Xét theo tính chất: So với năm 2016 thì số LĐBQTT năm 2017 tăng thêm 3
người, ứng với 0,85% và làm tỷ trọng LĐBQTT tăng lên 0,09% . Số LĐBQGT thì
không thay đổi, tuy nhiên tỷ trọng LĐBQGT lại giảm 0,09%. Mặc dù vậy, điều này
cũng không làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành khách sạn vì số LĐBQTT luôn
chiếm hơn 80%, đảm bảo sự ổn định về nhân lực tác nghiệp.
- Xét theo giới tính: Lao động nam nữ tăng khá đồng đều và cân đối, cụ thể là số
lao động nam tăng 2 người, ứng với 1,08%; số lao động nữ cũng chỉ tăng 1 người, ứng
với 0,45%. Do đặc thù ngành dịch vụ, nên giới tính nữ vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn
(năm 2016 là 54,32% và năm 2017 là 54,17%).
- Xét theo trình độ: Đội ngũ nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng tăng thêm 27
người, ứng với 24,54%; trình độ trung cấp tăng thêm 2 người, ứng với 4%; kéo theo tỷ


9

9

trọng tăng thêm lần lượt là 6,42% và 0,4%. Tuy số lượng nhân viên đạt trình độ cao có
tăng mà vẫn chiếm tỷ trọng không lớn nhưng cũng đã thể hiện được sự quan tâm trong
vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực tại khách sạn.
2.2.2. Tình hình tiền lương của khách sạn Hà Nội
Bảng 2.4. Tình hình tiền lương của khách sạn Hà Nội năm 2016-2017

Các chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2016


So sánh
2017/2016

Năm
2017
±

%

Tổng số lao động

Người

405

408

3

100,74

Tổng quỹ lương

Trđ

25.442

26.732


1.290

105,07

Tiền lương bình quân
tháng

Trđ/Người/Tháng

5,23

5,46

0,23

101,58

Tiền lương bình quân
năm

Trđ/Người/Năm

62,76

65,52

2,76

104,39


%

15,84

13,41

(2,43)

-

Tỷ suất tiền lương

(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán - Khách sạn Hà Nội)
Từ bảng trên có thể thấy: Tổng quỹ lương của khách sạn năm 2017 tăng so với
năm 2016 là 1.290 triệu đồng, tương đương với tăng 5,07% .Tiền lương bình quân
năm cũng tăng 0,32 triệu đồng, tương ứng với tăng 1,58%. Tuy nhiên tỷ suất tiền
lương năm 2017 so với năm 2016 lại giảm 2,43%. Chi phí tiền lương cho nhân viên
trong khách sạn tăng lên một phần là do số lượng lao động trong khách sạn tăng lên
nhưng cũng là do chế độ đãi ngộ của khách sạn đối với với nhân viên. Có thể thấy ban
lãnh đạo đang có sự quan tâm đúng mực tới chế độ đãi ngộ nhân viên bởi đó là một
động lực để nhân viên cố gắng làm việc và cống hiến lâu dài cho khách sạn.
2.3. Tình hình vốn kinh doanh của khách sạn Hà Nội


10

10

Tình hình vốn kinh doanh của khách sạn Hà Nội trong 2 năm 2016 và 2017 bao
gồm: vốn lưu động và vốn cố định, được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Tình hình vốn kinh doanh của khách sạn Hà Nội năm 2016-2017
So Sánh
Năm
Năm
2017/2016
Các chỉ tiêu
ĐVT
2016
2017
±
%
1. Tổng vốn
Trđ
110.900 138.000 27.100
124,43
2. Vốn lưu động
Trđ
38.595
37.693
(902)
97,66
Tỷ trọng vốn lưu động
%
34,8
27,31
(7,49)
3. Vốn cố định
Trđ
72.305 100.307 28.002
138,72

Tỷ trọng vốn cố định
%
65,2
72,69
7,49
(Nguồn: Phòng tài chính-Kế toán - Khách sạn Hà Nội)
Tổng số vốn kinh doanh của khách sạn Hà Nội năm 2017 tăng 27.100 triệu đồng
so với năm 2016, tương ứng tỉ lệ tăng 24,43%. Trong đó vốn cố định và vốn lưu động
của năm 2017 có sự thay đổi rõ rệt so với năm 2016: Vốn cố định tăng 28002 triệu
đồng, tương ứng tăng 38,72%; vốn lưu động giảm 902 triệu đồng, ứng với 2,34%. Tỷ
trọng vốn lưu động giảm 7,49% nhưng tỷ trọng vốn cố định lại tăng 7,49%, kết quả
này cho thấy tốc độ tăng của vốn cố định cho hoạt động kinh doanh của khách sạn
nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động. Vì khách sạn đã được xây dựng lâu đời và
nay cần cải tạo và làm mới cơ sở vật chất kỹ thuật.Chính vậy mà khách sạn đã có sự
đầu tư lớn vào vấn đề này.
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hà Nội
Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Hà Nội trong 2 năm 2016 và
2017được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 2.6: Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Hà Nội năm 2016-2017
So sánh
Năm
Các chỉ tiêu
Đơn vị
2017/2016
2016
2017
±
%
1. Tổng doanh thu
Trđ

160.587 199.300
38.713
124,1
-Doanh thu lưu trú
Trđ
87.010
94.660
7.650
108,79
Tỷ trọng
%
54,18
47,49
(6,69)
-Doanh thu ăn uống
Trđ
62.900
87.305
24.405
138,79
Tỷ trọng
%
39,17
43,8
4,63
-Doanh thu dịch vụ khác
Trđ
10.667
17.335
6.668

162,51
Tỷ trọng
%
3,17
8,69
5,52
2. Tổng chi phí
Trđ
124.700 128.002
3.302
102,65
Tỷ suất chi phí
%
77,65
64,22
(13,43)
-Chi phí lưu trú
Trđ
49.130
49.751
621
101,26


11

11
Tỷ suất chi phí lưu trú
-Chi phí ăn uống
Tỷ suất chi phí ăn uống

Chi phí dịch vụ khác
Tỷ suất chi phí dịch vụ khác
- Tổng quỹ lương
Tỷ suất tiền lương
3. Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất LNTT
4. Thuế TNDN
5. Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất LNST

%
Trđ
%
Trđ
%
Trđ
%
Trđ
%
Trđ
Trđ
%

39,39
22.000
17,64
28.128
27,13
25.442
15,84

35.887
22,34
7.177,4
28.709,6
17,88

38,87
23.410
18,28
28.109
29,44
26.732
13,41
71.298
35,77
14.259,6
57.038,4
28,62

(0,52)
1.410
0,64
(19)
2,31
1.290
(2,43)
35.411
13,43
7.121,2
28.328,8

10,74

106,4
99,93
105,07
198,67
198,67
198,67
-

(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán - Khách sạn Hà Nội)
* Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hà Nội năm 2016-2017:
- Doanh thu: Tổng doanh thu của khách sạn Hà Nội năm 2017 tăng 38.713 triệu
đồng so với năm 2016, ứng với 24,1%. Trong đó:
+ Doanh thu lưu trú tăng 7.650 triệu đồng, tương ứng tăng 8,79%, tỉ trọng doanh
thu lưu trú giảm 6,69 %.
+ Doanh thu ăn uống tăng 24.405 triệu đồng, tương ứng tăng 38,79%, tỉ trọng
doanh thu ăn uống tăng 4,63%.
+ Doanh thu từ dịch vụ khác tăng 6.668 triệu đồng, tương ứng tăng 62,51%, tỷ
trọng doanh thu từ dịch vụ khác tăng 5,52%.
- Chi phí: Tổng chi phí của khách sạn năm 2017 tăng 3.302 triệu đồng so với
năm 2016, ứng với 2,65%, nhưng tỷ suất chi phí lại giảm 13,43%
+ Chi phí tiền lương cho nhân viên tăng 1.290 triệu đồng, ứng với 5,07%, tỉ suất
tiền lương lại giảm2,43%.
+ Chi phí lưu trú tăng 621 triệu đồng, ứng với 1,26%, tuy nhiên tỉ suất chi phí lưu
trú lại giảm 0,52%.
+ Chi phí ăn uống tăng 1.410 triệu đồng, ứng với6,4%, tỉsuất chi phí ăn uống
tăng 0,64%.
+ Chi phí các dịch vụ khác giảm 19 triệu đồng, tương ứng giảm 7%, tỉsuất chi phí
dịch vụ khác tăng 2,31%.

So sánh tốc độ tăng của tổng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của tổng chi phí nên
làm cho tỷ suất chi phí năm 2017 giảm 13,43% so với năm 2016.
- Lợi nhuận trước thuế:Tổng mức lợi nhuận trước thuế của khách sạn Hà Nội
năm 2017 tăng 35.411 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 98,67%.


12

12

So sánh tốc độ tăng của tổng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng mức lợi
nhuận trước thuế nên làm cho tỷ suất lợi nhuận trước thuế năm 2017 tăng 13,43% so
với năm 2016.
- Tổng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà khách sạn Hà Nội phải nộp ngân sách
Nhà nước năm 2017 là 14.259,6 triệu đồng.
- Lợi nhuận sau thuế: Tổng mức lợi nhuận sau thuế của khách sạn Hà Nội năm
2017 tăng 28.328,8 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 98,67%.
So sánh tốc độ tăng của tổng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của mức lợi nhuận sau
thuế nên làm cho tỷ suất lợi nhuận sau thuế năm 2017 tăng 10,74% so với năm 2016.
* Nhận xét: Qua bảng kết quả kinh doanh của khách sạn Hà Nội có thể thấy khách
sạn kinh doanh tương đối hiệu quả. Thể hiện ở chỗ: Tổng doanh thu kì thực hiện của
khách sạn năm 2017 tăng cao (đạt mốc 124,1%), đặc biệt là doanh thu ăn uống và
doanh thu dịch vụ khác có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ và đáng ghi nhận. Tổng chi phí
thực hiện cũng tăng nhưng rất ít (chỉ tăng 2,65%), tỷ suất các khoản chi phí đều có xu
hướng giảm và tăng ít. Khách sạn đã làm tốt việc tiết kiệm chi phí và gia tăng doanh
thu, cần phát huy hơn nữa trong tương lai.


13


13

PHẦN 3: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ CẦN
NGHIÊN CỨU CỦA KHÁCH SẠN HÀ NỘI
3.1. Phát hiện vấn đề từ thực tế kinh doanh của khách sạn Hà Nội
Được xây dựng từ lâu và đã trở thành điểm đến quen thuộc của những thương
gia có điều kiện kinh tế tốt, khách sạn Hà Nội đang ngày càng khẳng định vị thế của
mình và không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ để mang lại những trải nghiệm tốt
nhất cho khách hàng. Tuy nhiên qua thời gian thực tập và được trực tiếp tiếp xúc với
công việc tại khách sạn Hà Nội, em nhận thấy ở khách sạn còn một số vấn đề cần được
quan tâm nhiều hơn và có những biện pháp khắc phục nhược điểm. Đó là:
- Thị trường khách hàng còn hơi hạn hẹp, đặc biệt là không có nhiều khách du
lịch nội địa lựa chọn lưu trú tại đây. Bởi vì giá thành các sản phẩm dịch vụ mà khách
sạn cung cấp nhìn chung là khá cao, và không phải khách nội địa nào cũng có thể sẵn
sàng bỏ ra 1 số tiền lớn để sử dụng dịch vụ tại đây. Hơn thế nữa, khách sạn chỉ chủ yếu
thực hiện marketing trên website chính thức và qua 1 số đối tác liên kết khác. Dù có
thời gian hoạt động kinh doanh tương đối dài, nhưng với nhu cầu ngày càng đa dạng
của khách hàng, thì khách sạn cần có những chính sách và chiến lược tốt nhằm làm
tăng khả năng tiếp cận và kích thích tiêu dùng của khách hàng nội địa.
- Nhà hàng Kim Long của khách sạn có đội ngũ nhân viên bếp tay nghề giỏi,
nhân viên phục vụ nhanh nhẹn, thực đơn thiên về đồ ăn Trung Hoa nhưng cũng khá đa
dạng, phong phú, phù hợp với sở thích và thị hiếu của thực khách Việt Nam. Tuy
nhiên, vẫn tồn tại những tình trạng sau: chất lượng các món ăn là không đồng đều,
không tương xứng với giá tiền; nhân viên có thái độ phục vụ không tốt với khách hàng
vào giờ cao điểm; trang thiết bị, cơ sở vật chất xuống cấp, … Những điều này sẽ làm
giảm uy tín của nhà hàng Kim Long, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động
kinh doanh của cả khách sạn.
- Khách sạn có cơ chế tuyển dụng khắt khe và công bằng, nhưng lại không
thường xuyên tổ chức đánh giá nhân lực tại khách sạn. Có thể thấy rằng, dù có thực
hiện tốt công tác tuyển dụng, đào tạo nhưng nếu không dựa trên những tiêu chuẩn đã

đề ra để nghiêm khắc đánh giá sau 1 khoảng thời gian nhất định thì sẽ không bao giờ
hoàn thiện được chất lượng đầu ra của đội ngũ nhân lực. Điều này sẽ làm mai một ý
thức tự giác và tinh thần nỗ lực hoàn thiện bản thân của mỗi nhân viên. Từ đó làm ảnh
hưởng đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng dịch vụ của toàn bộ khách sạn.


14

-

14

3.2. Đề xuất vấn đề
Dựa trên những điểm phát hiện được từ thực tiễn nêu trên, em xin được đề xuất
một số vấn đề cần nghiên cứu như sau:
Vấn đề 1: Giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn hà Nội
Vấn đề 2: Nâng cao chất lượng sản phẩm ăn uống tại nhà hàng Kim Long - khách sạn
Hà Nội
Vấn đề 3: Hoàn thiện tổ chức đánh giá nhân lực trong khách sạn Hà Nội



×