Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Vùng văn hóa VIỆT Bắc word

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 32 trang )

VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC
NỘI DUNG CHÍNH
1. Vị trí và đặc điểm tự nhiên
2. Đặc điểm xã hội
2.1. Lịch sử
2.2. Tổ chức xã hội
3. Đặc điểm vùng văn hóa
3.1. Văn hóa vật chất
3.1.1. Nhà ở
3.1.2. Trang phục
3.1.3. Ẩm thực
3.1.4. Học
3.1.5. Hoạt động kinh tế
3.2. Văn hóa tinh thần
3.2.1. Tín Ngưỡng
3.2.2. Tôn giáo
3.2.3. Chữ viết và văn học dân gian
3.2.4. Lễ hội
3.2.5. Phong tục tập quán
4. Tổng kết

LỜI MỞ ĐẦU
Trang 1


“Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức
sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và
thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và
lớn mạmh”.
( Phạm Văn Đồng)
Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay vốn có một truyền thống văn hóa lâu đời,


đậm đà bản sắc phong vị quê hương. Mỗi miền quê, mỗi vùng đất đều tự nó mạng
trong mình dấu ấn văn hóa riêng biệt, vừa có những nét dặc thù, lại vừa thống nhất
trong tính chỉnh thể của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Đo dọc dải đất hình chữ S,
ở nơi nào chúng ta cũng bắt gặp bản sắc, phong vị văn hóa của mỗi địa danh. Việt
Nam là một trong những vùng đất của quê hương- một không gian văn hóa có
nhiều nét đặc sắc tiêu biểu. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu vùng văn hóa Việt Bắc,
chúng ta hãy xét đến một số khái niệm có liên quan.
Không gian văn hoá Việt Nam dùng để chỉ chỗ ở của người Việt Nam qua các
thời kỳ lịch sử. Không gian văn hoá liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất
với không gian lãnh thổ. Nó bao quát tất thảy những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc
ta đã tồn tại qua các thời đại. Do vậy, không gian văn hoá bao giờ cũng rộng hơn
không gian lãnh thổ, không gian văn hoá của 2 dân tộc ở cạnh nhau thường có
phần chồng lên nhau, có miền giáp ranh.Trong phạm vi hẹp, không gian gốc của
văn hoá Việt Nam nằmtrong khu vực cư trú của người Bách Việt mà có thể hình
dung nó nhưmột hình tam giác, cạnh đáy là sông Dương Tử, đỉnh là vùng Bắc
TrungBộ Việt Nam.
* Lãnh thổ văn hoá dùng để chỉ chỗ ở cụ thể của từng nhóm tộcngười trên dải
đất hình chữ S. Lãnh thổ văn hoá liên quan đến chủ quyềnlãnh thổ, được xác định
bằng cột mốc, hải phận rõ ràng.
* Vùng văn hoá: Là vùng lãnh thổ nhỏ của một tộc người cư trú.
* Tiểu vùng văn hoá: Phạm vi nhỏ hơn vùng văn hoá là nơi đẹp nhất của vùng
văn hoá. Hiện nay, việc phân vùng văn hoá trong lãnh thổ Việt Nam được nhiều
học giả bàn đến với nhiều cách phân chia. Tuy nhiên, hợp lý và khách quan hơn cả
là cách phân chia thành 6 vùng văn hoá của giáo sư Trần Quốc Vượng.Vùng văn
hoá Việt Bắc là một trong số 6 vùng văn hoá nói trên.

Trang 2


1. Vị trí và đặc điểm tự nhiên

- Việt Bắc gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang,
Thái Nguyên và phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và
Quảng Ninh.
- Khí hậu: Là vùng có môi trường tự nhiên với dấu hiệu chuyển tiếp từ tự nhiên
nhiệt đới sang á nhiệt đới; Là vùng đón nhận đầu tiên gió mùa đông bắc và chịu
ảnh hưởng sâu sắc nhất của nó.
- Địa hình: Có cấu trúc theo kiểu cánh cung tụm lại ở Tam Đảo. Các cánh cung
này mở ra ở phía Bắc và Đông Bắc, và phần lớn lồi quay ra biển, thứ tự từ trong ra
biển là các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, và Đông Triều.
- Có 5 hệ thống sông chính: sông Thao, sông Lô, hệ thống các sông Cầu, sông
Thương, Lục Nam; hệ thống các sông này chảy ra Biển Đông, là trục giao thông
giữa miền núi và miền xuôi. Đặc trưng: độ dốc lòng sông lớn, mùa lũ là thời gian
dòng chảy mạnh nhất.
- Trong vùng còn có nhiều hồ như hồ Ba Bể, hồ Thang Hen...

2. Đặc điểm xã hội
2.1. Lịch sử
- Từ thời các vua Hùng, liên minh giữa người Âu Việt- tổ tiên của người Tày với
những cư dân Lạc Việt, tổ tiên của người Việt.
- Thời tự chủ, cư dân Việt Bắc có vai trò rất quan trọng trong nhiều cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược như Tống, Nguyên- Mông, Thanh...
- Đặc biệt Việt Bắc trở thành khu căn cứ địa vững chắc cho cách mạng trong
những năm kháng chiến chống Pháp, Mĩ
=> Do đó khi nhắc đến Việt Bắc, người ta thường nói đến quê hương cách mạng, là
chiến khu, là nơi ghi dấu bao chiến công của nhân dân ta qua nhiều năm dựng nước
và giữ nước.
2.2. Tổ chức xã hội
- Dân cư chủ yếu của vùng Việt Bắc là người Tày và Nùng. Ngoài ra còn có một
số dân tộc ít người khác như Dao, H’mông, Lô Lô, Sán Chay. Dù hiện tại là hai
dân tộc, nhưng người Tày và người Nùng lại có những nét gần gũi, sự gần gũi giữa

họ là tương đối.
- Dân cư Tày- Nùng sống chủ yếu sống trong các bản ven đường, cạnh sông suối
hay thung lũng.
- Các gia đình trong bản và các thành viên hợp lại thành cộng đồng dân cư và có
tổ chức.
- Đơn vị xã hội nhỏ nhất của người Tày- Nùng là gia đình, lại là gia đình phụ hệ,
chủ gia đình là người cha hay người chồng, làm chủ toàn bộ tài sản và quyết định
Trang 3


mọi công việc trong nhà, ngoài làng. Do vậy, ý thức trọng nam khinh nữ khá đậm
trong cộng đồng. Ví dụ nhà ngoài dành cho đàn ông, trừ các bà già, phụ nữ không
bao giờ được ở nhà ngoài.

3. Đặc điểm vùng văn hóa
- Văn hóa vật chất:
+ Nhà ở
+ Trang phục
+ Ẩm thực
+ Học
+ Hoạt động kinh tế
- Văn hóa tinh thần:
+ Tín ngưỡng
+ Tôn giáo
+ Chữ viết và văn học dân gian
+ Lễ hội và sinh hoạt văn hóa
+ Phong tục tập quán
3.1. Văn hóa vật chất
3.1.1. Nhà ở
a) Người Tày- Nùng, Lô Lô

Người Tày- Nùng và người Lô Lô có hai loại nhà chính: nhà sàn và nhà đất.
Ở một số vùng còn có loại nhà nửa sàn, nửa đất, đây là một loại nhà đặc biệt, vừa
có tính chất nhà đất, lại vừa mang tính chất nhà sàn.
- Nhà sàn: có 2 loại nhà sàn đó là nhà sàn 2 mái và nhà sàn 4 mái.
+ Kết cấu chính của ngôi nhà gồm có 36 cột, trong đó, 28 cột chính và 8 cột phụ,
đây là bộ khung quyết định sự vững chãi và tạo nên hình dáng của ngôi nhà, cột có
trụ vững trên mặt đất làm điểm tựa cho ngôi nhà, xuyên và kèo đều được gắn vào
các lỗ đục trên cột. Nhà sàn người Tày - Nùng chỉ có 2 mái cân nhau, lợp bằng
ngói âm dương. Mỗi ngôi nhà sàn của người Tày - Nùng đều có cửa chính và cửa
phụ, cửa chính được đặt ở gian giữa nhà, cửa phụ là cửa ra phía sau hoặc bên cạnh
phía sau hông nhà. Đầu hồi trước hoặc sau ngôi nhà đều có mặt sàn được làm bằng
thân cây tre với chức năng chính dùng để phơi thóc, ngô…
+ Bên trong ngôi nhà sàn của người Tày - Nùng được thiết kế rất chặt chẽ, thường
được chia làm 3 gian. Trong đó, gian chính giữa là gian trang trọng nhất dùng để
đặt bàn thờ cúng tổ tiên và tiếp khách; hai bên là phòng ngủ của gia đình. Bếp
được đặt ở phần cuối gian giữa của ngôi nhà, đây là nơi để nấu ăn và mọi người
Trang 4


sum họp bên bếp lửa. Phía trên bếp lửa là gác bếp, thường dùng làm kho chứa đồ
cũng như tận dụng sức nóng của lửa để bảo quản ngô, lạc, khoai… Còn bên dưới
sàn nhà, người dân thường để nông cụ.

- Nhà đất( nhà trình tường): Nhà trình tường có hai loại chủ yếu là loại xây trực
tiếp bằng đất đổ khuôn hết lớp này đến lớp khác và loại thứ hai là nhà trình tường
làm bằng gạch đất.
+ Nhà được xây bằng khuôn đất, vật liệu chính để tạo nên những bức tường trình
vững chắc là loại đất sét đỏ mịn, kết hợp với sỏi trắng thu lượm trên các triền đồi
và cả rơm khô nhằm tạo độ dai. Hai loại vật liệu này được nhào kỹ với nước tạo
nên một hỗn hợp có độ kết dính cao, sau đó đổ vào khuôn gỗ bề rộng khoảng nửa

mét, dài một mét, rồi dùng chày giã cật lực đến khi đất, đá liền khối không tơi vỡ.
Cứ thế đợi lớp này khô lại dỡ khuôn chồng lên lớp khác theo chiều cao và độ dài
của tường nhà đã định. Trong lúc chờ tường khô, người ta dùng những cây gỗ tốt
ngâm dưới ao hồ hàng năm trời để diệt trừ mối mọt, sau đó đục đẽo làm vì, kèo,
cột…
Sau khi xây xong người Tày – Nùng thường lấy phân trâu còn ướt về chát lên
tường như chát xi măng sau đó đợi khô người ta lại quét thêm một lần vôi qua bên
ngoài để tạo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
+ Nhà trình tường làm bằng gạch đất, loại nhà này làm công phu và mất nhiều thời
gian hơn.Trước khi làm nhà người ta thường lấy bùn ở ao về cho vào khuôn như
đóng gạch sau đó phơi khô, số lượng gạch lên tới con số nghìn viên vì thế thời gian
làm thường mất rất nhiều thời gian và sức lực. Khi gạch đất đã khô người ta đào
móng và xếp lên từng hàng, kết dính giữa các hàng tường là bùn hay cứt trâu. Thời
gian làm nhà mất rất nhiều thời gian có khi phải làm hai đến ba tháng.
Ngôi nhà trình tường thường được lợp bằng ngói âm dương hay ngói máng, chát
bằng cứt trâu và quét vôi bên ngoài.

Trang 5


Ảnh: Chiêm Hóa- Tuyên Quang

Ảnh: Lạng Sơn
Trang 6


b) Người Dao
Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu khắp các tỉnh miền núi miền
Bắc. Tuy nhiên một số nhóm như Dao Quần trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ lại ở
trên núi cao. Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà.

Về cấu trúc nhà ở của người Dao có ba loại nhà: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn
nửa đất; nhà ở bằng gỗ, tre, nứa rất chắc chắn, đơn giản nhưng được kết hợp khéo
léo toát lên sự kín đáo, tế nhị của người Á Đông. Kiểu nhà truyền thống của người
Dao quần trắng là nhà sàn, thường được làm ba gian, cách chắp nối các cấu kiện
bằng nguyên liệu rời. Tuy nhiên, họ không phải dùng đinh trong quá trình lắp ghép
nhà ở. Kiểu nhà này chỉ có một cầu thang lên xuống, cầu thang có số bậc lẻ; trong
nhà thường có hai bếp.
Nhà nửa sàn, nửa đất chia theo chiều dọc nửa sau là nền đất, nửa trước là sàn.
Nền đất người Dao, gian bên phải có chạn bát, đặt bếp, cối xay, cối giã và bàn thờ.
Kề với gian này ở phía ngoài còn có chuồng gà, gian bên trái đặt bàn thờ nhìn ra
cửa giữa. Mùa rét gian này còn có bếp khách. Nửa nhà trước là nền sàn: phần này
dùng làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình nó được chia thành các buồng
nhỏ. Có gian bên phải là buồng ngủ kè với gian này là máng nước và cũng là
buồng tắm, gian bên trái là buồng ngủ của khách và có vách ngăn với lối xuống sàn
Phần sàn có một cửa lớn đối diện với bàn thờ đặt ở phần nền đất, cửa này gọi là
cửa ma. Lợn để cúng Bàn vương được nuôi ở gầm sàn dưới cửa này. Nhà nửa sàn
nửa đất do cấu tạo của sàn thấp nên gầm sàn chỉ nhốt lợn, gà còn trâu, bò có
chuồng riêng.
Nhà đất( nhà trình tường): Vật liệu chính để làm tường nhà là đất sét, đất cao
lanh hay đất thịt dưới chân núi đá vôi. Trình xong tường xung quanh, lấy gỗ làm
khung nhà bên trong tường. Bên trong nhà sẽ là hệ thống cột gỗ để phân chia các
phòng. Bên ngoài tường mài nhẵn, giã đất mịn, trơn và quét lớp vôi tạo nên màu
trắng trang nhã cho ngôi nhà. Mái nhà được lợp ngói âm dương. Cạnh nhà là tường
rào đá cao nửa người, chủ yếu để phân tách đất nhà với vùng đất đồi nương phía
bên ngoài. Kiến trúc ngôi nhà trình tường khá là thống nhất, dù to hay nhỏ đều phải
có ba gian, hai cửa, gồm: Một cửa chính giữa nhà và một cửa phụ ở đầu hồi nhà
bên trái, hoặc bên phải để ra chuồng trâu, chuồng lợn phía sau.

Trang 7



Nhà nửa sàn nửa đất của người Dao

Nhà sàn của người Dao
Trang 8


c) Người H’mông
Nhà trình tường người H’mông thường thống nhất 3 gian 2 cửa, một cửa chính,
một cửa phụ và phải có hai cửa sổ trở lên. Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái
dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi
và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn
uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo…
Đồng bào dân tộc Mông rất chú trọng việc chọn đất làm nhà. Sau khi chọn được
đất tốt, đất lành, người ta tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà. Để trình
tường nhà, người Mông phải làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5m, rộng
0,45-0,5m. Khi trình tường, người ta đổ đất đầy khuôn gỗ, dùng những chiếc vồ
nền chặt đất. Đất dùng để trình tường phải được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác.
Khi tiến hành trình tường, người ta huy động vài chục thanh niên trai tráng trong
làng đến giúp; cứ như vậy khuôn nọ nối tiếp khuôn kia cho đến khi hoàn thành.
Sau khi trình tường xong, gia chủ sẽ tiến hành chọn ngày tốt, hợp với tuổi chủ nhà
mới được vào rừng chặt hạ cây cột cái, cây đòn nóc. Chọn được ngày chặt cây, cây
cột cái được gia chủ chặt xong đem thẳng từ rừng về, không được đặt xuống đất
mà phải đưa lên nóc ngay.
Một nét độc đáo nữa trong cấu trúc nhà truyền thống của người Mông là tất cả
các ngôi nhà thường được xếp đá xung quanh vô cùng chắc chắn. Để có được hàng
rào đá hoàn chỉnh bao quanh ngôi nhà và mảnh đất rộng chừng 200-300m2, gia
chủ cùng với người thân phải mất hàng tháng trời nhặt những mảnh đá vỡ quanh
nhà về xếp thành hàng rào đá. Những viên đá có kích cỡ khác nhau với nhiều góc
cạnh được xếp lèn vào nhau, tạo nên bức tường bao kiên cố, phẳng mà không cần

sử dụng chất kết dính
nào.

Trang 9


d) Người Sán Chay
Người Sán Chay cho biết, từ xa xưa tổ tiên họ đã ở nhà sàn với hai kiểu nhà trâu
đực, trâu cái. Đây chính là nét độc đáo kiến trúc dân gian trong văn hóa cư trú Sán
Chay.
Nhà trâu cái vì kèo bốn cột, các cột liên kết với nhau bằng bộ kèo và dầm sàn
không có xà ngang, câu đầu. Các vì kèo liên kết với nhau bằng đầu dọc. Nhà chỉ có
hai vì kèo nên các cột đặt trên mặt bằng nền nhà gần như là hình vuông. Nhà có
bốn mái, diện tích mái gần bằng nhau, lợp cỏ gianh. Vách nứa được quây kín từ
mái tới suốt mặt nền, che cỏ phần gầm sàn sát mặt đất. Nhà sàn thấp nên không có
cầu thang, chỉ có mẩu gỗ làm bậc lên xuống.
Trong nhà có nơi thờ gia trạch, khu vực bếp núc, các phòng nhỏ ngăn vách nứa đan
thưa. Phòng góc trái là gian tiếp khách, các phòng còn lại giành cho gia chủ, phía
cuối là kho chứa lương thực. Gần sàn là nơi nuôi nhốt trâu bò, gà vịt.
Nhà trâu đực thường được coi là nhà phụ, nhà ngang, vì kèo chỉ có ba cột, một
cột cái chính giữa nóc và hai cột con hai bên liên kết với nhau bằng dầm sàn. Cách
bố trí mặt bằng sinh hoạt cũng tương tự như nhà trâu cái. heo sự giao lưu biến đổi,
một số vùng đồng bào Sán Chay ngày nay tiếp thu, biến đổi ngôi nhà truyền thống
của mình. Vẫn mang dáng dấp nhà trâu cái, nhà trâu đực nhưng đã được cải biến
thành nhà sàn, nửa đất hoặc nhà chính là nhà sàn, nhà phụ là nhà đất, nhà sàn có vì
kèo năm cột, nhà sàn hai gian hai chái hình chữ nhật để mở rộng không gian sử
dụng.

Trang 10



3.1.2. Trang phục
a) Dân tộc Tày- Nùng
- Trang phục của người Tày- Nùng có tính thống nhất, được phân biệt thoe giới
tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương.
+ Y phục của nam giới Tày: gồm có áo cánh 4 thân, áo dài 5 thân, khăn đội đầu
và giày vải. Trang phục khá giản dị, không có sự trang trí bằng hoa văn. Giữa nam
giới Tày và nam giới Nùng chỉ khác nhau đôi chút về kích thước trong trang phục.
+ Y phục nữ Tày- Nùng gồm có áo cánh, áo dài 5 thân, quần, thắt lưng, khăn đội
đầu, hài vải. Đồ trang sức cũng đơn giản, ngày trước chị em thường đeo vòng cổ,
vòng tay, vòng chân và xà tích. Người phụ nữ Nùng chỉ mặc một màu chàm, khác
với người phụ nữ Tày mặc chiếc áo lót trong màu trắng.

Trang phục nam và nữ của dân tộc Tày- Nùng
- Trang phục cưới: Nếu như ngày xưa, cô dâu và chú rể sính trên mình trang phục
truyền thống thì ngày nay họ lại diện cho mình bộ vest đẹp và trang phục áo dài
truyền thống của dân tộc Kinh.

Trang 11


Trang phục của thầy cúng
b) Dân tộc Dao
Nhóm Dao Đỏ khi nhìn vào bộ quần áo trang phục là có thể nhận thấy ngay vì
màu sắc nổi bật là màu đỏ. Màu đỏ chiếm hầu hết trăng phục của họ. từ áo quần
váy đến khắn, thắt lưng trên trng phục nữ thì màu đỏ chiếm màu chủ đạo. Vậy khi
nhìn Dao Đỏ là có thể nhìn nhận qua trang phục. Hay như Dao Tiền thì là nhóm
Dao duy nhất mặc váy trong 7 nhóm Dao. Những nhóm khác thường mặc quần áo.
Trên trang phục nữ nười Dao tiền thì in sáp ong. Khi in trên váy hiển thị rõ nhất là
hoa văn đồng tiền. Nhóm Dao quần chạt (Sơn Đầu) ở có đặc điểm riêng biệt đó là

đầu người phụ nữ cạo trọc và sơn đầu và họ dùng những khăn truyền thống. Hay
như nhóm Dao quần Trắng, nhóm dân tộc Dao này chỉ sử dụng quần màu trắng
trong trang phục của họ, Hay nhóm Dao Thanh Y họ thường mặc quần ngắn.

Dao Tiền

Dao Đỏ

Trang 12


Dao Thanh Y

Trang phục cưới của dan tộc Dao đỏ

Trang phục cưới của người Dao Thanh Y
Trang 13


c) Dân tộc H’mông
Trang phục quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt.
Trang phục nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp,
ống tay hơi rộng. Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Loại bốn thân xẻ
ngực, hai túi trên, hai túi dưới. Loại năm thân xẻ nách phải dài quá mông. Loại bốn
thân thường không trang trí loại năm thân được trang trí những đường vằn ngang
trên ống tay. Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc trong khu
vực. Đầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình tròn
bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc cổ, có khi không mang.
Trang phục nữ H’mông có nhiều nhóm khác nhau, trang phục nữ các nhóm cũng
có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung có thể thấy phụ nữ Hmông thường mặc áo

bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy. Ống
tay áo thường trang trí hoa văn những đường vằn ngang từ nách đến cửa tay, đường
viền cổ và nẹp hai thân trước được trang trí viền vải khác màu (thường là đỏ và hoa
văn trên nền chàm).

Trang 14


d) Dân tộc Lô Lô
Trang phục của hai nhóm người Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen đều sử dụng kỹ thuật
trang trí bằng cách khâu vá các mảnh vải mầu lên trang phục. Thông thường, một
bộ trang phục đầy đủ của người Lô Lô gồm có áo, quần hoặc váy, khăn. Áo là loại
áo ngắn, cổ tròn may kiểu xẻ ngực, tay dài, gấu áo vừa chạm cạp quần tạo cảm giác
khỏe khoắn và tôn lên những đường nét cơ thể. Thân trước và thân sau trang trí các
mảng màu hình tam giác, ghép lại với nhau thành các khối hình vuông. Hai vạt
trước có hai đường trang trí lớn dọc theo nẹp áo và đường ngang sát gấu áo. Vạt
lưng cũng có hai đường trang trí như vậy chạy dọc sống lưng và nằm ngang sát gấu
áo.
Nam giới Lô Lô, không kể nhóm nào đều mặc áo cánh ngắn, mặc quần và chít
khăn, may bằng vải bông nhuộm chàm. Tuy nhiên, cũng có một vài chi tiết khác
biệt giữa các nhóm. Nam giới Lô Lô Hoa mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, “quần loe”,
cạp lá tọa, đầu bít khăn có những tua màu và hạt cườm, gần giống như phụ nữ.
Nam giới Lô Lô Đen thì lại mặc áo kiểu năm thân, xẻ và cài cúc bên nách. Nam
giới Lô Lô Trắng mặc khá cầu kỳ, trang trí hoa văn sặc sỡ, áo cánh ngắn, xẻ ngực,
tay áo may kiểu hai lớp, thắt lưng vải buộc ra hai vạt áo.

Trang 15


e) Dân tộc Sán Chay

Trang phục của người Sán Chay thì giống với người Kinh và người Tày.

3.1.3. Ẩm thực
Món ăn ngày thường

Trang 16


Mắm cá ruộng- Tuyên Quang

Bánh cooc mò- Thái Nguyên

Trang 17


Heo quay mắc mật- Lạng Sơn

Chè Tân Cương- Thái Nguyên
Trang 18


Món ăn ngày lễ, Tết

Bánh trời- Bắc Kạn

Trang 19


Khâu nhục- Lạng Sơn


Trang 20


Rượu mẫu sơn đỉnh của người Dao- Lạng Sơn

Trang 21


Bánh gio của người Sán Chay

Bánh dày của người H’ mông

Trang 22


Thịt chua của người Dao Tiền
3.1.4. Học
- Tầng lớp trí thức Tày- Nùng hình thành từ rất sớm. Đầu tiên là các tri thức dân
gian dưới lớp vỏ nghề nghiệp như thày Mo, Then, Tào, Pụt.
- Trong thời tự chủ, triều đình quan tâm đến việc học hành của cư dân Việt Bắc:
Nhà Mạc khi chạy lên đóng đô ở Cao Bằng ra sức đào tạo tầng lớp nho sĩ; quan lại
người Việt chạy lên đây bị Tày hóa.
=> Tầng lớp tri thức nho học hình thành, có một số đạt đến trình độ học vấn cao
như Bế Văn Phủng, Nông Quỳnh Văn, Hoàng Đức Hậu.
3.1.5.Hoạt động kinh tế
3.1.5.1. Hoạt động sản xuất
- Trồng trọt: Chủ yếu là cây lương thực( lúa nước, ngô, khoai,...) và một số cây
ăn quả. Do địa hình của Việt Bắc chủ yếu là đồi núi nên tất cả được trồng trên
ruộng bậc thang( đây được coi là nét đẹp riêng của hoạt động sản xuất miền núi).
- Chăn nuôi: Gia súc lớn( trâu, bò, lợn), gia cầm( gà).

3.1.5.2. Hoạt động buôn bán
- Cũng từ đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi hiểm trở đi lại khó khăn nên các
hoạt động trao đổi buôn bán giữa các tỉnh các huyện không thuận lợi , nhiều nơi
một tháng mới có một-hai phiên chợ.
- Các mặt hàng chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt, lao động và được phân bố theo
từng mùa.... Đặc biệt, ở các phiên chợ vùng cao luôn rực rỡ sắc màu của trang
phục người đi bán đi mua và của vải vóc, quần áo bày bán....
3.1.5.3. Hoạt động thủ công nghiệp
Nghề dệt vải chàm, thổ cẩm nổi tiếng với các hoa văn phong phú, với các sắc màu
rựa rỡ....
3.2. Văn hóa tinh thần
3.2.1. Tín ngưỡng
- Tín ngưỡng của dân gian Tày- Nùng hưởng niềm tin của con người tới thần bản
mệnh, trời- đất, tổ tiên. Các thần linh của họ rất đa tạp, có khi nhiều thần như thần
núi, thần sông, thần đất. Ngoài ra lại có các vua, có Giàng Then, ý thức cộng đồng
được củng cố thông qua việc thờ thần bản mệnh của mường hay của bản. Ý thức về
gia đình dòng họ được củng cố thông qua việc thờ phụng tổ tiên. Mỗi gia đình có
một bàn thờ tổ tiên đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Ngoài ra trong nhà họ
còn thờ vua bếp.
Trang 23


- Đối với người Dao thì người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thuỷ, các
nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất
là Ðạo giáo. Bàn vương được coi là thuỷ tổ của người Dao nên được cúng chung
với tổ tiên từng gia đình. Theo truyền thống tất cả đàn ông đã đến tuổi trưởng
thành đều phải qua lễ cấp sắc. một nghi lễ vừa mang tính chất của Ðạo giáo, vừa
mang những vết của lễ thành đinh xa xưa.
- Người H’mông: Trong nhà có nhiều nơi linh thiêng dành riêng cho việc thờ
cúng như nơi thờ tổ tiên, ma nhà, ma cửa, ma bếp. Những người biết nghề thuốc,

biết làm thầy còn lập bàn thờ cúng những vị tổ sư nghề của mình. Nhiều lễ cúng
kiêng cấm người lạ vào nhà, vào bản. Sau khi cúng ma cầu xin ai thường đeo bùa
để lấy khước.
- Người Lô Lô: Người Lô Lô thờ cúng tổ tiên, bố mẹ và những người thân đã
mất. Trên bàn thờ có những bài vị hình nhân bằng gỗ, vẽ mặt bằng than đen. Linh
hồn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh.
- Người Sán Chay: Trong nhà người Sán Chay có rất nhiều bàn thờ.Ngoài thờ
cúng tổ tiên, họ còn thờ trời đất, thổ công, bà mụ, thần nông, thần chăn nuôi... Phổ
biến nhất là thờ Ngọc Hoàng, Phật Nam Hoa, Táo Quân.
3.2.2. Tôn giáo
- Tôn giáo Việt Bắc có những nét khác biệt. Các tôn giáo như Khổng giáo, Phật
giáo, Đạo giáo đều có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người dân ở Việt Bắc.
Chùa thờ Phật ít hơn dưới đồng bằng, nhưng cũng có những chùa đáng lưu ý, như
chùa Hang, chùa Úc Kỳ ở Bắc Thái, chùa Diên Khánh, chùa Linh Quang, chùa Nhị
Thanh, chùa Tam Thanh ở Lạng Sơn.
- Tam giáo được cư dân Tày tiếp thu gần giống với người Việt, nhưng ở mức độ
thấp, trong sự kết hợp với các tín ngưỡng vật linh hồn có từ lâu đời trong dân gian.
3.2.3. Chữ viết và văn học dân gian
- Vùng Việt Bắc với người Tày- Nùng, chữ viết trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn cổ
đại không có chữ viết, giai đoạn cận đại có chữ Nôm, giai đoạn hiện đại vừa có chữ
Nôm vừa có chữ La Tinh. Nét đáng chú ý là cư dân Tày- Nùng đã có những nhà
văn viết văn bằng chữ viết dân tộc như Hoàng Đức Hậu, Nông Quốc Chân, Bàn
Tài Đoàn... Văn học dân gian Việt Bắc đa dạng về thể loại, phong phú về số lượng
tác phẩm như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nói ví, câu đố, đông dao, dân ca.
Riêng dân ca, loại phong phú là loại khá riêng biệt được viết trên nền giấy vải khá
công phu. Đặc biệt, lời ca giao duyên: lượn cọi, lượn slương là những thể loại tiêu
biểu.
- Hầu hết các xóm thôn người Dao đều có người biết chữ Hán, nôm Dao. Người
ta học chữ để đọc sách cúng, sách truyện, thơ. Về văn học dân gian thì người Dao
có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú, nhiều truyện cổ, bài hát, thơ ca. Ðặc biệt

Trang 24


truyện Quả bầu với nạn hồng thuỷ, Sự tích Bàn Vương rất phổ biến trong người
Dao. Múa, nhạc được họ sử dụng chủ yếu trong các nghi lễ tôn giáo.
- Người H’mông: Thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa. Khèn, trống còn
được sử dụng trong đám ma, lúc viếng, trong các lễ cúng cơm. Kèn lá, đàn môi là
phương tiện để thanh niên trao đổi tâm tình.
- Người Lô Lô: Khoảng thế kỷ thứ 14 người Lô Lô đã có chữ tượng hình với 140
bộ thủ. Người ta dùng phương pháp ghép bộ thủ để diễn đạt nghĩa. Chữ được ghi
trên các tấm gỗ mỏng, trên da thú hoặc loại giấy dày, thô. Tới nay chỉ có một số gia
đình còn giữ lại được một vài mảnh có ghi lại loại chữ đó mà ít ai đọc được. Về
văn nghệ thì người Lô Lô là một trong số ít các dân tộc ở nước ta hiện nay còn sử
dụng trống đồng trong sinh hoạt. Trống đồng là một nhạc cụ truyền thống của
người Lô Lô gắn liền với huyền thoại về nạn hồng thuỷ. Trống đồng với tư cách là
nhạc khí chỉ được dùng trong đám tang, giữ nhịp cho các điệu múa dân gian của
cộng đồng. Quan niệm về âm dương, sự sinh sôi nảy nở có lẽ còn được bảo tồn rõ
ràng với lối hoà tấu hai trống đực và cái cùng một lúc. Trống đồng không những là
một tài sản quý, một nhạc cụ độc đáo mà còn là một khí cụ mang tính chất tôn
giáo. Có tiếng trống đồng thì hồn người chết mới tìm được đường về nơi sinh tụ
đầu tiên của tổ tiên. Chỉ có trong đám ma mới đánh trống đồng. Ngày thường,
người ra chôn trống dưới đất ở nơi sạch sẽ, kín đáo.
- Người Sán Chay: Về chữ viết thì người Sán Chay sử dụng chữ Hán trong cúng
bái và chép bài hát. Về văn học dân gian thì ngoài kể chuyện cổ tích, đọc thơ,
người Sán Chay còn yêu thích ca hát. Phổ biến hơn cả là sình ca, lối hát giao duyên
nam nữ gồm 2 loại: hát ở bản về ban đêm và hát trên đường đi hoặc ở chợ. Bên
cạnh đó còn có ca đám cưới, hát ru...
3.2.4. Lễ hội
Ngày hội của toàn cộng đồng là hội Lồng tồng (hội xuống đồng), ngoài ra còn
có các lễ hội đặc trưng riêng của từng tỉnh thanh trong Việt Bắc.


Trang 25


×