Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.25 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN NHẬT MINH

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VỚI VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: GS.,TS. VŨ VĂN HÓA

THÁI NGUYÊN - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong đề tài là hoàn toàn trung thực và có
nguồn dẫn rõ ràng.
Học viên

Nguyễn Nhật Minh


ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến GS.TS VŨ VĂN


HÓA, người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong trường Đại học Kinh tế Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi có thêm kiến
thức mới, những hiểu biết sâu sắc hơn về chuyên ngành quản lý kinh tế.
Xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo trường Đại học Kinh tế - Quản trị
kinh doanh Thái Nguyên đã tổ chức đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Xin cảm ơn tập thể lãnh đạo và chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện về thời gian và công tác chuyên môn để tôi hoàn
thành chương trình đào tạo thạc sỹ; xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè tôi đã
luôn giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài....................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................6
6. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN MỐI QUAN HỆ GIỮA

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI ..................7
1.1. Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội...................................7
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế ...........................................................................................7
1.1.2. Công bằng xã hội.............................................................................................13
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế .............................................18
1.1.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội ..............21
1.1.5. Vai trò của quản lý nhà nước giải quyết mối quan hệ tăng trường kinh tế
với vấn đề công bằng xã hội......................................................................................27
1.2. Cơ sở thực tiễn về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn
đề công bằng xã hội trong và ngoài nước .................................................................31
1.2.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới ..........................................................31
1.2.2. Kinh nghiệm một số địa phương ở Việt Nam .................................................37
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Tỉnh Thái Nguyên ........................................41
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................43
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................43


iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................43
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin thứ cấp ...........................43
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ..............................................................43
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................43
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................45
2.3.1. Về kinh tế ........................................................................................................45
2.3.2. Về văn hoá - xã hội - giáo dục - y tế ...............................................................46
2.2.3. Các thước đo đánh giá sự bất bình đẳng và công bằng xã hội ........................48
Chương 3: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN ..................51
3.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên ...............................................51
3.1.1. Về vị trí địa lý, tài nguyên ...............................................................................51

3.1.2. Về xã hội .........................................................................................................51
3.1.3. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản của tỉnh Thái Nguyên .............................52
3.2. Quản lý nhà nước về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
tại tỉnh Thái Nguyên..................................................................................................53
3.2.1. Các hoạt động quản lý nhà nước về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với
công bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên .....................................................................53
3.2.2. Kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2011-2015..................................................................................................................57
3.2.3. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội ở tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2011-2015 ....................................................................................58
3.2.4. Hiệu quả quản lý nhà nước về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 ............................................67
3.3. Những bất cập trong quản lý nhà nước về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế
và công bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên ................................................................69
3.3.1. Xây dựng chính sách .......................................................................................69
3.3.2. Lập kế hoạch, đề án, chương trình ..................................................................70
3.3.3. Triển khai thực hiện ........................................................................................70
3.3.4. Kiểm tra, đánh giá ...........................................................................................73


v
3.3.5. Nguyên nhân của những bất cập .....................................................................73
Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIẢI QUYẾT MỐI
QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG
BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN .......................................................75
4.1. Quan điểm của Đảng về kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
và vai trò của nhà nước trong điều tiết mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội ................................................................................................................75
4.2. Những quan điểm và định hướng về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội của chính quyền tỉnh Thái Nguyên ...............................................79

4.1.1. Quan điểm phát triển của tỉnh Thái Nguyên ...................................................79
4.1.2. Định hướng và mục tiêu của tỉnh Thái Nguyên về tăng trưởng kinh tế với
công bằng xã hội giai đoạn 2016 - 2020 ...................................................................80
4.3. Những giải pháp quản lý nhà nước giải quyết mối quan hệ tăng trưởng kinh
tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 .............81
4.3.1. Xây dựng chính sách hợp lý dựa trên quy định của nhà nước ........................81
4.3.2. Lập kế hoạch, đề án, chương trình ..................................................................82
4.3.3. Thực hiện chính sách tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với công bằng xã hội.....82
4.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá ...............................................95
4.4. Một số điều kiện nhằm thực hiện các giải pháp .................................................97
4.4.1. Các chính sách kinh tế vĩ mô về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ....97
4.4.2. Vai trò của các Bộ, ngành liên quan ...............................................................99
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 104
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 108


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CIEM

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

CN-XD

Công nghiệp - xây dựng

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa


DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DV

Khu vực dịch vụ và thương mại

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

GDTX-HN

Giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp

GRDP

Tổng sản phẩm toàn tỉnh

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

HDI

Chỉ số phát triển con người

HĐND


Hội đồng nhân dân

ICOR

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

NN

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

NSNN

Ngân sách nhànước

TBXH

Thương binh xã hội

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân


UNDP

Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc

WB

Ngân hàng Thế giới


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe của Tỉnh Thái Nguyên .................62
Bảng 3.2. Thu nhập bình quân và chênh lệch giữa các nhóm thu nhập của Tỉnh
Thái Nguyên ............................................................................................63
Bảng 3.3. Hệ số GINI tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2016 ................................64
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển KT –
XH của Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 ....................................68


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Ba mặt của sự phát triển bền vững ..............................................................9
Hình 1.2: Mô hình chữ U ngược ...............................................................................25
Hình 2.1: Đường cong Lorenz ..................................................................................49
Hình 3.1: Đường cong Lorenz tỉnh Thái Nguyên năm 2010 và 2014 ......................64



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới ở nước ta trong hơn hai thập kỷ qua đã đem lại những
thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại
khá cao so với mức tăng trưởng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao hơn thì đồng thời những đòi hỏi về công bằng xã hội cũng
lớn hơn. Đây chính là vấn đề phức tạp đang đặt ra cho đất nước ta đúng như Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Lý luận chưa giải quyết được
một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc
biệt là trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất
lượng phát triển; giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội”[14].
Thật vậy, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội không phải là một vấn đề đơn giản. Tăng trưởng thường làm gia tăng tình trạng
bất bình đẳng và không công bằng vì những người giàu sẽ được hưởng nhiều lợi ích
hơn do tăng trưởng đem lại. Nếu lấy kết quả tăng trưởng để giải quyết vấn đề công
bằng xã hội do chính tăng trưởng gây ra có thể sẽ làm giảm hoặc triệt tiêu các yếu
tố kích thích tăng trưởng. Nhưng ngược lại, nếu không giải quyết vấn đề công bằng
xã hội thì xã hội sẽ không ổn định và như vậy sẽ không thể có tăng trưởng bền
vững. Sự lựa chọn khó khăn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đã được
Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X: “Thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát
triển” và “ Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả
nước, ở từng lĩnh vực, địa phương” [14].
Để kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, chúng ta phải giải
quyết hai vấn đề mấu chốt sau đây: Một là, làm thế nào để tận dụng những cơ hội
do tăng trưởng kinh tế đem lại nhằm thực hiện công bằng xã hội?; Hai là, làm thế
nào để việc thực hiện công bằng xã hội sẽ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế cao và
bền vững? Việc đưa ra các giải pháp cụ thể và phù hợp với cơ cấu đặc thù riêng của
nước ta phải xuất phát từ thực tiễn sinh động ở từng địa phương, từ những kinh

nghiệm đã có, những mô hình, lý thuyết và nghiên cứu khoa học về mối quan hệ

















×