Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Xây dựng kế hoạch internet marketing net a porter com môn thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.27 KB, 30 trang )

Mục Lục
I.

Mô hình hành vi tiêu dùng...........................................................................................2

1. Văn hóa......................................................................................................................... 2
2. Xã hội...........................................................................................................................3
3. Tâm lý........................................................................................................................... 4
II. Quyết định mua hàng trực tuyến..................................................................................4
III. Mô hình hành vi tiêu dùng trực tuyến..........................................................................8
IV. Sơ lược Internet Marketing........................................................................................10
1. Phương thức Internet Marketing................................................................................10
2. Marketing 1 đối 1 (One to one markerting)................................................................10
3. Marketing lan truyền (Viral marketing)......................................................................14
4. Marketing liên kết (Affiliate marketing)....................................................................15
5. Social marketing........................................................................................................19
6. Blog Marketing..........................................................................................................22
V. Kế hoạch internet marketing - website: www.net-a-porter.com.................................24
1. Giới thiệu chung về Net-a-Porter.com........................................................................24
2. Kế hoạch marketing...................................................................................................26
Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 32


Thương mại điện tư
I.

Mô hình hành vi tiêu dùng

Người tiêu dùng ra nhiều quyết định mua mỗi ngày. Hầu hết các công ty lớn đều quan tâm
nghiên cứu các quyết định mua của khách hàng với những câu hỏi rất chi tiết về những gì
khách hàng mua, họ mua ở đâu, họ mua số lượng bao nhiêu và giá cả như thế nào, khi nào


mua và tại sao mua? Các nhà làm Marketing có thể nghiên cứu việc mua hàng hiện tại của
khách hàng để tìm ra được họ mua cái gì, mua ở đâu và giá cả như thế nào? Nhưng để
hiểu được vì sao hành vi khách hàng lại thế là câu hỏi không hề dễ, các câu trả lời thường
nằm sâu trong đầu khách hàng mà không hề dễ dàng hiểu được. Các công ty đều mong
đợi là họ dự đoán đúng và hiểu được quá trình quyết định mua của khách hàng từ đó họ
có thể đưa ra những kế hoạch cho sự quảng bá và phát triển sản phẩm. Hình bên dưới
cung cấp mô hình về hành vi tiêu dùng chung nhất, thông qua biến trung gian nhằm mô tả
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng.

Việc mua sắm của người tiêu dùng chịu sự tác động mạnh mẽ của những yếu tố như văn
hóa, xã hội và tâm lý. Đối với các nhà làm Marketing đa số các yếu tố này là không thể
kiểm soát được, nhưng chúng cần phải được phân tích một cách cẩn thận và xem xét
những ảnh hưởng của chúng đến tiến trình ra quyết định mua của khách hàng.
1. Văn hóa
Yếu tố văn hóa có sự tác động sâu rộng lên hành vi người tiêu dùng. Các nhà làm
Marketing cần phải hiểu vai trò của các đặc điểm văn hóa, tiểu văn hóa lên người tiêu
dùng.
Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất hình thành nên những giá trị, quyết định những mong
muốn, nhận thức, và hành vi con người. Văn hóa tạo ra những mong muốn mà khách
Trang 2


Thương mại điện tư
hàng mang đến cho thị trường như là mua ở thị trường nào, mua như thế nào, và họ phải
trả bao nhiêu.
Một nhóm hoặc xã hội có văn hóa riêng và ảnh hưởng lên hành vi khách hàng có thể khác
nhau rất lớn giữa các nước hoặc thậm chí là giữa các nước láng giềng với nhau. Sự khác
nhau trên phạm vi quốc tế thường được nhắc đến nhiều nhất. Các công ty có điều chỉnh
theo những sự khác biệt này hay không có thể dẫn đến sự thành công hoặc thất bại. Ví dụ
những công ty bán gia vị nấu ăn qua trang web có thể thành công tại thị trường Châu Mỹ

nhưng lại thất bại tại Châu Á nơi mà gia vị thường được mua tại các chợ hoặc siêu thị mà
người tiêu dùng có thể ngưi, nếm được trước khi mua.
Trong một quốc gia, văn hóa đặc thù (tiểu văn hóa) cũng tạo nên những nét đặc trưng
riêng biệt và cho thấy mức độ hòa nhập với xã hội cho các thành viên của nó, và đóng
một vai trò quan trọng đến hành vi tiêu dùng. Các nhóm văn hóa đặc thù bao gồm: sắc
tộc, tuổi, lối sống và vùng địa lý. Trong mỗi nhóm văn hóa đặc thù hình thành những
phân khúc thị trường quan trọng và những nhà làm Marketing thường thiết kế sản phẩm
và chương trình Marketing phù hợp nhu cầu của họ.
2. Xã hội
Hành vi của một người tiêu dùng được hình thành những yếu tố xã hội quan trọng như các
nhóm tham khảo mà người tiêu dùng là thành viên trực tiếp hoặc là thành viên gián tiếp
thông qua các tổ chức xã hội, các hiệp hội hoặc nhóm ngưỡng mộ - nhóm mà người ta
mong muốn có mặt trong đó. Ví dụ như một cầu thủ trẻ mong muốn 1 ngày nào đó được
có mặt trong đội bóng quốc gia. Theo đó, các nhóm tham khảo này có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến quan điểm và cách thức ứng xư của một hay nhiều người khác.
Trong thực tế, nhóm này được gọi là nhóm tham khảo trực tiếp bao gồm: gia đình, nghề
nghiệp, tôn giáo, láng giềng và trường học. Trong trực tuyến, nhóm này đơn giản là cộng
đồng mạng mà người tiêu dùng đang là thành viên. Trong khi đó nhóm tham khảo gián
tiếp bao gồm tuổi tác, tầng lớp xã hội, và phong cách sống. Trong trực tuyến nhóm này
được kể đến là các blog nổi tiếng, các trang tin tức, bình luận hoặc các trang thời trang,
các trang của người hâm mộ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các xu hướng
tiêu dùng thông qua nội dung và các hoạt động trên các trang này. Điều đó cho thấy rằng
các mối quan hệ xã hội trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu làm thế nào mà
một chương trình Internet Marketing ví dụ Viral Marketing tạo được hiệu quả.
Trong mỗi nhóm tham khảo này luôn có một người được gọi là người hướng dẫn dư
luận (opinion leaders) trong nhóm đó người mà tính cách, kỹ năng hoặc các yếu tố khác
sẽ ảnh hưởng đến các thành viên khác trong nhóm. Những công ty mà sản phẩm và nhãn
hiệu của họ chịu ảnh hưởng của các nhóm tham khảo thì các công ty này phải tìm cách
tiếp cận và ảnh hưởng đến người hướng dẫn dư luận trong các nhóm đó.


Trang 3


Thương mại điện tư
Người tiêu dùng tuy cùng nhóm văn hóa đặc thù hoặc tầng lớp xã hội như nhau và thậm
chí cùng nghề nghiệp giống nhau, vẫn có thể có sự khác biệt trong phong cách sống.
Phong cách sống của một người là những biểu hiện của một người nào đó thông qua hoạt
động, mối quan tâm và quan điểm của người đó trong cuộc sống. Phong cách sống hàm
chứa nhiều nét đặc trưng hơn là tầng lớp xã hội và cá tính riêng của một người nào đó.
Nếu chúng ta biết một người thuộc tầng lớp xã hội nào thì có thể suy ra cách ứng xư của
người đó, nhưng chúng ta không thể thấy được họ trong tư cách 1 cá nhân. Và nếu biết
được cá tính của một người nào đó, ta có thể suy ra được một số đặc điểm tâm lý đặc
trưng của người đó nhưng chúng ta không thể biết được nhiều về hành động, mối quan
tâm và quan điểm của người đó. Vì vậy, các nhà làm Markeitng thường tìm hiểu các giá
trị luôn thay đổi của người tiêu dùng và ảnh hưởng của các giá trị đó đến hành vi mua
sắm của họ.
3. Tâm lý
Sự lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý quan
trọng là động cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin và quan điểm. Các nhà làm Marketing
luôn nỗ lực để hiểu được các yếu tố thuộc về tâm lý này thông qua đó sẽ thiết kế, định vị
sản phẩm và lựa chọn kênh truyền thông đến người tiêu dùng.
II. Quyết định mua hàng trực tuyến
So với hình vi mua hàng thông thường thì mua hàng trực tuyến có những khác biệt rõ
ràng. Theo bảng bên dưới liệt kê các nguyên nhân chính mà người tiêu dùng cho rằng tại
sao họ chọn kênh mua hàng trực tuyến:

Trang 4


Thương mại điện tư


Bảng

TẠI SAO NGƯỜI TIÊU DÙNG CHỌN MUA HÀNG
TRỰC TUYẾN

Nguyên nhân

% trả lời

Mua hàng thuận tiện suốt 24h

35.1%

Dễ dàng so sánh giá

33.1%

Giao hàng miễn phí

31.5%

Không đông đúc như tại các TTTM hoặc các cưa hàng

30.8%

Mua hàng online thuận tiện hơn

29.2%


Dễ tìm kiếm hàng hóa hơn trong cưa hàng

17.5%

Có nhiều hình thức mua hàng trực tuyến hơn

17.4%

Không trả thuế doanh thu

14.9%

Vận chuyển trực tiếp đến người nhận quà

13.8%

Dễ so sánh các sản phẩm với nhau

11.4%

Nguồn: eMarketer, Inc, 2011a
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao người tiêu dùng quyết định mua hàng/dịch vụ trên một
trang website? Có nhiều mô hình và một vài nghiên cứu đã nổ lực để trả lời câu hỏi này.
Nghiên cứu lối sống (nghiên cứu kết hợp giữa nhân khẩu học và tâm lý học và chia nhỏ
thị trường thành các nhóm nhỏ hơn dựa trên tầng lớp xã hội, phong cách sống, và cá tính)
mà từ đó nhận biết được sự khác biệt trong lối sống của từng nhóm người có dẫn đến
quyết định mua hàng trực tuyến. Ví dụ như nghiên cứu gồm 2500 khảo sát của Wharton
forum on Ecommerce để tìm hiểu các yếu tố có thể dự đoán hành vi mua hàng trực tuyến
cho thấy rằng các yếu tố quan trọng nhất của hành vi mua hàng trực tuyến được kể đến là:
- Tìm kiếm thông tin sản phẩm

- Gắn liền với mạng Intermet trong cuộc sống
- Các đơn hàng từ danh mục hàng hóa gần nhất.
Bảng bên dưới cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến:
Bảng

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng Trực Tuyến

Các yếu tố

% trả lời

Giá cả

95%

Giao hàng miễn phí

90%
Trang 5


Thương mại điện tư
Tin tưởng người bán

75%

Không phải trả thuế doanh thu

60%


Phiếu mua hàng trực tuyến có sẵn

58%

Chính sách trả/đổi hàng

55%

Chương trình sau bán hàng/quà thưởng

35%

Nguồn: Channel Advisor, 2010.
Bên cạnh yếu tố cá nhân cũng cần xem xét đến tiến trình của quyết định mua hàng và môi
trường Internet có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng như thế nào
5 bước của tiến trình mua hàng bao gồm:
- Nhận thức nhu cầu
- Tìm kiếm thông tin
- Đánh giá các khả năng thay thế
- Quyết định mua hàng
- Hành vi sau mua hàng
Bảng bên dưới tóm tắt quyết định mua hàng trực tuyến và thông thường và cách thức
truyền thông hỗ trợ tiến trình này và cho thấy sự ảnh hưởng đến người tiêu dùng trước,
trong và sau khi quyết định mua như thế nào:

Trang 6


Thương mại điện tư


Tiến trình mua hàng trực tuyến và cách truyền thông hỗ trợ
Nhận
thức
Tìm kiếm
nhu cầu

Đánh giá
Mua hàng
thay thế

Hành vi sau
khi mua/Lòng
Trung thành

Truyền thống

Catalogs
Quảng
cáo
trên báo/giấy
Truyền thông Truyền thông
đại chúng
đại chúng
Tivi
Nhân
viên
Radio
bán hàng
Bản in ấn
Mạng xã hội Xếp hạng sản

phẩm
Đến cưa hàng
Mạng xã hội

Các nhóm
tham khảo
Người
hướng dẫn
dư luận
Truyền
thông đại
chúng
Xếp hạng
sản phẩm
Đến
cưa
hàng
Mạng

hội

Chiêu thị
Gưi
thư
trực tiếp
Truyền
thông đại
chúng
Bản in ấn


Bảo hành
CSKH
Phụ tùng thay
thế và sưa
chữa
Nhóm người
tiêu dùng
Mạng xã hội

Trực tuyến

Công
cụ
tìm kiếm
Catalogs
Banner theo
từ chính
Công cụ tìm trực tuyến
Xem
Các
trung kiếm
gian
Catalogs trực website
Xem
sản
Các sự kiện tuyến
chiêu thị có Xem website phẩm
Người
Email
mục tiêu

Mạng xã hội Mạng xã hội dùng đánh
giá
Mạng

hội

Chiêu thị
trực tuyến
Xổ số
Giảm giá
Email
Màn hình
lóe
sáng
thông tin
bán hàng

Cộng
đồng
người
tiêu
dùng
Tin nội bộ
nhóm
Email
đến
khách hàng
Cập nhật trực
tuyến
Mạng xã hội


Thị trường

III. Mô hình hành vi tiêu dùng trực tuyến

Trang 7


Thương mại điện tư

Về cơ bản mô hình hành vi tiêu dùng trực tuyến và mô hình hành vi tiêu dùng thông
thường khác nhau như thế nào? Trong thương mại điện tư, sự thay đổi này không hoàn
toàn là lớn. Ví dụ như tiến trình ra quyết định mua hàng là giống nhau không kể đó là
mua hàng thông thường hay trực tuyến. Mặc khác mô hình hành vi tiêu dùng chung
đòi hỏi chúng ta phải có sự điều chỉnh thêm vào một vài yếu tố mới hoặc một vài đặc
điểm về internet mà có tương tác đến khách hàng trực tuyến. Mô hình hành vi tiêu dùng
trực tuyến bên được điều chỉnh từ mô hình chung tuy nhiên nhấn mạnh hơn đến đặc điểm
người tiêu dùng, đặc tính sản phẩm và đặc điểm của website và vẫn đi cùng với các yếu tố
truyền thống là sức mạnh thương hiệu, truyền thông quảng cáo, và chịu sự ảnh hưởng của
cả các mối quan hệ xã hội trực tuyến và ngoại tuyến.
Trong mô hình online, đặc điểm của website và kỹ năng của người dùng, đặc tính sản
phẩm, xu hướng mua hàng trực tuyến và nhận thức về việc kiểm soát qua môi trường web
đóng vai trò chủ đạo. Đặc điểm của website bao gồm: tốc độ download, dễ sư dụng, tính
an ninh. Điều này cũng có những tương đồng trong bán hàng thông thường, ví dụ như
hành vi tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng bởi cách bày trí của một cưa hàng và có thể làm gia
tăng doanh số bán hàng nếu như sản phẩm và các chương trình khuyến mãi phù hợp với
hành động (track) của người tiêu dùng. Ví dụ khách hàng có xu hướng đi vào cưa hàng và
rẽ phải – các sản phẩm có lợi nhuận cao – trang sức và mỹ phẩm thường được đặt tại đó
hoặc các sản phẩm tươi sống dùng hàng ngày được mua thường xuyên nên thông thường
các gian hàng này được đặt phía trong cưa hàng nhằm mục đích để khách hàng đi qua

nhiều gian hàng khác.
Trang 8


Thương mại điện tư
Kỹ năng của người tiêu dùng liên quan đến kiến thức để thực hiện các giao dịch trực
tuyến. đặc tính của sản phẩm liên quan đến các vấn đề: dễ mô tả, cách đóng gói, chuyển
hàng (DVD, sách, phần mềm). Kết hợp với các yếu tố truyền thống khác như thương hiệu,
quảng cáo, năng lực của công ty. Các yếu tố này dẫn đến hành vi mua của khách hàng như
tạo sự tin tưởng về website, kinh nghiệm mua hàng đồng thời giúp người tiêu dùng kiểm
soát được môi trường mạng.
Hành vi click chuột (clickstream) là một loạt các hoạt động của khách hàng trên Internet
và ghi nhận các dòng đường dẫn các trang khách hàng đã đi qua, từ việc sư dụng các
công cụ tìm kiếm khác nhau ở các trang web đến các trang chi tiết, và sau đó là quyết
định mua hàng. Thời điểm click chuột này tương đồng với điểm mua hàng (Point – of –
purchase) trong mua bán hàng truyền thống.
Việc nghiên cứu hành vi click chuột này giúp cho các nhà làm marketing hiểu khách hàng
đang tìm kiếm cái gì tại một thời điểm, họ sẵn sang trả bao nhiêu, do vậy cho phép nhà
làm marketing đề ra những cách thức truyền thông có hiệu quả hơn.
Những yếu tố quan trọng nhất trong hành vi click chuột bao gồm:
- Thời gian ghé trang web gần nhất
- Tốc độ click chuột
- Số sản phẩm được xem trong suốt thời gian của lần ghé trang web gần nhất
- Số lượng các trang web được xem
- Số lượng sản phẩm được xem
- Thông tin về nhà cung cấp (sự tin cậy)
- Số ngày từ lần mua cuối cùng
- Số lần mua trước đây.
Các yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng như các yếu tố về nhân khẩu học trong mô
hình hành vi tiêu dùng truyền thống và ý nghĩa trong việc dự đoán quyết định mua hàng

hiện tại.
IV. Sơ lược Internet Marketing
Internet Marketing có nhiều điểm giống và khác so với Marketing thông thường. Mục tiêu
của Internet Marketing cũng giống như các loại hình Marketing khác là xây dựng mối
quan hệ với khách hàng để đạt được lợi nhuận bằng cách cung cấp những sẩn phẩm, dịch
vụ cao cấp hay truyền tải hình ảnh thương hiệu đến khách hàng.
Có 4 tính năng mà Internet Marketing khác với Marketing truyền thống:
-

Tính cá nhân

-

Tính tương tác

-

Tính tương đồng

-

Tính cộng đồng

Trang 9


Thương mại điện tư
1. Phương thức Internet Marketing
-


Web Site

-

Marketing Online truyền thống
 Marketing thông qua công cụ tìm kiếm (Search engine Marketing)
 Marketing hiển thị (Display ad Marketing)
 E-mail Marketing
 Marketing liên kết
 Marketing định hướng (lead-generation Marketing)
 Marketing dưới dạng tài trợ

-

Marketing xã hội
 Marketing thông qua mạng xã hội (faceboook, google…)
 Blog Marketing
 Twitter Marketing

-

Marketing lan truyền

-

Mobile Marketing

2. Marketing một đối một (One to one markerting)
Dựa trên việc thấu hiểu nhu cầu của từng cá nhân và truyền những thông điệp Marketing
được cá nhân hoá phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng mục tiêu

-

Marketing đại trà (Mass Marketing) sư dụng phương tiện truyền thông đại
chúng để giới thiệu các sản phẩm đơn giản không có sự khác biệt đến tất cả khách
hàng trên phạm vi một quốc gia với cùng một mức giá.

-

Marketing trực tiếp (Direct Marketing) sư dụng các phương tiện truyền thông
có mục tiêu ( phone, mail…) truyền đạt thông tin đến những khách có khả năng
mua hàng nhất (thông thường là các khách hàng trung thành với sản phẩm với
cùng một mức giá hay có sự thay đổi nhỏ trong mức giá (đối với những sản phẩm
Products that can be stratified into different categories)

-

Marketing quy mô nhỏ (Micromarketing) phân khúc thị trường theo đơn vị địa
lý hay những phân khúc thị trường chuyên biệt, có thể định giá khác nhau cho từng
phân khúc với những sản phẩm có tính chất phức tạp (Ví dụ: cuối trang 386), là
hình thức đầu tiên của Marketing dựa vào cơ sở dữ liệu.

-

Marketing cá nhân hay một đối một (One-to-one Marketing) truyền thông trực
tiếp đến từng cá nhân riêng biệt tùy theo tính chất phức tạp của sản phẩm hay tùy
Trang 10


Thương mại điện tư
thuộc vào sở thích, thị hiếu của khách hàng, giá có thể được điều chỉnh tùy theo

mức độ cá nhân hóa
Bảng: Hướng phát triển Marketing từ Marketing đại trà đến Marketing cá nhân
(một đối một)

Trang 11


Thương mại điện tư
Hệ quản trị dữ liệu khách hàng (Customer Relationship Management System)
Để có thể truyền đạt những thông điệp Marketing đúng với nhu cầu, sở thích, thị hiếu
của từng khách hàng thì doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích thông tin và hành vi
mua hàng của họ để có thể đưa ra những phương thức Marketing và những đề nghị
phù hợp với từng khách hàng. Việ thu thập thông tin và phân tích cơ sở dữ liệu được
thực hiên thông qua Hệ quản trị dữ liệu khách hàng (Customer Relationship
Management System)
Nguồn thông tin



Thông tin được thu thập qua các điểm tiếp xúc khách hàng (Custumer Touch Points),
nhưng bài viết này chỉ đề cập các nguồn thu thộp thông tin online
Dữ liệu có cấu trúc: (những thông tin có thể dễ dàng áp vào các cột



và các dòng của các Bảng cơ sư dữ liệu quan hệ)
-

Nhật ký giao dịch


-

Mẫu đăng ký

-

Giỏ hàng

-

Cookies, Web bugs


-

Email

-

Mạng xã hội

Dữ liệu không có cấu trúc:

Trang 12


Thương mại điện tư
 Cơ sở dữ liệu (Database)
-


Database: Lưu trữ dữ liệu về những thuộc tính của khách hàng

-

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (BDMS) là phần mềm dùng để tạo, duy trì và truy cập cơ
sở dữ liệu

- Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL là một loại ngôn ngữ máy tính phổ biến để tạo,
sưa, truy cập dữ liệu từ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ
-

Bảng cơ sở dữ liệu (Relation databases) là bảng trình bày cơ sở dữ liệu với hàng

ngang là Khách hàng (record) và cột dọc là Thuộc tính khách hàng, những bảng cơ sở
dữ liệu này có mối quan hệ với nhau miễn là các bảng có cùng chung yếu tố.


Data Warehouses

- Là một kho dữ liệu tập trung các hoạt động của doanh nghiệp và dữ liệu khách
hàng phục vụ cho việc phân tích dữ liệu.


Phân tích dữ liệu

- Phân tích dữ liệu, tìm ra mô hình hành vi mua hàng của khách hàng và xây dựng
hồ sơ khách hàng
- Hồ sơ khách hàng mô tả những hành vi tiêu biểu của một khách hàng hoặc một
nhóm khách hàng trên 1 trang web
 Dữ liệu về mua và sư dụng hàng hóa

 Dữ liệu về tâm lý và nhân khẩu học
 Mức độ tạo lợi nhuận
 Lịch sư giao dịch
 Thông tin tiếp thị, bán hàng.
 Quản trị chiến lược Marketing
Dữ liệu khách hàng đã phân tích được sư dụng để:
-

Phát triển và bán sản phẩm gia tăng

-

Xác định khách hàng tạo lợi nhuận

-

Tối ưu hóa phân phối dịch vụ

Từ những dữ liệu khách hàng, nhà quản trị Marketing có thể lựa chọn những phương
thức Matketing và truyền tải những thông điệp Marketing hợp lý đến từng khách
hàng..

Trang 13


Thương mại điện tư
3. Marketing lan truyền (Viral marketing)
Viral marketing được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin, cũng tương tự
như cách thức virus lan truyền từ người này sang người khác với tốc độ cấp số nhân.
Giống như cách thức lan truyền của một con virus. Hình thức quảng cáo này bắt đầu từ

giả thuyết một khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dich vụ của
bạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sư dụng.
Viral Marketing mô tả chiến thuật khuyến khích một cá nhân nào đó lan truyền một nội
dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác, tạo ra một tiềm năng phát triển theo hàm
mũ sự lan truyền và ảnh hưởng của một thông điệp như những con virus. Biện pháp
Marketing này có thể là lời truyền miệng hoặc được trợ giúp bởi các ảnh hưởng của mạng
Internet. Marketing virus là hiện tượng marketing tạo điều kiện và khuyến khích mọi
người truyền đi thông điệp marketing của chính công ty một cách tự nguyện và vô tình.
Thông điệp chuyển tải có thể là một Video Clip, câu chuyện vui, Flash Game, Ebook,
phần mềm, hình ảnh hay đơn giản là một đoạn text.
Viral marketing đồng nghĩa thuật ngữ “Words of mouth” – marketing truyền miêng. Tuy
nhiên ngày nay, không chỉ đơn thuần truyền miệng mà nó còn được thực hiện trên nhiều
phương tiện khác nhau như mạng xã hội, blog, yahoo, youtube, hình ảnh, email…
Viral marketing được thực hiện dưới dạng Clip, email, hình ảnh, cuộc thi, đoạn text và ý
tưởng phải gây thích thú, tạo sự tò mò, gây cười cho người xem.
Thành công của 1 chiến dịch viral marketing là làm lan truyền nhanh chóng thông điệp,
được nhiều người biết đến, chia sẻ cho nhau 1 cách tự nhiên. Họ có thể gưi link cho nhau,
post lên blog của nhau. Người xem khen hay chê , hưởng ứng hay phẫn nộ thì tùy, quan
trọng là nhiều người biết càng tốt, bị lây nhiễm càng nhanh càng tốt. Khi đó mức độ nhận
biết thương hiệu của khách hàng từ đó sẽ tăng lên.
Một số công cụ phổ biến để thực hiện Internet Viral Marketing:
 Social Networks (mạng xã hội) : Đây là công cụ chính cho những người làm Viral
Marketing. Tùy vào đối tượng khách hàng của sản phẩm mà ta lựa chọn mạng xã
hội phù hợp như Facebook, henantrua, Noi.vn, Tamtay.vn, LinkedIn. Nếu khách
hàng thuộc thành phần trẻ, sinh viên, thanh niên thì: Zing Me, Yume, Go.vn,
Cyworld, Truongxua, I-pro.vn.
 Personal Publishing (Blog): WordPress, Opera, Multiply, Blogger quy tụ nhiều
blogger hay – những người gây ảnh hưởng. Đây là đối tượng mà người làm Viral
Marketing nhắm vào để tác động đến các blogger thường xuyên đọc blog của họ.
Micro blog: Tumblr, Twitter; Instant Message (Tin nhắn nhanh): Yahoo messenger,

skype, Paltalk, MSN, Google talk – phổ biến hơn cả ở Việt Nam là yahoo
messenger.

Trang 14


Thương mại điện tư
 Online Seending (Gieo mầm điện tư): Phương tiện chủ yếu là forum. Những người
làm Forum Seending hay Online Seending phát tán thông điệp của họ trên forum
nhằm thu hút và gây sự chú ý của thành viên.
 Other Social Media (Các trang truyền thông xã hội khác): Social Media đã bao
gồm: Social networks, Blog, tin nhắn nhanh, gieo mầm điện tư nhưng cần phải
tách riêng ra vì nó mang nghĩa quá rộng. Các Social Media còn lại: Youtube,
clip.vn, Flickr, Photobucket, Slideshare, Scribd, Linkhay, Buzz.vn, Tagvn, Yahoo
answer, diadiem, vietbando, thodia, chodientu, enbac, 123 mua .v.v.v.
 Brand SMS: Tin nhắn quảng cáo qua điện thoại. Đây là dịch vụ gưi tin nhắn quảng
cáo tới khách hàng dùng điện thoại. Có thể tạo tên riêng (header- name ) hoặc tạo
tên tổng đài gưi tin.
4. Marketing liên kết (Affiliate marketing)
Marketing liên kết là phương thức tiếp thị dựa trên nền tảng Internet trong đó một
website sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều website khác mà được hưởng hoa
hồng từ phương thức quảng bá này thông qua lượng truy cập, doanh số bán hàng hoặc khi
mẫu đăng ký được hoàn tất… Marketing liên kết khác với phương thức quảng cáo truyền
thống nhờ việc thanh toán chỉ dựa trên hiệu quả của quảng cáo mà không phụ thuộc vào
thời gian và tần suất quảng cáo.
Khái niệm Marketing liên kết được ra đời từ năm 1989 và phát triển mạnh mẽ đến ngày
nay. Thật đáng tiếc là ngành Internet Marketing tại Việt Nam đã không sớm ứng dụng
được những lợi thế to lớn của mô hình này trong thời gian qua.

Mô hình Affiliate Marketing

Marketing liên kết bao gồm ba thành phần:
-

Công ty hoặc cá nhân có nhu cầu quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của mình, tiếng
Anh gọi là Advertiser (người quảng cáo).
Bên độc lập thực hiện việc quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ của công ty có yêu cầu
quảng cáo và nhận hoa hồng từ họ, tiếng Anh gọi là Publisher.
Trang 15


Thương mại điện tư
-

Mạng liên kết hay nhà cung cấp dịch vụ liên kết (affiliate network) đóng vai trò
trung gian giữa người có nhu cầu quảng cáo và người thực hiện quảng cáo để cung
cấp dịch vụ liên kết, tính toán hiệu quả của quảng bá, tính toán lưu lượng và chi
phí hai bên phải thanh toán cho nhau, quản lý và đưa ra phán quyết nếu có sự tranh
chấp hoặc gian lận… Thông thường người cần quảng cáo và người thực hiện
quảng cáo tìm đến nhau thông qua nhà cung cấp dịch vụ liên kết, còn nhà cung cấp
dịch vụ liên kết phải cung cấp các nền tảng kỹ thuật để hỗ trợ hoạt động cho khách
hàng của mình.

Tiếp thị liên kết nâng cao hiệu quả quảng cáo nhờ tận dụng mạng lưới các website nhỏ
thay vì phải đặt các biểu ngữ và trả phí cố định trên một vài website lớn.
Hai đối tượng chính trong mô hình này là:
 Merchant: Nhà cung cấp. Là doanh nghiệp cung cấp chương trình liên kết
 Affiliate: Người liên kết. Là cá nhân, doanh nghiệp tham gia giới thiệu sản phẩm
từ merchant qua link giới thiệu (affiliate link)
Thông qua mô hình này, các Affiliate sẽ hưởng hoa hồng từ Merchant trên mỗi đơn hàng
hoặc hành động của khách hàng mà họ giới thiệu được.

Ví dụ:
Bạn sẽ kiếm được từ 20$ đến 35$ mỗi khi bạn giới thiệu đường link cho khách
hàng và khách hàng đăng ký thành viên sư dụng eBay. Bạn sẽ nhận được 15% trên
doanh số mà mỗi khi khách hàng mua sản phẩm mà bạn giới thiệu tại amazon.com
 Bạn tham gia chương trình Marketing liên kết tại Lienket123.com với tư cách là
một Affiliate. Bạn gưi đường link giới thiệu khóa học “Thiết kế website cho người
không chuyên” lên Facebook. Một khách hàng click vào link của bạn và tham gia
khóa học. Bạn được hưởng hoa hồng 40% trên mỗi học viên bạn giới thiệu được…
Mô hình Affiliate Marketing thực sự được biết đến rộng rãi khi Amazon.com áp dụng nó
vào năm 1996. Hiện tại đã có trăm nghìn các website thương mại điện tư lớn và các mạng
tiếp thị liên kết (Affiliate Network) ra đời, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ ngành thương mại
điện tư trên thế giới.
 Năm 2005, ngành Affiliate Marketing đã đóng góp 20% doanh thu trực tuyến tại
Mỹ, tương đương 53 tỷ USD (orrester as quoted on ClickZ)
 Năm 2006, các Affiliate trên thế giới đã kiếm được 6.5 tỷ USD từ các mạng tiếp thị
liên kết (MarketingSherpa’s research)
 Năm 2012, tổng chi tiêu cho Affiliate Marketing của doanh nghiệp Mỹ là 2.99 tỷ
USD (Forrester Research)
 Năm 2012, ngành Affiliate Marketing đã tạo ra doanh thu 1.43 tỷ USD chiếm 6%
doanh thu trực tuyến tại Anh. (IAB)


Trang 16


Thương mại điện tư
Những con số trên không chỉ nói lên lợi ích mà mô hình này mang lại cho doanh nghiệp.
Nó còn cho thấy đây là cơ hội cho những cá nhân muốn tạo ra nguồn thu nhập cao từ
internet.
Các phương thức tiếp thị liên kết







Thanh toán theo nhấp chuột (cost per click): Bên thực hiện quảng cáo sẽ được
nhận hoa hồng theo số lượng nhấp chuột vào quảng cáo của bên yêu cầu quảng
cáo.
Thanh toán theo đăng ký (cost per action): Bên thực hiện quảng cáo sẽ được nhận
hoa hồng dựa trên thao tác đối với dịch vụ quảng cáo, chẳng hạn điền theo mẫu
đơn, đăng ký thành viên…
Thanh toán theo doanh số bán hàng (cost per sale): Bên thực hiện quảng cáo sẽ
được nhận hoa hồng khi đơn đặt hàng điện tư được thực hiện thành công.

Các nhà cung cấp dịch vụ tiếp thị liên kết trên thế giới
Google AdSense
LinkShare Corporation
 Commission Junction
 Advaliant
Mô hình Affiliate hoạt động như sau:
1. Khách hàng truy cập vào Website/Blog của bạn
2. Sau khi xem các bài viết giới sản phẩm, review, so sánh,…họ Click vào Affiliate
Link (Link giới thiệu khách hàng)
3. Khách quyết định mua hàng =>Thanh toán => Nhận hàng
4. Affiliate nhận hoa hồng



Tại sao bạn nên sử dụng Affiliate Marketing?







Không có sản phẩm. Bạn chỉ cần biết khách hàng đang cần gì, tìm sản phẩm /
dịch vụ đáp ứng được yêu cầu, lấy link affiliate và giới thiệu tới tập khách hàng có
nhu cầu.
Chỉ cần quảng bá, không phải giao hàng, hay hỗ trợ. Những việc này là trách
nhiệm của Vendor. Kể cả những công cụ để đi quảng bá, như banner, bài PR, .. họ
cũng làm sẵn cho bạn rồi.
Mức hoa hồng cao là điểm hấp dẫn nhất của tiếp thị liên kết, hoa hồng có thể từ
30% lên tới 90%.

Những đối tượng tham gia Affiliate marketing
Mỗi người một việc, đó là ưu điểm nổi bật của tiếp thị liên kết
 Người có sản phẩm (Vendor hoặc Advertiser): Người có sản phẩm cần phải quảng
bá sản phẩm của họ đến với nhiều người. Nếu tự mình đi bán thì số lượng bán
được sẽ ít, hiệu quả không cao. Để tăng hiệu quả bán hàng, họ sư dụng mạng lưới
Trang 17


Thương mại điện tư
các cộng tác viên (Affiliate hoặc Publisher) chấp nhận trích 1 phần lợi nhuận để
trả hoa hồng khi ai đó bán được hàng.
 Cộng tác viên (Affiliate hoặc Publisher): Cộng tác viên là những người trực tiếp
mang sản phẩm đi bán, hoặc dẫn khách hàng đến để mua sản phẩm. Họ thường
dùng website của mình để quảng bá nhiều sản phẩm. Cứ mỗi khách hàng từ
website của cộng tác viên bấm vào link sang website của người có sản phẩm để

mua hàng thì Affiliate sẽ được hưởng hoa hồng.
 Mạng tiếp thị (Market Place hoặc Affiiliate Network): Là nơi trung gian, gặp
gỡ giữa Affiliate và Vendor. Affiliate Network đóng vai trò cung cấp nền tảng kỹ
thuật như link quảng bá, banner, theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc tiếp
thị, giải quyết tranh chấp, thu tiền và thanh toán hoa hồng.
Một số Affiliate Network nổi tiếng trên thế giới: Clickbank, Amazon, Google
Adnetwork, Ebay, Agoda,…
3 bước kiếm tiền với Affiliate Marketing

5. Social marketing
Social Networking Marketing là: Quảng cáo trên mạng xã hội ảo. Đây là 1 xu hướng hot
trong marketing hiện nay, bạn có biết facebook không? Đó là một mạng xã hội ảo lớn trên
thế giới hiện nay. Ở Việt Nam cũng có nhiều nhưng quy mô nhỏ hơn Facebook nhưng
zing, hay go.vn. Trên đó người ta có thể có nhiều bạn bè, quan hệ, đó là cầu nối tốt để
bạn marketing.
Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến, và đã trở thành cực kỳ phổ biến với nhân khẩu học
đa dạng. Sự ra đời của hiện tượng mạng xã hội đã mang lại một sự thay đổi trong cách
nhiều người duyệt web và đặc biệt là cách mà mọi người tương tác xã hội. Facebook,
LinkedIn, MySpace và Twitter là những trang web mạng xã hội phổ biến nhất trên
internet. Chúng dường như hiện diện ở khắp mọi nơi.
Tất cả mọi thứ về mạng xã hội dựa trên hồ sơ cá nhân. Người bỏ ra hàng giờ cập nhật hồ
sơ của họ chỉ để cho thế giới biết bất cứ điều gì chúng được làm. Có vẻ như là tất cả mọi
người đang cố gắng để sống như người nổi tiếng trong khoảng không nhỏ của riêng mình,
Trang 18


Thương mại điện tư
và đột nhiên tất cả mọi người muốn biết thông tin chi tiết thân mật của bạn trên tất cả mọi
thứ từ địa chỉ và ngày tháng năm sinh của bạn với thị hiếu âm nhạc của bạn. Mong muốn
nhiều bạn bè nhất, hoặc hầu hết các số truy cập, làm cho người ta tranh giành để có được

càng nhiều bạn bè như họ có thể, ngay cả khi họ chưa bao giờ gặp người đó. Năm 2012,
người ta ước lượng có khoảng 1 tỷ thành viên Facebook, 140 triệu user Twitter hoạt động
và hơn 175 triệu người tham gia vào thế giới Linkedin
Chính vì thế các doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng đã phải thay đổi xu hướng các
tiếp thị. Thay vì việc tạo ra các trang web nội dung chuyên nghiệp nhằm thu hút theo từng
đối tượng khách hàng cụ thể mà đòi hỏi rất nhiều chi phí và kiến thức chuyên môn để vận
hành. Doanh nghiệp đã sư dụng trang mạng xã hội như là một kênh quan trọng nhằm lôi
kéo sự quan tâm của khách hàng và giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí cho Doanh nghiệp.
Việc thúc đẩy kinh doanh thông qua các trang web mạng xã hội cùng với hình thức khác
của quảng cáo và khuyến mãi luôn là ý tưởng tốt. Có thể tin rằng thông qua mạng xã hội,
một doanh nghiệp không chỉ từ từ và đều đặn có thể tạo ra một thương hiệu riêng của
mình mà còn lấy được rất nhiều lưu lượng truy cập , mà những hình thức tiếp cận khác sẽ
rất khó hoặc gần như không thể đạt được như vậy. Tuy lợi nhuận có thể đến chậm ở giai
đoạn đầu tiên , nhưng tiếp thị xã hội trực tuyến được coi là một công cụ quảng cáo miễn
phí tuyệt vời mà có thể xây dựng một nền tảng vững chắc cho thương hiệu nếu thực hiện
đúng cách.
Không giống như các trang web đã qua thời, đòi hỏi rất nhiều chi phí và kiến thức chuyên
môn để vận hành những tài khoản trực tuyến thời đại mới cho phép mọi người giao tiếp
với nhau và do đó tạo ra các mối quan hệ có ý nghĩa trong một khoảng thời gian. Nó có
thể dựa trên nền tảng của sở thích , kinh doanh hoặc bất cứ điều gì khác. Trong thế giới
trực tuyến một công ty có thể thương hiệu riêng của mình dễ dàng thông qua video ,
group chat, bảng tin và blog mà không phải tốn ngân sách tiếp thị khổng lồ.
Do vậy, khác với thái độ nghi ngại trong quá khứ bởi những rủi ro trong việc quảng cáo ở
nơi mà đôi khi khó có thể kiểm soát được rủi ro, các Doanh nghiệp đang bắt đầu trở nên
chuyên nghiệp với những hình thức tiếp thị trên mạng xã hội, Trong năm 2012, 500 công
ty lớn nhất nước Mỹ đã có tài khoản Twitter, 66% có tài khoản Facebook, 62% có tài
khoản YouTube và 28% có blog công ty.
Trong năm 2012, các công ty Mỹ được kỳ vọng chi tiêu khoảng 3,1 tỷ USD cho việc
quảng cáo xã hội. Khoảng 2 tỷ USD trong lượng chi phí này đổ vào Facebook, hơn 80%
công ty Mỹ sư dụng Facebook cho mục đích marketing. Tuy vậy chi tiêu cho quảng cáo

xã hội vẫn còn rất khiêm tốn so với tổng chi phí quảng cáo trên các công cụ dò tìm và
quảng cáo hiển thị.
Trang 19


Thương mại điện tư
Quảng cáo trên mạng xã hôi có tất cả các loại hình có thể tìm thấy trên cổng thông tin và
lĩnh vực dò tìm bao gồm biểu ngữ, pre roll và post roll video, tài trợ nội dung…. Doanh
nghiệp có trang Facebook cũng như là có 1 trang web. Nhiều Doanh nghiệp, như Coca
cola đã đóng cưa trang web và thay vào đó sư dụng Facebook – hiện có 63 triệu fan và
các trang xã hội khác như Twitter, Printerest.
Một chiến dịch quảng cáo qua mạng xã hội Facebook điển hình bao gồm các yếu tố sau:





Xây dựng 1 trang Facebook
Sư dụng bình luận và công cụ phản hồi để phát triển bình luận của người hâm mộ
Phát triển cộng đồng người dùng
Tạo sức hút thương hiệu thông qua video và hiển thị đa phương tiện cho thấy sản

phẩm đang được sư dụng bởi khách hàng thực sự
 Sư dụng các cuộc thi và cạnh tranh để tăng cường cường độ tham gia của người





hâm mộ

Phát triển quảng cáo hiển thị để sư dụng trên những trang Facebook khác
Phát triển quảng cáo hiển thị sư dụng để đáp ứng với các truy vấn tìm kiếm xã hội
Hiển thị các nút like để người hâm mộ chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè của họ
Cho quyền mua bán điện tư bằng cách sư dụng Facebook kết nối với người hâm
mộ trực tiếp đến các trang web bán sản phẩm
Twitter là 1 trang mạng xã hội khác trao cho các nhà quảng cáo cơ hội để tương tác
và gắn kết khá thân mật với khách hàng của họ. Các công ty lớn như Dell,
Starbucks hay Comcast đã tận dụng rất tốt Twitter để quảng bá sản phẩm và giải
đáp thắc mắc khách hàng. Nhưng hiện nay, trên các dịch vụ tiểu blog miễn phí, có
thể thấy rằng số lượng các doạnh nghiệp nhỏ đã vượt trội so với các doanh nghiệp
lớn. Và xét trên nhiều phương diện, Twitter là công cụ rất hữu ích cho họ. Nhiều
hộ gia đình, cá nhân tại nhiều nước cũng đã tận dụng thành công Twitter trong việc
kinh doanh nhỏ lẻ.
Tuy vậy, những bình luận của người dùng đôi khi trở nên tiêu cực và có thể làm
phá hủy thương hiệu. Mạng xã hội cao thể gây ảnh hưởng nhưng không phải trong
mọi trường hợp. Ví dụ: Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng mạng xã hội gây ảnh hưởng
đến các bạn bè gần gũi tuy nhiên ko gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xa hơn
(ảnh hưởng có mối quan hệ nghịch với kích cỡ nhóm bạn bè) đồng thời việc đo
lường kết quả kinh doanh bằng các trang mạng xã hội cũng như quảng cáo trực
tuyến là rất khó khăn. Nếu những “like” Facebook không chuyển thành doanh số
thì cần đánh giá lại đối tượng của bạn trên các trang xã hội.

Trên thực tế, thị trường quảng cáo trên mạng xã hội ở Việt Nam vẫn chưa có đột phá nào
nổi bật. Theo thống kê của Vinalink, chỉ có khoảng 1% doanh nghiệp ở Việt Nam sư dụng
Trang 20


Thương mại điện tư
mạng xã hội. Đây là con số còn quá khiêm tốn so với một thị trường chủ yếu là người tiêu
dùng trẻ - đối tượng thường xuyên sư dụng mạng xã hội như Việt Nam.

Bên cạnh đó, tầm nhìn dài hạn cho chiến lược sư dụng mạng xã hội để quảng bá của các
doanh nghiệp cũng là điều đáng bàn. Dù trong năm qua, các doanh nghiệp trong nước đã
chủ động dành một phần ngân sách truyền thông tiếp thị cho các hoạt động trên mạng xã
hội. Tuy nhiên, việc đầu tư này cũng khá dè dặt, mới chỉ tập trung sư dụng mạng xã hội
như một kênh truyền thông cho các chiến dịch tiếp thị mang tính thời điểm, ngắn hạn chứ
chưa biết khai thác triệt để thế mạnh của kênh này. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp Việt
Nam như Megastar, Coca Cola Việt Nam, Converse Việt Nam… chú trọng vấn đề này.
Fan page của Nestle trên Facebook
Một vấn đề khác nữa là doanh nghiệp vẫn còn giữ tư duy truyền thống khi truyền thông,
quảng bá trên mạng xã hội. Theo T&A Ogilvy Việt Nam thì rất nhiều doanh nghiệp Việt
Nam đang cố kiểm soát những phát ngôn từ phía cộng đồng hay tìm kiếm hiệu quả tức
thời ở doanh số bán thay vì tạo ra đối thoại mở, lắng nghe và tiếp nhận. Thật ra, cần phải
hiểu rằng, mạng xã hội không phải là công cụ bán hàng mà là công cụ xây dựng thương
hiệu. Lợi nhuận của nó mang lại là lâu dài và bền vững.
Vấn đề thứ ba rơi vào việc chọn kênh mạng xã hội nào làm kênh quảng bá. Lâu nay, xu
thế các doanh nghiệp Việt sư dụng mạng xã hội mang tính chất “phong trào” nhiều hơn là
có cân nhắc rõ ràng về hiệu quả và có chiến lược rõ ràng khi chọn kênh. Ông Vương
Quang Khải, Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần VNG, phụ trách mạng xã hội Zing Me
cho biết: “Có 3 vấn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi chọn mạng xã hội làm kênh
truyền thông quảng bá: số lượng người dùng lớn, sự phù hợp giữa tập khách hàng của
mạng xã hội với đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và mạng xã hội có
chương trình hỗ trợ, tư vấn dành các doanh nghiệp”.
Ở Việt Nam hiện nay, tập trung khá nhiều mạng xã hội quốc tế như Facebook, Twitter,
LinkedIn…lẫn mạng xã hội địa phương như Zing Me, go.vn, Cab.vn... Mỗi mạng kiểu xã
hội đều có lợi thế riêng và doanh nghiệp cần phải nắm rõ những ưu điểm ấy để đưa ra
quyết định hợp lý.
6. Blog Marketing
“Blog” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog” dùng để chỉ
một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web hay một bản tin trực
tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng ngày về một vấn đề gì đó.

Nội dung và chủ đề của “blog” thì rất đa dạng, nhưng thông thường là những câu chuyện
cá nhân, bản tin, danh sách các liên kết web, những bài tường thuật, phê bình một bộ
Trang 21


Thương mại điện tư
phim hay tác phẩm Thông thường thì một blog sẽ được thiết kế dựa trên cách tổ chức như
sau: những tin mới nhất sẽ nằm trên cùng, để người xem blog dễ theo dõi và cập nhật
thông tin. Mỗi “post” (bản tin) sẽ gồm có ba thuộc tính chính: tiêu đề (Tiltle) giống như
tựa của mỗi bài báo, cho biết chung về nội dung bản tin, thời điểm gởi bài (Date/Time)
cho biết ngày giờ bản tin được gưi hay cập nhật thông tin, và dĩ nhiên không thể thiếu
phần nội dung bản tin (Main) nói lên thông tin muốn gưi đến mọi người. Do tính chất cá
nhân của blog, nên những ý kiến hay câu chuyện này thường được viết theo kiểu “Theo ý
kiến tôi”, hay “Tôi thấy rằng”... Ngoài ra, một phần nữa được xem là một đặc tính của
“blog”, đó là “Comment” mang những thông tin phản hồi từ người đọc tin và dính liền
với mỗi bản tin. văn học mới xuất bản và cuối cùng là những sự kiện xảy ra trong một
nhóm người nào đó.
Nền tảng blog tốt nhất hiện nay và cũng thông dụng nhất trên thế giới đó là WordPress,
nền tảng blog này được chia ra làm 2 loại: WordPress,COM. WordPress,ORG. Một số nền
tảng blog thông dụng khác
 webblog Yahoo 360° /> Blogspot (Blogger) – Đây là dịch vụ tạo blog miễn phí của Google, bạn có thể tùy








chỉnh và tùy biến blog của mình theo phong cách của riêng mình. Đồng thời hỗ trợ

rất nhiều tính năng chuyên nghiệp khác.
Tumblr
Over-Blog
Blog.com
log
Posterous
Blogetery - Trang này sư dụng WordPress làm nền tảng chính.

Blog Marketing: Là hình thức tiếp thị, quảng cáo, xuất bản nội dung online cho thương
hiệu, sản phẩm, website, sự kiện…thông qua công cụ Blog.
Blog có vị trí cao trong danh sách chiến thuật quảng cáo mà các giám đốc tiếp thị quan
tâm. Với 72 triệu người đọc blog và 26 triệu người viết blog. Trong năm 2011, chi tiêu
trong quảng cáo qua blog khoảng 640 triệu USD và ướ.tính tăng lên 775 triệu USD vào
năm 2015. Tiền quảng cáo tập trung trong 100 blog hàng đầu mà gó chủ đề mạch lạc và
hấp dẫn lượng độc giả lớn. Bởi người đọc và người tạo blog có khuynh hướng có giáo dục
và có thu nhập cao hơn và là người có chủ kiến, họ là người tiếp nhận quảng cáo lý
tưởng cho nhiều loại sản phẩm dịch vụ cho thể loại bạn đọc này.
Blog Marketing được nhận biết dưới một số hình thức: Quảng cáo (banner, textlink); Bài
viết PR; Bài viết đánh giá(review). Blog Marketing thường được kết hợp với Social
Media Marketing và Affiliate Marketing. Hình thức quảng cáo banner trên Blog cũng
Trang 22


Thương mại điện tư
giống như trên báo điện tư, diễn đàn… còn hình thức quảng cáo Textlink thì hầu như Blog
chiếm ưu thế và phổ biến hơn hẳn các kênh khác. Blog cũng là một kênh mà giới truyền
thông nhắm tới trong việc truyền tải nội dung dưới hình thức bài viết PR. Đôi khi chỉ là
việc đưa tin về một sản phẩm, dịch vụ hay sự kiện nào đó! Hình thức này cũng khá phổ
biến trên các báo điện tư ngày nay. Riêng Bài viết đánh giá là một hình thức khá đặc biệt
và cũng là thế mạnh của Blog Marketing bởi vì bài viết đánh giá được tạo ra dựa trên

chính trải nghiệm của tác giả, người có uy tín, tầm ảnh hưởng và am hiểu về sản phẩm,
dịch vụ được marketing. Độ “hot” của tác giả cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới tính
hiệu quả, tính lan truyền(viral) của bài viết.
Đánh giá về Blog Marketing tại thị trường Việt Nam:
* Điểm mạnh:
- Là hình thức online marketing “mới lạ” tại Việt Nam trong khi các mô hình marketing
cũ đã dần bão hòa và không đạt hiệu quả cao.
- Blog Marketing nhắm đúng chủ đề và đối tượng quan tâm.
- Blog Marketing có tính lan truyền (viral) cao nếu biết áp dụng đúng cách.
- Blog Marketing là kênh tiếp thị ít tốn kém, thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Điểm yếu:
- Phụ thuộc nhiều vào uy tín và tầm ảnh hưởng của tác giả, của blog.
- Khó kiểm soát rủi ro vì Blogger thường là những kẻ thích sống và làm việc “ngoài vòng
pháp luật”
- Hầu hết Blog đều chưa được bộ thông tin và truyền thông cấp phép chính thức.
- Chưa có nhiều Blog đi chuyên sâu về các mảng của cuộc sống, do đó nhà QC có rất
ít sự lựa chọn.
V. Kế Hoạch Internet Marketing - Website: www.Net-A-Porter.com
1. Giới thiệu chung về Net-a-Porter.com:
Net-A-Porter Group Limited là nhà bán lẻ thời trang cao cấp trực tuyến dành cho nữ giới
hàng đầu thế giới (Richemont).
Website này từng giành được nhiều giải thưởng, thể hiện trong phong cách của một tạp
chí thời trang, cung cấp cho khách hàng nữ giới phong cách am hiểu chính xác những gì
họ muốn – cập nhật với một tốc độ chưa từng có về những mẫu thời trang nóng nhất của
các mùa từ các hãng nổi tiếng trên toàn thế giới thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh.

Trang 23


Thương mại điện tư

Từ lúc khai trương vào tháng 6/2000, Net-A-Porter đã nhanh chóng chứng tỏ sự thành
công của mình với định vị là một thương hiệu thời trang sang trọng, bao bì đẹp và dịch
vụ chăm sóc khách hàng vượt trội.
Website NET-A-PORTER có tính năng biên tập thời trang cao cấp, cập nhật hàng tuần với
những thông tin và sản phẩm mới, được xem bởi hơn 2,5 triệu phụ nữ mỗi tháng.
Địa chỉ:
Net-A-Porter Nhóm Asia Pacific Limited
10 / F
Goodman Interlink
39 Tsing Yi Road
Tsing Yi
New Territories
Hong Kong
Công ty số 1.625.923. Đăng ký tại Hồng Kông.
Đăng ký văn phòng: Lầu 6, Jardine House, 1 Connaught Place, Central, Hong Kong.

Trang 24


Thương mại điện tư
2. Kế hoạch marketing:

Trang 25


×