Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Hiệu quả điều trị giun móc của albendazole 400mg và mebendazole 500mg (đơn liều) trên học sinh cấp 1 2 huyện củ chi, TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.29 KB, 16 trang )

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GIUN MÓC CỦA
ALBENDAZOLE 400mg và MEBENDAZOLE 500mg (ĐƠN LIỀU)
TRÊN HỌC SINH CẤP 1 & 2 HUYỆN CỦ CHI, TP. HCM (2007)
Nhữ Thị Hoa ,Nguyễn Tuấn Anh*,Phạm Thị KIều Diễm*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu : đánh giá hiệu quả của Albendazole 400mg
và Mebendazole 500mg đơn liều đối với nhiễm giun móc trên trẻ cấp 1 & 2,
huyện Củ Chi, Tp HCM năm 2007.
Phƣơng pháp : thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, không mù
được tiến hành trên 495 học sinh nhiễm giun móc của các trường cấp 1& 2
thuộc xã Thái Mỹ, Trung Lập Thượng và Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.
HCM từ 8/2007 đến 12/2007. Các đối tượng được rút thăm ngẫu nhiên vào một
trong hai nhóm điều trị : 400mg Albendazole đơn liều hoặc 500mg
Mebendazole đơn liều. Thu thập số liệu dựa trên bảng câu hỏi tự điền, xét
nghiệm phân – trước và sau tẩy giun 2 tuần – bằng quan sát trực tiếp, kỹ thuật
Kato-Katz và Sasa. Tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, tỉ lệ sạch trứng và tỉ lệ giảm
trứng được xác định và phân tích bằng Stata 8.0. Sự khác biệt hiệu quả của 2
phác đồ được thể hiện bằng RR [KTC 95%].
Kết quả : 34,64% (745/2151) đối tượng nhiễm giun móc, trung bình
nhân cường độ nhiễm là 4,47 [3,97 – 5,00] trứng/gam phân, mức độ nhiễm vừa
và nặng chiếm 4,56%. Tổng cộng có 495 trường hợp được đưa vào phân tích
hiệu quả điều trị. Tỷ lệ sạch trứng, giảm trứng lần lượt là 44,49% và 75,93% đối
với Mebendazole; 66,4% và 89,57% đối với Albendazole. Hiệu quả tẩy giun
của Albendazole 400mg đơn liều cao gấp 1,49 [1,27 – 1,76] lần Mebendazole
500mg đơn liều.
Kết luận & đề xuất : học sinh cấp 1&2 xã Thái Mỹ, Trung Lập Thượng
và Tân Thông Hội thuộc cộng đồng nhiễm giun móc loại III. Hiệu quả tẩy sạch
giun của Albendazole 400mg đơn liều ở mức tốt nhưng có nguy cơ giảm xuống
trung bình tương tự phác đồ Mebendazole. Có thể sử dụng 2 phác đồ trên để tẩy
1



giun định kỳ cho học sinh cấp 1 & 2 tại 3 xã khảo sát nhưng phải kết hợp với
tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức phòng ngừa nhiễm giun móc cho cộng
đồng.
Từ khóa : giun móc, Albendazole, Mebendazole, tẩy giun, kiểm soát
nhiễm giun móc, tỉ lệ sạch trứng, tỉ lệ giảm trứng.
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF ALBENDAZOLE 400mg AND MEBENDAZOLE
500mg IN SINGLE DOSE AGAINST HOOKWORM INFESTATION
AMONG PRIMARY AND SECONDARY PUPILS IN CU CHI
DISTRICT, HCM CITY (2007)
Nhữ Thị Hoa*,Nguyễn Tuấn Anh*,Phạm Thị KIều Diễm*
Objective: to evaluate the effectiveness of Albendazole 400mg and
Mebendazole 500mg in single dose angainst hookworm infestation among
primary and secondary pupils in Cu Chi district, HCM city (2007).
Method: a controlled non-blind randomized clinical trial was conducted
among primary and secondary pupils in 3 communes : Thai My, Trung Lập
Thượng and Tan Thong Hoi from 8/2007 to 12/2007. The subjects with
hookworm infestation were divided by chance into group of treatment with
Albendazole 400 mg or with Mebendazole 500 mg. The participants were
interviewed by questionaire. Stool examinations were carried out at pretreatment and 2 weeks post-treatment by technics of Kato-Katz , Sasa, and
direct smear. Prevalence, means of hookworm infestation intensity, cure
rates and egg reduction rate were analysed by Stata 8.0.
Results:

the

prevalence

of


hookworm

infestation

is

36.22%

(745/2151), The geometric mean of intensity is 4.47 [3.97 – 5.00] eggs per gram
of feces, both medium and high-infested percentages is 4.56%. Finally, there
are 495 pupis participating on evaluating the efficacy of drugs. Cure rate
and egg reduction rate of 400mg Albendazole and 500mg Mebendazole were,
respectively, 66.4%, 89.57%, and 44.49%, 75.93%. A single dose of Albedazole
2


400mg is shown to be more 1.49 [1.27 – 1.76] times than that of Mebendazole
500mg for hookworm infestation.
Conclusions and recommendations: The primary and secondary pupils of
the studied communes are classified as a type III hookworm infective
population. The effectiveness of a single 400mg Albendazole gets the good
place but runs the risk of falling down into the same average rank of 500mg
Mebendazole. It’s able to use both these therapies for hookworm infestation in
the communes – Thai My, Trung Lap Thuong and Tan Thong Hoi, Cu Chi
district – but health education on prevention of hookworm infestation must be
simultaneously took place in order to obtain optimal outcomes.
Key words: hookworm, Albendazole, Mebendazole, deworming, mass
treatment, egg reduction rate, cure rate.


3


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm giun móc là một bệnh mãn tính, tác hại không nhỏ đến sức khỏe
bệnh nhân, nhất là trẻ em (suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất, trí tuệ)
và phụ nữ có thai (thiếu máu thiếu sắt, sẩy thai, sanh non…). Bệnh phổ biến ở
các nước nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, vì khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận
lợi cho mầm bệnh tồn tại và phát triển. Ở Việt Nam, khoảng 69 triệu người bị
nhiễm giun sán trong đó 19 triệu trường hợp dương tính với giun móc[15], ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cộng đồng.
Điều trị giun móc không chỉ giới hạn ở mức độ cá nhân mà phải được kiểm
soát qui mô trên cộng đồng, đặc biệt ở các vùng nội dịch. Do đó, thuốc được lựa
chọn phải có tác dụng tẩy giun cao, giá thành thấp, dễ sử dụng và ít tác dụng
phụ. Mebendazole và Albendazole là 2 thuốc hàng đầu hiện nay vì đáp ứng các
yêu cầu trên. Theo y văn, 400mg Albendazole hiệu quả hơn 500mg
Mebendazole [1,9,14]. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ tác
dụng tẩy giun thấp của cả hai. Nhữ Thị Hoa & cs. khảo sát tại xã PVC, huyện
Củ Chi ghi nhận 64,13% trường hợp sạch trứng giun móc sau sử dụng 400mg
Albendazole đơn liều[13]. Flohr C. phát hiện ở tỉnh Khánh Hòa, tỷ lệ giảm
trứng của Mebendazole 500mg đơn liều chỉ còn 54% và tác dụng sạch trứng
của Albendazole 400mg đơn liều là 45%[4].
Tình trạng trên có thể bắt nguồn từ mật độ giun ký sinh cao trên bệnh nhân
cũng như tình trạng tái nhiễm liên tục do tiếp xúc thường xuyên với đất bị ô
nhiễm nặng. Như vậy, ở mức độ cộng đồng, hiệu quả của thuốc có thể thay đổi
tùy thuộc vào cường độ nhiễm, tình trạng tái nhiễm của quần thể, việc lựa chọn
thuốc phải phù hợp với đặc trưng cụ thể của mỗi cộng đồng. Củ Chi là vùng
dịch tễ của giun móc với tỷ lệ nhiễm dao động từ 37,53 – 53,73% nhưng cường
độ nhiễm nhiều nơi chưa được xác định[3,7,8,12]. Vì thế, “hiệu quả điều trị đơn
liều với Albendazole 400mg có khác với Mebendazole 500mg trong kiểm soát

nhiễm giun móc ở học sinh cấp 1, cấp 2 ở huyện Củ Chi, TP HCM hay không?”.

4


Từ đó khảo sát này được tiến hành nhằm tạo cơ sở góp phần kiểm soát giun
móc tại địa phương.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định tỷ lệ sạch trứng (CR = Cure Rate) và tỷ lệ giảm trứng (ERR =
Egg Reduction Rate) của Albendazole 400mg đơn liều và Mebendazole 500mg
đơn liều trong điều trị giun móc ở học sinh cấp 1 & 2 huyện Củ Chi, TP. HCM
năm 2007.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, không mù được tiến hành
trên các học sinh cấp 1 & 2 huyện Củ Chi từ 8/2007 đến 12/2007. Các kết quả
thu được sẽ ứng dụng cho trẻ từ 6 đến 14 tuổi trong toàn huyện. Cỡ mẫu tính
theo từng mục tiêu dựa trên các kết quả tham khảo từ nghiên cứu thử và công
thức tính cỡ mẫu để ước lượng 1 tỷ lệ đối với tỷ lệ nhiễm, tỷ lệ sạch trứng (p
= 0,315; p = 0,4838, p = 0,6875), ước lượng 1 số trung bình đối với cường độ
nhiễm, tỷ lệ giảm trứng (δ = 9,96; δ = 4,06, δ = 2,31), kiểm định sự khác biệt
của 2 tỷ lệ để so sánh tỷ lệ sạch trứng của 2 thuốc (p = 0,4838, p = 0,6875) và
kiểm định sự khác biệt của 2 số trung bình đối với tỷ lệ giảm trứng của 2 thuốc
(δ = 4,06, δ = 2,31). Như vậy, cỡ mẫu tối thiểuđể đánh giá hiệu quả điều trị giun
móc của hai thuốc trên là 392 học sinh cho cả hai nhóm, do đó cần phải xét
nghiệm phân ít nhất 1245 đối tượng.
Kết quả rút thăm ngẫu nhiên cho phép chọn được 5 trường : trường cấp 1
& 2 xã Thái Mỹ, trường cấp 1 & 2 xã Trung Lập Thượng, trường cấp 1 xã Tân
Thông Hội. Tất cả học sinh nhiễm giun móc ở các trường trên đều được đưa vào
đánh giá nếu chưa tẩy giun trong vòng 3 tháng trước nghiên cứu và được phụ
huynh đồng ý. Phân chia ngẫu nhiên mỗi lớp thành 2 nhóm : ½ đầu danh sách

lớp được điều trị với Albendazole 400mg đơn liều (nhóm A) và ½ sau được
điều trị với Mebendazole 500mg đơn liều (nhóm M) nếu phát hiện trứng, ấu
trung giun móc trong phân.

5


Thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi cấu trúc phát cho phụ huynh tự điền;
phối hợp ba kỹ thuật xét nghiệm phân – Kato-Katz, Sasa, quan sát trực tiếp –
trước điều trị và sau điều trị 2 tuần. Tỉ lệ sạch trứng (CR%) = (số trường hợp
nhiễm trước điều trị – số trường hợp nhiễm sau điều trị)/ số trường hợp nhiễm
trước điều trị x 100%. Tỉ lệ giảm trứng (ERR%) = [100/n] x Σ[(Epg trước điều
trị – Epg sau điều trị)/ Epg trước điều trị] với Epg là số trứng trong 1gram phân
của từng cá thể và n là số người được xét nghiệm. Phân loại mức độ nhiễm và
hiệu quả thuốc dựa theo định nghĩa của WHO[15]: 1–1999 epg là nhiễm nhẹ,
2000–3999 epg thuộc nhiễm vừa, nhiễm nặng khi ≥4000 epg; thuốc không tác
dụng nếu CR = 0% – 19%, tác dụng trung bình khi CR = 20% – 59%; tác dụng
tốt với CR ≥ 60%.
Xử lý số liệu bằng Stata 8.0. Mô tả các biến định tính bằng tần số, tỷ lệ;
biến định lượng bằng trung bình nhân. Phân tích sự khác biệt của các biến bằng
test 2, 2 MacNemar, Wilcoxon, Mann -Whitney.

6


KẾT QUẢ
Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu
ơ

2156 HS được xét nghiệm phân


754 hs nhiễm giun móc

Nhóm M
373 HS

Nhóm A
372 HS

128 HS
(84nam, 44 nữ)

122 HS
(83 nam, 49 nữ)

XN sau điều trị: 255 HS
(128 nam, 122 nữ)

XN sau điều trị: 245 HS
(128 nam, 122 nữ)

Tỉ lệ nhiễm giun móc trên học sinh cấp 1 & 2 ở 3 xã khảo sát là 745/2151 =
34,64% với cường độ nhiễm trung bình (CĐNTB) thuộc mức độ nhẹ:
-

TB số học ± SD = 406,17 (± 2118,08)

-

TB nhân [KTC 95%] = 4,47 [3,97 – 5,00]


Phân loại mức độ nhiễm :
-

Nhiễm nhẹ = 445 (20,69%)

-

Nhiễm vừa-nặng = 98 (4,56%)

Tổng cộng có 495 học sinh thực sự tham gia vào khảo sát hiệu quả điều trị của
Albendazole 400mg và Mebendazole 500mg đơn liều.

7


Bảng 1 : Đặc điểm các đối tượng tham gia nghiên cứu

Thuộc tính

Tham gia q

XN sau q

(N = 745)

(N = 495)

n (%)


n (%)

p

Giới

Nam
Nữ

406 (54,50)
339 (45,50)

249 (50,30)
246 (49,70)

0,15

Khối lớp

Cấp 1

421 (56,51)

290 (58,59)

0,47

Cấp 2

324 (43,49)


205 (41,41)

TM

375 (50,34)

240 (48,48)

TLT-TTH

370 (49,66)

255 (51,52)



0,52

Không có sự khác biệt về thuộc tính giữa các đối tượng được chọn ban đầu và
các đối tượng được theo dõi đến khi kết thúc nghiên cứu.
Bảng 2 : Sự phân bố các thuộc tính giữa hai nhóm điều trị
Nhóm A
Nhóm M
Thuộc tính
Mẫu NC
n (%)
n (%)
Giới
249 (50,30) 128 (51,20)

121 (49,39)
Nam
246 (49,70) 122 (48,80)
124 (50,61)
Nữ
Khối lớp
290 (58,59)
Cấp 1
146 (58,40)
144 (58,78)
205 (41,41)
Cấp 2
104 (41,60)
101 (41,22)

TM
240 (48,48) 118 (47,20)
122 (49,80)
TLT & TTH
255 (51,52) 132 (52,80)
123 (50,20)
Tình trạng
Đơn nhiễm
467 (94,34) 234 (93,60)
233 (95,10)
Đa nhiễm
28 (5,66)
16 (6,40)
12 (4,90)
Mức nhiễm (n=363)

Nhẹ
297 (81,82) 159 (81,96)
138 (81,66)
Vừa-nặng
66 (18,18)
35 (18,04)
31 (18,34)
Cường độ nhiễm
103,54
61,18
[71,5–148,4]
[42,1–91,8]

8

p
0,69
0,93

0,56

0,47

0,94
0,11


Chỉ 363/495 mẫu phân đủ tiêu chuẩn để xác định mật độ nhiễm bằng kỹ thuật
Kato-Katz. Các thuộc tính phân bố đều giữa 2 nhóm can thiệp (p > 0,05)
Bảng 3: Tỷ lệ sạch trứng, giảm trứng của Mebendazole và Albendazole

Sau q

245

136

61,18

17,81

[42,1–91,8]

[12,6–25,3]

250

84

103,54

5,31

[71,5–148,4]

[3,9–7,2]

Mebendazole Mẫu (+)
CĐNTB
Albendazole


Mẫu (+)
CĐNTB

 Mc-Nemar

* 2

CR / ERR

Trƣớc q

p

(%)
CR = 44,5

<0,00*

ERR = 75,9

<0,00**

CR = 66,4

<0,00*

ERR = 89,6

<0,00**


**

test Wilcoxon

Đơn liều Albendazole 400mg và Mebendazole 500mg thể hiện, lần lượt,
hiệu quả tốt và trung bình trong tẩy sạch giun móc. Khả năng làm giảm số
lượng giun của 2 phác đồ đều ở mức độ tốt nhưng Albendazole ưu thế hơn.
Bảng 4: so sánh hiệu quả của Mebendazole và Albendazole
CR

ERR [KTC 95%]

Albendazole

66,4

89,57 [86,68 – 92,45]

Mebendazole

44,5

75,93 [71,10 – 80,77]

< 0,00*

p
RR [KTC95%]

1,49 [1,27–1,76]



* 2

< 0,00**

**

test Mann-Whitney

Phác đồ Albendazole tẩy sạch giun gấp 1,49 lần và làm giảm mật độ giun
ký sinh nhiều hơn so với phác đồ Mebendazole.

9


BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tổng số đối tượng được xét nghiệm phân là 2151. Trong đó, 745 trường
hợp nhiễm giun móc được phân chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: điều trị với
Mebendazole 500mg hoặc Albendazole 400mg đơn liều. Sau điều trị, chỉ 495
đối tượng tham gia xét nghiệm phân lần 2 để đánh giá hiệu quả tẩy giun. Tuy
nhiên, không tìm thấy sự khác biệt (p > 0,05) khi so sánh các thuộc tính giữa
745 đối tượng dương tính ban đầu được chọn vào thử nghiệm và 495 học sinh
đưa vào phân tích hiệu quả của 2 phác đồ (250 trường hợp mất dấu) (bảng
1). Nói cách khác, các trường hợp mất theo dõi không ảnh hưởng đến kết quả
khảo sát. Thật vậy, số liệu trong bảng 2 cho thấy các thuộc tính được phân bố
đều ở cả 2 nhóm phác đồ.
Trong 495 học sinh đưa vào phân tích, nam chiếm 54,4%, cấp 1 chiếm
56,51% (bảng 1) tương đồng với số liệu thống kê trên học sinh của huyện Củ

Chi (51,48% đối tượng là nam và 50,03% học sinh cấp 1). Như vậy kết quả thu
được từ khảo sát này có thể khái quát hóa cho học sinh cấp 1 & 2 huyện Củ Chi
về giới và cấp lớp.
Tỷ lệ nhiễm và cƣờng độ nhiễm giun móc
Về nhiễm giun móc, 745/2151 (34,64%) mẫu dương tính, thấp hơn so với
các đánh giá trước đây tại huyện Củ Chi. Một phần do số trường hợp bệnh ở
Tân Thông Hội thấp (19,54%) đã kéo tỷ lệ nhiễm của cả ba xã xuống thấp. Mặt
khác, khả năng tiếp cận nguồn nhiễm của học sinh không cao như người lớn –
thường xuyên tiếp xúc đất trong công việc đồng áng – đã chi phối phần nào
chênh lệch này. Thật vậy, khi xét trên cùng nhóm < 15 tuổi, tần suất nhiễm của
L.Đ. Vinh (39,39%)[7] và L.K. Liên (33,82%)[8] tương đương với 34,64%,
nhưng do hai tác giả chẩn đoán dựa trên quan sát trực tiếp phối hợp với kỹ thuật
Willis, độ nhạy kém hơn sự kết hợp ba phương pháp: quan sát trực tiếp, KatoKatz, và Sasa trong nghiên cứu này. Nói cách khác, 34,64% thật sự thấp hơn.

10


Vì biến số cường độ nhiễm không phân phối chuẩn nên trung bình nhân sẽ
thể hiện chính xác hơn mật độ nhiễm giun trong cộng đồng. Với trung bình số
học là 406,17 trứng và trung bình nhân là 4,47 trứng trong 1 gram phân chứng
tỏ mức độ nhiễm giun móc nhẹ ở Củ Chi. Chi tiết hơn, 20,69% đối tượng có
cường độ nhiễm nhẹ; 4,56% ở nhóm nhiễm vừa và nhiễm nặng.
Như vậy, với tỷ lệ nhiễm 34,64% trong đó 4,56% nhiễm vừa-nặng, cộng
đồng khảo sát thuộc nhóm nhiễm giun móc loại III theo phân loại của
TCYTTG[15]. Tuy nhiên, 4,56% trẻ học đường chịu tác hại nặng của bệnh là con
số không thể bỏ qua và sẽ trở thành nguồn lây quan trọng trong cộng đồng, đặc
biệt khi trẻ có thói quen đi tiêu bừa bãi. Do đó, các chiến lược truyền thông,
giáo dục nên được triển khai rộng rãi nhằm khống chế tỉ lệ này.
Hiệu quả điều trị của Mebendazole.
So sánh với các nghiên cứu tại Việt Nam, kết quả sạch trứng 44,49% và

giảm trứng 75,93% của bảng 3 thấp hơn L.V. Định[10] và N.T.V. Hòa[11]. Sự
khác biệt có thể xuất phát từ 100% đối tượng nghiên cứu của 2 tác giả đều
nhiễm nhẹ, cũng như cường độ nhiễm trung bình thấp hơn, lần lượt là 1,3
trứng/gram phân (trung bình nhân)[10], và 90,19 trứng/gram phân (trung bình số
học)[11]. Số liệu của Flohr C. năm 2005 trên trẻ 6 – 11 tuổi tại Khánh Hòa đã ghi
nhận 38% sạch trứng và 52% giảm trứng của Mebendazole đơn liều sau 2 tuần
điều trị [4], thấp hơn kết quả thu được ở Củ Chi. Mặc dù thiếu thông tin về mức
độ nhiễm nhưng với tỷ lệ nhiễm 66% cao hơn 34,64% trong nghiên cứu này,
nhiều khả năng dẫn đến tác dụng sạch trứng thấp hơn. Như vậy, giữa các vùng
dân cư khác nhau, hiệu quả điều trị của 500mg Mebendazole sẽ khác nhau, tùy
thuộc vào tỷ lệ nhiễm, mức độ nhiễm và cường độ nhiễm. Ngoài ra, loài giun
móc có thể ảnh hưởng đến tác dụng tẩy giun của Mebendazole. Theo y văn,
Mebendazole tác dụng yếu trên N. americanus[5] và loài này chiếm ưu thế ở
Việt Nam.

11


Tóm lại, với 44,49% sạch giun và 75,93% giảm trứng, Mebendazole
500mg thể hiện tác dụng trung bình trong điều trị giun móc trên mẫu khảo sát
hiện tại.
Hiệu quả điều trị của Albendazole.
Bảng 3 mô tả tỷ lệ sạch trứng và giảm trứng vào ngày 14 của Albendazole
400mg đơn liều là 66,53% và 89,57%, cao hơn 45% sạch trứng và 79% giảm
trứng của Flohr C. tại Khánh Hòa, năm 2005[4]. Có thể do đối tượng nghiên cứu
khác nhau. Trẻ 6-14 tuổi trong nghiên cứu này có tỷ lệ nhiễm và cường độ
nhiễm thấp hơn cộng đồng người lớn của Flohr C. (cường độ nhiễm trung bình
là 1120 trứng/gram phân), do đó đáp ứng thuốc tốt hơn. So với các đánh giá
khác trên huyện Củ Chi, kết quả của bảng 3 tương đương với của Nhữ Thị Hoa
& cs. tại xã Phạm Văn Cội năm 2007 [13], vì quần thể khảo sát có tỷ lệ nhiễm,

mức độ nhiễm, điều kiện môi trường tương tự nên hiệu quả tẩy giun sẽ thể hiện
như nhau. Mặc dù, đối với cộng đồng Củ Chi, Albendazole vẫn tác dụng tốt,
nhưng 66,53% xấp xỉ mức 60% là giới hạn dưới của xếp loại hiệu quả tốt trong
điều trị giun móc. Nếu theo dõi 21 ngày hoặc lâu hơn, vị trí xếp loại có nguy cơ
giảm xuống 1 bậc.
So sánh hiệu quả điều trị của Albendazole và Mebendazole
Bảng 4 thể hiện phác đồ Albendazole tẩy giun mạnh hơn Mebendazole
500mg đơn liều (p < 0,00; RR [KTC95%] = 1,49 [1,27–1,76]), phù hợp với kết
luận của Jongsuksuntigul P. ở Thái Lan và Bartoloni A. tại Ý [6,2].
Như đã đề cập, khả năng sạch trứng và giảm trứng bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố trong đó cường độ nhiễm và tỷ lệ nhiễm giữ vai trò quan trọng. Tác dụng
tẩy giun sẽ thể hiện tốt hơn trên các cá thể nhiễm nhẹ, hay trong cộng đồng có
tỷ lệ nhiễm thấp. Tuy nhiên, ngay từ đầu, các yếu tố trên đã được kiểm soát
bằng sự phân chia ngẫu nhiên hai nhóm điều trị nên kết quả thu được hầu như
không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố này.
Các phân tích trên đây chứng tỏ hiệu quả của Mebendazole thấp hơn
Albendazole về cả 2 mặt : sạch trứng và giảm trứng. Thế nhưng, sau khi điều trị
12


bằng Mebendazole 500mg liều duy nhất, 44,49% đối tượng sạch trứng có nghĩa
là còn 55,51% trường hợp dương tính với giun móc. Nếu dùng thêm một liều
500mg nữa có thể chỉ còn 24,69% cá thể nhiễm giun. Vậy tỷ lệ sạch trứng của
Mebendazole 500mg sau 2 liều là 100% – 24,69% = 75,93%. Với cách tính
tương tự, nhiều khả năng tỷ lệ giảm trứng của phác đồ Mebendazole 500mg x 2
tăng đến 81,72%. Suy luận này chứng tỏ hai liều Mebendazole 500mg sẽ thu
được hiệu quả sạch trứng và giảm trứng tương đồng với 400mg Albendazole
đơn liều và để khẳng định sự logic trong suy luận trên, cần có một nghiên cứu
thực tế.
Tóm lại, trên cộng đồng 3 xã : Thái Mỹ, Trung Lập Thượng và Tân Thông

Hội, huyện Củ Chi, 400mg Albendazole hiệu quả hơn so với 500mg
Mebendazole. Hiện nay, nhiều tác giả khuyến cáo sử dụng Albendazole 400mg
thay thế Mebendazole 500mg đơn liều trong các chương trình tẩy giun định kỳ
trên thế giới, nhất là các nước có tỷ lệ nhiễm cao. Nhưng hiệu quả của
Albendazole đơn liều sát với giới hạn trên của xếp loại trung bình; hơn nữa, Củ
Chi thuộc nhóm nhiễm nhẹ, vì thế, để dễ dàng, thuận tiện cho việc tẩy giun,
Mebendazole 500mg cũng như Albendazole 400mg nên được khuyến cáo sử
dụng ở Củ Chi. Mặt khác, tác động căn cơ nhất, lâu bền nhất đối với kiểm soát
nhiễm giun móc vẫn là giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, thuốc chỉ hỗ trợ cho
chương trình phòng chống giun móc được thành công nhanh hơn.

13


KẾT LUẬN
Học sinh cấp 1 & 2 ở xã Thái Mỹ, Trung Lập Thượng và Tân Thông Hội,
huyện Củ Chi được xếp vào nhóm cộng đồng nhiễm giun móc loại III (WHO)
(36,22%, 4,47 trứng/gram, 4,56% trẻ nhiễm vừa - nặng) và theo khuyến cáo của
WHO, chỉ cần điều trị chọn lọc cho các trường hợp nhiễm giun móc [15]. Tuy
nhiên, tỷ lệ 36,22% học sinh cấp 1 & 2 nhiễm giun móc là con số không nhỏ, có
thể ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ cho nên cần áp
dụng điều trị giun móc hàng loạt cho học sinh trong ba xã trên.
Trong điều trị giun móc, đơn liều Mebendazole 500mg và Albendazole
400mg đều có thể sử dụng tại Củ Chi, đồng thời phải thực hiện giáo dục sức
khỏe để nhanh chóng kiểm soát được bệnh và duy trì kết quả đạt được.
Chân thành cám ơn công ty Janssen-Cilag đã hỗ trợ Mebendazole 500mg
cho nghiên cứu này.

14



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Albonico M, Smith P. G, Hall A, Chwaya H. M, Alawi K. S, Savioli
L (1994) A randomized controlled trial comparing Mebendazole and
Albendazole against Ascaris, Trichuris and hookworm infections. Trans R
Soc Trop Med Hyg 88:585 – 589.

2.

Bartoloni A, Guglielmetti P, Cancrini G, Gamboa H, Roselli M,
Nicoletti A, Paradisi F (1993) Comparative efficacy of a single 400 mg dose
of Albendazole or Mebendazole in the treatment of nematode infections in
children. Trop Geogr Med 45:114 – 116.

3.

Đoàn Hồng Ngọc, Bùi Thị Diệu Thanh, Ngô Anh Trung (1999) Tìm
hiểu tình hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột tại xã Thái Mỹ huyện Củ Chi
TP.Hồ Chí Minh. Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, khóa 1993 – 1999,
Trung tâm Đào Tạo & BDCB Y Tế TP.HCM.

4.

Flohr C, Tuyen L. N, Lewis S, Minh T. T, Campbell J, Britton J,
Williams H, Hien T. T, Farrar J, Quinnell R. J (2007) Low efficacy of
Mebendazole against hookworm in Vietnam: two randomized controlled
trials. Am J Trop Med Hyg 76:732 – 736.


5.

Holzer BR, Frey FJ (1987) Differential efficacy of Mebendazole and
Albendazole
against Necator
americanus but
not
for Trichuris
trichiura infestations. Eur J Clin Pharmacol 32:635 – 637.

6.

Jongsuksuntigul P, Jeradit C, Pornpattanakul S, Charanasri U (1993). A
comparative study on the efficacy of albendazole and mebendazole in the
treatment of ascariasis, hookworm infection and trichuriasis. Southeast
Asian J. Trop Med Public Health 24:724 – 729.

7.

Lê Đức Vinh, Ngụy Cẩm Huy, Nguyễn Minh Phước, Võ Thị Thanh
Trà (2007) Điều tra tình hình nhiễm giun móc và giun lươn bằng phương
pháp cấy phân cải tiến tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi Thành phố Hồ
Chí Minh từ tháng 7-2006 đến tháng 12-2006. Y Học TPHồ Chí Minh Tập
11 - Phụ bản số 2:39 – 42.

8.

Lê Kim Liên, Nguyễn Ngọc Yến Oanh, Tô Thị Thục Trang (2002) Tình
hình nhiễm giun ký sinh đường ruột lây truyền qua đất tại xã Tân Thạnh Tây
- huyện Củ Chi - TP.Hồ Chí Minh. Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, khóa

1996 – 2002, Trung Tâm Đào Tạo & BDCB Y Tế TP.HCM.

9.

Muchiri EM, Thiong'o FW, Magnussen P, Ouma JH (2001) A
comparative study of different Albendazole and Mebendazole regimens for
15


the treatment of intestinal infections in school children of Usigu Division,
western Kenya. J Parasitol 87:413 – 418.
10.

Lương Văn Định, Trương Quang Ánh, Nguyễn Văn Hinh (2007) Nghiên
cứu tình hình nhiễm giun truyền qua đất và đánh giá sự tái nhiễm sau can
thiệp bằng Mebendazole ở trẻ em xã Hồng Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế 2005-2006. Chuyên đề kí sinh trùng, Y Học Thành Phố Hồ Chí
Minh 2007. Phụ bản số 2. Tập 11:24 – 30.

11.

Nguyễn Thị Việt Hòa, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn
Thị Mai, Hoàng Văn Tân (2004) Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình tẩy
giun hàng loạt đến sự phát triển thể lực ở học sinh tiểu học (6-11 tuổi). Tạp
chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng Số 1 - 2004:89 – 98.

12.

Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hồ Thiên Thư (1999) Mebendazole đơn liều
(Fugacar 500mg) trong điều trị hàng loạt giun đường ruột ở học sinh cấp 1 xã Tân Thông Hội huyện Củ Chi. Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, khóa

1993 – 1999, Trung tâm Đào Tạo & BDCB Y Tế TP.HCM.

13.

Nhữ Thị Hoa, Đặng Thị Thanh Tuyền, Thái Quang Tùng, Phùng Đức
Thuận (2006) Hiệu quả điều trị giun móc của Albendazole 400mg đơn liều
tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TR.HCM từ 7/2006 đến 9/2006. Y Học
TPHồ Chí Minh Tập 12 - số 2 - 2008:92 – 97.

14.

Sorensen E, Ismail M, Amarasinghe D. K (1996) The efficacy of three
anthelmintic drugs given in a single dose. Ceylon Med J 41:42 – 45.

15.

WHO (2007). Schistosomiasis and soil transmitted helminths country
profile - Viet Nam. 1-12.

[*]

Bộ môn Ký Sinh – Vi Nấm Học, Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch,
TP. HCM

16



×