Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.11 KB, 10 trang )

I. Khái quát về bảo lãnh ngân hàng
1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng:
Dưới góc độ kinh tế học, bảo lãnh ngân hàng thường được quan niệm là một
nghiệp vụ cấp tín dụng, bởi lẽ thông qua nghiệp vụ bảo lãnh, TCTD có thể giúp
khách hàng thỏa mãn nhu cầu về vốn của mình trong kinh doanh hoặc trong tiêu dùng.
Dưới góc độ pháp lý, bảo lãnh ngân hàng là: (Ở Việt Nam, theo khoản l2, điều
20, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, sửa đổi bổ sung năm 2004 )
“Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng với bên có quyền về
việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng; khi khách hàng không thực
hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng đã nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số
tiền đã được trả thay. Trong kinh doanh ngày nay, bảo lãnh ngân hàng luôn được xem
như tấm Giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán trả chậm.
Việc này không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của bạn mà các đối tác kinh doanh
cũng sẽ có cơ sở để tin tưởng doanh nghiệp của bạn hơn”.
Phân tích định nghĩa: định nghĩa này đề cập tới 2 nội dung:
Một là, trong bảo lãnh ngân hàng, tồn tại cam kết bằng văn bản giữa tổ chức tín
dụng (người bảo lãnh) với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) về việc người bảo lãnh
sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho khách hàng (người được bảo lãnh khi người này
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên có quyền). Nội dung
này thể hiện bản chất pháp lý của bảo lãnh ngân hàng, chính là một biện pháp bảo
đảm nghĩa vụ dân sự.
Hai là, khách hàng phải nhận nợ với TCTD và có nghĩa vụ hoàn trả cho TCTD
số tiền đã được trả thay. Đây là một trong những lý do mà ng ta cho rằng bảo lãnh
ngân hàng có tính chất như là 1 nghiệp vụ cấp tín dụng.
2. Đặc trưng cơ bản của bảo lãnh:
Thứ nhất, về bản chất pháp ly, bảo lãnh ngân hàng là 1 giao dịch thương mại
đặc thù.
Tính chất thương mại trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng của TCTD thể hiện ở
chỗ:
Chủ thể của hoạt động bảo lãnh ngân hàng do chính các TCTD (với tư cách là
thương nhân) thực hiện thực hiện trên thị trường.


Mục tiêu thu lợi nhuận và có tính chất chuyên nghiệp như một nghề nghiệp kinh
doanh.
Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Tính đặc thù của hoạt động bảo lãnh ngân hàng được thể hiện ở chỗ:
Một mặt bảo lãnh ngân hàng do các TCTD thực hiện một cách chuyên nghiệp,
mặt khác khi thực hiện hoạt động bảo lãnh có tính chất chuyên nghiệp như vậy, các
TCTD phải sử dụng đến những kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhằm đảm
bảo sự an toàn cho đồng vốn của mình bỏ ra khi chấp nhận đóng vai trò ng thực hiện
nghĩa vụ tài sản thay cho khác hàng. Cũng vì lý do này mà hoạt động bảo lãnh chuyên


nghiệp của các TCTD luôn được nhà làm luật nhìn nhận như là 1 hoạt động kinh
doanh có điều kiện, ví dụ như phải được cấp giấy phép hoạt động bởi cơ quan nhà
nước có thẩm quyền (Ngân hàng nhà nước VN) và phải có vốn pháp định theo quy
định của pháp luật.
Hoạt động kinh doanh bảo lãnh ngân hàng thường chịu sự chi phối của một số quy tắc
pháp lý đặc thù, chỉ áp dụng riêng cho hành vi bảo lãnh có tính chất chuyên nghiệp
của các TCTD như quy tắc về thủ tục bảo lãnh, phí bảo lãnh, giới hạn bảo lãnh và các
chế tài áp dụng đối với bên vi phạm cam kết trong bảo lãnh ngân hàng…
Thứ 2, về chủ thê, Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do loại chủ thể
đặc biệt thực hiện là TCTD (trong đó chủ yếu là ngân hàng thực hiện).
Vì: bản thân hoạt động bảo lãnh ngân hàng vốn dĩ là loại kinh doanh có độ rủi ro
cao, chỉ có các TCTD kinh doanh ngân hàng chuyên nghiệp thì mới có đủ các điều
kiện về vốn, trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ và kinh nghiệm kinh doanh trên
thương trường
Thứ 3, trong bảo lãnh ngân hàng, TCTD không chỉ có tư cách của người bảo
lãnh mà còn có thêm tư cách của nhà kinh doanh
Thứ 4, giao dịch bảo lãnh ngân hàng, Có mục đích và hệ quả tạo lập 2 hợp
đồng, gồm hợp đồng bảo lãnh và HĐ bảo lãnh/ cam kết bảo lãnh.

Hai hợp đồng này tuy có mối liên hệ nhân quả với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau
nhưng lại hoàn toàn độc lập với nhau cả về phương diện chủ thể cũng như phương
diện về quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.
Mối quan hệ nhân – quả giữa hai hợp đồng này thể hiện ở chỗ: việc ký kết hợp đồng
dịch vụ bảo lãnh là nguyên nhân, đồng thời là cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng bảo
lãnh và ngược lại, việc ký kết hợp đồng bảo lãnh là hệ quả của hợp đồng dịch vụ bảo
lãnh, đồng thời là 1 phương thức để thực hiện hợp đồng dịch vụ bảo lãnh.
Tính độc lập giữa hai hợp đồng này thể hiện ở chỗ:
Hợp đồng này vô hiệu k thể đương nhiên làm cho hợp đồng kia vô hiệu và
ngược lại.
Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng này k thể bị phụ
thuộc và chi phối bởi việc thực thi quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kia và
ngược lại.
Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh bị tuyên bố vô hiệu sau khi hợp đồng bảo lãnh đã
được ký kết thì hậu quả pháp lý xảy ra cho hợp đồng bảo lãnh và các chủ thể của hợp
đồng đó là như thế nào?
Hợp đồng bảo lãnh vẫn có hiệu lực, trừ khi việc ký kết hợp đồng bảo lãnh vi
phạm các điều kiện có hiệu lực nói chung đã được quy định trong Điều 122 Bộ luật
dân sự 2005.
Thứ 5, giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai hay ba
bên mà là giao kép. Vì:
Để đạt được mục đích và động cơ chủ yếu của mình là phát hành thư bảo lãnh
theo yêu cầu của khách hàng và gửi cho bên có quyền – bên nhận bảo lãnh để nhận


thêm tiền thù lao dịch vụ (phí bảo lãnh) thì TCTD k thể k tiến hành ký kết cả hai loại
hợp đồng theo thứ tự: hợp đồng dịch vụ bảo lãnh được ký kết trước và hợp đồng bảo
lãnh được giao kết sau.
Thứ tự này thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa 2 hợp đồng, trong đó hợp đồng
dịch vụ bảo lãnh đóng vai trò là cơ sở pháp lý để TCTD ký kết hợp đồng bảo lãnh;

còn hợp đồng bảo lãnh được ký kết là nhằm thực hiện nghĩa vụ của TCTD đã phát
sinh trong hợp đồng dịch vụ bảo lãnh (ở đây được hiểu là nghĩa vụ phát hành thư bảo
lãnh).
Việc TCTD giao kết hai hợp đồng này tuy đều nhằm hướng tới 1 mục đích chung
và có động cơ thống nhất nhưng điều này, cũng mặt khác phản ánh sự độc lập của 2
hành vi pháp lý khác nhau, dù rằng cả 2 hành vi này đều do 1 chủ thế là TCTD thực
hiện trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng.
Thứ 6, theo thông lệ quốc tê, bảo lãnh ngân hàng là giao dịch không thể đơn
phương hủy ngang bởi những người đại diện có thẩm quyền của TCTD bảo lãnh.
Tính chất không thể hủy ngang của hợp đồng bảo lãnh được thể hiện ở chỗ, sau khi
cam kết bảo lãnh hay thư bảo lãnh đã được phân phát hợp lệ bởi 1 TCTD, không 1 cơ
quan nào (ví dụ như Chủ tịch hội đồng quản trị hay Tổng giam đốc hoặc Giám đốc chi
nhánh…) có thể lấy danh nghĩa đại diện cho TCTD phát hành bảo lãnh để tuyên bố
đơn phương hủy bỏ cam kết bảo lãnh, trừ khi tuyên bố này được sự chấp nhận của ng
nhận bảo lãnh.
Ý nghĩa: nguyên tắc này đảm bảo cho người nhận bảo lãnh có thể được yên tâm
đòi tiền TCTD bảo lãnh khi đến hạn của nghĩa vụ được bảo lãnh mà ng được bảo lãnh
không thực hiện nghĩa vụ của họ, bằng cách xuất trình chứng cứ về việc người được
bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ đối với mình.
Đặc điểm này chưa được phản ánh trong pháp luật thực định VN về bảo lãnh nói
chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng, khiến cho chế định về bảo lãnh ngân hàng
trong pháp luật VN thiếu sự tương đồng với chế định về bảo lãnh ngân hàng trong
pháp luật các nước cũng như pháp luật quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế.
Thứ 7, bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên
chứng từ:
- Tính chất chứng từ của bảo lãnh được thể hiện ở chỗ:
+ Khi TCTD phát hành cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) cũng như khi người
nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa của người bảo lãnh, các chủ thể này đều bắt buộc phải
thiết lập bằng văn bản.
+ Những văn bản này không chỉ là bằng chứng chứng minh quyền và nghĩa vụ

của các bên tham gia giao dịch bảo lãnh mà còn là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện
quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình đối với bên kia.
- Khi người nhận bảo lãnh yêu cầu TCTD bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho
người bảo lãnh, họ phải xuất trình các chứng từ phù hợp với nội dung cam kết bảo
lãnh thì được trả tiền; ngược lại, TCTD bảo lãnh cũng phải dựa vào văn bản bảo lãnh


(là 1 loại chứng từ) do mình phát hành và đối chiếu với các chứng từ do người nhận
bảo lãnh thết lập và xuất trình để xác định việc đòi tiền của người nhận bảo lãnh có
hợp lệ không và mình có phải trả tiền theo yêu cầu đó hay không.
- Ý nghĩa: bảo đảm quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các bên giao dịch và
nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tính kỷ luật của hợp đồng, trên cơ sở đó tạo
dựng 1 môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và an toàn, hiệu quả cho các
TCTD.
Thứ 8, BLNH là loại bảo lãnh vô điều kiện (bảo lãnh độc lập).
- Tính chất vô điều kiện của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ, TCTD bảo lãnh
phải thực hiện nghĩa vụ đối với người nhận bảo lãnh ngay sau khi người này đã xuất
trình các chứng từ phù hợp với nội dung của thư bảo lãnh hay cam kết bảo lãnh do
TCTD phát hành, mà không phụ thuộc vào việc người được bảo lãnh có khả năng tự
thực hiện nghĩa vụ của họ hay không.
- Ý nghĩa: là đảm bảo tương đối chắc chắn cho người có lợi ích của người nhận
bảo lãnh, đồng thời cũng là lợi thế của bảo lãnh ngân hàng so với các hình thức bảo
lãnh khác không phải do TCTD thực hiện.
- Khi ngân hàng thực hiện bảo lãnh thì các quan hệ sau đây phát sinh:
- Thứ nhất, quan hệ giữa ngân hàng với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh).
- Thứ hai, quan hệ dịch vụ bảo lãnh giữa tổ chức tín dụng với khách hàng (bên có nghĩa vụ với
bên nhận bảo lãnh) phát sinh do thoả thuận giữa các bên trong việc tổ chức tín dụng sẽ thực
hiện nghĩa vụ thay khách hàng và nghĩa vụ hoàn trả của khách hàng với tổ chức tín dụng.

Trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng thường tồn tại 3 chủ thể đó là: bên bảo lãnh (Tổ chức tín

dụng), bên được bảo lãnh (Khách hàng), bên nhận bảo lãnh (bên cho vay)
1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng ( ngân hàng) bảo lãnh.
Theo Điều 58 Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành, bên bảo
lãnh trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là những tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện
theo luật định. Các tổ chức tín dụng này bao gồm ngân hàng thương mại nhà nước, ngân
hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng hợp tác, ngân hàng chính sách và


một số tổ chức tín dụng khác được ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo
lãnh đối với khách hàng.
Pháp luật quy định mỗi tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh
chuyên nghiệp đối với khách hàng khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách
hàng
- Có đăng kí kinh doanh nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và nghiệp vụ này phải được
ghi rõ trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh được cấp
Khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, do TCTD phải giao kết cả hai loại hợp đồng với
hai chủ thể khác nhau. Vì thế, TCTD bảo lãnh sẽ có hai tư cách pháp lý khác nhau trong hai
quan hệ hoàn toàn độc lập.
1.1 Trong quan hệ hợp đồng độc lập bảo lãnh với khách hàng sử dụng dịch vụ bảo
lãnh do TCTD có tư cách là bên cung ứng dịch vụ bảo lãnh nên sẽ có quyền và nghĩa vụ khác
nhau.
+ Quyền yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu thông tin về khả năng tài chính và
những tài liệu khác liên quan đến việc được bảo lãnh. Cơ sở khoa học của việc quy định
quyền năng pháp lý này là cho TCTD chính là nhằm đảm bảo an toàn về phương diện quyền
lợi cho TCTD, đồng thời cũng nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn cho hoạt động kinh doanh
của ngân hàng trong nền kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm hợp đồng cho bên khách hàng
đề nghị bảo lãnh.
+ Quyền yêu cầu khách hàng đề nghị bảo lãnh phải có sự đảm bảo bằng tài sản cho

nghĩa vụ hoàn trả lại của họ đối với mình. Việc quy định như trên nhằm mục đích chính là bảo
đảm quyền và lợi ích chính đáng của TCTD thực hiện bảo lãnh.
+ Quyền yêu cầu khách hàng được bảo lãnh thanh toán tiền phí dịch vụ bảo lãnh cho
mình theo thỏa thuận trong hợp đồng cấp bảo lãnh, sau khi đã phát hành thư bảo lãnh và gửi
cho bên nhận bảo lãnh. Pháp luật quy định quyền năng này cho TCTD là vì theo thỏa thuận
trong hợp đồng cấp bảo lãnh thì TCTD phải phát hành thư bảo lãnh để gửi cho bên nhận bảo
lãnh vì quyền lợi của khách hàng bảo lãnh, do đó TCTD đương nhiên có quyền đòi hỏi bên
hưởng dịch vụ phải thanh toán cho mình số tiền công dịch vụ là phí bảo lãnh.


+ Quyền kiểm soát thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh, quyền năng này được
pháp luật trao cho TCTD là vì, khi cam kết bảo lãnh cho nghĩa vụ tài sản của khách hàng đối
với bên có quyền, TCTD bảo lãnh phải đem uy tín và tài sản của mình ra để phục vụ khách
hàng được bảo lãnh nên theo lẽ công bằng họ có quyền được pháp luật bảo hộ như đối với một
chủ nợ. Việc trao quyền năng này chính là đã giúp cho TCTD bảo lãnh có phương tiện pháp
lý để tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi tham gia quan hệ hợp đồng cấp bảo lãnh.
+ Quyền từ chối bảo lãnh đối với các khách hàng không đủ điều kiện bảo lãnh. Quyền
năng này được quy định nhằm đảm bảo nguyên tắc quyền tự do kinh doanh của TCTD, đồng
thời đề cao tính tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh trên
thương trường.
+ Nghĩa vụ phát hành thư bảo lãnh gửi cho bên nhận bảo lãnh hoặc ký hợp đồng bảo
lãnh với bên nhận bảo lãnh vì quyền lợi của khách hàng được bảo lãnh. Nghĩa vụ này nhằm
phục vụ quyền và lợi ích của khách hàng được bảo lãnh chỉ khi nào TCTD đã thực hiện xong
nghĩa vụ này thì họ mới có quyền yêu cầu bên hưởng dịch vụ bảo lãnh thanh toán số tiền công
là phí dịch vụ bảo lãnh.
+ Nghĩa vụ thực hiện cam kết khác trong hợp đồng cấp bảo lãnh đã ký kết với khách
hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh. Nghĩa vụ này không phải là nghĩa vụ chính của bên cung ứng
dịch vụ bảo lãnh nhưng cũng có tác dụng bảo đảm quyền lợi cho khách hàng sủ dụng bảo lãnh
và đề cao tính kỉ luật hợp đồng của các bên thm gia gao dịch.
1..2 Trong quan hệ hợp đồng bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh người nhận bảo lãnh.

Nghĩa vụ thực hiện trả tiền thay khách hàng được bảo lãnh đối với người nhận bảo
lãnh, khi việc đòi tiền của người nhận bảo lãnh hợp với các điều kiện thực hiện nghĩa vụ như
đã ghi trong cam kết bảo lãnh.
Quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ của người người bảo lãnh, cơ sở khoa học của việc
quy định quyền này là ở chỗ mặc dù người bảo lãnh đã cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho
người được bảo lãnh nhưng nếu việc đòi tiền của người nhận bảo lãnh không đảm bảo cơ sở
pháp lý và không phù hợp với các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như đã cam kết thì
người bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng


Một chủ thể khác trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng là bên được bảo lãnh. Theo quy định
tại Khoản 5 Điều 2 Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN thì “Bên được bảo lãnh” là khách
hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh, quy định tại Điều 4 của Quy chế này. Khoản 1 Điều 4
quy định khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân trong nước và
nước ngoài. Như vậy, trừ những chủ thể được quy định từ điểm a đến điểm d của khoản 1
Điều 4 Quy chế bảo lãnh ngân hàng là thì các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài
đều có thể trở thành khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh. Khách hàng có thể được bảo
lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình. Khách hàng sẽ được tổ chức tín dụng xem xét
và quyết định bảo lãnh khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 8 Quy chế bảo lãnh ngân
hàng.
Nếu như Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 tại Điều khoản về khách hàng được quy định
rất cụ thể, chi tiết thì quy định về khách hàng của Quyết định số 26/2006 mở rộng hơn, khách
hàng lúc này là tất cả các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Quyết định số
26/2006 còn quy định cụ thể các trường hợp không được tổ chức tín dụng bảo lãnh. Ví dụ,
Khoản 1 Điều 4 quy định:
“ Tổ chức tín dụng không được bảo lãnh đối với những người sau đây:
a. Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng
Giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;
b. Cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng đó thực hiện thẩm định, quyết định bảo lãnh;

c. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc
(Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc); ….”
Với tư cách là bên được bảo lãnh, khách hàng có những quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều
26 Quy chế bảo lãnh ngân hàng như sau:
Quyền của khách hàng được quy định tại Khoản 1 Điều 26 Quyết định số 26/2006 thì như
sau:
a. Đề nghị tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh cho mình:
Đó là quy định mới về quyền của khách hàng, chỉ khi họ có đầy đủ các điều kiện theo luật
định thì họ mới có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh cho mình.
b. Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thoả thuận trong Hợp
đồng cấp bảo lãnh:
Quy định này đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Họ là người trực tiếp có quyền và lợi ích
liên quan tới hợp đồng bảo lãnh. Khi tổ chức tín dụng không thực hiện đúng cam kết sẽ làm
ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng. Vậy nên, quyền yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng
cam kết trước hết sẽ ngăn ngừa được tiêu cực xảy ra. Thêm vào đó, khi có sai phạm xảy ra thì
quyền lợi cảu khách hàng vẫn được đảm bảo đúng theo hợp đồng. So với Quyết định
283/2000 thì Quyết định số 26/2006 đã gộp điểm a và b Khoản 1 Điều 19 Quyết định


283/2000 thành điểm b Khoản 1 Điều 26, quy định như vậy không quá dài dòng mà vẫn đủ ý,
thể hiện sự tiến bộ của pháp luật hiện hành.
Khi quyền lợi thứ hai của khách hàng bị xâm phạm, họ sẽ có quyền thứ ba nữa. Đó là:
c. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi tổ chức tín dụng vi phạm nghĩa vụ đã
cam kết.
Trong trường hợp tổ chức tín dụng thực hiện không đúng các thoả thuận với bên được bảo
lãnh về các điều khoản trong hợp đồng bảo lãnh, để quyền lợi của mình được đảm bảo, khách
hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện theo quy định trên.
Ở đây có sự thay đổi so với điểm c Khoản 1 Điều 19 Quyết định 283/2000:
“c. Khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu tổ chức tín dụng vi phạm Hợp đồng
bảo lãnh.” Quyết định số 26/2006 đã quy định theo hướng mở rộng hơn về trường hợp khách

hàng được khởi kiện tổ chức tín dụng, không chỉ là khi tổ chức tín dụng vi phạm hợp đồng mà
khi tổ chức tín dụng vi phạm một trong các nghĩa vụ đã cam kết là khách hàng có thể thực
hiện quyền khởi kiện của mình.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, khách hàng có thêm quyền sau:
d. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình nếu được các có liên quan chấp
thuận bằng văn bản:
Đây có thể là tất cả các quyền đã nêu ở trên, hoặc cũng có thể là một số quyền khác mà khi
thỏa thuận hợp đồng các bên đã xây dựng. Quy định này cũng được mở rộng hơn so với quy
định tại điểm d Khoản 1 Điều 19 Quyết định 283/2000: “d. Có thể chuyển nhượng quyền,
nghĩa vụ của mình cho bên khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của Quy chế này nếu
được bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh chấp thuận băng văn bản.”
Song song với quyền lợi luôn là nghĩa vụ. Khách hàng có năm nghĩa vụ được quy định tại
Khoản 2 Điều 26 Quyết định số 26/2006 như sau:
“a. Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các tại liệu và các thông tin theo yêu cầu của
tổ chức tín dụng bảo lãnh.
b. Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
c. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận.
d. Nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, bao gồm cả
gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
e. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch
bảo lãnh cho tổ chức tín dụng bảo lãnh.”
Các quy định về nghĩa vụ của khách hàng đều ngắn gọn, súc tích hơn so với quy định cũ về
nghĩa vụ của khách hàng trong Quyết định 283/2000. Mục đích của quy định về nghĩa vụ
khách hàng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của bên nhận bảo lãnh (tổ chức tín
dụng).


Quy định của pháp luật hiện hành đã có những thay đổi so với các quy định trước đây. Việc
quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của khách hàng là hợp lý; khá đầy đủ và chặt chẽ, theo
hướng mở rộng và tôn trọng sự thoả thuận của các bên, tạo được sự chủ động cho các chủ thể

trong bảo lãnh ngân hàng.
Nhờ vào việc quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong bảo lãnh ngân hàng
mà các tranh chấp liên quan đến bảo lãnh ngân hàng sẽ hạn chế nảy sinh. Bên cạnh đó góp
phần làm cho bảo lãnh ngân hàng trở thành công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của khách hàng
cũng như ngân hàng nhận bảo lãnh.
Việc xem xét quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể trong quan hệ bảo lãnh có ý nghĩa thực
tiễn quan trọng, từ đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn bản chất của bảo lãnh ngân hàng.
Tóm lại, Quy chế bảo lãnh ngân hàng sau nhiều lần được sửa đổi, bổ sung đã đạt được
những bước tiến đáng kể về kỹ thuật lập pháp, tính thực tiễn cao, tạo điều kiện cho các chủ thể
tham gia quan hệ bảo lãnh ngân hàng được thuận lợi, có sự bảo đảm vững chắc.
3. Bên nhận bảo lãnh:
Bên nhận bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng là các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của tổ chức tín dụng.- Khoản 6 điều 2 Quyết định
26/2006 về ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.
- Điều kiện là chủ thể:
Khi tham gia quan hệ bảo lãnh ngân hàng, bên nhận bảo lãnh phải thỏa mãn một số
điều kiện sau:
+ Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
+ Có các yếu tố và tài liệu hay bằng chứng khác chứng minh quyền chủ nợ trong một
nghĩa vụ cần bảo đảm. Trên thực tế, điều kiện này thường được bên bảo lãnh đưa ra nhắm bảo
vệ quyền lợi cảu mình khi giao kết hợp đồng bảo lãnh. Trong một vài trường hợp thực tế, bên
nhận bảo lãnh khó thỏa mãn được điều kiện này vì họ thường không muốn giao kết hợp đồng
với khách hàng chừng nào khách hàng đó chưa có sự bảo lãnh chắc chắn của người thứ ba.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh:
Quyền của bên nhận bảo lãnh không tự động xác lập khi có quan hệ bảo lãnhDo trong
mối quan hệ hợp đồng bảo lãnh với tổ chức tín dụng bảo lãnh, người nhận bảo lãnh phải
chứng minh họ là chủ nợ của khách hàng được bảo lãnh, do đó họ mới có thể thiết lập tư cách


là chủ nợ đồng thời của TCTD bảo lãnh – với tư cách là người có nghĩa vụ “dự bị”. Chỉ với tư

cách là chủ nợ của khách hàng được bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh mới có quyền yêu cầu
TCTD bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh khi người này không thực
hiện đúng nghĩa vụ của họ đối với mình.
Nghĩa vụ vủa bên nhận bảo lãnh là phải chứng minh rằng người được bảo lãnh đã không thực
hiện được nghĩ vụ của họ đối với mình. Việc chứng minh này dễ hay khó?

Qua việc xem xét các quy định hiện hành về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng bl, có thể thấy
rằng các quy định này mới chỉ tập trung quy định các quyền và nghĩa vụ cảu ngân hàng và
khách hàng trong quan hệ hợp đồng dịch vụ BL, giữa ngân hàng BL và bên được BL. Sự thiếu
vắng những quy định cụ thể về trách nhiệm của ngân hàng Bl trong việc đưa ra cam kết BL
với bên nhận bảo lãnh cũng như trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ BL dẫn đến khó khăn cho
bên nhận BL trong việc yêu cầu ngân hàng BL thực hiện nghĩa vụ Bl

Tài liệu tham khảo:
1.
Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày
26/6/2006 về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng;
2.
Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng;
3.
Ngô Thị Hà, Hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam theo xu
hướng hội nhập quốc tế, khoá luận tốt nghiệp, H, 2004;
4.
Nguyễn Thành Long, Những vấn đề pháp lý về bảo lãnh ngân hàng, luận án
thạc sĩ luật học, H, 1999;
5.
Nguyễn Thị Thu Hường, Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng của các tổ chức tín
dụng, thực trạng và kiến nghị, khoá luận tốt nghiệp, H, 2009;
6.

Tạ Thị Hồng An, Pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam, khoá
luận tốt nghiệp, H, 2007;



×