Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận vai trò của tài chính công trong điều tiết vĩ mô về mặt xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.55 KB, 17 trang )

Đề tài : Vai trò của tài chính công trong điều tiết vĩ mô về mặt xã hội
I.Cơ sở lý luận
1.Tài chính công là gì?
Xét về mặt hình thức, tài chính công là các hoạt động thu , chi tiền tệ
của nhà nước gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tài chính công
nhằm đáp ứng các nhu cầu thực hiện chức năng của nhà nước trong việc cung
cấp hàng hóa công xã hội.
Xét về mặt bản chất, tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế
trong phân phối nguồn tài chính quốc gia phát sinh giữa các cơ quan công
quyền của nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế nhằm thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa dịch vụ công
cho xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận.
2.Vai trò của tài chính công về mặt xã hội
Vai trò của tài chính công luôn gắn liền với vai trò của nhà nước trong
từng thời kì nhất định. Mỗi nhà nước đều có sứ mạng riêng, có những quan
điểm khác nhau việc quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế- xã hội từ đó
tài chính công là một trong những công cụ được nhà nước sử dụng nhằm thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước phù hợp với từng thời kì.
Về mặt xã hội: tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thực
hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề về xã hội.
Nhờ có tài chính công nhà nước mới có thể duy trì và tăng cường sức
mạnh của mình , tài chính công đã tạo nguồn tài chính một cách kịp thời để
đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên của nhà nước từ đó nhà nước mới có
thể thực hiện tốt những nhiêm vụ của mình như chi tiêu cho an ninh quốc
phòng, quân đội để đảm bảo an ninh xã hội giúp người dân có thể sống bình
yên, trong hòa bình độc lập .Tài chính công còn giúp mọi người có thể được
hưởng những hàng hóa công miễn phí hoặc với mức giá rất nhỏ có thể thỏa
mãn nhu cầu cho những người có thu nhập thấp trong xã hội. Đồng thời tài
chính công còn góp phần đảm bảo công bằng xã hội qua việc chi tiêu để bảo



đảm sự tồn tại của cảnh sát, tòa án… góp phần hỗ trợ cho những người gặp
khó khăn trong cuộc sống như người già neo đơn, trẻ em mồ côi khuyết tật
không nơi nương tựa, những gia đình chính sách có công với cách mạng…
những người bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, những vùng thiên tai
bão lũ… Thực hiện những chính sách phát triển như phủ xanh đất trống đồi
núi trọc , chi tiêu cho giáo dục… Thực hiện những chính sách nhằm tăng phúc
lợi xã hội như chi cho y tế. phòng chống tệ nạn xã hội....
3.Công cụ để tài chính công điều tiết vĩ mô về mặt xã hội
3.1 Thuế
Thuế là công cụ quan trọng trong vấn đề điều chỉnh thu nhập của dân
cư.Kinh tế càng tăng trưởng, chênh lệch thu nhập giữa các dân cư, các vùng,
miền ngày càng gia tăng.Để thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt khoảng
cách giữa người giàu và người nghèo, chính phủ sử dụng tài chính công thông
qua công cụ thuế
3.2 Chi tài chính công
Chi tài chính công thông qua các chính sách trợ cấp, trợ giá, chi các
chương trình mục tiêu ...sẽ làm giảm bớt khó khăn của những người có thu
nhập thấp.Đồng thời nhà nước với chức năng của mình sử dụng chi tài chính
công để thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội thông qua việc tài trợ cho phát
triển các dịch vụ công cộng thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế đặc biệt là
tài trợ cho các chương trình chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình;
phòng chống các tệ nạn xã hội, hỗ trợ tài chính cho giải quyết việc làm....
II.Thực trạng
1.Thuế
Thuế là công cụ giúp nhà nước thực hiện mục tiêu xã hội.Tùy theo thứ
tự ưu tiên của mục tiêu xã hội mà nhà nước theo đuổi, thuế có vai trò giảm
bớt khoảng cách thu nhập giữa tầng lớp giàu có với những người nghèo trong
xã hội ở mức độ khác nhau.Vai trò điều chỉnh thu nhập được thực hiện thông
qua cả thuế trực thu và gián thu.



Trước hết, thuế trực thu mà cụ thể là thuế thu nhập cá nhân với thuế
suất lũy tiến từng phần có vai trò điều tiết mạnh thu nhập của những người có
thu nhập cao và điều tiết ở mức hợp lý đối với cá nhân có thu nhập trung
bình.Việc thu thuế này vừa tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước lại vừa
thực hiện được công bằng xã hội và giảm bớt một phần nào đó khoảng cách
giàu nghèo.
Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng góp phần điều chỉnh thu nhập của
các chủ thể đầu tư thông qua thuế suất tỷ lệ ổn định.Thuế thu nhập doanh
nghiệp được đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp nào
thu được lợi nhuận càng lớn thì số thuế phải nộp càng nhiều.
Bên cạnh đó, các loại thuế gián thu như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá
trị gia tăng, thuế suất nhập khẩu có vai trò điều tiết thu nhập thực tế có khả
năng thanh toán của dân cư bằng việc đánh thuế cao đối với hàng hóa, dịch vụ
cao cấp, đánh thuế thấp đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đảm bảo đời sống
dân cư.Một ví dụ điển hình đó là việc đánh thuế cao đối với mặt hàng ô tô
( một thứ hàng hóa mà chỉ những người có thu nhập cao mới mua được), mặt
hàng này phải chịu thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc
biệt với thuế suất rất cao.Trong khi đó những mặt hàng lương thực, thực phẩm
( những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống) lại bị đánh thuế rất ít hoặc không
đánh thuế.
Top 10 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất năm
2010: (nguồn:Bộ tài chính)
Thứ
hạng
1

2

TÊN DOANH NGHIỆP -


TÊN TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT
CÔNG TY THÔNG TIN DI
ĐỘNG

VIETNAM
TELECOM

MOBILE
SERVICES

COMPANY
TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG VIETTEL CORPORATION

QUÂN ĐỘI


TCT KHÍ VIỆT NAM -

3

CÔNG TY TNHH MTV
NGÂN

4

PETROVIETNAM
CORPORATION

JOINT

HÀNG

TẬP ĐOÀN

6

NGHIỆP THANSẢN VIỆT NAM
NGÂN
HÀNG

7

TRADE

VIETNAM
KHÍ PETROVIETNAM

DẦU

VIỆT NAM
TẬP
ĐOÀN

STOCK

TMCPCOMMERCIAL BANK FOR

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM FOREIGN


5

GAS

OF
OIL

AND GAS GROUP
CÔNG VIETNAM
NATIONAL
KHOÁNGCOAL

-

MINERAL

INDUSTRIES GROUP
NÔNG AGRICULTURAL

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNDEVELOPMENT BANK OF
NÔNG THÔN VIỆT NAM
NGÂN

8

HÀNG

TMCP


CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

VIETNAM
VIETNAM JOINT STOCK
COMMERCIAL BANK FOR

INDUSTRY AND TRADE
CÔNG TY TNHH BẢO PRUDENTIAL VIETNAM

9

HIỂM

10

NHÂN

THỌ

PRUDENTIAL VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH LIÊN

PHU

MY

HUNG

DOANH PHÚ MỸ HƯNG
CORPORATION

Thứ nhất, các doanh nghiệp nhà nước lớn, chủ yếu là các tập đoàn và

tổng công ty nhà nước, vẫn là những doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh
nghiệp lớn nhất tại Việt Nam, chiếm đại đa số Top 10 Doanh nghiệp đứng đầu
Bảng xếp hạng V1000.
Thứ hai, ngành viễn thông là ngành có tổng lợi nhuận rất lớn so với
các ngành kinh tế khác trong 3 năm qua. Do vậy, các doanh nghiệp viễn thông
lớn đã đứng ở các vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng V1000. Sát theo đó, 3
ngành nổi bật chiếm tỷ trọng lớn vào Ngân sách Nhà nước trong Bảng xếp


hạng V1000 là các ngành Xây dựng - vật liệu xây dựng, Bất động sản, Ngân
hàng.
Thứ ba, chiếm thứ hạng cao và áp đảo trong Bảng xếp hạng là các doanh
nghiệp thuộc hai thành phố đầu tàu của cả nước là Hà Nội và TP.HCM, với tỷ
trọng lần lượt là 22,5% và 37,6%. Hai tỉnh phía Nam là Đồng Nai và Bình
Dương cũng có nhiều doanh nghiệp lọt vào Bảng xếp hạng V1000, tương ứng
là 7,8% và 6,6%. Các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt
khó khăn hầu như không có doanh nghiệp lọt vào Bảng xếp hạng V1000.
Thứ tư, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang có tính tập trung khá cao và phụ
thuộc nhiều vào các doanh nghiệp lớn. 200 doanh nghiệp đứng đầu trong
Bảng xếp hạng V1000 đóng góp tới 80% lượng thuế thu được từ 1000 Doanh
nghiệp trong Bảng. Một lần nữa, quy luật vàng 80/20 của Pareto lại đúng một
cách khó lý giải.
Thứ năm, so sánh Bảng xếp hạng V1000 với với Bảng xếp hạng
VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, có thể thấy hầu hết các
doanh nghiệp VNR500 cũng lọt vào Bảng xếp hạng V-1000. Đại đa số Top
100 Doanh nghiệp thuộc Bảng V1000 cũng chính là những doanh nghiệp
thuộc Bảng xếp hạng VNR500.
Điều này thực sự có ý nghĩa bởi nó cho thấy các doanh nghiệp lớn của

Việt Nam không chỉ hoạt động hiệu quả về mặt tạo doanh thu, mà còn hiệu
quả về tạo lợi nhuận, và qua đó đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước qua
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nhà nước lớn, bao gồm cả các tập
đoàn nhà nước, đã kinh doanh không có hiệu quả, và do vậy không lọt vào
Bảng xếp hạng V1000.
Cuối cùng, chỉ riêng với con số thuế thu nhập doanh nghiệp của các
doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng V1000, các doanh nghiệp đã đóng góp
trung bình mỗi năm tới khoảng hơn 7% trong tổng thu Ngân sách nhà nước,


mặc dù con số 1.000 doanh nghiệp chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ trong tổng
số hơn 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
BẢNG DỰ TOÁN THU THUẾ NĂM 2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT
No

Chỉ tiêu

-Bill VND
Dự toán
2010
(Plan
2010)

A

Tổng thu và viện trợ trong năm:


(I+IV+V)
I
Thu thường xuyên: ( II+III)
II
Thu thuế
1
Thuế thu nhập doanh nghiệp
2
Thuế thu nhập cá nhân
3
Thuế nhà đất
4
Thuế môn bài
5
Lệ phí trước bạ
6
Thuế chuyển quyền sử dụng đất
7
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất
8
trong nước
9
Thuế tài nguyên
10
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và TTĐB
11
hàng NKhẩu
12

Các loại thuế khác
Nguồn: Bộ tài chính

Quý I
2010
(QI2010)

461,500

115,820

432,884
404,259
134,220
18,460
1,137
1,106
9,209

107,657
101,041
31,094
4,180
65
250
1,880

123,977

30,740


30,140

7,397

19,478
32

4,141
5

66,500

21,290

2.Lĩnh vực văn hóa
Nhà nước với chức năng của mình sử dụng tài chính công chi cho
lĩnh vực văn hóa
Ngân sách nhà nước về lĩnh vực văn hóa


Năm

Chi cho văn hóa(tỷ
đồng)

2006
2007
2008
2009

2010
3.Giáo dục đào tạo

2024
2374
2440
3200
3520

Chiếm tỷ lệ% trong
tổng chi ngân sách nhà
nước
0,53
0,56
0,47
0,47
0,53

Giáo dục thường được coi là đưa lại những lợi ích ngoại sinh cho một
quốc gia do những nhân công có học vấn thường linh hoạt và năng suất hơn,
và chắc chắn ít khả năng thất nghiệp hơn.Điều này có nghĩa là chi tiêu nhiều
hơn cho giáo dục ngày hôm nay có thể dẫn đến gia tăng những khoản tiết
kiệm của xã hội và cá nhân; giảm bớt chi tiêu vào việc phòng chống tội phạm,
nghèo đói và các vấn đề xã hội khác; cũng như tăng mức độ kỹ năng, tính linh
hoạt và năng suất của lực lượng lao động.
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng
nhanh.Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển
lực lượng sản xuất.Trong bối cảnh đó, giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết
định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia.Đảng và nhà nước ta
đã đặt giáo dục ở vị trí cao.Nghị quyết Trung ương 2 khóa IX đã xác định

phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước.
Trong những năm qua,đầu tư cho sự nghiệp giáo dục tăng lên đáng
kể.Năm 2005, chi cho giáo dục đào tạo chiếm gần 18 % tổng chi ngân sách
nhà nước.Ngoài ra, nhà nước còn huy động được nhiều nguồn vốn khác để
phát triển giáo dục như thông qua phát hành công trái, huy động đóng góp của
nhân dân, của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước.Cơ sở vật chất trong các cơ
sở giáo dục đào tạo được tăng cường đặc biệt là vùng núi, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số.


Giáo dục công lập là ví dụ lớn nhất và đặc trưng nhất về chi tiêu và trợ cấp
của chính phủ cho một dịch vụ được xem là có lợi ích ngoại sinh đáng kể.Đó
là một hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận(một đặc điểm xuyên suốt của
hàng hóa công). Nó hoạt động để cung cấp lợi ích cho mọi người.
Ngoài ra, nhà nước còn có chính sách vay vốn cho sinh viên.Đối
tượng được vay vốn là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào
tạo nghề.
Thủ tướng Chính phủ vừa điều chỉnh mức vốn cho vay đối với học
sinh, sinh viên. Theo đó, mức vốn cho vay tối đa là 860.000 đồng/tháng/học
sinh, sinh viên. Quyết định này điều chỉnh lại mức vốn cho vay (tối đa
800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên) theo quy định tại khoản 1 Điều 5
Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Quyết định mới có hiệu lực kể từ ngày
26/8/2009.Như vậy, Chính phủ quyết định nâng mức cho vay của sinh viên
tăng 60.000 đồng/tháng so với quy định trước đây, bằng mức tăng học phí đại
học mà Chính phủ vừa quyết định từ 180.000đ/tháng - 240.000đ/tháng. Được
biết, sau 2 năm thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi đối với HSSV, doanh

số cho vay đạt 13.517 tỷ đồng với 1.335 nghìn HSSV được thụ hưởng.
Ngân sách nhà nước về lĩnh vực giáo dục
Năm

Chi cho giáo duc(tỷ
đồng)

2006
2007
2008
2009
2010
4.Y tế

42198
53720
54060
78105
84700

Chiếm tỷ lệ% trong
tổng chi ngân sách nhà
nước
11,17
12,7
10,44
11,56
12.,7



Trong lĩnh vực an sinh xã hội, đặc biệt là lĩnh vực y tế, tài chính công
đại diện cho nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ, trợ cấp đảm bảo phúc
lợi xã hội.
Ngân sách nhà nước cho y tế

Năm

Chi

cho

y

tế(tỷ

đồng)
2006
2007
2008
2009
2010

Chiếm % trong toàn
bộ tổng chi ngân sách
nhà nước
3,36
3,88
3,22
4,07
5,16


12685
16425
16643
27479
30055

5.Phòng chống tệ nạn xã hội
Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội luôn là một vấn đề được
quan tâm trong mỗi quốc gia. Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh
thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã
hội, suy thoái giống nòi, dân tộc, văn hóa suy đồi, làm mất tư cách của một
người công dân, làm ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lao động trẻ khi đất nước
đang trong thời kì hội nhập và phát triển.
Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm
là những con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, đại dịch thế
kỷ.Theo thống kê cả nước có gần 140000 người nghiện ma túy.Nhà nước với
chức năng của mình đã sử dụng tài chính công cho công tác phòng chống các
tệ nạn xã hội nhằm hướng đến một xã hội Việt Nam văn minh hơn.
Ngân sách nhà nước chi cho phòng chống tệ nạn xã hội

Năm

Chi

cho

phòng

Chiếm % trong toàn


chống tệ nạn xã hội(tỷ bộ tổng chi ngân sách
đồng)

nhà nước


2006
2007
2008
2009
2010
6.Giải quyết việc làm

28651
26800
35793
62465
60760

7,58
6,34
6,91
9,25
10,44

Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể
thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên
suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã
hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.

Vai trò việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan trọng,
vì vậy để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi nhà nước
phải có những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này.
Dự kiến đến cuối năm 2009, có khoảng 1,51 triệu lượt lao động được
giải quyết việc làm, đạt 88,5% kế hoạch năm và bằng 93,2% so với thực hiện
năm 2008. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2009 ước đạt 7 vạn
người, giảm đáng kể so với con số 8,5 vạn người của năm 2008.
7.Trợ cấp hộ nghèo
Tổng dư nợ của 18 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ước đến cuối năm đạt
76 nghìn tỷ đồng, tăng 45,3% so với năm 2008. Các doanh nghiệp đã hỗ trợ
62 huyện nghèo trên 1.600 tỷ đồng.
Kết quả các nỗ lực chung đó đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống
nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các đối
tượng chính sách, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và giữ
vững ổn định chính trị, xã hội.đặc biệt là đối với người nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo
đến cuối năm 2009 giảm còn khoảng 11%. Tuy nhiên, tình hình suy giảm kinh
tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải quyết việc làm cho người lao
động.


Theo Ban Dân tộc, mỗi năm Nhà nước dành gần chục tỷ đồng thực hiện
Chương trình trợ cước, trợ giá cho 9 huyện miền núi trong tỉnh. Năm 2009,
các đơn vị cung ứng mặt hàng chính sách đã thực hiện với tổng kinh phí hơn
9 tỷ đồng, trong đó huyện Lục Ngạn được hỗ trợ nhiều nhất 2 tỷ đồng, Lục
Nam 1,8 tỷ đồng, Sơn Động 1,3 đồng… Các mặt hàng trợ cước, trợ giá gồm
giống cây trồng như lúa lai, lúa thuần, ngô, lạc, khoai tây và muối iốt. Đến
nay, toàn tỉnh đã cung ứng được 2,3 nghìn tấn muối iốt, 1,1 nghìn tấn ngô lai,
444 tấn lúa lai… Tìm hiểu tại huyện Lục Ngạn, được biết, 9 tháng qua, huyện
đã cung ứng hơn 200 tấn giống lúa, ngô, khoai tây cho các xã đặc biệt khó

khăn với mức giá thấp hơn 15.000 đồng/kg so với giá trên thị trường tại thời
điểm, góp phần giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất. Kết quả
kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy: các mặt hàng cung ứng đều bảo
đảm chất lượng, đúng đối tượng.
8.Trợ cấp đối tượng chính sách
Theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP mới ban hành, kể từ ngày 13/4/2010
tới đây, sẽ mở rộng thêm đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội (BTXH ) với
mức cao hơn khoảng 50% so với quy định cũ tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP
ngày 13/4/2007. Mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội (TCXH) hàng
tháng cũng sẽ tăng thêm 50%, từ 120.000 đồng lên 180.000 đồng (hệ số 1).Do
vậy, với mức hệ số để tính hưởng TCXH đối với từng đối tượng không thay
đổi so với quy định cũ, nhưng mức chuẩn để tính trợ cấp tăng thêm 50% nên
mức trợ cấp cụ thể của từng đối tượng cũng tăng thêm 50%.
Cụ thể, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi
dưỡng... từ 18 tháng tuổi trở lên được hưởng trợ cấp hệ số 1, tương đương
180.000 đ/tháng (quy định cũ là 120.000đ); trường hợp trẻ dưới 18 tháng tuổi,
từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS thì hưởng trợ
cấp hệ số 1,5 tương đương 270.000 đ/tháng (quy định cũ là 180.000đ); còn
trường hợp trẻ dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng, bị nhiễm HIV/AIDS thì hệ
số được hưởng là 2, tương đương 360.000 đ/tháng (hiện hưởng mức


240.000đ)...Trường hợp người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần
phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa
trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm cũng thuộc đối tượng được hưởng
BTXH mà không cần có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi
nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo. Ngoài ra, hộ gia đình có từ 2
người trở lên tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, người mắc bệnh tâm
thần cũng được hưởng BTXH.
Ngoài được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng theo quy định, các đối

tượng BTXH còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hưởng thêm các khoản trợ
giúp như: Các đối tượng đang học văn hoá, học nghề được miễn, giảm học
phí, được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật; khi chết
được hỗ trợ kinh phí mai táng mức 3.000.000 đ/người (tăng thêm 1.000.000đ
so với quy định cũ).
Các đối tượng ở cơ sở BTXH thuộc Nhà nước quản lý ngoài các
khoản trợ giúp trên còn được trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ
cho sinh hoạt đời sống thường ngày; trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông
thường; riêng người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội
mức 250.000 đồng/người/năm (tăng thêm 100.000đ so với trước).
Bên cạnh chế độ trợ giúp thường niên, nhà nước còn có chính sách
trợ giúp đột xuất áp dụng đối với những người, hộ gia đình gặp khó khăn do
hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra.Các đối tượng
này cũng sẽ được hưởng mức trợ cấp cứu trợ cao hơn trước.Cụ thể, mức cứu
trợ đột xuất thấp nhất đối với hộ gia đình có người chết, mất tích là 4.500.000
đ/người (trước là 3.000.000đ); có người bị thương nặng là 1.500.000 đ/người
(trước là 1.000.000đ); nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng hay phải di dời
khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét là 6.000.000 đ/hộ, nếu sống ở vùng
khó vùng khó khăn là 7.000.000đ (trước là 5.000.000đ).
Đối với cá nhân, mức trợ giúp cứu đói vẫn giữ nguyên là 15 kg
gạo/người/tháng, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng. Tuy nhiên, tăng mức trợ


giúp người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết
để chăm sóc từ 1.000.000 đồng/người lên 1.500.000đ/người; đối với người
lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú tăng từ
10000 đồng/người/ngày lên 15000 đồng/ người/ngày.
9.An ninh quốc phòng
An ninh quốc phòng là một trong những loại hàng hóa công mà chỉ có
nhà nước với quỹ tài chính công của mình mới có thể cung cấp.Nhờ có tài

chính công, mỗi công dân Việt Nam được hưởng sự bình yên, hòa bình.
10.Môi trường
Nhà nước đã bỏ ra hàng tỷ đồng để có thể cải tạo môi trường sống cho
chúng ta. Chỉ có tài chính công mới có thể làm được việc này.Cùng với quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là môi trường sống của con
người ngày càng trở nên ô nhiễm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người
cùng các cơ thể sống khác, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con
người.Đất công và lề đường thường bị xả rác nhiều hơn là bãi cỏ trước cửa
nhà riêng, bởi vì không ai sở hữu những khoảng đất công này và chịu trách
nhiệm giữ vệ sinh cho chúng, hay buộc tội những người chiếm đoạt chúng.
Trên thực tế, hầu hết ô nhiễm đều bị thải vào không khí, đại dương và các
dòng sông bởi vì không có cá nhân nào sở hữu các nguồn lực đó có đủ động
cơ cá nhân để bắt những người gây ô nhiễm chịu trách nhiệm về những thiệt
hại họ gây ra. Mặc dù có một số người bỏ thời gian và chịu rắc rối để khởi
kiện những người gây ô nhiễm, thì hầu hết những người khác có rất ít động
lực kinh tế để làm điều đó.
Vai trò của chính phủ trong vấn đề này là cố gắng hiệu chỉnh sự mất
cân bằng đó. Bằng cách can thiệp, chính phủ buộc những người sản xuất và
tiêu dùng sản phẩm đó phải thanh toán cho những chi phí vệ sinh này.
III.Những vấn đề đặt ra trong điều tiết mặt xã hội của tài chính công
- Trong quá trình điều chỉnh thu nhập, tài chính công cần phải đảm bảo
cho các nhà đầu tư có khả năng tích tụ vốn cho đầu tư, khuyến khích phát


triển sản xuất kinh doanh. Khoản ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo
chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được Chính phủ cho phép
áp dụng từ ngày 29/3 cũng chưa hợp lý. Theo quy định, các đơn vị nằm diện
được giảm 30% thuế thu nhập phải là DN nhỏ có vốn điều lệ không quá 10 tỷ
đồng và có số lao động không quá 300 người. Tuy nhiên, trên thực tế, rất
nhiều DN ngành dệt may, da giày có quy mô lao động lên đến vài nghìn người

đang gặp khó khăn lại không được giảm thuế. Nếu cứ giữ quy định như vậy
thì khoản hỗ trợ thuế sẽ không đến đúng đối tượng gặp khó khăn nên Bộ Tài
chính cần xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
- Điều tiết thu nhập của dân cư cần chú ý duy trì mức độ chênh lệch hợp
lý về thu nhập nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân có thu nhập cao chính
đáng được hưởng thu nhập của mình, không cào bằng thu nhập thông qua
phân phối tài chính.Mặt khác, trong chế độ miễn giảm thuế thu nhập cá nhân,
chỉ những người có thu nhập thấp mới được miễn thuế còn những người có
thu nhập cao chỉ được xét miễn giảm một phần.Nên tiếp tục thu thuế đối với
những cá nhân có thu nhập cao thuộc diện điều chỉnh của Pháp lệnh Thuế thu
nhập cao để tránh giảm thu ngân sách, những cá nhân khó khăn thực sự mới
được xét miễn hay giảm thuế.
- Nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng và đơn giản hóa thủ tục hành
chính.Việc cải cách thủ tục hành chính thuế mới tập trung vào việc giảm thời
gian thực hiện thủ tục hành chính, loại bỏ, thay thế, đơn giản hóa thủ tục, hồ
sơ và quy trình thực hiện để thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, mà
chưa đánh giá tác động hiệu quả của việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đối
với yêu cầu bảo đảm quản lý nhà nước (chống thất thu thuế). Hơn nữa, trong
quá trình thực hiện thủ tục hành chính thuế còn nhiều khâu chưa sử dụng số
liệu thông tin cơ bản của từng doanh nghiệp để áp dụng nhiều lần trong quá
trình thực hiện thuế mà phải kê khai, báo cáo số liệu, thông tin cơ bản lặp đi
lặp lại trong từng thủ tục; còn nhiều thủ tục chưa được liên thông giữa các cơ
quan chức năng cũng như khâu này có giá trị để áp dụng cho khâu sau.


- Cần cân nhắc hiệu quả của chính sách trợ cấp trợ giá.Việc thực hiện
Chương trình trợ cước, trợ giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào dân
tộc miền núi thời gian qua còn hạn chế như: quy định giá bán lẻ ở nhiều địa
phương chưa sát với thực tế dẫn đến giá một số mặt hàng chính sách cao hơn
giá trên thị trường tự do. Nguyên nhân do việc quy định giá giống từ thời

điểm đầu năm, cuối năm cung ứng giống nhưng không thay đổi giá. Quy định
mức cước vận chuyển giữa các huyện cũng không đồng nhất dẫn tới giá bán
lẻ các mặt hàng chính sách khác nhau. Giá bán giống lúa thuần ở huyện Lục
Ngạn cao hơn 1.000 đồng/kg so với huyện Sơn Động; giá muối tinh ở huyện
Sơn Động cao hơn ở Tân Yên 300 đồng/kg... khiến nhân dân thắc mắc. Bên
cạnh đó, sự phối hợp giữa đơn vị cung ứng với các huyện thiếu chặt chẽ. Một
số huyện còn lúng túng trong phân bổ kế hoạch cho xã. Đến tháng 5, huyện
Hiệp Hoà mới giao kế hoạch nên tiến độ cung ứng hàng chính sách chậm.
Công tác kiểm tra, giám sát khâu bán hàng ở cơ sở chưa được thực hiện
thường xuyên nên xảy ra tình trạng một số đại lý khi thấy giá mặt hàng tăng
cao không tổ chức bán hàng chính sách cho nhân dân mà tranh thủ bán các lô
hàng theo giá thoả thuận.Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới,
ngành chức năng tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, chính quyền địa
phương trong tổ chức thực hiện; tập trung kinh phí trợ cước, trợ giá đối với
các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như giống cây trồng, vật nuôi,
thuỷ sản… Có sự điều chỉnh để thống nhất mức cước vận chuyển đến các địa
phương.
- Công tác kiểm tra kiểm soát việc nộp thuế cũng cần được thắt chặt. để
thực hiện cơ chế quản lý rủi ro đối với việc tự khai thuế, tự nộp thuế; hoàn
thuế trước, kiểm tra sau…, chống thất thu ngân sách Nhà nước đòi hỏi các cơ
quan thuế phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, điều kiện
thực tế về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các cơ quan thuế còn
nhiều khó khăn; đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế chưa đáp ứng được
yêu cầu hiện đại hóa ngành thuế (53% đội ngũ cán bộ thuế có trình độ đại


học); hơn nữa, việc bố trí nguồn nhân lực thực hiện công tác thu thuế còn một
số điểm bất hợp lý: nơi có số thu nhiều thì bố trí ít nhân lực và ngược lại nơi
có số thu ít lại bố trí nhiều nhân lực; thực tế còn tới 20% số thuế thu được
phải sử dụng trên 50% số cán bộ thuế trực tiếp thu; tỷ lệ kiểm tra, thanh tra

đối với doanh nghiệp tự khai, tự nộp thuế còn thấp (hàng năm khoảng 20% số
tự khai, tự nộp). Điều đó dễ dẫn đến tình trạng gian lận thuế, gây thất thoát
đối với nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Qua báo cáo kiểm toán cho thấy,
nhiều doanh nghiệp bị Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu ngân sách Nhà
nước, trong đó phần lớn là tăng thu từ thuế hàng trăm tỷ đồng. Thực trạng này
đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thuế. Việc quy định cho phép doanh
nghiệp đăng ký mẫu và tự in hóa đơn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân, doanh nghiệp, nhưng tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp do không thể kiểm
soát được số lượng hóa đơn tại các cơ sở in. Điều đó có thể tạo cơ hội cho
việc mua bán, gian lận hóa đơn, chứng từ, gây khó khăn cho việc quản lý hóa
đơn, chứng từ trong thời gian tới. Những quy định về điều kiện để được miễn,
giảm thuế chưa được cụ thể, rõ ràng, nên việc xem xét giải quyết trên thực tế
cũng còn vướng mắc; thiếu quy định cụ thể về thời hạn và trường hợp được
lập hồ sơ hoàn thuế, dễ làm nảy sinh hiện tượng tiêu cực trong việc hoàn thuế.
- Đấy mạnh công tác tuyên truyền cho dân hiểu biết đầy đủ về nghĩa vụ
và quyền lợi của mình trong việc nộp thuế.


MỤC LỤC
I.Cơ sở lý luận.......................................................................................................................1
1.Tài chính công là gì?...........................................................................................................1
2.Vai trò của tài chính công về mặt xã hội.............................................................................1
3.Công cụ để tài chính công điều tiết vĩ mô về mặt xã hội.....................................................2
3.1 Thuế..................................................................................................................................2
3.2 Chi tài chính công............................................................................................................2
II.Thực trạng........................................................................................................................2
1.Thuế.....................................................................................................................................2
2.Lĩnh vực văn hóa.................................................................................................................7
3.Giáo dục đào tạo..................................................................................................................7

4.Y tế......................................................................................................................................9
5.Phòng chống tệ nạn xã hội................................................................................................10
6.Giải quyết việc làm...........................................................................................................10
7.Trợ cấp hộ nghèo...............................................................................................................11
8.Trợ cấp đối tượng chính sách............................................................................................12
9.An ninh quốc phòng..........................................................................................................13
10.Môi trường......................................................................................................................14
III.Những vấn đề đặt ra trong điều tiết mặt xã hội của tài chính công.........................14
MỤC LỤC...........................................................................................................................18



×