Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Phân biệt xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch trong chính sách thương mại ở mỗi quốc gia liên hệ thực tiễn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 39 trang )

Trƣờng đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa : Thương mại và Kinh tế quốc tế
Bộ môn : Kinh tế quốc tế

THẢO LUẬN: PHÂN BIỆT HAI XU HƢỚNG TỰ DO HÓA
THƢƠNG MẠI VÀ XU HƢỚNG BẢO HỘ MẬU DỊCH .
LIÊN HỆ VIỆT NAM, LẤY VÍ DỤ.



Sinh viên thực hiện

: Nhóm 4

Giảng viên hướng dẫn : TS Ngô Thị Tuyết Mai
1




Danh sách sinh viên thực hiện
1. Chu Bích Ngọc

CQ510627

2. Nguyễn Mạnh Huy

CQ510362

3. Nguyễn Minh Đạo


CQ510881

4. Nguyễn Đức Kiên

CQ511841

5. Phạm Thị Hồng Phƣợng

CQ510742

6. Trịnh Thị Thu Trang

CQ513096

7. Phạm Văn Chí

CQ510485

2


Danh mục các từ viết tắt

STT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ

1


TMQT

Thƣơng mại quốc tế

2

KT XH

Kinh tế xã hội

3

CS TMQT

Chính sách thƣơng mại quốc tế

4

CP

Chính phủ

5

VN

Việt Nam

6


XK

Xuất khẩu

7

NK

Nhập khẩu

8
9

3


Mục Lục

Lời mở đầu ................................................................................................................................................... 5
Chương 1: Giới thiệu chung ......................................................................................................................... 6
Chương 2: Phân biệt hai xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch ...................................... 6
2.1: Khái niệm ........................................................................................................................................... 6
2.1: Mục tiêu ............................................................................................................................................. 7
2.3: Cơ sở .................................................................................................................................................. 8
2.4:Nội dung .............................................................................................................................................. 9
2.5: Mối quan hệ giữa hai xu hướng ....................................................................................................... 10
Chương 3: Liên hệ thực tiễn Việt Nam ...................................................................................................... 10
3.1 Tự do hóa thương mại ở Việt Nam ................................................................................................... 10
3.2 Bảo hộ mậu dịch ở Việt Nam hiện nay.............................................................................................. 14

Kết luận ....................................................................................................................................................... 15
Các phụ lục .................................................................................................................................................. 17

4


LỜI MỞ ĐẦU
Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi theo xu
hướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới, đa
phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực được coi
là trọng tâm. Quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chính
sách phát triển kinh tế, cũng như thương mại phải thay đổi để mỗi nước có thể thâm nhập
chuỗi giá trị toàn cầu.
Mỗi quốc gia có chính sách TMQT khác nhau, tuy nhiên chúng đều vận động theo
những quy định chung và chịu sự chi phối của 2 xu hướng cơ bản: xu hướng tự do hóa
thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch.
Hai chính sách này tuy có tác động ngược chiều nhau đến hoạt động thương mại
quốc tế nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ. Do đó, việc hiểu rõ hai xu hướng
cũng như cách áp dụng từng xu hướng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động thương
mại của mỗi nước.
"Mở cửa” và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế khách quan ở Việt Nam, nó có
quan hệ hữu cơ với cải cách và bảo hộ thị trường trong nước. Thời gian qua, nhiều thành
tựu kinh tế mà chúng ta đạt được đều có phần đóng góp quan trọng của việc cải thiện các
chính sách thương mại, tập trung vào tự do hóa thương mại trong xu hướng hội nhập và
bảo hộ thị trường hang hóa trong nước.
Tài liệu sau đây giới thiệu tóm lược về hai xu hướng cơ bản: tự do hóa thương mại
và bảo hộ mậu dịch cũng như việc áp dụng hai chính sách này ở Việt Nam. Bài làm gồm
các chương:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Phân biệt hai xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch

Chương 3: Liên hệ thực tế ở Việt Nam

5


Hãy phân biệt xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại và bảo hộ mậu dịch trong chính
sách thƣơng mại ở mỗi quốc gia . Liên hệ VN lấy ví dụ.
Chƣơng 1: Giới thiệu chung
1.1: Khái niệm CSTMQT
Chính sách thƣơng mại quốc tế là hệ thống các quan điểm mục tiêu nguyên tắc và
các công cụ biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều tiết và quản lý các hoạt
động TMQT của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được những định
hướng, chiến lược, mục đích đã định trong chiến lược phát triển KT- XH của quốc gia đó.
1.2 Các xu hƣớng ảnh hƣởng đến CS TMQT
Mỗi một quốc gia có CS TMQT khác nhau, tuy nhiên chúng đều vận động theo
những quy luật chung và chịu sự chi phối của các xu hướng khác nhau trong đó có hai xu
hướng cơ bản: xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch ; ngoài ra
còn có một số xu hướng khác. ( Xem phụ lục 1 : Các xu hướng khác ảnh hưởng đến chính
sách thương mại của mỗi quốc gia. Trang 17)
Câu hỏi đặt ra ở đây là hai xu hướng cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế ở
mỗi quốc gia, xu hướng nào sẽ tạo điều kiện thúc đấy kinh tế, và cần phân biệt chúng như
thế nào để có thể áp dụng một cách chính xác và hợp lý.
Chƣơng 2: Phân biệt hai xu hƣớng: tự do hóa thƣơng mại và bảo hộ mậu dịch trong
chính sách thƣơng mại quốc tế của các quốc gia.
2.1Khái niệm
Xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại: Quá trình tự do hóa thương mại là quá
trình nhà nước giảm dần sự can thiệp vào các hoạt đồng kinh tế thương mại quốc
6



tế của quốc gia nhằm tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi cho các hoạt động đó
phát triển một cách hiệu quả.
Xu hƣớng bảo hộ mậu dịch: Xu hướng bảo hộ mậu dịch là quá trình chính
phủ các nước tiến hành xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp thích hợp
trong chính sách TMQT nhằm hạn chế hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ nước
ngoài.
 Như vậy: Nếu như xu hướng tự do hóa thương mại hướng đến việc mở cửa
và tạo môi trường cạnh tranh công bằng và rộng mở cho các hoạt động
kinh tế thì xu hướng bảo hộ mậu dịch lại thực hiện các biện pháp nhằm
bảo vệ các hoạt động sản xuất trong nước.
2.2 Mục tiêu
Xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại:
 Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cụ thể là phát triển khả
năng xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác đồng thời mở rộng hoạt
động nhập khẩu những hàng hóa không có điều kiện sản xuất hoặc sản
xuất có hiệu quả thấp.
 Tạo điểu kiện cho phát triển quan hệ hợp tác kinh tế nói chung giữa các
nước trước hết là quan hệ hợp tác đầu tư.
 Tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng cách tạo ra môi
trưởng cạnh tranh tốt như tạo ra sự bình dẳng hơn giữa doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đó là động lực quan trọng để các
doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xu hƣớng bảo hộ mậu dịch:
 Đảm bảo lợi ích và chủ quyền độc lập cho các quốc gia, trước hết là về
mặt kinh tế trong quá trình phát triển.
 Bảo vệ và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền sản xuất còn non trẻ
trong nước, hoặc các ngành có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, hoặc có
7



tiềm năng phát triển , đem lại lợi ích cho quốc gia và khai thác tốt lợi thế
so sánh của quốc gia.
 Tăng nguồn thu cho ngân sách, thực hiện quá trình phân phối lại giữa các
nhóm người trong xã hội,đồng thời góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp
trong nước .
2.3Cơ sở
Xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại
-Xuất phát từ quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới các quốc gia phải
tăng cường quá trình hợp tác trước hết là trong lĩnh vực thương mại do đó nhà
nước phải giảm dần sự can thiệp và tăng cường áp dụng các biện pháp theo chuẩn
mực quốc tế và khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế quốc
tế phát triển.
-Các nước trên thế giới đang chuyển sang áp dụng mô hình kinh tế thị trường
mở cửa nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có
hoạt động sản xuất kinh doanh Thương mại quốc tế.
-Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia cũng là cơ sở cho các
nước thực hiện mô hình chính sách tự do hóa thương mại quốc tế.
Xu hƣớng bảo hộ mậu dịch
 Xuất phát từ sự khác nhau về khả năng và điều kiện tái sản xuất giữa
các nước nên cần phải áp dụng các biện pháp bảo hộ đối với sản xuất
trong nước trước áp lực cạnh tranh với các mặt hàng sản xuất nước
ngoài nhằm đảm bảo chủ quyền kinh tế cho quốc gia, tránh sự lệ thuộc
với các quốc gia khác trong quá trình phát triển kinh tế.
 Xuất phát từ nguyên nhân mặt lịch sử trong quan hệ hợp tác kinh tế nói
chung và trong quan hệ giữa các nước nói riêng.
 Một số lý do cụ thế khác như tạo công ăn việc làm cho lao động trong
nước, tạo cơ hội cho các ngành công nghiệp non trẻ phát triển.

8



2.4 Nội dung
Xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại:
 Nhà nước tiến hành cắt giảm các công cụ biện pháp gây hạn chế cho hoạt
động TMQT như thuế quan hạn ngạch , các thủ tục hành chính nhằm tạo
điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển quan hệ trao đổi mua bán hàng
hóa với nước khác .
 Nhà nước từng bước đưa vào thực hiện các chính sách và biện pháp quản
lý như quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá,
chính sách đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền, chính sách đảm bảo
quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu hàng hóa theo các cam kết trong các
hiệp định hợp tác đã ký kết và theo chuẩn mực chung của thế giới.
 Các biện pháp : Nhà nước phải xây dựng một lộ trình tự do hóa thương
mại một cách phù hợp với điều kiện và khả năng của quốc gia và dựa
trên mục tiêu phát triển kinh tế của mình. Chính phủ và các cơ quan phải
áp dụng các biện pháp và hoạt động phù hợp để tuyên truyền và phổ biến
các thông tin cơ bản của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa
thương mại. Ngoài ra CP phải có biện pháp hỗ trợ kịp thời và thích hợp
nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội
cũng nhưu vượt qua được những thử thách trong quá trình mở cửa thực
hiện tư do hóa thương mại.
Xu hƣớng bảo hộ mậu dịch
Chính phủ và các bộ ngành thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các
biện pháp công cụ chính sách phù hợp với xu thế biến động của môi trường kinh tế
quốc tế cũng như mục tiêu, điều kiện phát triển trong nước để bảo vệ cho nền sản
xuất trong nước trước sự cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài.
+ Các biện pháp: Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu vừa đảm bảo lợi ích
cho sản xuất trong nước đồng thời đảm bảo lợi ích cho các quốc gia bạn hàng dựa
trên nguyên tắc có đi có lại cũng như chế độ quan hệ bình thường. Ngoài ra CP cần


9


xây dựng những mục tiên và lựa chọn các ngành sản xuất để bảo hộ nhằm nâng cao
hiệu quả khai thác các nguồn lực trong nước.
2.5 Mối quan hệ giữa hai xu hướng
Giữa xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch có mối quan
hệ chặt chẽ. Về mặt nguyên tặc , hai xu hướng này đối nghịch nhau vì chúng gây nên
tác đông ngược chiều nhau đối với hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên chúng
không bài trừ nhau mà trái lại thống nhất, song song tồn tại và được sử dụng kết hợp
với nhau . Tùy thuộc vào trình độ phát triển và các điều kiện cụ thế khác mà các quốc
gia kết hợp hai xu hướng trên với những mức độ khác nhau ở từng lĩnh vực trong
hoạt động thương mại quốc tế, trong đó xu hướng bảo hộ mậu dịch thường được điều
chỉnh giảm dần , đồng thời tự do hóa thương mại ngày càng gia tăng, các công cụ
biện pháp bảo hộ mậu dịch dần được chuyển từ bộ phận truyền thống như thuế quan
hạn ngạch ..sang các biện pháp hiện đại như tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách chống
bán phá giá chính sách đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền. Hai xu hướng này là
hau mặt nương tựa nhau làm tiền đề cho nhau
3 Liên hệ Việt Nam.
Với những chủ trương hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đang tiến
tới tự do hóa thương mại, chúng ta đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế lơn như “Khu
vực mậu dịch tư do Asean” , “ Tổ chức thương mại quốc tế -WTO” … (Xem phụ lục
2 : Các tổ chức diễn đàn kinh tế trên thế giới Việt Nam tham gia. Trang 18) gia nhập
vào các tổ chức này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam cam kết thực hiện các biện
pháp mở cửa tự do hóa thương mại. Tuy nhiên do nền sản xuất trong nước của Việt
Nam còn non trẻ và yếu kém, Chính phủ vẫn luôn kết hợp trong đó các biện pháp
bảo hộ cho nền kinh tế.
3.1Việt Nam thực hiện chính sách tự do hóa thương mại.
*Các biện pháp thực hiện:

Xây dựng và điều chỉnh hệ thống thuế quan phù hợp với xu hướng tự do
hóa thương mại.

10


 Trong AFTA: Việt nam gia nhập AFTA ngày 25/7/2005 và tuy nhiên
việc cắt giảm thuế quan được tiến hành vào 1996 phấn đấu về cơ bản
đưa mức thuế suất xuống còn 0 5% vào năm 2005 đối với hàng hóa
nhập khẩu từ các nước ASEAN và đạt 100% số dòng thuế ở mức 0%
năm 2015.
Riêng năm 2010, Việt Nam áp dụng mức thuế suất 0-5% cho khoảng
99% số dòng thuế, trong đó 57% số dòng thuế có mức thuế suất CEPT
là 0% (Biếu thuế CEPT/AFTA được ban hành kèm Quyết định số
36/QĐ-BTC ngày 12/06/2008 của Bộ Tài chính) –Xem phụ lục….Năm
2010 cũng được xem là năm quan trọng trong quá trình tiến tới một thị
trường tự do lưu chuyển hàng hóa vì các nước ASEAN-6 (Brunei,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) đã hoàn thành
việc xóa bỏ hoàn toàn thuế quan.
Việt Nam sẽ xóa bỏ tất cả các loại thuế quan đối với mặt hàng giày dép
và may mặc cho đến năm 2018. Tương tự các mặt hàng dược phẩm giấy
thịt cá sữa, trái cây, rau củ… cũng được các nước tham gia hiệp định lần
lượt cắt giảm thuế trong từng giai đoạn cho tới mức 0%.
 Trong WTO: Sau khi gia nhập WTO Bộ tài chính của Việt Nam cũng đã
ngay lập tức công bố biểu cam kết về hàng hóa của Việt Nam gồm
những nội dung như sau:
-Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện
hành gồm 10600 dòng thuế.
-Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quan giảm đi 23% so với
mức thuế bình quân hiện hành ( thuế suất MFN) của biểu thuế từ 17.4%

xuống còn 13.4%. Thời gian thực hiện sau 5 -7 năm.
Trong toàn bộ biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng
3800 dòng thuế (chiếm 35.5% số dòng của biểu thuế) ràng buộc ở mức
thuế với khoảng 3700 dòng ( chiếm 34,5% số dòng biều thuế) ràng buộc
theo mức thuế trần : cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3170 dòng
11


thuế( chiếm 30% số dòng của biểu thuế) chủ yếu là đối với các nhóm
hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiên vận tải.
Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ 20% 30% sẽ cắt giảm ngay
sau khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều
nhất bao gồm dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo
khác, máy móc thiết bị, điện, điện tử.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25.2% vào thời
điểm gia nhập và 21% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức
thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiên nay là 23.5% thì
mức cắt giảm đi sẽ là 10%.
Trong lĩnh vực nông nghiệp VN sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế
quan đối với 4 mặt hàng: trứng đường thuốc lá, muối. Đối với 4 mặt
hàng này mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN
hiện hành( trứng 40% đường thô 25% đường tinh 50% 60% thuốc lá là
30% muối ăn 30%) thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.
Trong công nghiệp , cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16.1%
và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12.6%. So sánh với mức thuế MFN
bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16.6% thì mức cắt giảm đi
sẽ là 23.9%.
Cam kết về thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO-Xem phụ lục 3
trang 20.
Bảng 6 - Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành-Xem

phụ lục 4 trang 21
 Trong ACFTA: Đối với cam kết ở ACFTA hầu hết các mặt hàng trong
biểu thuế nhập khẩu của các nước sẽ tham gia thực hiện cắt giảm và xóa
bỏ thuế nhập khẩu trong ACFTA ( 90% các mặt hàng sẽ phải xóa bỏ
hoàn toàn thuế nhập khẩu, số còn lại phải cắt giảm xuống một mức nhất
định). Tuy nhiên Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN –Trung
12


Quốc cho phép không phải giảm thuế đối với các mặt hàng ảnh hưởng
tới an ninh quốc gia, sức khỏe con người động vật, đạo đức xã hội.
Việt Nam đã ban hành Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 16/02/2004
quy định lộ trình xóa bỏ thuế cho 484 mặt hàng rau quả và nông sản
thuộc chương 1-8 của biểu thuế nhập khẩu trong giai đoạn 2004 – 2008
.Các biện pháp phi thuế quan:
Trong AFTA Việt Nam đã cam kết đến năm 2006 cơ bản hoàn thành việc xóa
bỏ các hạn chế về định lượng đối với hành hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN và
tiến tới loại bỏ các hàng rào phi thuế quan khác.
Trong APEC Việt Nam cũng đã từng bước và tiến tới xóa về cơ bản các hàng
rào phi thuế quan vào năm 2002.
Việt Nam cũng đã thực hiện quy định về nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
với thuế suất 0% đối với hàng hóa có xuất sứ Campuchia (2006) và Lào (2009)
(Văn bản pháp luật Xem phụ lục 5và phụ lục 6 trang 22 )
Các biện pháp hỗ trợ của nhà nước:
Về đầu tư: Việt Nam cũng đã có những cam kết trong khuôn khổ ASEAN
APEC … về mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư kinh doanh, thực hiện các biện
pháp tự do hóa và thuận lợi hóa đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiến tới
dành cho các nhà đầu tư nước ngoài quy chế đãi ngộ quốc gia.
Về sở hữu trí tuệ: Những cam kết của VN căn bản dựa trên nguyên tắc của hiệp
định TRIPS và các công ước của WIPO. Theo đó VN phải tôn trọng và thực hiên

bảo hộ các quyền về bản quyền tác giả bằng phát minh sáng ché thương hiệu, ,thiết
kesk, kiểu dáng công nghiệp giống vật nuôi cây trồng.
Về công khai hóa: Chúng ta phải công khai hóa các chính sách luật lệ quy định
về chế độ thương mại thủ tục hành chính có liên quan và đảm bảo cho mọi người
có thể tiếp cận một cách thuận lợi và dễ dàng các thông tin đó.
Quá trình thực hiên tự do hóa đã đem lại cho Việt Nam nhiều thành tựu nhưng bên
cạnh đó cũng đặt ra thật nhiều thách thức cho Việt Nam.Xem phụ lục 7 trang 31
13


3.2 Việt Nam thực hiện các biện pháp bảo hộ mậu dịch.
Về trợ cấp : Nhằm góp phần thúc đẩy XK, VN đã áp dụng trợ cấp theo các hình thức
khác nhau cho những mặt hàng còn gặp khó khăn chưa tự đứng vững trên thị trường
trong nước cũng như quốc tế.
Về rào cản kỹ thuật: VN cho tới nay chưa phát huy được hiệu quả của biện pháp này
trong bảo hộ mậu dịch của mình bởi thực tế nhiều chỉ tiêu kỹ thuật của VN còn thấp hơn
nhiều so với mức chuẩn quốc tế nên hàng hóa NK dễ dàng đáp ứng được các tiêu chuẩn
kỹ thuật VN đề ra do được sản xuất với trình độ công nghệ cao đặc biệt là hàng hóa có
xuất xứ từ những nước phát triển như Mỹ, Nhật,… Rào cản kỹ thuật của VN chủ yếu
dùng để ngăn chặn những hàng hóa đã gây nguy hiểm và bị phát hiện ở nước ngoài như:
sữa nhiễm chất melamine gây nguy hiểm cho thận hay rau quả của Nhật có nhiễm phóng
xạ do động đất vừa qua.
Xem Phụ lục 8 (trang 32) Biện pháp xây dựng các rào cản kỹ thuật ở Việt Nam
Về hạn ngạch nhập khẩu: Đây cũng là biện pháp được chính phủ Việt Nam thường
xuyên áp dụng,do nó đem lại hiệu quả chắc chắn ( so với thuế quan nhập khẩu) hơn nữa
có thể bảo vệ cho nền sản xuất non trẻ trong nước.
Từ ngày 1/1/2005 Việt Nam áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 7 mặt hàng: thuốc là
nguyên liệu, muối, bông ,sữa nguyên liệu cô đặc, ngô hạt và trứng gia cầm. Chi tiết tại
thông tư số 10/2004/TT-BTM. Phụ lục 9 Trang 34
Về thuế nhập khẩu: Năm 2012 này Bộ tài chính cũng đã điều chỉnh tăng trên 1200

dòng thuế so với danh mục hàng hóa của các nước ASEAN năm 207 và tăng 336 dòng
thuê so với danh mục biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi hiện hành của Việt Nam so với
trước đó để bảo hộ sản xuất hạn chế nhập siêu , áp dụng với các mặt hang nằm ngoài
danh mục hàng hóa không khuyến khích nhập khẩu, nằm ngoài danh mục Nhà nước quản
lý để bình ổn giá hoặc thuộc danh mục thiết bị máy móc phụ tùng thay thế phương tiện
vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được, trên tinh thần của Nghị quyết 11 của
CP.
14


Các biện pháp bảo hộ mậu dịch luôn luôn hướng đến các đối tượng ngành hàng non
trẻ trong nước. Như vậy, để vừa phù hợp với các cam kết đã ký khi tham gia các tổ
chức,vừa phát huy có hiệu quả các chính sách áp dụng , VN cần thực hiện các chính
sách thích hợp hơn để cải tạo hệ thống các công cụ thuế quan cũng như phi thuế quan.
Xem phụ lục 10: Các biện pháp nâng cao hiệu quả của chính sách bảo hộ mậu dịch..

Kết luận
Có thể thấy, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tất cả các quốc gia đều đang đứng
trước sự lựa chọn giữa hai xu hướng phát triển thương mại quốc tế: Xu hướng tự do hóa
thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch. Trên lý thuyết , không thể phủ nhận đây là
hai xu hướng trái ngược nhau: một bên ủng hộ việc mở rộng giao thương, tao môi
trường cạnh tranh hoàn hảo trên toàn thể giới, một bên bó hẹp hoạt động thương mại của
một quốc gia trên cơ sở áp dụng các rào cản thương mại vế thuế quan hạn ngạch
…Tuy nhiên trên thực tế, hai xu hướng này như hai mặt của một tờ giấy, không thể tách
rời, chúng cần phải được kết hợp chặt chẽ, nhưng ở mức độ nào để có hiệu quả tối đa thì
lại phụ thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia.
Các quốc gia phát triển và đang phát triển hiện nay sẽ phải đứng trước một lựa chọn
quan trọng khi xác định hướng đi cho chính sách thương mại của họ. Trong một nền
kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng hiện nay, các nhà hoạch định chính sách có
thể bị gây sức ép phải bảo hộ thì trường trong nước trước sự cạnh tranh với nước ngoài,

và dựng lên các rào cản thương mại mới để bảo vệ lợi ích cho một nhóm nhỏ nhưng lại
gây tổn hại cho tuyệt đại đa số các nhà sản xuất, công nhân và người tiêu dùng. Rõ ràng
giờ đây, cả lý thuyết và thực tiễn đều chỉ ra một con đường sáng suốt hơn. Mở cửa
thương mại đã đang và sẽ là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, sự thịnh vượng nâng cao
mức sống và cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người khắp nơi trên thế giới.
Trước thực trạng còn nhiều bất cập của quốc gia cũng như quá trình hội nhập và toàn
cầu hóa, chính phủ VN cũng định hướng cho đất nước con đường tự do hóa thương mại.
Tuy nhiên, lộ trình mở cửa và tự do hóa thương mại ấy phải được thực hiện theo lộ trình
phù hợp để có thế đạt được hiệu quả cao nhất, đồng thời điều này cực kỳ quan trọng với
Việt Nam – quốc gia còn nhiều ngành hàng non trẻ, chưa có tính cạnh tranh cao.
15


Danh mục các tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế quốc tế NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Chủ biên GS TS Đỗ
Đức Bình- PGS TS Nguyễn Thường Lạng.
2. Sách Thương mại quốc tế vấn đề cơ bản NXB lao động xã hội tác giả Nguyễn
Thành Danh.
3. Trang

/>
c%C6%A1-b%E1%BA%A3n-trong-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-tmqtt%E1%BB%B1-do
4. Trang />5. Tệp tài liệu : www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document.../get_file?uuid...
6. Trang />7. />8.

16


Phụ lục 1: Các xu hƣớng khác ảnh hƣởng đến chính sách thƣơng mại của mỗi quốc
gia

o

Xu hướng phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ: Tác động đến việc hoạch định
chính sách và quá trình phát triển của một quốc gia như đưa tới sự tăng trưởng đột biến
và sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế của quốc gia, thay đổi cơ bản quan niệm về
nguồn lực trong đó con người giữ vai trò quan trọng nhất, đưa XH loài người bước sang
nền văn minh mới

o

Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới trên hai cấp độ toàn cầu hoá và khu vực
hoá đưa tới yêu cầu khách quan của việc hình thành các liên kết kinh tế và các tổ chức
kinh tế có tính chất khu vực và tính chất toàn cầu. Các qgia cần phải chủ động mở cửa và
tham gia vào quá trình hội nhập.

o

Xu hướng các quốc gia chuyển từ đối đầu sang đối thoại: nhằm giải quyết các mâu thuẫn
thông qua đàm phán, thoả thuận, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình phát triển

o

Xu hướng phát triển mạnh mẽ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: với việc xuất
hienj các nền kinh tế năng động, ptr nhanh về trình độ khoa học công nghệ, nguồn nhân
lực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có nhiều cơ hội và thách thức lớn,

o

Xu hướng chuyển sang kinh tế thị trường mở cửa: trên quy mô toàn cầu với sự phát triển
các mối quan hệ kinh tế quốc tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, do đó cần phải đổi mới,

điều chỉnh cs, luật pháp cho phù hợp.

o

Xu hướng phát triển mạnh mẽ các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia làm thay đổi cơ
cấu tổ chức sản xuất cũng như phương thức quản lý có ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế
quốc tế giữa các nước.

17


Phụ lục 2 Các tổ chức diễn đàn kinh tế trên thế giới Việt Nam tham gia
-ASEAN: Bước phát triển có tính đột phá của quá trình này là việc chúng ta chính
thức gia nhập ASEAN ngày 25/7/1995 và tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN
(AFTA) từ 1/1/1996. Từ đó đến nay, Việt Nam cũng lần lượt cùng các nước ASEAN
tham gia vào các cơ chế liên kết ASEAN trong các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí
tuệ, công nghệ thông tin…
- APEC: Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp
tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) – khối kinh tế khu vực lớn nhất thế giới,
chiếm hơn 80% kim ngạch buôn bán, gần 2/3 đầu tư và hơn 50% viện trợ nước ngoài
(ODA) của Việt Nam.
- WTO: Tháng 12/1994, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập tổ chức Hiệp định chung về
Thương mại và Thuế quan (GATT), tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
và năm 1995 đã chính thức xin gia nhập WTO- một tổ chức thương mại toàn cầu với 145
thành viên, hiện kiểm soát trên 90% tổng giá trị giao dịch thương mại của thế giới. Cho
đến nay, ta đã tiến hành nhiều bước chuẩn bị theo yêu cầu của WTO, họp 5 phiên với
Nhóm Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, hoàn thành giai đoạn diễn giải, minh
bạch hoá chế độ thương mại của ta. Chúng ta đã chuyển Ban thư ký WTO bản chào ban
đầu về thuế quan và dịch vụ và bắt đầu tiến hành giai đoạn đàm phán thực chất về mở cửa
thị trường với các nước thành viên WTO.

- ASEAN+:
Với Trung Quốc: Từ đầu năm 2002, chúng ta cùng các nước ASEAN tiến hành đàm
phán với Trung Quốc về thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc. Đầu
tháng 11/2002 vừa qua, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định khung về
Hợp tác kinh tế hai bên, trong đó quy định những nguyên tác cơ bản của Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN-Trung Quốc sẽ hoàn thành vào năm 2010 đối với Trung quốc và
ASEAN-6, năm 2015 đối với ASEAN-4. Bắt đầu từ năm 2003, hai bên sẽ đàm phán cụ
thể hoá các nguyên tắc trên thành các quy định để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do này.
Với Australia: Tháng 9/2002, tại Brunei, các nước ASEAN và CER (úc và Niudilân)
đã ký Tuyên bố chung thiết lập Đối tác kinh tế gần gũi (CEP) giữa hai bên. Các nhà đàm
phán của các nước ASEAN và CER sẽ tiếp tục đàm phán cụ thể hoá các cam kết của đối
tác kinh tế gần gũi này trong thời gian tới.
Với Nhật: tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật ở Cămpuchia đầu tháng 11/2002, các nhà
lãnh đạo ASEAN và Nhật đã nhất trí thiết lập Đối tác kinh tế toàn diện, trong đó bao gồm
cả một Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Nhật, dự kiến sẽ được thành lập sớm, có thể là
trước cả Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc.

18


Với Mỹ: vừa qua tại Hội nghị cấp cao APEC ở Mêhicô (tháng 10/2002), Tổng thống
Mỹ đã đưa ra “Sáng kiến vì sự năng động ASEAN” nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác giữa
Mỹ và ASEAN thông qua việc từng bước ký các hiệp định thương mại tự do song
phương với từng nước ASEAN.
- Các liên kết kinh tế: Bên cạnh việc tham gia liên kết kinh tế song phương và đa
phương như đã nêu trên, trong những năm qua, Việt Nam cũng đồng thời tham gia vào
các liên kết kinh tế tiểu vùng như Lưu vực Mêkông mở rộng (GMS), Hành lang Đông
Tây (WEC), Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia…

19



Phụ lục 3 : Bảng 1: Cam kết của Việt Nam về thuế quan sau khi gia nhập
WTO(%)

2005

2007

2019

(Trƣớc
(khi gia (Mức
khi gia nhập)
quan
nhập)
cùng)

thuế
cuối

Lịch trình thực
hiện

17.4

13.6

Cho đến 12 năm


29.4

27.3

21.7

Cho đến 5 năm

Hàng phi nông sản 17.0

16.0

12.5

Cho đến 12 năm

- Sắt

9.7

17.7

13.0

Cho đến 2 năm

- Dầu lửa

14.6


27.2

27.1

Cho đến 2 năm

- Dệt may

36.6

13.6

13.5

- Da giày

45.0

35.8

27.2

Ngay từ khi gia
nhập

- Ô tô

63.6

84.8


58.7

Ngay từ khi gia
nhập

- Xe máy

100.0

100.0

74.3

Cho đến 12 năm

- Linh kiện

13.3

13.9

9.5

Cho đến 12 năm

Trung
bình 18.6
chung đơn giản
Hàng nông sản


điện tử

5 năm

Mức thuế tối đa

150

150

85

Số dòng thuế

10 689

10 444

10 444

Nguồn: IMF(2007)
/>
20


Bảng 6 - Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành
Hiệp định tự do hóa
theo ngành


Số
dòng thuế

T/s
MFN(%)

HĐ CNTT ITA- tham gia
100%
HĐ hài hòa hóa chất CHtham gia 81%
HĐ thiết bị máy bay dân
dụng CA-tham gia hầu hết
HĐ dệt máy TXT-tham
gia 100%
HĐ thiết bị y tế MEtham gia 100%

330

5.2

T/s
cam kết
cuối
cùng
(%)
0

1300/1
600
89


6.8

4.4

4.2

2.6

1170

37.2

13.2

81

2.6

0

21


Phụ lục 5
BỘ CÔNG THƢƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 05/2012/TT-BCT

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2012

THÔNG TƢ
QUY ĐỊNH VIỆC NHẬP KHẨU THEO HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NĂM 2012 VÀ
2013 VỚI THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU 0% ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ CÓ XUẤT
XỨ CAMPUCHIA
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định
số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3
Nghị định số 189/2007/NĐ-CP;
Căn cứ Bản Thoả thuận về việc thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia
ký ngày 17 tháng 02 năm 2012;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm
2012 và năm 2013 với thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hoá có xuất xứ từ
Campuchia như sau:
Điều 1. Hàng hóa và lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2012 và 2013
1. Áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2012 và năm 2013 đối với hai nhóm mặt
hàng có xuất xứ từ Campuchia gồm: gạo các loại; lá thuốc lá khô với thuế suất thuế nhập
khẩu bằng 0%.
a.Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan bằng 0% trong năm 2012 được áp
dụng đối với các tờ khai hải quan đăng ký với cơ quan Hải quan từ ngày 17 tháng 02 năm
2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012.
b.Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan bằng 0% trong năm 2013 được áp
dụng đối với các tờ khai hải quan đăng ký với cơ quan Hải quan từ ngày 01 tháng 01 năm
2013 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013.

22


2. Mã số hàng hoá và tổng lượng hạn ngạch thuế quan của các nhóm mặt hàng được
hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư
này.
Điều 2. Điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan 0%
1. Hàng hoá nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu S (C/O form S)
do Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia hoặc cơ quan được ủy quyền cấp theo quy
định và được thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư
này.
2. Thủ tục nhập khẩu hàng hoá giải quyết tại hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập
khẩu hàng hoá theo nguyên tắc trừ lùi tự động (tổng lượng hàng nhập khẩu được hưởng
thuế suất thuế nhập khẩu 0% trừ đi số lượng đã nhập khẩu của từng mặt hàng).
3. Thương nhân Việt Nam được nhập khẩu mặt hàng gạo các loại theo hạn ngạch thuế
quan. Đối với lá thuốc lá khô, chỉ những thương nhân có giấy phép nhập khẩu thuốc lá
nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Thông
tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công
Thương) hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23
tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh
hàng hóa với nước ngoài mới được phép nhập khẩu; Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn
ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công Thương cấp.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 02 năm 2012 và hết hiệu lực sau
ngày 31 tháng 12 năm 2013.

KT. BỘ TRƢỞNG
THỨ TRƢỞNG


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính
phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh , TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng
Quốc hội;
- Văn phòng TW và Ban Kinh tế TW;
- Viện KSND tối cao;

Nguyễn Thành Biên

23


- Toà án ND tối cao;
- Cơ quan TW của các Đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ban chỉ đạo Trung ương về phòng
chống tham nhũng;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương;
- Các Sở Công Thương;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ
trưởng,
các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc;
- Lưu : VT, XNK.


24


PHỤ LỤC SỐ 01
MÃ SỐ HÀNG HOÁ VÀ TỔNG LƯỢNG HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NHẬP KHẨU
TỪ CAMPUCHIA NĂM 2012 VÀ NĂM 2013
(Kèm theo Thông tư số 05 /2012/TT-BCT ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Công
Thương)
TÊN HÀNG

MÃ SỐ HÀNG
HOÁ

TỔNG LƯỢNG
HẠN NGẠCH
NĂM 2012

TỔNG LƯỢNG
HẠN NGẠCH
NĂM 2013

300.000 tấn

300.000 tấn

3.000 tấn

3.000 tấn


I- Gạo các loại
Gạo loại khác đã xát toàn
bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc
chưa đánh bóng hạt hoặc
hồ

1006.30.99

Gạo nếp đã xát toàn bộ,
hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa
đánh bóng hạt hoặc hồ

1006.30.30

II- Lá thuốc lá khô
Lá thuốc lá chưa tước
cọng, loại Virginia đã sấy
bằng không khí nóng

2401.10.10

Lá thuốc lá chưa tước
cọng, loại Virginia chưa
sấy bằng không khí nóng

2401.10.20

Lá thuốc lá chưa tước
cọng, loại Burley


2401.10.40

Lá thuốc lá chưa tước
cọng, loại khác, được sấy
bằng không khí nóng
(flue-cured)

2401.10.50

Lá thuốc lá chưa tước
cọng, loại khác,

2401.10.90

25


×