TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
GIANG THỊ BÍCH VƯỢNG
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC
ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐẶNG THỊ HOÀI THU
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của
UBND Thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu, thực hiện của bản thân tôi.
Các số liệu trong luận văn này được thu thập, phân tích một cách trung thực,
khách quan. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao
chép của bất cứ luận văn nào đã được thực hiện. Quá trình thực hiện, nghiên cứu
luận văn là hợp pháp, được sự cho phép của các đối tượng nghiên cứu.
Hà Nội, ngày
tháng 9 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Giang Thị Bích Vượng
LỜI CẢM ƠN
Trong khi thực hiện đề tài, tác giả luận văn luôn nhận được sự động viên, giúp
đỡ tận tình của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- TS. Đặng Thị Thu Hoài, TS Nguyễn Thị Lệ Thúy, người đã hướng dẫn rất
tận tình và đầy trách nhiệm trong quá trình tác giả thực hiện luận văn.
- Cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô trong khoa Khoa học Quản lý - Viện Đào
tạo sau Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành
bản luận văn này.
Hà Nội, ngày
tháng 9 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Giang Thị Bích Vượng
MỤC LỤC
LỜI CAM ÐOAN
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1..................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT
ĐAI CỦA UBND CẤP TỈNH..................................................................................7
Hình 1.1: Bộ máy giải quyết khiếu nại của UBND cấp tỉnh...............................18
Hình 1.3: Tổ chức bộ máy của cơ quan Thanh tra..............................................21
Chương 2................................................................................................................38
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI................................38
TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI..............38
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND thành phố Hà Nội..............41
Biểu đồ 2.1: Tình hình khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của UBND thành phố
Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2014.......................................................................44
................................................................................................................................. 50
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy giải quyết khiếu nại.......................................................50
trong lĩnh vực đất đai của UBND thành phố Hà Nội..........................................50
* Tổ chức bộ máy của Ban tiếp công dân Thành phố.........................................50
Hình 2.3: Tổ chức bộ máy của Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội...............50
Hình 2.4: Tổ chức bộ máy của Thanh tra thành phố Hà Nội.............................52
Hình 2.5: Tổ chức bộ máy của Sở tài nguyên và Môi trường Hà Nội................53
Chương 3................................................................................................................79
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIẢI QUYẾT.....................................79
KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA UBND................................79
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020.............................................................79
- Có chính sách hỗ trợ thêm cho cán bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, nhằm động viên,
khuyến khích đội ngũ cán bộ này hơn nữa..........................................................93
KẾT LUẬN............................................................................................................94
Đất đai vốn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nó có vị trí và tầm quan
trọng vô cùng lớn lao trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của mọi
quốc gia, dân tộc. Nhận thức rất rõ vị trí, tầm quan trọng của đất đai nên qua
mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đều
có những chủ trương, chính sách nhằm quản lý và sử dụng một cách hiệu quả
tài nguyên đất đai, phục vụ một cách tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tếxã hội đất nước. Để phát huy được vai trò của đất đai trong đời sống thì chúng
ta phải tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai là hoạt động thực hiện giải
quyết các khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Do vậy, áp dụng pháp luật giải
quyết tốt các khiếu nại trong lĩnh vực đất đai góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về đất đai..................................................................................94
Hiện nay, khiếu nại về đất đai đang diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội cũng
không ngoại lệ. Nội dung chủ yếu là khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định
cư, khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khiếu nại về việc
đòi quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở cũ, khiếu nại quyết định giải quyết tranh
chấp quyền sử dụng đất và khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính
về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai.........................................................94
UBND thành phố Hà Nội cùng với các cấp sở ngành thành phố Hà Nội, xã,
phường, thị trấn đã tích cực xem xét giải quyết các trường hợp khiếu nại trong
lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền và đạt được những kết quả quan trọng bảo
vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần quan trọng vào
việc ổn định tình hình an ninh chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
trong những năm qua............................................................................................94
Bên cạnh những kết quả đạt được qua thực tiễn giải quyết khiếu nại trong lĩnh
vực đất đai của UBND thành phố Hà Nội cũng bộc lộ những hạn chế nhất định
như: một số cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết khiếu nại chưa đảm
bảo thời hạn giải quyết theo quy định, vẫn còn có vụ việc tồn đọng, giải quyết
chưa kịp thời, sự phối hợp giữa các ngành thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ; việc
thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn
chậm, còn có vụ việc để kéo dài tạo dư luận không tốt trong xã hội và nhân
dân.......................................................................................................................... 94
Qua lý luận và thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
trong cả nước nói chung, tại Hà Nội nói riêng được xem là một trong những
nhiệm vụ chính trị quan trọng và hết sức nhạy cảm. Do đó, các cấp, các ngành,
các cơ quan nhà nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng
cần quán triệt đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của mình trong công tác giải
quyết khiếu nại góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương và an toàn xã hội trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa..............95
Tóm lại, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là dạng khiếu nại phức tạp do đó hoạt
động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đang là vấn đề cần quan tâm
nhất hiện nay, cần phải được giải quyết kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp
luật. Muốn làm được điều này trước hết đòi hỏi mọi cán bộ, ở bất kỳ cương vị
nào đều phải sống và làm việc theo pháp luật, mọi vi phạm đều phải xử lý
nghiêm minh. Có như vậy mới tạo được niềm tin cho nhân dân, tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở cả nước nói chung và ở thành phố Hà Nội
nói riêng.................................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................1
PHỤ LỤC................................................................................................................. 3
Phụ lục 1: Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội............................................3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chũ viết tắt
UBND:
HĐND:
GCN:
QSDĐ:
Diễn giải
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Giấy chứng nhận
Quyền sử dụng đất
DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
HÌNH VẼ:
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1..................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT
ĐAI CỦA UBND CẤP TỈNH..................................................................................7
Hình 1.1: Bộ máy giải quyết khiếu nại của UBND cấp tỉnh...............................18
Hình 1.3: Tổ chức bộ máy của cơ quan Thanh tra..............................................21
Chương 2................................................................................................................38
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI................................38
TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI..............38
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND thành phố Hà Nội..............41
Biểu đồ 2.1: Tình hình khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của UBND thành phố
Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2014.......................................................................44
................................................................................................................................. 50
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy giải quyết khiếu nại.......................................................50
trong lĩnh vực đất đai của UBND thành phố Hà Nội..........................................50
* Tổ chức bộ máy của Ban tiếp công dân Thành phố.........................................50
Hình 2.3: Tổ chức bộ máy của Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội...............50
Hình 2.4: Tổ chức bộ máy của Thanh tra thành phố Hà Nội.............................52
Hình 2.5: Tổ chức bộ máy của Sở tài nguyên và Môi trường Hà Nội................53
Chương 3................................................................................................................79
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIẢI QUYẾT.....................................79
KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA UBND................................79
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020.............................................................79
- Có chính sách hỗ trợ thêm cho cán bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, nhằm động viên,
khuyến khích đội ngũ cán bộ này hơn nữa..........................................................93
KẾT LUẬN............................................................................................................94
Đất đai vốn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nó có vị trí và tầm quan
trọng vô cùng lớn lao trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của mọi
quốc gia, dân tộc. Nhận thức rất rõ vị trí, tầm quan trọng của đất đai nên qua
mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đều
có những chủ trương, chính sách nhằm quản lý và sử dụng một cách hiệu quả
tài nguyên đất đai, phục vụ một cách tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tếxã hội đất nước. Để phát huy được vai trò của đất đai trong đời sống thì chúng
ta phải tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai là hoạt động thực hiện giải
quyết các khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Do vậy, áp dụng pháp luật giải
quyết tốt các khiếu nại trong lĩnh vực đất đai góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về đất đai..................................................................................94
Hiện nay, khiếu nại về đất đai đang diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội cũng
không ngoại lệ. Nội dung chủ yếu là khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định
cư, khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khiếu nại về việc
đòi quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở cũ, khiếu nại quyết định giải quyết tranh
chấp quyền sử dụng đất và khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính
về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai.........................................................94
UBND thành phố Hà Nội cùng với các cấp sở ngành thành phố Hà Nội, xã,
phường, thị trấn đã tích cực xem xét giải quyết các trường hợp khiếu nại trong
lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền và đạt được những kết quả quan trọng bảo
vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần quan trọng vào
việc ổn định tình hình an ninh chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
trong những năm qua............................................................................................94
Bên cạnh những kết quả đạt được qua thực tiễn giải quyết khiếu nại trong lĩnh
vực đất đai của UBND thành phố Hà Nội cũng bộc lộ những hạn chế nhất định
như: một số cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết khiếu nại chưa đảm
bảo thời hạn giải quyết theo quy định, vẫn còn có vụ việc tồn đọng, giải quyết
chưa kịp thời, sự phối hợp giữa các ngành thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ; việc
thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn
chậm, còn có vụ việc để kéo dài tạo dư luận không tốt trong xã hội và nhân
dân.......................................................................................................................... 94
Qua lý luận và thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
trong cả nước nói chung, tại Hà Nội nói riêng được xem là một trong những
nhiệm vụ chính trị quan trọng và hết sức nhạy cảm. Do đó, các cấp, các ngành,
các cơ quan nhà nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng
cần quán triệt đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của mình trong công tác giải
quyết khiếu nại góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương và an toàn xã hội trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa..............95
Tóm lại, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là dạng khiếu nại phức tạp do đó hoạt
động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đang là vấn đề cần quan tâm
nhất hiện nay, cần phải được giải quyết kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp
luật. Muốn làm được điều này trước hết đòi hỏi mọi cán bộ, ở bất kỳ cương vị
nào đều phải sống và làm việc theo pháp luật, mọi vi phạm đều phải xử lý
nghiêm minh. Có như vậy mới tạo được niềm tin cho nhân dân, tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở cả nước nói chung và ở thành phố Hà Nội
nói riêng.................................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................1
PHỤ LỤC................................................................................................................. 3
Phụ lục 1: Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội............................................3
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1: Tình hình khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của UBND Thành
phố Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2014........Error: Reference source
not found
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
GIANG THỊ BÍCH VƯỢNG
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC
ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
Hà Nội - 2015
i
Trong quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng không tránh khỏi những
khiếu nại. Đặc biệt, đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, xảy ra nhiều khiếu nại hơn các lĩnh
vực khác. Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại, trong đó nguyên nhân đáng
kể là do: Hệ thống pháp luật nói chung, đặc biệt là các quy định pháp luật về khiếu
nại chưa hoàn thiện đồng bộ, còn nhiều quy định không còn phù hợp với thực tế; Một
số bộ phận cán bộ, công chức khi nhận được khiếu nại của công dân không thực hiện
đúng thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết khiếu nại; nể nang, né tránh hoặc cố tình
bao che cho cấp dưới; nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế…
Do vậy, việc giải quyết tốt các khiếu nại về đất đai của các cấp chính quyền
từ Trung ương đến địa phương sẽ góp phần rất lớn trong việc giải quyết những kiến
nghị, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, đảm bảo sự công bằng
trong xã hội; đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương và thắt chặt tình làng nghĩa xóm trong nhân dân là việc làm cần thiết. Đây
cũng là lý do tôi chọn đề tài “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của
UBND Thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: xác định được khung nghiên cứu về giải
quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của UBND cấp tỉnh. Từ đó, phân tích được
thực trạng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của UBND Thành phố Hà Nội
để xác định được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu. Những kết
quả thu được từ bài nghiên cứu tạo cơ sở cho tác giả đề xuất những giải pháp tăng
cường giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của UBND thành phố Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu: hệ thống giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
của UBND Thành phố Hà Nội.
Pham vi nghiên cứu bao gồm: (i) về nội dung: trong luận văn này giải quyết
khiếu nại được hiểu là giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai theo
cách tiếp cận hệ thống: Bộ máy giải quyết khiếu nại; Công cụ giải quyết khiếu nại;
Quy trình giải quyết khiếu nại.(ii) về không gian: trên địa bàn Hà Nội.(iii) về thời
gian: các số liệu thứ cấp thu thập cho giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014. Các đề
xuất giải pháp đến năm 2020.
ii
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp là tổng hợp, mô
hình hóa, phân tích - tổng hợp, thống kê và so sánh.
Kết cấu luận văn: ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương,
trong đó:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
của UBND cấp tỉnh
Luận văn xây dựng cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất
đai của UBND cấp tỉnh bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, tác giả được khái niệm khiếu nại, phân loại khiếu nại trong lĩnh
vực đất đai
Thứ hai, với quan điểm giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là việc cơ
quan có thẩm quyền thụ lý, xem xét, xác minh, kết luận và ra quyết định về tính
đúng đắn của các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai
khi có khiếu nại của người sử dụng đất về quyết định hay hành vi đó, xác định được
mục tiêu và nguyên tắc. Trong đó, chỉ tiêu giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất
đai bao gồm: (1) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, (2)
củng cố pháp chế, kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động hành chính nhà nước, (3) Bảo
đảm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động quản lý của nhà nước và cán bộ,
công chức nhà nước.
Thứ ba, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại
trong lĩnh vực đất đai của UBND cấp tỉnh, bao gồm 02 nhóm nhân tố: nhân tố thuộc
về UBND cấp tỉnh và nhân tố thuộc về môi trường UBND cấp tỉnh.
Chương 2: Phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất
đai của UBND Thành phố Hà Nội
Trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng ở Chương I, tác giả đã phân tích,
đánh giá thực trạng tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT
của NHNN Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014, bao gồm các nội dung chính sau:
Một là, giới thiệu sơ lược về UBND thành phố Hà Nội.
Hai là, tác giả phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
iii
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 -2014, gồm: (1) bộ máy giải quyết
khiếu nại, (2) công cụ giải quyết khiếu nại, (3) quy trình giải quyết khiếu nại.
Thứ ba, qua phân tích thực trạng, đánh giá thực hiện mục tiêu giải quyết
khiếu nại của UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 -2014, với 03 mục tiêu: (1)
mục tiêu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất: Kiến nghị trả
cho dân 25.975 triệu đồng thuộc đối tuợng giải phóng mặt bằng và 4.4370 m 2 đất;
điều chỉnh 36 phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; bố trí 18 nhà tái
định cư; thu hồi 28 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; điều chỉnh, bổ sung tăng
diện tích của 02 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, (2) mục tiêu củng cố pháp
chế, kỷ luật kỷ cương: Đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 9.781 triệu đồng
và thu hồi 79.295m2 đất đưa vào quản lý; kiến nghị xử lý kỷ luật đối với 6 tập thể và
64 cán bộ có phạm pháp luật về đất đai; chuyển cơ quan điều tra 7 vụ.(3) mục tiêu
đảm bảo sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động quản lý Nhà nước và cán bộ
công chức: UBND Thành phố Hà nội đã công khai các quyết định giải quyết khiếu
nại của công dân bằng nhiều hình thức.
Qua đó xác định được ưu điểm và điểm yếu, nguyên nhân của điểm yếu của giải
quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của UBND thành phố Hà Nội. Cụ thể như sau:
Về ưu điểm
Thứ nhất, về bộ máy: đã chuyên môn hóa các bộ phận tham mưu giúp UBND
Thành phố Hà Nội. Cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại có kinh nghiệm.
Thứ hai, về công cụ: có hành lang pháp lý khá đầy đủ. UBND Thành phố đã
xây dựng phần mềm quản lý đơn thư và kết quả giải quyết khiếu nại; công khai
quyết định giải quyết khiếu nại trên trang Website của Thành phố.
Thứ ba, về quy trình: Giải quyết khiếu nại thực hiện theo theo thứ tự các
bước: tiếp công dân, nhận và xử lý đơn; thụ lý giải quyết khiếu nại; thẩm tra, xác
minh nội dung khiếu nại; chuẩn bị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại; ban
hành quyết định giải quyết khiếu nại, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
Về điểm yếu
Thứ nhất, sự phối hợp giữa các cơ quan tham mưu có lúc còn lỏng lẻo.
iv
Thứ hai, Các văn bản hướng dẫn thi hành đều ban hành chậm; Công tác
truyền thông giáo dục được triển khai, nhưng chưa làm giảm các vụ việc khiếu nại;
Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, việc thực hiện áp dụng quy trình giải quyết các vụ việc có một số khâu
chưa hợp lý; vi phạm thời hạn giải quyết.
Nguyên nhân của những điểm yếu gồm có nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan. Trong đó, nguyên nhân khách quan là do hệ thống chính
sách, pháp luật về đất đai chưa hoàn thiện, thường xuyên thay đổi, bổ sung; do đặc
điểm kinh tế xã hội địa phương; do nhận thức pháp luật của người dân về chính sách,
pháp luật về đất đai. Nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý cán bộ; do hệ
thống thông tin dữ liệu phục vụ giải quyết khiếu nại và do công tác lãnh đạo chỉ đạo.
Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại trong lĩnh
vực đất đai của UBND Thành phố Hà Nội đến năm 2020.
Trên cơ sở những điểm đã xác đinh trong Chương II, tác giả đề xuất một số
giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của UBND Thành
phố Hà Nội đến năm 2020, bao gồm các giải pháp sau:
Một là, giải pháp về bộ máy giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của
UBND Thành phố Hà Nội. Trong đó, giải pháp cơ cấu tổ chức: Phân công rành
mạch theo loại hình khiếu nại cho cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết; Đẩy
mạnh bộ máy làm công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai; Giải pháp về
con người: Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kinh
nghiệm giải quyết công việc cho đội ngũ cán bộ. Kịp thời biểu dương, khen thưởng
những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; phát hiện và xử lý kịp thời những tập
thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhất là vi
phạm các quy định về tiếp dân, giải quyết khiếu nại.
Hai là, giải pháp về công cụ giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của
UBND Thành phố Hà Nội, gồm 3 nhóm giải pháp: (1) giải pháp về công cụ pháp
luật, hành chính: Kịp thời ban hành quyết định, quy định hướng dẫn thực hiện sau
khi Chính phủ, các bộ ngành liên quan ban hành hoặc chỉnh sửa các quy định. Có
v
hướng dẫn cụ thể, chi tiết về áp dụng pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực đất đai, (2) giải pháp truyền thông, giáo dục: Tổ chức tuyên truyền chính
sách pháp luật đất đai và khiếu nại về đất đai đối với các tầng lớp nhân dân., (3) giải
pháp công cụ hỗ trợ nghiệp vụ: Ứng dụng, trang bị các thiết bị công nghệ thông tin
trong tiếp dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.
Ba là, giải pháp về áp dụng quy trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất
đai của UBND Thành phố Hà Nội, gồm 03 nhóm: (1) về việc tiếp công dân: Quy
định cụ thể cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc tiếp dân, phẩm
chất, trách nhiệm, năng lực của người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
thời gian tiếp công dân, (2) về thời gian thực hiện giải quyết khiếu nại: Quy định cụ
thể về thời gian của từng cơ quan tham gia giải quyết khiếu nại, (3) về quy định thi
hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật: Quy định cụ thể, rõ ràng
về thời gian, trình tự, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực
hiện các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Đồng thời đưa ra một số kiến nghị:
(1) kiến nghị với UBND Thành phố Hà Nội: Thường xuyên quan tâm xây
dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại; Xây dựng hệ thống phần
mềm quản lý hệ thống điều hành giải quyết khiếu nại; chỉ đạo điều hành thống nhất
từ Thành phố đến quận, huyện để các quyết định giải quyết khiếu nại đều được biết;
Chỉ đạo giải quyết các vụ việc có nội dung phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều
ngành, có ảnh hưởng xấu đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; Chỉ đạo các
sở, ngành của Thành phố và UBND các cấp tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình công
tác tiếp dân, tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai; Tăng
cường công tác thanh tra trách nhiệm của Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch UBND
các quận, huyện; Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung rà soát, đánh giá, bổ
sung, sửa đổi cơ chế, chính sách về quản lý đất đai; Tăng cường công tác phối hợp,
kiểm tra, giám sát, đối thoại trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại;
Có chính sách hỗ trợ thêm cho cán bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại.
(2) Kiến nghị với cơ quan nhà nước cấp trên: sớm hoàn thiện chính sách,
vi
pháp luật về đất đai cho phù hợp với thực tế và phù hợp với các Luật khác; ban
hành Luật về biểu tình làm cơ sở đấu tranh, xử lý những trường hợp lợi dụng quyền
khiếu nại, lợi dụng dân chủ, nhân quyền để gây rối; nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ
đối với những tổ hòa giải ở cơ sở để động viên và phát huy vai trò của công tác hòa
giải; bổ sung quy định gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu cho người bị
khiếu nại.
Tóm lại: Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là dạng khiếu nại phức tạp do đó
hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đang là vấn đề cần quan tâm
nhất hiện nay, cần phải được giải quyết kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Muốn làm được điều này trước hết đòi hỏi mọi cán bộ, ở bất kỳ cương vị nào đều
phải sống và làm việc theo pháp luật, mọi vi phạm đều phải xử lý nghiêm minh. Có
như vậy mới tạo được niềm tin cho nhân dân, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội ở cả nước nói chung và ở Thành phố Hà Nội nói riêng.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho UBND cấp tỉnh thấy được những
điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu về giải quyết khiếu nại trong lĩnh
vực đất đai, từ đó đưa ra các khuyến nghị cần thiết và phù hợp để tăng cường giải
quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được và những nỗ lực của tác giả trong quá
trình thực hiện luận văn, luận văn vẫn không tránh khỏi một số hạn chế: chưa đi sâu
phân tích điểm yếu về công cụ áp dụng về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức còn hạn hẹp nên những
nhận xét, đánh giá còn đôi chút mang tính chủ quan, có những nội dung chưa đi
sâu vào mặt lý luận. Những hạn chế trên cũng chính là những gợi mở để tác giả
có định hướng khắc phục, mở rộng đề tài và phạm vi áp dụng cho những nghiên
cứu tiếp theo.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
GIANG THỊ BÍCH VƯỢNG
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC
ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐẶNG THỊ HOÀI THU
Hà Nội - 2015
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng không tránh khỏi những
khiếu nại. Đặc biệt, đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, xảy ra nhiều khiếu nại hơn các lĩnh
vực khác. Chính vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng đến
công tác giải quyết khiếu nại của công dân, đặc biệt là khiếu nại trong lĩnh vực đất
đai. Chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tuy
nhiên, trên thực tế, tình hình khiếu nại trong lĩnh vực đất đai vẫn diễn ra rất phức tạp,
đòi hỏi phải có những giải pháp hết sức căn cơ, đồng bộ, với sự tham gia của nhiều
cấp, nhiều ngành. Số lượng đơn thư khiếu nại của công dân trong lĩnh vực quản lý và
sử dụng đất đai có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Thanh tra Thành phố Hà
Nội, hàng năm có hàng trăm vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai, chiếm 80% tổng
số vụ việc khiếu nại của công dân gửi đến cơ quan nhà nước. Trong các khiếu kiện về
đất đai, thì khiếu kiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi
đất chiếm đến 65% trong tổng số các vụ kiện.
Nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại cũng như việc tồn tại vướng mắc, hạn
chế trong công tác giải quyết khiếu nại có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên
nhân đáng lưu ý phải kể đến là do: Một số người đi khiếu kiện do nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân là không hiểu chính sách, pháp luật nên
khiếu kiện thiếu căn cứ, vượt ra ngoài quy định của pháp luật hoặc cố tình đeo bám
dai dẳng, cố chấp được thua, không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại; Một
số trường hợp có hành vi quá khích, gây rối, kích động, lôi kéo người khác khiếu
kiện; Một số bộ phận cán bộ, công chức khi nhận được khiếu nại của công dân
không thực hiện đúng thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết khiếu nại; nể nang, né
tránh hoặc cố tình bao che cho cấp dưới…không ra văn bản giải quyết theo đúng
quy định của pháp luật, chưa quan tâm đầy đủ tới việc tiếp công dân, gặp gỡ đối
2
thoại và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Đáng lưu ý là những người có trách nhiệm
giải quyết khiếu nại lần đầu không chủ động tích cực xem xét một cách nghiêm túc
đối với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của mình bị khiếu nại, vẫn
còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong việc tiếp công dân cũng như giải
quyết khiếu nại; Hệ thống pháp luật nói chung, đặc biệt là các quy định pháp luật về
khiếu nại chưa hoàn thiện đồng bộ, còn nhiều quy định không còn phù hợp với thực
tế cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại. Luật Khiếu
nại quy định về thủ tục, trình tự, thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong khi đó việc
giải quyết những vụ việc cụ thể của nội dung khiếu nại lại phải căn cứ vào các luật
chuyên ngành, nhất là luật điều chỉnh vấn đề liên quan đến đất đai; Một nguyên
nhân vô cùng quan trọng đó là những tồn tại, hạn chế, bất cập của hoạt động thanh
tra giải quyết khiếu nại trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước.
Những nguyên nhân cũng như tồn tại, yếu kém trên làm cho tình hình khiếu
nại tiếp tục diễn biến phức tạp, chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại
chưa cao dẫn đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với một số cơ quan, cán bộ,
công chức nhà nước bị giảm sút nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ…Do vậy, việc
giải quyết tốt các khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các cấp chính quyền từ Trung
ương đến địa phương sẽ góp phần rất lớn trong việc giải quyết những kiến nghị, bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người sử dụng đất, đảm bảo sự công bằng trong
xã hội; đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và
thắt chặt tình làng nghĩa xóm trong nhân dân là việc làm cần thiết. Đây cũng là lý do
tôi chọn đề tài “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của UBND Thành
phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những thay đổi trong cơ chế giải quyết khiếu nại là một quá trình phát triển
của cả hệ thống pháp luật thực định và cơ sở lý luận cho cho việc giải quyết khiếu
nại của công dân. Vì thế mà những năm gần đây đã có nhiều công trình khoa học
được công bố liên quan đến lĩnh vực đất đai, được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác
nhau, với mục đích tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và cơ chế giải quyết khiếu nại.
3
Có thể khái quát tình hình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến nội
dung nghiên cứu đề tài như sau:
- Các công trình, đề tài khoa học nghiên cứu về pháp luật và thực trạng hoạt
động giải quyết khiếu nại với mục tiêu góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và
đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại:
+ Một số bài viết, công trình khoa học đề cập đến công tác kiểm tra, giám sát
hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở những góc độ khác nhau. Ví dụ:
Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết
khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng - thực trạng và kiến nghị của Ths. Phạm
Văn Khanh, đề tài khoa học cấp Bộ của Thanh tra Chính phủ năm 2004; Nâng cao
hiệu lực, hiệu quả thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ths. Bùi Nguyên Suý, đề tài khoa học
cấp Bộ của Thanh tra Chính phủ năm 2007; Trách nhiệm của đại biểu dân cử trong
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của ThS. Đào Xuân Tiến, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 02-2005; Tăng cường giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo của cơ quan hành chính nhà nước - giải pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa của TS. Trần Văn Sơn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8- 2005...
+ Một số công trình nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp đổi mới cơ chế
giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính, ví dụ: Một số vấn đề về tài phán hành chính
ở Việt Nam của PTS. Lê Bình Vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, 1994; Tài phán hành
chính - Nhìn từ góc độ Luật so sánh của Nguyễn Văn Quang, Luận văn Thạc sĩ luật
học, Đại học Luật Hà 10 Nội, năm 1999; Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện
hành chính (của Ths. Nguyễn Văn Thanh, đề tài khoa học cấp Bộ của Thanh tra
Chính phủ, năm 2004; Cơ quan tài phán hành chính - Nhận thức mới, giải pháp
mới cho một vấn đề không mới Ths. Đinh Văn Minh, Tạp chí Thanh tra, 2005; Đổi
mới cơ chế giải quyết khiếu nại và việc thành lập cơ quan tài phán hành chính ở
Việt Nam của ThS. Nguyễn Tuấn Khanh, Tạp chí Mặt trận Tổ quốc, số 11- 2007;
Đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay của
PGS.TS. Bùi Xuân Đức, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5-2008...
4
- Các công trình khoa học là Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Lê Văn
Thành, năm 2008 với đề tài Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay; Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác gỉa Trần
Trung, năm 2011 với đề tài Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn
Thành phố Hà Nội …
Nhìn chung, nội dung nghiên cứu trong các công trình nói trên mới dừng lại
ở mức độ chung nhất, chưa tạo lập cơ sở khoa học vững chắc để đổi mới tổng thể cơ
chế giải quyết khiếu nại hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện phát triển nền kinh tế
thị trường, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định được khung nghiên cứu về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất
đai của UBND cấp tỉnh.
- Phân tích được thực trạng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của
UBND Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất được các giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai của UBND Thành phố Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về đối tượng: hệ thống giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của
UBND UBND Thành phố Hà Nội.
+ Về nội dung: trong luận văn này giải quyết khiếu nại được hiểu là giải
quyết khiếu nại hành chính, theo cách tiếp cận hệ thống: (1) Bộ máy giải quyết
khiếu nại; (2) Công cụ giải quyết khiếu nại; (3) Quy trình giải quyết khiếu nại.
+ Về không gian: trên địa bàn Hà Nội.
+ Về thời gian: các số liệu thứ cấp thu thập cho giai đoạn từ năm 2011 đến
năm 2014. Các đề xuất giải pháp đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Khung nghiên cứu
5
Các nhân tố
Giải quyết khiếu
Thực hiện được mục
ảnh hướng đến
nại trong lĩnh
tiêu giải quyết khiếu
hệ thống giải
vực đất đai của
nại trong lĩnh vực
quyết khiếu nại
UBND cấp tỉnh
đất đai của UBND
trong lĩnh vực
1- Bộ máy giải
đất đai của
quyết khiếu nại
UBND cấp tỉnh
1-
Nhân
tố
thuộc về UBND
cấp tỉnh
2-
Nhân
2- Công cụ giải
quyết khiếu nại
3 - Quy trình giải
quyết khiếu nại.
tố
cấp tỉnh
1- Mục đích: Nhằm ổn định
tình hình anh ninh chính trị,
phục vụ phát triển kinh tế.
2- Mục tiêu:
- Bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân;
thuộc về môi
- Củng cố pháp chế, kỷ luật
trường
kỷ cương trong hoạt động
của
UBND cấp tỉnh
hành chính nhà nước;
- Đảm bảo sự giám sát của
nhân dân đối với hoạt động
quản lý nhà nước và cán bộ
công chức nhà nước.
5.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Thu thập tài liệu nghiên cứu về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai để
xác định khung lý thuyết về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của UBND
cấp tỉnh. Phương pháp sử dụng là tổng hợp, mô hình hóa.
Bước 2: Thu thập thông tin thứ cấp: Bao gồm Luật khiếu nại, Luật Đất đai,
các báo cáo công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai các năm của UBND
Thành phố Hà Nội; thông qua việc xác minh, kết luận các vụ việc khiếu nại trong
lĩnh vực đất đai của bản thân tác giả.
Bước 3: Phản ánh thực trạng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
của UBND Thành phố Hà Nội. Phương pháp sử dụng là phân tích - tổng hợp.
6
Bước 4: Xác định điểm mạnh, điểm yếu về giải quyết khiếu nại trong lĩnh
vực đất đai của UBND Thành phố Hà Nội và xác định các nguyên nhân của điểm
yếu. Phương pháp sử dụng là tổng kết thực tiễn địa phương; thống kê và so sánh.
Bước 5: Đề xuất giải pháp thực hiện giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất
đai của UBND Thành phố Hà Nội.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Phụ lục, Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
kết cấu luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của
UBND cấp tỉnh
Chương 2: Phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
của UBND Thành phố Hà Nội
Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai của UBND Thành phố Hà Nội đến năm 2020.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG
LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA UBND CẤP TỈNH
1.1. Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
1.1.1. Khiếu nại
Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ khiếu nại được đề cập đến như là sự
phản ứng của các chủ thể trong xã hội đối với quyết định của các cơ quan nhà
nước (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp) hoặc hành vi của
cán bộ, công chức, người làm việc trong cơ quan nhà nước khi họ cho rằng các
quyết định, hành vi đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặc
dù có nhiều định nghĩa khác nhau về khiếu nại nhưng nhìn chung, quan niệm về
khiếu nại đều được hiểu như vậy. Theo sách Thuật ngữ pháp lý phổ thông,
khiếu nại là việc yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc người có chức
vụ giải quyết việc vi phạm các quyền hoặc lợi ích hợp pháp của bản thân người
khiếu nại hay người khác 1 .
Theo Từ điển tiếng Việt, khiếu nại được hiểu là đề nghị cơ quan có thẩm
quyền xét một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý...
Những khái niệm trên được tiếp cận trên rất sát với sự phát triển của hệ thống quy
định pháp luật về khiếu nại, vì vậy, nghĩa của thuật ngữ khiếu nại thường hẹp hơn
so với những biểu hiện trong thực tế.
Theo kết quả nghiên cứu của Thanh tra Chính phủ, khái niệm "khiếu nại"
được hiểu rộng hơn, theo đó, “khiếu nại theo nghĩa chung nhất là việc cá nhân hay
tổ chức đề nghị cá nhân, tổ chức hay cơ quan nào đó xem xét, sửa chữa lại một việc
làm mà họ cho là không đúng đắn, gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền, lợi
ích chính đáng của họ và đòi bồi thường thiệt hại do việc làm không đúng gây ra”2.
1 Thuật ngữ pháp lý phổ thông, tr. 29
2 Thông tin khoa học, số 3-2000 của Trung tâm Nghiên cứu khoa học - Thanh tra