Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tại tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.92 KB, 15 trang )

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua
thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Bùi Thị Thuận Ánh

Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: GS.TSKH Đào Trí Úc
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Hệ thống hoá một số khía cạnh lý luận cơ bản về khiếu nại và giải quyết khiếu
nại nói chung, trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Phân tích đánh giá thực trạng khiếu nại và
những vướng mắc trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Thừa Thiên Huế thông
qua tìm hiểu thực tiễn và số liệu báo cáo tổng kết của thanh tra tỉnh hàng năm. Đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Thừa
Thiên Huế trong thời gian tới.

Keywords: Luật Khiếu nại; Pháp luật Việt Nam; Thủ tục tố tụng dân sự; Đất đai; Thừa
Thiên Huế

Content
A. MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
“Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm. Khắp nơi có
đoàn thể nhân dân như Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Công đoàn,vv… Những đoàn thể ấy là tổ
chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết với nhân dân với
Chính phủ. Khi ai có điều gì oan ức thì có thể do các đoàn thể tố cáo lên cấp trên. Đó là quyền
dân chủ của tất cả công dân Việt Nam. Đồng bào biết rõ và khéo dùng quyền ấy”[10].
Cùng với quyền tố cáo thì quyền khiếu nại cũng là một trong những quyền cơ bản của


công dân đã được Hiến pháp nước ta ghi nhận nó là một trong những quyền dân chủ không thể
thiếu được trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ Tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã luôn coi trọng
công tác giải quyết khiếu nại tố cáo người xem đây là một hình thức thể hiện trực tiếp mối quan
hệ giữa nhân dân với Đảng với Nhà nước. Thực hiện chủ trương đó Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm và không ngừng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại tố cáo nói
chung.
Để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, Quốc hội đã ban
hành Luật khiếu nại, tố cáo (02/12/1998) đã đươc sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004 và 2005.
Nay được thay thế bằng Luật khiếu nại 2011 và Luật tố cáo 2011 hai luật này đều có hiệu lực kể
từ ngày 1 tháng 7 năm 2012. Theo đó công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất quan
trọng của con người. Xung quanh tài sản quý giá này lại đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp
nhất là vấn đề khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai. Hiện nay khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
đang là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá
trị vốn có thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như
tính chất phức tạp về mặt nội dung. Tranh chấp đất đai có tính chất phức tạp, việc khiếu kiện
kéo dài bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu
hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách,
pháp luật đất đai…Vấn đề giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai nói riêng đã và đang trở thành chủ đề nóng bỏng của nhiều độc giả, nhiêu nhà nghiên
cứu.
Khác với một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái
Bình, Bình Dương…tỉnh Thừa Thiên Huế không phải là điểm nóng về khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai, trong thời gian qua Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố
Huế, các huyện, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp có nhiều tiến bộ; đã giải quyết, xử

lý kịp thời những đơn thư khiếu kiện của công dân, không để xảy ra "điểm nóng", góp phần ổn
định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, có một thực tế
là từ năm 2007 đến nay số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo liên tục tăng , khiếu nại vượt cấp,
đông người vẫn còn nhiều; công tác giải quyết đơn thư khiếu nại đặc biệt là các vụ tranh chấp về
đất đai của Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn còn nhiều bất cập, chưa đúng theo quy định
của Luật Khiếu nại, tố cáo; công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố Huế và các huyện vẫn còn tồn đọng, kéo dài, chưa
thực hiện nghiêm túc việc đối thoại với công dân khi giải quyết khiếu nại lần đầu; nhiều trường
hợp đã thụ lý giải quyết nhưng không ra quyết định mà trả lời bằng hình thức công văn, thông
báo dẫn đến việc người khiếu kiện liên tục gửi đơn lên cấp trên để can thiệp giải quyết. Một số
vụ việc khiếu nại, tranh chấp về đất đai đã được Thủ trưởng các cấp, các ngành giải quyết và
quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn chưa được thực hiện dứt điểm, ảnh hưởng đến
tiến độ triển khai các công trình, dự án, gây bức xúc trong cộng đồng xã hội, nhân dân.
Vậy vấn đề giải quyết về khiếu nại về đất đai nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói
riêng có điều gì còn vướng mắc? Những nguyên nhân nào làm cho việc khiếu kiện về đất đai kéo
dài và khiếu nại vượt cấp? Tại sao việc giải quyết khiếu nại về tranh chấp đất đai của chủ tịch
UBND các xã, phường, thị trấn còn nhiều bất cập chưa đúng theo quy định của Luật Khiếu nại,
tố cáo…?
Tôi cho rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu về cơ chế giải quyết khiếu nại nói chung,
trong lĩnh vực đất đai nói riêng là điều cần thiết để tìm ra những nguyên nhân và đề ra các
biện pháp giải quyết phù hợp có hiệu quả góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống
chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng nói trên tôi chọn đề tài “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai -
thực trạng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế”.
2. Tình hình nghiên cứu
Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai không phải là đề tài mới, chủ đề này đã được rất nhiều
độc giả trong và ngoài nước quan tâm. Như bài viết về “những vướng mắc trong giải quyết
khiếu nại về đất đai” của tác giả Nguyễn Trí Phước thanh tra huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, bài viết “Giải quyết khiếu nại về đất đai: Luật “đối đầu”…Luật” của tác giả Tuấn

Khôi; Về thực trạng chính sách đất đai ở Việt Nam của Phạm Hữu Nghị, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật; Một số vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay của tiến sĩ
Nguyễn Đình Bồng, Tạp chí Quản lý nhà nước; Luận văn “Thanh tra giải quyết khiếu nại trong
quản lý đất đai tại Sở Địa Chính Hà Tây”; Luận văn thạc sĩ “Vi phạm hành chính về đất đai ở
Thái Bình - thực trạng và giải pháp khắc phục” của tác giả không rõ tên; luận văn “khiếu nại, tố
cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Quảng bình” của tác giả Nguyễn Khánh Na, khoa luật -
Huế; “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án” tác giải Đoàn Trường Hải; Luận
văn thạc sĩ của tác giả Phạm Anh Tuấn “Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay và vấn
đề hoàn thiện”; Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Trần Văn Sơn “Tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt
Nam hiện nay”…
Nhìn chung, các công trình trên mới chỉ đề cập đến vấn đề về khiếu nại, những vướng
mắc trong việc giải quyết khiếu nại một cách chung chung. Trong luận văn tốt nghiệp củ nhân
luật tác giả, Nguyễn Thị Thảo, Trần Thị Diệu Hương sinh viên khoa Luật – Đại học Huế có
nghiên cứu về vấn đề khiếu nại, tố cáo trong bài viết tác giải có nói về tình trạng khiếu nại ở
Thừa Thiên Huế, khiếu nại về đất đai trên cả nước nhưng chỉ dừng lại ở mức độ chung chung
chưa nghiên cứu về cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Một số bài viết khác có
viết về vấn đề khiếu nại nói chung nhưng chưa đi sâu nghiên cứu trong lĩnh vực đất đai. Chính vì
vậy, đề tài “ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tại tỉnh Thừa
Thiên Huế” được xem là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại
trong lĩnh vực đất đai ở một địa phương cụ thể là tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích:
Nghiên cứu cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai hiện nay qua thực tiễn tại
tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả việc giải quyết
khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói chung ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
* Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hoá một số khía cạnh lý luận cơ bản về khiếu nại và giải quyết khiếu nại nói
chung, trong lĩnh vực đất đai nói riêng.
+ Phân tích đánh giá thực trạng khiếu nại và những vướng mắc trong việc giải quyết

khiếu nại về đất đai ở tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua tìm hiểu thực tiễn và số liệu báo cáo tổng
kết của thanh tra tỉnh hàng năm.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại về đất đai ở
tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2011.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
những quan điểm của Đảng về quản lý đất đai.
Đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh
đối chiếu số liệu khiếu nại và giải quyết khiếu nại giữa các năm; Phương pháp phân tích, tổng
hợp, chứng minh… để đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại và xâu chuỗi các vấn đề.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn trong cơ chế giải quyết khiếu nại liên quan đến
đất đai ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tìm ra những vướng mắc trong cơ chế giải quyết khiếu nại về đất đai ở Tỉnh Thừa
Thiên Huế từ đó mạnh dạn đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giải
quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói chung ở tỉnh Thừ Thiên Huế nói riêng.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài được chuyển tải trong 03 phần chính sau:
A. Phần mở đầu.
B. Phần nội dung.
Chương 1. Cơ sở lý luận về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Chương 2. Thực trạng việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở
Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2009 – 2011.
Chương 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại về đất đai ở Thừa
Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay.
C. Phần kết luận.



B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC
ĐẤT ĐAI

1.1. KHÁI NIỆM KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1.1.1. Khái niệm khiếu nại
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ khiếu nai, theo cuốn Thuật ngữ pháp lý thì khiếu
nại là: “đưa ra những thắc mắc, đề nghị xem xét lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm
quyền đã làm, đã chuẩn y” [19].
Luật Khiếu nại năm 2011: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ,
công chức theo thủ tục Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem
xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật của cán bộ, công
chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích
hợp pháp của mình” [15, tr.1].
Khiếu nại chính là tấm gương phản ánh mức độ đúng của việc áp dụng pháp luật, phản
ánh sự đồng thuận của xã hội và thái độ của công dân đối với cơ quan nhà nước và sâu xa hơn là
thái độ của công dân đối với chế độ chính trị [9, tr. 28].
- Khái niệm khiếu nại về đất đai
Khiếu nại về đất đai là việc công dân, tổ chức, cơ quan đề nghị cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hoăc hành vi hành chính trong quá trình quản
lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi
ích hợp pháp của mình.
Khiếu nại cũng là quyền dân chủ cơ bản của người sử dụng đất vì nhà nước ta là nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện
chủ sở hữu, thay mặt nhân dân thực hiện hoạt động quản lý đất đai đảm bảo cho đất đai được sử
dụng hợp lý, phục vụ lợi ích của chủ sở hữu cũng như quyền và lợi ích của hợp pháp của người

sử dụng đất. Chính vì vậy bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào khi có đủ căn cứ đều có quyền
khiếu nại và được đảm bảo bằng nghĩa vụ giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền.
- Các loại khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Các loại khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thường gặp là các quyết định hành chính và hành
vi hành chính liên quan đến đất đai.
+ Các quyết định hành chính như: Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng
dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Các quyết định bồi thường, hỗ trợ giải phóng
mặt bằng, tái định cư; Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quyết định gia hạn
thời hạn sử dụng đất và một số khiếu nại khác.
+ Hành vi hành chính bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi thực
hiện các công việc liên quan đến hoạt động nói trên.
- Giải quyết khiếu nại
Có quan điểm cho rằng việc giải quyết khiếu nại chính là toàn bộ phuơng thức hoạt động,
những quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan có chức năng giải quyết các
khiếu nại và mối quan hệ giữa các cơ quan với nhau trong quá trình giải quyết các khiếu nại
hành chính với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được pháp luật
ghi nhận và bảo đảm thực hiện.
Để hiểu rõ hơn vấn đề giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai nói
riêng chúng ta cần tìm hiểu quá trình hình thành cơ chế giải quyết khiếu nại ở nước ta qua một số
giai đoạn lịch sử cụ thể.
1.1.2. Sơ lược lịch sử về giải quyết khiếu nại ở nước ta qua các thời kỳ
- Thời kỳ phong kiến
- Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1998
- Từ năm 1998 đến nay
1.2. CƠ SỞ PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH
VỰC ĐẤT ĐAI
Giải quyết khiếu nại về đất đai là việc cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền tiếp
nhận, xem xét đơn, thư khiếu nại của công dân về quyết định hành chính hoặc hành vi hành
chính của cơ quan đó. Sau đó tổ chức xác minh và đi đến kết luận cuối cùng về tính đúng, sai của
quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các

bên có liên quan.
1.2.1. Vai trò và những nguyên tắc cơ bản của việc giải quyết khiếu nại về đất đai
a. Vai trò của việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Thông qua việc giải quyết khiếu nại về đất đai đã tạo điều kiện cho chính quyền từ Trung
ương đến địa phương nâng cao được vai trò của mình góp phần phát huy tính chủ động của cơ sở
và quyền dân chủ của nhân dân trong quản lý và sử dụng đất cũng như trong việc giải quyết
khiếu nại liên quan đến vấn đề đất đai, đảm bảo công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế đất
nước, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Đây là vấn đề quan
trọng nhất trong giai đoạn hiện nay.
b. Những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai
- Giải quyết khiếu nại về đất đai theo đúng quy định của pháp luật:
- Nguyên tắc dân chủ và công khai:
- Tôn trọng sự thật khách quan, thận trọng và vô tư:
- Kết hợp giải quyết khiếu nại về đất đai với việc giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền phổ
biến kiến thức pháp luật về đất đai:
- Giải quyết kịp thời, nhanh chóng, ngăn chặn và loại trừ các hành vi vi phạm pháp luật đất
đai.
1.2.2. Điều kiện và thẩm quyền thụ lý, giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai
a. Điều kiện khiếu nại
b. Đối tượng khiếu nại về đất đai
c. Thẩm quyền thụ lý và giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai
1.2.3. Trình tự, thủ tục khiếu nại về đất đai
* Trình tự khiếu nại
Theo điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định.
* Thời hiệu khiếu nại
* Rút khiếu nại
1.2.4. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại
a. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
Theo điều 12 Luật Khiếu nại 2011.
Ta thấy việc quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại và của

luật sư, trợ giúp viên pháp lý: Luật Khiếu nại quy định cụ thể hơn quyền, nghĩa vụ của người
khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và luật sư, trên cơ sở kế thừa các quy
định còn phù hợp của Luật Khiếu nại, tố cáo và bổ sung các quyền, nghĩa vụ này. Cụ thể, người
khiếu nại có quyền được uỷ quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của mình và có quyền được biết, đọc, sao chụp, sao chép và xem các tài liệu,
chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan
đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại, cung cấp cho mình để
giao nộp cho người giải quyết khiếu nại. Đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải
quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; bồi thường hoặc bồi hoàn thiệt hại, khắc phục hậu quả
do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra. Luật sư, trợ giúp
viên pháp lý có quyền tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại; thực hiện các quyền, nghĩa vụ
của người khiếu nại khi được uỷ quyền; xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung
khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại; được nghiên cứu hồ sơ vụ việc,
ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người khiếu nại. Hơn nữa quy định việc nhiều người khiếu nại cùng một nội dung thì
cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội
dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi nhận nội dung khiếu nại. Nếu nhiều người khiếu
nại bằng đơn thì đơn phải có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử đại diện để trình bày
khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại. Đồng thời luật cũng bổ sung quy định về việc ra
quyết định giải quyết khiếu nại trong trường hợp này.
Như vậy thông qua các quy định của pháp luật ta thấy Đảng và Nhà nước ta luôn quan
tâm, coi trọng công tác gải quyết khiếu nại nói chung, giải quuyết khiếu nại vầ đất đai nói riêng
coi đó là điều kiện cần thiết để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình và tham gia quản lý
Nhà nước, quản lý xã hội. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân cũng là một nội dung
quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì
dân. Nhà nước tồn tại là vì dân, phát triển được là nhờ có dân, vì thế “cần không ngừng hoàn
thiện, đổi mới pháp luật để nó thực sự là nền tảng của pháp chế XHCN” [22, tr. 21]. Luật khiếu
nại 2011, Luật đất đai 2003 và nhiều văn bản pháp luật có liên quan đã được ban hành để điều
chỉnh vấn đề khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có
nhiều văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo và Nhà nước ta đã không ngừng bổ sung, hoàn thiện

nhằm tạo ra một chính sách pháp luật đầy đủ phù hợp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
người khiếu nại. Thông qua việc khiếu nại của công dân để hiểu rõ hơn về những tồn tại, hạn chế
của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức để từ đó có những giải pháp khắc phục hiệu quả
hơn.
Chương 2
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trong những năm gần đây khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng liên tục xảy
ra với số lượng ngày càng tăng. Ở Thừa Thiên Huế đất đai có chứa mồ mả nằm rải rác ở khắp
nơi, là nơi có nhiều lăng tẩm, đền chùa được xây dựng chủ yếu duới triều Nguyễn nên đất đai
mang nhiều yếu tố lịch sử thiêng liêng.
Công tác giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng trong những năm
qua đã đạt được nhiều kết quả, thông qua giải quyết khiếu nại đã góp phần quan trọng vào việc
ổn định tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Tuy nhiên, tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo trên toàn quốc vẫn có chiều hướng diễn biến phức
tạp. Số vụ việc khiếu kiện tồn đọng vẫn còn nhiều, một số địa phương chưa tập trung chỉ đạo giải
quyết khiếu nại, tố cáo thường xuyên, chưa thực hiện nghiêm chế độ tiếp dân, việc giải quyết
khiếu nại vẫn còn chậm, một số vụ việc giải quyết chưa thấu tình đạt lý gây bức xúc cho nhân
dân; việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại chưa tốt.
Chúng ta so sánh số liệu tổng hợp cụ thể tình hình khiếu nại, tố cáo ở một số tỉnh trong
hai năm 2010 và 2011 gần nhất như sau:
STT
Tỉnh
Tổng hợp số vụ KNTC
Năm 2010
Năm 2011
1
An Giang

4190
4253
2
Bà Rịa Vũng Tàu
3236
3027
3
Bình Định
2818
2458
4
Đăk Lăk
2548
1629
5
Đăk Nông
1387
1993
6
Hà Nội
5527
5053
7
TP Hồ Chí Minh
20858
12038
8
Long An
3858
4052

9
Khánh Hòa
1991
1088
10
Thừa Thiên Huế
930
556
Bảng thống kê tình hình khiếu nại, tố cáo một số tỉnh trong cả nước [17].
Qua bảng thông kê ta thấy đối với tỉnh Thừa Thiên Huế so với một số tỉnh trong toàn
quốc thì số vụ khiếu nại, tố cáo của chúng ta không nhiều, song các vụ có tính phức tạp và ngày
càng có chiều hướng khiếu kiện đông người dễ tạo thành “điểm nóng” trong đó chủ yếu các
khiếu kiện liên quan đến đất đai.
Theo báo cáo của Thanh tra tỉnh từ khi Luật Đất Đai có hiệu lực (01/07/2004) thì các
ngành các cấp đã nhận được 820 khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai, trong đó khiếu nại 799
đơn, tố cáo 41 đơn.
Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết cấp tỉnh: 259 đơn khiếu nại; Đơn thuộc thẩm quyền
giải quyết cấp huyện: 561 đơn, trong đó khiếu nại 520 đơn, tố cáo 41 đơn.
Trong 5 năm gần Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận tổng số đơn thư khiếu nại cụ thể như sau:
Năm 2007: số đơn thư khiếu nại là 171 đơn; Năm 2008 là 89 đơn; Năm 2009 có 110 đơn; Năm
2010 có 174 đơn và năm 2011 là 88 đơn [27].
Cụ thể:
- Năm 2009, UBND tỉnh và Thủ trưởng các cấp, các ngành đã tiếp 1.651 lượt công dân,
trong đó có 02 đoàn đông người kiến nghị kiên quan đến việc bồi thường thiệt hại khi giải phóng
mặt bằng và giao đất tái định cư; tiếp nhận 1.369 đơn (trong đó, khiếu nại 591 đơn; tố cáo 126
đơn; tranh chấp 161 đơn; kiến ghị phản ánh 491 đơn). Qua phân loại xử lý có 435 đơn thuộc
thẩm quyền giải quyết của các cấp, các ngành, tăng 123 đơn so với cùng kỳ năm 2008 (trong đó,
khiếu nại 110 đơn, tố cáo 29 đơn; tranh chấp 97 đơn; kiến nghị, phản ánh 199 đơn). Số đơn, thư
còn lại do có nội dung trùng lặp, không rõ ràng, không có địa chỉ, đơn mạo danh, nặc danh
không đủ điều kiện giải quyết.

Nội dung chủ yếu là khiếu nại các quyết định hành chính, việc bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư, đòi lại đất thuộc diện Nhà nước quản lý; đơn tố cáo chủ yếu tập trung tố cáo cán bộ lợi
dụng chức vụ, quyền hạn làm trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc trong công tác quản lý tài chính,
tiêu cực trong việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư [23].
- Năm 2010, Theo báo cáo của các huyện, Sở, ngành trong năm 2010, UBND tỉnh và Thủ
trưởng các cấp, các ngành đã tiếp nhận 930 đơn, trong đó khiếu nại 803 đơn; tố cáo 127 đơn;
tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng số đơn tồn năm 2009 chuyển sang 35 đơn, trong đó
32 đơn khiếu nại, 03 đơn tố cáo.
Nội dung đơn khiếu nại chủ yếu về các quyết định hành chính trong quản lý đất đai như
quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định về thu hồi đất, về bồi dưỡng, hỗ
trợ và tái định cư, khiếu nại xin lại nhà do Nhà nước quản lý.
Kết quả phân loại xử lý đơn có 199 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp, các
ngành trong đó có 174 đơn khiếu nại, 25 đơn tố cáo.
Tổng số đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết là 731 đơn (629 đơn khiếu nại, 102
đơn tố cáo), các cấp, các ngành đã hướng dẫn công dân gửi đơn khiếu nại và đã chuyển đến
cấp có thẩm quyền giải quyết đối với đơn tố cáo.
Năm 2010 có 28 trường hợp khiếu nại về nội dung bồi thường giá đất, tái định cư và trình
tự thủ tục thực hiện trong đó:
+ 01 trường hợp khiếu nại nội dung không bồi thường và bồi thường không đúng diện
tích khi nhà nước thu hồi đất.
+ 02 trường hợp khiếu nại nội dung giá đất bồi thường.
+ 04 trường hợp khiếu nại nội dung trình tự, thủ tục.
+ 02 trường hợp khiếu nại 02 nội dung: Giá đất bồi thường và tái định cư.
+ 06 trường hợp khiếu nại 02 nội dung: Trình tự, thủ tục và tái định cư.
+ 13 trường hợp khiếu nại 02 nội dung: Trình tự, thủ tục và giá đất [25].
- Năm 2011, tổng số đơn khiếu nại nhận được giảm so với năm 2010. Nguyên nhân giảm
là do qua các buổi tiếp dân, đã giải thích cho nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp lụât của Nhà nước và trực tiếp hướng dẫn công dân gửi đơn đúng cơ quan có
thẩm quyền giải quyết.
Đa số đơn thư có nội dung liên quan đến đất đai như: khiếu nại về cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai, đòi lại đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; số đơn còn
lại có nội dung phản ảnh việc gây ô nhiểm môi trường và hoạt động khai thác khoáng sản.
Số lượt công dân đã tiếp: 09 lượt, nội dung tiếp dân là tiếp thu những kiến nghị của công
dân, đồng thời giải thích cho nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
lụât của Nhà nước; lắng nghe những kiến nghị, tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong lĩnh vực
quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường trực tiếp hướng dẫn công dân gửi
đơn đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tổng số đơn khiếu nại tồn đọng năm 2010 chuyển
sang: 30 đơn. Tổng số đơn thư nhận được trong năm: 126 đơn. So với năm 2010 giảm 31 đơn.
Kết quả phân loại đơn khiếu nại, tố cáo: Khiếu nại: 88 đơn; tố cáo: 01 đơn; kiến nghị, phản ánh:
65 đơn; tranh chấp: 02 đơn.
Năm 2011:có 19 trường hợp khiếu nại liên quan đến nội dung bồi thường giá đất, trình
tự thủ tục và tái định cư trong đó:
+ Có 08 trường hợp khiếu nại nội dung không bồi thường và bồi thường không đúng diện
tích khi nhà nước thu hồi đất.
+ Có 05 trường hợp khiếu nại nội dung giá đất bồi thường.
+ Có 01 trường hợp khiếu nại nội dung tái định cư.
+ Có 05 trường hợp khiếu nại 02 nội dung: Trình tự, thủ tục và tái định cư [26].
* Riêng về khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng
Năm 2007 có 31 trường hợp khiếu nại, năm 2008 có 35 trường hợp, năm 2009 có 29
trường hợp, năm 2010 có 50 trường hợp và năm 2011 là 31 trường hợp [28].
2.1.1. Một số tình hình bức xúc về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở Thừa Thiên
Huế
Qua công tác tổng kết thực tiễn hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất
đai của Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế nội dung khiếu nại về đất đai chủ yếu tập trung vào các
vấn đề sau:
- Thứ nhất, khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tỉnh đã tiến hành thu hồi đất,
giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường và hỗ trợ và
tiến hành tái định cư cho những diện bị thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp không ít khó khăn,
vướng mắc như: chưa có khu tái định cư; giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị

trường; các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ
nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, thậm chí một số địa phương chưa quan tâm giải quyết
dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài.
Điển hình một số vụ như:
+ Khiếu nại của 05 hộ dân trú tại phường Kim Long, thành phố Huế khiếu nại liên
quan đến việc đền bù, giải tỏa thuộc dự án chỉnh trang đô thị dọc bờ sông Hương đoạn từ
cầu Bạch Hổ đến Chùa Linh Mụ thành phố Huế.
+ Khiếu nại của các hộ ở bờ sông Hương, phường Phú Cát (41/600 hộ) liên quan đến việc
đền bù, giải tỏa khi thực hiện dự án xây dựng chỉnh trang đô thị dọc bờ sông Hương, phường
Phú Cát, thành phố Huế.
+ Vụ khiếu nại về việc đền bù, giải tỏa và bố trí tái định cư đối với các hộ dân ở thôn Hà
An, huyện Nam Đông…
- Thứ hai, khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đây là dạng khiếu nại rất phổ biến hiện nay, phát sinh một phần từ sai sót của cơ quan có
thẩm quyền như : cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai sót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa
đất, diện tích, có trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có lý do
chính đáng hoặc lý do không rõ ràng. Quá trình giải quyết hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà, sách
nhiễu gây khó khăn cho người sử dụng đất. ngoài ra, do quy hoạch treo hoặc do người dân không
chấp nhận dù lý do không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chính đáng….
- Thứ ba, khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử
dụng đất đai.
- Thứ tư, khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của cơ quan nhà nước như
khiếu nại việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thừa kế tài sản gắn liền với
quyền sử dụng đất, khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất cũ. Điển hình là việc khiếu nại
của ông Lê Phú Vẽ, bà Hà Thị Bích trú tại La Chữ, huyện Hương Trà, ông Vĩnh Nguyện trú tại
Đà Nẵng, Ông Trương Công Doãn, Trương Công Khai trú tại Phú Hồ huyện Phú Vang
Như vây nội dung chủ yếu về khiếu nại ở tỉnh Thừa Thiên Huế là khiếu nại về các quyết
định của hành chính, hành vi hành chính trong giải quyết tranh chấp đất đai, xin lại nhà đất do
Nhà nước đang quản lý, xin lại đất đã giao cho người khác sử dụng, khiếu nại việc bồi thường hỗ
trợ và tái định cư khi giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch

đô thị.
2.1.2. Nguyên nhân khiếu nại về đất đai ở Thừa Thiên Huế
- Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại cho thấy nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh
khiếu nại là do việc thu hồi đất, giải tỏa thực hiện các dự án quy hoạch phát triển kinh tế tại địa
phương; quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số trường hợp chưa
thỏa đáng, mỗi dự án áp dụng hạn mức diện tích tái định cư khác nhau; khi thực hiện chủ trương
giải tỏa, có nơi chưa thực hiện đúng về trình tự thủ tục nên xảy ra khiếu nại người giải quyết
khiếu nại lần đầu không áp dụng đúng trình tự, thủ tục trong giải quyết khiếu nại làm cho vụ việc
từ đơn giản trở nên phức tạp, làm phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Phần lớn những vụ việc kéo dài chủ yếu tập trung vào một số hộ dân bị thu hồi đất để
xây dựng cơ sở hạ tầng đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế một số bộ phận người dân.
- Về cơ chế, chính sách, giá đền bù đất đai, tài sản còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với
thực tế, thiếu tính thống nhất nên phát sinh khiếu nại.
- Việc giải quyết khiếu nại cũng gặp nhiều khó khăn do sự phối hợp của các cấp, các
ngành chưa đồng bộ, giá bồi thường về đất do UBND tỉnh quy định chưa phù hợp với thực tế,
còn chệnh lệch xa với giá thị trường, người dân thiệt thòi về kinh tế, do đó mặc dù chính quyền
các cấp đã cố gắng giải quyết nhưng vẫn không được người dân đồng tình ủng hộ.
- Một số nguyên nhân khác
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI Ở THỪA
THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009-2011
Để việc giải quyết viêc khiếu nại của công dân được kịp thời và đúng pháp luật trong thời
gian qua UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo như:
- Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh cấp, khiếu nại về đất đai trên
địa bàn theo Quyết định số 1490/2007/QĐ-UBND ngày 29/06/2007 của UBND tỉnh.
- Chỉ thị số 41/2008-CT-UBND ngày 24/12/2008 “Về việc nâng cao chất lượng và tăng
cường công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trên địa bàn tỉnh”.
- Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 28/03/2009 triển khai thực hiện kết luận số 130-TB-
TW ngày 10/032008 của Bộ Tài Chính về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải
pháp trong thời gian tới.

- Chỉ thị số 01/2010/CT-UBND ngày 08/01/2010 “Về tăng cường công tác tiếp công đân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong tình hình mới
- Chỉ thị số 01/2011/CT-QD-UBND ngày 04/01/2011 về tăng cường công tác tiếp công
dân, giải quyết kiếu nại, tố cáo, tranh chấp tronh tình hình mới.
- Quyết định số 2815/QD-UBND ngày 31/12/2011 ban hành các quy trình: Quy trình ban
hành văn bản về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết KNTC trên địa bàn tỉnh, Quy trình tiếp
công dân của tỉnh; quy trình xử lý đơn thư do UBND tỉnh tiếp nhận.
- Một số văn bản khác
2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai
* Năm 2009
* Năm 2011
* Năm 2011
2.2.2. Những tồn tại, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai ở
Thừa Thiên Huế trong thời gian qua
- Một số cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo chưa đảm
bảo thời hạn quy định.
- Quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, người có thẩm quyền giải
quyết chưa tổ chức gặp gỡ, đối thoại theo quy định của pháp luật, chưa kết hợp đồng bộ
giữa các giải pháp vận động thuyết phục, giáo dục, đối thoại với việc xử lý dứt khoát,
nghiêm minh theo quy dịnh của pháp luật; chưa phát huy hiệu quả các phương tiện thông
tin đại chúng.
- Việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn chậm,
có vụ việc để kéo dài, tạo dư luận không tốt trong xã hội và nhân dân.
- Thủ trưởng một số cấp, một số ngành chưa thực sự quan tâm về công tác tiếp dân giải
quyết đơn thư theo thẩm quyền mà còn giao khoán cho cơ quan tham mưu. Trong quá trình giải
quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai chưa tổ chức gặp gỡ, đối thoại theo quy định của pháp luật,
chưa kết hợp đồng bộ giữa các giải pháp vận động thuyết phục, giáo dục, cảm hóa, đối thoại với
việc xử lý dứt khoát, nghiêm minh theo quy định của pháp luật;
- Công tác quản lý nhà nước về khiếu nại ở một số địa phương, đơn vị chưa tốt, hiệu quả
giải quyết đạt chưa cao. Một số nơi chưa thực sự quan tâm đến việc tuyên truyền, vận động, giáo

dục, thuyết phục dân, thiếu nghiên cứu giải pháp phù hợp, một số vụ việc giải quyết còn chậm và
cứng nhắc trong vận dụng, áp dụng pháp luật, không xem xét thực tế để giải quyết thấu tình, đạt
lý nên không dứt điểm.
- Công tác quản lý đất đai một thời gian dài bị buôn lỏng, nhiều vấn đề tồn tại do lịch sử
để lại làm phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu cả về số
lượng và chất lượng, nhiều vụ việc xác định thẩm quyền chưa đúng nên chuyển đơn lòng vòng,
vi phạm thời hạn giải quyết.
- Trong quá trình thực hiện chủ trương giải tỏa đất đai, Hội đồng đền bù giải tỏa, UBND
các huyện, thành phố Huế vẫn còn một số vụ việc chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định
làm người dân bức xúc.
- Một vài đơn vị, địa phương, các ngành, các cấp chưa thực sự quan tâm công tác tiếp
dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền mà còn gián đoạn cho cơ quan tham
mưu.
- Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của đại đa số
quần chúng nhân dân là những người chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Nhà
nước nói chung và thực hiện tốt các chương trình, dự án của tỉnh nói riêng, nhất là các dự án đền
bù, giải tỏa, tái định cư để đấu tranh, phê phán những người cố tình không thực hiện nghiêm các
quy định của pháp luật.
- Việc phân loại, xác định thẩm quyền, chỉ đạo xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
ở một số địa phương, đơn vị chưa thực hiện đúng trình tự, thẩm quyền.
- Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp đã có hiệu lực
pháp luật còn chậm, có vụ việc để kéo dài, không những ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các
bên liên quan vụ việc khiếu nại, tranh chấp mà còn tạo dư luận không tốt trong xã hội.
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu
nại về đất đai
- Một là, bất cập trong pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Hai là, sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai.
- Ba là, do người dân không tin tưởng vào thực lực, trình độ và khả năng của các cán bộ giải
quyết khiếu nại về đất đai nhất là cán bộ cấp cơ sở.

- Bốn là, trong quá trình giải quyết các vụ việc khiếu nại nhiều nơi chưa nghiên cứu kỹ
các quy định của pháp luật, nên có những trường hợp áp dụng chưa phù hợp.
- Năm là, công tác giải quyết khiếu nại chủ yếu là kiêm nhiệm, khiếu nại về đất đai
chủ yếu nảy sinh ở cấp huyện nhưng bộ máy thụ lý ở cấp này lại không tương ứng. Đây là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại chậm chạp, thiếu dứt điểm, chất
lượng thấp, tái khiếu nhiều.
Như vậy qua thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Thừa Thiên Huế ta
thấy thực trạng khiếu nại vẫn đang còn diễn biến phức tạp. Một mặt thể hiện xu hướng mở rộng
dân chủ XHCN, mặt khác thể hiện những yếu kém hạn chế trong quản lý hành chính của các cơ
quan hành chính nhà nước. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai nói riêng liên quan đến sự ổn định chính trị - xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động chấp hành
và điều hành.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế các cơ quan hành chính đã đạt được những hiệu quả nhất định
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, củng cố được niềm tin của nhân dân vào công lý và đáp
ứng được yêu cầu quản lý nhà nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt động giải quyết
khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng vẫn chưa đảm bảo vững chắc, vẫn
còn hiện tượng vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại chưa rõ ràng dứt điểm để xảy ra tình
trạng khiếu nại kéo dài tạo dư luận xấu trong xã hội. Vì vậy để hạn chế việc khiếu nại về đất đai
cần đề ra và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và cần chấn chỉnh nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước.

Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT
ĐAI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai
nói riêng trong cả nước và tại tỉnh Thừa Thiên Huế với mục đích là giải quyết khiếu nại đúng qui
định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người khiếu nại. Đồng thời nâng cao
trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giải quyết khiếu nại tôi xin đưa ra một số giải
pháp sau:

3.1. GIẢI PHÁP CHUNG
3.1.1. Giải pháp trong công tác chỉ đạo hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai.
a. Đối với Quốc hội.
b. Đối với Chính phủ:
c. Thanh tra Chính phủ
d. Các Bộ ngành.
e. Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố.
3.1.2. Giải pháp về mặt chính sách, pháp luật
3.1.3. Giải pháp trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai
3.1.4. Một số giải pháp khác
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Để làm tốt công tác giải quyết khiếu nại về đất đai các cơ quan hữu quan cần làm tốt các
công việc sau đây:
Thứ nhất, Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân, tuyên
truyền chính sách pháp luật về đất đai và các văn bản luật khác liên quan đến giải quyết vụ việc
khiếu nại; giải thích rõ để công dân hiểu đúng và tự giác chấp hành quyết định giải quyết đúng
đắn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chấm dứt vụ việc ngay từ nơi phát sinh. Đặc biệc là
công khai, dân chủ khi thực hiện các chủ trương, chính sách đối với người dân nhất là chính sách
về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đồng thời chủ động nắm tình hình và giải quyết kịp thời đúng
pháp luật các kiến nghị của người dân khi mới phát sinh. Quá trình giải quyết các vụ việc cần
phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành, đoàn thể, tránh tình trạng tránh né, đùn
đẩy giữa các cơ quan quản lý nhà nước rồi để kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của
người dân.
Thứ hai, ban hành văn bản quy định giá các loại đất hàng năm; thực hiện đúng theo trình
tự, thủ tục thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
theo đúng quy định của pháp luật. (Chương V từ Điều 49 – 62 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/05/2007 của Chính phủ, trước đây là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004).
Thứ ba, chỉ đạo các cấp, các ngành xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và nghĩa vụ của
từng cơ quan, đơn vị để có cơ chế phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai của
công dân, tránh xảy ra khiếu kiện phức tạp không đáng có và hạn chế việc lách luật của công

dân cũng như các cơ quan Nhà nước thiếu tinh thần trách nhiệm làm cho tình hình trở nên
phức tạp.
Thứ tư, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại của các cấp, các ngành trong việc giải
quyết khiếu nại hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Tổ chức tốt việc thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Đối với một số địa bàn dân cư có ảnh
hưởng dự án giải tỏa, các cấp chính quyền đã có giải pháp thuyết phục, công khai, minh bạch về
chủ trương của dự án để người dân hiểu rõ chính sách pháp luật, mục đích ý nghĩa của việc thực
hiện dự án để người dân đồng thuận, chấp hành chính sách di dời của Nhà nước, nhằm giảm
thiểu tình hình khiếu kiện xảy ra.
Thứ năm, cần kiểm tra, chỉ đạo sâu sát các sở, ban, ngành; UBND thành phố, thị xã và
các huyện trong công tác giải quyết khiếu nại, đặc biệt là các vụ việc phức tạp; có biện pháp xử
lý các chỉ đạo xử lý dứt điểm đối với các vụ việc còn tồn động kéo dài cũng như các vụ việc mới
phát sinh nhằm hạn chế tối đa tình hình phát sinh khiếu nại.
Thứ sáu, các thành viên Hội đồng tư vấn giải quyết KNTC của tỉnh (thành lập theo quyết
định số 1973/QD-UB ngày 1/9/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) tăng cường công tác tham
mưu cho UBND tỉnh giải quyết những vụ việc phức tạp khiếu nại kéo dài.
Thứ bảy, cần có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo như tăng thêm các khoản phụ cấp, hỗ trợ khác cho họ như vậy mới
thúc đẩy được đội ngũ này hết lòng, tận tâm với công việc.
- Trong lĩnh vực quản lý đất đai
* Đối với khiếu nại đòi lại đất cũ.
* Đối với những khiếu nại việc đền bù giải toả mặt bằng.
* Đối với khiếu nại của các tổ chức tôn giáo đòi lại nhà đất.
* Đối với trường hợp giao đất trái thẩm quyền.
Tóm lại, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là dạng khiếu nại phức tạp do đó hoạt động giải
quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đang gây bức xúc nhất hiện hiện nay cần phải được giải quyết
kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. Muốn làm được điều này trước hết đòi hỏi “mọi cán bộ, ở
bất kỳ cương vị nào đều phải sống và làm việc theo pháp luật, mọi vi phạm đều phải xử lý nghiêm
minh” [4, tr.121]. Có như vậy mới tạo được niềm tin cho nhân dân, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội ở trong cả nước nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng.



C. KẾT LUẬN

Hiện nay khiếu nại về đất đai đang ngày một diễn biến phức tạp, tỉnh Thừa Thiên Huế
cũng không ngoại lệ. Nội dung chủ yếu là khiếu nại về các quyết định của hành chính, hành vi
hành chính trong giải quyết tranh chấp đất đai, xin lại nhà đất do Nhà nước đang quản lý, xin lại
đất đã giao cho người khác sử dụng, khiếu nại việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi giải
phóng mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với các cấp sở, ngành, thành phố Huế, xã,
phường, thị trấn đã tích cực xem xét, hoà giải và giải quyết các trường hợp khiếu nại, tranh
chấp thuộc thẩm quyền và đạt được những kết quả quan trọng bảo vệ kịp thời quyền và lợi
ích hớp pháp của công dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được qua thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại về đất đai ở
Thừa Thiên Huế cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như: Một số cơ quan chuyên môn tham
mưu giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo chưa đảm bảo thời hạn quy định; vẫn còn đơn, thư tồn
đọng, giải quyết chưa kịp thời, sự phối hợp giữa các ngành thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ; Việc
thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn chậm, có vụ việc để
kéo dài, tạo dư luận không tốt trong xã hội và nhân dân…
Qua lý luận và thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trong cả nước nói chung
tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng được xem là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng
và hết sức nhạy cảm. Do đó các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước nói chung và trên địa bàn
tỉnh nói riêng cần quán triệt đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của mình trong công tác giải quyết
khiếu nại góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương và an toàn xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền Viêt Nam xã hội chủ nghĩa./.


References
1. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, Chương Lợi chí, tập 2, Nxb Sử học.
2. Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật

đất đai.
3. Chính phủ (2007), Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, giá đất,
trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
4. C.Mác và F.Aghen (1990), Toàn tập, tập 36, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. C.Mác và F.Aghen (1999), Toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự
Thật, Hà Nội.
7. Đại Việt sử ký toàn thư (1983), tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Luật sư Phan Trung Hoài (2012), “Vụ cưỡng chế thu hồi đất của hộ ông Đoàn Văn Vươn –
thêm một góc nhìn”, Báo liên đoàn luật sư Việt nam.
9. Đinh Văn Minh (2005), Tài phán hành chính ở Hoa Kỳ, Tạp chí thanh tra số 11.
10. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Trích “Thư gửi đồng bào liên khu IV”, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
11. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Quốc hội Việt Nam (2002), Hiến pháp 1959, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Quốc hội Việt Nam (2002), Hiến pháp 1980, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Quốc hội Việt Nam (2010), Luật tố tụng hành chính 2010, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Quốc hội Việt Nam (2011), Luật khiếu nại 2011, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Trần văn sơn (2006), “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết
khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận văn tiến sĩ
luật học”.
17. Đặng Văn Sỹ (2012), “Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế với công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo”, Báo cáo tại hội thảo chuyên môn khoa Luật – Đại học Huế.
18. Nguyễn Văn Toàn (2010), “Giải quyết khiếu nại về tái định cư tại thành phố Huế”.
19. Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Thuật ngữ pháp lý phổ thông, Nxb Công an nhân dân.
20. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật đất đai, Nxb Tư pháp.
21. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
22. GS.TSKH Đào Trí Úc (1995), Tăng cường tính thống nhất của pháp chế, nghiêm chỉnh
tuân theo và chấp hành pháp luật, Tạp chí cộng sản (3).

23. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Báo cáo công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố
cáo năm 2009.
24. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên
Huế năm 2009.
25. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Báo cáo công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố
cáo năm 2010.
26. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Báo cáo công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố
cáo năm 2011.
27. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Báo cáo thống kê tình hình đơn thư khiếu nại giai
đoạn giai đoạn 2007 – 2011.
28. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Tổng hợp các trường hợp khiếu nại về thu hồi đất,
giải phóng mặt bằng.
29. Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (2009), Cơ chế giải quyết khiếu nại
thực trạng và giải pháp, Nxb Công an nhân dân.
30. Viện ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

×