Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đề tài “Thực trạng và một số biện pháp tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 56 tuổi”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.25 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

BÀI TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài “Thực trạng và một số biện pháp tổ chức hoạt động
chắp ghép cho trẻ 5-6 tuổi”

Người hướng dẫn: PGS. TS:Lê Thị Thanh Thủy
Họ và tên học sinh: Đinh Thị Lan
Ngày sinh: 22/11/1990
Số báo danh: 47
Lớp: MG 12 A.

Quảng Yên 2015
1


Lêi CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non, Ban chủ
nhiệm khoa - Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho em suốt thời gian học tập và
nghiên cứu. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc nhất tới cô giáo – PGS.TS. Lê Thị Thanh Thủy–
Người đã trực tiếp giảng dạy và tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
để em có thể hoàn thành bài tập tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu,
giáo viên chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 5 tuổi trường Mầm
non Hiệp Hoà đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn


thành bài tập tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân
và tập thể lớp Mầm non đã quan tâm, giúp đỡ, động
viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Quảng Yên , ngµy th¸ng n¨m 2016
Học viên
Đinh Thị Lan

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu và mục đích của đề tài nghiên cứu:..........4
1.1.Lý do chọn đề tài...............................................................................................4
1.2.Mục đích của đề tài nghiên cứu.........................................................................5
2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................5
3.Giả thuyết khoa học..............................................................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................6
5.Phương pháp nghiên cứu......................................................................................6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG
2.1.mục đích nghiên cứu thực trạng........................................................................17
2.2. nội dung khảo sát thực trạng.............................................................................17
2.3.Phương pháp nghiên cứu thực trạng..................................................................18
2.4.Các tiêu chí và thang đánh giá...........................................................................20
2.5.kết quả nghiên cứu thực trạng...........................................................................21
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT
3.1Căn cứ của việc đề xuất......................................................................................23

3.2.Các nguyên tắc của việc đề xuất........................................................................23
3.3.Các biện pháp....................................................................................................24
3.4.Nội dung và phương pháp thực nghiệm............................................................27
3.4.1.Chọn mẫu thực nghiệm...................................................................................27
3.4.2.xây dựng chương trình thực nghiệm...............................................................27
3.4.3.tổ chức quá trình thực nghiệm........................................................................27
3.4.4.Kết quả thực nghiệm.......................................................................................27
KẾT LUẬN
1.kết luận về đề tài nghiên cứu................................................................................32
2.một số kiến nghị sư phạm.....................................................................................33
TÀI LIỆU KHAM KHẢO.......................................................................................35
MỤC LỤC...............................................................................................................36
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA........................................................................36
PHIẾU KHẢO SÁT................................................................................................40
GIÁO ÁN................................................................................................................42

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu và mục đích của đề tài nghiên cứu.
1.1 Lý do chọn đề tài :
Bác Hồ nói: Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hoá’’. Sản phẩm
của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển
đất nước, trong tương lai, đó chính là thế hệ trẻ. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ
ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành
và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Hoạt động tạo hình là một hoạt động
có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em
về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của
con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực sáng tạo.

Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đới với trẻ Mẫu
giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng
nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì trẻ làm rung động mạnh mẽ và gây cho
chúng những xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy
đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo
đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con
người như một thành viên trong xã hội biết lao động, sáng tạo. Trong chương trình giáo
dục Mầm non, bộ môn tạo hình là loại hình nghệ thuật phản ánh thế giới xung quanh
cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi
Mẫu giáo. Thông qua tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thế
giới riêng của mình.
Hoạt động tạo hình còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng
tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản ( chắp ghép,
nặn, xé dán cắt, chắp ghép…. )
Hoạt động chắp ghép của trẻ Mầm non được hiểu như một loại hình hoạt động
tổng hợp, ở đó trẻ chủ yếu thể hiện các mô hình, kết cấu trong không gian ba chiều vf
phối hợp với hình thức thể hiện trên không gian hai chiều. Trong quá trình tạo hình trẻ
có thể phối hợp các thủ thuật miêu tả đặc trưng cho các loại hình hoạt dộng khác nhau
như: chắp ghép, xếp dán, nặn, lắp ráp....
Đây là một dạng hoạt động ứng dụng các kỹ thuật tạo hình, các phuwng tiện tạo
hình và phối hợp giữa hoạt động tạo hình với hoạt động vui chơi để giúp trẻ tìm hiểu,
phản ánh , khám phá thế giới xung quanh. Hoạt động chắp ghép mở rộng các cơ hội
khă năng cho việc giáo dục toàn diện và phát triển tính sáng tạ cho trẻ em. Trong quá
trình thiết kế chắp ghép, các khả năng hạt động trí tuệ của trẻ được phát huy tích cực để
tìm ra các đặc điểm, các tính chất của hện tượng và tạo nên những vật mô phỏng,
những hình tượng có kết cấu hợp lý, khoa học, đồng thời mang tính thẩm mĩ. Hoạt
động chắp ghép giúp trẻ học cách độc lập tổ chức hoạt động nhận thức. Trong hoạt
động chắp ghép, trẻ tập thể hện sự sinh động của mọi vật cùng các hiện tượng, sự vật
4



xung quanh bằng các vật thể mang tính nghệ thuật. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi
giúp trẻ thêm gắn bó với cuộc sống, con người xung quanh, hình thành ở trẻ ý thức,
tình cảm xã hội và thói quen lao động có ích. Hoạt động chắp ghép là môi trường cho
trẻ phát triển về mặt thẩm mĩ. Qua hoạt động này trẻ có cơ hội để trải nghiệm thể hiện
những hiểu biết, ấn tượng, cảm nhận về vẻ đẹp của thế giới xung quanh và sử dụng
một cách có hiệu quả các phương thức thể hiện cái đẹp bằng ngôn ngữ tạo hình.
Qua việc tìm hiểu thực tế ở địa phương, nhất là những điểm trường mãu giáo cho
thấy việc tổ chức tạo hình cho trẻ còn nghèo nàn, khuôn mẫu, đặc biệt là môn chắp
ghép do sự thiếu hụt, sự hiểu biết của cô giáo về thế giới xung quanh. Giáo viên chưa
có nhiều năng khiếu về chắp ghép. Cô chưa hướng được cho trẻ vào hoạt động sát thực
cho nên trẻ chắp ghép chưa chuẩn. Chưa tận dụng tối đa khả năng sáng tạo của trẻ vào
bài chắp ghép để trẻ có sản phẩm đẹp. Nguồn nguyên liệu cho trẻ chắp ghép còn hạn
chế nên cha phát huy được tính sáng tạo ở trẻ.
Hiện nay giáo dục Mầm non theo su hướng tích hợp một số hoạt động khá vào
hoạt dộng chung cũng như hạt ddoongj tạo hình có thể tích hợp tác phẩm văn học,
khám phá khoa học, trò chơi...vì vậy việc giảng dạy cũng còn nhiều khó khăn.Trình độ
giáo viên đạt chuẩn còn it, đồ dunhf đồ chơi còn hạn chế vì chưa phong phú và đa
dạng. Về phía học sinh tuy có cùng độ tuổi nhưng sự nhận thức không đồng đều vì
một số trẻ chưa qua lớp Mẫu giáo nhỏ, nên sự truyền thụ kiến thức của cô đến với trẻ,
trẻ tiếp thu cũng không đồng đều. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, học sinh ở rải rác
không tập trung ảnh hưởng đến việc đi hoạc của trẻ hàng ngày không đượ thường
xuyên.
Đây cũng là một nguyên nhân làm cho hoạt động tạo hình của trẻ trong trường
Mầm non nước ta hiện nay chưa đạt hiệu quả cao. Muốn phát triển tốt cho trẻ khả năng
cảm thụ và thể hẹn một cách sáng tạo trong hoạt động chắp ghép thì giáo viên phải có
những biện pháp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động chắp ghép chô trẻ thật tốt.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài” Thực trạng và một
số biện pháp tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 5-6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu.
1.2.Mục đích nghiên cứu

Thông qua đề tài nghiên cứu việc bồi dưỡng kỹ năng hoạt động chắp ghép cho
trẻ 5-6 tuổi nhầm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ về hoạt động tạo hình.
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
a. Khách thể nghiên cứu.
Nghiên cứu trên trẻ Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Hiệp HòaQuảng Yên- Quảng Ninh.
b. Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng và một số biện pháp tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 5-6 tuổi”
5


3. Giả thuyết khoa học.
Nếu tôi nghiên cứu đề tài này kích thích sự sáng tạo thì sẽ giúp cho hoạt động
tạo hình của trẻ thêm hứng thú và đạt hiệu quả cao hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1/ Nghên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
4.2/ tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức hoạt động tạo hnhf ở trường Mầm non,
đặc biệt là biện pháp bồi dưỡng kỹ năng chắp ghép cho trẻ.
4.3/ Đề xuất một số biện pháp nhằm bồ dưỡng kỹ năng chắp ghép cho trẻ 5-6
tuổi ở lớp Mẫu giáo.
Tiến hành làm thực nghiệm để xác định hiệu quả giáo dục và biện pháp giáo dục
đưa ra.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tầm tài liệu, đọc, hệ thống, phân tích giải thích, đánh giá số liệu thu được
thông qua nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp nghiên cứu tự nhiên
Quan sát những hoạt động của trẻ, phương pháp tổ chức của giáo viên qua giờ
học tạo hình.
+ Phương pháp điều tra:

- Trao đổi với giáo viên về các biện pháp tổ chức cho trẻ thông qua giờ học tạo
hình, tìm hiểu sự hứng thú của trẻ thông qua HĐTH cho trẻ.
- Điều tra bằng phiếu Anket
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Thử nghiệm các biện pháp tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 5-6 tuổi”.
5.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm:
- Dựa trên các tiêu chí để phân tích đánh giá sản phẩm của trẻ.
5.4. Phương pháp xử lý số liệu:
Sau khi đã điều tra thu thập được đầy đủ số liệu thì tính %, xây dựng bảng số và
biểu đồ minh hoạ các kết quả nghiên cứu.
6. Giới hạn đề tài:

6


Do giới hạn về thời gian nên tôi chỉ xin phép nghiên cứu”Thực trạng và một số
biện pháp tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 5-6 tuổi” tại trường Mầm non Hiệp
Hòa- Quảng Yên- Quảng Ninh.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỤC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I.Hoạt động tạo hình và đặc điểm ở tuổi Mầm non
1.Bản chất của hoạt động tạo hình của trẻ em.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đắc biệt mang tính sáng tạo.Nó
phản ánh cuộc sống hiện thực bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con người
không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới, mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp,
gửi gắm vào đó tâm hồn và tình cảm của người nghệ sỹ. Bản chất của hoạt động tạo
hình là một khía cạnh của sự phát triển tâm lý của trẻ em.
Hiểu theo nghĩa rộng, hoạt động tạo hình của trẻ em được xem như một quá
trình lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội. Còn xét ở phạm vi hẹp, trong các hoạt động ở
lứa tuổi Mầm non, hoạt động tạo hình được coi là hoạt động mang tính sáng tạo nghệ

thuật, nghĩa là nó diễn ra thông qua sự lĩnh hội của trẻ các phẩm chất năng lực tâm lý
đặc trưng cho con người và được in dấu trong nền văn hóa vật chất và tinh thần của xã
hội. Vậy hoạt động tạo hình của trẻ là một hoạt động có nguồn gốc xã hội.
2. Đặc điểm khả năng tạo hình của trẻ Mẫu giáo lớn.
Để có một khả năng phát triển tạo hình cần phải trải qua một quá trình liên tục
có hệ thống. Nếu như tuổi mẫu giáo bé là nền tảng sự phát triển khả năng tạo hình cho
lứa tuổi mấu giáo nhỡ, thì lứa tuổi mấu giáo nhỡ lại là cầu nối cho sự phát triển tạo
hình ở tuổi mấu giáo lớn, vốn được coi là bước đệm hết sức cần thiết để chuẩn bị cho
trẻ vào lớp 1. Mỗi lứa tuổi đều có một vai trò nhất định trong quá trình phát triển khả
năng tạo hình của trẻ. Đó là mối quan hệ xuyên suốt không thể tách rời.
Chính vì vậy ở mỗi lứa tuổi đều cần có những yêu cầu riêng biệt để phù hợp với
tâm lý trẻ. Tuổi Mẫu giáo lớn trẻ đã có sự phát triển mạnh về thể lực và sự khéo léo của
đôi bàn tay. Vì vậy trẻ miêu tả được đặc điểm về hình dáng, đường nét, bố cục và các
mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng khi chắp ghép, nặn, cắt xé dán. Trẻ Mẫu giáo
lớn thì tìm hiểu cái đẹp trong ảnh, đồ dùng đồ chơi và trong thiên nhiên, nhận biết sự
thay đổi của thiên nhiên và loài vật qua màu sắc, hình dáng, bố cục. Trẻ có thể diễn đạt
những cảm xúc của mình bằng lời và bằng sản phẩm một cách có mục đích. Ở tuổi
mấu giáo lớn trẻ đã biết bàn bạc để nêu lên ý định chung khi tạo sản phẩm tập thể.
Biết tự giới thiệu sản phẩm của mình và nêu nhận xét vầ sản phẩm của bạn. Từ đó
giúp trẻ tự hệ thống hóa và chuẩn xác các biểu tượng, nâng cao sản lượng sản phẩm tạo
hình, đồng thời tạo bước đệm vững chắc, phát triển khả năng tạo hình ở lứa tuổi phổ
thông.
3. Đặc điểm phát triển khả năng tạo hình và sáng tạo ở trẻ.
7


Phát triển những khả năng của trẻ và phát triển đúng đắn những khả năng đó là
một trong những nhiệm vụ giáo dục quan trong nhất. Để thực hiện những nhiệm vụ này
cần chú ý lứa tuổi của trẻ, sự phát triển tâm sinh lý, điều kiện giáo dục…
Phát triển khả năng tạo hình ở trẻ chỉ có kết quả khi việc dạy trẻ tiến hành có kế

hoạch, có hệ thống, nếu không sự phát triển đó sẽ đi theo con đường ngẫu nhiên, tình
cờ và khả năng tạo hình của trẻ có thể dậm chân tại chỗ. Vậy khả năng là gì?
3.1 Khái niệm về khả năng:
Khả năng có thể hiểu là những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân, đảm bảo cho sự
lĩnh hội một cách tương dôid dễ dàng và có chất lượng một dạng hoạt động tạo hình
nào đó. Khả năng không phải là phẩm chất bẩm sinh, nó chỉ là hình thành và phát triển
trong hoạt động. Kết quả họat động chỉ phụ thuộc vào trình độ phát triển khả năng
được hình thành trong hoạt động đó. Mặc dù vậy, sự phát triển khả năng cũng có
những điều kiện sinh lý, hay còn gọi là cơ sỏ vật chất của khả năng như cấu tạo của
não, kiểu của hoạt động của thần kinh cao cấp, cấu tạo của cơ quan cảm giác, cơ quan
vận động.
Phát triển khả năng tạo hình trước tiên phụ thuộc vào sự giáo dục khả năng quan
sát, biết nhìn thấy những đặc điểm của các vật và hiện tượng xung quanh để đưa ra
những so sánh và nêu lên được những đặc điểm đặc trưng.
3.2 Những đặc điểm họa đông tạo hình sáng tạo ở trẻ mấu giáo.
Khả năng tạo là đặc thù riêng của con người, làm cho con người tách rời khỏi thế
giới động vật, có khả năng không chỉ sử dụng thực tiễn mà còn có thể thay đổi, cải tạo
thực tiễn. Khả năng của con người phát triển tới mức độ bao nhiêu thì khả năng mở
mang những hoạt động sáng tạo của ta bấy nhiêu. Sự hiểu biết đúng đắn về khả năng
và đặc điểm của sự sáng tạo của trẻ yêu cầu nhà sư phạm phải có kiến thức về đặc điểm
của hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung, phải biết người họa sĩ sử dụng
những phương tiện tạo hình nào để xây dụng nên hình tượng nghệ thuật, hoạt động
sáng tạo trải qua những giai đoạn nào.
Đặc điểm của sư sáng tạo trong hoạt động tạo hình: Sáng tạo của nhà họa sĩ là
một loại hoạt động nhất định, tạo nên những vật độc đáo mới có ý nghĩa xã hội, đó là
những tác phẩm nghệ thuật thể hiện thế giới xung quanh. Sự thể hiện đó không phải
đơn giản là sự “sao chép” lại những sự vật và hiện tượng, mà họa sĩ phải “ nhào nặn”
lại những gì thụ cảm được trong nhận thức của mình, chon ra những gì cơ bản nhất,
đặc sắc nhật và tổng hợp lại xây dưngh lên hình tượng nghệ thuật.
Nền tảng khách quan của sáng tạo nghệ thuật là thể hiện thế giới tực tiễn, nhưng

còn tồn tại yếu tố chủ quan, đó là quan hệ của họa sĩ với vật được thể hiện. Họa sĩ
không đơn giản nghiên cứu và thể hiện thế giới, họa sĩ đặt cả tâm hồn tình cảm của
mình vào hình tượng, nhờ vậy mà hình ảnh đó có thể gợi cảm với những người khác.
Điều kiện cần thiết cho hoạt động sáng tạo của họa sĩ là phải có khả năng, phải có kỹ
năng kĩ xảo trong hoạt động nghệ thuật. Những đặc điểm thể hiện sự có mặt của nguồn
8


sống sáng tạo trong hoạt động của trẻ là thể hiện tính tích cực, tính tự chủ và sáng kiến
trong việc vận dụng những phương pháp đã học vào việc thực hiện nhiệm vụ đặt ra…
Nhận thức ban đầu trong hoạt động tạo hình của trẻ là nhận thức về tính chất của
vât liệu: bút chì, đất xét, giấy…
Cho tới khi nào trẻ bắt đầu hiểu rằng những vệt bút chì có thể nói lên một cái gì
đó(mưa rơi, cỏ mọc…) theo ý muốn của mình hoặc theo đề nghị của người lớn trẻ cố
gắng chắp ghép một vật nào đó thì khi đó hoạt động của trẻ đã mang tính chất tượng
hình, ở trẻ đã có ý đồ mục đích mà trẻ mong muốn thực hiện.
Như vậy giai đoạn đầu trong quá trình sáng tạo, sự xuất hiện ý đồ có tồn tại
trong hoạt động của trẻ. Nhưng khác với họa sỹ, là sau khi nảy sinh ý đồ, thường có
một giai đoạn dài, suy nghĩ về nội dung và phương thức thực hiện. Như vậy, cả 3 giai
đoạn của hoạt đông sáng tạo đều có trong hoạt động của trẻ.
4.Vai trò của hoạt động tạo hình trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ em.
4.1.Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhức thức đặc biệt mang tính trừu
tượng.Trong đó trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có
được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng đó, từ đó xây dựng các biểu tượng, hình
tượng. Bởi vậy, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát
triển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ như: Quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.
Hoạt động tạo hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các cảm giác về
hình, màu, kích thước, tỷ lệ,…Nhờ quá trình quan sát đối tượng miêu tả, mà trẻ thường
xuyên sử dụng tích cực các chuẩn cảm giác để tìm hiểu, khám phá những điều chưa

biết về các sự vật hiện tượng. Khi thực hiện các nhiệm vụ tạo hình, trẻ cần huy động
vốn hiểu biết, vốn biêu tượng đã tích lũy để được “nhào nặn”, “ chế biến” thành những
hình tượng mới, bổ sung và trở nên phong phú hơn.
Quá trình chắp ghép nặn, xếp dán, thiết kế chắp ghép ( đặc biệt là hoạt động với
các vật liệu thiên nhiên,…) đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá, phát hiện ra tính
chất của các loại vật liệu cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức truyền cảm
của chúng.Trong qúa trình tạo hình, trẻ lĩnh hội các kỹ năng sử dụng các loại dụng cụ,
chất liệu như những công cụ lao động của con người.Đây chính là điều kiện rất thuận
lợi cho sự phát triện trí tuệ và nhân cách. Hoạt động tạo hình với các quá trình tìm hiểu,
đánh giá đối tượng miêu tả và sản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn
từ, lời nói hình tượng truyền cảm và phát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc.
Tham gia quan sát, phân tích và thể hiện trong tạo hình, trẻ dần dần học hỏi, nắm
bắt được các kinh nghiệm hoạt động nhận thức, sẽ được rèn luyện khả năng độc lập tổ
chức, điều chỉnh quá trình nhận thức của mình. Hoạt động tạo hình chính là môi trường
thuận lợi làm hình thành ở trẻ cá phẩm chất trí tuệ như: tính tự giác, tính ham hiểu biết,
tính tích cực nhận thức và óc sáng tạo…
9


4.2 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, kĩ năng
giao tiếp xã hội.
Tham gia vào các hoạt động tọa hình trẻ có nhiều cơ hội tiếp thu các chuẩn mực
thẩm mỹ, đạo đức trong xã hội. trải nghiệm cấc xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học
hỏi các kỹ năng xã hội và đánh giá cac hành vi văn hóa xã hội qua các hình tượng, cấc
sự kiện,hiện tượng được miêu tả. Hoạt động tọa hình của trẻ em có nguồn gốc xã hội
và thể hiện sự định hướng xã hội cho sự phát triển nhân cách của trẻ.
Quá trình tạo hình của trẻ mầm non thường và có thể tổ chức như một hoạt động,
cùng nhau tạo lên sản phẩm chung. Sự tương tác, hợp tác trong các hoạt động tập thể,
ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức như: tính kiên trì,
thói quen làm việc đến nơi đến chốn, khả năng vượt khó để đạt được mục đích, thói

quen biết nhường nhịn, biết giúp đỡ bạn, biết cùng nhau làm việc và điều hòa giữa lợi
ích chung và lợi ích cá nhân.
4.3 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
Với tư cách là hoạt động nghệ thuật, hoạt động tạo hình tạo nên những điều kiện
thuận lợi nhất cho sự phát triển cảm giác, tri giác thẩm mỹ, việc quan sát, tìm hiểu các
sự vật hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mỹ ( hình dáng, màu sắc,tỷ lệ, sự
sắp xếp trong không gian,…) nhận ra nét độc đáo tạo nên sự hấp dẫn của đối tượng
miêu tả. Các đặc điểm thẩm mỹ phong phú, đa dạng của đối tượng miêu tả, là những
yếu tố kích tích sự xuất hiện của những rung động, của những xúc cảm thẩm mỹ( cảm
xúc về vẻ đẹp của hình, màu, nhịp điệu,vẻ cân đối hài hòa,…).Từ những các cảm thẩm
mỹ, giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp từ thiên nhiên và các tác phẩm nghệ thuật.
Quá trình thể hiện các sản phẩm tạo hình( chắp ghép, nặn, xếp hình, xé dán,…)
là điều kiện thuận lợi cho trẻ vận dụng tích cực vốn biểu tượng hình tượng đã tích lũy
được để phối hợp, xây dựng hình tượng mới, làm cho sản phẩm tạo hình càng sinh
động, đầy hấp dẫn và mang màu sắc nghệ thuật.
4.4.Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thể chất cho trẻ.
Hoạt động tạo hình ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển thể chất
của trẻ. Những giờ phút hoạt động tự do trong môi trường thẩm mỹ,trong bầu không
khí thoải mái , sinh động sẽ tạo cho trẻ niểm vui sướng.Chính sự vui sướng, phấn khởi
này tác động tích cực tối hoạt động của tim mạch, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh,
điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể. Những công trình nghiên cứu tâm lý học ngày
nay( ở các nước như Mỹ, Nga, Anh,…) đã nhấn mạnh vai trò của hoạt động nghệ thuật,
đặc biệt là các hoạt động tạo hình như các biện pháp trị liệu rất có hiệu quả trong việc
nâng cao sức khỏe. Có thể coi hoạt động tọ hình như “ món ăn tinh thần”, như một loại
“Vitamin” đặc biệt cho sự phát triển tâm lý.
4.5 Vai trò của hoạt động tạo hình với việc chuẩn bị cho trẻ đi học trường phổ
thông.
10



Hoạt động tạo hình chính là môi trường, một phương tiện để hình thành ở trẻ
những cơ sở ban đầu của hoạt động học tập ở trường phổ thông. Trong hoạt động chắp
ghép, nặn, xếp dán,…trẻ được bồi dưỡng khả năng độc lập tổ chức một quá trình hoạt
động nhận thức, hoạt động thực tiễn để tạo nên các sản phẩm vật thể: Xác định mục
tiêu-Lựa chọn nội dung-Xây dựng kế hoạch-Tìm kiếm thông tin phương thức tạo hình
và tổ chức quá trình hoạt động thực tiễn tạo hình.Hoạt động tạo hình giúp hình thành
và ren luyện ở trẻ khả năng đánh giá, tự đánh giá. Hoạt động tạo hình góp một phần
không nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ một vốn kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội,
về khoa học kỹ thuật để giúp trẻ nhanh chóng làm quen với các môn học mới mẻ ở phổ
thông.
Việc bồi dưỡng các kỹ năng tạo hình, đặc biệt là rèn kỹ năng đồ họa trên các giờ
chắp ghép sẽ giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp, điều chỉnh hoạt động của mắt và
tay,rèn luyện sự khéo léo,linh hoạt hoạt trong vận động của tay, từ đó giúp trẻ học viết
ở trường phổ thông đạt kết quả tốt hơn. Hoạt động tạo hình chuẩn bị cho trẻ về tâm lý
trước khi vào lớp.
5. Mục đích, nhiệm vụ và nội dung cơ bản cảu hoạt động tạo hình cho trẻ Mầm
non.
5.1 Mục đích của hoạt động tạo hình cho trẻ Mầm non.
Hoạt động tạo hình cho trẻ Mầm non phải được tổ chức để thực hiện những mục
tiêu sau: Phát huy sự nhạy cảm, những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ, có nhu cầu làm ra
cái đẹp,là những điều rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ trong xã hội. Giúp trẻ lĩnh hội
các kiến thức và kỹ năng cơ sở,tạo nền tảng cho sự tiếp thu nền tảng giáo dục ở bậc
học tiếp theo. Phát triển và tiếp tục duy trì ở trẻ lòng tự tin và khả năng cảm nhận về
giá trị của mình. Tiếp thu tri thức và hình thành thái độ, tình cảm để trẻ tích cực gia
nhập vào cộng đồng, xã hội. Mục đích của việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ lứa
tuổi Mầm non không nằm ngoài những mục đích cơ bản cảu giáo dục thẩm mỹ. Phát
triển ở trẻ khả năng cảm nhận và khả năng thể hiện vẻ đẹp cảu các sự vật,hiện tượng
trong cuộc sống xunh quanh, để qua đó mà biểu lộ thái độ, tình cảm của mình.
5.2 Các nhiệm vụ của việc tổ chức hoạt động tạo hình.
Hoạt động tạo hình cho trẻ Mầm non dược tổ chức nhằm thực hiện những nhiệm

vụ giáo dục và phát triển sau:
Hình thành ở trẻ khả năng nhận thúc thẩm mỹ, hình thành thái độ thẩm mỹ trước
vẻ đẹp của thế giới xunh quanh.
Giúp trẻ có những điều kiện, cơ hội biểu lộ thái độ xúc cảm của với những gì
được thể hiện trong quá trình tạo hình.
Hình thành và phát triển tính tích cực sáng tạo: tập cho trẻ biết miêu tả biết cảm
theo ý đồ, sáng kiến của bản thân, biết giả quyết các vấn đề tạo hình một cách độc lập
trong sự hợp tác.
11


5.3 Nội dung cơ bản của hoạt động tạo hình cho trẻ Mầm non.
5.3.1 Các nguyên tắc lựa chon,sắp xếp nội dung của hoạt động tạo hình.
Tính khoa học.
Tính thống nhất giữa các nhiệm vụ giáo dục và phát triển.
Tính vừa sức.
Tính ý thức.
Tính hệ thống kế tục.
Tính thống nhất giữa lý thuyết với thực tiễn.
Nguyên tắc giáo dục cá biệt.
5.3.2 Các nội dung của hoạt động tạo hình cho trẻ Mầm non.
* Nội dung giáo dục và phát triển của chương trình hoạt động tạo hình.
Các năng lực chuyên biệt cho hoạt động tạo hình.
Các kiến thức chuyên biệt cho hoạt động tọa hình.
Các kỹ năng chuyên biệt cho hoạt động tạo hình.
Ngoài những khía cạnh chuyên biệt trên, nội dung của hoạt động tạo hình còn
định hướng vào việc hình thành cho trẻ các phẩm chất nhân cách cần thiết như: sự hiểu
biết phong phú về thế giới xunh quanh, các xu hướng, hứng thú, đông cơ hoạt động,
những ham thích cá nhân, lòng say mê cá nhân, lòng say mê lao động, ý chí và các
phẩm chất khác. Để hình thành và phát triển khả năng nhận thức thẩm. mỹ và hoạt

động thực tiễn cho trẻ, người ta phân các nội dung giáo dục và phát triển của hoạt động
tạo hình thành 4 nhóm
+ Nhóm 1: Các kiến thức, kỹ năng, năng lực thể hiện vật mẫu đơn giản(1 hoặc 1
nhóm vật mẫu).
+ Nhóm 2: Các kiến thức, kỹ năng, năng lực truyền đạt nội dung mạch lạc( chủ
đề, cốt truyện,…).
+ Nhóm 3: Các kiến thúc , kỹ năng, năng lực trang trí.
+ Nhóm 4: Các kiến thức và kỹ năng mang tính kỹ thuật.
Cách phân loại như trên sẽ giúp giáo viên Mầm non dễ dàng xây dựng chương
trình, kế hoach cho trẻ hoạt động và dễ dàng đánh giá toàn diện sự tiến bộ của trẻ trong
hoạt động.
* Nội dung miêu tả của hoạt động tạo hình.
Nội dung miêu tả được xem như là phương tiện, là con đường để thực hiện các
nội dung giáo dục và phát triển của hoạt động tạo hình. Tìm kiếm nội dung miêu tả cần
xuất phát từ 1 số nguồn cơ bản sau:
12


Định hướng cho chương trình hoạt động tạo hình được quy định trong chương
trình giáo dục Mầm non,theo mục tiêu của giáo dục Mầm non mà bộ giáo dục và đào
tạo đã ban hành. Các vấn đề, các nội dung giáo dục mà giáo viên tìm hiểu, thu thập
được và muốn đưa đến cho trẻ. Các kinh nghiệm hiểu biết, những mong muốn của trẻ
liên quan đến hoạt động tao hình.
Như vậy, muốn có tư liệu để lập kế hoạch cho chương trình hoạt động tạo hình
của trẻ, giáo viên cần tiến hành một số công việc cơ bản sau:
- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn thực hiện các chương trình chăm sóc-giáo
dục trẻ( do bộ giáo dục và đào tạo ban hành).
- Nghiên cứu các nội dung giáo dục và điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục
trong trường Mầm non.
- Tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý, khả năng hoạt động của trẻ để khai

thác xem “ trẻ nói gì?”, “ trẻ thích gì?”, “ trẻ có thể làm dược gì?” …(qua quan sát, trò
chuyện, trao đồi với phụ huynh, với trẻ,…).
- Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện cảu trr về mọi mặt: thể chất, trí tuệnhận thức, ngôn ngữ giáo tiếp-tình cảm xã hội, thẩm mỹ-sáng tạo, giáo viên cần tổ
chức cho trẻ tìm hiểu, trải nghiệm và thể hiện các nội dung tạo hình phong phú thông
qua mối liên hệ phức hợp song thống nhất giữa các loại hình hoạt động tạo hình ( chắp
ghép, nặn, xếp dán- chắp ghép,…) và giữa hoạt động tạo hình với hàng loạt các hoạt
động khác trong trường Mầm non( làm quen với môi trường xunh quanh,làm quen với
toán, với tác phẩm văn học, hoạt động âm nhạc, thể dục,…).Các mối quan hệ trên sẽ là
sự định hướng để giáo viên đưa các nội dung miêu tả của hoạt động tạo hình vào các
mạng chủ điểm, các mạng nội dung giáo dục chung cũng như mạng nội dung của các
loại hình hoạt động tạo hình.
6. Những phương pháp và thủ pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình trong trường
Mầm non
6.1 Khái niệm
Phương pháp là gì?
Phương pháp là cách thức hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ Mầm non chính
là hệ thống hoạt động qua lại của nhà sư phạm với trẻ để tổ chức hoạt động nhận thức
thẩm mỹ và hoạt động thực tiễn cho trẻ nhằm bồi dưỡng các năng lực tạo hình, giúp trẻ
nắm dược các hiểu biết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, hình thành và phát triển
ở trẻ khả năng sáng tạo. Trong đề tài này sử dụng 4 nhóm phướng pháp: nhóm phướng
pháp thông tin-tiếp nhận, nhóm phương pháp thực hành-ôn luyện, nhóm phương pháp
tìm tòi-sáng tạo, nhóm phương pháp mang tính vui chơi.
6.2 Các nhóm phương pháp
*Nhóm phương pháp thông tin tiếp nhận.
13


Đây là phương pháp tạo điều kiện phát triển ở trẻ tri thức thẩm mỹ,giúp trẻ hiểu
biết về nội dung miêu tả và phương pháp tạo hình,hình thành hứng thú, bồi dưỡng khả
năng cảm thụ thẩm mỹ. Nhóm này có 3 phương pháp:

*Phương pháp quan sát: Giúp trẻ vận dụng khả năng cảm giác, tri giác,hình
thành các biểu tượng rõ nét về đối tượng miêu tả.Tiến tới đánh giá thẩm mỹ, thưởng
thức cái đẹp. Quá trình quan sát phải được tổ chức từng bước, tập cho trẻ biết phân
tích, khái quát hình ảnh của đối tượng tri giác. Một quá trình quan sát thường phải phối
hợp rất linh hoạt và hợp lý các quá trình tri giác bao quát với tri giác tập chung.Cần
giúp trẻ bắt đầu bằng quan sát bao quát, sau đó tập chung vào các chi tiết, rồi trở lại
quan sát toàn bộ diện mạo của đối tượng. Nắm vững cách thức,kỹ năng quan sát như
vậy trẻ sẽ trở nên tích cực và tự tập tích lũy vốn kinh nghiệm xúc cảm, tri giác thẩm
mỹ của trẻ sẽ dần được hình thành và trở nên phong phú, làm cơ sở cho sự phát triển
óc sáng tạo.
*Phương pháp chỉ dẫn trực quan: Cùng vối việc tổ chức chỉ dẫn, giải thích cần
giúp trẻ tích cực huy động kinh nghiệm của mình, tập cho trr tiếp thu thông tin mới,
một biện pháp miêu tả mới cần thiết đối chiếu, so sánh với những gì đã tiếp thu, tích
lũy dược từ trước đó.Cho trẻ tham gia vào quá trình chỉ dẫn, giúp trẻ nhớ lại cái mới và
cái trẻ đã biết, để hình thành bồi dưỡng cho trẻ tính tích cực, độc lập trong hoạt động.
*Phương pháp dùng lời: hoạt động lời nói đóng vai trò khá quan trọng trong
việc tạo nên hiệu quả của toàn bộ quá trình tạo hình, dùng lời phải dược xác định và
phải sự dụng phù hợp với nội dung thông tin và ngữ cảnh.Lời giải thích phải rõ ràng,
ngắn gọn, dễ hiểu, những lời nói mô tả vẻ đẹp của sự vật phải sinh động, đầy tính hình
tượng và gợi cảm.
*Nhóm phương pháp thục hành-ôn luyện: Là hoạt động của cả giáo viên và trẻ
nhằm củng cố tri thức, bồi dưỡng kỹ năng, rèn luyện, hình thành các kỹ xảo trong hoạt
động tạo hình.muốn trẻ khong nhằm chán, cách thức tổ chức haotj động phải khiến trẻ
chủ động tiếp thu những kinh nghiệm mới, vận dụng các kinh nghiệm cũ trong cá hoàn
cảnh, điều kiện khác nhau.
*Nhóm phương pháp tìm tòi-sáng tạo: Hoạt động của trẻ và giáo viên nhằm
động viên, kích thích hoạt động tìm kiếm, khám phá và phát hiện trong các hoạt động
tạo hình, qua đó mà phát triển khả năng tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng sáng tạo ở trẻ.
*Nhóm các phương pháp mang tính vui chơi: Việc sử dụng biện pháp mang tính
vui chơi trong các hoạt động tạo hình sẽ làm tăng hứng thú của trẻ, tạo nên tâm trạng

phấn khởi, mong muốn được chắp ghép,nặn, cắt, dán và làm tăng hiệu quả của việc
huy động trí lực trong quá trình hoạt động.
Phân loại các biện pháp đó thành các nhóm:
Các biện pháp vui chơi tìm hiểu thế giới xunh quanh.
Các biện pháp chơi-miêu tả có chủ đề.
14


Các biện pháp chơi-ôn luyện.
Các biện pháp “ trì chơi hóa” sản phẩm tạo hình.
7. Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ Mầm non
Có hai hình thức quan trọng:
+ Tổ chức hoạt động tạo hình trong tiết
+ Tổ chức hoạt động tạo hình ngoài tiết học.
7.1. Hoạt động tạo hình trong tiết học.
Trên thực tế, tiết tạo hình này đang được coi là hình thức quan trọng, được các
trường Mầm non quan tâm nhiều nhất.
Có nhiều loại tiết học tạo hình:
Tiết học tạo hình theo nhóm nhỏ:
Tiết học theo nhóm nhỏ: là tiết học tổ chức cá nhân hoặc với những trẻ gặp khó
khăn trong bộ môn tạo hình. Nội dung của tiết học này không theo một hệ thống chặt
chẽ, tuy nhiên vẫn cần chuẩn bị và có kết quả từ trước. Tiết học theo nhóm lớp: nội
dung của tiết học này cũng bám sát vào chương trình tạo hình.Sự tham gia của trẻ vài
các tiết học này không phải là bắt buộc đối với toàn lớp.trên các giờ học này, giáo viên
lần lượt làm việc với từng nhóm, cung cấp cho trẻ hiểu biết, rèn luyện các kỹ năng
nhằm phục vụ cho tiết học bắt buộc với cả lớp.Chương trình dạy học trong các tiết học
với nhóm được giáo viên lựa chọn tùy theo điều kiện của lớp, tùy theo hứng thú của
trẻ.
Loại tiết học mang tính chủ đạo: là tiết học bắt buộc với cả lớp.Nó đóng vai trò
chủ lực mà ở đó người ta bồi dưỡng, rèn luyện cho trẻ một cách có hệ thống theo một

chương trình nhất định.
Trên tiết học của bộ môn các hoạt động khác hoạt động tạo hình không đóng vai
trò chủ đạo, các nhiệm vụ tạo hình không phải là nhiệm vụ chính, nhưng ở đó người ta
có thể kết hợp giải quyết các nhiệm vụ phát triển. Khả năng hoạt động tạo hình của trẻ
có thể đưa vào đó các yếu tố của hoạt động tạo hình. Các tiết học tạo hình trong trường
Mầm non được phân theo các loại hình của hoat động tạo hình: chắp ghép, nặn, xếp
dán,…Ngoài ra còn mốt số tiết học mang tính ứng dụng như: xếp hình, gấp giấp,…
Thể loại các tiết học tạo hình được phân loại theo cơ sở của sự hình thành hình
tượng, gồm 3 loại:
+ Các tiết học tạo hình theo mẫu.
+ Các tiết học tạo hình theo đề tài.
+ Các tiết học tạo hình theo ý thích.

15


Tiết học theo mẫu: là loại tiết học mà ở đó trẻ miêu tả, tái hiện lại một cách
tương đối chính xác hình ảnh cảu đối tượng miêu tả.Trên các tiết học này người ta cung
cấp kiến thức, những hiểu biết tương đối đầy đủ, chính xác về đối tượng miêu tả để
giúp trẻ hình thành những biểu tượng một cách rõ nét và tiếp thu những ấn tượng ban
đầu một cách sâu sắc.
Đây là hình thức miêu tả theo hệ thống biểu tượng tri giác một cách trực tiếp,
quan sát mẫu trực tiếp, nếu ta cung cấp trước cho trẻ biểu tượng đó ngoài các tiết học
một cách cụ thể, thì nó tạo điều kiện thuận lợi hơn để rèn luyện ở trẻ phát triện khả
năng đánh giá bằng mắt, trí nhớ tri giác. Khi trẻ đã có những ấn tượng, những hình ảnh
về đối tượng mình miêu tả, thì quá trình cho trẻ tái hiện những hình ảnh tri giác tốt
hơn.Trong các tiết học mẫu, theo sản phẩm phải giống nhau, sự tương đối giữa hình
ảnh được miêu tả chủ yếu của các loại tiết này là những sự vật đơn lẻ, có cấu trúc
tương đối đơn giản. Mục đích là tập cho trẻ quan sát, cung cấp các hiểu biết, các kỹ
năng kỹ xảo.

Tiết học theo đề tài: Đây là nét mang tính ôn luyện, ở đó trẻ phải sử dụng các
biểu tượng, hiểu biết đã được tích lũy, cất giữ trong tri nhớ để tái tạo lại các hình ảnh
mà nó không nhìn thấy trực tiếp. Tiết học theo đề tài còn có thể hiểu là tạo hình theo trí
nhớ hoặc theo sự hình dung( không có mẫu để quan sát trực tiếp).
Mục đích của loại tiết này là phát triển trí nhớ hình tượng, tưởng tượng tái tạo,
rèn luyện khả năng tích cực đập lập. Tiết học tạo hình theo ý thích: Miêu tả khả năng
tượng sáng tạo, thể hiện những biểu tượng hình tượng mà khả năng tưởng tượng sáng
tạo nên. Mục đích của loại tiết này là hình thành và phát triện ở trẻ khả năng hoạt động
tích cực độc lập, sáng tạo. Nội dung miêu tả của tiết học này thể hiện các quan hệ
tương đối phức tạp giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới xunh quanh, là sự tổng
hợp, phối hợp giữa các nội dung mà trẻ đã thể hiện trên các tiết học tạo hình theo mẫu
hoặc theo đề tài.
7.2. Hoạt động taọ hình ngoài tiết học:
Để giúp trẻ tiếp thu, tích lũy, mở rộng vốn kinh nghiệm tri giác,vốn biểu tượng,
hình tượng phong phú về thế giới xunh quanh, cần bổ sung cho hệ thống các tiết học
tạo hình ít ởi bằng hàng loạt hoạt động phóng phú “mọi lúc mọi nơi”, trong các giờ học
khác, các hoạt động vui chơi mà mọi hoạt động sinh hoat hàng ngày của trẻ. Chính
những hoạt động mang tính tạo hình không bị gò bó, phù hợp với hứng thú và tầm hiểu
biết của trẻ, sẽ nuôi dưỡng ưor trẻ lòng say mê với môn học tạo hình và tạo điều kiện ở
trẻ tính tích cực nhận thức.Thông qua đó, giáo viên cung cấp cho trẻ những kiến thức
về cái đẹp, kỹ năng kỹ xảo, đặc biệt là xúc cảm tính cảm.
Các hoạt động này có thể là quá trình tri giác chuyên biệt ngoài tiết học cho trẻ
tri giác và phải được chuẩn bị các bước đầy đủ cho trẻ tri giác đối tượng miêu tả được
tốt.Hoặc có thể là hình thức chơi tạo hình. Hoạt động tạo hình có mối liên hệ rất chặt
chẽ với hoạt động vui chơi.Cả hai hoạt động cùng là quá trình lĩnh hội cá kinh nghiệm
16


xã hội, quá trình phản ánh hiện thực xã hội qua lăng kính chủ quan của trẻ.Qua đó sẽ
tạo ra khoảng rộng cho hoạt động của trí tưởng tượng sáng tạo trong tạo hình. Có thể

nói phương châm “học mà chơi, chưoi mà học” sẽ rất có hiệu quả, nếu chúng ta biết
lồng ghép các biện pháp vào trong phương pháp dạy học cho trẻ. Nó không chỉ giúp trẻ
cảm thấy hứng thú đối với hoạt động tạo hình, mà thông qua đó trẻ tiếp thu được các
tri thức kỹ xảo, tượng tượng sáng tạo trong quá trình tri thức đối tượng miêu tả.
8. Các nguyên vật liệu tạo hình;
Các nguyên vật liệu mở như: lá, hoa, hộp sữa, dây, hột hạt…
Đất sét, màu...
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng:
Chúng tôi tiến hành điều tra để thấy kỹ năng, kỹ xảo trong việc tổ chức hoạt
động chắp ghép cho trẻ 5 – 6 tuổi. từ đó rút ra được những hạn chế. Trên cơ sở đó đề ra
một số biện pháp tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 5- 6 tuổi.
2.2. Nội dung khảo sát thực trạng.
*Trường Mầm non Hiệp Hòa là trường Mầm non công lập, được thành lập năm 1982.
Trường có 3 điểm, một khu Trung tâm và 2 điểm lẻ.
*Về cơ sở vật chất: Được sự quan tâm của Sở GD, phòng giáo dục thị xã nên
trường có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học của cô và trẻ.
Các phòng học khang trang, rộng rãi, sạch sẽ đảm bảo nhu cầu học tập, vui chơi của
trẻ. Hàng năm nhà trường có kế hoạch mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ
chơi…
*Đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên đảm bảo theo quy định của ngành, tất cả giáo
viên đứng lớp đạt chuẩn và trên chuẩn ( đạt chuẩn: 56%, trên chuẩn 44 %). Đội ngũ
giáo viên trẻ yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, có đủ đạo đức nhà giáo. hiện nay
trường có 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Về phương pháp dạy: 100% giáo viên đều nắm
được phương pháp tổ chức các hoạt động nhưng việc vân dụng phương pháp theo hình
thức đổi mới thì chưa sáng tạo còn rập khuôn. Đặc biệt là việc lựa chọn, sưu tầm các
nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng dạy học đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư để
đưa vào giảng dạy theo chủ đề, chủ điểm đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, để khai thác hết
hiệu quả sáng tạo trong tạo hình, đáp ứng mục tiêu đề ra trong việc sử dụng các nguyên

vật liệu mở, đẻ trẻ thích thú khi được tiếp xúc với các nguyên vật liệu mở, giúp trẻ
hứng thú khi học bộ môn tạo hình. Các phương pháp dạy trẻ có sáng tạo trong tạo hình
để ứng dụng trong các môn học khác.

17


Do đó, để nắm được thực trạng và chất lượng sáng tạo trong tạo hình cho trẻ 5 –
6 tuổi, em tiến hành khảo sát 30 cháu lớp Mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi ở trường Mầm non
Hiệp Hòa- thị xã Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh.
2.3. Phương pháp nghiên cứu thực trạng:
Để đạt được hiệu quả và sự sáng tạo trong tạo hình, tôi phối kợp sử dụng các
biện pháp sau:
Phương pháp quan sát hoạt động tạo hình của trẻ 5 -6 tuổi trên tiết học, hoạt
động góc, hoạt động ngoài trời.
Phương pháp phân tích sản phẩm của trẻ 5 -6 tuổi.
Phương pháp thống kê so sánh kết quả hoạt động.
Kết quả điều tra thực trạng:
2.3.1. Trên tiết học:
Số lớp quan sát: lớp Mẫu giáo lớn trường Mầm non Hiệp Hòa
Số trẻ: 30 cháu/ lớp A1
Quan sát tự nhiên:
Tôi đã dự giờ đồng nghiệp với số tiết là 3 về nội dung chắp ghép của trẻ 5- 6
tuổi:
Chắp ghép nhà cho bạn thỏ trắng ( mẫu)
Làm ghế bập bênh cho bạn búp bê( đề tài)
Chắp ghép con vật cháu thích.( ý thích)
+ đánh giá:
phân tích ghi chép tiết học và các sản phẩm của trẻ để rút ra một số kết luận về nội
dung sản phẩm đó và khả năng mở rộng nội dung tạo hình cho trẻ.

+Về phía cô: cô đã sử dụng vật liệu: như tranh ảnh, mẫu chắp ghép, bảng vật thật,
đồ dùng, đất nặn, một số loại hộp, hình khối, bút mầu và các phương pháp, biện pháp
và ccs kỹ năng kỹ xảo trong tạo hình chắp ghép với các nội dung bài chắp ghép khác
nhau.
+Về phía trẻ: nội dung sản phẩm: nhiều khi tên của sản phẩm tự nó đã nói lên
chủ đề tư tưởng hoặc nội dung chính của nó.
Hình tượng nhân vật đã nói lên chủ ý của tác phẩm.
Hình thức thể hiện: cần đề cập đến một số yếu tố tính chất, cấu trúc của mọi vật
xung quanh.
Mầu sác trong tác phẩm: mầu sắc có khả năng biểu cảm rất nhiều, sự phối hợp
mầu giữa các hình khối đều gợi lên cảm xúc.
18


Đánh giá kết quả sự thể hiện nghệ thuật của trẻ tùy theo nội dung và mục tiêu
của hoạt động mà kết quả hoạt động của trẻ được đánh giá khác nhau.
2.3.2 Trong hoạt động góc:
Quan sát các cháu chơi ở góc tạo hình:
Về nội dung: trẻ thực hiện các bài tập tạo hình theo chủ đề rất hứng thú và sáng
tạo.
Về phương pháp: trẻ đã có các kỹ năng và hoàn thành sản phẩm.
Về hiệu quả: có vài bạn thể hiện rất tốt tranh của mình, nhưng đa số chưa có
hứng thú và hoàn thành.
2.3.3 Trong hoạt động ngoài trời:
Về nội dung: trẻ tự chọn nội dung theo ý trẻ.
Về hiệu quả: phương pháp ôn luyện thực hành.
Về phương pháp: đa số trẻ hứng thú và sáng tạo trong khi hoàn thành đè tài.
Nhiều trẻ đã biết dùng cách sắp xếp thể hiện sự vận động, hành động và mối
quan hệ giữa các sự vật và nhân vật, sự việc, các mảng hình khối.
+ Sự sáng tạo của trẻ là tất cả những đặc thù của quá trình phát triển khả năng

tạo hình qua từng gia đoạn. Ta thấy được bản chất của sự sáng tạo trong nghệ thuật tạo
hình của trẻ đứng với bản chất của sự sáng tạo trong nghệ thuật. Đó là: quan sát thực
tế, ghi nhận những hình ảnh, hình tượng trong trí nhớ, phát triển và nảy sinh ý tưởng,
xuất hiện chủ đề, ấp ủ và hoàn thiện ý tưởng, chủ đè thể hiện ý đồ thông qua ngôn ngữ
tạo hình. Kết thức quá trình sáng tạo và sự ra đời của hình tượng nghệ thuật. Vì vậy có
thể nói rằng hoạt động tạo hình của trẻ l;à một quá trình sáng tạo nghệ thuật ở một góc
độ nào đó.
2.3.4 điều tra.
Tôi đã tiến hàn đàm thoại với cô giáo dạy lớp 5- 6 tuổi vè thực trạng và một số
biện pháp tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 5- 6 tuổi ở các lớp Mẫu giáo trong
trường.với mọt số câu hỏi có liên quan đến đề tài như sau.
Tại lớp cô các cháu học môn tạo hình có khá không?
Các cháu trong lớp chắp ghép có được không?
Trong lớp cô có bao nhiêu cháu chắp ghép thể hiện được nội dung theo yêu cầu
của cô?
Cô đã dùng những kỹ năng nào để dạy trẻ chắp ghép?
Theo cô khi dạy trẻ chắp ghép kỹ năng nào là khó nhất?
Khi dạy trẻ kỹ năng chắp ghép cô thườn gặp những khó khăn gì?
19


Đối với trẻ lớp cô thường hay chắp ghép ở thể loại nào tốt nhất?
Khi trẻ cắp ghép trẻ hay gặp khó khăn ở giai đoạn nào?
* Sau khi đàm thoại tôi đã đưa phiếu cho 6 giáo viên đứng lớp.
An két dành cho giáo viên Mầm non.
2.3.5.Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
+ Tất cả các sản phẩm hoạt động tạo hình mà trẻ đã tạo nên ở các giờ hoạt động
đã được dự giờ và một số hoạt động khác để phân tích biểu hiện khả năng chắp ghép,
thể hiện cấu trú, sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động chắp ghép của trẻ Mẫu giáo 5-6
tuổi. Trẻ đã biết Tập thay thế, sử dụng linh hạt các khối hình theo đặc điểm công dụng

của chúng.
Trẻ đã chắp ghép theo các định hướng khác nhau:
+ theo mô hình mẫu
+theo chụp ảnh
+teo sơ đồ (hình chắp ghép)
+theo lời chỉ dẫn
+theo chủ đề chung
+theo ý tưởng sáng tạo của riêng trẻ
Mở rộngkhả năng chắp ghép từ các bộ đồ chơi xây dựng đơn giản tới các bộ đồ
chơi lắp ghép phức tạp. Có khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm, phát huy tính tích
cực đọc lập, tăng cượng hoạt động thiết kế, chắp ghép các vật liệu khác nhau như giấy
bìa, phế liệu và vật liệu thiên nhiên. Đã tạo nên các khối hình từ tờ giáy gập đôi, gập
tư, gập nhiều lần. Trẻ Tập cắt dán các hình chóp non, hình trụ, phối hợp các phế liệu để
tạo nên các mô hình đồ chơi. Trẻ đã Thu thập phân loại và tập sử dụng sáng tạo các vật
liệu thiên nhiên tạo các mô hình theo các chủ đề
Vì vậy, việc Tiếp tục bồi dưỡng thị hiếu, thẩm mĩ, rèn luyện sự khéo léo trong
các thao tác tạo hình cho trẻ và phát triển tính sáng tạo trong việc ứng dụng các sản
phẩm tạo hình và các hoạt động sinh hoạt, vui chơi ở trường Mầm non là rất cần thiết.
2.4. Các tiêu chí và thang đánh giá:
2.4.1 tiêu chí đánh giá kỹ năng.
* Về khả năng sử dụng công cụ vật liệu tạo hình
Qua dự giờ các tiết của trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi, tôi thấy được kỹ năng sử dụng
công cụ vật liệu như biết cách gấp các hình khối, sử dụng các bộ dồ chơi xây dựng,
các loại phế liệu , vật liệu thiên nhiên, các dụng cụ...như thế nào cho đúng, nguyên liệu
nào thì dùng cho việc nào thì phù hợp hơn còn chưa thật sự linh hoạt.
*Tính linh hoạt và tốc độ
20


Tính linh hoạt và tốc độ cảu trẻ rất kem, vì vậy giáo viên rất vất vả khi bồi

dưỡng cho trẻ kỹ năng chắp ghép với tính linh hoạt sáng tạo.Vì điều kiện trên, giáo
viên đã dùng các phương pháp kỹ năng khác nhau để bồi dưỡng tinh slinh hoạt cho trẻ
trong khi chắp ghép. Trong quá trình tạo hình nhất là hoạt động chắp ghép, trẻ hoạt
động rất thụ động, vì thế tốc độ chắp ghép của trẻ rất kém, phấn lớn là dựa vào gợi ý
của giáo viên.Vì vậy, để hoàn thành dược sản phẩm của mình thường chậm trễ, tốc độ
chắ ghép còn chậm.
*Sự biểu cảm độc đáo của kỹ năng thể hiện.
Khi chắp ghép trẻ đã biết các vật đơn giản đến phức tạp, từ những nguên liệu sẵn
có đến nguyên liệu trong thiên nhiên. Vì vậy, sản phẩm chắp ghép của trẻ rất phong
phú.
* Tính chủ động trong hoạt động tạo hình:
Trẻ đã chủ động trong các hoạt động tạo hình, trẻ đã tự mình làm chủ đồ dùng
chắp ghép theo yêu cầu của giáo viên về giờ chắp ghép đối với trẻ.Trẻ chủ động chắp
ghép các hình khối nó nghĩ là đúng để tạo nên sản phẩm cuối cùng của trẻ và có sự gợi
ý của giáo viên khi trẻ đã chủ động vào hoạt động tạo hình của mình.
2.4.2.Thang đánh giá:
Qua dự giờ 1 lớp với số trẻ 30 cháu ở tiêt hoạt động tạo hình: Chắp ghép nhà
cho bạn thỏ trắng ( mẫu) ở lớp Mẫu giáo 5 – 6 tuổi với số lượng 30 sản phẩm của trẻ.
Tôi có nhận xét sau:
Loại khá: 10 sản phẩm đạt 33,3%
Loại trung bình: 13 sản phẩm đạt: 43,3%
Loại yếu: 7 sản phẩm đạt 23,3%
2.5.Kết quả thực trạng:
2.5.1. Kết quả quan sát tự nhiên ( dự giờ)
Sau 1 quá trình quan sát tự nhiên tôi đã dự giờ giáo viên đứng lớp dạy trẻ tiết tạo
hình chắp ghép mẫu: “chắp ghép nhà cho bạn thỏ trắng”, tôi đã ghi chép tình hình
hoạt động của cô và trẻ, rút ra 1 số nhận xét sau:
*Về nội dung:
Nội dung chương trình của Mẫu giáo lớn đã phong phú và đa dạng hơn chương
trình lớp nhỡ và bé. Vì vậy vốn biểu tượng của trẻ đã được mở rộng hơn những chưa

hoàn thiện.
Có thể nói nội dung chương trình rất gần gũi với trẻ, yêu cầu đối với trẻ còn đơn
điệu, ít tập trung vào rền luyện ở trẻ các thao tác bên trong, không đòi hỏi trẻ sự nỗ lục
của trí tuệ, cũng như tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo, tìm kiếm nội dung và cách thức
miêu tả.
21


*Về phương pháp:
Cô đã dùng phương pháp đàm thoại và biện pháp giải trình các kỹ năng chắp
ghép đã tạo nên nhà cho bạn thỏ trắng, cô đã sủ dụng biện pháp dùng lời nói để miêu tả
ngôi nhà và đàm thoại, giải tích với trẻ các kỹ năng chắp ghép các nét cơ bản và dùng
lời nói truyền cảm để mô tả vẻ đẹp của sự vật, những hcir dẫn câu hỏi, trả lời đàm thoại
trao đổi và với các thủ thuật, câu đó, trò chơi và câu truyện để tạo nên sự chú ý của trẻ
vào mẫu chắp ghép của cô.
*Về khả năng của trẻ:
Trong quá trình chắp ghép trẻ còn thụ động, phần lớn trẻ không có để khẳ năng
vận dụng vốn kinh nghiệm để tưởng tượng nên hình ảnh sáng tạo.
Sự yếu kếm của trẻ trong cảm thụ thẩm mỹ còn hạn chế và sự tiếp thu và vận
dụng truyền cảm cấu trúc, hình dáng và phát triển các hình ảnh tưởng tượng sáng tạo.
Trong quá trình khảo sát việc sử dụng nguyên vật liệu mở của cô để dạy trẻ nâng
cao chất lượng hoạt động tạo hình.
Qua thực tế khảo sát 30 cháu ở lớp Mẫu giáo 5 -6 tuổi trường MN Hiệp Hòa. Tôi
nhận xét thấy 1 số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là: việc cho trẻ sử dụng thành
thạo các nguyên vật liệu và đồ dùng để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ
còn chưa thực hiện thường xuyên và mọi lúc mọi nơi, tạo cho trẻ có 1 số kỹ năng tạo
hình cơ bản, đẻ qua cuộc sống trẻ khám phá và tích kũy kinh nghiệm đó và thực tiến,
nhằm nâng cao kỹ năng sáng tạo trong tạo hình. Phải hình thành ở trẻ thói quen hoạt
động với đồ dùng và các nguyên vật liệu thành thạo hơn trong khi hoạt động với bộ
môn tạo hình.

Mặt khác, còn do nguyên nhân giáo viên chưa thường xuyên rền kỹ năng hoạt
động tạo hình, chưa nhắc nhở trẻ hoàn thành bài tập trong tạo hình. Chưa kết hợp chặt
chẽ giữa gia đình và nhà trường trong quá trình rền thao tác kỹ năng tạo hình và sụ say
mê hững thú trong tạo hình. Từ đó trẻ có được sáng tạo mới và hứng thú hơn. Việc cho
trẻ có sáng tạo và hứng thú trong tạo hình đóng vai trò rất quan trọng vì hoạt động tạo
hình là 1 hoạt động nhận thức đặc biệt thông qua những hình tượng nghệ thuật được
tạo nên và được cảm nhận thẩm mỹ bằng các phương tiện truyền cảm mang tính trực
quan. Hoạt động tạo hình là 1 hoạt động kích thích, tạo điều kiện cho sự phát triển của
trẻ thông qua quá trình sử dụng tích cực các giác quan để tìm kiếm, khám phá chế tạo,
sáng tạo.
2.5.2: kết quả điều tra:
Tôi đã dùng phiếu điều tra (an két dành cho giáo viên Mầm non) và câu hỏi đàm
thoại với giáo viên.
2.5.3:kêt quả sản phẩm của trẻ.
Kết quả điều tra sản phẩm chắp ghép là 60 cháu trong đó:
22


Đạt loại giỏi: 8 %
Đạt loại khá: 29%
Đạt loại trung bình: 55%
Loại yếu: 8%
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT
3.1: căn cứ của việc đề xuất:
*Với chương trình chăm sóc giáo dục trẻ em hiện nay đã đưa ra yêu cầu đổi mới
chương trình. Vì vậy, việc đổi mới giáo dục Mầm non là một vấn đề cấp bách trong xu
thế đổi mới phương pháp giáo dục ở tất cả các bậc học, phương pháp giáo dục Mầm
non theo hướng đổi mới căn cứa vào nhu cầu khả nang phát triển của trẻ. Trẻ là chủ
thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội hướng dẫn gợi mở các hoạt động tìm tòi,
khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động để phát triển khả năng, năng

lực của bản thân. Hay nói cách khác là phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động
lấy trẻ làm trung tâm.
Xuất phát từ nhu cầu hứng thú của chính bản thân trẻ người lớn ( cô giáo sẽ là
người tạo điều kiện, là người nâng đỡ, là điểm tựa đối với trẻ trong hoạt động của trẻ.
*Tình hình thực tiễn của trường.
Là một giáo viên Mầm non tôi nhận thấy thực tế của trường còn nhiều hạn chế,
như trong thiết bj chưa đảm bảo và chưa phù hợp, sân chơi, phòng học chưa phù hợp
với tâm lý của trẻ. Giáo viên ầm non thiết một trình độ về mỹ thuật, khả năng bồi
dưỡng kỹ năng chắp ghép cho trẻ còn hạn chế. đó là những điểm chúng ta cần khắc
phục.
*về môi trường giáo dục hiện nay.
Môi trường tốt để giáo dục trẻ hiện nay có nhiều thuật lợi và cũng có nhiều khó
khăn.
+Thuận lợi: xã hội phát triển mạnh nên khả năng giao tiếp cũng rất rộng và
phong phú, đẹp về vật chất và hình thức.
+khó khăn: tệ nạn xã hội nhiều nên nhà giáo dục phải phát huy hết khả năng để
đảm bảo nhân cách cho người được giáo dục.
Hơn nữa phương tiện truyền thông đại chúng ngày nay rất phong phú, nó ảnh
hưởn không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Vì ậy chúng ta phải quan tâm đến trẻ về vấn
đề này.
3.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với chương trình giáo dục Mầm non.
- Các phương pháp đề ra phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi.
23


- Các phương pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện của nhà trường, của địa
phương.
3.3 . Các Biện pháp
Kết quả của các quá trình giáo dục và dạy học phụ thuộc phần lớn vào các

phương pháp, cấc biện pháp được sử dụng để giúp trẻ nắm được các nội dung giáo dục
nhất định và bồi dưỡng cho trẻ những tri thức, các kỹ năng, kỹ xảo, đồng thời phát
triển ở trẻ năng lực hoạt động.
Các biện pháp mang tính vui chơi và các biện pháp tổ chức hoạt động tạo
hình có sử dụng yếu tố chơi, đây là biện pháp phù hợp với lứa tuổi Mầm non, lứa tuổi
mà vui chơi là hoạt động chủ đạo:
- Việc sử dụng các biện pháp mang tính vui chơi trong các tiết học sẽ làm tăng
hứng thú của trẻ, tạo nên tâm trạng phấn khởi, mong muốn chắp ghép, nặn, cắt dán và
làm tăng hiệu quả của việc huy động trí lực trong quá trình hoạt động.
- Hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp vui chơi phụ thuộc vào các điều kiện:
+ Trẻ phải có vốn hiểu biết, ấn tượng, kinh nghiệm khá phong phú về nội dung
chơi-tạo hình.
+ Trẻ cần có những xúc cảm, tình cảm thích hợp với các tình huống chơi-tạo
hình.
+ Động cơ chơi trong các tình huống chơi phải tương ứng với động co tạo hình
để huy động hoạt động tích cực của trí tượng hướng vào quá trình sáng tạo trong hoạt
động tạo hình.
Do vậy, muốn có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
cho trẻ, giáo viên phải tự sáng tạo ra các trò chơi, giúp trẻ hứng thú với bộ môn hoạt
động tạo hình.
*Biện pháp 1: Chuẩn bị đồ dùng tao hình.
Đồ dùng của cô: Việc dạy trẻ các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong tạo hình phải
dựa trên những hình ảnh và những biểu tượng cụ thể, do vậy đồ dùng của cô phải đảm
bảo nội dung bài dạy, đảm bảo mục đích yêu cầu, phức tạp dần theo nhận thức và khả
năng sáng tạo của trẻ.
Đối với trẻ : Ở trẻ Mẫu giáo, hoạt động tưu duy luôn tồn tại hai kiểu:
+ Kiểu tư duy trực quan hành động là kiểu có trước đến nay vân tiếp tục phát
triển
+ Kiểu tư duy trực quan hình tượng là kiểu tưu duy vừa mới nảy sinh mà xu
hướng của nó là vướn lên chiếm vị trí chủ yếu.

Việc giáo dục phát triển tư duy và nâng cao hoạt động tạo hình của trẻ là giúp trẻ
tích lũy nhiều biểu tượng bằng cách cho trẻ quan sát, tiếp xúc, va chạm với sự vật hiện
24


tượng muôn màu muôn vẻ, đồng thời rèn luyện các giác quan để tăng cường khả năng
thu thập ấn tượng bên ngoài, làm cho thế giới biểu tượng của trẻ ngày một phong phú.
VD: Muốn cho trẻ có sáng tạo và hứng thú trong tạo hình thì giáo viên là người
ủng hộ trẻ và tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên thao tác với các nguyên vật liệu có
sẵn ở địa phương và các dụng cụ khác nữa, từ đó kích thích sự say mê sáng tạo và hứng
thú cao của trẻ.Tạo cho trẻ có kỹ năng, kỹ xảo trong tạo hình và các môn học khác.
*Biện pháp 2: Chất lượng đồ dùng:
Các nguyên vật liệu được sản xuất sẵn: Các nguyên vật liêu được bán trên
thị trường với kích thước, hình dạng, màu sắc đẹp, phong phú, đa dạng, đáp ứng được
nhu cầu của trẻ, có độ bền cao, sạch sẽ, an toàn,…
Các nguyên vật liệu mở:
+ Cá nguyên vật liệu bằng các loại hộp: hộp bánh, hộp thuốc lá, hộp sữa,…
+ Các nguyên vật liệu bằng các loại chai như: hộp chai xà phòng, nước ngọt,
dầu ăn,…
+ Các nguyên vật liệu bằng các loại hộp nhựa.
+ Các nguyên vật liệu thiên nhiên như lá cây, hoa, vỏ sò,… làm được rất
nhiều tranh đẹp và sáng tạo,…
Do vậy, muốn giúp trẻ có hứng thú và sáng tạo khi được tiếp xúc với bộ môn tạo
hình, giáo viên phải sáng tạo ra cá thiết bị dạy học, thu thập các nguyên vật liệu mở, đa
dạng, phong phú,…để đáp ứng nhu cầu và khả năng của trẻ.
*Biện pháp 3: Hiệu quả của đồ dùng nguyên vật liệu mở và ứng dụng qua thực tế.
Việc hình thành các kỹ năng, kỹ cảo cho trẻ không chỉ một lần là xong, sau khi
nắm bắt, trr cần được thực hành thường xuyên mọi nơi mọi lúc thì mới có kỹ năng
thuần thục được.
Chúng ta phải tổ chức hoạt động tạo hình dưới mọi hình thức để phát triển sự

hứng thú và khả năng sáng tạo của trẻ.Từ đó, trẻ có cái nhìn phong phú và lạc quan hơn
vào cuộc sống thực tiễn và các hiện tượng thiên nhiên, môi trường xunh quanh trẻ đang
sống.
Tóm lại, để đạt được hiệu quả cao và sự sáng tạo, hứng thú trong tạo hình giáo
viên cần phối hợp chặt chẽ các phương pháp trên một cách có hiêu quả, mỗi biện pháp
đều có ưu thế riêng của nó trong việc trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thao tác
với đồ dùng, các nguyên vật liệu mở trong thiên nhiên và thực tiễn.Các biện phá đó
luôn luôn gắn chặt, bổ sung cho nhau trong việc sử dụng và tổ chức cho trẻ học bộ môn
tạo hình.
*Biện pháp 4: Biện pháp bồi dưỡng kỹ năng chắp ghép cho trẻ.

25


×