Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đánh giá tác động của các nhân tố đến thu ngân sách của việt nam trong thời gian qua xu hướng thay đổi thu ngân sách của việt nam khi việt nam đã gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
A. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.........................3
I) Khái niệm và vai trò của thu Ngân sách Nhà nước..................................................3
1. Khái niệm.................................................................................................................. 3
2. Vai trò của ngân sách Nhà nước................................................................................3
II) Phân loại thu ngân sách Nhà nước...........................................................................4
1. Căn cứ vào nội dung kinh tế của các nguồn thu........................................................4
a) Thu thuế.................................................................................................................4
b) Lệ phí.....................................................................................................................5
c) Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước................................................5
d) Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp..................................................................5
e) Thu từ vay nợ.........................................................................................................6
f) Thu khác................................................................................................................. 6
2. Căn cứ vào tính chất phát sinh của khoản thu............................................................6
3. Căn cứ vào tính chất cân đối ngân sách.....................................................................6
III) Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước và nguyên tắc thiết lập hệ
thống thu NSNN..............................................................................................................7
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước................................................7
2. Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách Nhà nước.......................................7
B. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC......8
I) Thực trạng thu, chi NSNN trong những năm 2006 – 2011.......................................8
1. Thực trạng thu, chi và cân đối NSNN năm 2006.......................................................8
2. Thực trạng thu, chi và cân đối NSNN năm 2007.......................................................8
3. Thực trạng thu, chi và cân đối NSNN năm 2008.......................................................9
4. Thực trạng thu, chi và cân đối NSNN năm 2009.......................................................9
5. Thực trạng thu, chi và cân đối NSNN năm 2010.....................................................10
6. Thực trạng thu, chi và cân đối NSNN năm 2011.....................................................10
II) Ảnh hưởng của các nhân tố tới thu NSNN.............................................................10
1. GDP bình quân đầu người.......................................................................................10
1



2. Tài nguyên thiên nhiên............................................................................................12
3. Tỷ suất doanh lợi.....................................................................................................14
4. Mức độ trang trải chi phí của Nhà nước..................................................................14
5. Tổ chức bộ máy thu nộp..........................................................................................15
C. XU HƯỚNG THAY ĐỔI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC KHI VIỆT NAM ĐÃ
GIA NHẬP WTO........................................................................................................... 16
I. Những yêu cầu cơ bản của WTO..............................................................................16
II. Thực trạng thu NSNN khi Việt Nam gia nhập WTO............................................17
III. Cam kết và tác động của những cam kết khi gia nhập WTO ảnh hưởng tới thu,
chi NSNN.......................................................................................................................20

2


A. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
I) Khái niệm và vai trò của thu Ngân sách Nhà nước.
1. Khái niệm.
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị, phát
sinh giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội khi Nhà nước tập trung huy động
và phân phối nguồn lực tài chính quốc gia, để hình thành quỹ tập trung của Nhà nước
nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Thu ngân sách Nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các
chủ thể trong xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung
quan trọng nhất của Nhà nước (quỹ ngân sách) nhằm đẳm bảo thực hiện các chức năng
của Nhà nước về mọi mặt.
2. Vai trò của ngân sách Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu
chi tiêu và thực hiện sự cân đối thu chi tài chính của Nhà nước. Đây là vai trò truyền

thống của NSNN trong mọi thời đại, mọi chế độ xã hội kể từ khi Nhà nước ra đời. Vai
trò này xuất phát từ sự cần thiết khách quan của sự ra đời và tồn tại Nhà nước, nó gắn
chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình tồn tại và thực hiện nhiệm vụ của
mình, nó quyết định đến sức mạnh của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử.
Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội.
- NSNN là công cụ định hướng phát triển kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế mới và
kích thích tăng trưởng kinh tế. Đây là một công cụ chủ yếu để tác động và hướng các
hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế theo quỹ đạo mà Nhà nước hoạch định, từ đó
góp phần hình thành nền cơ cấu kinh tế mới, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu
tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.
- NSNN là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát. Về
nguyên lý, mọi sự biến động giá cả đều có nguyên nhân từ sự mất cân bằng cung cầu.
3


Bằng việc sử dụng các công cụ thuế và chi tiêu NSNN, Nhà nước có thể tác động vào
tổng cung hoặc tổng cầu để điều tiết thị trường và bình ổn giá cả.
- NSNN là công cụ điều tiết thu nhập và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Hiện nay, xã hội loài người luôn đặt ra những vấn đề cần giải quyết như đảm bảo công
bằng xã hội, hạn chế và giải quyết sự đói nghèo, lạc hậu, điều kiện sống khó khăn của
một bộ phận dân cư…. Để thực hiện các mục tiêu này, chính sách thuế và chi tiêu NSNN
được xem là những công cụ quan trọng và cần thiết.
Ngân sách Nhà nước là công cụ kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội.
Nhà nước sử dụng NSNN làm công cụ để kiểm tra, giám sát quá trình hình thành, phân
phối và sử dụng quỹ NSNN theo những mục đích đã định. Việc kiểm tra, giám sát của
NSNN luôn dựa trên quyền lực Nhà nước và mang tính đơn phương theo phân cấp của
hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước.

II) Phân loại thu ngân sách Nhà nước.
1. Căn cứ vào nội dung kinh tế của các nguồn thu.

a) Thu thuế.
Thuế là một hình thức đóng góp của các tổ chức và cá nhân cho Nhà nước mang tính
nghĩa vụ theo luật định nhằm đáp ứng nhu cầu, chỉ tiêu của Nhà nước.
Là một hình thức phân phối thu nhập giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội,
thuế có các đặc trưng như sau:
- Thuế mang tính chất bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp. Thuế được Nhà nước
áp đặt bằng quyền lực chính trị được thể chế hóa bằng luật pháp cho nên mọi tổ chức và
cá nhân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành nếu không thực hiện sẽ phải bị xử lý theo luật
pháp.
- Thuế được thiết lập dựa trên nguyên tắc luật định. Nguyên tắc này bắt buộc mọi
sự thiết lập các sắc thuế hay sửa đổi các điều khoản thuế phải do đạo luật quy định
- Thuế làm chuyển đổi quyền sở hữu từ tập thể và cá thể thành sở hữu toàn dân.
Việc chuyển quyền sở hữu này được quy định bởi chức năng quản lý toàn bộ nền kinh tế
4


quốc dân của Nhà nước và biểu hiện sự thống nhất lợi ích giữa Nhà nước với các thành
phần kinh tế, các cá nhân trong xã hội .
- Trong nền kinh tế thị trường thuế được coi là công cụ quan trong để điều tiết kinh
tế vĩ mô.
b) Lệ phí.
Lệ phí là khoản thu của NSNN vừa mang tính chất bù đắp chi phí cho việc thực hiện
một số thủ tục hành chính của Nhà nước, vừa mang tính chất động viên đóng góp cho
NSNN. Lệ phí cũng là khoản thu mang tính bắt buộc và chỉ những người được hưởng
những lợi ích từ hoạt động quản lý hành chính của Nhà nước mới phải nộp lệ phí.
Lệ phí là những khoản thu của NSNN mang tính bắt buộc, có tính chất đối giá và
mang tính hoàn trả trực tiếp.
c) Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước.
Thu từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế: cổ tức được chia từ công ty cổ
phần, lãi được chia từ doanh nghiệp liên doanh…

Tiền thu hồi vốn của Nhà nước từ các cơ sở kinh tế: tiền thu từ bán đấu giá cổ phần
khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tiền thu từ bán doanh nghiệp Nhà nước…
Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước: khi Nhà nước tiến hành hoạt động cung cấp tín
dụng theo các chương trình khác nhau như tín dụng hỗ trợ phát trển, cho vay ưu đãi đối
với các đối tượng chính sách xã hội,…. khoản thu hồi vốn và lãi phát sinh cũng là những
khoản thu của NSNN.
Tiền thu bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên quốc gia: cho thuê tài nguyên thiên
nhiên như đất chuyên dùng, đất rừng; cho thuê mặt nước, vùng trời, mặt biển; bán tài
nguyên, khoáng sản;….
d) Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp.
Nhà nước cấp kinh phí cho các tổ chức sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực xã hội.
Để bù đắp một phần chi phí này, các tổ chức côn lập tiến hành thu một số khoản phí như
học phí, viện phí, thủy lợi phí… Đây là những khoản thu của NSNN vừa mang tính chất

5


phục vụ cho người dân được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động sự nghiệp công lập, vừa
mang tính chất động viên, đóng góp cho NSNN.
e) Thu từ vay nợ.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi vay nợ trong nước, Nhà nước thường sử dụng
hình thức phát hành các loại trái phiếu Nhà nước như trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho
bạc, trái phiếu đầu tư… để huy động vốn rộng rãi từ công chúng.
Khi vay nợ nước ngoài, Nhà nước có thể ký hiệp định vay nợ với Chính phủ nước
cung cấp tín dụng hoặc ký hiệp định vay nợ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như
Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á….
f) Thu khác.
Thu NSNN còn bao gồm các khoản tiền khác mà Nhà nước thu được như các khoản
viện trợ không hoàn lại; các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước như đóng góp cho quỹ an ninh, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ vì người

nghèo; thu từ hợp tác nước ngoài; thu tiền phạt, tịch thu tài sản, kết dư Ngân sách….
2. Căn cứ vào tính chất phát sinh của khoản thu.
Thu thường xuyên: Là những khoản thu của NSNN phá sinh có tính chất thường
xuyên, trong đó chủ yếu nhất là các khoản thuế và lệ phí.
Thu không thường xuyên: Là những khoản thu phát sinh có tính chất không thường
xuyên hay bất thường như tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, bán cổ phần thuộc sở
hữu Nhà nước, thu viện trợ, vay nợ…
3. Căn cứ vào tính chất cân đối ngân sách.
Thu trong cân đối NSNN: là các khoản thu được xác định và thực hiện trong mối
quan hệ cân đối với chi NSNN. Thuộc khoản thu này bao gồm các khoản thu thường
xuyên và không thường xuyên.
Thu ngoài cân đối NSNN: khi lập dự toán NSNN, nếu số thu NSNN không đủ đáp
ứng nhu cầu chi NSNN trong một năm nào đó thì Nhà nước phải huy động thêm các
nguồn khác, mà chủ yếu là đi vay.

6


III) Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước và nguyên tắc thiết
lập hệ thống thu NSNN.
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước.
Thu nhập GDP bình quân đầu người: là một yếu tố khách quan quyết định mức động
viên của ngân sách Nhà nước.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu
tư phát triển nền kinh tế nói chung và hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng. Tỷ suất
lợi nhuận bình quân càng lớn phản ánh khả năng tái tạo và mở rộng của các nguồn thu
nhập trong nền kinh tế càng lớn, từ đó đưa tới khả năng nâng cao tỷ suất huy động cho
NSNN.
Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên: đối với các nước có nguồn tài nguyên
thiên nhiên dồi dào, phong phú thì đây là nguồn thu to lớn cho NSNN.

Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước: khi các nguồn tài trợ khác cho
chi phí hoạt động của Nhà nước không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí
của Nhà nước sẽ đòi hỏi tỷ suất thu của ngân sách cũng tăng lên
Tổ chức bộ máy thu nộp: nếu tổ chức hệ thống cơ quan thuế, hải quan, kho bạc Nhà
nước gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do trốn thuế, lậu thuế thì đây sẽ là
yếu tố tích cực giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn thỏa mãn được các nhu cầu chi tiêu.
2. Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách Nhà nước.
Nguyên tắc ổn định và lâu dài: nguyên tắc này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác kế hoạch hóa ngân sách, vừa kích thích người nộp thuế cải tiến đẩy mạnh hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng: nguyên tắc này đòi hỏi việc thiết lập hệ thống
thuế phải có quan điểm công bằng đối với mọi người chịu thuế, không phân biệt địa vị
xã hội, thành phần kinh tế.
Nguyên tắc rõ ràng và chắc chắn: nguyên tắc này đòi hỏi trong thiết lập hệ thống
thuế, các điều khoản quy định của sắc thuế phải rõ ràng, cụ thể.
Nguyên tắc đơn giản: nguyên tắc này đòi hỏi trong mỗi sắc thuế cần hạn chế số
lượng thuế suất, xác định rõ mục tiêu chính, không đề ra quá nhiều mục tiêu trong một
sắc thuế.
7


B. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI THU

NGÂN

SÁCH NHÀ NƯỚC
I) Thực trạng thu, chi NSNN trong những năm 2006 – 2011.
1. Thực trạng thu, chi và cân đối NSNN năm 2006.
Thu NSNN năm 2006, ước cả nước đạt 264,260 tỷ đồng, vượt 11,1% so với dự toán,
chủ yếu do yếu tố tăng thu từ dầu thô do tăng giá bán, thu nội địa và thu cân đối từ hoạt

động xuất nhập khẩu đều đạt và vượt dự toán, một mặt do phát triển sản xuất kinh doanh,
mặt khác do yếu tố và điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu xăng và tăng cường quản lý
thu, chống thất thu, nợ đọng thuế…
Tổng chi NSNN dự toán 294,400 tỷ đồng, ước cả năm đạt 321,377 tỷ đồng, tăng 9,2
% (26,977 tỷ đồng) so vói dự toán, tăng 20,9% so với thực hiện năm 2005.
Bội chi NSNN năm 2006 Quốc hội quyết định là 48.500 tỷ đồng, bằng 5% GDP, ước
thực hiện cả năm 48.500 tỷ đồng, bằng 4,98% GDP, được bù đắp bằng nguồn vốn vay
trong cả nước 36.000 tỷ đồng và nguồn vay ngoài nước 12.500 tỷ đồng .
2. Thực trạng thu, chi và cân đối NSNN năm 2007.
Dự toán thu NSNN Quốc hội quyết định 281.900 tỷ đồng, phấn đấu cả năm ước đạt
287.900 tỷ đồng, vượt 2,1% (6 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 11,6% so với thực hiện năm
2006.
Dự toán chi Quốc hội quyết định là 357.400 tỷ đồng, bao gồm cả nhiệm vụ chi từ số
thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007 (19.000 tỷ đồng), ước tính cả năm đạt 368.340
tỷ đồng, tăng 3,1% (10.940 tỷ đồng) so với dự toán, bằng 32,3% GDP, tăng 14,6% so với
thực hiện năm 2006.
Bội chi NSNN năm 2007 được Quốc hội quyết định là 56.500 tỷ đồng, ước tính cả
năm là 56.500 tỷ đồng, chiếm 4,95% GDP (tính theo Thống kê tài chính Chính phủ GFS là 1,7% GDP), bằng mức Quốc hội quyết định, được đảm bảo bằng các nguồn vay
bù đắp bội chi đúng với dự toán .
3. Thực trạng thu, chi và cân đối NSNN năm 2008.
Nguồn thu không nhưng chưa bảo đảm bền vững mà còn đáng lo ngại cả trước mắt
và lâu dài. Vì nếu trừ nguồn thu từ thu tiền sử dụng đất (khoảng 38202 tỷ đồng) thì
8


nguồn thu nội địa từ bản thân nền kinh tế chỉ chiếm 37,4% là quá thấp. Trong khi đó,
những nguồn thu bấp bênh lại quá cao, chiếm tới 54% như mua bán dầu thô, bán than,
thu tiền sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu, tự vay, thu viện trợ .
Dự toán cho Quốc hội quyết định là 398.980 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt
474.280 tỷ đồng, vượt 18,9% so với dự toán, tăng 22,3 % so với thực hiện năm 2007.

4. Thực trạng thu, chi và cân đối NSNN năm 2009.
Tổng thu NSNN cả năm 2009 đạt 390.650 tỷ đồng, bằng 100,2% dự toán (vượt 750
tỷ đồng). Thu nội địa đạt 101,9% dự toán (vượt 6.650 tỷ đồng), thu từ dầu thô ước đạt
91,1% dự toán (giảm 5.700 tỷ đồng), thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu
đạt 98,6% dự toán (giảm 1.200 tỷ đồng ), thu viện trợ ước đạt 6.000 tỷ đồng (tăng 1.000
tỷ đồng) so với dự toán.
Chi NSNN ước đạt 533.000 tỷ đồng, tăng 8,5% ( 41.705 tỷ đồng) so với dự toán.
Trong đó, chi đầu tư phát triển tăng 20,1% (22.700 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm 25,4%
tổng chi NSNN và bằng 8,1% GDP. Chi trả nợ và viện trợ tăng 10,2% (6.000 tỷ đồng) so
với dự toán, chi điều chỉnh tiền lương ước tính cả năm đạt 36.600 tỷ đồng .
Kết luận, số bội chi NSNN năm 2009 là 128.250 tỷ đồng, bằng 7% GDP, tăng
40.959 tỷ đồng so với dự toán. Với mức bội chi trên thì đến 31/12/2009, dư nợ Chính
phủ (bao gồm cả nợ trái phiếu Chính phủ) khoảng 40% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc
gia khoảng 30,5% GDP. Những con số này vẫn nằm trong giới hạn bảo đảm an ninh tào
chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu.
Tổng dự toán chi cân đối NSNN đạt 637.200 tỷ đồng, tăng 9,4% so với dự toán, tăng
9% so với thực hiện năm 2009.
5. Thực trạng thu, chi và cân đối NSNN năm 2010.
Tổng thu NSNN năm 2010 ước đạt 462.500 tỷ đồng, đạt tỷ lệ động viên 23,9% GDP,
trong đó thu từ thuế và phí là 22,4% GDP. Dự toán thu nội địa 294.700 tỷ đồng, tăng
23% so với ước thực hiện năm 2009, không kể thu tiền sử dụng đất thì tăng 25,4%. Dự
toán thu từ dầu thô 66.300 tỷ đồng tăng 14,3% so với ước thực hiện 2009. Thu cân đối từ
hoạt động xuất khẩu là 95.500 tỷ đồng, tăng 9,8% so với ước thực hiện năm 2009. Thu
viện trợ không hoán lại 5.000 tỷ đồng.
Tổng chi cân đối NSNN là 582.200 tỷ đồng, mức bội chi NSNN là 119.700 tỷ đồng,
bằng 6,2% GDP. Dư nợ Chính phủ đến hết ngày 31/12/2010 chiếm 44,3% GDP.

9



Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khả nâng tài trợ trong năm,
mức bội chi NSNN năm 2010 dự tính là 120.600 tỷ đồng, bằng 5,,3% GDP.
6. Thực trạng thu, chi và cân đối NSNN năm 2011.
Tổng thu NSNN năm 2011 ước đạt 674.500 tỷ đồng, đạt 113,4% dự toán, tăng xấp xỉ
21% so với cùng kỳ năm 2010. Thu nội địa ước 390.000 tỷ đồng, đạt 102% dự toán năm,
tăng 16,6% so với cùng kỳ 2010. Thu từ dầu thô ước 100.000 tỷ đồng, đạt 144,3% dự
toán, tăng 35,9% so với cùng kỳ. Thu từ xuất nhập khẩu ước 186.833 tỷ đồng, đạt 99%
dự toán năm, tăng 19,3% so với cùng kỳ 2010. Thu NSNN cả năm 2011 ước tính có thể
tăng 23,4% so với năm 2010.
Tổng chi NSNN lũy kế cả năm ước đạt 796.000 tỷ đồng. Trong dó chi NSNN không
bao gồm trả nợ khoảng 732.000 tỷ đồng, bằng 101% dự toán năm, chi cho đầu tư phát
triển 175.000 tăng 2,34%, chi trả nợ, viện trợ lũy kế 11 tháng đạt 93.410 tỷ đồng, bằng
108,6% dự toán, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2010. Chi phát triển kinh tế - xã hội –
an ninh, quốc phòng lũy kế đạt 442.890 tỷ đồng, bằng 94,4% dự toán, tăng 26,3%.

II) Ảnh hưởng của các nhân tố tới thu NSNN.
1. GDP bình quân đầu người.
Là một chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng của một quốc gia, phản ánh khả năng tiết kiệm
tiêu dùng và đầu tư của một nước. GDP bình quân đầu người là một nhân tố khách quan
quyết định mức động viên của NSNN.
Năm 2009 nền kinh tế đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực, xu hướng phục hồi
rõ nét. Thế nhưng giữa những lạc quan vẫn xen nhiều lo lắng khi nhiều chỉ tiêu không
thực hiện bền vững của tăng trưởng. Tăng trưởng GDP quý 3/2009 đạt mức 5.76% cao
hơn rất nhiều con số 4.5% đạt được trong quý 2/2009. Chốt lại, tốc độ tăng trưởng 9
tháng đầu năm 2009 đạt 4.56% (số liệu tổng cục thống kê) và mục tiêu tăng GDP khoảng
5% trong năm 2009 dường như đã nằm trong tay.
Nhưng xét trên những động lực kéo bật nền kinh tế vươn lên khỏi suy giảm trong 9
tháng qua, nhiều chỉ tiêu không đạt bền vững tăng trưởng. Khoảng hơn 60% dân số đang
“cống hiến” chỉ bằng 1.75% tăng trưỏng của khu vực sản xuất nông, lâm ngư nghiệp
10



trong 9 tháng qua. Trong khi đó, tình hình thiên tai ngày càng phức tạp, sản xuất nông
nghiệp được cho là đã đạt ngưỡng không thể tạo ra sức tăng đốt biến. Trong khi đó, khu
vực công nghiệp và xây dựng, đòn bẩy cho mục tiêu tiến lên nền kinh tế công nghiệp hoá
vào năm 2020 của Việt Nam, vẫn chưa thể hiện được vai trò đầu tàu. Kết quả sản xuất 9
tháng của khu vực này chỉ đạt mức tăng trưởng 4.48% thấp hơn mức độ tăng trưởng
chung của cả nước.
Nhìn vào thực tế các ngành công nghiệp, vấn đề còn nghiêm trọng hơn. Công nghiệp
chế biến đạt tăng trưởng thấp nhất, chỉ 2% và thấp hơn cả tốc độ tăng trưởng của ngành
lâm nghiệp (2.5%) và thuỷ sản (2.7%).
Phần động lực đang ở lĩnh vực không khuyến khích tăng trưởng về lượng.
Ví dụ như công nghiệp khai thác tăng tới 8.2%, hay những lĩnh vực phát triển theo sau
chính sách kích cầu như xây dựng tăng 9.7%, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
tăng 8.1% mức bán lẻ (bao gồm cả phần chi tiêu chính phủ) tăng 10.2% đã loại trừ yếu
tố giá… Nhưng lĩnh vực vốn đang bị xem là sự méo mó trong phân bổ nguồn lực,
và chỉ phục hồi do chính sách giải cứu mạnh tay của Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng cao nhất là ngành dịch vụ là mức 8.4% thuộc lĩnh vực vận tải
bưu điện, du lịch cũng chưa phản ánh đúng mức những đóng góp thực sự. Khi đó một
số nước trong khu vực du lịch quốc tế tăng trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam lại giảm tới
16%.
Tốc độ tăng trưởng đột biến của một số ngành kinh tế, thực chất đang phải dựa dẫm
vào nguồn cung tiền từ chính sách tài chính nới lỏng. Do nhiều chính sách kích cầu đầu
tư và tiêu dùng, đầu tư toàn xã hội 9 tháng đầu năm nay đạt tăng trưởng khá cao, tổng
vốn thực hiện đạt 483.2 nghìn tỷ đồng tăng 14.4% so với cung kì. Tuy nhiên, tăng chi
tiêu đang lệch về phía nguồn cung tài chính cho nền kinh tế của chính phủ. Trong khi
đầu tư NSNN tăng 45.5% , khu vực ngoài nhà nứoc chỉ tăng 12.6% và khu vực FDI
giảm 11.2%. Đây là biểu hiện của việc thiếu khả năng huy động nguồn lực từ xã hội cho
đầu tư. Bên cạnh đó, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế từ hệ thống ngân hàng thương mại
đã tăng 26% so với cùng kì năm trước, vốn cho vay hỗ trợ lãi suất bằng Việt Nam đồng


11


đã đạt đến 405 nghìn tỷ đồng, theo số liệu của Vụ chính sách tiền tệ ( Ngân hàng Nhà
nước) tính đến 24/9/2009.
Nhưng dường như “dư địa” cho việc tiếp tục tăng cung tiền để xa thêm tăng trưởng
bị chặn lại. Bởi lẽ dư nợ tín dụng đã cơ bản cán đích 30% tăng trưởng. Trong khi đó, dư
nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đã cận ngày hết giá trị hiệu lực chính sách.
Trong khi đó, việc tăng cung tiền vào nền kinh tế đang gây ra những sức ép lớn đến
lạm phát trong thời gian tới. “CPI 9 tháng đã tăng 0.62%”, như vậy là tăng rất cao. Xu
hướng tăng còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như tăng trưởng tín dụng đang ở mức cao,
giá thế giới do tác động của phục hồi kinh tế, có thể tăng và ảnh hưởng đến nước ta, giá
dầu thô từ nay tới cuối năm còn nhiều yếu tố chưa lường trước được. Nếu lạm phát tăng
tốc trong các tháng cuối năm xảy ra, tăng trưởng GDP lại có lực cản mới, bởi vì CPI
bình quân năm chính là thương số trong tính toán GDP
Và những biểu hiện đáng lo ngại của cán cân tổng thể đang có dấu hiệu thâm hụt,
hệ thống tài chính đối mặt với rủi ro nợ quá hạn nếu cắt giảm gói kích cầu….Làm cho
cán cân thu, chi NSNN cũng lệch lạc. Tổng thu ngân sách tính từ đầu năm đến 15/9 ước
đạt 274.4 nghìn tỷ đồng, giảm 12.1 % so với cung kỳ năm 2008. Trong khi đó chi ngân
sách đã lên tới 330 tỷ đồng.
2. Tài nguyên thiên nhiên.
Kinh tế hoá để tăng đóng góp của ngành tài nguyên cho nguồn thu NSNN và GDP.
Đóng góp của khu vực tài nguyên thiên nhiên cho ngân sách là thuế đất đai, các loại
thuế /phí môi trường, thuế khai thác, sử dụng tài nguyên và một số hoạt động thu khác.
Tuỳ theo từng quốc gia và từng giai đoạn khác nhằm cách thức và phần đóng góp này
là khác nhau. Việt Nam với chế độ sở hữu Nhà nước tài nguyên thiên nhiên thì thu ngoài
thuế, phí còn có các khoán thu về giao quỳên sử dụng, cho thuê đất đai, tài nguyên.
Số tiền thu từ bán tài nguyên thiên rất lớn so với thuế và phí. Tuy nhiên những khoản thu
này không bền vững như thuế phí vì đất đai và tài nguyên đều có giới hạn và không tái

tạo được. Có thể tóm tắt về các lĩnh vực này như sau:
Từ đất đai: Là loại thuế có từ lâu đời, mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong tổng
GDP và nguồn thu quốc gia nhưng gần đây thuế đất đai mới được sử dụng như, là một
12


công cụ hữu hiệu để tăng nguồn thu và giúp cân đối ngân sách, đặc biệt tại các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam. Vào những năm gần đây xu hướng đóng góp từ thuế đất
đai trong tổng thu ngân sách đã tăng nhanh chóng từ quá trình phát triển kinh tế , đất đai
được chuyển đổi ngày càng hiệu quả cho các mục đích mang lại lợi ích lớn nhất trên các
mảnh đất và hệ thống thuế dựa trên hệ số giá trị mà các mảnh đất mang lại. Vì vậy
thuế đất nói chung là gia tăng
Từ tài nguyên khác. Tất cả các quốc gia đều khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên như rừng, khoáng sản, thuỷ sản, mặt nước,nước ngầm để phát triển kinh tế. Đối
với người nghèo thì những tài nguyên này càng có vai trò quan trọng ( rừng, thuỷ sản).
Như vậy, vai trò quản lý tài nguyên của khu vực chính phủ là rất quan trọng nhằm giúp
duy trì được sinh kế lâu dài sử dụng bền vững nguồn tài nguyên
Thu thuế khai thác tài nguyên thiên nhiên: Là một công cụ đang được sử dụng phổ
biến để đạt các mục tiêu trên. Việc xác định thuế cho tưng loại tài nguyên cụ thể là rất
phức tạp nhưng nguyên tắc chung là dựa trên lợi nhuận mà đơn vị khai thác thu về, các
chi phí xã hội từ việc khai thác tài nguyên và hệ thống tài sản áp dụng cho từng đối
tượng. Doanh thu từ thuế tài nguyên cũng là nguồn thu đáng kể cho NSNN. Một mặt
tăng nguồn thu cho chính phủ, mặt khác hạn chế khai thác không hiệu quả, tạo ra động
lực giúp tài nguyên bền vững hơn. Tại các quốc gia đang phát triển cũng giao động và
chiếm khoảng 5 – 15% tổng nguồn thu ngân sách.
3. Tỷ suất doanh lợi.
Với những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế trong những tháng gần đây, chuẩn bị
cho giai đoạn hậu khung hoảng là cần thiết đối với những doanh nghiệp Việt Nam khi
nền kinh tế phục hồi. Một cuộc khảo sát mới đây của phòng Thương Mại và Công
nghiệp Việt Nam cho thấy khoảng 91% số doanh nghiệp vẫn ổn định sản xuất, 51%

doanh nghiệp lớn vẫn đầu tư mở rộng quy mô, 56% doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng
thị trường
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay đang đặt ra là: Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải
xác định được những nguy cơ, thách thức mới sẽ xuất hiện trong thời gian tới, nhất là
nền kinh tế thế giới vượt qua khủng hoảng và kinh tế trong nước tăng trưởng trở lại. Giải
13


quyết vấn đề này đồng thời nắm bắt được cơ hội sẽ là những yếu tố mang lại thành công
cho các chủ thể kinh tế sau khủng hoảng.
Các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng có lợi thế
với các nước khác để đảm bảo thị phần vững chắc cho nhóm hàng tại các thị trường, và
chú trọng phát triển thị trường trong nước vẫn cần được coi là hướng đi cơ bản và lâu dài
cho doanh nghiệp Viêt Nam. Khi phát triển thị trường trong nước cần chú trọng cả thị
trường tiêu thụ và khuyến khích việc sản xuất và sử dụng thị trường hàng hoá, dịch vụ
đầu vào sản xuất trong nước. Nhưng để thành công các doanh nghiệp cần hướng tới là
2/3dân số cả nước ở thị trường nông thôn.
4. Mức độ trang trải chi phí của Nhà nước.
NSNN cùng lúc chịu hai áp lực nặng nề: nguy cơ thất thu cao do khủng hoảng tài
chính thế giới, và nhu cầu cho các chương trình kích cầu lớn hơn bao giờ hết.
Năm 2009 mức bội chi này có thể lên tới gần 145 nghìn đồng nếu căn cứ vào mức
bội chi 87.3 nghìn tỷ đồng tương ứng với 4.82% GDP cho năm nay mà quốc hội thông
qua cuối năm ngoái. Đây là mức bội chi chính thức lớn nhất trong nhiều năm nay nhằm
đối phó với nguy cơ suy giảm các nguồn thu NSNN do tác động của suy thoái kinh tế
toàn cầu.
Vậy nguồn thu nào sẽ sụt giảm, và nguồn ngân sách có thể thất thu bao nhiêu so với
tổng thu dự kiến là 389.9 tỷ đồng. Câu trả lời chính xác vào cuối năm tài chính này
nhưng những dự báo của các nhà kinh tế, các nhà quản lý cho thấy thì tình hình không
mấy sáng sủa. Thu ngân sách trong năm nay sẽ giảm khoảng 53.314 tỷ đồng do suy giảm
từ 3 nguồn thu chủ yếu là thu nội địa (giảm 29.654 tỷ đồng) thu từ dầu thô (giảm 12.740

tỷ đồng) và thu xuất nhập khẩu (giảm 10.920 tỷ đồng ). Nhưng cũng có nhiều dự báo bi
quan hơn giảm thu ngân sách 130 ngàn tỷ đồng theo kịch bản xấu và 49 ngàn tỷ đồng
theo kịch bản tốt.
Ngay cả khi Chính phủ duy trì chi tiêu dự toán (gồm 112, ngàn tỷ đồng cho đầu tư
phát triển và 305,00 ngàn tỷ cho chi thường xuyên) thì bội chi ngân sách thực tế là
7,76% GDP căn cứ vào mức hụt thu 53,314 ngàn tỷ đồng. Tuy vậy, giữ được những con
số này là không dễ dàng khi số chi thực tế luôn cao hơn dự toán.
14


5. Tổ chức bộ máy thu nộp.
Chi phí thời gian thực hiện các quy định về thuế cho thấy, mỗi năm DN phải mất
1.959,2 giờ (tương đương khoảng 244,9 ngày làm việc) để thực hiện các nghĩa
vụ thuế của mình.
Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã giảm từ 32% xuống 28%; thuế suất
thuế GTGT đã giảm từ 4 mức xuống còn 3 mức và 2 mức, trong đó bỏ mức cao nhất
là 20%.

15


C. XU HƯỚNG THAY ĐỔI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
KHI VIỆT NAM ĐÃ GIA NHẬP WTO
I. Những yêu cầu cơ bản của WTO.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu: Thuế suất thuế nhập khẩu phải được điều chỉnh
theo hướng ngày càng giảm và đảm bảo nguyên tắc MFN ( không phân biệt đối xử giữa
hàng nhập khẩu của các quốc gia khác nhau), thuế nhập khẩu là công cụ duy nhất để bảo
hộ sản xuất trong nước và không nhằm mục đích thu ngân sách.
Áp dụng thuế Hải quan theo hợp đồng ngoại thương theo đúng quy định của Hiệp
định về Hải quan.

Chính sách thuế nội địa : Đảm bảo nguyên tắc MFN và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
(không phân biệt đối xử giữa hàng hóa và dịch vụ trong nước với hàng hóa, dịch vụ nhập
khẩu).
Chính sách ngân sách: Thu NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ thu để đảm bảo
mức bảo hộ cần thiết; phí và lệ phí liên quan đến xuất nhập khẩu chỉ thu bằng với chi phí
cung cấp dịch vụ. Các khoản chi trực tiếp của NSNN cho trợ cấp, hộ trợ xuất khẩu, cho
doanh nghiệp Nhà nước sẽ phải xóa bỏ. Ngay cả khi hoạt động mua sắm của Chính phủ
cũng chị sự điều chỉnh của các quy định của WTO về đấu thầu công khai và bình đẳng.
Trở thành thành viên của WTO và thực hiện cam kết này đặt ra thách thức đòi hỏi nỗ
lực lớn của ngành Tài chính nói riêng cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước đặc biệt
trong bối cảnh hệ thống luật pháp chính sách chế độ quản lý trong nước còn thiếu đồng
bộ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, thậm chí còn nhiều lĩnh vực còn chưa có văn bản
quy định như lĩnh vực tư vấn môi giới tài chính, tư vấn thuế… đồng thời các thể chế
kinh tế và đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp trong nước cả doanh nghiệp quốc doanh và
doanh nghiệp tư nhân còn yếu, sức cạnh tranh kém. Điều này đòi hỏi trong thời gian
ngắn phải có bước cải cách mang tính cách mạng trong điều hành và quản lý Nhà nước
nói chung và quản lý kinh tế nói chung và cơ cấu thu ngân sách nói riêng sẽ phải thay
đổi cho phù hợp với cơ chế thi trường.
16


II. Thực trạng thu NSNN khi Việt Nam gia nhập WTO.
Việc thực hiện các cam kết với WTO thì làm giảm các khoản thu chính của NSNN:
- Nếu phân tích, đánh giá cụ thể đối với từng ngành hàng, từng lĩnh vực, từng
doanh nghiệp thì có thể thấy, sau khi gia nhập WTO cũng có tác động, nhưng chưa
nhiều. Đánh giá nền kinh tế thì không chỉ dựa vào một vài ngành hàng, mà phải dựa trên
tổng quan. Sau 5 tháng gia nhập WTO, cả nền kinh tế chưa chịu tác động lớn.
- Số thu ngân sách là hiệu quả của nền kinh tế. Số thu tăng có nghĩa là hiệu quả của
nền kinh tế tăng và ngược lại. Nếu so với cùng kỳ năm 2006, thì tốc độ tăng thu ngân
sách năm nay cao hơn, còn nếu lấy chỉ tiêu pháp lệnh để đánh giá, thì thu ngân sách năm

2007 tương đối khả quan. Trong năm 2007, ảnh hưởng của hội nhập không lớn, nếu ngân
sách có giảm thu do phải giảm thuế nhập khẩu 100 - 200 tỷ đồng thì cũng không đáng
kể, bởi tổng số thu ngân sách được bù lại nhờ sản xuất trong nước tăng do giảm được
tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại.
- Về nhịp độ tăng trưởng GDP, nền kinh tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm
2007 đã tăng trưởng cao hơn dự đoán với nhịp độ tăng trưởng GDP ở mức 7,9%. Điều
đáng nói ở đây là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nửa đầu năm 2007 phần lớn do tăng
trưởng từ sản xuất công nghiệp (tăng 12,4%), thương mại, dịch vụ (dịch vụ thương mại
và tài chính tăng 10,4%, khách sạn và nhà hàng tăng 12,7% do tiêu dùng và du lịch tăng
cao) và sự phát triển của khu vực tư nhân (tăng trưởng của khu vực tư nhân là 20,5% gần
gấp đôi khu vực Nhà nước). Điều này cho thấy, sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt
Nam đã phát triển đúng hướng với việc dựa vào tăng trưởng ở các ngành quan trọng là
công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Do đó, cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển theo hướng
tích cực: tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng đã được nâng cao
từ 41,31% lên 41,48%, của nhóm ngành dịch vụ đã nâng cao từ 38,25% lên 38,44% và
của ngành nông, lâm, thủy sản đã giảm từ 20,45% xuống còn 20,08%. Thêm vào đó, một
tín hiệu đáng mừng cho thấy hiệu quả của việc cải cách chính sách theo hướng không
phân biệt đối xử (giảm dần bảo hộ cho các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích doanh
nghiệp tư nhân và các loại hình kinh tế khác) và mở cửa thị trường theo các cam kết với
WTO thể hiện ở chỗ trong 6 tháng đầu năm 2007, đầu tư đã tăng tới 14%. Kết quả này
17


có được là do việc cải cách chính sách đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh theo cam
kết với WTO. Nhưng điều đáng nói nhất là đóng góp phần lớn vào tăng trưởng đầu tư là
do khu vực tư nhân trong nước (chiếm tới 35%). Như vậy, chứng tỏ chính sách cải cách
của chúng ta đã phát huy tác dụng kích thích và tạo điều kiện khuyến khích đầu tư tư
nhân.
- Về xuất khẩu, trong 8 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu của Việt Nam ước đạt
31,218 tỷ USD, tăng l 9,3% so với cùng kỳ năm 2006 (cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng

trưởng kinh tế). Trong đó, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 13,758 tỷ USD,
chiếm 44,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm
trước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt l 7,460 tỷ USD, chiếm 55,9 tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong số các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì dệt may và da giày là những mặt hàng chịu tác động trực
tiếp của cam kết WTO: theo cam kết WTO, Hoa Kỳ đã phải bỏ hạn ngạch nhưng duy trì
cơ chế giám sát, tạo nguy cơ điều tra chống bán phá giá đối với hàng dệt may xuất khẩu
của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Do chúng ta quản lý tốt công tác giám sát xuất khẩu hàng
dệt may sang Hoa Kỳ để tránh bị kiện bán phá giá nên các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã
quay trở lại Việt Nam đặt hàng cho quý IV và các tháng đầu năm 2008. Kim ngạch xuất
khẩu dệt may của Việt Nam 8 tháng năm 2007 ước đạt 5,084 tỷ USD, tăng 29,6% so với
cùng kỳ năm 2006. Đối với mặt hàng da giày, kim ngạch xuất khẩu 8 tháng năm 2007
ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2006. Nhóm hàng công nghiệp và
chế biến có tốc độ tăng trưởng cao và giá trị xuất khẩu lớn bao gồm: hàng dệt may, giày
dép, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ…(sản phẩm nhựa tăng 49,3%; điện
tử và linh kiện máy tính tăng 24,6%; dây điện và cáp điện tăng 24,5%; sản phẩm gỗ tăng
24,3%…). Nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra do
giá thế giới tăng cao là cà phê, hạt tiêu, sản phẩm nhưa…(cà phê tăng 90,8%, mặc dù số
lượng xuất khẩu chỉ tăng 47,3%; hạt tiêu tăng 20,2%, trong khi lượng giảm 43,l %). Một
số mặt hàng chủ lực khác có giá trị xuất khẩu 8 tháng qua tăng cao so với cùng kỳ năm
trước gồm: nhân điều tăng 24,2%; rau quả tăng 19,3%; than đá tăng 17,4%; giày dép
tăng 14,3%; thủy sản tăng 14,1% gạo tăng 12,1%…

18


- Khi việt nam gia nhập WTO yêu cầu phải mở cửa thị trường hàng hoá, gia nhập
WTO, Việt Nam đã ràng buộc mức trần cho tất cả các dòng thuế trong biểu thuế nhập
khẩu của mình, chỉ dùng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ, không sử dụng phí, lệ
phí và các khoản thu khác nhằm mục đích thu ngân sách (ngoài thuế nhập khẩu). Trên

tinh thần đó, Việt Nam giảm mức thuế nhập khẩu bình quân từ mức hiện hành 17,4%
xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm. Mức thuế nhập khẩu bình quân đối với hàng nông
sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% và mức thuế nhập khẩu bình quân
đối với hàng phi nông sản giảm từ 16,8% xuống 12,6%. Việt Nam bảo lưu quyền áp
dụng hạn ngạch thuế quan với đường, trứng gia cầm, thuốc lá và muối. Đối với trợ cấp
nông sản, Việt Nam cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm như trợ cấp xuất
khẩu, trợ cấp nội địa hóa và được quyền hỗ trợ trong nước đối với nông sản ở mức 10%
… Xem xét tác động của các cam kết giảm thuế có thể thấy, về tổng thể, việc cắt giảm
thuế nhập khẩu sẽ làm giảm sự bảo hộ đối với một số mặt hàng, thúc đẩy việc cơ cấu lại
nền kinh tế phát triển theo hướng hiệu quả, chuyên môn hoá và tăng sản xuất quy mô
lớn, phát huy tốt hơn các lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên. Thúc đẩy các doanh
nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là tín hiệu tốt đối với
các nhà đầu tư nước ngoài, tăng niềm tin vào định hướng mở cửa và tiềm năng phát triển
kinh tế của Việt Nam. Việc cắt giảm thuế trong ngắn hạn sẽ có tác động nhất định, tuy
nhiên, về lâu dài sẽ tác động không lớn lắm đối với nguồn thu NSNN. Hiện nay ở nước
ta, tổng thu từ thuế nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 9% tổng thu NSNN. Đối với kim ngạch
nhập khẩu, chỉ khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm chịu ảnh hưởng của
việc cắt giảm thuế nhập khẩu; việc cắt giảm thuế lại được thực hiện theo lộ trình, không
phải cắt giảm đối với tất cả mặt hàng, cũng không cắt giảm ngay trong giai đoạn đầu
tiên. Thêm vào đó, việc cắt giảm thuế chắc chắn sẽ làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu
(việc giảm thuế tất yếu sẽ thúc đẩy nhập khẩu hàng với số lượng lớn hơn nhập nhiều
nguyên vật liệu đầu vào hơn…) và dẫn đến tăng thu thuế nhập khẩu, nên sẽ tác động
không lớn, thậm chí về lâu dài sẽ làm tăng thu cho NSNN. Kinh nghiệm cho thấy đối với
một số mặt hàng có khi việc cắt giảm thuế lại là biện pháp hữu hiệu nhất kiềm chế nạn
nhập lậu một số mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất nhập khẩu cao (ví dụ mặt hàng điện
thoại di động, vàng, kim loại quý, ô tô xe máy…) vì việc giảm thuế sẽ làm giảm động
19


lực của việc nhập lậu vốn chứa đựng nhiều rủi ro, thúc đẩy việc nhập khẩu chính ngạch

không bị rủi ro, không vi phạm pháp luật, thúc đẩy tăng thu ngân sách.
III. Cam kết và tác động của những cam kết khi gia nhập WTO ảnh hưởng tới
thu, chi NSNN.
Tác động trực tiếp của hội nhập được thể hiện qua yêu cầu thay đổi chính sách tài
chính đế phù hợp với yêu cầu của các cam kết quốc tế, bao gồm:
- Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu
hiện hành, vậy nhiều mặt hàng nhập khẩu sẽ giảm thuế và dẫn đến NSNN sẽ bị giảm.
Tuy nhiên điều gì cũng có 2 mặt “được và mất”, khi gia nhập WTO thực hiện một nền
kinh tế mở nước ta sẽ có nhiều cơ hội, có nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài và từ đó có
thể đẩy mạnh phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, dưới tác động gián tiếp của cắt giảm thuế,
tính ổn định và bền vững của thu ngân sách sẽ bị ảnh hưởng. Số thu từ khu vực kinh tế
trong nước, nhất là từ các doanh nghiệp Nhà nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh do tác động của
cạnh tranh quốc tế và quá trình cải cách doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và những thay đổi thị trường trong quá trình hội nhập cũng sẽ thay đổi nguồn
thu.
- Tác động đến thu Ngân sách thông qua việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ
trình, thực hiện nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia, tuân thủ Hiệp
định trị giá hải quan theo quy định của WTO.
- Tác động đến chi Ngân sách thông qua việc cắt giảm các khoản trợ cấp trực tiếp
đối với các doanh nghiệp theo yêu cầu của Hiệp định trợ cấp và các biện pháp chống trợ
cấp thông qua cải cách tiền lương, trợ cấp, báo hiểm xã hội cũng như việc cải cách cơ
cấu chi thường xuyên và chi đầu tư từ NSNN. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu
hệ thống NSNN phải đảm bảo công khai, minh bạch hoá chính sách và đảm bảo các
chính sách được thực hiện theo lộ trình có thể dự đoán trước để tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
- Tác động, ảnh hưởng gián tiếp của hội nhập đến NSNN được thể hiện qua tác
động, ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, tiêu dùng - tiết
kiệm - đầu tư, thương mại và hệ thống kinh tế vi mô, đặc biệt là hiệu quả kinh doanh của
20



DN. Tốc độ tăng trưởng, sự biến động cơ cấu kinh tế, sự thay đối các tỷ lệ tiết kiệm tiêu dùng - đầu tư hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khu vực doanh nghiệp... làm thay
đổi cả mức độ và cơ cấu thu Ngân sách, cụ thể là số thu và cơ cấu các loại thuế như thuế
VAT, tiêu thụ đặc biệt, nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân...
- Theo cam kết, Việt Nam phải mở cửa 110 phân ngành thuộc 11 ngành dịch vụ cho
các thành viên WTO. Những cam kết này liên quan đến chế độ đầu tư, hình thức thành
lập doanh nghiệp, thuê đất, các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp trong
nước… Chúng ta chưa cho phép các công ty nước ngoài hiện diện tại Việt Nam dưới
hình thức chi nhánh (ngoại trừ điều đó được cho phép theo cam kết trong từng ngành cụ
thể).
Khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì cũng có nhiều tác động
trực tiếp tới NSNN. Một trong những tác động đó là nước ta phải xóa bỏ hàng rào thuế
quan hay phải giảm mức thuế đối với nhiều loại mặt hàng xuất nhập khẩu. Việc này làm
cho thu NSNN từ thuế xuất nhập khẩu của nước ta bị giảm vì vậy Nhà nước phải thực
hiện các chính sách, biện pháp ổn định được nguồn thu ngân sách. Trong đó đáng kể
nhất là do thay đổi cơ chế tính thuế: Tăng cường quản lý, điều hành thu NSNN, tổ chức
thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo chính sách, pháp luật thuế, xử lý cụ thể
các khoản thu nợ đọng thuế, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế
của các tổ chức cá nhân nhằm phát hiện các trường hợp kê khai không đúng, không đủ
số thuế, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Tài chính,
Tỉnh ủy, UBND tỉnh về chống thất thu NSNN.

21


22




×