Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Chuyên đề dạy học liên môn tích hợp Tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.77 KB, 15 trang )

KỊCH BẢN: CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIEN MÔN TU HAO VIET NAM
GIAI DOAN 1955-1975

I. VĂN NGHỆ ỔN ĐỊNH:
Xin phép quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo chương trình dạy học theo chủ đề tích
hợp môn Ngữ văn của trường THCS Thuy Huong được bắt đầu. Mở đầu chương trình, xin kính
mời quý vị và các em cùng đón xem tiết mụclien khuc hát múa: La co dang –St nhac si Van an
-Viet nam oi mua xuan den roi-st nhac si Huy Du.
-Co gai mo duong –st nhac si Xuan Giao .
- Do các cô giáo và học sinh Trường THCS Thuy Huong trình bày. Kính mời các quý vị
đại biểu cùng các thầy cô giáo cùng thưởng thức.
(Bấm nhạc bài hát: )
II. TUYÊN BỐ LÝ DO, GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU:
Xin hân hoan chào đón quý vị đại biểu, khách quý, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em
học sinh đã có mặt để tham dự chuyên đề dạy học tích hợp lien môn với chủ đề: “Tu hao Viet
nam gia doan 1955-1975”, chương trình do Trường THCS Thuy Huong tổ chức, thực hiện.
Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa các thầy giáo, cô giáo!
Thưa các em học sinh yêu mến!
Văn học là nhân học, học văn là học cách làm người. Văn học không đơn thuần là môn
khoa học mà còn là bộ môn nghệ thuật. Giáo viên giảng dạy văn học vừa là nhà khoa học đồng
thời vừa là một nhà nghệ sĩ. Chính vì vậy, giảng dạy tác phẩm văn học là một công việc hết sức lí
thú, hấp dẫn nhưng cũng đầy thử thách. Người giáo viên phải biết truyền lửa, sưởi ấm trong tâm
hồn các em niềm đam mê văn học. Xuất phát từ thực tiễn, với mối liên hệ liên môn giữa Ngữ văn
với lịch sử, địa lí, âm nhạc, mĩ thuật… Và thực hiện công văn số 1003 ngày 17/8/2016 của Sở
GD-ĐT về việc hướng dẫn dạy học theo chủ đề tích hợp, thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT
huyện Kiến Thụy, hôm nay, Trường THCS Thuy huong tổ chức chuyên đề dạy học tích hợp môn
với chủ đề: “Tu hao Viet nam giai doan 1955-1975”, với hi vọng giúp cho các em học sinh cảm
nhận tốt hơn về vẻ đẹp lấp lánh, nhưng bình dị và đầy tính nhân văn từ các tác phẩm văn học.
Rất vinh dự cho thầy trò nhà trường trong chuyên đề dạy học hôm nay được chào đón sự
hiện diện của các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu:
* Đại biểu Sở Giáo dục và Đào tạo:


Xin trân trọng giới và nhiệt liệt chào mừng:
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
……………………………………………………………………………
Các thầy cô giáo là chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng.
* Đại biểu lãnh đạo huyện Kiến Thụy:
Xin trân trọng giới và nhiệt liệt chào mừng:


………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
* Đại biểu Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Kiến Thụy:
Xin trân trọng giới và nhiệt liệt chào mừng:
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
……………………………………………………………………………
Các thầy cô giáo là chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kiến Thụy,
* Đại biểu các trường THCS trong huyện:
Xin trân trọng giới và nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo là lãnh đạo, Tổ trưởng tổ Khoa
học xã hội và giáo viên giảng môn Ngữ văn các trường THCS trong toàn huyện.
* Đại biểu lãnh dao xa thuy huong;
Xin trân trọng giới và nhiệt liệt chào mừng:
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
……………………………………………………………………………
* Đại biểu Trường THCS Thuy Huong:
Xin trân trọng giới và nhiệt liệt chào mừng:
- Thầy giáo Nguyễn Văn Mai - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường.
Về dự chuyên đề hôm nay, xin trân trọng giới thiệu còn có đại biểu lãnh đạo trường Tiểu học
Thuy huong , đại biểu Ban đại diện cha mẹ học sinh trường THCS Thuy huong. Đại biểu là

người lính Trường Sơn năm xưa. Các thầy cô giáo trong Hội đồng sư phạm nhà trường và gần
277 học sinh đã có mặt tham dự chuyên đề.
Đề nghị quý vị dành một tràng pháo tay nồng nhiệt chào đón sự hiện diện của quý vị đại
biểu, khách quý, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh.
III. PHÁT BIỂU KHAI MẠC:
Tiếp theo chương trình xin trân trọng giới thiệu và kính mời ………thay Nguyen Van Mai –
bi thu vhi bo ,hieu truong nha truong len phat bie khai mac.
……………………………………………………………….
….…………………………….. lên phát biểu khai mạc.
Trân trọng kính mời thay ………….!


IV. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
Trò chơi khởi động: (Lan Anh và Tuấn)
Lan Anh: Chúng em xin trân trọng cảm ơn phần phát biểu khai mạc
của…………………………………………………………………………..
Và ngay bây giờ xin mời các bạn học sinh đến với trò chơi vô cùng lí thú mang tên: Trả lời
đúng - Trúng phần quà may mắn ngay từ đầu chương trình.
Tuấn: Xin mời các bạn cùng hướng lên màn hình trên sân khấu: Ban tổ chức đưa ra câu hỏi có
kèm phương án trả lời, các bạn chọn đáp án đúng nhất hoặc câu hỏi suy luận, mỗi câu trả lời
đúng sẽ được nhận một phần quà của Ban tổ chức, nếu trả lời sai thì nhường quyền cho bạn khác.
Các bạn đã sẵn sàng chưa ạ!
Vâng! Ngay bây giờ xin mời các bạn đến với câu hỏi thứ nhất:
(Bấm thứ tự 7 câu hỏi khi học sinh đọc)
Câu 1. Một phương tiện vận tải đặc biệt trên tuyến đường Trường Sơn đã đi vào thơ của Phạm
Tiến Duật là gì?
A. Xe không kính.
B. Xe Tăng.
C. Xe đạp thồ.
D. Xe thiết giáp

Lan Anh:
Câu 2. Một vật dụng thân thiết của người lính Trường Sơn mà các anh luôn mang theo khi phải
hành quân vượt đèo núi vào Nam đánh Mĩ là gì?
A. Keo chuốt tóc.
B. Cây bút
C. Ảnh người thân.
D. Gậy Trường Sơn.
Tuấn:
Câu 3. Tên một loại bếp dã chiến mà bộ đội ta sử dụng ở chiến trường giúp tránh được sự phát
hiện của địch là gì?
A. Bếp lò.
B. Bếp Hoàng Cầm.
C. Bếp gas.
D. Bếp củi
Lan Anh:
Câu 4. Phát hiện lỗi sai trong thông tin sau: “Lê Minh Khuê là nhà văn trưởng thành trong kháng
chiến chống Mĩ cứu nước. Ông là tác giả của truyện ngắn: Những ngôi sao xa xôi.”
ĐÁ: Sai ở từ “ông” vì Lê Minh Khuê là nhà văn nữ
Tuấn:


Câu 5. “Mãi mãi tuổi hai mươi” là cuốn nhật kí của một người lính xếp bút nghiên lên đường
theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc vào Nam đánh Mĩ và đã ngã xuống giữa tuổi 20 phới
phới thanh xuân. Anh là ai?
A. Nguyễn Viết Xuân.
B. Nguyễn Tuân.
C. Nguyễn Văn Thạc.
D. Nguyễn Văn Trỗi
Lan Anh:
Câu 6. Một di tích lịch sử gắn liền với 10 nữ thanh niên xung phong hi sinh khi đang làm nhiệm

vụ san lấp hố bom trong chiến tranh chống Mĩ vào ngày 24/7/1968. Tên của di tích này là gì?
A. Khe Sanh.
B. Ngã ba Đồng Lộc.
C. Đường Chín Nam Lào.
D. Thành cổ Quảng Trị
Tuấn:
Câu 7. Vì sao trong ca khúc “Sợi nhớ, sợi thương” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, ông lại viết là:
Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, bên nắng đốt, bên mưa quây?
ĐA. Hiện tượng nắng đốt xảy ra ở sườn Đông, còn mưa quây xảy ra ở sườn Tây của dãy
Trường Sơn vì vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm ở Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng
Tây Nam vào nước ta gặp dãy Trường Sơn đã gây mưa ở sườn Tây. Khi vượt qua dãy Trường
Sơn tạo ra hiện tượng khô nóng cho sườn Đông vì toàn bộ hơi ẩm đã tạo thành mưa trút hết
xuống sườn Tây.
Lan Anh:
Vâng! Với câu hỏi vừa rồi đã kết thúc phần khởi động cho buổi học hôm nay. Xin cảm ơn các
bạn đã tham gia tích cực vào trò chơi này. Sau đây xin mời các bạn đến với tiết dạy chuyên đề do
cô giáo Ngô Thị Lê lên lớp.
Em xin trân trọng kính mời cô!
Bài học (Lê thực hiện):
Xin cảm ơn hai em đã mang đến chương trình phần khởi động hết sức đặc sắc và sôi
động.
Kính thưa các quý vị đại biểu!
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!
Thưa các em học sinh thân mến!
Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã trở thành
biểu tượng đẹp về lòng yêu nước, bức tượng đồng của lòng dũng cảm tạc vào thế kỉ, trở thành
bản anh hùng ca bất diệt. Đến với chuyên đề này cô mong muốn các em hãy phát huy hết năng
lực của mình tìm hiểu hình ảnh những thanh niên xung phong, những người lính Trường Sơn
năm xưa qua một số tác phẩm văn học để thấy được vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kì
khói lửa của cuộc chiến tranh vệ quốc.

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!


Thưa các em!
Chuyên đề “Tuổi trẻ Trường Sơn năm xưa” được thực hiện trong 6 tiết: tiết 1 các em đã
tìm hiểu về lí thuyết, tiết 2,3,4 thầy cô đã hướng dẫn các em học tập và trải nghiệm tại gia đình
những người lính, những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, trải
nghiệm thông qua các thước phim tư liệu lịch sử, qua một số tác phẩm văn học thời kì kháng
chiến chống Mĩ cứu nước.
Và trong tiết 5, tiết 6 ngày hôm nay chúng ta cùng nghe các nhóm báo cáo kết quả hoạt động trải
nghiệm và tổng kết chuyên đề với 3 nội dung chính:
1. Tìm hiểu hình ảnh thanh niên xung phong và người lính Trường Sơn qua một số tác phẩm
văn thơ;
2. Thăm và giao lưu với những thanh niên xung phong, người lính Trường Sơn năm xưa;
3. Tuổi trẻ Kiến Thụy nối tiếp truyền thống người lính Trường Sơn năm xưa.
(Bấm máy 3 nội dung chính của chuyên đề)
Trước khi đến với nhóm 1 trình bày kết quả xin mời các em hướng lên màn hình theo dõi
đoạn phim tư liệu khái quát nét tiêu biểu lịch sử Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ để chúng
ta hiểu rõ hơn các tác phẩm văn học đã ra đời trong hoàn cảnh như thế nào.
(Bấm phim tư liệu lịch sử)
Lê: Các em vừa được xem đoạn phim tư liệu khái quát nét tiêu biểu lịch sử Việt Nam trong
kháng chiến chống Mĩ. Qua đoạn phim tư liệu và sự tìm hiểu em hãy cho biết:
Câu 1: Tại sao năm 1959 Bộ chính trị Ban chấp hành TW Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lại
quyết định mở tuyến đường Trường Sơn?
HS trả lời: Để chi viện cho chiến trường miền Nam, đầu năm 1959, Trung ương Đảng đã triệu
tập hội nghị đặc biệt bàn về thống nhất đất nước. Cuộc họp dẫn tới quyết định cần phải xây dựng
một tuyến đường bí mật để vận chuyển người, vũ khí, lương thực... từ miền Bắc chi viện cho
chiến trường miền Nam.
Câu 2: Em hãy đọc hai câu thơ tiêu biểu của nhà thơ Tố Hữu ca ngợi về thế hệ trẻ Việt Nam nô
nức hành quân trên đường Trường Sơn vào Nam chiến đấu chống Mĩ cứu nước?

HS trả lời:
“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Lê: Để giúp các em hiểu rõ hơn sau đây xin mời cô giáo Ngô Thị Thanh khái quát thêm về lịch
sử Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ đặc biệt là con đường Trường Sơn huyền thoại.
Xin mời cô!
(Ngô Thanh khái quát)
Lê: Vâng, xin cảm ơn cô Thanh.
Các em học sinh thân mến!
Đồng hành cùng với những chặng đường đau thương nhưng cũng đầy oai hùng đó của lịch
sử dân tộc, các nhà thơ, nhà văn đã trở thành người thư kí trung thành của mọi thời đại. Lịch sử
văn học Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ và đồng đều cả về số lượng tác phẩm và đội ngũ


sáng tác. Lực lượng các nhà văn, nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
được bổ sung đáng kể như: Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Lê Minh Khuê, Phạm Tiến
Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy… và thành công ở nhiều thể loại khác nhau
như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ…Văn học thời kì này mang đầy đủ đặc điểm của một nền văn
học phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu. Văn nghệ sĩ đứng trên lập trường kháng chiến với nội
dung chủ yếu là tình đồng chí, đồng bào, tình quân dân, lòng yêu nước, ý chí chiến đấu kiên
cường, bất khuất, là sự hi sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Bên cạnh đó, một đặc điểm nổi bật của văn học thời kì chống Mĩ là hướng về đại chúng,
trước hết là công - nông - binh. Trong đó, nổi bật lên là hình ảnh người lính và những thanh niên
xung phong trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Họ trở thành những tượng đài bất hủ của
văn học thời kỳ chống Mĩ cứu nước.
Ngay sau đây chúng ta sẽ được nhìn lại bản hùng ca của người lính trong kháng chiến
chống Mĩ với phần thực hiện của Nhóm 1 tìm hiểu hình ảnh thanh niên xung phong và người
lính Trường Sơn qua một số tác phẩm văn thơ.
Xin mời các em nhóm 1.
Nhóm 1: Tìm hiểu hình ảnh thanh niên xung phong và người lính Trường Sơn qua một số

tác phẩm văn thơ.
Tuấn Đạt:
Kính thưa các thầy cô giáo! Các bạn học sinh thân mến!
Chúng mình là Tuấn Đạt và Lan Anh xin chia sẻ với các bạn về hình ảnh thanh niên xung
phong và người lính Trường Sơn qua một số tác phẩm văn, thơ trong kháng chiến chống Mĩ.
Lan Anh: Kính thưa các thầy cô giáo, các bạn thân mến!
Chúng ta thật xúc động, ngưỡng mộ những nhà văn, nhà thơ đã lăn lộn trong chiến tranh và
hi sinh giữa chiến trường như: Lê Anh Xuân, Nguyễn Thi, vv...Đặc biệt là cuốn nhật kí: “Mãi
mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc - Cuốn nhật ký được bắt đầu viết ngày mùng
02 tháng 10 năm 1971 và dừng lại với những dòng cuối cùng viết ở Ngã ba Đồng Lộc vào ngày 3
tháng 6 năm 1972, khi Nguyễn Văn Thạc quyết định gửi cuốn nhật ký về cho anh trai mình để
tiếp tục hành quân vào chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị: “Nếu như tôi không trở lại - Ai sẽ
thay tôi viết tiếp những dòng sau này? Tôi chỉ ao ước rằng, ngày mai, những trang giấy còn lại
đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc. Đừng để trống trải và bí ẩn như những
trang giấy này”.
Tuấn Đạt:
Rồi cuốn “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” đã đi vào huyền thoại. Truyện Nhật ký Đặng Thùy
Trâm là một tác phẩm văn học khá đặc sắc, không còn nằm trong phạm vi truyện quân sự nữa mà
như một quyển sách tâm tình, như những lời chạm đến tận tâm phế mỗi người. Những năm tháng
chiến tranh đã làm nên lịch sử của dân tộc, chính những năm tháng ấy khiến ta không khỏi không
tự hào và rạo rực, những trang vàng của dân tộc được ghi lên bằng máu xương, bằng tình yêu
thương và cả những đau đớn. Trong những năm tháng khốc liệt của đất nước đã có những con
người ra đi, lại có những vị anh hùng vô danh đã ngã xuống.


Lan Anh: Thưa các bạn! Nhà văn - họ vừa là nghệ sĩ, vừa là những chiến sĩ trên mặt trận văn
hóa tư tưởng, đồng thời họ cũng là những người ghi lại toàn bộ những hình ảnh, những khoảnh
khắc đẹp đẽ của chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi cầm súng ra trận, cầm cuốc, thuổng để mở
đường cho xe qua…. Để rồi những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch
Trường Sơn với nhiệm vụ mở đường, san lấp hố bom cùng với những hi sinh mất mát to lớn của

họ vì tình yêu Tổ quốc; rồi hình ảnh con người Việt Nam kiên cường, bất khuất, dũng cảm, hình
ảnh một dân tộc Việt Nam anh hùng còn được thể hiện trên nhiều trang viết như: “Những ngôi
sao xa xôi” (Lê Minh Khuê), “Khoảng trời hố bom” (Lâm Thị Mỹ Dạ), “Dáng đứng Việt Nam”
của Lê Anh Xuân v.v... Có thể nói các cô, các chị như: Nho, Thao, Phương Định trong tác phẩm
Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, đều sáng lên những vẻ đẹp chung: Tinh thần trách
nhiệm cao đối với nhiệm vụ, dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó yêu thương, sống
giữa bom đạn ác liệt nhưng họ vẫn nhiều ước mơ, sống bình thản và luôn thích làm đẹp cho
mình. Bên cạnh đó mỗi người lại có những nét đẹp riêng, rất bình dị, đời thường mà làm nên sự
vĩ đại phi thường. Họ đã hóa thân thành tên gọi chung của đất nước để Tổ quốc ta hôm nay bay
lên trong bát ngát mùa xuân. Họ đã hi sinh tuổi trẻ của mình vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân
tộc. Các chị mãi mãi như những bông hoa bất tử của một thời khốc liệt và hào hùng.
Tuấn Đạt:
Chiến tranh xâm lược luôn gắn liền với tội ác của nhân loại. Sự thật đó không bao giờ cũ dù
nó xảy ra hôm nay, hôm qua hoặc lâu hơn nữa. Chính điều đó đã gây nên nỗi đau thương, ly biệt
cho biết bao gia đình. Ngày ấy, vào lúc 16 giờ ngày 24 tháng 7 năm 1968 tại ngã ba Đồng Lộc Hà Tĩnh máy bay Mỹ trong một đợt bắn phá khốc liệt, 10 cô gái mở đường đã hi sinh, họ đang ở
độ tuổi tươi đẹp nhất của một đời người, họ ra đi khi "Gối còn thêu dở/cơm chiều chưa ăn"… Đã
có nhiều tác phẩm viết về sự hy sinh anh dũng ấy trong đó bài thơ "Cúc ơi" của Yến Thanh - Một
kỹ sư giao thông, chắc chắn sẽ có sức lay động và ám ảnh dài lâu đối với người đọc, người nghe.
Lan Anh:
Sức lay động và sự ám ảnh tâm hồn người đọc, người nghe của bài thơ "Cúc ơi!" được
chuyển thể thành tác phẩm âm nhạc không chỉ ở thời điểm xúc cảm nhất của cảnh âm dương ly
biệt mà còn là tình cảm của những người đang sống, người đồng đội của Hồ Thị Cúc cùng tiểu
đội thanh niên xung phong. Hình tượng xuyên suốt bài thơ là người "anh" đồng đội đang vừa đào
vừa "bới", vừa "gọi", vừa gào" đến "khan cổ" người "em" thanh niên xung phong Hồ Thị Cúc...
(Bấm nhạc bài hát Cúc ơi. Đội múa thực hiện)
Tuấn Đạt:
Các bạn học sinh thân mến!
Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong phơi phới tuổi xuân với những cánh tay chắc
nịch để san, lấp đường như thêm vào tình yêu đất nước, quê hương, vì sự bình yên Tổ quốc được
gắn kết với hình ảnh những chiến sĩ lái xe trẻ trung, hóm hỉnh, ngang tàng lái những chiếc xe

không kính trên tuyến đường Trường Sơn vượt qua mưa bom, bão đạn để hoàn thành nhiệm vụ
chi viện cho tiền tuyến.
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi


Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Lan Anh:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
Tuấn Đạt:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Lan Anh:
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Tuấn Đạt:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Lan Anh:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Tuấn Đạt:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Lan Anh:
Mặc cho bom rơi, đạn nổ, mặc cho xe không có kính, nhưng những người lính Trường Sơn
vẫn hừng hực khí thế lên đường hành quân ngày đêm, xuyên rừng, vượt núi với nhiệt huyết sục sôi
của tuổi trẻ trên đường vào Nam đánh Mĩ, xin mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng cảm nhận
tinh thần lạc quan, yêu đời này qua bài hát: Chiếc gậy Trường Sơn, sáng tác: Nhạc sỹ Phạm
Tuyên, do thầy và trò Trường THCS thị trấn Núi Đối thực hiện.
(Bấm nhạc bài hát Chiếc gậy Trường Sơn. Hát múa thực hiện)
Tuấn Đạt:


Thưa các bạn! Và ngày 30-4-1975 như một tín hiệu, như một điềm báo chiến thắng, hình ảnh
những binh đoàn Trường Sơn cuồn cuộn tiến vào miền Nam giải phóng Sài Gòn đã làm nên
chiến thắng vang dội để góp phần toàn vẹn lãnh thổ, giang sơn thu về một mối, Bắc - Nam sum
họp một nhà mà nhà thơ Tố Hữu đã viết lên bài thơ “Toàn thắng về ta”:
Ôi, nỗi mừng dâng mọi nỗi mừng
Trào vui nước mắt cứ rưng rưng
Cả Việt Nam tiến công, cả miền Nam nổi dậy
Dồn dập tim ta, trăm trận thắng bừng bừng.
Lan Anh:
Chặt Buôn Mê Thuật, rụng cả Tây Nguyên
Quét Huế - Thừa Thiên, đổ nhào Đà Nẵng.
Và Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên

Và Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nha Trang, lũ ngụy cuống cuồng,
rũ rượi một màu tang cờ trắng.
Đường tiến quân ào ào chiến thắng.
Phía trước chờ Anh, người mẹ mong con.
Pháo hãy gầm lên, đỏ nòng bắn thẳng
Rộn rực xe tăng chồm tới Sài Gòn!
Tuấn Đạt:
Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp
Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta
Chúng con đến, xanh ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa
Cho chúng con giữa vui này được khóc
Hôn mỗi đứa em, ôm mỗi mẹ già
Như lòng Bác, mỗi khi Bác đọc
Đồng bào miền Nam, mắt kính bỗng nhoà.
Lan Anh:
Như vậy, các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn này phát triển đỉnh cao rực rỡ, nó như
một món ăn tinh thần, một hồi kèn xung trận. Các nhà thơ, nhà văn phản ánh trung thực, khách
quan một thời đại anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Tuấn Đạt:
Thưa các bạn học sinh thân mến!
Chúng mình đã trình bày xong nội dung về hình ảnh thanh niên xung phong và người lính
Trường Sơn năm xưa qua một số tác phẩm văn thơ trong kháng chiến chống Mĩ. Sau đây, xin
mời các bạn cho ý kiến để phần trình bày của nhóm mình được hoàn thiện hơn.
Xin mời các bạn!
(Phần giao lưu, hỏi đáp)
Học sinh nhóm 2, 3 ngồi dưới hỏi:


Câu 1: Có một nhà thơ được mệnh danh là "Nhà thơ của Trường Sơn". Các bạn hãy cho biết ông

là ai và nêu những nét chính về cuộc đời sự nghiệp của ông?
Đạt trả lời: Đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Phạm Tiến Duật (1941 — 2007), quê Thanh Ba – Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ
văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1964), Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội là phóng viên
mặt trận, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu
biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
Thơ Phạm Tiến Duật tập trung vào đề tài người lính và cô thanh niên xung phong trên
tuyến đường Trường Sơn. Giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
Tác phẩm chính: Vầng trăng quầng lửa (1970), Ở hai đầu núi (1981), Nhóm lửa (1996),

Câu 2: Mình được biết nhà thơ Phạm Tiến Duật có bài thơ chỉ có 4 câu với tiêu đề là “Nhớ”. Các
bạn có thể đọc bài thơ đó và nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ đó được không?
Lan Anh: Với câu hỏi này bạn nào trong nhóm mình có thể trả lời giúp bạn…(Gọi bạn Minh
Châu - Lớp 8A trả lời thay)
Minh Châu trả lời:
Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Hàng còn chờ đó tiếng xe reo...
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.
Bài thơ được ra đời năm 1969 khi nhà thơ Phạm Tiến Duật một lần bị thương phải nằm điều trị
tại một trạm quân y tiền phương. Ở đó có một đồng đội đã yêu cầu ông làm một bài thơ có từ
"ngửa". Với nỗi nhớ đồng đội, nhớ chiến trường, nhớ con đường Trường Sơn ngày đêm chiến
đấu ông đã làm bài thơ này.
Câu 3: Các bạn có thể nói rõ hơn về tinh thần yêu nước của những nữ thanh niên xung phong
trên tuyến đường Trường Sơn qua tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê được
không?
Đạt: Với câu hỏi này bạn nào trong nhóm mình có thể trả lời giúp bạn…(Gọi bạn Hiếu - Lớp 9A
trả lời thay)
Hiếu 9A trả lời: Tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống và
chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn: Nho, Thao và

Phương Định. Tinh thần yêu nước của các cô thể hiện sự vượt qua mọi khó khăn gian khổ của
hoàn cảnh sống, gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu để hoàn thành nhiệm vụ. Cả tổ trinh sát mặt
đường ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Ở đó, máy bay Mĩ bắn phá dữ dội. Công việc
của họ vô cùng nguy hiểm và gian khổ: đo lấp hố bom, đếm bom chưa nổ, phá bom. Nhưng với
trái tim rực đỏ của những người con gái Việt Nam anh hùng các chị đã quả cảm vượt qua mọi thử
thách hoàn thành nhiệm vụ.
Lan Anh: Xin cảm ơn bạn Hiếu về phần trả lời vừa rồi. Có bạn nào có ý kiến nào nữa không ạ?
……..Nếu không có ý kiến nào nữa phần trình bày của nhóm mình kết thúc tại đây.
Em xin mời cô giáo tiếp tục phần giảng dạy của mình.
Giáo viên


Lê: Xin cảm ơn các em nhóm 1. Cô xin nhận xét phần trình bày của nhóm 1 như sau: (Lời cô tự
nhận xét nhóm 1 trình bày)
* Giáo viên hỏi một số câu hỏi với tất cả học sinh ngồi dưới.
Câu 1: Các em đã được học "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật
trong chương trình Ngữ văn THCS, em có thể nêu cảm nhận của mình về hai câu thơ cuối:
"Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
Trả lời:
- Hình ảnh những chiếc xe không kính được lặp lại để hoàn thiện vẻ đẹp của người lính lái xe.
Giờ đây xe không chỉ mất kính mà còn không đèn, không mui, thùng xe có xước. Sự khó khăn
gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội nhưng không thể làm chùn bước những
đoàn xe nối nhau ngày đêm tiến về phía trước.
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Câu thơ dồn dập cứng cáp như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Hàng loạt cái không ở
trên để khẳng định một cái có, đó là "một trái tim"
- "Trái tim" là hình ảnh hoán dụ chỉ người lính lái xe Trường Sơn. Một trái tim dạt dào tình yêu
Tổ quốc, khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Câu thơ cuối như hướng người đọc về một chân lý thời đại: sức mạnh chiến thắng không phải

là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng
- Câu thơ đã tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn cũng là
vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
Câu 2: Sau khi được theo dõi nhóm 1 trình bày em có cảm xúc như thế nào hình ảnh thế hệ trẻ
Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn qua một số tác phẩm thơ văn chống Mĩ?
Trả lời: Khâm phục và tự hào về thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu hi sinh để bảo vệ nền độc
lập dân tộc…
Lê: Để giúp các em hiểu rõ hơn sau đây xin mời cô giáo Đặng Thị Thanh khái quát thêm về hình
ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn qua một số tác phẩm thơ văn chống Mĩ.
Xin mời cô!
(Đ.Thanh khái quát. Bấm chiếu khái quát)
Đặng Thanh: Các em ạ!
Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn qua một số tác phẩm thơ văn kháng
chiến chống Mĩ:
- Là hình ảnh của một thế hệ phơi phới tuổi xuân, giàu lòng yêu nước, nô nức lên đường tòng
quân chiến đấu.
- Sức mạnh của tinh thần yêu nước, tình đồng chí, sự lãng mạn yêu đời của tuổi trẻ tạo động lực
giúp họ vượt qua mọi khó khăn gian khổ để giành trọn niềm tin chiến thắng.
- Những thanh niên xung phong, những người lính Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ đã
trở thành những tượng đài bất hủ, những bài ca bất diệt của nước Việt Nam anh hùng
Lê: Vâng, xin cảm ơn cô Thanh.
Các em học sinh thân mến!


Sau chiến tranh có nhiều thanh niên xung phong và người lính Trường Sơn mãi mãi không
về. Các anh đã nằm lại trong lòng đất mẹ thân yêu. Nhiều người lính cụ Hồ trở về quê hương lại
cùng những người thân tích cực góp công sức xây dựng đất nước.
Sau đây xin kính mời các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em đến với phần
báo cáo kết quả của nhóm 2 với nội dung: Thăm và giao lưu với những thanh niên xung phong,
người lính Trường Sơn năm xưa.

Xin mời các em!
Nhóm 2: Thăm, phỏng vấn những người lính Trường Sơn năm xưa Đoàn Ngọc:
Kính thưa các thầy cô giáo!
Thưa các bạn!
Hòa bình lập lại, các chiến sỹ Trường Sơn năm xưa trở về với cuộc sống thực tại, đời thường.
Họ luôn giữ vững ý chí cách mạng sắt son và tinh thần của người lính cụ Hồ để cùng dựng xây
thành phố và đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Để hiểu rõ thêm và sâu sắc hơn về
người lính Trường Sơn năm xưa xin mời các bạn cùng theo dõi phóng sự “Ký ức chiến sỹ
Trường Sơn” do nhóm mình thực hiện.
(Bấm phóng sự phỏng vấn tại nhà bác Long - Tắt điện sân khấu)

Đoàn Ngọc:
Thưa các bạn! Hình ảnh những thanh niên xung phong và người lính năm xưa tiếp tục được
hiện lên qua những câu chuyện rất đời thường và chân thực, nhưng cũng rất đáng khâm phục,
trân trọng và tự hào để các thế hệ trẻ chúng mình noi theo, Và bây giờ chúng ta sẽ cùng gặp gỡ
bạn Minh Tuấn và Ngọc Huyền tại sân khấu này để cùng giao lưu với một vị khách mời đặc biệt
nữa nhé.
(Chuyển bàn ghế ra sân khấu chuẩn bị cho chương trình giao lưu khách mời)
Minh Tuấn:
Xin cảm các bạn đã cùng theo dõi phóng sự “Ký ức chiến sỹ Trường Sơn” do nhóm mình
thực hiện. Và trở lại sân khấu này chúng ta sẽ tiếp tục giao lưu với một nhân vật lịch sử nữa, đó
là một chiến sỹ Trường Sơn năm xưa, xin được trân trọng giới thiệu với quý vị và các bạn bác
Bùi Đức Hậu, hiện tại bác là Hội viên hội cựu chiến binh xã Tú Sơn - huyện Kiến Thụy. Bác
chính là khách mời đặc biệt trong chương trình hôm nay.
(Khán giả vỗ tay)
Ngọc Huyền:
Cháu xin được trân trọng cảm ơn bác đã nhận lời mời của ban tổ chức đến tham dự chương
trình để giao lưu với toàn thể các bạn học sinh ngày hôm nay.
Khách mời: Xin kính chào các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học
sinh thân mến! Tôi rất vinh dự và vui mừng được tham gia giao lưu cùng với các cháu học sinh

của trường THCS Thị trấn Núi Đối trong chương trình ngày hôm nay. Lời đầu tiên xin kính các
vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc các cháu học sinh luôn chăm ngoan,
học giỏi!


Minh Tuấn:
Vâng! Chúng cháu cảm ơn bác ạ!
Thưa bác! Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, chúng cháu là thế hệ trẻ được sinh ra và lớn lên
trong thời hòa bình, chúng cháu chỉ biết đến chiến tranh qua lời kể của ông bà, bố mẹ, qua những
phim ảnh hay thậm chí chỉ biết chiến tranh qua những áng văn, thơ. Và, hôm nay chúng cháu sẽ
được biết đến chiến tranh hiện lên rõ ràng hơn qua những câu chuyện của bác - một chứng nhân
lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn, mà bác là đại diện cho
thế hệ thanh niên năm xưa đã từng hành quân ra trận.
Hôm nay, Bác có thể chia sẻ những ký ức chiến tranh của mình trong quá trình tham gia
kháng chiến chống Mĩ năm xưa được không ạ?
Khách mời:………(Chiến trường nào? Ở đâu? Bom đạn dữ dội ra sao?)
Ngọc Huyền:
Thưa bác! Trong các kí ức về thời kì chiến đấu ở Trường Sơn kí ức nào bác nhớ nhất?
Khách mời:…………..
Minh Tuấn:
Thưa bác! Trong lúc bom rơi, bão đạn như vậy, điều gì khiến bác vẫn giữ được tinh thần lạc
quan để chiến đấu?
Khách mời:…………..
Minh Tuấn: Vâng! Đó là những chia sẻ của bác Hậu về kí ức chiến tranh của một người lính
Trường Sơn năm xưa. Các bạn học sinh ngồi dưới các bạn có muốn trao đổi với bác điều gì
không ạ. Xin mời các bạn!
(Học sinh ngồi dưới hỏi)
Câu 1: Thưa bác! Khi bác lên đường chiến đấu bác có người yêu chưa ạ? Nếu có ở chiến
trường bác có nhớ người yêu không ạ?
Khách mời:…………..

Câu 2: Khi ở chiến trường được chứng kiến từng đoàn quân ngày đêm vượt Trường Sơn ra
trận, cảm xúc của Bác lúc đó như thế nào ạ?
Khách mời:…………..
Câu 3: Bác có thể hát tặng chúng cháu một bài hát về người lính Trường Sơn không ạ?
Khách mời:…………..
(Bấm nhạc bài hát Bài ca Trường Sơn. Khách mời giao lưu hát)
Ngọc Huyền:
Chúng cháu rất cảm ơn bác về bài hát vừa rồi!
Thưa các bạn!


Những năm tháng chiến đấu của thế hệ cha, anh tại Trường Sơn năm xưa thật đáng khâm phục và
tự hào, đặc biệt là tinh thần quả cảm, ý chí sắt đá và cả sự lạc quan, yêu đời đã cùng cả dân tộc
đưa đất nước ta đi đến chiến thắng và toàn vẹn lãnh thổ, Bắc - Nam sum họp một nhà.
Chúng ta cùng tiếp tục trở lại câu chuyện của bác Bùi Đức Hậu
Thưa bác, Trong chiến tranh thì như vậy, thế còn cuộc sống và công việc của bác hiện nay
như thế nào, bác có thể chia sẻ với quý vị và các bạn học sinh ở đây được không?
Khách mời:…………..
Minh Tuấn:
Thưa bác! Bác có điều gì muốn nhắn nhủ đến thế hệ trẻ huyện Kiến Thụy hôm nay - Thế hệ
tương lai của nước nhà?
Khách mời:…………..
Ngọc Huyền:
Thưa các bạn, những câu chuyện về chiến tranh còn nhiều và thật nhiều, nhưng dẫu sao nó
đã đi vào quá khứ, chúng ta tạm khép lại quá khứ về chiến tranh ở đây để hướng tới một tương
lai tươi sáng để xây dựng đất nước và hội nhập với quốc tế.
Chúng cháu xin được trân trọng cảm ơn bác một lần nữa, xin cảm ơn cả một thế hệ thanh
niên xưa đã góp phần làm nên nền hòa bình cho dân tộc, xin được cảm ơn bác đã đến dự và tham
gia giao lưu với thế hệ trẻ chúng cháu.
Thay cho lời tri ân gửi tới bác, Ban tổ chức có bó hoa tươi thắm xin tặng bác, kính chúc bác

luôn mạnh khỏe, giữ vững tinh thần lạc quan, yêu đời - là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ
huyện Kiến Thụy noi theo.
Xin trân trọng kính mời Thầy giáo Nguyễn Văn Phán - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà
trường lên tặng hoa cảm ơn bác Bùi Đức Hậu.
(Phần trao tặng hoa. Chuyển hoa ra sân khấu)
Một lần nữa hãy dành một tràng pháo tay thật lớn trân trọng cảm ơn bác đã đến tham dự
chương trình và giao lưu hôm nay.
Và nhóm 2 xin kết thúc phần trình bày của mình. Xin cảm ơn các thầy cô và các bạn đã chú
ý theo dõi.
Giáo viên
Lê: Xin cảm ơn các em nhóm 2. Cô xin nhận xét phần trình bày của nhóm 2 như sau: (Lời
cô tự nhận xét nhóm 1 trình bày)
Các em học sinh thân mến!
Phát huy tinh thần của hình ảnh những thanh niên xung phong, những người lính Trường
Sơn trong thơ văn kháng chiến chống Mĩ, thế hệ trẻ cả nước nói chung và thế hệ trẻ Kiến Thụy
nói riêng đã và đang ra sức thi đua để tiếp lửa truyền thống của thế hệ cha anh đi trước.
Sau đây xin mời các em nhóm 3 sẽ báo cáo về nội dung:
Tuổi trẻ Kiến Thụy nối tiếp truyền thống người lính Trường Sơn năm xưa.
Xin mời các em!
Nhóm 3: Tuổi trẻ Kiến Thụy nối tiếp truyền thống năm xưa


Quỳnh Liên:
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!
Thưa các bạn học sinh thân mến!
Dù trong hoàn cảnh lịch sử nào, các thế hệ tuổi trẻ Việt Nam luôn mang trong mình dòng
máu con Lạc cháu Hồng, luôn thể hiện những khát vọng hoài bão, ước mơ với vai trò xung kích,
tiên phong trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để có cái nhìn toàn cảnh về thế hệ trẻ
Kiến Thụy hôm nay đã phát huy truyền thống của người lính Trường Sơn năm xưa. Sau đây
chúng mình xin mời các bạn học sinh đến với một phóng sự.

(Bấm phóng sự: Tuổi trẻ Kiến Thụy…)
Quỳnh Liên:
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!
Thưa các bạn học sinh thân mến!
Vừa qua là phóng sự hình ảnh của thế hệ trẻ Kiến Thụy nối tiếp truyền thống cha anh. Và
trước khi nhóm 3 kết thúc phần trình bày xin gửi tới quý đại biểu, thầy cô cùng các bạn một bức
thông điệp qua bài hát: Khát vọng tuổi trẻ, sáng tác: Nhạc sỹ Vũ Hoàng do thầy và trò trường
THCS thị trấn Núi Đối thực hiện để thấy rõ hơn quyết tâm của thế hệ trẻ huyện Kiến Thụy trong
hiện tại cũng như tương lai.
(Bấm nhạc bài hát: Khát vọng tuổi trẻ )
V. KẾT THÚC
Lê: Vâng! Chuyên đề dạy học tích hợp môn Ngữ văn với chủ đề: “Tuổi trẻ Trường Sơn
năm xưa” đến đây là kết thúc. Xin được cảm ơn tất cả các em học sinh đã tham gia tích cực,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong quá trình học tập và nghiên cứu góp phần vào
thành công của chương trình hôm nay.
Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa các thầy cô giáo!
Các em học sinh thân mến!
Chương trình chuyên đề dạy học tích hợp môn Ngữ văn với chủ đề: “Tuổi trẻ Trường Sơn
năm xưa” do Trường THCS thị trấn Núi Đối tổ chức, thực hiện là một hoạt động thể hiện sự cố
gắng công tác dạy và học của thầy và trò nhà trường. Mong rằng các quý đại biểu, quý thầy cô có
những góp ý nhận xét để thầy và trò nhà trường ngày càng tiến bộ, gặt hái được nhiều kết quả
trong công tác giáo dục đào tạo.
Xin kính chúc Quý vị đại biểu, khách quý, các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc
và thành công trong cuộc sống; chúc các em học sinh chăm ngoan, học giỏi, xứng đáng danh
hiệu con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt và cháu ngoan Bác Hồ.
Xin chào và hẹn gặp lại!
(Nhạc vui kết thúc)




×