Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tuần 6 giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô nhung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.79 KB, 37 trang )

TUẦN 6
Thứ hai, ngày 1 tháng 10 năm 2018
NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY – CA

TẬP ĐỌC:
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung : Nỗi dằn vặt của An – drây – ca thể hiện tình yêu thương và ý
thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm
của bản thân (trả lời được các CH trong SGK)
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi,tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với
lời người kể chuyện.
- Giáo dục HS tình yêu thương ,lòng trung thực .
- Năng lực: Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa SGK
– Ti vi màn hình
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
Việc 1: Trưởng ban VN tổ chức trò chơi.
Việc 2: HTL khổ thơ em thích trong bài “Gà Trống và Cáo”
Việc 3: Báo cáo với cô giáo việc học bài của nhóm.
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.
- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
- Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
* HS nghe GV bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* ĐGTX:
- Tiêu chí:
+ Tham gia trò chơi tích cực, hào hứng.
+ Nói được nội dung phù hợp với hình ảnh . Dự đoán bài đọc nói về câu chuyện


gì?
+ Nắm được mục tiêu bài học.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi
A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Luyện đọc:
1


-1HS đọc mẫu toàn bài, cả lớp theo dõi bạn đọc.
- Việc 1: Thảo luận cách chia đoạn
- Việc 2: Cùng bạn luyện đọc và sửa lỗi sai.
- Đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài.
- Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Việc 2: Thư kí cho các bạn bốc thăm đọc đoạn, nhận xét và bình chọn bạn đọc
tốt.
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Việc 3: HS theo dõi GV đọc lại toàn bộ bài.
* ĐGTX:
- Tiêu chí:
+Nắm được vị trí ngắt nghỉ, những từ ngữ cần nhấn giọng, giọng đọc toàn bài.
+ Hiểu nghĩa các từ:An - đrây- ca, dằn vặt, ngồi nức nở.
+ Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,
nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm
+Biết đọc với giọng kể chậm rãi,tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với
lời người kể chuyện.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
2. Tìm hiểu bài:

- Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình
- Việc 1: Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên
cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu.
- Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời
- Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý
nghe, đánh giá và bổ sung cho mình.
2


- Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.
- Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả
nhóm và báo cáo cô giáo.
- Việc 1: Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong
bài.
- Việc 2: Nghe GV nhận xét, kết luận
* ĐGTX:
- Tiêu chí: hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
+ Câu 1: Cậu chơi đá bóng cùng các bạn.
+ Câu 2: Mẹ đang khóc nấc lên vì ông đã qua đời.
+ Câu 3: Em nghĩ rằng ông mất do mình mải chơi nên mua thuốc về chậm.
+Câu 4:Biết thương ông, trung thực và biết hối hận về lỗi lầm của mình.
+ HS nêu được ý nghĩa của câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An – drây – ca thể hiện
tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự
nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
3. Luyện đọc diễn cảm
- Việc 1:HS nghe GV giới thiệu đoạn luyện: Từ đầu đến hết và giới thiệu
giọng đọc
- Việc 2: HS theo dõi GV đọc mẫu và chú ý những từ cần nhấn giọng

- Việc 3: Phát hiện những từ cần nhấn giọng và giải thích vì sao nhấn giọng
và biểu cảm ở những từ đó.
- Việc 1: Nhóm trưởng phân vai cho các bạn luyện đọc
- Việc 2: Nhận xét và bình chọn các bạn đọc tốt, phù hợp với nhân vật
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* ĐGTX:
- Tiêu chí: Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết phân biệt lời nhân vật
với lời người kể chuyện.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
3


C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Đọc cho người thân nghe câu chuyện “Nỗi dằn
vặt của An – đrây – ca.
-------------  ------------TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- HS vận dụng làm được bài tập 1,2
- Giúp hs yêu thích học toán và có khả năng đọc, phân tích được các số liệu trên
các bản đồ
- Năng lực: tự học, hợp tác nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK. Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động -Trưởng VN tổ chức hát 1 bài tập thể
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết

học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1. Dựa vào biểu đồ điền Đ hoặc S vào ô trống
Cá nhân tự làm vào vở bt.
Việc 1: Em cùng bạn nêu cách làm
Việc 2: Em cùng bạn đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.
Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp
Nghe GV nhận xét, chốt: cách xử lý thông tin trên biểu đồ tranh
*ĐGTX:
- Tiêu chí: Đọc được thông tin trên biểu đồ tranh điền đúng Đ, Đ, S, Đ, S
Đọc thành thạo biểu đồ.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
Bài 2
Em tự làm vào vở
4


Em trao đổi so sánh kết quả với bạn
Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
Nghe GV nhận xét, chốt: cách xử lý thông tin trên biểu đồ cột
*ĐGTX:
- Tiêu chí: + Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cộtvề số ngày mưa trong ba
tháng
Tháng 7 có 18 ngày mưa
Tháng 8 có 15 ngày mưa. Tháng 9 có 3 ngày mưa
Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là 15-3=12(ngày)
Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là: (18+15+3)=12(ngày)
+ Đọc thành thạo biểu đồ.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp

- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Quan sát các biểu đồ có ở phòng thư viện để biết
được một số thông tin về số lượt đọc sách.
-------------  ------------CHÍNH TẢ:( Ngh-v)
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. MỤC TIÊU:
- HS nghe viết đúng và trình bày bài chính tả“ Người viết truyện thật thà” sạch sẽ;
trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
- Làm đúng BT2, BT3a.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi viết chữ
- Phát triển năng lực thẩm mĩ, ngôn ngữ.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
5


1. Tìm hiểu nội dung đoạn văn
Việc 1: Nghe GV giới thiệu truyện ngắn cần viết: Người viết truyện thật thà
Việc 2: Cá nhân đọc bài chính tả, tìm hiểu nội dung chính của đoạn văn
Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn.
:Chia sẻ thống nhất kết quả.
2. Viết từ khó
Cá nhân viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết.
Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai).

Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả.
3. Viết chính tả
HS viết đoạn văn theo lời của GV đọc
HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).
Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai.
* ĐGTX:
- Tiêu chí:Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: Ban -dắc, tưởng tượng, truyện dài,thẹn, ấp úng,
+Viết đúng tên riêng: Pháp, Ban – dắc
+Viết đảm bảo tốc độ, đúng chính tả, chữ đều, trình bày đẹp...
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát, viết
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời,ghi chép ngắn, viết nhận xét
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 2a: Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của em
Việc 1: Em tự tìm lỗi và sửa lỗi
6


Việc 2: Đổi chéo vở và sửa bài cho nhau
* ĐGTX:
- Tiêu chí:HS tìm được:tự phát hiện ra lỗi và sửa lỗi
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Bài tập 3a: Tìm các từ láy, có tiếng chứa âm s, x
- Việc 1: Em tự tìm các từ láy theo yêu cầu
- Việc 2: Trao đổi với các bạn trong nhóm
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả
- Nghe Gv nhận xét
* ĐGTX:
- Tiêu chí:HS tìm được:

+Các từ láy có tiếng chứa âm s :san sát, sẵn sàng, săn sóc, sần sùi, sốt sắng, suôn
sẻ, sầm sập, sít sao,.....
+Các từ láy có tiếng chứa âm x: xa xa, xa xôi, xám xịt, xúng xính, xốn xang, xôn
xao, xót xa, xối xả, xanh xao, xao xuyến,....
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Luyện viết lại bài một lần.
-------------  ------------ĐẠO ĐỨC:
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( TIẾT 2 )
I. MỤC TIÊU
- Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ
em
- Trước những việc có liên quan đến mình các em được phép nêu ý kiến , bày tỏ
suy nghĩ và ý kiến đó phải được lắng nghe , tôn trọng . Nhưng không phải các em
được phép bày tỏ ý kiến để đòi hỏi mọi thứ không phù hợp .
- Đ/C: Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân, chỉ lựa chọn 2
phương án tán thành hoặc không tán thành trong các BT tình huống
- Tích hợp SD NLĐ: Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Vận động mọi người thực hiện sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
- Ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của các bạn ý kiến của người lớn.
- Năng lực giải quyết vấn đề, ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ: - GV : Bảng phụ ghi tình huống HĐ1, 2
7


III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:

- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Hoạt động 1: Tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa
- Việc 1: HS xem tiểu phẩm
- Việc 2: Trao đổi, thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của Hoa có phù hợp
không?
+ Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả
Nghe cô giáo nhận xét, kết luận
*ĐGTX:.
- Tiêu chí : Nắm được nội dung của tiểu phẩm, trả lời được các câu hỏi thảo luận
và tìm ra được hướng giải quyết
- Phương pháp: vấn đáp,
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Phóng viên”
- HS phỏng vấn nhau về nội dung:
+ Tình hình vệ sinh của lớp, của trường em
+ Nội dung sinh hoạt của lớp em, của chi đội
+ những hoạt động em muốn tham gia, những công việc em muốn được nhận làm
+ Địa điểm em muốn tham quan, du lịch
+ Dự định của em trong hè này ...
Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ
Nghe GV nhận xét kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến...
Liên hệ: Vận động mọi người hãy sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và
có hiệu quả
*ĐGTX:.
8



- Tiêu chí : Học sinh nói ra được suy nghĩ của mình, có quyền được bày tỏ ý kiến
của mình cho người khác để có những điều kiện phát triển tốt nhất
Khả năng giao tiếp
- Phương pháp: vấn đáp,
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Bày tỏ với người thân về những vấn đề liên
quan đến trẻ em.
-------------  ------------Thứ ba, ngày 2 tháng 10 năm 2018
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
- Viết, đọc được các STN; nêu được giá trị của chữ số trong một số. Đọc được
thông tin trên biểu đồ cột.
-Vận dụng thực hành thành thạo đọc, viết, so sánh được các STN; xử lí thông tin
thành thạo trên biểu đồ. Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
HS làm bài 1, bài 3(a,b,c), bài 4(a,b).
- Giúp hs yêu thích học toán.
- Năng lực tự học, hợp tác nhóm
*Điều chỉnh:Không làm tập 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ
II. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
Em tự hoàn thành bài tập của mình
Việc 1: Em trao đổi với bạn về kết quả

Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả
Nghe GV nhận xét, chốt: Quy tắc số liền trước, số liền sau, cách xác
định giá trị của chữ số
*ĐGTX:
9


- Tiêu chí: + HSviết được số tự nhiên liền sau và liền trước của 2 835 917
+ Nêu được giá trị của chữ số 2 trong mỗi số(2000 000; 200 000; 200)
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
Bài 3 (a,b,c)
Em dùng bút chì làm bài cá nhân vào SGK
Em trao đổi với bạn về kết quả
Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả
Nghe GV nhận xét, chốt: đọc và xử lý thông tin trên biểu đồ
*ĐGTX:
- Tiêu chí: Đọc được thông tin trên biểu đồ cột về số HS giỏi toán khối lớp Ba để
viết tiếp vào chỗ chấm
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
Bài 4 (a,b)
Em làm bài cá nhân vào vở
Em trao đổi với bạn về kết quả
Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả
Nghe GV nhận xét, chốt: cách xác định một năm thuộc thế kí nào
*ĐGTX:
- Tiêu chí: Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào( năm 2000- TK 20; năm
2005- TK 21; thế kỉ 21 kéo dài từ năm 2001 đến năm 2100)

- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Viết ra giấy năm sinh của các thành viên trong gia đình và cho biết năm đó thuộc
thế kỉ mấy?
-------------  ------------LTVC:
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được khái niệm danh từ chungvà danh từ riêng (ND ghi nhớ)
10


- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái
quát của chúng (BT1, mục III); nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước
đầu vận dung quy tắc đó vào thực tế (BT2). Vận dụng kiến thức đã học để nhận
biết danh từ chung, danh từ riêng, viết hoa danh từ riêng.
- HS có ý thức viết đúng tên mình, tên riêng người và tên địa lí.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học và giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phiếu, Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* ĐGTX:
- Tiêu chí:
+ Tham gia trò chơi tích cực, hào hứng.
+ Nắm được mục tiêu bài học.
- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi
1.Hình thành kiến thức
Việc 1: Cá nhân đọc các câu hỏi trong phần Nhận xét
Việc 2: Thảo luận với các bạn trả lời câu hỏi 1,2,3 và thống nhất kết quả
trong nhóm
Việc 1: Ban học tập tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả
Việc 2: Nghe GV nhận xét, kết luận
2. Ghi nhớ:
Cùng bạn thảo luận về khái niệm danh từ chung và danh từ riêng
Em đọc ghi nhớ (sgk)
*ĐGTX:
- Tiêu chí:
Câu 1: a.sông; b. Cửu Long; c.vua; d. Lê Lợi.
11


Câu 2:+ Sông: tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó
thuyền bè đi lại được.
+Cửu Long: tên riêng của một dòng sông có chín nhánh ở đồng bằng sông Cửu
Long.
+Vua: tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến.
+ Lê Lợi: tên riêng của vị vua mở đầu nhà Hậu Lê.
Câu 3:a,c: không viết hoa; b,d: viết hoa
+DT chung là tên gọi một loại sự vật.
+DTR: tên riêng của một sự vật, luôn được viết hoa.
+ Lấy được ví dụ về DTC, DTR.
+ Khả năng hợp tác, chia sẻ trong nhóm.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Bài tập 1: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn
Em đọc thầm đoạn văn và tự làm bài
Em chia sẻ với bạn bên cạnh
Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả
Nghe GV nhận xét, kết luận.
*ĐGTX:.
- Tiêu chí:
+ HS tìm và viết được các danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại
Huệ, Bác Hồ. Các danh từ chung:núi, dòng, sông, dãy, mặt, ánh, nắng, đường,
nhà, tái, phải, giữa, trước
+ Khả năng hợp tác, chia sẻ trong nhóm.
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Bài tập 2: Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là
danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
Em suy nghĩ tự viết ra giấy của mình
Em thảo luận với bạn bên cạnh câu hỏi: Họ và tên các bạn ấy là danh từ
chung hay danh từ riêng? Vì sao
12


Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
Nghe GV nhận xét, kết luận.
*ĐGTX:.
- Tiêu chí :Viết đúng họ tên của các bạn nam , nữ và giải thích được vì sao nó là
danh từ riêng
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Viết họ và tên tất cả các thanh viên trong gia
đình

-------------  ------------LỊCH SỬ:
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ( NĂM 40)
I. MỤC TIÊU:
1, Kiến thức:
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân, khởi nghĩa,
người lãnh đạo, ý nghĩa):
+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược, Tô Sách bị Tô Định giết
hại (trả nợ nước, thù nhà)
+ Diễn biến: Mùa xuân năm 40, tại cửa hàng sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi
nghĩa...Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung
tâm của chính quyền đô hộ.
+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm trước ta bị
các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân
dân ta
2, Kĩ năng: Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa
3, Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương , đất nước , lòng tự hào dân tộc .
4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển một số năng lực; Thu thập và xử
lý thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
- Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát về Hai Bà Trưng
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Khởi động:

- Kể tên 1 số cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân ta?
ĐGTX:
13


+ Tiêu chí: Kể được tên 1 số cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần đấu tranh của

nhân dân ta chống các triều đại phong kiến phương Bắc
+ Phương pháp: phát vấn
+ Kỹ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Tìm hiểu hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa
Việc 1 : Kể chuyện kết hợp tường thuật diễn biến trên lược đồ

- Giải thích khái niệm quận giao chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất bắc bộ
và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận giao chỉ
Việc 2 : Yêu cầu hs đọc sách, thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày:

? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
=>Kết luận: Uất hận trước ách đô hộ của nhà hán, Hai bà Trưng kêu gọi nhân
dân khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
ĐGTX:
+ Tiêu chí: Nắm được những uất hận của nhân dân ta trước ách đô hộ của nhà
Hán, Hai bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
+ Phương pháp: quan sát, vấn đáp, PP viết
+ Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi.
2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa
Việc 1 : Yêu cầu hs quan sát lược đồ, đọc sách, thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi :
:
? Tường thuật trực diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
? Để chạy trốn tướng giặc Tô Định đã làm gì? (Cắt tóc, cạo râu, lẫn vào đám tàn
quân)
Việc 2: Nhóm trưởng thống nhất ý kiến giữa các bạn trong nhóm
Việc 3: Thư kí báo cáo với cô giáo và xin nhận xét từ cô giáo
=>Kết luận: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào mùa xuân năm 40 trên cửa
sông Hát. Đoàn quân tiến lên và nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Sau đó nghĩa
quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu. Bị đòn bất ngờ quân

Hán thua bỏ chạy.
ĐGTX:
+ Tiêu chí: Nắm được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào mùa xuân năm 40
trên cửa sông Hát. Đoàn quân tiến lên và nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Sau đó
14


nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu. Bị đòn bất ngờ
quân Hán thua bỏ chạy.
+ Phương pháp: quan sát, vấn đáp, PP viết
+ Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi.
3. Kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng :
Việc 1: Thảo luận N2 theo câu hỏi
? Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?
Việc 2: HS đại diện nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét, bổ sung
* Kết luận: Trong vòng chưa đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, đây là lần đầu tiên nd ta dành
được độc lập
- Gọi HS đọc ghi nhớ
ĐGTX:
+ Tiêu chí: Nắm được trong vòng chưa đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn
toàn thắng lợi. Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, đây là lần đầu
tiên nd ta dành được độc lập.
+ Phương pháp: quan sát, vấn đáp, PP viết
+ Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 3P
- Chia sẻ với người thân, bạn bè về ND bài học
- Tìm đọc câu chuyện nói về Hai Bà Trưng.
*******************
KỂ CHUYỆN:

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện. Dựa vào gợi ý
(SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng
- Biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng. Hiểu
được câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Các em có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng
- Phát triển năng lực tư duy sáng tạo, NL ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Một số câu chuyện về lòng tự trọng, bảng phụ viết dàn bài kể chuyện
và tiêu chí đánh giá
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
15


A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
Việc 1: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng
Việc 2: Lần lượt đọc các hợi ý 1 2 3
*ĐGTX:
- Tiêu chí:
+ HS chọn được một câu chuyện(có thể chọn một bài đọc trong sách) về lòng tự
trọng
+Giới thiệu được tên câu chuyện, nhân vật trong truyện
+ Câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.

+ Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
+Nêu và thảo luận được ý nghĩa câu chuyện.
+ Khả năng tự học.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Việc 1: HS kể về câu chuyện của mình
Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
Việc 1: trưởng ban học tập cho HS kể chuyện trước lớp theo nhóm
Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện
Việc 3: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
*ĐGTX:
- Tiêu chí:
+ HS kể được câu chuyện về lòng tự trọng
+Kể đúng các phần mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Lời kể (rõ ràng, dễ hiểu, có truyền cảm không?)
+Khả năng kết hợp cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt với lời kể.
+ Phong thái kể(tự tin)
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho người thân nghe câu chuyện em vừa
kể .
16


-------------  ------------CHỊ EM TÔI

TẬP ĐỌC:
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự
tôn trọng của mọi người đối với mình (trả lời được các câu hỏi trong sgk).

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở
những từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- Giáo dục học sinh không nên nói dối với bất kì ai, sẽ bị mất lòng tin
- HS phát triển năng lực ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh minh hoạ SGK. Ti vi
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A . HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động

Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài Nỗi dằn vặt của
An-đrây-ca.
Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.
Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
* ĐGTX:
- Tiêu chí:
+Thái độ của HS khi tham gia trò chơi.
+ Sự hợp tác trong khi chơi.
- Phương pháp:, vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi – nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Luyện đọc
1HS đọc mẫu toàn bài, cả lớp theo dõi bạn đọc.
17


Việc 1: Thảo luận cách chia đoạn

Việc 2: Cùng bạn luyện đọc và sửa lỗi sai: : thóc giống, truyền ngôi,
dốc công, chăm sóc, sững sờ, dõng dạc,...
đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài.
Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
Việc 2: Thư kí cho các bạn bốc thăm đọc đoạn, nhận xét và bình chọn bạn đọc tốt.
Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Việc 3: HS theo dõi GV đọc lại toàn bộ bài.
* ĐGTX:
- Tiêu chí:
+ Nắm được nghĩa của các từ : tặc lưỡi, yên vị, giả bộ, im như phỗng, cuồng
phong, ráng....
+ Đọc trôi chảy toàn bài với giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh, ngắt nghỉ đúng dấu câu,
giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biết thể hiện ngữ
điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện, phù hợp với lời
nói của từng nhân vật( Cha: ôn tồn, trầm buồn. Em: tinh nghịch, thản nhiên..)
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ 2. Tìm hiểu bài

Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK.
Việc 1: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi.
Việc 2: Nêu nội dung bài.
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp
Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nhận xét, bổ sung.
* ĐGTX:
- Tiêu chí: hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
+Câu 1: Nói dối ba là đi học nhóm.
+ Câu 2: Vì cô thương ba , biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi
cho qua vì cô đã quen nói dối

18


+ Câu 3:Cũng nói dối ba đi tập văn nghệ
+Câu 4:Vì chị tự thấy mình làm gương xấu cho em và làm ba buồn.
+ HS nêu được ý nghĩa của câu chuyện: : Khuyên HS không nói dối vì đó là một
tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm

Việc 1: Quan sát GV nêu đoạn luyện: từ “Hai chị em ... nên người”
Việc 1: NT tổ chức cho các bạn luyện đọc phân vai
Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp.
Việc 3: Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay.
* ĐGTX:
- Tiêu chí: Đọc lưu loát đoạn văn, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện lời của ba, cô
cô em.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Chia sẻ với người thân về ý nghĩa của câu chuyện.
-------------  ------------Thư tư, ngày 3 tháng 10 năm 2018
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Viết. đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
Đọc được thông tin trên biểu đồ cột
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian. Tìm được số trung bình cộng.
HS làm bài 1, bài 2

- Giáo dục HS tính cẩn thận , chính xác , ý thức thích học Toán
- Năng lực tự học, ngôn ngữ
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, VBT, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi khởi động
19


- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết
học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Khoanh vào trước câu trả lời đúng
Em tự hoàn thành bài tập của mình
Việc 1: Em trao đổi với bạn về kết quả
Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả
Nghe GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức tổng hợp
*ĐGTX:
- Tiêu chí: Viết được số, nêu giá trị của chữ số 8, chuyển đổi được các đơn vị đo
khối lượng, đo thời gian, xác định số lớn nhất trong các số đã cho
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
Bài 2
Em làm bài cá nhân vào vở
Em trao đổi với bạn về kết quả
Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả
Nghe GV nhận xét, chốt: đọc và xử lý thông tin trên biểu đồ cột
*ĐGTX:

- Tiêu chí: Đọc và xử lý được thông tin trên biểu đồ cột
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Cùng người thân ôn lại bảng đơn vị đo khối lượng và số đo thời gian
-------------  ------------TẬP LÀM VĂN:
I. MỤC TIÊU:

TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ

20


- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư (đúng ý, bố cục rõ ràng,dùng từ, đặt câu
và viết đúng chính tả,…)tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viếttheo sự hướng
dẫn của GV.
- Vận dụng sửa bài, rút kinh nghiệm làm bài sau tốt hơn.
- Giáo dục học sinh tham gia tích cực vào hoạt động học ở trên lớp
-Phát triển năng lực ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ. Bài viết của HS (5- 7 bài)
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Nghe cô giáo nhận xét chung về bài làm của cả lớp
- Việc 1: Cá nhân đọc lại đề bài của cô giáo
- Việc 2: Nghe cô giáo nhận xét chung về bài làm của cả lớp
2. Chữa bài

Việc 1: Đọc lại bài là, lời nhận xét của thầy cô giáo trong bài, đọc những
chỗ mắc lỗi
Việc 2: Tham gia chữa những chỗ thầy cô giáo đề nghị chữa chung: lỗi về
ý, bố cục, lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.
Việc 3: Tự chữa bài của em
*ĐGTX:
- Tiêu chí:
+ Nghe cô giáo nhận xét chung về bài làm của cả lớp và biết được chất lượng làm
bài của lớp.
+ Đọc lại bài làm, lời nhận xét của thầy cô giáo trong bài, đọc những chỗ mắc lỗi
+Tham gia chữa những chỗ thầy cô giáo đề nghị chữa chung: lỗi về ý, bố cục, lỗi
dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.
+Nhận biết những chỗ mình đã làm sai. Tự chữa bài của mình.
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngăn.
3. Học tập những đoạn văn, bài văn tốt
Việc 1: Em lắng nghe một vài đoạn hoặc bài làm tốt của học sinh
21


Việc 2: Thảo luận với bạn để tìm ra cái hay, cái tốt của bài giới thiệu
Chia sẻ trước lớp.
*ĐGTX:
- Tiêu chí:
+ Em lắng nghe một vài đoạn hoặc bài làm tốt của học sinh, nhận biết được cái
hay trong bài văn.
+ Thảo luận với bạn để tìm ra cái hay, cái tốt của bài giới thiệu
+ Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, viết đúng chính tả.
+ Khả năng tự học.Khả năng nhận xét, đánh giá bài làm của bạn.
+Khả năng chia sẻ trước lớp

- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em đọc bức thư cho người thân nghe sau khi đã sửa lỗi
-------------  ------------ÔL- TV:
TUẦN 5
I. Mục tiêu:
* KT: - Đọc, hiểu nội dung câu chuyện:Điều bí mật . Hiểu cha mẹ vì muốn tốt cho
con nên nhiều khi phải giấu con một số điều.
- Viết đúng từ ngữ bắt đầu bằng l/n.
-Tìm được Danh từ..
- Xây dựng được đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
* KN: - Vận dụng kiến thức bài học để làm tốt các bài tập. Làm BT 2, 3, 4, 5.
* TĐ: GDHS phải biết trân trọng tình cảm và việc làm của cha đối với mình. Học
sinh thêm yêu thích môn học.
* Năng lực giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
II. Hoạt động dạy – học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
HĐ1: Khởi động: Trưởng BVN cho lớp hát bài: Em yêu hòa bình.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 2: Làm các bài tập 2;3; 4; 5.
Việc 1: Làm việc các nhân
Việc 2: Hoạt động N2: Chia sẻ bài trong nhóm.
Việc 3: Chia sẻ bài trước lớp, nhận xét, đánh giá.
ĐGTX:
- Tiêu chí: + Đọc, hiểu nội dung câu chuyện: Điều bí mật của ba.
22


Hiểu cha mẹ vì muốn tốt cho con nên nhiều khi phải giấu con một số điều.

+ Viết đúng từ ngữ bắt đầu bằng l/n
+Tìm được Danh từ.
+Xây dựng được đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
+ NL hợp tác, giao tiếp; tự học và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp: Vấn đáp, quan sát.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, ghi chép ngắn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Kể cho người thân nghe câu chuyện em vừa nghe .
ĐGTX:
- Tiêu chí: + Nắm được nội dung câu chuyện Điều bí mật của ba..
+NL Thể hiện được lời kể của các nhân vật.
----------------------------------------------------Thứ năm,ngày 4 tháng 10 năm 2018
TOÁN:
PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ
hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
- HS làm được các bài 1, bài 2 (dòng 1,3),bài 3.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, ý thức thích học Toán
- NL tự học, hợp tác nhóm, tính toán.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động- Trưởng ban học tập kiểm tra ĐDHT.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết
học
* Hình thành kiến thức:
Việc 1: HS quan sát phép tính GV đưa lên bảng : 48352 + 21026 =?,
367859 + 541728 =?

Việc 2: HS thực hiện đặt tính rồi tính để tìm ra kết quả
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp về cách thực hiện và kết quả
Việc 4: Nghe GV nhận xét chốt cách thực hiện
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
23


Cá nhân tự làm vào vở bt.
Việc 1: Em cùng bạn nêu cách làm
Việc 2: Em cùng bạn đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.
Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
Nghe GV nhận xét, kết luận, chốt : Cách đặt tính và thực hiện tính
*ĐGTX:
- Tiêu chí : + Nắm được các bước thực hiện phép cộng các số có bốn chữ số ( có
nhớ); B1: Đặt tính ( các chữ số cùng hàng phải thẳng cột với nhau); B2: thực hiện
tính từ phải sang trái..
+ Viết cẩn thận,tính toán chính xác.
+ Viết số cẩn thận , đẹp, trình bày khoa học, sạch sẽ.
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Bài 2 ( dòng 1, 3) Tính
Em tự làm vào vở
Em trao đổi so sánh kết quả với bạn
Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
Nghe GV nhận xét, kết luận, chốt thực hiện tính
*ĐGTX:
- Tiêu chí : + Nắm được các bước thực hiện phép cộng các số ( có nhớ); B1: Đặt
tính ( các chữ số cùng hàng phải thẳng cột với nhau); B2: thực hiện tính từ phải
sang trái..

+ Viết cẩn thận,tính toán chính xác.
+ Viết số cẩn thận , đẹp, trình bày khoa học, sạch sẽ.
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Bài 3:
Cá nhân tự đọc bài và phân tích bài toán
24


Việc 1: Em cùng bạn nêu cách làm
Việc 2: Cá nhân tự làm bài vào vở sau khi thảo luận
Việc 3: Em cùng bạn đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.
Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
Nghe GV nhận xét, kết luận, chốt lời giải đúng
*ĐGTX:
- Tiêu chí : + Vận dụng giải thành thạo bài toán có lời văn áp dụng phép cộng
( chỉ một bước tính). Đặt câu lời giải ngắn gọn, dễ hiểu, tường minh
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Giải
Huyện đó trồng được tất cả số cây là :
325 164 + 60 830 = 385 994 ( cây)
Đáp số: 385 994 cây
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Người thân đưa ra những phép cộng bất kì trong
phạm vi các số có 6 chữ số sau đó cùng kiểm tra kết quả
-------------  ------------LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ:TRUNG THỰC TỰ TRỌNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực- Tự
trọng(BT1,BT2); bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “trung” theo hai nhóm

nghĩa(BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm (BT4).
- Sử dụng những từ ngữ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
- Học sinh hiểu trung thực – tự trọng là những đức tính tốt và mỗi em có ý thức,
thói quen thể hiện tính trung thực và lòng tự trọng trong học tập và trong cuộc
sống.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ,hợp tác nhóm diễn đạt mạch lạc tự tin.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi: “ Tìm từ có tiếng
tự”
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
25


×