Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tuần 2 giáo án lớp 3 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô giáo đỗ thị lan phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.92 KB, 42 trang )

Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

TUẦN 2
Thứ hai( dạy vào Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2018)
TOÁN
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc ở
hàng trăm)
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn.
- HS yêu thích học toán, tính cẩn thận, chính xác
- Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác chia sẻ cùng các bạn trong nhóm,
trước lớp.
( HS làm được các bài tập: 1( cột 1, 2, 3); 2( cột 1,2,3) ; 3.
* Em Kiên hinh thành và học thuộc bảng trừ trong phạm vi 7.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động:
TBHT điều hành lớp chơi trò chơi Hộp thư lưu động ND ôn lại Cộng các số có 3 chữ
số có nhớ một lần.
-Việc 1: HS chơi
-Việc 2: Nhân xét sau chơi
* Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Trả lời nhanh kết quả các phép tính mà mình bắt được. Nắm chắc cách Cộng các số


có 3 chữ số có nhớ một lần.
+Tích cực, hợp tác. Mạnh dạn, tự tin khi trả lời.
2. Hình thành kiến thức
- Giới thiệu bài – Ghi đề - Nêu MT
- HD cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số(có nhớ 1 lần)

Việc 1: Nghe GV giới thiệu 2 phép tính trong SGK và ghi bảng .432 – 251; 627 - 143
Việc 2: HS nhận xét số chữ số trong mỗi số và phép tính.
Việc 3: HS đặt tính và thực hiện tính vào vở nháp tương tự phép trừ số có 2 chữ số.
Việc 4: Chia sẻ bài làm trước lớp
- GV chốt : Đây là phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần ). Phép trừ thứ nhất có nhớ
ở hàng chục, phép trừ thứ hai có nhớ ở hàng trăm.Cách thực hiện:
a) Đặt tính .
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

b) Trừ từ phải qua trái.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*HS làm BT, GV theo dõi giúp HS còn hạn chế, giúp em Kiên hình thành và học thuộc
bảng trừ trong phạm vi 7
Bài 1(cột 1,2,3) Tính
Việc 1: HS làm vào vở nháp
Việc 2: Chia sẻ kết quả với các nhóm + Nhận xét,
GV: chốt kết lại cách thực hiện tính

* Giúp em Kiên hình thành bảng trừ phạm vi 7.
* Dánh giá
- PP: Thực hành,vấn đáp, viết.
- KT:đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày, viết.
- Tiêu chí đánh giá: Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần
sang hàng chục hoặc sang hàng trăm ).
541
-

422

564
-

-

127

114

215

414

308

349

Bài 2 :Bài 2: ( Cột 1,2,3) Tính:
Việc 1:Đọc yêu cầu bài tập 2 + trao đổi nhóm.


Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp – nhận xét .
GV* Dánh giá
- PP: Thực hành,vấn đáp, viết.
- KT:đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày, viết.
- Tiêu chí đánh giá: Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần
sang hàng chục hoặc sang hàng trăm ).
627
-

746
-

-

443

516

251

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

342

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy
184


495

Giáo án lớp 3
174

Bài 3 :Giải toán
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc bài và tóm tắt bài toán và giải vào vở
Việc 2: Chia sẻ kết quả với các nhóm + Nhận xét, chốt kết quả đúng
- Cùng nhau báo cáo, chia sẻ kết quả BT.
* Dánh giá
-PP: Thực hành,vấn đáp, viết.
- KT:đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày, viết.
- Tiêu chí đánh giá: Vận dụng được vào giải toán có lời văn.
Giải
Bạn Hoa sưu tầm được số con tem là:
335 - 128 = 207 ( con tem)
Đáp số: 207 con tem
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với bạn bè cách trừ các số có 3 chữ số có nhớ sang hàng chục hoặc hàng trăm.

*Đánh giá:
- PP: Vấn đáp, Kĩ thuật khác
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, chia sẻ, phản hồi,
- Tiêu chí đánh giá. Nắm chắc cách trừ các số có 3 chữ số có nhơ sang hàng chục hoặc
trăm. Hợp tác tốt cùng với bạn, mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
*****************************
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN:
AI CÓ LỖI ?(2 tiết)
I.MỤC TIÊU:

A- Tập đọc:
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấy phẩy và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc
phân biệt lời kể và lời các nhân vật
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phải nhường nhịn bạn , nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận
lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (Trả lời các câu hỏi trong SGK).
- Đọc trôi chảy, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
B, Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- GD HS biết nhận lỗi khi có lỗi với mọi người.

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

-Phát triển năng lực đọc diễn cảm, trả lời lưu loát, kể chuyện theo vai, hợp tác trong
nhóm tốt, mạnh dạn, tự tin.
* Em Kiên đọc được các tiếng ghép bởi 2 âm có trong bài: cho, ra, là...và các tiếng có
vần đơn giản: Tôi, nắn nót, tay,..
B- Kể chuyện :
- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
- Bảng phụ viết câu cần luyện đọc .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1.Khởi động:

Nhóm trưởng điều hành ôn bài : “Hai bàn tay” và trả lời câu hỏi 1,2 SGK
Việc 1: KT đọc bài: “Hai bàn tay” và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK
Việc 2: Nhận xét
Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
GV nhận xét chung
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng, đọc to, rõ ràng, TL đúng câu hỏi.
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài qua tranh vẽ - ghi đề bài- HS nhắc đề bài
- Nêu mục tiêu bài học
- Nghe GV đọc toàn bài và nêu cách đọc chung.
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: Đọc lần 1: Luyện phát âm đúng.
+ HS luyện đọc câu - Luyện đọc từ khó (HS tìm từ khó đọc hoặc từ mà bạn trong nhóm
mình đọc chưa đúng để luyện đọc, sửa sai. )
* Giúp em Kiên đọc bài ( MT)
V theo dõi - Hỗ trợ HS phát âm từ khó - Luyện đọc câu.
+ GV ghi lại những từ HS phát âm sai phổ biến (nếu có) lên bảng và HD cho HS cách
đọc : khuỷu tay, nguệch ra, nổi giận, Cô- rét- ti, En- ri- cô.
Việc 2: Luyện đọc đoạn kết hợp đọc chú thích và giải nghĩa từ SGK
Việc 3: Luyện đọc đúng các câu dài; câu khó đọc.
+ Tìm và luyện đọc các câu dài; câu khó đọc có trong bài

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019



Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

-Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì / Cô - rét -ti chạm khuỷu tay vào tôi,/ làm cho cây
bút nghệch ra một đường rất xấu .//
- Kết hợp đọc toàn bài.
- Luyện đọc đoạn trước lớp.
- Chia sẻ cách đọc của bạn.
- 1 em đọc cả bài.
- Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp
- KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- TC: HS đọc đúng trôi chảy, ngắt nghỉ đúng, hiểu được từ ngữ mới trong bài.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

Việc 1: HS đọc thầm, đọc lướt, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi ở SGK.
Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp
Việc 3: HS nêu nội dung chính của bài:
- Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí đánh giá: Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
-Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
- Câu 1: vì Cô- rét- ti vô tình chạm vào khủy tay En – ri- cô, làm cây bút En – ri –
cô…hiểu lầm bạn cố ý nên giận bạn và tìm cách trả thù.
- Câu 2: vì sau cơn giận, khi bình tĩnh lại En – ri- cô thấy bạn không cố ý chạm vào
khuỷu tay mình. En – ri- cô nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ…

- Câu 3: Đúng lời hẹn sau giờ học hai bạn gặp nhau...
- Câu 4: En – ri- cô là người có lỗi không xin lỗi bạn trước còn dơ thước đánh bạn
- Câu 5: En – ri- cô là người có lỗi nhưng biết nhận lỗi, thương bạn còn Cô- rét – ti là
người tốt, biết quý trọng tình bạn.
- Nội dung chính của bài: Phải nhường nhịn bạn , nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi
khi trót cư xử không tốt với bạn.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a. Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi đọc bài trong nhóm – GV theo dõi.
Việc 2: HS thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
Đánh giá:

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- PP,vấn đáp : Quan sát , vấn đáp
- KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- TCĐG: HS đọc đúng trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc diễn cảm.
b. Hoạt động 4: - GV nêu nhiệm vụ.
Việc 1: HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện. ( 2 - 3 HS)
Việc 2: Dựa vào tranh minh hoạ- từng cặp HS dựa tranh để tập kể.
c .Hoạt động 5: .
Việc 1: Học sinh kể chyện trong nhóm. NT điều hành cho các bạn trong nhóm kể.
Việc 2: Các nhóm thi kể trước lớp.

Việc 3: Cả lớp bình chọn học sinh kể hay. GV chia sẻ cùng HS
Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp
- KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- TCĐG: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
* GV củng cố, liên hệ và giáo dục HS: - Câu chuyện trên cho ta thấy điều gì ?
Phải nhường nhịn bạn , nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với
bạn? Em đã có khi nào trót cư xử không tốt với bạn chưa? Em đã làm gì?...
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân mình nghe.

**************************************.
ĐẠO ĐỨC:
KÍNH YÊU BÁC HỒ ( T2)
I, MỤC TIÊU: Tiếp tục giúp HS biết
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm của Bác
Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
* HSNT: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
- Luôn có thái độ kính yêu Bác Hồ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Phát triển nhân cánh, nếp sống và làm theo tấm gương đạo đức HCM, ý thức tổ chức kỉ
luật tốt.
* Giúp em Kiên Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS: Vở bài tập đạo đức 3
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019



Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- GV + HS : Tranh Tư liệu (các bài thơ, bài hát tranh ảnh về BH về tình cảm của BH với
thiếu nhi.) Máy tính
III, CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
CTHĐTQ điều hành lớp :
-Việc 1: Thảo luận N4 về Tình cảm của BH đối với Thiếu nhi và TC của TN đối với
BH?
-Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp
* Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Trả lời nhanh về tình cảm của BH đối với Thiếu nhi và TC của TN đối với BH?
+Tích cực, hợp tác. Mạnh dạn, tự tin khi trả lời.
* Hình thành KT: GTB- Nêu MT
B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Hoạt động 1: HS tự liên hệ

- Việc 1: NT điều hành nhóm tự liên hệ trao đổi với bạn bên cạnh về : Bạn đã
thực hiện những điều nào trong 5 điều BH dạy? Thực hiện như thế nào? Còn
điều nào bạn chưa thực hiện tốt? Vì sao? Bạn dự định sẽ làm gì trong thời gian
tới?
- Việc 2: Các nhóm TL, TL trong nhóm ( Giúp đỡ em Kiên )
- Việc 3: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp’
* Đánh giá:

- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi
- Tiêu chí đánh giá:
+ Trả lời được tất cả các câu hỏi.
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
GV nhận xét, chốt. Tuyên dương.
*Hoạt động 2: HS trình bày, giới thiệu những tư liệu (các bài thơ, bài hát tranh ảnh
về BH về tình cảm của BH với thiếu nhi)

Việc 1: NT điều hành trình bày trong nhóm
Việc 2: Trình bày trước lớp
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

Việc 3: Cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của các bạn.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm TB tốt
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi
- Tiêu chí đánh giá:
+ Trình bày được các tư liệu phong phú.
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
C HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

Thực hiện tốt 5 điều BH dạy.
**************************************.
TNXH:
VỆ SINH HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết:
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vs cơ quan hô hấp.
- Thực hành đúng việc nên làm và không nên làm để giữ vs cơ quan hô hấp.
* HSNT: Nêu ích lợi của việc tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.
-GDH luôn luôn có ý thức vệ sinh cơ quan hô hấp.
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội, năng lực tự giải quyết vấn đề nhằm góp
phần chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
* Giúp em Kiên - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vs cơ quan hô
hấp.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:
TBHT điều hành lớp chơi trò chơi Hộp thư lưu động ND ôn lại kiến thức của bài Nên
thở như thế nào?
-Việc 1: HS chơi
-Việc 2: Nhân xét sau chơi
* Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Nắm chắc cần phải thở bằng mũi, không nên thở bàng miệng hít thở không khí trong
lành giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
+Tích cực, hợp tác. Mạnh dạn, tự tin khi trả lời.

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương


Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- GTB – Ghi bảng – nêu MT
2.Hình thành kiến thức:
* Hđ1: Nêu được ích lợi tập thở buổi sáng
Việc 1: Quan sát hình 1,2,3 - SGK và trả lời câu hỏi:
- Tập thở sâu buổi sáng có lợi gì? vì sao?
- Hàng ngày chúng ta cầm làm gì để giữ sạch mũi họng?
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh

Việc 3: Nhóm trưởng gọi các bạn trong nhóm trình bày và thống nhất ý kiến của nhóm
mình
Việc 4: Thư kí tổng hợp ý kiến và báo cáo với cô giáo

KL: - Tập thở sâu buổi sáng có lợi cho SK vì:
+ Buổi sáng sớm có không khí thường trong lành, ít khói bụi.
+ Sau một đêm nằm ngủ, không hoạt động, cơ thể cần vận động để mạch máu lưu thông,
Hít thở không khí trong lành và hô hấp sâu để tống được nhiều khí các – bô- nic ra ngoài
và hít được khí o xy vào phổi.
- Hàng ngày chúng ta cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm
trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp trên.
( Giúp em Kiên trình bày)
* KL: Nên tập thể dục buổi sáng và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
* Đánh giá:

- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi
- Tiêu chí đánh giá: HS nêu được ích lợi của Tập thở sâu buổi sáng. Những việc cần
làm Hàng ngày để giữ sạch mũi họng. TB mạnh dạn, tự tin. Các nhóm hợp tác tốt.
* HĐ2:Kể được những việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan
hô hấp
Việc 1: Quan sát hình 4,5,6,7,8 - SGK và trả lời câu hỏi:
- Hình vẽ gì? Việc làm đó có lợi hay có hại? Vì sao?
- Trong thực tế các em có thể làm những việc gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?
- Để bảo vệ cơ quan hô hấp chúng ta nên làm gì?
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh
( Giúp đỡ em Kiên )

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

Việc 3: Nhóm trưởng gọi các bạn trong nhóm trình bày và thống nhất ý kiến của nhóm
mình
Việc 4: Thư kí tổng hợp ý kiến và báo cáo với cô giáo

KL: H4: Các bạn đánh bi ngoài đường đầy khói bụi. Không nên
H5: Các bạn chơi nhảy dây ở sân nhà : Nên
H6: Các bạn ngồi gần những người lớn đang hút thuốc lá: Không nên
H7: Các bạn đeo khẩu trang vệ sinh lớp học: Nên

H8: Các bạn đang dạo chơi ở công viên: Nên
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi
- Tiêu chí đánh giá:
+HS Kể được những việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô
hấp
* Kết luận:
+ Không nên: Hút thuốc, chơi nơi khói bụi, khạc nhổ bừa bãi...
+ Nên: Quét dọn làm vệ sinh, đeo khẩu trang, trồng cây xanh.
B. Hoạt động ứng dụng :
- Tuyên truyền để người thân cùng bảo vệ cơ quan hô hấp của bản thân,BVMT
********************************************
THỦ CÔNG :
GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (T2)
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS
- Củng cố quy trình gấp tàu thuỷ 2 ống khói
- Gấp được tàu thuỷ 2 ống khói. các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ
tương đối cân đối.
- HS yêu thích gấp hình.
- Hình thành thói quen lao động theo quy trình, làm việc có kế hoạch, ngăn nắp, trật
tự, an toàn, vệ sinh.
* Với HS NT: Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng, tàu thủy cân
đối.
* Em Kiên: Gấp được tàu thủy 2 ống khói các nếp gấp có thể chưa thẳng, chưa phẳng, chưa
cân đối.
II/ ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên:

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương


Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- Mẫu tàu thủy hai ống khói.
- Qui trình gấp tàu thủy hai ống khói có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp.
2. Học sinh:
- Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công...
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* HĐ Khởi động:

- Hội đồng tự quản điều hành lớp KĐ: Hát, múa bài: Hai bàn tay của em.
- Hội đồng tự quản mời cô giáo vào bài học.
Xác định mục tiêu bài
Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần)
Việc 2: Trao đổi MT bài trong nhóm .
Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ MT bài trước lớp, nêu ý
hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
* Hình thành kiến thức.
* HĐ1: Ôn lại quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.
Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe,
nhận xét và bổ sung.
Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu lại quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.
Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm
và báo cáo cô giáo.

KL: + Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy thành hình vuông.
+ Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông.
+ Bước 3: Gấp thành tàu thủy 2 ống khói.
* Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:
+ Hs nêu được nhanh các bước gấp tàu thủy hai ống khói ( 3 bước)
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1. Thực hành gấp tàu thủy hai ống khói.

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

Việc 1: Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo với cô giáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập
của nhóm.
Việc 2: Nhóm trưởng điều hành, giao nhiệm vụ thực hành.

Việc 3: Cả nhóm thực hiện. ( Giúp đỡ em Kiên )
Việc 4: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo hoặc cả lớp.

2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét, chia sẻ.

Việc 1: Nhóm trưởng điều hành nhóm trưng bày sản phẩm.
Việc 2: Chia sẻ sản phẩm theo các tiêu chí:
+ Gấp được tàu thuỷ 2 ống khói. các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
+ Tàu thuỷ tương đối cân đối.
. Với HS NT: Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng, tàu thủy
cân đối.
Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả cả lớp.

* Đánh giá
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
-Tiêu chí đánh giá:
+ Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thực hành.
+ Gấp hình đúng quy trình.
+ Hs gấp được tàu thủy hai ống khói.Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu
thuỷ tương đối cân đối. Với HS NT: Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp
thẳng, phẳng, tàu thủy cân đối.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Trưng bày sản phẩm ở góc học tập.
- Gấp tàu thủy hai ống khói bằng giấy thủ công và tặng cho bạn bè, người
thân.

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy


Giáo án lớp 3

****************************************
Thứ ba( Dạy vào Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2018)

TOÁN :

LUYỆN TẬP

I .MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép cộng , trừ các số có 3 chữ số( không nhớ hoặc có nhớ 1 lần).
- HS vận dụng để giải toán có lời văn về phép cộng, phép trừ.
HS làm được các bài tập: 1, 2(a); 3( cột 1,2,3); 4.
- Giáo dục H tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
- Biết tự giải quyết vấn đề, hợp tác chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
* Em Kiên: Tiếp tục học thuộc bảng trừ trong phạm vi 7.
II. CHUẨN BỊ.:
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động:
TBHT điều hành lớp chơi trò chơi Hộp thư lưu động ND ôn lại Cộng các số có 3 chữ
số có nhớ một lần.
-Việc 1: HS chơi
-Việc 2: Nhân xét sau chơi
* Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá:

+ Trả lời nhanh kết quả các phép tính mà mình bắt được. Nắm chắc trừ các số có 3 chữ
số có nhớ một lần.
+Tích cực, hợp tác. Mạnh dạn, tự tin khi trả lời.
2. Hình thành kiến thức:
Giới thiệu bài – Ghi đề - Nêu mục tiêu tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*HS làm BT, GV theo dõi giúp HS còn hạn chế, tiếp tục giúp em Kiên học thuộc bảng
trừ trong phạm vi 7
HĐ 1:Ôn tập về cộng,trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần).
* Bài 1: Tính
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành trong nhóm làm bài
Việc 2: Chia sẻ với bạn cách làm
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

Việc 3: Chia sẻ trong nhóm, trình bày bài trước lớp
567- 325 868 – 528
387- 58
100 – 75
- GV chốt kiến thức
* Giúp em Kiên thuộc bảng trừ PV 7
* Dánh giá
- PP: Thực hành,vấn đáp, viết.
- KT:đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày, viết.

- Tiêu chí đánh giá: Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần
sang hàng chục hoặc sang hàng trăm ).
567
-

868
-

-

325
242

387

528
340

100
-

58
329

75
25

Bài 2a: Đặt tính rồi tính
Việc 1: Cá nhân đọc bài toán, làm bài
Việc 2: Chia sẻ với bạn về cách đặt tính và tính

Việc 3: Chia sẻ trong nhóm, trình bày bài giải trước lớp.
- Chốt lại kiến thức, dặn dò H đặt tính và tính chính xác:
B1: Đặt tính: Đặt số nọ dưới số kia sao cho các hàng phải thẳng cột với nhau.
B2: Tính: Tính từ phải sang trái
* Dánh giá
- PP: Thực hành,vấn đáp, viết.
- KT:đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày, viết.
- Tiêu chí đánh giá: Biết cách đặt tính rồi tính.
542
-

660
-

318
224

251
409

Bài 3: Số?
Việc 1: Cá nhân đọc bài toán, làm bài
Việc 2: Chia sẻ với bạn về cách đặt tính và tính
Việc 3: Chia sẻ trong nhóm, trình bày bài giải trước lớp.

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019



Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

Lưu ý:
+ Tìm hiệu: ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ .
* Dánh giá
- PP: Thực hành,vấn đáp, viết.
- KT:đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày, viết.
- Tiêu chí đánh giá: Biết cách tìm số trừ, bị trừ, hiệu.
Số bị trừ
Số trừ
Hiệu

752
426
326

371
246
125

621
390
231

Bài 4 :
Việc 1:Đọc bài toán + trao đổi nhóm.

Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp – nhận xét .

* Dánh giá
- PP: Thực hành,vấn đáp, viết.
- KT:đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày, viết.
- Tiêu chí đánh giá: Biết cách giải toán có lời văn dạng nhiều hơn
Giải
Cả hai ngày bán số kg gạo là:
415 + 325 = 740 ( kg)
Đáp số: 740 kg
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân, bạn bè các bài toán liên quan đến trừ các số có 3 chữ số.
Đánh giá:
- PP: Vấn đáp,Kĩ thuật khác
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, chia sẻ,phản hồi,
- Tiêu chí đánh giá: Nắm chắc cách giải toán liên quan đến trừ các số có 3 chữ số. Biết
hợp tác cùng cùng với người thân, bạn
*****************************
TẬP ĐỌC:

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

CÔ GIÁO TÍ HON
Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

I. MỤC TIÊU:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm , dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung bài: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình
cảm yêu quý cô giáo và ước mơ trở thành cô giáo (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục tình cảm yêu quý thầy cô giáo.
- Đọc hay, đọc diễn cảm, trả lời loát,
* Em Kiên: Đọc các tiếng: ghép bởi 2 âm trong bài TĐ: bé, má, cố, đi, cô, khi, nhỏ, trò,
cả,...và các tiếng có vần đơn giản có trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ ghi câu luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:: Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”
-Việc 1: TBHT giới thiệu nội dung , luật chơi:
- Trên lọ hoa có rất nhiều bông hoa, bạn nào hái được bông hoa nào thì thực hiện yêu
cầu theo bông hoa mình hái được.
- Đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi 1 bài Ai có lỗi
- Đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi 2
- Đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi 3
- việc 2: HS hái hoa thực hiện theo y/c của bông hoa
- Lớp làm ban giám khảo.
- Việc 3: Nhận xét, tuyên dương
* Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc đúng to rõ ràng, lưu loát, trả lời được câu hỏi theo nội dung bông hoa hái được
+Tích cực, chăm chú lắng nghe bạn đọc. Mạnh dạn, tự tin.
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài
- GV đọc toàn bài - HS theo dõi.
- Đọc mẫu nêu cách đọc chung:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: Đọc lần 1: Luyện phát âm đúng.
+ Đọc nối tiếp câu trong nhóm.lần 1
+ HS phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng trong nhóm.
+ HS báo cáo trước lớp kết quả đọc thầm của nhóm và những từ khó đọc mà HS đọc
chưa đúng. ( Giúp đỡ em Kiên )

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

+ GV ghi lại những từ HS phát âm sai phổ biến(nếu có) lên bảng và HD cho HS cách
đọc: (ngọng líu, núng nính, đánh vần , giành phần )
Việc 2: : Luyện đọc đoạn kết hợp đọc chú thích và giải nghĩa các từ ở sgk
Việc 3: Đọc lần 3: HS đọc toàn bài.
* Giúp em Kên đọc bài.
*Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp ( nhận xét.... viết)
- KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- TC: HS đọc đúng trôi chảy, ngắt nghỉ đúng, hiểu được từ ngữ mới trong bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Việc 1: Đọc lướt bài để trả lời câu hỏi 1,2,3..SGK
Việc 2: Cùng nhau trao đổi tìm hiểu nội dung bài.
* Đánh giá:
- PP: quan sát, vấn đáp.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá: Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
- Câu 1: Dóng vai cô giáo- học sinh
- Câu 2: Bé ra vẻ người lớn: thả ống quần xuống, kẹp tóc, lấy nón của bé đội lên đầu, bé
bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo, bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh tram
bầu làm thước.
- Câu 3: Đám học trò làm y hệt như thật, chúng khúc khích đứng dậy chào cô giáo, đánh
vần theo cô. Mỗi học trò có một nét đáng yêu,…
- Nội dung chính của bài: Bài văn tả Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn
nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và ước mơ trở thành cô giáo.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a. Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi đọc bài trong nhóm – GV theo dõi.
Việc 2: HS thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm
*GV củng cố, liên hệ và giáo dục HS.
* Đánh giá:
- PP: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- Tiêu chí đánh giá: đánh giá kĩ năng đọc diễn cảm của HS
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG :

- Về nhà đọc lại bài cho người thân mình nghe.
************* *******************************
Thứ tư ( Dạy vào Thứ năm ngày 6 tháng 9 năm 2018 )

TOÁN:

ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN

I. MỤC TIÊU:
- Thuộc các bảng nhân 2; 3; 4; 5. Biết nhân nhẩm với các số tròn trăm và tính giá trị
biểu thức.
- Vận dụng được vào tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn ( có một phép
tính).(
- GD HS làm bài cẩn thận, trình bày khoa học.
- Biết tự giải quyết vấn đề, hợp tác chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
( HS làm được các bài tập: 1; 2( a, c); 3; BT4: Không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu
trả lời).
* Em Kiên: Tiếp tục học thuộc bảng trừ trong phạm vi 7
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ - HS: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
TBHT điều hành lớp chơi trò chơi Hộp thư lưu động ND ôn lại Cộng, trừ các số có 3
chữ số có nhớ một lần.
-Việc 1: HS chơi
-Việc 2: Nhân xét sau chơi
* Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.

- Tiêu chí đánh giá:
+ Trả lời nhanh kết quả các phép tính mà mình bắt được. Nắm chắc cách Cộng, trừ các
số có 3 chữ số có nhớ một lần.
+Tích cực, hợp tác. Mạnh dạn, tự tin khi trả lời.
2. Hình thành kiến thức:
Giới thiệu bài – Ghi đề - Nêu MT

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

Việc 1: Ôn các bảng nhân đã học theo nhóm.
Việc 2: Tổ chức cho chơi “truyền điện” để kiểm tra việc học thuộc các bảng nhân.
Việc 3: GV nhận xét, tuyên dương.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* GV giao việc cho HS; theo dõi hỗ trợ thêm cho các nhóm. ( Giúp đỡ em Kiên )
Bài 1:b Tính nhẩm
Việc 1 : Đọc yêu cầu của bài tập 1.
Việc 2: Nhóm trưởng điều hành nhẩm trong 2 phút sau đó nối tiếp nhau nêu
trước lớp.
Việc 3: GV nhận xét chung, hướng dẫn lại cách nhẩm ở phần b.
* Đánh giá:
-PP: Thực hành,vấn đáp, viết.
- KT:đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày, viết.
- Tiêu chí đánh giá: Biết nhân nhẩm với các số tròn trăm.

3 x 4 = 12
2
3 x 7 = 21
2
3 x 5 = 15
2
3 x 8 = 24
2
b) Tính nhẩm :
200 x 3 =
Nhẩm : 2 trăm x 3 =
Vậy :
200 x 3 =

x
x
x
x

6
8
4
9

= 12
= 16
= 8
= 18

?

6 trăm
600

4
4
4
4

x
x
x
x

3
7
9
4

=
=
=
=

200 x 2 = 400
200 x 4 = 800
100 x 5 = 500

12
28
36

16

5
5
5
5

x
x
x
x

6
4
7
9

=
=
=
=

30
20
35
45

300 x 2 = 600
400 x 2 = 800
500 x 1 = 500


Bài 2 : Tính theo mẫu:
- GV viết lên bảng biểu thức:
4 x 3 + 10
Việc 1 : Đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở nháp, 1 em giải bảng phụ
Việc 2: Chia sẻ trước lớp.
Việc 3: GV nhận xét chung, hướng dẫn lại cách tính giá trị biểu thức
* Đánh giá
- PP: Thực hành,vấn đáp, viết.
- KT:đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày, viết.
.- Tiêu chí đánh giá: Biết quan sát, thực hành theo mẩu.

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy
Mẫu :

4 x 3 + 10

a) 5 x 5 + 18

Giáo án lớp 3

= 12 + 10
= 22

= 25 + 18

= 43

c) 2 x 2 x 9 = 4 x9
= 36

Bài 3:Giải toán
Việc 1:Đọc yêu cầu bài tập 3 + cá nhân làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp – nhận xét - Chốt kết quả đúng..
- Lưu ý HS cách giải bài toán có lời văn
.* Đánh giá
-PP: Thực hành,vấn đáp, viết.
- KT:đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày, viết.
- Tiêu chí đánh giá: Biết cách giải toán có lời văn
Giải
Trong phòng ăn đó có số ghế là:
8 x 4 = 32 (cái ghế)
Đáp số: 32 cái ghế
.Bài 4:Giải toán
Việc 1:Đọc yêu cầu bài tập 4 + cá nhân làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp – nhận xét - Chốt kết quả đúng..
- Lưu ý HS cách tính chu vi của hình tam giác
* Đánh giá
- PP: Thực hành,vấn đáp, viết.
- KT:đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày, viết.
- Tiêu chí đánh giá: Biết cách tính chu vi hình tam giác .
Giải
Chu vi tam giác là:
100 x 3 = 300 (cm)

Đáp số: 300 cm

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân, bạn bè cách tính chu vi của hình tam giác.
Đánh giá:
- PP: Vấn đáp,Kĩ thuật khác
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, chia sẻ,phản hồi,
- Tiêu chí đánh giá:
+Nắm chắc cách tính chu vi của hình tam giác
+Hợp tác tốt cùng người thân,bạn.

************* *********************
CHÍNH TẢ : ( Nghe - viết)
AI CÓ LỖI ?
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch/uyu ( BT2 a/b); Làm đúng BT3a/b
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết, trình bày sạch đẹp .
- Phát triển năng lực thẩm mĩ, viết chữ đẹp. Tích cực chủ động. Biết chia sẻ với các
bạn trong nhóm.
* Em Kiên viết được các chữ ghép bởi 2 âm có trong bài chính tả: cố, ý, áo, chỉ, vì,me...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : Chép sẵn đoạn văn và bài tập 3 vào bảng phụ .
10 băng giấy chép đề bài tập 3 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động: HD viết ( dây chuyền, hòn cuội, que chuyền.)
Việc 1: CTHĐTQ đọc: dây chuyền, hòn cuội, que chuyền, các nhóm viết
Việc 2: Các nhóm tự kiểm tra lẫn nhau.
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp.
*Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp, PP Viết
- KT: Đặt câu hỏi, trình bày miệng.
-TC: HS viết đúng các từ khó: dây chuyền, hòn cuội, que chuyền
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài.
Hoạt động 1: HĐ cả lớp. Hướng dẫn chính tả
* HĐ cả lớp. Hướng dẫn chính tả

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

Việc 1: Nghe GV đọc mẫu đoạn cần viết - 1 HS đọc lại
Việc 2: HS trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung đoạn viết do GV đưa ra.
H. Đoạn văn nói đến điều gì ?(sự hối hận của En- ri- cô)

Việc 3:- Yêu cầu lớp đọc thầm và tìm từ có âm vần dễ lẫn.
- GV gạch chân các từ khó ở bảng phụ.
Việc 4: HS viết từ khó vào bảng con (Chú ý các từ: khuỷu tay, nguệch ra, nổi giận, Côrét- ti, En- ri- cô. ( Giúp đỡ em Kiên )
Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp, PP Viết
-KT: Đặt câu hỏi, trình bày miệng.
-TC: HS nắm được nội dung của đoạn viết, viết đúng các từ khó: khuỷu tay, nguệch ra,
nổi giận, Cô- rét- ti, En- ri- cô.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 2: Viết bài chính tả:
Việc 1: HS viết bài ( Giúp đỡ em Kiên )
Việc 2: HS dò bài
Việc 3: Nghe GV Nhận xét sửa sai
* Đánh giá
- PP: Quan sát, PP Viết
-KT: Đặt câu hỏi, trình bày miệng.
- TC: HS nghe và viết đúng chính tả.đoạn 3.Ai có lỗi?
* Giúp đỡ em Kiên viết đúng chính tả các tiếng theo MT
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 : NT điều hành.
Việc 1: - HS đọc bài và làm bài vào vở bài tập.

Việc 2: Tổ chức cho HS thi tiếp sức.
Việc 3: GV cùng HS nhận xét, sửa bài. Yêu cầu HS đọc lại các từ đúng.
Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp, PP Viết
-KT: Đặt câu hỏi, trình bày miệng. Viết

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương


Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

-TC: HS làm được các từ theo yêu cầu: rỗng tuếch, bộc tuệch, tuệch toạc, khuỷu tay,
khuỷu chân, khúc khuỷu,.. hợp tác nhóm tốt, mạnh dạn, tự tin
Bài 3 :
Việc 1: HS viết vào nháp, trả lời miệng
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm trước lớp – Thống nhất kết quả đúng
- Ghi nhớ các qui tắc chính tả.
Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp, PP Viết
-KT: Đặt câu hỏi, trình bày miệng. Viết
-TC: HS tìm được các từ:kiêu căng, căn dặn, nhọc nhằn, lằng nhằng, vắng mặt, vắn
tắt ,.. hợp tác nhóm tốt, mạnh dạn, tự tin
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
-Cùng người thân, bạn bè tìm được nhiều từ có: ăn, ăng
*Đánh giá:
- PP:vấn đáp, tích hợp
- KT: nhận xét bằng lời, phản hồi, chia sẻ
- Tiêu chí: + Tìm được nhiều từ có: ăn, ăng
+ Mạnh dạn, tự tin. Hợp tác tốt với người thân.
**************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI .
ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU:

- Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của bài tập 1.- Tìm được các bộ phận
trả lời câu hỏi : Ai (cái gì,con gì)? Là gì?( BT2)
- Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm ( BT3).
- Luôn biết tôn trọng những tình cảm mà người lớn dành cho mình, rèn luyện bản thân
trỏe thành người có ích.
- Phát triển năng lực giao tiếp, tự giải quyết vấn đề, Hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch
lạc.
* Em Kiên : Tìm được 1 -2 từ về trẻ em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- CTHĐTQ điều hành : Việc 1: - H1:Tìm các từ chỉ sự vật trong câu sau:
Bạn nhỏ đã làm rất nhiều việc để giúp mẹ như luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ
trong vườn, quét nhà và quét sân.
Việc 2: Chia sẻ trước lớp
Việc 3: Nhận xét tuyên dương.
Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp

- KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- TCĐG: - HS tìm đúng các từ chỉ sự vật:
(các từ được gạch chân ở trên)
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*GV giao việc cho HS, theo dõi, hỗ trợ thêm những HS còn hạn chế KN, em Kiên
Bài 1:
HS suy nghĩ và viết ra giấy các từ ngữ phù hợp với các yêu cầu ( Giúp đỡ em
Kiên )
- HS chia sẻ với bạn bên cạnh
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. Mỗi
nhóm cử 3 em ghi tiếp sức.
* GV Chốt:
+ Từ chỉ trẻ em: thiếu nhi , nhi đồng, trẻ em , trẻ nhỏ ..
+ Từ chỉ tính nết của trẻ em: Ngoan ngoãn , ngây thơ, hiền lành..
+ Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: Nâng niu , chăm
chút , chăm sóc.
Đánh giá:
- PP: quan sát, vấn đáp
-

KT:Đặt câu hỏi, phiếu đánh giá tiêu chí

- TCĐG: HS tìm đúng các từ chỉ trẻ em, tính nết trẻ em, chỉ tình cảm hoặc sự
chăm sóc của người lớn đối với trẻ em.
Tiêu chí

HTT


HT

CHT

1.Tìm được nhiều từ đúng

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
* Giúp em Kiên tìm được từ chỉ trẻ em.
Bài 2: Tìm các bộ phận của câu
Việc 1: - HS làm vào vở BT, 1 em làm bảng phụ: Tìm các bộ phận của câu...
+ Thiếu nhi là măng non của đất nước .
+ Chúng em là HS Tiểu học.
+ Chích bông là bạn của trẻ em.
Việc 2: Cùng nhau chia sẻ trong nhóm, trước lớp

Bài 3: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm
Việc 1: - HS làm vào vở BT, 1 em làm bảng phụ: :
Việc 2: -NT điều hành nhóm - Chia sẻ trước lớp


- Cùng nhau chia sẻ.
GV Chốt: Bộ phận in đậm là bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai Là Gì?
Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp
- KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- TCĐG: HS tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?(BT2). Đặt được
câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu ở BT3.
* Củng cố,Liên hệ, GDHS: các em đã biết những chỉ tính nết của trẻ em: Ngoan
ngoãn , ngây thơ, hiền lành..Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ
em: Nâng niu, chăm chút, chăm sóc. Vậy ai đã có những đức tính tốt rồi? Ai đã được
người lớn quan tâm chăm sóc rồi?
Chúng ta cần khắc phục điểm chưa tốt, phát huy điểm tốt. Thông cảm, chía sẻ với những
bạn cơ nhở, không nơi nương tựa bằng những việc làm như ủng hộ tiền, sách vở...
C.. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với bạn nhiều câu theo mẫu Ai là gì?

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


×