Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tuần 10 giáo án lớp 3 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô giáo đỗ thị lan phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.51 KB, 41 trang )

Trường Tiểu học Xuân Thủy

TOÁN:

Giáo án lớp 3

TUẦN 10
Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2018
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU:
- HS biết dùng bút và thước thẳng để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Biết đo và đọc
kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, mép bàn, chiều cao bàn
học. Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).
- Rèn kĩ năng đo độ dài đoạn thẳmg. HS: Làm được BT 1,2, 3(a,b)
- Giáo dục HS biết liên hệ thực tế
- Rèn NL tư duy, hợp tác, thực hành đo độ dài các vật trong thực tế.
* Em Kiên : Biết dùng bút và thước thẳng để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Học bảng trừ trong phạm vi 10
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thước cm - Thước mét.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động:
- CTHĐTQ điều hành lớp :
Việc 1: CN làm vào vở, 2 HS lên bảng làm bài 2 ( trang 46 )
Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp
* Đánh giá:
- PP: Thực hành,vấn đáp, viết.
- KT: đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày, viết.
- Tiêu chí đánh giá: +Tính đúng kq(lưu ý tên đơnvị) .


+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Trình bày sạch sẽ.
- Giới thiệu bài – Ghi đề
2. Hình thành kiến thức:
* Nghe cô giáo giới thiệu bài – Ghi đề - Nêu mục tiêu tiết học.

B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*HS làm BT, GV theo dõi giúp HS còn hạn chế, giúp em Kiên hình thành và học thuộc
bảng trừ trong phạm vi 10.
Dùng bút và thước thẳng để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Bài 1: HD vẽ: Chấm một điểm đầu đoạn thẳng đặt điểm 0 của thước trùng với điểm vừa
chọn sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai, nối 2
điểm ta được đoạn thẳng cần vẽ. SGK Trang 47.
Việc 1: Hai bạn ngồi gần nhau trao đổi miệng và làm.( Giúp em Kiên)

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

Việc 2: Chia sẻ trong nhóm, nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo
- Vẽ đoạn thẳng AB dài 7cm; Đoạn CD dài 12cm; Đoạn EG dài 1dm2cm.
A
7cm
B
C


12cm

D

E

1dm 2cm

G

* Đánh giá:
- PP: Thực hành,vấn đáp
- KT: đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày
- Tiêu chí đánh giá: Vẽ được các đoạn thẳng có độ dài cho trước(lưu ý tên đơn vị) .
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
Bài 2 Thực hành: SGK Trang 47
Việc 1: Đọc bài + trao đổi nhóm và thực hành đo.

Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp – nhận xét .
* Đánh giá:
- PP: Thực hành,vấn đáp
- KT: đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày
- Tiêu chí đánh giá: +Biết cách đo(lưu ý tên đơn vị) .
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
Bài 3 Ước lượng: SGK Trang 47
* GV giao việc cho HS:
Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu, làm bài
Việc 2: Chia sẻ với bạn về cách làm
Việc 3: Chia sẻ trình bày bài giải trước lớp.

* Đánh giá:
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- PP: Thực hành,vấn đáp
- KT: đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày
- Tiêu chí đánh giá: +Biết ước lượng số đo phù hợp .
a) Bức tường lớp học cao khoảng 3m. b) Chân tường lớp em dài khoảng 4m.
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà thực hành đo sân nhà, vườn nhà, bàn học,...
******************************************
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN:
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
* Tập đọc:
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại
trong câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu
chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4; HS có năng lực nổi trội: trả lời được câu hỏi 5)
* Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa; HS có năng lực nổi trội
Kể được cả câu chuyện.

- Rèn luyện kỹ năng tập đọc, kể chuyện.
- Giáo dục HS : Yêu những kỉ niệm của quê hương.
- Phát triển NL diễn đạt ngôn ngữ, cảm thụ văn học, trả lời câu hỏi theo cách hiểu của
mình. Năng lực đọc phân vai.
* Em Kiên đọc được các tiếng ghép bởi 2 âm, tiếng có vần đơn giản có trong bài: quê,
ru, và, đi, đã, xa.., rời, năm, hai, nhau, chơi, ...
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:

Nhóm trưởng điều hành ôn bài : “Bận” và trả lời câu hỏi
Việc 1: KT đọc bài: Bận và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 60.
Việc 2: Nhận xét
Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
GV nhận xét chung
* Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập.
- Tiêu chí đánh giá: HS đọc to, rõ, thuộc bài “ Bận” và trả lời câu hỏi . HS trả lời

to rõ ràng, mạnh dạn tự tin
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài
- GV đọc toàn bài- HS theo dõi.
- Đọc mẫu nêu cách đọc chung:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: Đọc lần 1: Luyện phát âm đúng.
+ HS luyện đọc câu - Luyện đọc từ khó (HS tìm từ khó đọc hoặc từ mà bạn trong nhóm
mình đọc chưa đúng để luyện đọc, sửa sai. ( Giúp đỡ em Kiên)
+ GV theo dõi - Hỗ trợ HS phát âm từ khó - Luyện đọc câu.
+ GV ghi lại những từ HS phát âm sai phổ biến (nếu có) lên bảng và HD cho HS cách
đọc : Giữa trưa, dễ mến, xua tay, đỡ đói..
Việc 2: Luyện đọc đoạn kết hợp đọc chú thích và giải nghĩa từ SGK –
Trang 77.
Việc 3: Luyện đọc đúng các câu dài; câu khó đọc.
+ Tìm và luyện đọc các câu dài; câu khó đọc có trong bài
- Kết hợp đọc toàn bài.
- Luyện đọc đoạn trước lớp.
- Chia sẻ cách đọc của bạn.
- 1 em đọc cả bài.
* Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS đọc to, rõ, đúng các từ: : Giữa trưa, dễ mến, xua tay, đỡ đói....
+ Hợp tác nhóm tích cực
+ Hs đọc to rõ ràng
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Việc 1: Cá nhân đọc lướt bài để trả lời câu hỏi 1,2,3,4,5 SGK – Trang 77
Việc 2: Cùng nhau trao đổi tìm hiểu nội dung câu chuyện.

Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp
*Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
- Tiêu chí: Trả lời được các câu hỏi, hiểu nội dung bài
Câu 1: ...có 3 thanh niên
Câu 2: Thuyên và Đồng gặp một thanh niên trả tiền thay...
Câu 3: ...vì Thuyên và Đồng có giọng nói làm anh nhớ lại quê hương
Câu 4: Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ rõ vẽ thương đau
Câu 5: Giọng quê hương gợi cho con người nhớ đến nơi chôn rau cắt rốn,...
Rút ND chính của bài: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện
với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a. Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi đọc bài trong nhóm – GV theo dõi.
Việc 2: HS thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
Việc 3: Thi đọc trước lớp bình chọn bạn đọc tốt trong lớp
*Đánh giá
- PP: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập.
- Tiêu chí đánh giá: HS đọc to, rõ, bước đầu có diễn cảm.\Tích cực hoạt động

nhóm. HS đọc to rõ ràng
b. Hoạt động 4: - GV nêu nhiệm vụ.
Việc 1: HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện. ( 2 - 3 HS) bảng phụ
Việc 2: Dựa vào tranh minh hoạ và yêu cầu từng cặp HS dựa tranh đã để tập kể.

c .Hoạt động 5:
Việc 1: Học sinh kể chyện trong nhóm. NT điều hành cho các bạn kể trong nhóm kể.
Việc 2: Các nhóm thi kể trước lớp.Cả lớp bình chọn học sinh kể hay. GV chia sẻ cùng
HS
*Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: kể chuyện; nhận xét bằng lời

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- Tiêu chí : Dựa vào gợi ý các câu hỏi SGK kể lại một đoạn của câu chuyện “giọng quê
hương “ theo lời kể một nhân vật. Kể chuyện tự nhiên, - Hợp tác tốt
* GV củng cố, liên hệ và giáo dục HS:
- Câu chuyện trên cho ta thấy điều gì ?
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Kể lại câu chuyện cho người thân, bạn bè mình nghe.

**************************************

ĐẠO ĐỨC 3: BÀI 5: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục củng cố giúp HS biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui
, buồn
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn
- GDH biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống.
- - Phát triển năng lực nhận thức, NL giải quyết vấn đề. Tích cực chia sẻ vui buồn cùng
bạn
( Đối với HSNT: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.)
** Tích hợp k/c: BH và những BH đạo đức, lối sống: Bài 2: Bát chè sẻ đôi.
* Em Kiên: Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv: Các tấm thẻ màu.
- Hs: Vở bài tập Đạo đức lớp 3.
III. CÁC HOAT ĐÔNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động: 3'

- HĐTQ tổ chức cho các bạn củng cố lại kiến thức đã học:
- Em đã chia sẻ vui buồn với bạn như thế nào? Bạn đã nói gì với em lúc đó.
- Phương pháp đánh giá: Vấn đáp
- Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; tôn vinh.
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nêu được mình chia sẻ vui buồn với bạn như thế nào. Bạn đã nói gì với mình
lúc đó
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp.
2. Hình thành kiến thức
- Giới thiệu bài - nêu MT
HĐ1: Phân biệt hành vi đúng sai


Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

Việc 1: HS làm BT4 VBT Trang 20
Việc 2: HS nêu từng việc trong BT4
Việc 3: HS đưa ra ý kiến của mình bằng cách nếu cho là đúng thì giơ thẻ đỏ, sai thì giơ
thẻ xanh
- Gv nhận xét, kết luận: việc e, h là sai còn lại là đúng
*Đánh giá:
- Phương pháp : Quan sát ; vấn đáp
- Kĩ thuật : Ghi chép ngắn ; nhận xét bằng lời, hỏi đáp.
- Tiêu chí :
+ HS phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui
buồn.Việc e, h là sai vì đã không quan tâm đến niềm vui ,nỗi buồn của bạn b.
+ Quan sát,thực hành ứng dụng linh hoạt.
+ Hợp tác, tự học tốt
HĐ2: Liên hệ

Việc 1: Gv tổ chức cho H làm việc theo nhóm : Tự liên hệ bản thân
- Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn chưa? chia sẻ như thế nào?
- Em đã được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? em cảm thấy ntn?
Việc 2: Một số học sinh trình bày trước lớp. ( Giúp đỡ em Kiên)
Việc 3: Cả lớp cùng chia sẻ
* Đánh giá:

-PP: Vấn đáp
- KT: Trình bày miệng; nhận xét bằng lời; tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá :
+ HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn
khác trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc
cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
+Trình bày,diễn đạt lưu loát
+Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác tốt.
HĐ3: Trò chơi phóng viên

- Việc 1: Gọi 1 số em lên đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn các câu hỏi có liên
quan đến bài học.
Việc 2: Cả lớp theo dõi cùng chia sẻ
Việc 3: Gv nhận xét.
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

Việc 4: Y/c Hs hát bài hát và kể chuyện về chủ đề Tình bạn?
* Đánh giá:
- PP: Vấn đáp
- KT: Trình bày miệng; nhận xét bằng lời; tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá :
+ HS biết khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được
nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.

+ Trình bày,diễn đạt lưu loát
_Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác.
** Tích hợp k/c: BH và những BH đạo đức, lối sống: Bài 2: Bát chè sẻ đôi.
GV: BH là một trong những tấm gương vê đức tính hòa đồng, luôn chia sẻ luôn chia sẻ
với người khác. Các em sẻ thấy ró điều đó qua câu chuyện: Bát chè sẻ đôi.( Xem tài liệu
Tr 9)
*Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
- TCĐG: Hiểu nội dung mẩu chuyện, HS trả lời đúng,rõ ràng, ngắn gọn, trọng tâm các
câu hỏi ở trong mẩu chuyện. Học tập tấm gương của Bác em cần có thái độ như thế nào
đối với mọi người xung quanh? ( yêu thương, gần gũi, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ mọi
người)
Mạnh dạn, tự tin khi trình bày .
- Kết luận chung: Khi bạn( mình) có chuyện vui, nỗi buồn em cần chia sẻ.
Hs liên hệ việc thực hiện những điều đã học.
B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường và nơi ở.
- Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát nói về tình bạn, về sự
cảm thông chia sẻ vui buồn cùng bạn của người khuyết tật và giúp đỡ họ những việc làm
phù hợp với khả năng.
*****************************************
CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH

TN-XH:
I.MỤC TIÊU
- HS nêu được các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt các thế hệ trong một gia đình .
- GDH biết yêu quý gia đình, có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn

môi trường sạch, đẹp.

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- Phát triển năng lực tìm hiểu về xã hội, các thế hệ trong một gia đình. Tự học và GQVĐ
tốt, mạnh dạn, tự tin.
* Tích hợp BVMT: Biết về các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã
hội, các thành viên trong gia đình cần giữ gìn môi trường sạch, đẹp.
* Em Kiên: Nêu được các thế hệ trong một gia đình ,biết giới thiệu về gia đình mình.
II. CHUẨN BỊ
- Các hình trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:5’

- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
? Nêu chức năng của cơ quan hô hấp?
?Để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp bạn nên làm gì và không nên làm gì?
* Đánh giá:
- Phương pháp đánh giá: Vấn đáp, qs
- Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; tôn vinh.
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS trả lời được chức năng của cơ quan hô hấp. Những việc nên làm và không nên làm

để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp ..
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ1: Tìm hiểu về gia đình:

Hoạt động cả lớp.

Việc 1: Thảo luận nhóm: ( Giúp đõ em Kiên)
- Yêu cầu HS trả lời trong gia đình em ai là người nhiều tuổi nhất, ai là ngời ít tuổi nhất?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, kết luận:
Trong một gia đình chúng ta có nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống,
ví dụ như ông, bà, bố, mẹ, anh chị em và em.
Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó, được gọi là các thế hệ trong một gia đình.

Việc 3: Hoạt động nhóm: phát các ảnh (tranh vẽ) gia đình cho các nhóm.

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- Y/c các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
- Ảnh( tranh vẽ) có những ai? Em hãy kể tên những người đó ?
Ai là người nhiều tuổi nhất, ít tuổi nhất trong ảnh(tranh vẽ ) đó ?

- Gia đình trong ảnh(tranh vẽ)có mấy thế hệ ? Mỗi thế hệ có bao nhiêu người ?
Việc 4:Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận:Trong một gia đình có thể có nhiều hoặc ít người cùng chung sống, do đó có
thể cũng có ít hoặc nhiều thế hệ trong một gia đình.
* Đánh giá:
- Phương pháp đánh giá: QS, vấn đáp
- Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; tôn vinh.
- Tiêu chí đánh giá
+ HS nắm được gia đình một thế hệ và nhiều thế hệ.
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
HĐ2: Gia đình các thế hệ:

Việc 1: Yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong SGK trang 38, 39 thảo luận nhóm theo
các câu hỏi sau:
- Trang 38 nói về gia đình ai? Gia đình đó có bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ ?
- Trang 39 nói về gia đình ai, gia đình đó có bao nhiêu ngươi, bao nhiêu thế hệ?
Chốt ý kiến các nhóm

Việc 2: Hoạt động cả lớp
Theo các em trong mỗi gia đình có bao nhiêu thế hệ ?
Chốt: Một gia đình có thể có 1, 2 thế hệ hoặc nhiều thế hệ chung sống.. .

* Đánh giá:
- Phương pháp đánh giá: QS, vấn đáp
- Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; tôn vinh.
- Tiêu chí đánh giá
+ HS nắm được Một gia đình có thể có 1, 2 thế hệ hoặc nhiều thế hệ chung sống..
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
*HĐ3: Giới thiệu gia đình mình:


- Việc 1: HS giới thiệu về gia đình mình trong nhóm
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- Việc 2: Đại diện một vài em giới thiệu trước lớp.( Giúp đỡ em Kiên)
- GV nhận xét từng HS và khen những em có giới thiệu về gia đình đầy đủ thông tin , có
nhiều sáng tạo. khuyến khích những em giới thiệu chưa hay, chưa trôi chảy về gia đình
mình mạnh dạn hơn
**Tích hợpBVMT: Các em dã nắm được các thế hệ trong một gia đình và mối quan hệ
mọi người trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội. Vì vậy thành viên trong gia
đình cần phải làm gì để giữ gìn môi trường sạch, đẹp? ( HS nêu)
* Đánh giá:
- Phương pháp đánh giá: QS,vấn đáp
- Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; tôn vinh.
- Tiêu chí đánh giá
+ HS giới thiệu đầy đủ về gia đình mình
+Hợp tác tốt, Mạnh dạn, tự tin khi trình bày.

C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng người thân nêu, phân biệt các thế hệ trong một gia đình.Cùng nhau giữ gìn môi
trường sạch, đẹp.
***************************************************
THỦ CÔNG 3:
ÔN TẬP CHƯƠNG I - PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH

(Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp cắt, dán để làm đồ chơi.
- Làm được ít nhất hai đồ chơi dã học.
- Hs yêu thích gấp cắt, dán hình. Có hứng thú học tập.
* Hs khéo tay: Làm được ít nhất ba đồ chơi dã học. Có thể làm được sản phẩm
mới có tính sáng tạo.
* Em Kiên): Làm được một đồ chơi dã học.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh quy trình.
- PHT.
2. Học sinh
- Giấy thủ công màu, giấy trắng làm nền. Kéo thủ công, hồ dán, bút màu
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

* HĐ Khởi động:

- Hội đồng tự quản điều hành lớp KĐ:
- Hội đồng tự quản mời cô giáo vào bài học.
Xác định mục tiêu bài

Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần)
Việc 2: Trao đổi MT bài trong nhóm .
Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ MT bài trước lớp, nêu ý
hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
* Hình thành kiến thức.
1. Ôn lại kiến thức gấp, cắt, dán hình.
Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe,
đánh giá và bổ sung cho mình.
Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu quy trình kĩ thuật gấp, cắt, dán hình của các
bài đã học.
Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm
và báo cáo cô giáo.

* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1. Thực hành gấp, cắt, dán hình.
Việc 1: Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo với cô giáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập
của nhóm.

Việc 2: Gấp, cắt, dán một trong những hình đã học.( Giúp đỡ em Kiên)

Việc 3: Chia sẻ cách gấp, cắt, dán hình cho bạn bên cạnh.

Việc 4: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy


Giáo án lớp 3

2. Đánh giá kết quả học tập.
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành nhóm trưng bày sản phẩm.
Việc 2: Chia sẻ sản phẩm theo các tiêu chí:
a. Hoàn thành:
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thực hành.
+ Gấp, cắt, dán hình đúng quy trình.
+ Hình gấp, cắt, dán cân đối, nếp gấp thẳng, phẳng.
b. Chưa hoàn thành:
+ Gấp, cắt, dán hình chưa đúng quy trình.
+ Nếp gấp, cắt, dán không phẳng, hình gấp không đúng hoặc không làm ra
được sản phẩm.
Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo hoặc cả lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Trưng bày sản phẩm ở góc học tập.
- Chia sẻ sản phẩm cho bạn bè, người thân.
*************************************
Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2018
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI( T2)

TOÁN:
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách đo, cách ghi và đọc kết quả đo độ dài. Biết so sánh số đo độ dài.
- Rèn kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng. HS Làm được BT 1,2
- Giáo dục HS yêu thích học toán, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Phát triển NL thực hành đo đạc trong thực tế, hợp tác, tự tin.
* Em Kiên: Biết cách đo, cách ghi và đọc kết quả đo độ dài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Thước có vạch cm, thước mét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- TBHT tổ chức các bạn trong lớp chơi trò chơi : Xì điện để gây hứng thú trước khi vào
học.( Ôn bảng đơn vị đo độ dài đã học)
* Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá:
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

+ Đọc đúng to rõ ràng các đơn vị đo độ dài đã học: km, hm, dam, m, dm, cm, mm
+Tích cực, chăm chú lắng nghe bạn nêu phép tính. Mạnh dạn, tự tin khi trả lời.
2. Hình thành kiến thức:
Giới thiệu bài – Ghi đề - nêu MT
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* GV giao việc cho HS; theo dõi hỗ trợ thêm cho các nhóm, Giúp đỡ em Kiên
Bài 1: Đọc bảng theo mẫu. SGK- ( trang 48 )
Việc 1:
Cá nhân nhẩm


Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhóm + Nhận xét
Việc 3: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp – nhận xét - Chốt kết quả đúng.
* Đánh giá:
- PP: Thực hành,vấn đáp
- KT: đăt câu hỏi ,trả lời câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá: +Đọc được các số đo chiều cao, biết được chiều cao lớn, bé .
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Trình bày to, rõ ràng
Bài 2 : Đo chiều cao của các bạn trong tổ SGK- ( trang 48 )
Việc 1: HS đo và làm bài vào vở nháp
Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp – nhận xét - Chốt kết quả đúng.
* Đánh giá:
- PP: Thực hành,vấn đáp
- KT: đăt câu hỏi ,trả lời câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá: + Thực hành đo chiều cao của các bạn trong nhóm.
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Trình bày to, rõ ràng
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà cùng người thân đo các đồ dùng cần thiết như đo phòng ngủ, nhà bếp...

******************************

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3


TẬP ĐỌC: :
THƯ GỬI BÀ
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu
câu( câu kể, câu hỏi, câu cảm). Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi.
Hiểu được ý nghĩa : Tình cảm gắn bó với quê hương, và tấm lòng quý mến bà của người
cháu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Rèn luyện kỹ năng đọc đúng, hay, TLCH to, rõ, đúng nội dung bài.
- Giáo dục HS yêu những người xung quanh.
- Phát triển năng lực đọc diển cảm, hiểu nội dung bài học và biết chia sẻ, tự tin bày tỏ ý
kiến của mình.
* Em Kiên đọc được các tiếng ghép bởi 2 âm, tiếng có vần đơn giản có trong bài: Bà,
yêu, nhớ, ..lâu, rồi, cháu, chưa,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1 phong bì thư và bức thư của HS gửi cho người thư
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:

1.Khởi động:
Viêc 1: TBHT cho lớp chơi trò chơi Hộp thư lưu dộng : Đọc và TLCH bài Giọng quê
hương – Trong hộp thư có 3 lá thư, bạn nào bắt được lá thư nào thì thực hiện yêu cầu lá
thư mình bắt được.
- Đọc TL khổ thơ 1 trả lời câu hỏi 1 bài Giọng quê hương
- Đọc TL khổ thơ 2 trả lời câu hỏi 2
- Đọc TL khổ thơ 3 trả lời câu hỏi 3...

Việc 2: HS tham gia chơi
Việc 3: Nhận xét, đánh giá

* Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Tiêu chí: Đọc to, rõ, hay, đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. TLCH
đúng.
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài
- GV đọc toàn bài - HS theo dõi.

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- Đọc mẫu nêu cách đọc chung:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: Đọc lần 1: Luyện phát âm đúng. ( Giúp đỡ em Kiên)
+ Đọc nối tiếp câu trong nhóm.
+ HS phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng trong nhóm.
+ HS báo cáo cho GV kết quả đọc thầm của nhóm và những từ khó đọc mà HS đọc chưa
đúng.
+ GV ghi lại những từ HS phát âm sai phổ biến(nếu có) lên bảng và HD cho HS cách
đọc:
Việc 2: : Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa các từ ở SGK – Trang 81

Việc 3: Đọc lần 3: HS đọc toàn bài.

* Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp
- KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- TCĐG: HS đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng, đọc to, rõ ràng
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Việc 1: Cá nhân đọc lướt bài để trả lời câu hỏi trong SGK – Trang 82
Việc 2: Cùng nhau trao đổi tìm hiểu nội dung bài.
Việc 3: GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính: Tình cảm gắn bó với quê hương, và
tấm lòng quý mến bà của người cháu.
*Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
- TCĐG: Hiểu nội dung bài đọc, trả lời đúng, rõ ràng, ngắn gọn, trọng tâm các câu hỏi
ở SGK
Câu 1: Đức viết thư cho bà...
Câu 2: Đức hỏi thăm bà hỏi thăm sk của bà, Đức kể cho bà nghe về tình hình học
tập của mình và kể cho bà nghe ngày nghỉ Đức được đi chơi với bố mẹ.
Câu 3: Ở đoạn cuối cho thấy tình cảm của Đức đối với bà: chúc bà sk, mong ước được
về thăm bà, bằng sự cố gắng cham ngoan để bà vui.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a. Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3


Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi đọc bài trong nhóm – GV theo dõi.
Việc 2: HS thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm
*GV củng cố, liên hệ và giáo dục HS.
* Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp
- KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- TCĐG: HS đọc đúng trôi chảy toàn bài, đúng thể văn bản thư.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG :
- Chia sẻ nội dung bức thư cho người thân mình nghe.

******************************
Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2018
LUYỆN TẬP CHUNG

TOÁN:
I. MỤC TIÊU:
- Biết nhân chia trong bảng tính đã học. Biết đổi số đo độ dài có hai đơn vị đo thành số
đo độ dài có một tên đơn vị đo.
- Rèn KN tính toán cho HS. HS: Làm được BT 1,2(cột 1,2,4),3(dòng 1); 4, 5a
- GD HS chăm học toán.
- Phát triển NL tư duy, hợp tác, tự tin, tự giác, chia sẻ.
* Em Kiên: Tiếp tục học thuộc bảng trừ bảng trừ trong phạm vi 10
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động:
- TBHT tổ chức các bạn trong lớp chơi trò chơi : Xì điện để gây hứng thú trước khi vào
học.( Ôn các bảng nhân chia đã học)
* Đánh giá:

- PP: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc đúng to rõ ràng, đúng kết quả phép nhân hoặc chia mà bạn nêu cho mình.
+Tích cực, chăm chú lắng nghe bạn nêu phép tính. Mạnh dạn, tự tin khi trả lời.
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

- Giới thiệu bài – Ghi đề - Nêu MT
2. Hình thành kiến thức:
* Nghe cô giáo giới thiệu bài – Ghi đề - Nêu mục tiêu tiết học.

B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*HS làm BT, GV theo dõi giúp HS còn hạn chế, tiếp tục giúp em Kiên học thuộc bảng
trừ trong phạm vi 10
Bài 1:Tính nhẩm: SGK Trang 49.
Việc 1: Hai bạn ngồi gần nhau trao đổi miệng, một nêu phép tính, một nêu kết quả
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm, nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo
* Đánh giá:
- PP: Vấn đáp
- KT: đăt câu hỏi ,trả lời câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh
- Tiêu chí đánh giá: + Nêu nhanh kêt quả .
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Trình bày to, rõ ràng

Bài 2 cột 1,2,4:Tính. SGK Trang 49
* GV giao việc cho HS:
Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu, làm bài
Việc 2: Chia sẻ với bạn về cách làm
Việc 3: Chia sẻ trình bày trước lớp.
* Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp, kỉ thuật khác
- KT: đăt câu hỏi ,trả lời câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
- Tiêu chí đánh giá: + Biết cách nhân, chia số có hai chữ số cho(với) số có 1 chữ số .
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Trình bày khoa học
Bài 4:Giải toán. SGK Trang 49
* GV giao việc cho HS:

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu, làm bài
Việc 2: Chia sẻ với bạn về cách làm
Việc 3: Chia sẻ trình bày trước lớp.
* Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp, viết, tích hợp
- KT: đăt câu hỏi ,trả lời câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét, phân tích, phản hồi
- Tiêu chí đánh giá: +Giải đúng bài toán; Tổ Hai trồng được số cây là:

25 x 3 = 75(cây)- ĐS: 75 cây
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Trình bày bài khoa học
Bài 5a: : Đo độ dài đoạn thẳng AB SGK- ( trang 49 )
Việc 1: HS đo và làm bài vào vở nháp
Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp – nhận xét - Chốt kết quả đúng.
* Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp
- KT: đăt câu hỏi ,trả lời câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá: + Thực hành đo đúng độ daì đoạn thẳng AB là 12 cm
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Đo đúng kĩ thuật
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân, bạn bè các bảng nhân, chia đã học.
*****************************************
CHÍNH TẢ: Nghe- viết: QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi bài Quê hương ruột thịt.
- Tìm và viết được tiếng có âm vần khó oai/oay BT2, viết đúng tiếng có thanh dễ lẫn do
ảnh hưởng của cách phát âm địa phương hỏi/ ngã BT 3b.
- Rèn luyện kỹ năng viết chính tả đúng, đẹp.
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3


- HS viết được bài chính tả theo yêu cầu, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. Tự giác trong học
tập, mạnh dạn tự tin trình bày.
* THGDBVMT: GD HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý
môi trường xung quanh, có ý thức BVMT, có ý thức bảo về môi trường biển, hải đảo.
* Em Kiên viết được các chữ ghép bởi 2 âm có trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động: - HS viết b/c tay xinh, miệt mài, bặm môi, khó ghê.
Việc 1: CTHĐTQ đọc: các nhóm viết
Việc 2: Các nhóm tự kiểm tra lẫn nhau.
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp.
* Đánh giá:
- PP: vấn đáp, tích hợp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
- Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng và đẹp các từ trên, trình bày bảng cẩn thận
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- nêu MT
Hoạt động 1: HĐ cả lớp. Hướng dẫn chính tả
* HĐ cả lớp. Hướng dẫn chính tả ( Giúp đỡ em Kiên)
Việc 1: GV đọc mẫu đoạn cần viết - 1 HS đọc lại
Việc 2: GV đặt câu hỏi - HS trả lời tìm hiểu nội dung đoạn viết.
Việc 3: HS viết từ khó vào bảng con (Chú ý các từ: Chị Sứ, ruột thịt, đã thắm hồng....)
Việc 4: Chia sẻ trước lớp
* Liên hệ- GDBVMT, BĐ
+ Đoạn văn nói đến cảnh vùng nào trên đất nước ta?(vùng biển)
+ Em cần làm gì để bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên và vùng biển nước ta?
* Đánh giá:
- PP: vấn đáp, tích hợp

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
- Tiêu chí đánh giá: HS viết được các từ khó, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu đoạn
viết. Cẩn thận, chăm chú để viết đúng mẩu, biết liên hệ thực tế( để bảo vệ cảnh đẹp
thiên nhiên và vùng biển nước ta: Em cần tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết
kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để
nước rò rỉ. Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt
rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên
thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng
sông, lòng đường, hè phố. Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây
xanh ở nhà cũng như ở trường, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn
và bảo vệ cây xanh nơi công cộng...
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
GV đọc bài - HS nghe - viết bài vào vở ( Giúp đỡ em Kiên)

- Đọc dò
* Đánh giá:
- PP: vấn đáp, viết:
- Kĩ thuật: viết nhận xét, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá: HS trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ, chữ viết đẹp, đúng mẫu, viêt

đúng tốc độ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 : SGK- Trang 78: Tìm 3 từ chứa tiếng có vần oai , 3 từ chứa tiếng có vần oay- HĐ
cá nhân, N4 –NT điều hành
Việc 1: HS viết vào VBT, trả lời miệng
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm trước lớp – Thống nhất kết quả đúng
Bài 3 : SGK- Trang 78: Thi đọc và viết đúng, viết nhanh - NT điều hành
Việc 1: HS đọc và viết vào VBT.
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm trước lớp – Thống nhất kết quả đúng
* Đánh giá:
- PP: vấn đáp, tích hợp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
- Tiêu chí đánh giá: HS đúng 3 từ chứa tiếng có vần oai/oay (bài 2); viết đúng các tiếng
chứa thanh hỏi, ngã (bài 3b), trả lời rõ ràng, mạnh dạn
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà chia sẻ với người thân, bạn bè các qui tắc chính tả.

Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

****************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
SO SÁNH - DẤU CHẤM
I. MỤC TIÊU:

- Biết thêm 1 kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh. (BT1,2); Biết dùng dấu
chấm để ngắt câu trong một đoạn văn(BT3).
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm; tìm hình ảnh so sánh
- Phát triển NL ngôn ngữ, diễn đạt, hợp tác..
* THGDBVMT: Giáo dục hs yêu cảnh thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý
môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
* Em Kiên : Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn(BT3).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Máy chiếu, 6 bảng phụ, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:

- TBVN điều hành lớp hát- múa: “ Hai bàn tay của em”
- Nhận xét tuyên dương.
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài thông qua bài hát - ghi đề bài- HS nhắc đề bài- nêu mục tiêu(màn hình)
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*GV giao việc cho HS, theo dõi, hỗ trợ thêm (Chú ý HS hạn chế kĩ năng, em Kiên)
Bài 1: SGK- trang 79
+ Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
a/ Âm thanh của tiếng mưa được so sánh với âm thanh nào?
b/ Qua sự so sánh trên trên em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
Việc 1: - HS đọc bài và TL nhóm các câu hỏi a,b
Việc 2: - Các nhóm Chia sẻ trước lớp.
Việc 3: - Quan sát tranh và nghe GT rừng cọ, thác nước
* GV Kết luận: BT 1 là kiểu so sánh âm thanh với âm thanh.
*Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp, quan sát.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.

- Tiêu chí: Trả lời được câu hỏi, trình bày to, rõ ràng, hợp tác nhóm tốt.
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

a) Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với tiếng thác, với trận gió.
b) Qua sự so sánh trên em hình dung được tiếng mưa trong rừng cọ rất to, mạnh mẽ, dữ
dội và âm vang đồng loạt
Bài 2: SGK- trang 80
+ Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ và câu văn.
Việc 1: - Làm bảng nhóm (theo mẫu)
Việc 2: NT điều hành nhóm - Chia sẻ trong nhóm

Việc 3: - Cùng nhau chia sẻ trước lớp
* Liên hệ- THGDBVMT
- Những câu văn, câu thơ trên tả cảnh thiên nhiên ở vùng nào trên đất nước ta?
- Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp. Em cần làm gì để bảo vệ những cảnh đẹp đó?
- Đối với trường ta để làm cho cảnh quang sạch đẹp thì chúng ta cần làm gì?
*Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp, quan sát.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng,ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí: Tìm được các âm thanh được so sánh với nhau, trình bày to, rõ ràng, hợp tác
nhóm tốt. Biết liên hệ thực tế bản thân.
a) Âm thanh tiếng suối chảy như âm thanh tiếng đàn cầm bên tai.
b) Âm thanh tiếng suối trong như âm thanh tiếng hát xa.

c) Âm thanh tiếng chim kêu như âm thanh tiếng xóc tiền đồng trong rổ.
Bài 3: Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi chép lại cho đúng chính tả SGK- trang 80 .
Việc 1: - HS ngắt và viết bài . ( Giúp đỡ em Kiên )
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
Việc 3: - Các nhóm Chia sẻ trước lớp.
*Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp, quan sát, viết
- Kĩ thuật: Trình bày miệng,ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết nhận xét
- Tiêu chí: Xác định dúngđoạn văn gồm 5 câu, chấm đúng chỗ và viết hoa chữ cái đầu
câu trình bày to, rõ ràng, hợp tác nhóm tốt, làm bài đúng thời gian.
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Thi đua với bạn nêu nhiều câu có hình ảnh so sánh

TOÁN:

*******************************
Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2018
KIỂM TRA(1tiết)
( Đề và đáp án ở sách TK toán 3 trang 156,157)

**********************************

CHÍNH TẢ: Nghe - viết:
QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, tr/b đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng bài tập
điền tiếng có vần et/oet (BT2) và BT3b)
- Rèn luyện kỹ năng viết chính tả đúng, đẹp
- Giáo dục HS viết cẩn thận
- Rèn cho HS khả năng nghe và viết đúng tốc độ, tự tin khi thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
Rèn NL trình bày văn bản thơ
* Em Kiên: viết được các chữ ghép bởi 2 âm có trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ chép sẵn bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động: TBHT điều hành lớp
Việc 1: Viết bảng con: các từ HS thường hay viết sai: Chị Sứ, ruột thịt
Việc 2: Các nhóm tự kiểm tra lẫn nhau. Báo cáo kết quả
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi, tôn vinh
+ Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng và đẹp các từ đã viết sai ở tiết trước, trình bày bảng
cẩn thận, tự GQVĐ tốt
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- Nêu MT
Hoạt động 1: HĐ cả lớp. Hướng dẫn chính tả
Việc 1: GV đọc mẫu đoạn cần viết- 1 HS đọc lại
Việc 2: GV đặt câu hỏi - HS trả lời
Việc 3: HS viết từ khó vào bảng con Chú ý các từ: khua nước, nghiêng che, mỗi ngày
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương


Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Xuân Thủy

Giáo án lớp 3

* Đánh giá:
- PP: vấn đáp, tích hợp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
- Tiêu chí đánh giá: HS viết được các từ khó, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu đoạn
viết.Tự học, GQVĐ tốt.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* Hoạt động 1 GV nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở...)
Đọc bài HS viết vào vở. Đọc lại soát lỗi. ( Giúp đỡ em Kiên)
* Đánh giá:
- PP: vấn đáp, viết:
- Kĩ thuật: viết nhận xét, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá: HS trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ, chữ viết đẹp, đúng mẫu, viêt
đúng tốc độ.Tự tin, tự GQVĐ tốt.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: SGK Trang 82 .
Việc 1: HS tìm từ et hay oet điền vào chỗ chấm
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm trước lớp – Thống nhất kết quả đúng

GV: Chốt; Bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét
Bài 3b: SGK Trang 82
Việc 1: Viết lời giải câu đố
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm trước lớp – Thống nhất kết quả đúng


- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS điền đúng: Bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem
xét (bài 2); giải đúng câu đố: cỗ, cò (bài 3b), trả lời rõ ràng, mạnh dạn
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà chia sẻ với người thân quy tắc viết chính tả d,gi.

********************************************
Giáo viên: Đỗ Thị Lan Phương

Năm học: 2018 - 2019


×