Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

nghiên cứu điều tra xã hội chuyên ngành tiếng pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.89 KB, 6 trang )

Tên thành viên
Hoàng Thị Quế
Hương
Nguyễn Thị Trúc Linh
Nguyễn Thị Tuyết Mai

Vai trò
Nhóm trưởng
Thư ký
Người đọc lại

MSSV
42.01.703.01
3
42.01.703.04
0

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tươi

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA XÃ HỘI
PROJET COLLECTIF (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU NHÓM)
Sujet de recherche : BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Domaine de recherche: Xã hội nhân văn
Mục lục:
A.
B.
C.
D.
E.

TỒNG QUAN ĐỀ TÀI.


FICHE DE LECTURE (Người thực hiện: Hoàng Thị Quế Hương).
FICHE DE LECTURE (Người thực hiện : Nguyễn Thị Trúc Linh).
FICHE DE LECTURE (Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai).
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
A. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ

1. Description du contexte (Mô tả ngữ cảnh - lý do chọn đề tài)
Quan sát clip />Chúng ta biết bạo lực học đường không phải là vấn đề mới nhưng nó vẫn chưa bao giờ
là hết nóng bỏng vì nó vẫn đang tiếp tục diễn ra hàng ngày hàng giờ trong môi trường học
đường của chúng ta mà đối tượng chính là những em học sinh đang độ tuổi cắp sách đến
trường, là mầm non tương lai của đất nước. Vì những điều ấy mà nhóm mình quyết định
chọn “BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG” làm đề tài nghiên cứu của nhóm.
 Questions de départ:

• Bạo lực học đường là gì ?
• Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là gì?
• Những hệ quả của bạo lực học đường ?


• Phương hướng giải quyết bạo lực học đường ?

2. Notions de base
Ngày nay một số các trường học đặc biệt là các trường THCS hay THPT vẫn thường
xuyên xuất hiện các hiện tượng bạo lực học đường. Chính điều này đã gây ra cho một số học
sinh mắc bệnh trầm cảm hay tệ hơn là có em đã tự tử.
Bạo lực học đường luôn vấn nạn nhức nhối trong môi trường học đường hiện nay, nó
khó có thể ngăn chặn một cách triệt để và gây ra nhiều hệ lụy không lường trước được.
Nếu bạn bất chợt lướt facebook, you tube hoặc các diễn đàn, bạn sẽ thấy không khó
để xem những clip rất “dã man” giữa các nam sinh, nữ sinh. Bạn tức giận, căm phẫn và cả lo
lắng nữa. Bởi bạn cũng có những đứa con, những đứa cháu cũng tầm tuổi đi học và bạn sẽ

làm gì để tình trạng đó không xảy ra với con em mình cũng như những đứa trẻ khác. Nếu
mỗi người, mỗi gia đình đều chung tay góp sức vì một môi trường học đường không bạo lực,
chúng tôi tin rằng tình trạng đó sẽ giảm đi rất nhiều.

B. FICHE DE LECTURE
(Người thực hiện: Hoàng Thị Quế Hương)
a. Référence(source): />
duong-gay-phan-no-nam-2016-20161212083600666.htm
b. Objet du document (une expression): 5 vụ bạo lực học đường gây phẫn nộ năm
2016
c. Mots-clés: bạo lực học đường, bị đánh, đánh hội đồng, tè vào mặt
d. Intérêt pour l’étude du groupe (citation(s)):
Vụ thứ nhất “Cô giáo đánh tím mặt học sinh vì viết sai chính tả”: “Tháng 3/2016, cháu
P.C.T. - học sinh lớp 1, điểm lẻ trường tiểu học xã Phìn Ngan (Bát Xát, Lào Cai) bị cô giáo
T.T.T.Tr. đánh tím mặt mũi trong giờ học do em này viết sai chính tả và viết chậm”.
Vụ thứ hai “Nữ sinh đánh nhau như phim chưởng”: “Rạng sáng 5/10, một video clip
dài gần 1 phút 40 giây xuất hiện trên facebook, trong đó hai nữ sinh bị đánh hội đồng bằng
dép, tát và đối phương dùng chân đạp liên tiếp vào người đối phương như phim hành động”.
Vụ thứ ba “6 nam sinh bị giáo viên đánh chỉ vì một cái ghế gãy”: “Ngày 22/10, mạng
xã hội một lần nữa xôn xao khi một số phụ huynh phản ánh việc con mình bị thầy giáo dạy
chủ nhiệm ở trường Tiểu học - THCS bến Ván (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên - Huế) dùng thước đánh vào đùi và mông bầm tím”.
Vụ thứ tư “Nữ sinh bị đánh hội đồng đến ngất xỉu”: “Tại Thanh Hóa, một đoạn clip
được tung lên mạng xã hội ghi lại cảnh 1 nữ sinh bị 2 bạn nữ khác tát, đá vào mặt khiến cô


gái bất tỉnh tại chỗ. Các học sinh được xác định đang học tại Trường THPT Cẩm Thủy 3
(huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Nguyên nhân ban đầu do nảy sinh mâu thuẫn giữa hai bên”.
Vụ thứ năm “Bị đánh dã man và tè vào mặt vì thiếu 5 nghìn “tô” ”: “Vào ngày 24/10
trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip cho thấy nhóm học sinh gồm 5 em đánh đập một nam

sinh rất dã man khiến em này phải khóc lóc van xin. Chưa hết, một trong số nam sinh kia
còn tè bậy trước mặt nạn nhân khiến nhiều người phẫn nộ”.
e. Idées relevées et réflexions personnelles: Sau khi lướt qua các sự kiện, hàng loạt

cảm xúc và nghi vấn xuất hiện trong đầu tôi là: Tại sao lại có những con người như
vậy? Nguyên nhân là gì? Họ (đối tượng trong bài báo) có từng nghĩ đến những hậu
quả của Bạo lực học đường? Sau khi thực hiện những hành động bạo lực thì họ có hối
hận không? Những người xung quanh có giúp đỡ những nạn nhân trong vụ Bạo lực
học đường,...v...v... Làm sao để ngăn chặn được các vụ Bạo lực diễn ra trong nhà
trường khi mà giáo viên cũng không thể can thiệp đến? Đây quả là một câu hỏi hốc
búa mà đến giờ chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
f. Points à retenir du document: Hiện nay, Bạo lực học đường là vấn đề thực sự cấp

bách. Nó ảnh hưởng rất lớn đến thể xác và tinh thần của học sinh. Nó gây ra những
hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà không ai có thể lường trước được. Nhìn sơ qua
những dẫn chứng trên, ta có thể thấy dù ở độ tuổi nào, dù là nam hay nữ, dù là giáo
viên hay học sinh thì cũng không tránh khỏi liên can đến Bạo lực học đường.
C. FICHE DE LECTURE
(Người thực hiện : Nguyễn Thị Trúc Linh)
a. Référence (source) : Mỹ Hà - />
luc-hoc-duong-gay-phan-no-nam-2016-20161212083600666.htm
b. Objet du document (une expression): 5 vụ bạo lực học đường gây phẫn nộ năm
2016 – bạo lực học đường vấn nạn vẫn còn nhức nhối trong môi trường trường học.
c. Mots-clés: bạo lực, học đường, đánh bạn, đánh hội đồng, nữ sinh, giáo viên.
d. Intérêt pour l’étude du groupe (citation(s)): câu trích dẫn có thể sử dụng minh họa
cho vấn đề nghiên cứu của nhóm:
Tháng 3/2016, cháu P.C.T. - học sinh lớp 1, điểm lẻ trường tiểu học xã Phìn Ngan
(Bát Xát, Lào Cai) bị cô giáo T.T.T.Tr. đánh tím mặt mũi trong giờ học do em này viết sai
chính tả và viết chậm khiến dư luận rất bức xúc.
Rạng sáng 5/10, một video clip dài gần 1 phút 40 giây xuất hiện trên facebook, trong

đó hai nữ sinh bị đánh hội đồng bằng dép, tát và đối phương dùng chân đạp liên tiếp vào
người đối phương như phim hành động.


Ngày 22/10, mạng xã hội một lần nữa xôn xao khi một số phụ huynh phản ánh việc
con mình bị thầy giáo dạy chủ nhiệm ở trường Tiểu học - THCS bến Ván (xã Lộc Bổn,
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) dùng thước đánh vào đùi và mông bầm tím.
Tại Thanh Hóa, một đoạn clip được tung lên mạng xã hội ghi lại cảnh 1 nữ sinh bị 2
bạn nữ khác tát, đá vào mặt khiến cô gái bất tỉnh tại chỗ. Các học sinh được xác định đang
học tại Trường THPT Cẩm Thủy 3 (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Nguyên nhân ban đầu do
nảy sinh mâu thuẫn giữa hai bên.
e. Idées relevées et réflexions personnelles:

Từ những hiện tượng mà tác giả bài báo đã đưa ra cho thấy một thực trạng đó
chính là bạo lực học đường đang diễn ra từng ngày từng giờ xung quanh chúng ta, là
một vấn đề nhức nhối gây bức xúc dư luận và tôi đồng ý với điều ấy. Đối tượng ở đây
không chỉ là học sinh với học sinh mà thậm chí còn là giáo viên đối với học sinh. Tại
sao lại có những hành động như vậy ? thật không dám nghĩ đến nếu điều đó xảy đến
với con em chúng ta thì kinh khủng đến thế nào. Không chỉ mỗi “ 5 vụ việc bạo lực
học đường “ mà bài báo đã nêu ra, đó chỉ là những vụ việc nổi cộm những vụ việc
tiêu biểu nhưng đằng sau đó là cả trăm cả nghìn vụ bạo lực học đường đã và đang tiếp
tục diễn ra mà ta chưa hay biết điều đó.
f. Points à retenir du document:
Bài viết chỉ nêu lên ‘ 5 vụ viêc bạo lực học đường nổi cộm năm 2016’ nhưng
để cho ta thấy được rằng vấn nạn bạo lực học đường vẫn đang diễn ra đối với con em
chúng ta, không chỉ là 5 vụ mà là cả trăm nghìn vụ. Đưa lên mặt báo để ta lưu ý, để ta
hiểu được rằng các em vẫn còn đang ở độ tuổi phát triển về mặt tâm sinh lý, sẽ có
những thay đổi chuyển biến trong suy nghĩ của các em là điều không tránh khỏi vì
vậy phải quan tâm đến các em nhiều hơn không nên ngoảnh mặt làm ngơ, định hướng
cho suy nghĩ của các em một cách đúng đắn và hơn thế nữa đó chính là dạy các em

phải biết tự bảo vệ bản thân mình.
D. FICHE DE LECTURE
(Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai)
a. Référence: Quang Anh / Gia Đình & Xã Hội, - 23/10/2016
b. Objet du document (une expression): Vì sao ngày càng xuất hiện nhiều clip nữ sinh

đánh nhau
c. Mots clés: nữ sinh đánh nhau
d. Interêt pour l’étude effectuée:


“Trong clip, một nữ sinh đã bị hai nữ sinh khác “hội đồng” trong sự kháng cự
yếu ớt. Hai nữ sinh đánh bạn luôn nhằm vào đầu để đánh, tát, giật tóc, xung quanh là
rất nhiều học sinh đứng ngoài cổ vũ, reo hò.
“Clip đánh nhau đa phần là nữ sinh”.
“Lý do để học sinh, nhất là nữ sinh đánh nhau cũng khá đơn giản, rất trẻ con
như: “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông, đả kích nhau trên
Facebook…”
“Tuy nhiên, nguyên nhân của những vụ bạo lực, cũng cho thấy có sự xuất phát
từ một thực tế đáng báo động hiện nay đó là học sinh dễ dãi trong tình yêu, yêu quá
sớm, thích thể hiện, sống “ảo” trên mạng xã hội, ảnh hưởng từ phim ảnh...”
e. Idées relerées et réflexions:

Ngày nay, bạo lực học đường đặc biệt là đối với nữ sinh đang trở thành một
trong những vấn đề đang được dư luận quan tâm. Đi cùng với thực trạng này là những
nguyên nhân sâu xa và cần có biện pháp khắc phục kịp thời. Ở lứa tuổi này các em
phải trải qua những giai đoạn tâm sinh lý phức tạp. Chính vì thế, chỉ một mẫu thuẫn
nhỏ với bạn bè cũng khiến các em nhạy cảm và thực hiện những hành vi bồng bột.
Bên cạnh đó cũng có một số em thiếu sự quan tâm của gia đình hay gia đình bất hòa,
bạo lực làm ảnh hưởng đến tâm lý của các em. Đặc biệt với sự phát triển của khoa

học công nghệ, internet với nhiều hình ảnh, video clip không lành mạnh đã tác động
xấu đến nhân cách của các em. Trong giai đoạn này các em dễ bị ảnh hưởng bởi bạn
bè và trào lưu không lành mạnh đồng thời nhà trường cũng chưa có nhiều hoạt động
giáo dục, tư vấn tâm sinh lý cho học sinh khiến các em không có cơ hội để chia sẻ
những tâm sự của mình. Vì thế để ngăn chặn hiện trạng này cần có sự quan tâm kết
hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
f. Points à retenir du document:

Qua bài báo này ta có thể thấy một thực trạng thật đáng buồn đó là bạo lực học
đường vẫn thường xuyên xảy ra xung quanh chúng ta và đang có chiều hướng gia
tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối
khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Do đó, chúng ta cần có những
biện pháp để ngăn chặn vấn đề bạo lực xảy ra trong học đường. Bởi lẽ, nhà trường là
nơi học sinh học tập, vui chơi và hoàn thiện nhân cách của mình để sau khi rời ghế
nhà trường các em sẽ trở thành người công dân tốt giúp ích cho xã hội.
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO


CHU Mộng Long, 2016, Bạo lực học đường: Một góc nhìn khác,Vietnamnet
( />XUÂN Phương, 2016, Bạo lực học đường: Đừng bao giờ 'bỏ rơi' con em mình!, Diễn
đàn của Hội Thanh niên Việt Nam ( />


×