THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phổ cập bơi
cho học sinh khối 10 trường .........................
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn bơi lội
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng năm 2017 đến tháng năm 2018
4. Tác giả:
Họ và tên
: ..................
Năm sinh
: 1986
Nơi thường trú
:
Trình độ chuyên môn : Cử nhân sư phạm TDTT Bắc Ninh
Chức vụ công tác : Giáo viên
Nơi làm việc
: Trường .........................
Địa chỉ liên hệ
:
Điện thoại
:
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị
: Trường .........................
Địa chỉ
:
Điện thoại
:
I/ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
TDTT là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp thành tựu xã hội
trong sự nghiệp sáng tạo và vận dụng những biện pháp chuyên môn để điều
khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ đích nhằm nâng cao
sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Bơi lội là một trong những môn thể thao có tính
thực dụng lớn và được xác định là một trong những môn thể thao trọng điểm của
thể thao việt Nam.
Ngoài ra bơi lội còn là một môn thể thao có tính quần chúng cao, dễ tập
luyện và đặc biệt rất phù hợp phát triển ở nhưng nơi có nhiều sông, biển như
tỉnh Nam Định.Tuy nhiên công tác phổ cập bơi cho trẻ ở Nam Định chưa thực
sự được quan tâm, mà trên thực tế hiện nay công tác phổ cập bơi cho học sinh
trên địa bàn tỉnh còn mang tính ươc lượng và tự phát mà chưa có những kế
hoạch cụ thể nội dung phổ cập chưa thu hút được đông đảo hoc sinh tích cực
tham gia tập luyện. Vì vậy hiệu quả phổ cập đạt hiệu quả thấp. Muốn có phương
pháp phổ cập tốt thu hút được sự ham thích của học sinh phải được thực nghiêm
trên học sinh sau đó sử dụng phương pháp phân tích số liệu thống kê giúp ta có
được kết quả thu được chính xác, nhanh chóng và tin cậy.
1.1. Khái niệm về bơi lội
Bơi lội là một môn thể thao dưới nước do tác dụng của sự vận động toàn
thân, đặc biệt là vận động của chân, tay mà người bơi có thể vượt qua được
những quãng đường dưới nước với những tốc độ nhất định.
Nhờ yếu tố cơ bản của như lực đẩy từ dưới nước lên, lực cản, lực nâng….
Nên người bơi có thể vận động trên mặt nước để tiến về phía trước bằng những
kiểu bơi khác nhau.Nước là môi trường lỏng so với không khí, có độ đậm đặc
gấp 800l, do đó vận động trong nước là vận động trong môi trường xa lạ với con
người. Khi bơi con người phải nằm ngang trên mặt nước để giảm lực cản. Vì
vậy môn bơi khác với những môn thể thao trên cạn khác.
Tính chất cơ bản của môn bơi là vận động có chu kỳ, động tác được lặp đi
lặp lại nhiều lần trên 1 cự ly để tạo ra lực tiến đưa cơ thể tiến về phía trước.
Bơi lội là một môn thể thao quần chúng với mục đích phát triển sức khỏe,
vui chơi giải trí, nâng cao khả năng sản xuất, học tập và chiến đấu của con
người.
Nội dung của môn bơi chia thành 3 nội dung là : + Bơi thể thao
+ Bơi thực dụng
+ Bơi nghệ thuật
1.2. Tác dụng khi hoạt động môn bơi lội
Bơi lội có ý nghĩa rất quan trọng với con người bởi nó phù hợp với tất cả
mọi lứa tuổi để rèn luyện sức khỏe, dẻo dai và sức bền của tất cả các nhóm
cơ.Hoạt đông bơi lội giúp cơ thể nhanh chóng đốt cháy năng lượng.
Tùy vào cách bơi khác nhau mà các nhóm cơ được vận động với cường
độ khác nhau. Thông thường khi bơi các nhóm cơ được hoạt động chính đó là :
cơ đùi, cơ bụng, gối và các dây chằng .Bơi lội còn có tác dụng trong việc phọng
và trị một số loại bệnh như: bệnh béo phì, bệnh viêm khớp ở người già, tốt cho
hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, mất ngủ hay suy nhược thần kinh,tĩnh mạch.
1.3. Ý nghĩa của hoạt động bơi lội
1.3. 1. Ý nghĩa trong việc phát triển thể chất
Khi bơi cơ thể nằm ngang dưới áp lực của nước máu luu thông rễ
dàng hơn, hơn nữa khi bơi tần số mạch tăng cao sẽ làm luu lượng máu tăng.
Nừu tập bơi thường xuyên và lâu dài, thể tích tim to lên sẽ làm cho tim co bóp
mạnh hơn, thành cơ tim dầy lên, tính đàn hồi tốt hơn, tần số mạch yên tĩnh giảm
chậm. Cụ thể mạch yên tĩnh của VĐV là 40 – 60l/p, của người thường là 70 –
80l/p.
Bơi lội là môn thể thao giúp các em học sinh phát triển thể trạng và rèn
luyện ý chí, lòng dũng cảm, tinh thần vượt khó, tinh thần đồng đội, ý thức tổ
chức kỷ luật và những phẩm chất tâm lý khác .
Bơi lội là hoạt động có lợi cho những người câm điếc và khuyết tật
khác.Đối với những người có thể trạng nhỏ, gầy yếu và những người mắc các
bệnh mãn tính khác nhau tập luyện bơi lội sẽ là biện pháp chữa bệnh có hiệu quả
1.3.2. Ý nghĩa thực dụng của bơi lội
Bơi lội có ý nghĩa thực dụng cao trong lao động sản xuất và trong xây
dựng. Rất nhiều những công trình xây dựng dưới nước, phòng chống bão lũ,
giao thông trên biển … đều đòi hỏi con người phải nắm chắc kỹ thuật bơi để
khắc phục trở ngại của nước , hoàn thành nhiệm vụ. Biết bơi có ý nghĩa lớn với
việc tự cứu mình và cứu người khác khi gặp sự cơ về nước.
Ngoài ra trong quốc phòng bơi lội là một hoạt động huấn luyện quân sự
cho bộ đội và dân quân tự vệ. Các chiến sỹ trong quân đội tập luyện bơi lội rèn
luyện tinh thần dũng cảm, sức chịu đựng gian khổ, góp phần bảo vệ Tổ quốc Xã
hội chủ nghĩa.
1.3. 3. Ý nghĩa thi đấu
Bơi lội là một môn thể thao cơ bản, là một trong 3 môn có nhiều bộ huy
chương nhất các đại hội TDTT ở khu vực, châu lục và Thế giới với 34 bộ huy
chương và nó có số bộ huy chương đứng sau môn điền kinh. Trong những năm
gần đây những cuộc thi đấu lớn ngày càng nhiều. Ngoài Thế vận hội - Olympic
còn có các cuộc thi đấu lớn như: đại hội TDTT châu lục, đại hội TDTT khu vực,
đại hội TDTT sinh viên, đại hội TDTT quốc gia. Những hoạt động này không
chỉ là động lực nâng cao thành tích mà còn là chiếc cầu hữu nghị nối liền các
dân tộc. Vì vậy môn bơi lội không ngừng nâng cao thành tích bởi nó có ý nghĩa
góp phần nâng cao vị thế TDTT, vị thế chính trị của nước ta trong khu vực và
thể giới.
1.3.4. Ý nghĩa của công tác phổ cập bơi
Hàng năm cứ vào thời điểm nghỉ hè là thời điểm thu hút nhu cầu vui chơi
giải trí, đặc biệt là hoạt động bơi của tre em tăng cao do thời tiết tiết nắng nóng.
Tuy nhiên cùng với nhu cầu trên là những mối nguy hiểm luôn rình rập tính
mạng của trẻ. Do vậy công tác phổ cập bơi có ý nghĩa quan trọng và bắt buộc
như một môn học trong các nhà trường để trang bị cho trẻ thêm kỹ năng sống
khi gặp trường hợp nguy cấp.
Tình trạng trẻ không biết bơi, thiếu các kĩ năng kiến thức về sự an toàn
khi đi tắm biển, sông, suối, ao, hồ cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra
tai nạn đuối nước ở trẻ.Từ đó chúng ta cần sớm có biện pháp để nâng cao chất
lượng của công tác phổ cập bơi cho học sinh
Thực trạng phổ cập bơi trong trường ......................... :
Theo thống kê của tổ chức quỹ Nhi đồng liên hợp quốc tại Việt Nam
(UNICEP).Trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ bị đuối
nước, vào tháng nghỉ hè tỉ lệ này càng tăng cao. Nhằm góp phần đẩy lùi nạn
đuối nước, trường ......................... là đơn vị trường học đầu tiên của tỉnh Nam
Định đã triển khai kế hoạch phổ cập bơi cho học sinh từ năm học 2010 -2011,
nhằm giúp học sinh có thêm kĩ năng phòng bị cho bản thân khi gặp nạn.Việc học
bơi sẽ giúp học sinh rèn luyện được sức khỏe, có kĩ năng trong cuộc sống, sự tự
tin hòa nhập với tập thể, cộng đồng và quan trọng hơn cả là giảm bớt được thời
gian vào các trò chơi điện tử, điện thoại laptop và Ipad có hại tới sức khỏe.
Trong cuộc sống không ai biết trước được sự cố xảy đến với mình lúc nào.
Chẳng may bị ngã xuống nước trong hoàn cảnh nào đó dù chỉ là hố nước nếu
không biết bơi sẽ rất nguy cho tính mạng.Vì vậy biết bơi sẽ giúp các em tránh
được rủi do khi tham gia vui chơi hay đi du lịch cùng bạn bè và gia đình.
Xuất phát từ những lợi của việc học bơi mang lại, hiện nay nhiều trường
trên địa bàn Tỉnh Nam Định đã tiến hành phổ cập bơi cho học sinh tuy nhiên
việc phổ cập chưa được sự quan tâm, sự kém nhiệt tình của các em học sinh
trong việc học tập môn thể thao này biểu hiện là trong thời gian học rất hời hợt,
không tích cực chỉ tham gia cho hết thời gian quy định, vì vậy việc phổ cập
không mang lại hiệu quả cho học sinh trường ......................... nói chung và học
sinh khối 10 nói riêng.
Với những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng công tác
phổ cập bơi cho hoc sinh
khối 10
Trường .........................”
II/ MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1/ Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước về công tác Giáo dục thể
chất (GDTC) trong nhà trường các cấp.
GDTC trong nhà trường là một bộ phận không thể thiếu được của nền giáo
dục Xã hội chủ nghĩa. GDTC có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện cá tính,
nhân cách, những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện thể chất của học sinh nhằm
đào tạo con người phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước giữ vững an ninh quốc phòng.
Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu của GDTC trong nhà trường các cấp là
gắn liền và góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần
nghị quyết Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, nhằm nâng cao dân
trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức
và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác GDTC, coi như một mặt
trong mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường Xã hội chủ nghĩa. GDTC trong
nhà trường các cấp, còn giữ vị trí quan trọng và then chốt trong chiến lược phát
triển sự nghiệp TDTT.
GDTC là bộ phận hữu cơ của mục tiêu Giáo dục và Đào tạo, đồng thời là
bộ phận quan trọng của nền Giáo dục Việt Nam. GDTC trong trường học, đang
cùng với thể thao thành tích cao, thể thao cho mọi người và các bộ phận thể dục
thể thao khác, đảm bảo cho nền thể dục thể thao phát triển cân đối và đồng bộ,
góp phần thực hiện kế hoạch củng cố, xây dựng và phát triển TDTT Việt Nam.
Có thể thấy rằng lĩnh vực GDTC trong trường học nói chung và GDTC
trong các trường THPT nói riêng, đã và đang thu hút sự chú ý quan tâm nghiên
cứu của các nhà giáo dục về chuyên môn.
1.2.
1.3.
Mục tiêu của công tác GDTC cho học sinh phổ thông.
Mục tiêu của công tác GDTC, sức khoẻ cho học sinh phổ thông
trong thời gian tới là:
- Góp phần phát triển hài hoà thể chất, sức khoẻ nâng cao thể lực, bồi
dưỡng năng lực và kỹ năng vận động nhằm tăng cường hiệu quả học tập, lao
động và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam.
- Góp phần tạo dựng cuộc sống văn hoá, tinh thần lành mạnh, hạn chế các
tệ nạn xã hội, đào tạo và bồi dưỡng tài năng TDTT cho đất nước.
Phấn đấu đưa việc dạy học thể dục nội khóa vào nề nếp và có hiệu quả
trong nhà trường phổ thông.
- Tăng cường rèn luyện thể chất và đẩy mạnh công tác y tế học đường, giáo
dục sức khoẻ và vệ sinh môi trường nhằm tích cực tạo điều kiện nâng cao sức
khoẻ cho học sinh.
- Giáo dục và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phát hiện tài năng và phấn
đấu nâng cao một bước thành tích thể thao học sinh phổ thông.
GDTC là một trong năm mặt giáo dục toàn diện cho học sinh. Mặt khác,
bản thân GDTC đã bao hàm các nội dung của giáo dục toàn diện, bởi vậy công
tác GDTC trong nhà trường các cấp phải hướng vào thực hiện các nhiệm vụ
chính sau:
- Góp phần phát triển đúng đắn thể chất và củng cố sức khoẻ.
- Phát triển tố chất thể lực.
- Hình thành hứng thú bền vững và nhu cầu luyện tập một cách có hệ
thống.
Tuổi học sinh phổ thông vốn có những nét đặc thù, vì vậy trong việc chăm
sóc và giáo dục học sinh nói chung cũng như trong GDTC nói riêng cho lứa tuổi
này cần có những đặc trưng riêng: Học tập, vui chơi và vận động là hoạt động
chủ đạo. Đó là những nhu cầu không thể thiếu được của học sinh phổ thông. Do
vậy trong nội dung GDTC cho học sinh phổ thông cần ưu tiên trước hết cho các
bài tập phát triển chung, bài tập phát triển sức bền, điền kinh (chạy, nhảy), các
bài tập trò chơi vận động và một số môn thể thao như: Bóng đá, bóng bàn, bóng
rổ, cầu lông, đá cầu,...
1.4. Công tác GDTC trong nhà trường THPT hiện nay.
1.3.1. Nội dung chương trình môn học thể dục của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Có thể nói, từ lâu công tác GDTC trong nhà trường phổ thông đã trở thành
mối quan tâm của Đảng, Nhà nước ta. Điều 20 của luật TDTT ghi rõ: “GDTC là
môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ
năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động,
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường”. Trên thực tế,
cán bộ ban ngành cùng các nhà trường đã tích cực xây dựng cơ sở vật chất,
chuẩn hoá đội ngũ giáo viên thể dục, đưa việc nâng cao sức khoẻ, thể lực của
học sinh trở thành mục tiêu quan trọng, xuyên suốt từ bậc tiểu học đến hết
THPT. Theo quy định hiện nay đối với bậc THPT, môn thể dục có thời lượng là
02 tiết/tuần, mỗi tiết 45 phút, tổng cộng số thời gian là 70 tiết/năm học cho mỗi
khối.
1.3.2
Thực trạng công tác GDTC của các trường THPT tỉnh Nam
Định.
1.3.2.1. Thực hiện nội dung chương trình dạy học.
Trong những năm qua các trường THPT tỉnh Nam Định thực hiện nghiêm
túc quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo về phân phối chương trình môn thể dục.
Đội ngũ giáo viên TDTT thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nâng cao
kiến thức để phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy, đã từng bước đáp ứng được yêu
cầu về chuyên môn nghiệp vụ.
Đến nay các nhà trường thực hiện tốt chương trình GDTC chính khoá có nề
nếp theo quy định; thường xuyên có hoạt động TDTT ngoại khoá có nề nếp nhất
là tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao không những cho học sinh mà còn cho
cả đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên trong nhà trường.
Hình thức tổ chức và nội dung tập luyện TDTT của học sinh ngày càng đa
dạng và dần đi vào nề nếp. Trong đó các sinh hoạt dưới hình thức nhóm TDTT
có tổ chức, có người hướng dẫn ngày càng được phát triển.
Công tác chỉ đạo điều hành tiếp tục được tăng cường, sát với thực tế, thể
hiện ở việc lãnh đạo các nhà trường thường xuyên kiểm tra giờ dạy của giáo
viên, dự giờ, rút kinh nghiệm, kiểm tra hồ sơ giáo án… đồng thời luôn cập nhật,
quán triệt
các văn bản về công tác GDTC và hoạt động TDTT trường học nhằm lực lượng
giáo viên chủ động trong công tác chuyên môn.
1.3.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ GDTC nói chung
và phục vụ học tập môn Bơi lội nói riêng ở các trường THPT tỉnh Nam Định.
Muốn công tác GDTC phát triển thì hai yếu tố cần chú trọng là: Đội ngũ giáo
viên chuyên môn và cơ sở vật chất, dụng cụ trang thiết bị phục vụ cho việc học
tập môn học thể dục phải được quan tâm đầu tư một cách đầy đủ, có hệ thống.
Cơ sở vật chất, dụng cụ trang thiết bị là điều kiện cần thiết để tiến hành một giờ
học TDTT, là công cụ để giáo viên truyền thụ và học sinh tiếp thu kiến thức dễ
dàng hơn. Thực tế hiện nay cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đã được đầu tư,
có sân tập điền kinh, có thể đáp ứng nhu cầu luyện tập và thi đấu một số môn thể
thao. Tuy nhiên một số cơ sở vật chất khác lại chưa được đầy đủ như: Nhiều
trường không có nhà tập đa năng, sân điền kinh không đủ tiêu chuẩn để tập
luyện, chưa có sân bóng rổ, bãi dụng cụ xà đơn, xà kép. Đặc biệt là chưa có một
trường học nào trong tỉnh Nam Định có BỂ BƠI . Như vậy có thể nói cơ sở vật
chất, dụng cụ trang thiết bị luyện tập môn BƠI của các trường THPT tỉnh Nam
Định chưa có gì
2. Các giải pháp trọng tâm trong sáng kiến
2.1. Phương pháp phổ cập bơi
2.1.1. Khái niệm phổ cập
Phương pháp phổ cập là việc tổ chức dạy học cho số lượng đông đảo dân
số trong xã hội ở một độ tuổi nhất định nào đó về trình độ môn học nào đó mà
pháp luật quy định đối tượng đó phải thi hành.
2.1.2. Mục đích của công tác phổ cập bơi
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể, nhà
trường gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc ngăn ngữa nạn đuối nước và tai
nạn giao thông đường bộ, nâng cao kiến thức kỹ năng về phòng chông tai nạn,
thương tích và đuối nước cho học sinh, thông qua các hoạt động truyền thông
giáo dục, xây dựng môi trường sống an toàn trong gia đình, trường học và cộng
đồng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Phổ cập bơi nhằm trang bị kỹ năng cơ bản cho học sinh, kỹ năng sơ cấp
cứu và kỹ năng an toàn dưới nước và cacgs sử lý khi gặp các tình huống nguy
hiểm khi gặp nạn dưới nước.
2.1.3. Các phương pháp dạy kỹ thuật bơi
Trong môn bơi thì trình tự để dạy hoàn thiện một kiểu bơi gồm có các
bước cơ bản như: động tác chân, động tác tay, động tác thở và động tác phối
hợp.
I.1.3.1. Các bước dạy một kỹ thuật bơi.
* Bài tập mô phỏng trên cạn
Là các bài tập mô phỏng động tác do giáo viên hướng dẫn giúp học sinh
quan sát kỹ thuật động tác và tập theo sự giúp đỡ của giáo viên đã làm mẫu,
phân tích động tác kỹ thuật tỉ mỉ và phân chia cụ thể để các em nắm được kỹ
thuật cơ bản thông qua phương pháp trực quan, làm mẫu động tác, học sinh có
thể tập theo nhip vỗ tay do giáo viên đã phân chia giai đoạn động tác, để khi các
em xuống nước các em đã phần nào định hình được động tác giúp các em tiến
hành việc tập luyện rễ dàng hơn và hiệu quả .
* Bài tập dưới nước.
Sau khi đã được tập thuần thục các kỹ thuật trên cạn các em học sinh
được tiếp xúc với nước .trước tiên các em sẽ được làm quen với nước bằng các
bài tập vui chơi kết hợp với tập luyện để các em quên đi cảm giác lo lăng sợ hãi
bị uống nước hay bị chìm.sau khi các em đã có cảm giác với nước cũng là khi
các em bắt đầu thực hiện các bài tập đã học trên cạn như; Động tác thở là yêu
cầu đầu tiên để làm quen, sau đó là các bước thực hiện một kỹ thuật bơi gồm tập
nổi, bài tập kỹ thuật chân, bài tập kỹ thuật tay, bài tập phối hợp tay chân và cuối
cùng là phối hợp toàn thân.
2.1.3.2. Những lưu ý khi dạy một kỹ thuật bơi
* Đối với động tác chân
Động tác chân và tay là bộ phận có tác dụng quan trọng trong việc giữ
thăng bằng cho cơ thể và tạo hình dáng lướt nước.Vì vậy khi tập luyện cần chú ý
tập đúng kỹ thuật.
* Đối với động tác tay
Động tác tay là có tác dụng quan trọng để tạo ra lực tiến, bước đầu khi mới
tập có thể phân chia động tác tay thành 6 nhip ( vào nước, ôm nước, kéo nước,
đẩy nước,rút tay,và vung tay), sau đó chuyển sang 4 nhip( vào nước, ôm nước,
đẩy nước và vung tay).Ban đầu tiến hành tập một tay một khi thuần thục tập đổi
2 tay quạt luôn phiên.
* Đối với động tác thở
Khi dạy động tác thở là khi người tập đã thuần thục kỹ thuật tay và chân,
người tập đã có thể tự nín thở để tập riêng biệt một động tác tay hay một động
tác chân.Nhưng khi dạy kỹ thuật riêng lẻ tay hay chân đã phải tiến hành dạy xen
kẽ kỹ thuật thở để các em quen với nhip thở khi vào phố hợp dạy kỹ thuật tay
thở hoặc chân thở các em không bị lỡ nhịp gây sặc nước dẫn đến cảm giác sợ
hãi.
* Đối với kỹ thuật phối hợp hoàn chỉnh
Khi các em đã thành thạo các kỹ thuật tay, chân,và kỹ thuật phối hợp tay
chân. Trên cơ sỏ đó để các em phối hợp hoàn chỉnh động tác trước tiên để các
em tập nín thở bơi phối hợp hoàn thiện.sau đó cho các em tập thở theo khả năng
của mình khi có nhu cầu trong khi bơi,chưa yêu cầu đúng kỹ thuật sau đó tăng
dần số lần thở khi phối hợp động tác và hoàn thiện kỹ thuật.
* Lưu ý chung: Khi tiến hành dạy kỹ thuật của một kiểu bơi nào đó thì
nền dậy kỹ thuật trườn sấp trước vì nó sẽ là nền tảng cho các kỹ thuật còn lại.
2.1.4. Nội dung và các giải pháp thực hiện công tác phổ cập bơi
2.1.4.1. Mục đích của công tác phổ cập bơi
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và các kiến thức phòng chống
tai nạn đuối nước cho học sinh.
Quán triệt và triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
thực hiện nhệm vụ phổ cập bơi cho học sinh , đồng thời nâng cao nhận thức
trách nhiệm của giáo viên, nhân viên, gia đình và xã hội trong việc thực hiện
hiệu quả các giải pháp phổ cập bơi.
Tăng cường đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh,
giúp các em nâng cao sức khỏe,hoàn thiện kỹ năng sống để trẻ tự bảo vệ mình
và phòng chống đuối nước.
2.1.4.2.Yêu cầu của công tác phổ cập bơi
Đảm bảo tính thiết thực an toàn và hiệu quả
- Ban giám hiệu trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp hợp lý về
thời gian giữa việc học văn hóa và hoạt động ngoại khóa, phối hợp với
các trung tâm thể thao trong địa bàn tỉnh có cơ sở vật chất đảm bảo quy
định về an toàn để tổ chức các lớp phổ cập bơi.
- Phấn đấu mỗi khóa sau khi thực hiện công tác phổ cập bơi tại các trung
tâm đạt 100% học sinh tham gia, sau thời gian tập luyện đạt khoảng
80% tổng số học sinh tham gia đạt kết quả tốt.Công tác phổ cập thực
hiện theo phương châm an toàn và hiệu quả.
2.2. Các hình thức thực hiện
2.2.1. Đối với nhà trường( ban giám hiệu)
Triển khai kế hoạch thực hiện công tác phổ cập bơi. Thành lập ban chỉ
đạo công tác phổ cập cho học sinh toàn trường trong giai đoạn 2017- 2020.
Chỉ đạo việc khảo sát số lượng học sinh biết bơi và chưa biết bơi trong nhà
trường.
Tạo điều kiện thuận lợi, sắp xếp hợp lý về giời gian giữa việc học văn hóa
và hoạt động ngoại khóa.
Phối hợp với trung tâm TDTT tỉnh, các tổ chức cá nhân kịp thời tổ chức
kiểm tra đánh giá khi kết thúc khóa học.
Phân công giáo viên tham gia tổ chức trương trình phổ cập của nhà trường,
giáo viên tham gia quản lý học sinh tại bể bơi, bàn giao học sinh cho hướng dẫn
viên tại bể bơi và quản lý các em trong thời gian các em học.
Thống kê, cập nhật thông tin kịp thời , chính xác số lượng học sinh tham
gia trong mỗi ca bơi, kiểm tra đánh giá kết quả số học sinh đạt yêu cầu, không
đạt yêu cầu phổ cập qua mỗi lần kiểm tra. Lưu giữ đầy đủ số học sinh về thực
hiện công tác phổ cập phòng chống đuối nước.
2.2.2. Đối với tổ giáo viên Giáo dục thể chất
* Triển khai, quán triệt, tuyên truyền vận động rộng rãi đến học sinh nhằm
giúp các em nhận thức hơn về mục tiêu và lợi ích của công tác phổ cập bơi
phòng chống đuối nước.
2.2.3. Giáo viên chủ nhiệm
Tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh hiểu được ý nghĩa của việc phổ
cập bơi cho học sinh và đăng ký cho con em mình tham gia tích cực và hiệu
quả.
Vận động phụ huynh phối hợp với nhà trường, động viên các em học sinh
tham gia tích cực.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Hình thức thực hiện
Tổ chức và tiến hành thực hiện việc tập luyện cho học sinh luyện
tập các kỹ thuật bơi nhằm nâng cao kỹ năng sinh tồn trong môi trường nước.
Điều tra, khảo sát thực trạng học sinh đang học tại trường số lượng
biết bơi và chưa biết bơi.
Tổ chức các lớp bơi cho học sinh, thời điểm trong năm là học và
cao điểm là các tháng hè từ tháng 5 đến tháng 8 hang năm.
Xây dựng nội dựng nội dụng chương trình phổ cập cụ thể, phối hợp
liên hệ với những hồ bơi trong tỉnh để thuận tiện cho việc di chuyển đến địa
điểm tập luyện cho học sinh.
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác phổ cập bơi vào cuối đợt
thời gian khi kết thúc đợt học phổ cập
2.3.2.Nội dung cần phổ cập
Việc phổ cập bơi cho học sinh ở các trường THPT được tiến hành
thực hiện trong 2 gia i đoạn.
* Giai đoạn 1.
Tiến hành phổ cập cho học sinh khối 10 vào thời gian đầu năm trước khi
khai giảng năm học mới, vào khảng thời gian tháng 8, với nội dung tập là: Kỹ
thuật bơi trườn sấp
Sau khi phổ cập yêu cầu học sinh phải đạt được yêu cầu về mặt kỹ thuật
bơi cũng như quãng đường bơi do giáo viên hướng dẫn phổ cập yêu cầu mới đạt
tiêu chuẩn.
* Giai đoạn 2.
Tiến hành phổ cập cho học sinh 2 khối 10 lên 11 và 11 lên 12 vào thời gian
cuối năm, sau khi kết thúc ki thi cuối năm, vào khoảng thời gian đầu tháng 5,
với nội dung phổ cập là : Củng cố kỹ thuật trườn sấp và học kỹ thuật mới là bơi
ếch.
Để đánh giá học sinh đạt tiêu chuẩn phổ cập hay chưa chúng ta dựa
trên những tiêu chí kỹ thuật chung như sau :
+ Độ nổi
+ Độ lướt
+ Kỹ thuật tay
+ Kỹ thuật chân
+ Kỹ thuật phối hợp tay chân
+ Kỹ thuật phối hợp tay thở
+ Kỹ thuật hoàn thiện kỹ thuật một kiểu bơi
3. Nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ đánh giá thực trạng phong trào phổ cập bơi tại
trường ......................... Nam Định
Công tác phổ cập bơi tại các trường THTP .................. đã được tổ chức từ
năm 2010, có 99% học sinh đã được dạy bơi mỗi năm học một đợt, thời gian học
bơi phù hợp với việc học tập của học sinh, điều kiện thời tiết (Đầu và cuối năm
học)
Sau thời gian thực hiện chương trình phổ cập trên địa bàn tỉnh bên cạnh
nhưng kết quả đạt được thì cũng gặp không ít những khó khăn. Khó khăn nhất
về phía phụ huynh học sinh, bước đầu không được sự ủng hộ nhiệt tình của cha
mẹ học sinh, nhưng qua thời gian việc tuyên truyền, vận động và hiểu quả thiết
thực của công tác phổ cập mang lại thì dần đã lấy được sự tin tưởng và ủng hộ
nhiệt tình của phụ huynh học sinh với công tác phổ cập này.
3.2.Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện và công
tác phổ cập bơi của trường ......................... Nam Định.
Để tìm hiểu thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phổ cập bơi
của học sinh khối 10 Trường ......................... Nam Định.
.Kết quả được trình bầy ở bảng 3.2.
Bảng 3.2.Kết quả phỏng vấn những nguyên nhân ảnh hưởng đến công
tác phổ cập bơi của học sinh Trường ..........................
TT
1
Sốphiếu tán đồng
Sốphiếu
Tỷlệ%
Nhận thức quan tâm của 20
86,96
Sốphiếu không tán đồng
Sốphiếu
Tỷlệ%
3
13,04
gia đình và xã hội
2
Quảng cáo, tuyên truyền 23
100
0
0
3
4
5
vận động
Điều kiện cơ sở vật chất
Trình độ giáo viên
Chương trình kế hoạch
21
19
20
91,30
82,61
86,96
2
4
3
8,70
17,39
13,04
6
giảng dạy
Các phương pháp giảng 26
97,%
1
0.
7
dạy
Điều kiện thời gian cho
17
73.91
6
26,09
8
tập luyện
An toàn tập luyện
18
78,26
5
21,74
9
Các phương pháp giảng dạy
26
85,5%
4
15,5%
10
Các yếu tố khác
Qua kết quả phỏng vấn trên bảng 3.2 đề tài lựa chọn 6 nguyên nhân có từ 80%
số phiếu đồng ý trở lê để làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng.
3.2.1 Thực trạng sự quan tâm của xã hội , nhà trường, gia đình.
Các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định về công tác phổ cập bơi cho học
sinh cũng đã phần nào có được sự quan tâm, tạo điều kiện cho các em có được
điều kiện tốt nhất đối với việc học bơi của các em học sinh. Ví dụ vào những
ngày cao điểm như thứ 7 và chủ nhật bể bơi trung tâm thể thao tỉnh lượng khách
vào bơi rất lớn nhưng trung tâm vẫn bố trí sắp xếp đảm bảo cho giờ học của các
em không bị ảnh hưởng. Nam Định là tỉnh có nhiều sông, ao, biển nên nguy cơ
tiềm ẩn nạn đuối nước là rất cao, nhưng hiện nay vận chưa có biện pháp để nâng
cao chất lượng cho phong trào bơi lội trong nhà trường THPT trêm địa bàn toàn
tỉnh, mà chỉ mới bắt đầu thí điểm chương trình phổ cập bơi cho các trường trên
địa bàn thành phố.
Điều mà trường ......................... đã làm được là bắt kịp với đề án của Bộ
GD&ĐT về việc phổ cập bơi cho học sinh toàn trường, đến nay công tác này đã
được nhà trường triển khai một thời gian. Đã giúp một lượng lớn học sinh biết
bơi góp phần giảm đáng kể được nạn đuối nước cho xã hội. Học sinh còn gặp
khó khăn trong việc di chuyển, học sinh nữ đa phần các em còn ngại tiếp xúc
nước, sắp xếp thời gian hợp lý. Về phía phụ huynh học sinh, cha mẹ các em còn
chưa tin tưởng về giáo viên hướng dẫn, lo ngại về vệ sinh hồ bơi, cũng như ý
thức dạy bơi cho học sinh.
3.2.2 Thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá đối với bơi lội
Các trường quốc tế dù phải bỏ ra nhiều tiền nhưng chỉ để được dạy kỹ năng
sống cho trẻ trong đó môn thể thao bơi lội đặc biệt được quan tâm còn đối vơi
hệ thống giáo dục công lập của ta hiện nay thì chưa đủ điều kiện đào tạo cho trẻ
kỹ năng này. Ngay từ đầu năm 2010 – 2011 sở giáo dục đào tạo Nam Định đã
xây dựng đề án phổ cập bơi cho học sinh THPT trên địa bàn TP trong đó có
Trường ........................., tuy nhiên công tác phổ cập này chưa mang lại hiệu quả
do
Điều kiện cơ sở vật chất , đội ngũ hướng dẫn viên chưa có kinh nghiệm chuyên
môn. Qua thực tế khảo sát của Trường ......................... qua công tác phổ cập
bơi, số lượng học sinh sau thời gian phổ cập chưa biết bơi còn nhiều chiếm
khoảng 30/%. Công tác tuyên truyền 40%, học sinh tự tìm hiểu 30/%
Qua khảo sát thực tế của học sinh khối 10 Trường ......................... so với
phong trào phổ cập năm 2013 – 2014 học với số buổi là 5 thì so thời gian 5 buổi
phổ cập đó số lượng học sinh mới biết đến giai đoạn nổi và đập chân là rất nhiều
chỉ một số ít đã tham gia các lớp học bơi bên ngoài la biết biết bơi hoàn thiện
một kiểu bơi. Vì vậy với phương pháp nay chưa đáp ứng được nhu cầu trong
công tác phổ cập.
3.2.3 Thực trạng về số lượng chuyên môn
Bảng 3.2.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ chuyên môn
TT
1
2
3
4
Loại hình đào tạo
Cán bộ quản lý
Huấn Luyện viên
Giáo Viên
Hướng dẫn viên
Tổng số
Số
Tỷ lê
Lượng
%
1
2
4
4
11
5,1%
100
100
61,4
100
Trình độ đào tạo
Thạc Sỹ
Đại Học
Cao Đẳng
1
0
0
0
1
0
2
4
2
8
0
0
0
0
0
Với số lượng cán bộ chuyên môn như trên thì một cán bộ đảm nhận 400 học
điều đó thể hiện sự thiếu hụt về đội ngũ giáo viên có chuyên môn để đảm nhận
công tác dạy bơi.
3.2.4.Thực trạng về nội dung chương trình, hình thức quản lý tổ chức
Hiện nay bơi lội trong chương trình THPT phần tự chọn (10) tiết trong đó 1 tiết là
45p nhưng phụ thuộc cơ sở vật chất và hình thức thực hiện của học sinh, nhưng
hiện nay nhà trường áp dụng thờ gian học mỗi buổi tại trung tâm là 90p/ca để phù
hợp với việc luyện tập của học sinh
Bảng 3.2.4. Thực trạng về nội dung chương trình môn học
STT
Nội dung
Tiết
1
Các động tác khởi động
1
x
2
Một số bài tập, trò chơi
x
x
3
vận động.
Một số bài tập bổ trợ, trò
x
x
x
X
4
chơi dưới nước
Lướt nước đạp chân không
x
x
x
X
5
thở, có thở
Lướt nước quạt tay không
x
x
x
X
thở, có thở.
2
x
3
x
4
X
5
x
x
x
6
x
6
Phối hợp chân tay không
x
x
x
X
x
X
x
X
x
X
x
thở, có thở
7
8
Phối hợp chân tay có thở
Hoàn thiện kĩ thuật bơi
trườn sấp.
9
Quan sát và sửa sai
x
x
x
10
x
Kiểm tra kết thúc
Qua bảng 3.2.4. ta thấy với số lượng thời gian học như trên để dạy cho học
sinh biết bơi thì không thể đảm bảo chất lượng cho công tác phổ cập.
Bảng 3.2.5. hình thức quản lý tổ chức.
BỂ BƠI
Trung tâm huấn luyện thể
thao thành tích cao 25 x 50
Bể bơi Trần Khánh Dư
Diện tích hồ
Xuất
học
/ngày
Sốgiáo
viên
giảng dạy
/ xuất
Lượng học
sinh bình
quân/ xuất
1250 m2
7
4
980
1250 m2
3
4
420
(25 x50)
Qua bảng 3.2.5. Ta thấy đa số các ca bơi đều có số lượng học sinh tham gia quá lớn
với đội ngũ giáo viện như trên không đủ để đảm bảo chất lượng cho buổi tập, theo
quy định chuyên môn của môn chuyên sâu một học sinh được gọi là biết bơi thì học
sinh đó phải biết phồi hợp hoàn thiện các động tác chân, tay kết hợp thở và tối thiểu
phải bơi được cự ly quy định là 25m trở lên. Qua khảo sát thực tế trên 20 em học
sinh tham gia lơp phổ cập trong 6 buổi thì chi 8 học sinh là bơi được 25m chiếm
45/% tỉ lệ này phần lớn dơi vào số học sinh nam.
Sau khi tiến hành việc nghiên cứu thực nghiệm công tác phổ cập bơi của nhà
trường trên một lớp thí điểm và tổng hợp ý kiến thăm dò trên 300 học sinh tham
gia phổ cập, với số phiếu tán đồng trên 60% đó là giải pháp về xã hội, nhà
trường, gia đình, nội dung chuong trình, đội ngũ giáo viên, hình thức quản lý,
tuyên truyền quảng bá. Chúng tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp để phần nào
cải thiện nâng cao hiệu quả cho công tác phổ cập bơi cho nhà trường như sau:
*Các giải pháp
- Giải pháp về xã hội:
+ Tìm hiểu và nâng cao nhận thức cho người dân, những hộ gia đình. Tổ chức
những buổi hội thảo mời những chuyên gia cùng thảo luận và nâng cao nhận
thức và kĩ năng phòng chống chết đuối cho người dân nhiều hơn nữa.
+ Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên. Biên soạn và chỉnh
sửa lại sách Giáo khoa, tài liệu tham khảo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo.
+ UBND thành phố cần có trách nhiệm đưa các nghị quyết và chiến lược phổ
cập bơi lội vào chương trình chính khóa như đã đề ra.
Giải pháp từ phía nhà trường:
+ Tăng cường công tác quản lý học sinh thường xuyên theo dõi các buổi học
sinh tham gia tập luyện về số lượng học sinh xuống nước các buổi tập, thông
báo tới phụ huynh học sinh có con em mình vắng mặt trong buổi học bằng sổ
liên lạc điện tử.
+ Linh động việc tổ chức các hoạt động thi đấu và tham gia trọng tài các
môn thể thao dưới nước đối với giáo viên và học sinh trong trường cũng như
khu vực và thành phố.
+ Phải hỗ trợ và hợp tác với gia đình của các em học sinh để có thể chủ động
nhắc nhở các em học bơi lội để rèn kĩ năng sống trở thành bản năng sinh tồn.
+ Xây dựng phong trào thi đua giữa các lớp về kết quả phổ cập để tạo sân
chơi lành mạnh cho học sinh, thêm động lực cho các em tham gia tích cực hơn.
- Giải pháp từ phía gia đình:
+ Phụ huynh và các em phải hợp tác cùng nhà trường, tin tưởng đưa con em đi
học và nhắc nhở các em tham gia các khóa học bơi hè như một cách giải trí lành
mạnh.
+ Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên đôn đốc các con, khuyến khích động viên
các con trong việc tham gia các khóa, các lớp phổ cập mà nhà trường phối hợp
với trung tâm thể thao tổ chức.
- Giải pháp về cơ sở vật chất.
+ Xét với tình hình hiện nay, chúng ta cần có đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện
phong trào tập bơi cho học sinh.
+ Cụ thể cần phải đảm bảo chất lượng nước tập, vệ sinh đáy bể trong sạch yên
tâm về mặt tâm lý khi tham gia các buổi tập luyện.
+ Phải có đủ thiết bị lọc sạch nước như hệ thống lọc nước tuần hoàn. Nồng độ
cloruamin lý tưởng phải được duy trì thường xuyên trong khoảng 0,6
-0,8mlg/lít. (Chú ý độ pH chuẩn là từ 7.2 -7.6 pH
- Giải pháp cải tạo nội dung chương trình, hình thức tổ chức, quản lí lớp
học bơi cho phù hợp đểhợp nâng cao hiệu quả phổ cập.
+ Trước kia nội dung các bài tập được sử dụng rất chung chung hầu như chỉ
lặp đi lặp lại ở một vài động tác và sử dụng chung cho tát cả các em trên cùng
một lớp học. Vì vậy để nâng cao tính hiệu quả công tác phổ cập cần phải biết
phận loại đối tượng học và mỗi đối tượng ta áp dụng phương pháp dạy khác
nhau sao cho phù hợp với người tập, để người tập rễ nắm bắt và thực hiện được
kỹ thuật của kiểu bơi mình học.
+ Đối với học sinh THPT thì để đạt được hiệu quả cao thì ít nhất các em phải
được tập liên tục trong 12 – 15 buổi liên tục, mỗi buổi kéo dài khoảng 90p.
Trong đó thời gian tập trên cạn 25- 30p chiếm 27,3 -30,7/%, còn lại thời gian
dưới nước khoảng 50 – 60p chiềm 67,3% - 67,7%.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch nội dung theo đề án phổ cập, hợp đôngvới
các trung tâm có đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn đáp ứng được
nhu cầu học tập của học sinh.
- Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá về lợi ích của môn
học.
+ Xây dựng chiến lược tuyên truyền vận động cụ thể đến phụ huynh học sinh và
bản thân các em, đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền về ý thức trong
phong trào phổ cập của nhà trường để các em có ý thức chấp hành tốt nhiệm vụ.
+ Nên tổ chức cuộc thi đấu giữa các lớp tạo động lực kích thích hoạt động tập
thể từ các lớp để giao lưu.
III/ HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI
Nhờ áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phổ cập bơi cho học
sinh khối 10 trường ........................., qua 2 đợt tập huấn (tháng 8/2017 và tháng
5/2017) bước đầu đã có những kết quả nhất định :
1/ Học sinh khối 10 nói riêng và học sinh trường ......................... nói chung đã
nhận thức sâu sắc về tác dụng của môn BƠI đối với việc nâng cao sức khỏe cho
mọi người đặc biệt là đối với lứa tuổi THPT…cũng vì vậy học sinh nhiệt tình
tham gia luyện tập, hào hứng và tranh thủ thời gian của ca bơi tập luyện, nhiều
học sinh đã không còn “sợ” nước nhất là các học sinh nữ.
2/ Học sinh tham gia luyện tập đợt 2 (tháng 5/2017) với số lượng cao hơn đợt 1
(tháng 8/2017)
TT
Lớp
Sĩ số
Số học sinh tham gia tập luyện
Đợt 1
Đợt 2
1
10A1
38
35
36
2
10A2
37
34
35
3
10A3
36
36
36
4
10A4
36
33
34
5
10A5
36
34
34
6
10A6
36
35
35
7
10A7
38
37
38
8
10B1
36
32
33
9
10B2
38
32
33
10
10B3
38
31
32
11
10B4
38
36
37
Tổng
407
374
382
+ Tỉ lệ đợt 1/ sĩ số : 91,89 %
+ Tỉ lệ đợt 2/ sĩ số : 93,38 %
+ Tăng : 1,49 %
3/ Chất lượng phổ cập đã nâng lên đáng kể :
TT
Lớp
Sĩ số
Số học sinh đạt yêu cầu
Đợt 1
Đợt 2
1
10A1
38
33
35
2
10A2
37
32
33
3
10A3
36
31
32
4
10A4
36
30
32
5
10A5
36
31
33
6
10A6
36
32
32
7
10A7
38
33
35
8
10B1
36
29
31
9
10B2
38
28
30
10
10B3
38
27
28
11
10B4
38
35
37
Tổng
407
341
358
+ Số học sinh đạt yêu cầu đợt 1: 341/ 374 học sinh tham gia tập luyện,
đạt 91,1%
+ Số học sinh đạt yêu cầu đợt 2 : 358/ 382 học sinh tham gia tập luyện,
đạt 93,2%
Đặc biệt có nhiều học sinh có sự tiến bộ vượt bậc đến từ các lớp của khối 10,
điển hình là những học sinh sau :
Lớp
Học sinh nam
Học sinh nữ
10A1
Phạm Trường Giang
Nguyễn Thị Hoàng Lan
10A2
Nguyễn Thanh Tùng
Nguyễn Thùy Linh
10A3
Nguyễn Minh Hiếu
Ngô Hương Linh
10A4
Trần Minh Đức
Nguyễn Kim Phượng
10A5
Trần Nam Sơn
Nguyễn Thị Xuân Mai
10A6
Nguyễn Trung Hiếu
Trần Hoàng Thu Hương
10A7
Trịnh Hoàng Quân
Bùi Kim Ngân
10B1
Trần Minh Hoàng
Phạm Thị Thảo Quyên
10B2
Vũ Quang Hiếu
Mai Phương Thảo
10B3
Nguyễn Dương Khánh
Nguyễn Hồ Kiều Anh
10B4
Nguyễn Tuấn Tú
Trần Thị Thùy Linh
IV CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(xác nhận)
………………………………………
………………………………………
……………………………………..
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(ký tên)