SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT ……………
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NHẢY XA ƯỠN
THÂN CHO HỌC SINH LỚP 11
Tác giả:
…..
Trình độ chuyên môn: Cử nhân giáo dục thể chất
Chức vụ:
Nơi công tác:
Giáo viên
Trường THPT …….
Nam Định, ngày 25 tháng 5 năm 2017
1
I.Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến.
Trong xu hướng hiện nay đất nước chúng ta đang trên con đường phát
triển công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước về mọi mặt như kinh tế - xã hội,
văn hoá - thể dục thể thao và đang bước vào nền công nghệ thông tin hiện đại,
vấn đề này phải đòi hỏi ngành giáo dục cần phải đáp ứng đủ nhân lực, nhân tài
có khả năng tiếp cận với những thông tin hiện đại, chính vì vậy mỗi giáo viên
chúng ta phải không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, tìm tòi và học hỏi sáng tạo trong giảng dạy. Giáo dục trong nhà
trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa hiện nay.
Mục tiêu giáo dục thể chất của nước ta là: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành
những con người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng,
có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc
lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh”.
Có nghĩa là con người chúng ta đào tạo ra phải khoẻ cả về thể chất lẫn tinh
thần, có khả năng lao động trí óc, nhưng đồng thời cũng có khả năng lao động
chân tay, sáng tạo trong sản xuất, học tập và mưu trí dũng cảm trong chiến đấu,
để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng, mà trong sự nghiệp
Giáo dục và Đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục
toàn diện cho thế hệ trẻ, trong đó trí dục, đức dục và thể dục được coi là những
mặt quan trọng nhằm tạo cơ hội cho mỗi người có khả năng phát triển cao về trí
tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
Như chúng ta đã biết môn điền kinh được gọi là môn thể thao “nữ hoàng”,
là môn không thể thiếu trong các kì đại hội thể dục thể thao trên toàn thế giới ở
trong khu vực cũng như trong nước. Vì vậy nó là một môn chính trong công tác
giảng dạy thể dục thể thao ở các trường phổ thông. Kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn
thân là một nội dung của môn điền kinh, là một điển hình và phát triển về sức
bật cũng như phát triển các tố chất khác, cụ thể về cơ bản là phát triển nhanh
2
chóng các hệ vận động của các em học sinh ở lứa tuổi trung học . Kỹ thuật nhảy
xa kiểu ưỡn thân là tiêu biểu cho kỹ thuật của các môn chạy, nhảy... Nắm chắc
kỹ thuật nhảy xa sẽ là cơ sở thuận lợi để học tập các môn vận động khác.
Năm học 2015- 2016 là năm học tiếp tục thực hiện giảng dạy chương trình
theo sách giáo khoa mới. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo
đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu
thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên là phải
đổi mới phương pháp dạy: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển
học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì
vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các kiến thức
mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự dẫn dắt
điều khiển của giáo viên trong tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy
học sao cho phù hợp với kiểu bài và phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn
đề rất quan trọng, đó cũng là một thủ thuật sư phạm của người giáo viên. Qua
nhiều năm đầu tư suy nghĩa và đúc rút được kinh nghiệm đã thu được những kết
quả nhất định. Tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu sáng kiến: “Một số phương
pháp giảng dạy kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân nhằm nâng cao thành tích cho
học sinh lớp 11” mà tôi đã áp dụng và theo dõi nhiều năm tại trường trung học
phổ thông ................. nơi tôi đang công tác.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giảng dạy kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn
thân ,để nâng cao thành tích môn nhảy xa này mà bản sáng kiến của tôi xin được
đề cập vào vấn đề dạy kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11, để
cùng đồng nghiệp trao đổi có phương pháp đổi mới đạt hiệu quả nhất.
II.Mô tả giải pháp.
1.Mục tiêu:
Giúp cho giáo viên và học sinh có phương pháp dạy, học cho phù hợp với
phương pháp đổi mới dạy và học của bộ giáo dục đã ban hành thực hiện trên
phạm vi cả nước.
3
2. Nhiệm vụ của sáng kiến:
Sử dụng một số biện pháp và bài tập vào giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu
ưỡn thân cho học sinh nhằm nâng cao thành tích trong tập luyện và thi đấu.
3. Phương pháp thực hiện:
- Kinh nghiệm thực tiễn
- Tìm hiểu tài liệu.
- Tọa đàm trao đổi với giáo viên trong tổ.
- Dự giờ giáo viên khá giỏi, học tập rút kinh nghiệm.
- Tổng hợp và lựa chọn viết.
4.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
a. Cơ sở lý luận
Thể dục thể thao được coi là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, với
quan niệm vận động và sức khỏe, các nhà triết học cổ đại đã đề cao cái đẹp trong
sự phát triển hài hoà giữa trong sạch về đạo đức, phong phú về tinh thần và hoàn
thiện về thể chất do thể dục thể thao đem lại.
Mặt khác, thể dục thể thao còn là một hệ thống giáo dục thể chất nhằm rèn
luyện các tố chất thể lực, nhằm phát triển con người một các toàn diện về mọi
mặt: “ Đức – trí – thể – mỹ”. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức
khoẻ toàn dân. Chính vì vậy giáo dục thể chất trong các trường trung học phổ
thông là một bộ phận của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt
giáo dục cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra lớp người: “Phát triển cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”, đáp ứng yêu
cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Ở Việt Nam môn điền kinh được quan tâm. Trong trường trung học phổ
thông môn điền kinh là môn học chính thức trong chương trình giáo dục thể chất
trong đó nhảy xa là môn được phân phối trong các tiết học. Việc luyện tập và thi
đấu nhảy xa không những có tác dụng tốt tới sức khoẻ mà còn có tác dụng phát
triển thể lực một cách toàn diện, đồng thời còn tạo điều kiện nâng cao thành tích
4
các môn thể thao khác. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả cho viêmà tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài này.
b. Thực trạng.
1. Thuận lợi:
- Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm chuyên môn, thường xuyên kiểm
tra dự giờ để rút kinh nghiệm cho giáo viên. Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt
tình, tâm huyết với nghề. Ngoài ra trường còn nhận được sự quan tâm của các
ban ngành địa phương cũng như của Sở Giáo Dục – Đào Tạo Tỉnh Nam Định.
- Học sinh có độ tuổi đồng đều 15-18. Đa số có ý thức học tập, cần cù
chăm chỉ, cần có sức khoẻ tốt.
2. Khó khăn:
Học sinh chưa coi trọng môn học còn cho đó là môn phụ. Một số phụ
huynh học sinh ít quan tâm tới việc học tập bộ môn này của con em mình. Nhà
trường chưa có đủ trang thiết bị dạy học, sân bãi còn chưa tốt. Một số thiết bị đã
được trang bị nhưng chất lượng còn hạn chế, hiệu quả sử dụng không cao.
Những khó khăn chung đó thầy và trò chúng tôi đã phải khắc phục rất nhiều để
đảm bảo chất lượng dạy và học.
c. Quá trình tiến hành thực hiện sáng kiến:
Đầu năm tôi tiến hành khảo sát chất lượng 10 em học sinh thuộc đội tuyển
điền kinh năm học 2014-2015 với nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân, thành tích
đạt được như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát điều tra ban đầu
STT
1
2
3
4
5
6
7
Họ và tên
Bùi Thị Hồng Nhung
Nguyễn Thị Ngân
Lê Thị Thùy Linh
Trần Thị Son
Đoàn Thị Quỳnh
Nguyễn Văn Duy
Phạm Quang Việt
Thành tích ban đầu (cm)
418
375
361
398
380
475
485
5
8 Lương Văn Tiền
498
9 Nguyễn Văn Hậu
465
10 Trần Ngọc Long
448
Tiếp theo tôi tiến hành dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho tất cả học sinh
các lớp do mình đảm nhiệm trong các giờ học chính khóa.
1/ Yêu cầu:
Để giảng dạy đạt hiệu quả cao kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cần đạt các yêu
cầu sau:
+ Đối với học sinh:
Đối với học sinh đa số là thích học môn thể dục cho nên khi học thể dục
đòi hỏi phải có tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trước tập thể lớp.
Phải có ý thức, tích cực, tự giác trong quá trình luyện tập, có tác phong
nhanh nhẹn hoạt bát, có sự cố gắng, kiên trì, thật thà và dũng cảm rèn luyện đức
tính tốt đẹp.
Nghiêm túc luyện tập không những ở tiết học trên lớp mà còn kết hợp với
tự học, tự tập ngoài giờ.
+ Đối với giáo viên:
Đối với giáo viên vận dụng một số bài tập để giảng dạy đạt hiệu quả cao kĩ
thuật nhảy xa kiểu ngồi cần chú ý đến các yêu cầu sau:
Phải chuẩn bị cho mình thật đầy đủ và vững chắc về kiến thức chuyên môn
lẫn phương pháp để đảm bảo cho quá trình giảng dạy lâu dài cho từng bài tập.
Chuẩn bị kĩ giáo án trước khi lên lớp, có kiến thức chuyên môn vững vàng,
thị phạm chính xác rõ ràng, linh động trong các tình huống và chủ động biết
cách tạo cho không khí lớp học sinh động, thoải mái để học sinh hứng thú tập
luyện, dùng ngôn ngữ phải chuẩn, đúng thuật ngữ của thể dục.
Giáo viên cần phải sắp xếp môn học theo một trình tự sao cho lượng vận
động vừa và đủ, không nhiều quá và không ít quá. Bài tập phải từ thấp đến cao
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để cho học sinh nắm bắt bài theo một
trình tự có hệ thống làm cho học sinh dễ hiểu, dễ tập.
6
Giáo viên phải là tấm gương sáng mẫu mực trong mọi phương diện như: tác
phong, hành vi cử chỉ, thái độ hàng ngày trên sân tập cũng như trong cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày.
Chuẩn bị tốt sân tập và các phương tiện đồ dùng dạy học.
Giảng dạy trên lớp kết hợp chặt chẽ với hướng dẫn luyện tập ngoài giờ.
+ Đối với giảng dạy kĩ thuật nhảy xa:
Trong quá trình giảng dạy nên dạy nhảy xa sau khi đã học chạy ngắn: Vì
thứ nhất nhảy xa rất cần vận tốc, thứ hai nhảy xa có một đoạn lấy đà tương đối
dài (30-40m) kĩ thuật đoạn này rất giống với kĩ thuật chạy giữa quãng của chạy
ngắn.
Phải tập trung giải quyết hai khâu cơ bản là chạy lấy đà và giậm nhảy. Sao
cho chạy lấy đà phải đạt được vận tốc cao, kết hợp được chặt chẽ với giậm và
giậm nhảy phải nhanh, mạnh và chính xác.
Phải dành nhiều thời gian để học sinh luyện tập, không nên giảng giải
nhiều và đi sâu uốn nắn các chi tiết quá nhiều, không cần thiết, lãng phí thời
gian mà không hoàn thành được nhiệm vụ cơ bản.
Chú ý đề phòng chấn thương đảm bảo tốt an toàn trong luyện tập. Hố cát
phải liên tục xới cho xốp, đường chạy phải san bằng và quét sạch sỏi đá thường
xuyên…
2/Quá trình giảng dạy
Trong qúa trình giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân tôi đã tìm hiểu
và phân tích những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến độ bay xa của nhảy xa
để học sinh nắm được.
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến độ bay xa của lần nhảy.
Về mặt lý thuyết, trong điều kiện không có sức cản của môi trường không
khí, điểm bay ra và điểm rơi cùng trên một mặt phẳng thì độ bay xa của một vận
thể được phóng ra tỷ lệ thuận với bình phương tốc độ bay ban đầu, sin2 lần góc
bay và tỷ lệ nghịch với gia tốc rơi tự do.
7
V02sin2
S = -----------------g
Trong đó S là độ bay xa của quỹ đạo bay trọng tâm cơ thể
V0 là tốc độ bay ban đầu
la góc độ bay ban đầu.
g
là gia tốc rơi tự do = 9,8m/giây
2
Qua phân tích công thức trên ta thấy sự ảnh hưởng của g là không đổi
luôn bằng 9,8m/giây, nên V0 và là 2 yếu tố quyết định đến độ bay xa. Trong
thực tế nhảy xa, chạy đà và giậm nhảy là hai giai đoạn tạo cho cơ thể có tốc độ
bay ban đầu lớn, góc độ bay hợp lý nhất vì thế nó là hai giai đoạn có ảnh hưởng
quyết định đến độ bay xa của lần nhảy.
Nhảy xa là một kỹ thuật hoàn chỉnh, song để tiện phân tích và giảng dạy
có thể phân thành các giai đoạn: chạy đà, giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất.
2.2 Biện pháp thực hiện
Tiếp theo để giảng dạy đạt hiệu quả cao kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân tôi
đã lựa chọn một số nội dung, các bài tập của từng giai đoạn sao cho phù hợp với
từng tiết học, lớp học đó.
2.2.1/ Giai đoạn chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy
Tính từ lúc bắt đầu chạy đến khi đặt chân vào ván giậm nhảy
a.Nhiệm vụ: Tạo ra tốc độ tối đa theo phương nằm ngang trước khi giậm nhảy
và chuẩn bị tốt cho việc đặt chân giậm nhảy chính xác vào ván giậm.
b.Xác định đà, cách đo đà :
- Cự ly chạy đà: Số bước chạy đà đối với nam xuất sắc từ 18 –24 bước
(khoảng 38 - 48m), đối với nữ từ 16-22 bước (khoảng 32 - 42m).
- Cách đo đà: Có 2 cách :
+ Một bước chạy đà bằng 6 bàn chân
+ Một bước chạy đà bằng 02 đi thường
8
Người chạy đứng trên ván giậm và tiến hành đo, bằng cách đi theo một trong hai
cách trên từ ván giậm đến vạch xuất phát.
- Xác định đà:
+ Nếu chạy đà, số bước chẵn (12 -14 - 16...) bước thì chân giậm nhảy đặt
sát ngay sau vạch xuất phát.
+ Nếu chạy đà, số bước lẻ (13 -15 - 17...) bước thì chân lăng đặt sát ngay
sau vạch xuất phát (hay chân giậm nhảy đứng phía sau)
c. Nhịp điệu chạy đà:
Có hai cách để tăng tốc độ là
Cách thứ nhất : Tăng tốc độ đều trên toàn đà và đạt tới tốc độ tối đa ở các bước
cuối (phù hợp với người mới tập).
- Cách thứ hai: Chạy đà và đạt tốc độ cao ngay từ đầu, duy trì tốc độ cao trên
cự ly và lại cố gắng tăng tốc độ ở cuối cự ly, phù hợp cho những người có trình
độ tập luyện cao, tần số bước chạy nhanh, động tác thoải mái, tầm vóc người cao
lớn.
- Tốc độ chạy đà phải đạt:
+ 8-10m/giây đối với nữ.
+ 10-12m/giây đối với nam.
Nhiệm vụ của chạy đà : Tạo lực nằm ngang
d. Kỹ thuật chạy đà
Cơ bản giống như kỹ thuật chạy giữa quãng của cự ly ngắn, nhưng để
chuẩn bị tốt cho động tác giậm nhảy nên các bước chạy trong nhảy xa có đàn
tính cao hơn, trọng tâm thân thể nhấp nhô hơn, góc độ đạp sau lớn hơn, thời
gian chân chạm đất lâu hơn thân người càng về gần ván giậm càng thẳng đứng,
nhằm để kéo dài bước chạy ở 4 bước cuối cùng chuẩn bị tốt cho động tác giậm
nhảy
e) Chuẩn bị giậm nhảy :
9
Được biểu hiện ở 4 bước nhảy cuối cùng bằng cách thân trên thẳng đứng
trọng tâm cơ thể hạ thấp để tăng độ dài bước và bước chạy tạo bởi chân giậm
ngắn hơn bước chạy của chân lăng ở thời kì chống tựa từ 15 – 20cm
Chú ý: Trong trường hợp chân giậm đặt không chính xác vào ván (trước hoặc
sau ván) thì xem khoảng cách đó so với ván là bao nhiêu mà xê dịch điểm xuất
phát. Xong chạy lại nhiều lần nhờ bạn kiểm soát bước chân của mình có giẫm
đúng vào các dấu chân đã chạy ở các lần trước chưa? Đặc biệt lưu ý đến chân
giậm có đặt đúng vào ván và vào vạch kiểm tra ở 6 bước cuối không? Căn cứ
theo dấu chân đã chạy để ta ấn định vạch xuất phát và vạch kiểm tra ở 6 bước
cuối. Sau đó ta dùng thước dây, hoặc bàn chân đo lấy mức cố định.
Bài tập 1: (nhóm bài tập bổ trợ cho nhảy xa)
Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đạp sau.
Bật nhảy tại chỗ, nhảy dây đơn.
Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy đá lăng.
Đo đà, chạy đà và điều chỉnh đà.
Chạy đà tự do nhảy xa vào hố cát.
Cách dạy và tổ chức tập luyện: Làm mẫu, phân tích cơ bản động tác. Cả lớp
thực hiện theo đội hình 4 hàng ngang và theo nhóm 5 em tập.
Đối với động tác chạy đà sau khi giáo viên làm mẫu xong có thể gọi 1 vài
em lên làm. Cho học sinh chạy theo nhóm 5-7 em / nhóm.
Bài tập 2 (Nhóm bài tập trò chơi).
Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”, “Lò cò tiếp sức”, “Bật xa tiếp sức”.
Cách dạy và tổ chức tập luyện: Phân tích cơ bản trò chơi hướng dẫn cách
chơi, chọn trọng tài, chia tổ chơi, chơi thử, có thưởng phạt rõ ràng.
2.2.2/ Giai đoạn giậm nhảy
Tính từ khi đặt chân giậm đến khi chân giậm rời ván giậm.
- Nhiệm vụ của giậm nhảy : Làm thay đổi phương chuyển động của trọng
tâm cơ thể và đồng thời tạo lực thẳng đứng.
10
- Tốc độ chạy đà và tốc độ giậm nhảy có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Nên để tận dụng được tốc độ nằm ngang chuyển sang giai đoạn bay, người nhảy
cần phải kết thúc chạy đà một cách hợp lý để đặt chân giậm nhảy vào điểm giậm
nhảy một cách tích cực.
Giai đoạn giậm nhảy gồm 03 thời điểm:
a. Thời điểm đặt chân lên ván giậm.
- Khi đặt chân vào điểm giậm nhảy, do điểm đặt chân ở phía trước hình
chiếu trọng tâm cơ thể.Lúc này chân giậm nhảy hơi khuỵu gối , sau đó dung sức
mạnh chân và toàn thân đạp mạnh, nhanh lên ván như sức bật của một chiếc lò
xo. Đặt cả bàn chân vào ván giậm, gót chân chạm hơi sớm hơn một chút gần với
điểm dọi của trọng tâm cơ thể.
b. Thời kỳ thẳng đứng:
Sau khi đặt chân lên điểm giậm nhảy xong, do ảnh hưởng quán tính và
trọng lực, đồng thời để giảm chấn động cho cơ thể và chuẩn bị đạp duỗi. Lúc
này các khớp: gối, hông, cổ chân và cột sống gập lại một cách tích cực. Do
động tác hoãn xung này làm trọng tâm cơ thể hạ thấp và di chuyển lên gần trùng
với điểm chống của chân giậm, lực phản tác dụng lên cơ thể khoảng 200 kg,
chân giậm bắt đầu đạp duỗi.
c.Thời điểm chân giậm rời ván;
Khi chân giậm nhảy ời khỏi ván, không đưa ngay ra trước như nhảy xa kiểu
ngồi , mà đưa về phía sau, co dần lại , chân lăng từ phía trước chủ động đưa
xuống dưới – về sau ….đồng thời làm thay đổi hướng chuyển động trọng tâm cơ
thê, người nhảy bắt đầu vào giai đoạn bay.
d. Tư thế “bước bộ trên không”.
- Kết thúc động tác giậm nhảy là hình thành tư thế bước bộ trên không
- Tư thế lúc này thân trên và đùi chân lăng tạo thành 1 góc khoảng 90 độ,
gối co lại khoảng 83 độ. Chân giậm đạp duỗi thẳng hết các khớp và giữ lại ở
phía sau. Tay cùng bên với chân giậm co ở khuỷu 90 độ đánh từ sau xuống dưới
ra trước lên trên và dừng khi cánh tay song song với mặt đất. Tay cùng bên với
11
chân lăng gấp ở khuỷu đánh từ trước ra sau lên trên sang ngang lòng bàn tay úp
ở trước ngực, khuỷu tay hơi cao hơn vai. Hai vai cố định nín thở, đầu và mắt
hướng thẳng về trước
Bài tập 1 .
Tại chỗ tập đặt chân giậm nhảy.
Đi, chạy đà 3-5-7 bước giậm nhảy vào ván giậm nhảy.
Chạy đà 9-11-13 bước giậm nhảy vào ván giậm nhảy.
Chạy đà tự do - giậm nhảy…
* Cách tổ chức tập luyện: Làm mẫu và phân tích động tác cho học sinh tập tại
chỗ 4 hàng ngang làm chậm sau đó chia thành từng nhóm nhỏ lần lượt tập
luyện giậm nhảy, nhảy vào hố cát, giáo viên sửa động tác sai.
Bài tập 2 .( trò chơi).
Trò chơi “Nhảy vào vòng tròn tiếp sức”, “Nhảy ô tiếp sức” “Lò cò tiếp
sức” “Lò cò chọi gà” “Nhảy cừu”…
Cách tổ chức tập luyện: Phân tích và hướng dẫn cách chơi, chia thành 4 tổ
chơi thi đua nhau có khen thường và xử phạt.
2.2.3/ Giai đoạn bay trên không:
Tính từ khi chân giậm rời khỏi ván giậm (tư thế bước bộ trên không) đến
khi một bộ phận của cơ thể chuẩn bị chạm đất.
- Nhiệm vụ: Giữ thăng bằng và tận dụng được quĩ đạo bay của trọng tâm
cơ thể và hình thành tư thế của kỹ thuật..
- Do tốc độ nằm ngang lớn hơn tốc độ thẳng đứng nên góc độ bay ban đầu
của môn nhảy xa khoảng từ 21độ ± 2 độ
- Sự khác biệt giữa nhảy xa kiểu ngồi và nhảy xa kiểu ưỡn thân ở chỗ
nhảy xa ữơn thân tạo cho thân người thành hình cánh cung giúp cho người nhảy
bật mạnh được về trước tận dụng tối đa đường bay của cơ thể trong không gian
do chạy đà kết hợp với giậm nhảy tạo nên.
a. Bay trên không nhảy xa “ưỡn thân”
12
- Là kiểu nhảy khó hơn, phức tạp hơn vì thế cần áp dụng phương pháp
trực quan bằng tranh ảnh,băng đĩa hình làm mẫu….sao cho phù hợp với người
tập.
- Sau khi bay ở tư thế “bước bộ” được 1/3 đến 1/2 cự ly, người nhảy thực
hiện đưa chân lăng từ phía trước chủ động đưa xuống dưới-về sau, nhanh chóng
phối hợp với chân giậm nhảy ,ngực ưỡn căng thân ra phía sau . Hai tay từ tư thế
bước bộ đưa lên cao, chếch về sau, kết hợp với ngực hông và hai chân lúc
nàychủ động ưỡn ngực căng về sau sao cho thân người căng như hình cánh
cung.Tiếp theo gập nhanh thân trên…..chuẩn bị chogiai đoạn tiếp đất. Nhờ sự
phối hợp giữa gập thân và vươn hai chân ra trước nhanh nên người nhảy tận
dụng được tối đa đường bay của trọng tâm cơ thể trong không gian. Đó là lợi thế
của nhảy xa ưỡn thân so với các kiểu nhảy xa khác.
Bài tập 1.
Một bước đặt chân giậm nhảy thực hiện động tác ưỡn thân .
Đi 3-5 bước giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ.
Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ trên không.
Phối hợp chạy đà - giậm nhảy – trên không nhảy xa kiểu “ưỡn thân”.
Cách tổ chức tập luyện : Tôi vừa phân tích và làm mẫu động tác, điều khiển
cho học sinh đứng 4 hàng ngang tập tại chỗ theo nhịp vỗ tay, sau đó cho
học sinh tập theo nhóm 5 em luân phiên nhau. Giáo viên sửa sai cho học
sinh.
Bài tập 2 (Một số trò chơi).
Trò chơi: “Khéo vướng chân”; “Bật cóc tiếp sức”; …
* Cách thức tổ chức trò chơi: Tôi lấy những em kiến tập và hướng dẫn làm
trọng tài sau đó chia đều học sinh thành 4 nhóm nam, nữ bằng nhau (phù hợp
với từng trò chơi) để chơi. Để trò chơi thêm phần hứng thú tôi phải thưởng phạt
rõ ràng, tạo hưng phấn cho các em.
13
2.2.4/ Giai đoạn tiếp đất
Nhiệm vụ của tiếp đất :
- Giảm chấn động nhằm đảm bảo an toàn cho người nhảy, giữ thành tích
và nâng cao thành tích, Giai đoạn này xảy ra trong thời gian rất ngắn và gây
chấn động lớn cho cơ thể.
- Để đạt được độ xa của lần nhảy và giảm chấn động cho cơ thể việc thực
hiện đúng kỷ thuật rơi xuống cát có ý nghĩa rất lớn. Trong tất cả các kiểu nhảy,
việc thu chân chuẩn bị rơi xuống cát được bắt đầu khi tổng trọng tâm cơ thể ở
cách mặt cát ngang với mức khi họ kết thúc giậm nhảy.
Để chuẩn bị cho việc rơi xuống cát, đầu tiên cần chủ động khuỵu gối để
giảm chấn động, đồng thời rướn thân vươn hai tay ra trước giữ thăng bằng
không để mông hoặc tay chạm cát ở phía sau.Động tác tiếp đất đòi hỏi người
tập phải khéo léo nhanh nhẹn mềm dẻo và hết sức chủ động để tận dụng tối đa
thành tích của mình.
Để giảm chấn động người nhảy khi tiếp đất phải co các khớp (ngón chân,
cổ chân, gối, hông).
Bài tập.
Đứng tại chỗ thực hiện động tác bật xa , tiếp đất.
Chạy đà 3-5 bước làm động tác bước bộ trên không - tiếp đất.
Phối hợp chạy đà tự do - giậm nhảy - trên không - tiếp đất.
Phối hợp cả 4 giai đoạn thực hiện toàn bộ kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân.
Cách tổ chức tập luyện: Tôi cho học sinh luyện tập theo nhóm, chú ý sửa
các động tác sai nhắc học sinh khi luyện tập đề phòng tránh chấn thương
xảy ra.
Lưu ý:
Để đạt được hiệu quả trong giảng dạy môn nhảy xa tôi chú ý khi trình
bày các nội dung, bài tập kể cả trò chơi hay các động tác bổ trợ phải phù hợp với
từng tiết dạy, từng lớp học tránh rập khuôn, máy móc.
14
Khi dạy các nội dung xong cần phổ biến luật cho học sinh hiểu để tránh
phạm quy không đáng có. Cuối tiết học cần hệ thống lại các động tác một cách
thật ngắn gọn cho học sinh dễ hiểu bài và nhớ lâu hơn.
Ra bài tập về nhà và hướng dẫn tập luyện là khâu không thể thiếu đối với
môn thể dục nói chung và kỹ thuật nhảy xa kiểu “ữơn thân” nói riêng.
D. Kết quả cụ thể:
Qua thực tế bài dạy kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân theo phương pháp như
trên, tôi nhận thấy đa số học sinh đã khắc phục và hạn chế được những sai lầm
thường mắc trước đây, hoàn thiện tương đối tốt kĩ thuật nhảy xa kiểu ữơn thân
và thành tích được nâng cao. Qua tranh vẽ minh họa, các em rất hứng thú tập và
việc hình thành kĩ năng động tác nhanh hơn, kiến thức cũng nhanh hơn, hiểu bài
dễ dàng hơn. Các em ít bị sai hơn khi không có tranh vẽ và công tác sửa sai
không tốn nhiều thời gian, dành được nhiều thời gian trong luyện tập.
Với hình thức tập luyện tập thể giúp các em hình thành kĩ năng động
tác đồng loạt, sau đó kỹ năng được lặp đi lặp lại thông qua việc phân nhóm
luyện tập. Kết hợp giữa luyện tập và nghỉ ngơi hợp lí nên khối lượng vận
động phù hợp với học sinh không quá mệt mà cũng không quá nhẹ, đáp ứng
nhiệm vụ giáo dục thể chất. Nội dung của tiết học được khắc sâu, không gò bó,
đồng thời phát huy được những hạt nhân nòng cốt là đội ngũ cán sự lớp.
Đây là bảng so sánh kết quả khảo sát sau khi dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn
thân mà tôi đã thực hiện với nhóm học sinh ở trên. Thông qua bảng khảo sát
này tôi thấy kết quả khả quan có tiến triển tốt:
15
Bảng 2: Kết quả thực hiện và so sánh đối chứng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Thành tích ban đầu
Họ và tên
(cm)
Bùi Thị Hồng Nhung
Nguyễn Thị Ngân
Lê Thị Thùy Linh
Trần Thị Son
Đoàn Thị Quỳnh
Nguyễn Văn Duy
Phạm Quang Việt
Lương Văn Tiền
418
375
361
398
380
475
485
498
Thành tích sau tập luyện của
kỹ thuật nhảy xa kiểu
ngồi (cm)
436
403
387
421
413
503
518
547
Nguyễn Văn Hậu
465
490
Trần Ngọc Long
448
482
Từ khi tôi áp dụng những phương pháp trên vào trong quá trình giảng
dạy tại trường nơi tôi công tác. Kết quả là chất lượng môn nhảy xa của trường
không ngừng được nâng lên, các kỳ thi học sinh giỏi thể thao hay các kỳ hội
khỏe đều đạt kết quả đáng kể.
Trong hội khỏe phù đổng cấp tỉnh năm học 2014 – 2015 em Nguyễn Văn
Thi học sinh lớp 11B3 đạt giải 3 môn nhảy xa,năm học 2015-2016 em Bùi Thị
Hồng Nhung đã đạt giải nhì môn nhảy xa. Ngoài ra còn đạt được nhiều thành
tích cao ở các nội dung khác.
Từ đó tôi thiết nghĩ, nếu ngành giáo dục chú trọng tới việc huấn luyện các
nội dung thể dục thể thao cho học sinh trung học thì đó sẽ là nơi cung cấp các
vận động viên trẻ cho nền thể thao của tỉnh nhà.
Một điều đáng phấn khởi là trong quá trình luyện tập cũng như thi đấu
TDTT không có một em nào bị chấn thương xảy ra. 100% học sinh được nâng
cao thể chất và phấn khởi tin tưởng, hăng say luyện tập. Tạo phong trào thi đua
sôi nổi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu xây dựng
trường chuẩn quốc gia.
16
Để đạt thành tích trên là nhờ sự quan tâm sát sao của chi uỷ và ban giám
hiệu đã tập trung có chiều sâu mũi nhọn ở tất cả các môn học, thực hiện giáo dục
toàn diện, đầu tư cơ sở vật chất, có kế hoạch tuyển chọn, luyện tập ngay từ đầu
năm học nên đã đạt được thành tích cao.
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
1. Kết luận:
Qua quá trình giảng dạy kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp
11, bản thân tôi cũng rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là:
- Về phía giáo viên:
+ Nhờ sử dụng hợp lí các tranh vẽ hình minh họa nên tôi không phải giải
thích, giảng giải nhiều mà học sinh vẫn tiếp thu tốt và tiếp thu nhanh hơn khi
không có tranh vẽ mà có giải thích. Chính vì thế thời lượng làm việc trong giờ
của tôi cũng được rút ngắn.
+ Việc phân nhóm luyện tập vừa giúp học sinh chủ động, tích cực tập
luyện vừa giúp tôi có nhiều thời gian kèm cặp sửa chữa cho những học sinh yếu
hơn. Do đó kết quả và hiệu quả bài giảng được nâng cao.
- Về phía học sinh:
+ Nhờ những tranh vẽ minh họa của giáo viên, các em chủ động nhận thức
được kỹ thuật xuất phát thấp nhanh hơn so với việc không có tranh vẽ minh họa.
+ Việc phân nhóm tập luyện (theo giới tính và thể lực) như bài dạy theo
phương pháp đổi mới giúp các em thấy tự nhiên, cũng như tự tin hơn trong quá
trình học tập các nội dung khác. Điều đó cũng góp một phần trong việc nâng cao
hiệu quả giảng dạy, đồng thời phát huy có hiệu quả đội ngũ cán bộ lớp và cán sự
thể dục thể thao.
+ Với trò chơi mà tôi áp dụng trong bài tôi thấy các em rất hào hứng, sôi
nổi tham gia rất nhiệt tình. Mặt khác với trò chơi này tôi vừa cho các em vận
dụng bài học vừa thu hút toàn bộ cả lớp tham gia đầy đủ vừa tạo được không khí
phấn khởi thi đua giữa các em nam và các em nữ tháo gỡ được tâm lí ngại ngùng
của nữ học sinh .
17
Để thực hiện mục tiêu của bộ môn, bản thân tôi đó phải cố gắng học hỏi,
trao đổi kinh nghiệm, tự tìm các tài liệu để nghiên cứu, song vẫn còn những hạn
chế nhất định. Do đó tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các bạn
đồng nghiệp, đặc biệt là ban lãnh đạo nhà trường cũng như lãnh đạo của ngành.
2.Kiến nghị :
- Sáng kiến này tôi thực nghiệm tại trường trung học phổ
thông ................. Rất mong nhà trường, ban giám hiệu tạo điều kiện giúp đỡ để
tôi tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện đề tài chính xác và hiệu quả hơn.
- Đề nghị nhà trường, ban giám hiệu tích cực tham mưu cố vấn với địa
phương tạo điều kiện xây dựng sân chơi bãi tập theo đúng tiêu chuẩn.
- Đề nghị các cấp quản lý giáo dục, các trường trung học phổ thông cần
quan tâm hơn nữa đối với chế độ đãi ngộ cho giáo viên và đội tuyển trong quá
trình tập luyện. Đây là nguồn cổ vũ động viên góp phần nâng cao chất lượng
công tác giáo dục thể chất trong các trường trung học cơ sở. Có như vậy mới
thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn mới.
Trên đây là một chút kinh nghiệm của tôi trong quá trình dạy kĩ thuật
nhảy xa kiểu ưỡn thân \\. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn
đồng nghiệp và sự chỉ bảo của hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm các
cấp.
IV/ Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi xin cam đoan sáng kiến trên đây là do tôi viết không sao chép hoặc
vi phạm bản quyền.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
PTS Dương Nghiệp Chí – Võ Đức Phùng – Phạm Khắc Thụ – Tuyển tập điền
kinh tập I, II, NXB TDTT 1996
2.
GS.TS Trịnh Trung Hiếu - Phương pháp huấn luyện thể dục thể thao,
NXBTDTT Hà Nội 1991.
3.
PGS Nguyễn Kim Minh – Nguyễn Thế Xuân – Chạy tiếp sức, cự ly trung bình,
cự ly dài, việt dã, NXB GD 1998.
4.
Sách thể dục lớp 11, tài liệu hướng dẫn giảng dạy TDTT trong trường THPT.
5.
Giáo trình điền kinh ĐH thể dục thể thao. Nhà xuất bản thể dục thể thao năm
2000.
6.
Giáo trình lý luận và phương pháp Thể dục thể thao. Đại học thể dục thể thao II
năm 2002.
7. Luật Điền kinh, NXB TDTT, 2006
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
.................
19