1. Tên sáng kiến:
“ S ử d ụ n g b ả n đ ồ t r o n g Á t l a t đ ị a l ý Vi ệ t N a m đ ể h ì n h t h à n h
kiếnthức địa lý cho sinh lớp 12 qua bài: Đô thị hóa”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn địa lý
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 23 tháng 12 năm 2016 đến ngày 25 tháng 5 năm 2017
4. Mã Sáng kiến: SK04
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ “SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG ÁT LÁT
ĐỊA LÝ VIỆT NAM ĐỂ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ĐỊA LÝ CHO HỌC
SINH LỚP 12 QUA BÀI: ĐÔ THỊ HÓA”
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
1. Cơ sở lý luận:
Trong mọi thời đại, Đảng ta luôn xác định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Thấm nhuần tư tưởng đó, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo ở nước ta đã không
ngừng đổi mới mạnh mẽ, căn bản và toàn diện, tức là “ đổi mới cả về nội dung, cả
về hình thức và phương pháp tổ chức thi cử, kiểm tra, hướng tới đánh giá năng
lực phẩm chất người học, dạy cho họ cách học và tư tưởng tự học suốt đời” nhằm
mục tiêu đào tạo ra các thế hệ trẻ là những người chủ nhân tương lai của đất nước,
vừa có đức, trí, thể, mỹ, vừa có lòng yêu quê hương đất nước, yêu con người,
sống hòa đồng, lại năng động nhạy bén, chỉ có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu
đổi mới của đất nước và thích ứng được với xu hướng toàn cầu hóa trong giai
đoạn hiện nay. Trước nhiệm vụ lớn lao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước
ta, mỗi giáo viên phải không ngừng tự học, tự sáng tạo để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy
học và áp dụng kỹ thuật dạy học phù hợp để nâng cao hiệu quả giờ lên lớp. Theo
tôi dù có áp dụng bất kỳ phương dạy học và kỹ thuật dạy học nào cũng không thể
phủ nhận được vai trò của các thiết bị dạy học và đặc biệt là đối với dạy học môn
địa lý. Thiết bị dạy học cho môn Địa lý rất cần thiết không thể thiếu đó là Át lát
địa lý và bản đồ. Át địa lý Việt Nam thực chất là tập hợp các bản đồ thu nhỏ theo
một tỉ lệ nhất định, gồm có cả các bản đồ địa lý tự nhiên, bản đồ dân cư, bản đồ
các ngành kinh tế và bản đồ các vùng kinh tế, giữa các bản đồ có mối quan hệ mật
thiết với nhau, tuy ở mức độ khác nhau và thể hiện các nội dung theo tiến trình
của sách giáo khoa Địa lý lớp 12 với khá đầy đủ các nội dung về địa lý nước ta.
Mỗi giáo viên dạy địa lý mà biết huy động và tổ chức được tất cả học sinh sử
dụng Át lát địa lý Việt Nam trong quá trình học tập bộ môn mình phụ trách, chắc
chắn mục tiêu của từng bài học và của cả môn học đạt được là rất dễ dàng, bởi lẽ
là Át lát địa lý Việt Nam là phương tiện đắc lực giúp người giáo viên truyền tải
kiến thức tới học sinh dễ nhất và nhanh nhất, tạo cho các em thói quen và hứng
thú học tập, từ đó còn tạo môi trường học tập thân thiện, có sự gắn kết chặt giữa
học sinh với giáo viên, các em còn biết vận dụng kiến thức lý thuyết với thực
hành và giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống. Xuất phát từ các suy nghĩ trên,
tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm về “ sử dung Át lát địa lý Việt nam để
hình thành kiến thức địa lý cho học sinh qua bài: Đô thị hóa”
2. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay xu hướng học sinh tham gia thi đối với môn địa lý ở các trường
THPT nói chung và trường THPT ........ nói riêng đang có chiều gia tăng, song
2
nhìn chung các em còn rất lúng túng về kỹ năng sử dụng Át lát trong học tập địa
lý Việt Nam. Sự yếu kém khi sử dụng Át lát địa lý của học sinh nguyên nhân
chính là do cả phụ huynh và học sinh đều quan niệm môn Địa lý là môn học phụ
nên ít chú tâm vào học tập, bởi thế việc trang bị Át lát địa lý cho học tập không
đầy đủ, mặt khác nhiều giáo viên cũng chưa thật chú trọng đến việc hướng dẫn
học sinh phương pháp khai thác sử dụng Át lát địa lý, nhất là phương pháp sử
dụng phối hợp nhiều bản đồ trong Át lát địa lý để để nghiên cứu và tìm hiểu về
một đối tượng hay một vấn đề địa lý nào đó có trong bài học, điều đó đã khiến
cho các em gặp không ít những khó khăn trong quá trình học tập môn Địa lý, nhất
là các em đang phải đồi mặt với kỳ thi THPTQG đang tới gần. Tại trường
THPT ........ chưa có ai viết về sáng kiến kinh nghiệm “ sử dụng Át lát địa lý Việt
Nam để hình thành kiến thức cho học sinh lớp 12 qua bài: Đô thị hóa”, với bản
thân đã qua nhiều năm giảng dạy địa lý, tôi tự đúc rút kinh nghiệm cho mình và
mạnh dạn viết để báo cáo cho các đồng nghiệp tham khảo, góp phần cải thiện
phần nào kết quả học tập môn Địa lý tại nơi mình đang công tác, không những thế
với tham vọng giúp học sinh bớt đi những khó khăn khi sử dụng Át lát địa lý để
học tập và tạo cơ hội cho các em đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi THPTQG năm
nay.
II. Mô tả giải pháp
Trước đây tôi và cũng có nhiều giáo viên khác chủ yếu hướng dẫn học sinh
khai thác, sử dụng bản đồ dân số để hình thành đặc điểm đô thị hóa và xây dựng
các câu hỏi, bài tập dưới dạng tự luận về đặc điểm đô thị hóa ở nước ta qua bài
“Đô thị hóa” ở lớp 12 cho học sinh. Nhưng trong quá trình giảng dạy, tôi nảy sinh
suy nghĩ cần có sự phối hợp sử dụng nhiều bản đồ trong Át lát địa lý Việt Nam đó
là bản đồ dân số, bản đồ kinh tế chung, bản đồ công nghiệp chung dùng để hình
thành đặc điểm đô thị hóa, để phân loại đô thị, để phân tích ảnh hưởng của đô thị
hóa đến phát triển kinh tế-xã hội đất nước qua bài học và từ bản đồ đó kết hợp với
SGK còn xây dựng câu hỏi bài tập dạng trắc nghiệm để củng cố, kiểm tra đánh
giá kết quả nghiên cứu vấn đề đô thị hóa của học sinh qua bài “Đô thị hóa” trong
SGK ở lớp 12.
Như vậy ý tưởng của tôi có khác so trước ở chỗ có sự phối hợp sử dụng nhiều bản
đồ trong Át lát để dạy cho học sinh toàn bộ những nôi dung của bài “Đô thị hóa”,
chứ không phải là dạy một phần kiến thức về đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta
và còn xây dựng bài tập trắc nghiệm từ các bản đồ trong Át lát địa lý về nội dung
kiến thức bài học nhằm giúp học sinh thích ứng tốt với kỳ thi THPTQG năm
2017.
Để sử dụng có hiệu quả bản đồ trong Át lát địa lý Việt nam vào quá trình
giảng dạy Địa lý cho học sinh lớp 12, tôi thực hiện theo các gải pháp sau:
1. Xác định lựa chọn bản đồ có liên quan đến nội dung kiến thức có trong bài
học cần hình thành cho học sinh
3
- Át lát địa lý Việt Nam là sự tập hợp của nhiều bản đồ, nhưng không phải tất cả
các bản đồ đều hỗ trợ tốt cho nội dung một bài học, nên ngay từ khi xây dựng kế
hoạch dạy, tùy vào các mục tiêu nội dung bài học mà giáo viên cần lựa chon bản
đồ nào trong Át lát để sử dụng cho phù hợp và có hiệu quả.
- Trong từng bài học, giáo viên phải xác định rõ mục tiêu về kiến thức, về kỹ
năng, xác định rõ cần rèn năng lực gì cho học sinh…, tất cả đều chi phối việc lựa
chọn phương pháp dạy, kỹ thuật dạy học và quyết định việc lựa chọn thiết bị dạy
học thích hợp.
- Trong bài “Đô thị hóa” tôi xác định mục tiêu cần đạt đó là :
+ Giúp học sinh nhận biết được đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta, giúp học sinh
hiểu được ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước,
giúp học sinh vận dụng kiến thức để phân tích quá trình đô thị hóa ở địa phương
và tham gia trong qua điều khiển đô thi hóa cho phù hợp sự phát triển kinh tế ở
quê hương, đất nước.
+ Rèn học sinh kỹ năng phân tích bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ để nêu nhận xét
cần thiết về vấn đề đô thị hóa ở nước ta
+ Rèn cho học sinh năng lực phân tích, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề, năng
lực bản đồ, sử lý thông tin và tư duy theo lãnh thổ.
- Từ các mục tiêu trên tôi xác định sử dụng phương pháp dạy học đàm thoại, thảo
luận nhóm, hoạt động cá nhân; kỹ thuật động não, khăn trải bàn… Sử dụng thiết
bị dạy học chính là: tranh ảnh, bản đồ trong Át lát địa lý Việt Nam. Cụ thể trong
bài học “Đô thị hóa” tôi chọn bản đồ dân số, bản đồ kinh tế chung và bản đồ công
nghiệp chung, vì các bản đồ này có liên quan nhiều và trực tiếp trong việc hỗ trợ
cho việc hình thành kiến thức về đô thị hóa có trong nội dung bài học cho học
sinh ở lớp 12.
- Như vậy việc lựa chọn bản đồ trong Át lát địa lý Việt Nam để giảng dạy phụ
thuộc hoàn toàn vào nội dung bài học, nhưng muốn lựa chọn đúng bản đồ trong
Át lát địa lý Việt Nam phục vụ cho bài dạy ta cần phải hiểu được nội dung bản đồ
thông qua tên của bản đồ.
2. Xác định các bước hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ trong Át lát địa lý
Việt Nam phục vụ cho bài dạy:
- Hiểu được ý nghĩa của các ký hiệu có trong bảng chú giải hoặc trong trang 3 của
Át lát địa lý Việt Nam.
- Hiểu được mạng lưới kinh, vĩ độ của bản đồ.
- Cần thiết phải khai thác phối hợp nhiều bản đồ trong Át lát địa lý Việt Nam mà
có liên quan tới việc phân tích về các đặc điểm của cùng một đối tượng địa lý.
- Nếu bản đồ có biểu đồ cần phải phân tích biểu đồ để nêu nhận xét về tình hình
phát triển hoặc xu hướng chuyển dịch giữa các đối tượng địa lý có trong bản đồ.
- Xác định và phân tích sự phân bố của các đối tượng địa lý ở trên bản đồ.
4
- Khai thác bản đồ trong Át lát địa lý Việt Nam kết hợp với nghiên cứu SGK, liên
hệ với thực tiễn, khi trong SGK và ngoài thực tiễn có chứa các thông tin có liên
quan đến đặc điểm của cùng một đối tượng địa lý cần tìm hiểu.
- Xây dựng các hỏi, bài tập từ bản đồ trong Át lát đã được lựa chọn làm phương
tiện giảng dạy để củng cố và kiểm tra đánh giá việc tiếp thu kiến thức cho học
sinh.
Song quan trọng nhất và có ý nghĩa xuyên suốt là phải hiểu được ý nghĩa
của các ký hiệu thể hiện các đối tượng địa lý có trong bản đồ. Trên bản đồ dân số,
bản đồ kinh tế chung và bản đồ công nghiệp chung, tôi xác định chủng loại các ký
hiệu dùng để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ gồm có:
+ Ký hiệu hình học
+ Ký hiệu tượng hình
+ Ký hiệu chữ, số
+ Ký hiệu màu sắc
+ Ký hiệu đường
Các ký hiệu này có ý nghĩa như sau:
- Ký hiệu hình học:
Trên bản đồ dân cư ký hiệu hình học kết hợp với chữ viết để thể hiện vị trí
và tên của các đô thị, kích thước và chủng loại các ký hiệu hình học thể hiện quy
mô các loại đô thị và phân cấp các loại đô thị.
Trên bản đồ kinh tế chung ký hiệu hình tròn kết hợp với chữ viết thể hiện vị
trí và tên các trung tâm kinh tế, kích thước ký hiệu hình tròn khác nhau, thể hiện
các trung tâm kinh tế có quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Trên bản đồ công nghiệp chung ký hiệu hình tròn kết hợp với chữ viết thể
hiện tên và vị trí của trung tâm công nghiệp, kích thước ký hiệu hình tròn cho biết
các trung tâm công nghiệp có quy mô to, nhỏ khác nhau, còn các ký hiệu hình học
khác dùng thể hiện các ngành khác ở từng trung tâm công nghiệp.
- Ký hiệu tượng hình chỉ có ở bản đồ công nghiệp chung, thể hiện vị trí và sự có
thật về ngành công nghiệp theo ký hiệu tượng hình ( ví dụ là ngành công nghiệp
sản xuất ô tô).
- Ký hiệu chữ, số: chữ viết cho biết tên của các đối tượng địa lý, có ở cả ba bản
đồ, ký hiệu số cho biết vị trí của đối tượng địa lý có diện tích không gian lãnh thổ
nhỏ hẹp so với tỷ lệ của bản đồ.
- Ký hiệu màu sắc: là dùng các gam màu sắc khác nhau, mỗi gam màu thể hiện
một đặc tính của một đối tượng địa lý. Cụ thể:
Trên bản đồ dân cư thể hiện mật độ dân số của từng địa phương
Trên bản đồ kinh tế chung thể hiện giá trị bình quân theo đầu người của
từng tỉnh năm 2007 và tỷ trọng GDP của từng nhóm ngành trong từng trung tâm
kinh tế.
5
Trên bản đồ công nghiệp thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của từng tỉnh
so với cả nước.
- Ký hiệu đường: dùng để thể hiện các đối tượng địa lý có hình dạng trải dải theo
đường và được dùng ở cả ba bản đồ. Đó là thể hiện đường biên giới quốc gia,
đường ranh giới tỉnh, thể hiện đường bờ biển, các lưu vực sông, trên bản đồ kinh
tế chung và bản đồ công nghiệp còn thể hiện đường sắt, đường bộ. Song rõ nhất là
ở bản đồ kinh tế chung dùng thể ranh giới các vùng kinh tế.
3. Vận dụng cụ thể việc sử dụng bản đồ dân số, bản đồ kinh tế chung và bản
đồ công nghiệp chung để hình thành kiến thức về đô thị hóa cho học sinh lớp
12:
- Trước tiên, giáo viên cho học sinh nhắc lại khái niệm kiến thức “đô thị hóa” mà
các em đã học từ lớp 10. Nếu học sinh nêu thiếu thì giáo viên phải bổ sung và
hoàn thiện theo chuẩn sau: Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội, mà biểu
hiện của nó là sự gia tăng nhanh về số lượng và quy mô đô thị, sự tập trung dân
cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống
thành thị trong dân cư.
- Giáo viên lại nêu tiếp nếu số lượng các đô thị gia tăng và có nhiều đô thị quy mô
lớn, đồng thời tỉ lệ dân cư thành thị nhiều, đây chính là dấu hiệu quan trọng
khẳng định quá trình độ thị hóa diễn ra nhanh và ngược lại. Mục đích là giúp học
sinh ngay từ ban đầu đã hình dung được như thế nào là quá trình đô thị hóa diễn
ra nhanh hay chậm, để khi hình thành kiến thức về đặc điểm đô thị hóa ở nước ta
trong bài học cho thuận lợi.
- Giáo viên tiếp tục hỏi học sinh thế nào là “Công Nghiệp Hóa” sau khi học sinh
hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên chuẩn xác về “ Công Nghiệp Hóa” đó là: Quá
chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp chủ yếu sang nền sản xuất công
nghiệp hiện đại mà thực chất đó là quá phát triển công nghiệp, chính là sự phát
triển của các ngành công nghiệp và các trung tâm công nghiệp. Sự phát triển các
trung tâm công nghiệp chính lại là quá trình hình thành và phát triển của các đô
thị, của các trung tâm kinh tế. Mục đích cuối cùng là giúp học sinh hiểu được mối
quan hệ giữa sự hình thành và phát triển của đô thị gắn liền với sự hình thành và
phát triển của các trung tâm công nghiệp, của các trung tâm kinh tế, từ đó học
sinh hiểu được các đô thị chính là các trung tâm công nghiệp và cũng là các trung
tâm kinh tế của đất nước.
3.1. Hình thành các đặc điểm đô thị hóa:
a. Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp và trình độ thấp
6
Bản đồ dân số nước ta năm 2007
Để hình thành đặc điểm nêu trên của quá trình đô thị hóa ở nước ta tôi thực hiện
như sau:
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu ký hiệu ở bảng chú giải trên bản đồ dân số,
hỏi: Thủ đô Hà Nội nước ta là đô thị loại nào?. Học sinh dễ dàng nhận ra Hà Nội
là đô thị loại đặc biệt. Giáo viên hỏi tiếp: Hà Nội là đô thị đặc biệt, vậy tính đặc
biệt của Hà Nội được thể hiện qua các đặc điểm nào theo các em? Giáo viên gợi
ý: Hà Nội có lịch sử hình thành như thế nào, quy mô dân số, hạ tầng cơ sở giao
thông vận tải, điện nước và sự phát triển các ngành kinh tế ra sao? Qua học môn
lịch sử, em cho biết tên gọi của Hà Nội vào thế kỷ XI là gì? Chắc chắn các em sẽ
nêu được Hà Nội có tên gọi ở thế kỷ XI là thành Thăng Long và có lịch sử khai
thác lâu đời.
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu tiếp SGK liên hệ với kiến thức lịch sử và hỏi
tiếp: Ở nước ta có đô thị nào được hình thành trước thành Thăng Long và hình
thành vào thế kỷ nào? Học sinh sẽ nêu được thành Cổ Loa ở thời kỳ thế kỷ III
7
trước Công nguyên là đô thị đầu tiên ở nước ta. Vậy quá trình đô thị hóa ở nước ta
xuất hiện sớm hay muộn? Từ đó đến nay quá trình đô thị hóa ở nước ta trải qua
những giai đoạn phát triển nào? Trong từng giai đoạn số lượng các đô thị được
hình thành ra sao? Nhiều hay ít? Quy mô không gian lớn hay nhỏ, với chức năng
chính là gì? Giáo viên cho học sinh nêu và chuẩn hóa theo kiến thức sau:
+ Thế kỷ XVI – XVIII hình thành đô thị Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố
Hiến, chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự.
+ Những năm 30 của thế kỷ XX hình thành được một số đô thị lớn như Hải
Phòng, Nam Định, Thành phố Hồ Chí Minh…, chức năng chính là trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của địa phương hay của cả nước.
+ Giai đoạn những năm 1945 – 1954 do chiến tranh quá trình đô thị hóa ở
nước ta ở hai miền Nam - Bắc khác nhau, việc hình thành thêm các đô thị rất khó
khăn.
Tóm lại: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến nửa đầu thế kỷ XX , tức là
trải qua rất nhiều thế kỷ, nhưng số lượng các đô thị hình thành rất ít. Vậy các em
đánh giá như thế nào về tốc độ quá trình đô thị hóa ở nước ta? Giáo viên gợi ý:
quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh hay chậm? Chắc chắn học sinh thấy
quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm vì trong nhiều thế kỷ số lượng hình
các đô thị hình thành ở nước ta rất ít và quy mô đô thị lại nhỏ.
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu trên bản đồ dân số và hỏi: Qua quan sát về ký
hiệu các đô thị trên bản đồ em thấy số lượng các đô thị hiện nay ở nước ta như thế
nào so với thời gian trước đây mà các em thu thấp được trong SGK? Kết hợp cho
học sinh liên hệ với thực tiễn rồi hỏi: Không gian của nhiều đô thị như Hà Nội,
Hải Phòng, Nam Định, thành phố Hồ Chí Minh… có được mở rộng không và hạ
tầng cơ sở, cơ sở vật chất kỹ thuật như giao thông vận tải, thông tin liên lạc… có
được nâng cấp và cải tạo tốt hơn so với trước đây không? Học sinh sẽ nhận ra số
lượng các đô thị thể hiện trên bản đồ của nước ta nhiều và thực tế không gian
nhiều đô thị mở rộng, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện
nước được đầu tư tốt hơn so với trước đây. Qua đó em đánh giá như thế nào về sự
chuyển biến của quá trình đô thị hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay? Học sinh
sẽ nhận thấy quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta đang có sự chuyển biến tích
cực.
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu tiếp trên bản đồ dân số, hỏi: Qua ký hiệu về
đô thị loại đặc biệt, các em thấy số lượng các đô thị đặc biệt ở nước ta nhiều hay
ít? Các em sẽ nêu được số lượng các đô thị loại đặc biệt ở nước ta là ít. Giáo viên
nói các đô thị đặc biệt thường là nơi đông dân, hội tụ sự phát triển các ngành kinh
tế và có hạ tầng cơ sở tốt. Qua liên hệ thực tiễn và nghiên cứu SGK , kết hợp so
sánh với các nước trong khu vực như Xin gapo, Thái Lan, Bru nây…và so với
một số nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản…, các em có quan điểm đánh giá
như thế nào về hạ tầng cơ sở và các công trình phúc lợi xã hôi ở các đô thị và
8
ngay ở cả các đô thị loại đặc biệt mà các em vừa xác định? Nhìn chung đã đáp
ứng được yêu cầu đời sống và phát triển kinh tế xã hội chưa? Giáo viên hỏi tiếp:
vậy trình độ đô thị hóa ở nước ta cao hay thấp? Học sinh dễ nhận ra quá trình đô
thị hóa ở nước ta tuy có chuyển biến song vẫn còn ở trình độ thấp và chưa đáp
ứng được yêu cầu cho đời sống và cho phát triển kinh tế.
b. Tỉ lệ dân số thành thị tăng, nhưng vẫn còn thấp
Để hình thành đặc điểm này, tôi thực hiện như sau:
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu màu sắc thể hiện dân số nông thôn và dân số
thành thị trên biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm. Giáo viên cho học sinh so
sánh chỉ số về dân số thành thị từ năm 1960 đến năm 2007 với dân số nông trong
cùng năm và tính tỉ lệ dân số thành thị so với tổng dân số cả nước năm 1960 và
năm 2007, kết hợp nghiên cứu bảng 18.1 SGK trang 78 rồi hỏi: Dân số thành thị ở
nước ta xu hướng tăng hay giảm và chiểm tỉ lệ cao hay thấp? Qua so sánh tính
toán học sinh dễ nhận ra dân số thành thị nước ta tăng, song vẫn còn chiếm tỉ lệ
thấp. Giáo viên so sánh với một số nước trong khu vực như Xingapo, Thái Lan,
Mãlaixia, Bru nây và một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản… để học
sinh rõ hơn. Giáo viên nhấn mạnh thêm khi tỉ lệ dân số thành thị ít càng chứng tỏ
quá trình đô thị hóa nước ta diến ra chậm và trình độ thấp.
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
Để hiểu rõ vệ sự phân bố mạng lưới các đô thị ở nước ta, tôi triển khai thực
hiện như sau:
- Giáo viên cho từng bàn học sinh ở từng dãy: Xác định số lượng các đô thị và sắp
xếp các đô thị ở từng vùng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Cụ thể
+ Bàn 1: Xác định số lượng các đô thị vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
+ Bàn 2: Xác định số lượng các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng.
+ Bàn 3: Xác định số lượng các đô thị vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam
Trung Bộ.
+ Bàn 4: Xác định số lượng các đô thị vùng Tây Nguyên.
+ Bàn 5: Xác định số lượng các đô thị vùng Đông Nam Bộ.
+ Bàn 6: Xác định số lượng các đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu kết hợp bản đồ dân số với bản đồ kinh tế
chung, lưu ý học sinh căn cứ vào ký hiệu đường ranh giới vùng và chữ số la mã
để xác định chính xác tên và ranh giới từng vùng kinh tế nước ta là cơ sở để xác
định chính xác số lượng các đô thị ở từng vùng kinh tế, thời gian 5 phút và yêu
cầu các em trình bày kết quả xác định được, đối chiếu với kết quả chuẩn xác của
giáo viên để khẳng số lượng đô thị ở mỗi vùng:
+ Số lượng đô thị vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có 18 đô thị, sắp xếp từ lớn
đến nhỏ như sau: Thái Nguyên, Hạ Long, Việt trì, Bắc Giang, Cẩm Phả, Hòa
Bình, Sông công, Móng Cái, Lạng Sơn, Yên Bái, Nghĩa Lộ, Tuyên Quang, Cao
Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên.
9
+ Số lượng đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có 12 đô thị, sắp xếp theo thứ tự từ
lớn đến nhỏ như sau: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hà Đông, Sơn tây, Vĩnh
Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Phủ Lý.
+ Số lượng đô thị vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải nam Trung Bộ:
Vùng Bắc Trung Bộ có 10 đô thị, sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như
sau: Vinh, Huế, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Sầm Sơn, Cửa Lò, Hồng Lĩnh,
Đông Hà, Quảng Trị.
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có 11, sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ
như sau: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Hội An, Tam Kỳ, Quảng
Ngãi, Tuy Hòa, Cam Ranh, Phan Rang – Tháp Chàm, La gi.
+ Số lượng đô thị vùng Tây Nguyên có 8 đô thị, sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến
nhỏ như sau: Buôn ma thuột, Đà Lạt, Bảo Lộc, Plâyku, KonTum, An Khê,
Ayunpa, Gia Nghĩa.
+ Số lượng đô thị vùng Đông Nam Bộ có 7 đô thị, sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến
nhỏ như sau: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Tây
Ninh, Đồng Xoài, Bà Rịa.
+ Số lượng đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 15 đô thị, sắp xếp theo thứ
tự từ lớn đến nhỏ như sau: Cần thơ, Rạch Gía, Long Xuyên, Tân An, Mỹ Tho,
Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cao Lãnh, Châu Đốc, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu,
Vị Thanh, Trà Vinh.
- Giáo viên yêu cầu tiếp học sinh đối chiếu nhanh với bảng 18.2 SGK trang 78
hỏi: Em có nhận xét gì về sự phân bố đô thị giữa các vùng ở nước ta? Học sinh dễ
dàng nhận ra và nhớ rất lâu: Mạng lưới các đô thị ở nước ta phân bố không đều
giữa các vùng, còn giúp các em hiểu rõ vùng có số lượng đô thị nhiều là Trung Du
miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, vùng có số
lượng đô thị ít là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đặc biệt Đông Nam Bộ có số lượng
đô thị ít nhất cả nước.
3.2. Phân cấp đô thị (phân loại)
- Giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân, yêu cầu các em nghiên cứu SGK, hỏi
mạng lưới đô thị ở nước ta phân loại như thế nào? Căn cứ vào đâu để phân loại?
Học sinh sẽ nêu được sự phân loại đô thị như SGK đó là: Căn cứ chủ yếu vào số
dân, chức năng, mật độ dân số và tỉ lệ dân phi nông nghiệp phân ra 6 loại: Loại đô
thị đặc biệt có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, loại 1, 2, 3, 4, 5. Căn cứ vào
cấp quản lý hai loại: Đô thị trực thuộc Trung Ương gồm có Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần thơ; loại đô thị trực thuộc địa phương. Để
nhớ lâu hơn, giáo viên cho học sinh nghiên cứu chủng loại chữ viết thể hiện cho
từng cấp đô thị trong chú giải và hỏi kiểu chữ viết nào thể hiện cho đô thị loại đặc
biệt, đô thị loại 1, 2, 3, 4? Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh xác định cụ thể từng
cấp đô thị ở trên bản đồ. ( Nếu học sinh không rõ, giáo viên nói: Kiểu chữ in hoa
đậm như chữ “HÀ NỘI” dùng thể hiện loại đô thị cấp đặc biệt, kiểu chữ in hoa
10
mảnh hơn như chữ “ĐÀ NẴNG” dùng thể hiện đô thị loại 1, kiểu chữ in đậm giống
như chữ “NAM ĐỊNH” dùng thể hiện đô thị loại 2, kiểu chữ mảnh hơn như chữ in
mảnh như chữ “SƠN LA” dùng thể hiện đô thị loại 3, kiểu chữ in thường như chữ
“Lai Châu” dùng thể hiện đô thị loại 4, còn đô thị loại 5 là cấp thị xã nhưng không
được thể hiện trên bản đồ. Để học sinh dễ phân biệt đô thị trực thuộc Trung Ương
và đô thị trực thuộc địa phưowng, giáo viên lưu ý cho học sinh: Căn cứ vào ký
hiệu về quy dân số của từng loại đô thị thì các đô thị trực thuộc Trung Ương
thường có quy mô dân số từ 500001 nghìn người trở lên, còn ở các quy mô thấp
hơn 500001 nghìn người sẽ thuộc đô thị trực thuộc địa phương.
3.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Bản đồ kinh tế chung nước ta năm 2007
11
Bản đồ công nghiệp chung nước ta năm 2007
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu đồng thời bản đồ dân số, bản đồ kinh tế
chung, bản đồ công nghiệp chung, yêu cầu học sinh hiểu ký hiệu hình tròn thể
hiện trung tâm kinh tế, về trung tâm công nghiệp, hiểu ký hiệu màu sắc thể hiện
từng nhóm ngành kinh tế ở bảng chú giải hoặc trang 3 của Át lát địa lý Việt Nam
và hỏi: Các đô thị ở nước ta có thường trùng với các trung tâm kinh tế và các
12
trung tâm công nghiệp quan trọng không? Nhìn chung ở các đô thị mà trùng với
các trung tâm kinh tế thì: tỉ trọng GDP thuộc ngành công nghiêp-xây dựng và dịch
vụ so với các ngành nông-lâm-ngư nghiệp cao hay thấp? Thể hiện rõ nhất là ở đô
thị nào? Học sinh dễ nhận thấy biểu hiện này rõ nhất là ở Hà Nội và Thành Phố
Hồ Chí Minh. Giáo viên lại hỏi tiếp học sinh: Trên bản đồ kinh tế chung và bản
đồ công nghiệp chung: Vùng nào có số lượng các trung tâm kinh tế và các trung
tâm công nghiệp nhiều? Vùng nào ít? Giáo viên cho học sinh kết hợp nghiên cứu
trên bản đồ dân số và hỏi: Ở những vùng có nhiều trung tâm kinh tế và nhiều
trung tâm công nghiệp có phải là những vùng có mạng lưới đô thị dày đặc không
và ngược lại ở những vùng có số lượng trung tâm kinh tế và số lượng các trung
tâm công nghiệp ít có phải là mạng lướng đô thị thưa (số lượng đô thị ít) không?
Như vậy giúp học sinh dễ dàng nêu được vùng có nhiều đô thị cũng chính là vùng
có nhiều trung tâm công nghiệp và nhiều trung tâm kinh tế. Giáo viên nêu minh
họa vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ là những vùng có các đô
thị lớn và cũng là những vùng có các các trung tâm kinh tế lớn và các trung tâm
công nghiệp lớn, hay ngược lại với vùng Tây Nguyên và Tây bắc. Mục đích giúp
học sinh dễ hiểu quá trình đô thị hóa ở nước ta có sự khác nhau giữa các vùng và
ở các trung tâm kinh tế bao giờ ngành công nghiệp-xây dựng và ngành dịch cũng
có tỷ trọng cao trong tổng GDP của từng trung tâm kinh tế hay ở từng đô thị.
Tóm lại những vùng có nhiều đô thị đó là những vùng có quá trình đô thị
hóa phát triển nhanh hơn và các ngành công nghiệp-xây dựng, các ngành dịch
phát triển mạnh hơn, đây chính là biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Vậy theo các em: Quá trình đô thị hóa
có vai trò như thế nào đến sự phát triển kinh tế cả nước và từng địa phương? Học
sinh sẽ nêu được: Đô thị hóa có tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của đất nước, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của các địa
phương và các vùng trong nước, các đô thị đóng góp rất cao về GDP, về ngân
sách quốc gia và cả thu nhập từ công nghiệp-xây dựng cho cả nước.
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu ký hiệu từng ngành công nghiệp ở trang 3 kết
hợp nghiên cứu các ngành công nghiệp ở một số trung tâm công nghiệp lớn trùng
với các đô thị lớn trên bản đồ công nghiệp chung và hỏi: Em có nhận xét gì về cơ
cấu ngành công nghiệp ở các trung tâm công nghiệp mà trùng với các đô thị đó?
Học sinh sẽ nêu được ở các trung tâm công nghiệp có sự trùng hợp là các đô thị
thì cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. Giáo viên nói: sự phát triển công nghiệp ở
các đô thị kéo theo sự phát triển về ngành dịch vụ, vậy theo các em khả năng giải
việc làm cho lao động ở các đô thị như thế nào? Học sinh dễ nhận ra đô thị hóa
ảnh hưởng tới khả năng giải quyết việc làm cho lao động. Kết hợp giáo viên cho
học sinh nghiên cứu trên bản đồ kinh tế chung về GDP bình quân trên đầu người
ở một số vùng tiêu biểu như ở Đông Nam Bộ và ở Trung du miền núi Bắc Bộ,
hỏi: Căn cứ vào ký hiệu màu sắc thể hiện GDP bình quân trên đầu người năm
13
2007 ở bản chú giải trên bản đồ kinh tế chung và ở trên bản đồ công nghiệp
chung em hãy xác định: Vùng nào có GDP/người đạt mức từ trên 15 đến 18 triệu
đồng, vùng nào ở mức dưới 6 triệu đồng năm 2007? Học sinh sẽ xác định được
vùng có GDP/người từ trên 15 đến 18 triệu đồng là Đông Nam Bộ, vùng có
GDP/người dưới 6 triệu đồng là Tây Nguyên. Giáo viên hỏi tiếp có phải ở những
vùng nhiều đô thị hay quá trình đô thị hóa phát triển hơn thì GDP/người cao và
còn ở những vùng có ít đô thị hay quá trình đô thị hóa phát triển chậm thì GDP/
người thấp không? Qua đó các em thấy quá trình đô thị hóa có ảnh hưởng như thế
nào đến thu nhập của người dân? Học sinh dễ nhận thấy quá trình còn ảnh hưởng
trực tiếp đến thu nhập bình quân trên đầu người và chất lượng cuộc sống của
người dân.
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu gam màu sắc thể hiện mật độ dân số trên
bản đồ dân số và hỏi ở các đô thị, nhất là các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng
và Thành phố Hồ Chí Minh…, mật độ dân số ở các đô thị này như thế? Cao hay
thấp và qua đó các em cho biết ở các đô thị thường có thị trường tiêu thụ và lực
lượng lao động như thế nào? Cần thiết giáo viên liên hệ với thành phố Nam Định,
với Hà Nội… để học sinh rõ hơn. Từ việc phân tích nêu trên, học sinh nhận ra đô
thị chính là nới có thị trường lớn và lực lượng lao động dồi dào có trình độ tay
nghề. Giáo viên nêu tiếp qua phân tích ở phần trên các đô thị nhất là các đô thị
lớn thường là các trung tâm kinh tế ở nước ta, mà các trung tâm kinh tế ở nước ta
có vị trí thuận lợi và ở nơi giao thông phát triển, kết hợp với các thế mạnh vừa
nêu trên. Theo các em các đô thị có tạo ra sức hấp dẫn thu hút đầu tư trong và
ngoài nước không, khi đó các đô thị có vai trò gì trong quá trình phát triển kinh
tế? Kết hợp giáo viên cho học sinh nghiên cứu SGK trả lời và học sinh sẽ dễ
dàng nêu được các đô thị là nơi tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh
tế.
Tóm lại sự kết hợp khéo léo giữa bản đồ kinh tế chung với bản đồ công
nghiệp và bản đồ dân số sẽ giúp học sinh dễ dàng phân tích được ảnh hưởng của
đô thị hóa đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến sự phát triển kinh tế, đến khả
năng giải quyết việc làm cũng như khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân.
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu SGK và liên hệ thực tiễn và hỏi bên cạnh
những mặt tích cực nêu trên, thì quá trình đô thị hóa ở nước ta có những mặt hạn
chế nào? Và cho các em tự hoàn thành theo SGK, đó là ô nhiễm môi trường và
trật tự an ninh khó đảm bảo…
4. Xây dựng bài tập để kiểm tra kiến thức đô thị hóa cho học sinh từ SGK kết
hợp với bản đồ dân số, bản đồ kinh tế chung, bản đồ công nghiệp chung
trong Át lát địa lý Việt Nam
a. Bài tập
Xác định ý đúng trong các trường hợp sau:
14
Nhận biết:
Câu 1. Đô thị đầu tiên ở nước ta hình thành từ thế kỷ III trước Công nguyên là
A. thành Thăng Long.
B. thành Cổ Loa.
C. Phố Hiến.
D. Hội An.
Câu 2. Đô thị nào sau đây không hình thành vào thế kỷ XVI – XVIII?
A. Thành Thăng Long.
B. Phố Hiến.
C. Phú Xuân.
D. Đà Nẵng.
Câu 3. Đô thị hình thành vào những năm 30 của thế kỷ XX ở nước ta là
A. Hội An, Phố hiến, Đà Nẵng, Phú Xuân
B. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
C. Hải Phòng, Thái Bình, Đà nẵng.
D. Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam.
Câu 4. Ở miền Nam nước ta đô thị hóa thực chất là sự dồn dân lập ấp phục vụ
chiến tranh là vào thời giai nào?
A. 1930 – 1945.
B. 1945 – 1954.
C. 1965 – 1972.
D. 1954 – 1975.
Câu 5. Quá trình đô thị hóa ở miền Bắc nước ta chững lại vào thời gian nào?
A. 1945 – 1954.
B. 1954 – 1975.
C. 1965 – 1972.
D. 1968 – 1975.
Câu 6. Căn cứ vào Át lát địa lý Việt Nam trang 15, trên biểu đồ dân số em hãy
cho biết nhận xét nào sau đây đúng?
A. Dân sô thành thị nước ta luôn ít hơn dân số nông thôn.
B. Dân số thành thị nước ta tăng chậm hơn dân số nông thôn.
C. Dân số nông thôn tăng nhanh hơn dân số thành thị.
D. Dân số nước ta tăng chủ yếu là sự gia tăng dân số ở nông thôn.
Câu 7. Căn cứ váo Át lát địa lý Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào
sau là thị loại đặc biệt ở nước ta năm 2007?
A. Hải Phòng, Đà Nẵng.
B. Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
C. Cần Thơ và Hạ Long.
D. Thủ Dầu Một và Cà Mau.
Câu 8. Căn cứ váo Át lát địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị có quy mô dân số
trên 1 triệu người ở nước ta năm 2007là
A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà nẵng.
B.Hà Nội, Biên Hòa, TP.Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh.
D. Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
Câu 9.Căn cứ váo Át lát địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị có quy mô dân số từ
200001 đến 500000 người ở nước ta năm 2007là
A. Đà Nẵng.
B. Hạ Long.
C. Biên hòa.
D. Cần thơ.
Câu 10. Trên bản đồ trong Át lát địa lý Việt Nam trang 15, nhận xét đúng về sự
phân bố các đô thị nước ta
15
A. Phân bố không đều giữa các vùng, tập trung chủ yếu ở đồng bằng ven biển.
B. Phân bố không đều giữa các vùng, tập trung chủ yếu ở trung du miền núi.
C. Phân bố đồng đều giữa đồng bằng, ven biển với trung du và miền núi.
D. Phân bố chủ yếu ở miền Bắc, còn ở miền Nam chủ yếu là các đô thị lớn.
Thông hiểu:
Câu 11. Quá trình đô thị hóa ở nước ta tính đến nửa đầu thế kỷ XX diễn ra chậm
thể hiện rõ nhất là
A. số lượng các đô thị được hình thành còn ít.
B. tỉ lệ dân số thành thấp và tăng không đáng kể.
C. các đô thị không có gì thay đổi nhiều.
D. các đô thị bị tàn phá bởi chiến tranh.
Câu 12. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điện, nước và các công trình phúc lợi
xã hội còn ở mức thấp, phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta trong tình trạng
A. diễn ra chậm chạp.
B. trình độ thấp.
C. chưa đáp ứng yêu cầu.
C. lạc hậu so với thế giới.
Câu 13. Căn cứ vào Át lát địa lý Việt Nam trang 15, trên biểu đồ dân số em hãy
cho biết nhận xét nào sau đây đúng về dân số thành thị ở nước ta giai đoạn 1960 2007?
A.Tỉ lệ dân số thành thị nước ta giảm nhanh.
B. Tỷ lệ dân số thành thị nước ta tăng nhanh.
C. Tỉ lệ dân số thành thị tăng chậm hơn dân số nông.
D. Tỉ lệ dân số thành thị luôn cao hơn so với nông thôn.
Câu 14. Căn cứ vào biểu đồ dân số qua các năm trong Át lát địa lý Việt Nam
trang 15, tỷ lệ dân số nông thôn nước ta năm 2007 là
A. 71,9%
B. 72,6%
C. 75,8%
D. 76,4%
Câu 15. Tỉ lệ dân số thành thị ở nước ta thấp chủ yếu do
A. quá trình độ thị hóa gián đoạn bới chiến tranh.
B. quá trình đô thị hóa chậm chạp và trình độ thấp.
C. chủ yếu các đô thị ở nước có quy mô vừa và nhỏ.
D. điều kiện sống ở các đô thị chưa đáp ứng yêu cầu.
Câu 16. Căn cứ váo Át lát địa lý Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số
lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ năm 2007 là
A. Thanh hóa và Vinh.
B. Thanh Hóa và Huế.
C. Vinh và Huế.
D. Đồng Hới và Hà Tĩnh.
Câu 17. Căn cứ váo Át lát địa lý Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số
lớn nhất ở vùng TDMNBB năm 2007 là
A. Thái Nguyên và Việt Trì.
B. Thái Nguyên và Hạ Long.
C. Hạ Long và Việt trì.
D. Cẩm Phả và Bắc Giang.
Câu 18. Căn cứ váo Át lát địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị loai 2 của vùng
DHNTB năm 2007 là
16
A. Đà Nẵng và Phan Thiết.
B. Quảng Ngãi và Tuy Hòa.
C. Tam Kỳ và Phan Rang – Tháp Chàm.
D. Quy Nhơn và Nha Trang.
Câu 19. Căn cứ váo Át lát địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị loại 2 của đồng
bằng Sông Cửu Long năm 2007 là
A. Tân An và Cà Mau.
B. Long Xuyên và Cao Lãnh.
C. Mỹ Tho và Cần Thơ.
D. Rạch Giá và Vĩnh Long.
Câu 20. Căn cứ váo Át lát địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị ở vùng Tây
Nguyên có quy mô dân số dưới 100000 năm 2007 là
A. Kon Tum và Pleiku.
B. Pleiku và An Khê.
C. Bảo Lộc và Gia Nghĩa.
D. Gía nghĩa và Yun Pa.
Câu 21. Căn cứ váo Át lát địa lý Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây
có quy mô dân số dưới 100000 người ở Bắc Trung Bộ năm 2007?
A. Hà tĩnh.
B. Đồng Hới.
C. Đông Hà.
D. Huế.
Câu 22. Căn cứ váo Át lát địa lý Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây
có quy mô dân số dưới 100000 người ở đồng bằng Sông Hồng năm 2007?
A. Hải Dương và thái Bình.
B. Hưng Yên và Bắc Ninh.
C. Hưng Yên và Phủ Lý.
D. Nam Định và Vĩnh Yên.
Câu 23. Căn cứ vào bản đồ dân số trong Át lát địa lý Việt Nam trang 15 và bản đồ
địa lý chung trang 17, hãy cho biết ở vùng nào của nước ta có nhiều đô thị nhất
năm 2007?
A.Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng Sông Hồng.
C. Đồng bằng Sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 24. Căn cứ vào bản đồ dân số trong Át lát địa lý Việt Nam trang 15 và bản đồ
địa lý chung trang 17, hãy cho biết ở vùng của nước ta có ít đô thị nhất năm 2007?
A.Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
Câu 25. Căn cứ vào bản đồ dân số trong Át lát địa lý Việt Nam trang 15 và bản đồ
địa lý chung trang 17, hãy cho biết vùng nào sau đây ở nước ta có đô thị loại đặc
biệt?
A.Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
B. Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng Sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Câu 26. Căn cứ vào bản đồ dân số trong Át lát địa lý Việt Nam trang 15 và bản đồ
địa lý chung trang 17, hãy cho biết ở vùng nào ở nước ta có đô thị loại 1 năm
2007?
A. Đông Nam Bộ Bộ và Tây Nguyên.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
C. Đồng bằng Sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ.
17
Câu 27. Căn cứ vào bản đồ dân số trong Át lát địa lý Việt Nam trang 15 và bản đồ
địa lý chung trang 17, hãy cho biết ở vùng nào ở nước ta có nhiều nhất đô thị loại
2 năm 2007?
A.Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng Sông Hồng.
C. Đồng bằng Sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 28. Căn cứ vào bản đồ dân số trong Át lát địa lý Việt Nam trang 15 và bản đồ
địa lý chung trang 17, hãy cho biết ở vùng nào ở nước ta có nhiều nhất đô thị có
quy mô dân số từ 200001 – 500000 người năm 2007?
A.Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng Sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 29. Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta là
A. tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.
B. thúc đẩy tăng trưởng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. lan tỏa rộng rãi lối sống thành thị đến vùng nông thôn xung quanh.
D. tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn và hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư.
Vận dung thấp:
Câu 30. Căn cứ váo Át lát địa lý Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau
đây có tổng quy mô dân số lớn nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2007?
A. Cần Thơ, Long Xuyên và Mỹ Tho.
B. Cần Thơ, Mỹ Tho và Tân An.
C. Cần Thơ, Long Xuyên và Rạch Gía.
D. Mỹ Tho, Long Xuyên và Rạch Gía.
Câu 31. Căn cứ váo Át lát địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị nào sau đây có
quy mô dân số xếp theo thứ tự giảm dần ở vùng Đông Nam Bộ năm 2007?
A.TP.Hồ Chí Minh, Biên hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tầu.
B. TP.Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu.
C. TP.Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng tàu, Thủ Dầu Một.
D. TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
Câu 32. Căn cứ váo Át lát địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị nào sau đây có
quy mô dân số xếp theo thứ tự giảm dần ở Đồng bằng Sông Hồng năm 2007?
A. Hà Nội, Hải Dương, Nam Định.
B. Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương.
C. Hà Nội, Nam Định, Hải Dương.
D. Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định.
Câu 33. Căn cứ váo Át lát địa lý Việt Nam trang 15, bốn đô thị có quy mô dân số
lớn nhất ở Nam Trung Bộ năm 2007 là
A. Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang.
B. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Rang – Tháp Chàm.
C. Đà Nẵng, Tuy Hòa, Nha Trang và Phan Thiết.
D. Đà Nẵng, Quy Nhơ, Nha Trang vả Phan Thiết.
Câu 34. Biểu hiện nào không đúng khi so sánh các đô thị ở vùng Đông Nam Bộ
với Đồng bằng sông Cửu Long?
18
A. Số lượng đô thị nhiều hơn và có quy mô dân số lớn hơn.
B. Số lượng các đô thị ít hơn và có quy mô dân số lớn hơn
.
C. Số lượng đô thị quy mô dân số từ 200001-500000 người ít hơn.
D. Có sự xuất hiện đô thị loại đặc biệt, đó là TP.Hồ Chí Minh.
Câu 35. Căn cứ vào biểu đồ dân số qua các năm trong Át lát địa lý Việt Nam
trang 15, cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta năm 2007 là
A. 27,4% và 72,6%
B. 72,6% và 27,4%
C. 28,1% và 71,9%
D. 71,9% và 28,1%
Vận dụng cao:
Câu 36. Ở nước ta hiện nay cần phát triển mạnh các đô thị vì
A. các đô thị là trung tâm hạt nhân cho sự phát triển kinh tế vùng.
B. Đô thị hóa có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của các vùng.
C. các đô thị tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
D. các đô thị là nơi có thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng.
Câu 37. Trên bản đồ kinh tế chung trang 17 trong Át lát địa lý Việt Nam, ta thấy
các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ ở tất cả các trung tâm kinh tế đều có
tỷ trọng GDP cao hơn so với ngành nông-lâm-ngư nghiệp, điều đó đã tạo khả
năng tìm việc làm của lao động ở các đô thị ở nước ta như thế nào?
A. Dễ dàng hơn so với nông thôn.
B. Khó khăn hơn so với nông thôn.
C. Không thuận lợi vì trình độ thấp.
D. Cạnh tranh mạnh để tìm việc làm.
Câu 38. Đây không phải là ý nghĩa về mặt xã hội của quá trình đô thị hóa ở nước
ta?
A. Tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh của cả nước.
B. Tăng thêm nguồn vốn đầu tư các công trình phúc lợi xã hội .
C. Tạo cơ hội tìm việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.
D. Thúc đẩy sự phát triển về các vấn đề y tế, văn hóa, giáo dục.
Câu 39. Trên bản đồ dân số và bản đồ công nghiệp trong Át lát địa lý Việt Nam
trang 15 và 21, ta thấy các đô thị đều là nơi có mật độ dân số cao và có nhiều
ngành công nghiệp phát triển, điều nầy dẫn tới hậu quả gì về môi trường sinh
thái?
A. Các chất độc hại ngày càng thải ra nhiều.
B. Môi trường ngày càng bị ô nhiễm.
C. Tệ nạn xã hội xu hướng gia tăng.
D. Trật tự an ninh khó được đảm bảo.
Câu 40. Biểu hiện rõ nhất để khẳng định Đông Nam Bộ là vùng có quá trình đô
thị hóa phát triển mạnh đứng đầu cả nước là
A. có nhiều trung tâm kinh tế lớn so với các vùng khác trong cả nước.
B. có nhiều trung tâm công nghiệp lớn so với cơ cấu ngành đa dạng.
19
C. nơi có mạng lưới đô thị dày đặc và chủ yếu là các đô lớn ở nước ta.
D. có số dân thành thị nhiều nhất và xuất hiện đô thị loại đặc biệt.
b. Đáp án:
Câu
Đúng
1
B
2
A
3
B
4
B
5
C
6
A
7
B
8
C
9
B
10
A
Câu
Đúng
11
A
12
B
13
B
14
B
15
B
16
C
17
B
18
D
19
C
20
D
Câu
Đúng
21
D
22
C
23
A
24
C
25
B
26
D
27
A
28
D
29
B
30
A
Câu
Đúng
31
C
32
C
33
D
34
A
35
A
36
A
37
A
38
A
39
B
40
D
Tóm lại sự phối hợp sử dụng bản đồ dân số với bản đồ kinh tế chung và bản
đồ công nghiệp chung để dạy và xây dựng bài tập trắc nghiệm về vấn đô thị hóa ở
nước ta là rất cần thiết không chỉ cho bản thân tôi và còn cho tất cả các đồng
nghiệp của trường cũng như cho tất cả các giáo viên khác đang giảng dạy địa lý
lớp 12 ở bậc THPT về vấn đề đô thị hóa ở nước ta . Đối với học sinh giúp các em
hiểu sâu hơn nội dung bài học, tạo cho các em khả năng sử dụng Át lát nhanh và
linh hoạt, khi đó các em đón nhận kỳ thi THPTQG dễ dàng và có kết quả tốt.
III. Hiệu quả của sáng kiến:
Sau khi dạy xong bài “Đô thị hóa”, tôi kiểm tra thử nghiệm ở lớp 12C
trường THPT Quang Trung bài 15 phút từ câu 1 đến câu 20 và ở lớp 12A9 trường
THPT ........ bài 1tiết từ câu 1 đến câu 40 của bài tập tôi xây dựng trong báo cáo
nêu trên, kết quả đạt được khá cao: Lớp 12C trường THPT Quang Trung tuy các
em đầu vào thấp hơn hẳn so với học sinh trường THPT Nam Tr ực nhưng chỉ có
2/40 học sinh đạt điểm 4, còn lại trên trung bình, điểm 8-9 khá nhiều, còn lớp
12A9 trường THPT ........ các em đầu vào khá hơn nên không có học sinh nào biij
điểm dưới trung bình và cụ thể đạt được như sau:
Bảng số liệu thể hiện số học sinh đạt kết quả ở các thang điểm kiểm tra của
hai lớp 12C và 12A9 năm học 2016-2017:
Điểm 0-< 1 1-< 2 2-< 3 3-< 4 4-< 5 5-< 6 6-< 7 7-< 8 8-< 9 9-10
12C 0
0
0
0
2
15
8
16
8
0
12A9 0
0
0
0
0
0
3
23
7
0
Qua nhiều năm giảng dạy về bộ môn mình phụ trách, tôi đã vận dụng kinh
nghiệm nêu trên vào việc hình thành kiến thức đô thị hóa cho học sinh lớp 12 tại
trường THPT ........, việc vận dụng kinh nghiệm này góp phần giúp tôi thu được
20
kết quả cao trong giảng dạy, cụ thể năm học 2016-2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo
tổ chức thi, thì môn địa lý ở trường THPT ........ đứng tứ 12 của sở Giáo dục&Đào
tạo tỉnh Nam Định, riêng lớp ở lớp 12A12 tôi trực tiếp dạy điểm trung bình môn
địa lý của học sinh đạt 6,98 điểm và có nhiều em đạt điểm 8. Cũng ở kỳ thi này tại
trường THPT Quang Trung là trường tư thục nhưng tôi được tham gia dạy kết quả
chung môn địa lý đứng thứ 10 của sở.
Kết quả nêu trên là nguồn động viên tôi say mê hơn về chuyên môn, góp
phần cải thiện được tình hình học tập bộ Địa lý tại nơi mình đang công tác, tạo
cho học sinh niềm tin, niềm hứng thú học tập và thực tế các em đã lựa chọn môn
địa lý để tham gia xét các kỳ thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại học ngày càng nhiều
hơn. Kinh nghiệm này giúp tôi hình thành kiến thức bài học cho học sinh dễ dàng,
rèn cho các em kỹ năng sử dụng thành thạo Át lát địa lý Việt Nam trong quá trình
học cũng như trong quá trình làm bài tập hay làm bài kiểm tra, thi cử bộ môn Địa
lý. Các em hiểu rõ hơn về quá trình đô thị hóa của đất nước, của địa phương nơi
các em đang sinh sống, các em biết vận dụng kiến thức học trên lớp với kiến thức
ngoài thực tiễn, từ đó các em tích cực ủng hộ chủ trương đường lối Công Nghiệp
Hóa của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng, biết phát huy các mặt
tích cực và khắc phục những tồn tại, hạn chế do quá trình đô thị hóa đem lại trong
giai đoạn hiện nay trước xu hướng hội nhập của quê hương đất nước.Trước mắt
kinh nghiệm này của tôi góp phần trang bị cho học sinh tâm thế và nguồn tri thức
cần thiết giúp các em thích ứng tốt với kỳ thi THPTQG của năm học này.
Trên đây là kinh nghiệm của cá nhân tôi đúc rút từ trong quá trình giảng
dạy, nhưng chỉ áp dụng cho đối tượng học sinh của trường nhà, nên cũng còn hạn
chế không tránh khỏi. Để kinh nghiệm này của tôi được hoàn thiện hơn, tôi rất
kính mong các cấp lãnh đạo từ trường đến Sở giáo dục và Đào Tạo tổ chức nhiều
hơn các buổi sinh hoạt các chuyên đề về sử dụng Át lát địa lý Việt Nam vào giảng
dạy bộ môn Địa lý, hy vọng qua các buổi sinh hoạt này tạo cơ hội cho tôi dược
giao lưu và học hỏi, hoàn thiện chuyên môn cho bản thân hơn.
IV. Cam kết
Từ sự tâm huyết với nghề nghiệp cùng với sự tích cực tự học, tự nghiên cứu
về chuyên môn, bản thân tôi đã tự trau dồi và đúc rút kinh nghiệm nêu trên cho
mình, chính vì vậy nội dung sáng kiến này 100% là tự tôi xây dựng và tuyệt đối
không sao chép của bất kể một cá nhân nào và cũng không có ai cùng hợp tác
tham gia xây dựng. Tôi xin hứa lời cam kết trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn`!
Cơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến
Tác giả của sáng kiến
21
( Xác nhận, đánh giá, ký tên, đóng dấu)
22
MỤC LỤC
Thứ tự
Cấu trúc nội dung
I.Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Trang
1
1
Cơ sở lý luận
1
2
Cơ sở thực tiễn
1
II. Mô tả giải pháp
2
1
Lựa chọn bản đồ có liên quan đến nội dung bài học
3
2
Xác định các bước hướng dẫn học sinh sử dụng Át lát địa lý
3
Vân dụng cụ thể sử dụng bản đồ dân số, bản đồ kinh tế chung
3
4
và bản đồ công nghiệp chung để hình thành kiến thức đô thị
hóa cho học sinh lớp 12
Xây dựng bài tập trắc nghiệm từ SGK kết hợp với bản đồ
trong Át lát địa lý về vấn đề đô thị hóa ở nước ta
5
14
III. Hiệu quả của sáng kiến
19
IV. Cam kết
21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
23
- Sách giáo khoa Địa lý lớp 10 và lớp 12 xuất bản năm 2008cuar Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam.
- Tài liệu hướng dẫn ôn thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017.
- Át lát địa lý Việt Nam xuất bản năm 2013 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định phát
triển năng lực cho học sinh.
- Các văn kiện Nghị quyết của Đảng.
- Thông tin kết quả thi THPTQG năm 2015- 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Nam Định.
………………..HẾT………………..
24