Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.28 KB, 25 trang )

“TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS
THÔNG QUA DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 8”
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Năm học 2018 - 2019 được xác định là năm học “ Tiếp tục đổi mới
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
các cuộc vận động của ngành. Yêu cầucủa phương pháp giáo dục mới là: Khai
thác động lực học tập trong bản thân người học để phát triển chính họ. Coi
trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học, đảm bảo cho họ thích ứng với
đời sống xã hội mới.
Theo hướng phát triển các phương pháp dạy học tích cực nhằm đào tạo
những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội. Nên việc
lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn sinh học là một
yêu cầu thiêt thực. Cần tổ chức cho học sinh được tham gia các hoạt động để
chủ động nghiên cứu và khai thác kiến thức là việc làm rất cần thiết. Hình
thành kĩ năng thông qua kiến thức đã học là khích thích trí thông minh, óc
sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế để các em được trải
nghiệm .
Trường THCS Hồng Châu vùng quê thuần nông, điều kiện kinh tế địa
phương còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhiều học sinh có bố mẹ đi làm ăn
xa nhà hàng năm trời. Các em học sinh thường ở nhà với ông, bà nênhạn chế
trong điều kiện chăm sóc, bảo ban hướng dẫn học tập. Ở lứa tuổi vị thành
niên, các em còn ít được tư vấn kĩ năng ứng phó với những tình huống bất
ngờ xảy ra trong cuộc sống và kĩ năng ứng xử trong các mối quan hệ gia
1


đình và quan hệ xã hội. Vì vậy thiếu kỹ năng sống lứa tuổi này là một điều tất
yếu. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn
trong cuộc sống, thiếu hiểu biết về giá trị của cuốc sống. Không có khả năng
tham gia các hoạt động hợp tác, chia sẽ cùng bạn bè trong lớp học, không tự
nói được những ý nghĩ của mình.


Chính vì vậy bản thân tôi có những trăn trở suy nghĩ và xây dựng nên
đề tài:“Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua dạy
học bộ môn sinh học 8”

2


II.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.Mục tiêu giáo dục:
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu này đã được nêu trong các
nghị quyết của Đảng và luật giáo dục đó là giáo dục con người thành nhân
trước khi thành tài.
2.Mục tiêu dạy học bộ môn:
Môn sinh học lớp 8 là môn học nghiên cứu về cấu tạo, sinh lí, chức
năng của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể con người và sự thống nhất
của cơ thể.Trong quá trình học, các em nắm được cấu tạo, sinh lí và chức
năng của các cơ quan chính trong cơ thể của mình.Từ đó, học sinh cũng có
thể giải thích được những thắc mắc của bản thân.
Từ lẽ đó môn học này có nhiệm vụ giáo dục trí dục, kỹ năng và thái độ
sống, trong đó việc giáo dục kỹ năng sống là một yêu cầu quan trọng.Chính
vì vậy tôi đã chọn và nghiên cứu vấn đề này trong chuyên đề của mình.
3.Nguyên lí giáo dục:
Nguyên lí cốt lõi của giáo dục trong nhà trường THCS là học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn,
giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội để tạo
ra con người Việt Nam có tri thức, phẩm chất đạo đức và thành thục về kĩ

năng làm việc, kĩ năng sống. Chính vì vậy giáo dục kĩ năng sống trong các

3


bộ môn khoa học trong chương trình giáo dục THCS nói chung và môn sinh
học nói riêng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
1. Thực trạng của vấn đề:
Giáo dục kĩ năng sống là một trong nội dung của phong trào xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực.Là yêu cầu, là xu hướng của xã hội
hiện đại trong thế giới đang toàn cầu hóa như hiện nay.
Bên cạnh đó khả năng đáp ứng của bộ môn sinh học đặc biệt sinh học
8 đối với chuyên đề này là rất lớn, tin tưởng đội ngũ giáo viên của chúng ta
có thể tiếp cận và thực hiện được.
Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kĩ năng sống
ở nước ta còn hạn chế. Các trường THCS còn quan niệm dạy học là dạy kiến
thức chứ chưa dạy các em thái độ, kĩ năng ứng xử trong các mối quan hệ
(với con người, với môi trường thiên nhiên...). Hơn nữa, giáo viên bộ môn
với 45 phút còn phải lo chuyển tải đầy đủ các nội dung bài dạy.Trong thời
gian qua nhiệm vụ này được xem là của giáo viên chủ nhiệm.Trong khi đó
giáo viên chủ nhiệm cả tuần cũng chỉ có một tiết sinh hoạt lớp.Thầy cô giáo
chủ nhiệm được giao phụ trách học sinh nhưng không có thời gian nắm tình
hình của từng em.
Nhiều ý kiến cho rằng đó là một khiếm khuyết rất lớn trong giáo dục
và đào tạo học sinh.Trong quá trình giáo dục học sinh, chúng ta mới chỉ
nghiêng về đào tạo mà coi nhẹ phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề: “Tích hợpgiáo dục kĩ
năng sống cho học sinhTHCS thông qua giảng dạy bộ môn sinh học 8”.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:

4


Qua khảo sát học sinh lớp 8, cụ thể là học sinh lớp 8 trường THCS
Hồng Châu tôi thấy:
Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến kĩ năng
sống còn rất mơ hồ, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay
tiếp thu những kiến thức đó.
Hơn nữa hiện nay có rất nhiều học sinh còn thiếu kĩ năng sống, đặc biệt
là học sinh nữ THCS đang bước vào tuổi thay đổi mạnh mẽ về thể trạng cơ
thể và tâm sinh lí lứa tuổi nhưng các em chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng
về chăm sóc sức khỏe bản thân và sức khỏe tâm sinh lí lứa tuổi và kĩ năng
trong mối quan hệ bạn bè khác giới.
Hầu hết các em học sinh khi được hỏi đều cho rằng cần được trang bị
đầy đủ các kiến thức về kĩ năng sống ngay trong giai đoạn THCS.
Từ thực trạng trên, chúng tôi, giáo viên nhóm Sinh – Hóa Trường THCS
Hồng Châu mạnh dạn lồng ghép “Tích hợp kĩ năng sống cho học
sinhTHCS thông qua giảng dạy bộ môn sinh học 8”.
IV. NÔI DUNG NGHIÊN CỨU:
Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là kĩ năng sống? Kỹ năng sống là
năng lực của mỗi con người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức
trong cuộc sống một cách có hiệu quả.
Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với
những yêu cầu thách thức của cuộc sống. Đó cũng là yêu cầu của một cá
nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện ở hành
vi phù hợp và tích cực trong khi tương tác với người khác, với nền văn hóa
xã hội và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan
trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất là về mặt thể chất,
5



tinh thần,và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện thực thi năng lực tâm
lý xã hội này.
Qua nhiều năm dạy sinh học 8, tôi nhận thấy rằng để giáo dục các em
học sinh phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ thì chỉ có cách giáo
dục kỹ năng sống thông qua bộ môn. Để làm được điều đó tôi thực hiện các
bước sau:
1. Phân loại kiến thức kỹ năng sống: Chia làm 3 nhóm
- Kỹ năng sống liên quan đến thể chất sức khỏe.
- Kỹ năng sống liên quan đến trí tuệ, thực hành.
- Kỹ năng sống liên quan đến tình cảm, tinh thần.
* Trong bài học “Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết” mà
nhóm chúng tôi dạy thực nghiệm cho chuyên đề lí thuyết sẽ tích hợp giáo
dục những kĩ ĩ năng sống sau:
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, hợp tác hoạt động
nhóm
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, khi quan sát sơ đồ cấu tạo hệ
tuần hoàn máu và sơ đồ cấu tạo hệ bạch huyết.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế về việc việc rèn luyện
TDTT, và chế độ ăn uống hợp lý tránh các bệnh về tim mạch.

6


2. Phân loại các loại bài dạy trong chương trình sinh học 8 có thể lồng
ghép giáo dục kỹ năng sống.
2.1 Kỹ năng sống liên quan đến thể chất, sức khỏe gồm các bài như:
- Cấu tạo cơ thể người
- Phản xạ

- Đông máu và nguyên tắc truyền máu
-Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
- Vệ sinh hệ tuần hoàn
- Vệ sinh hô hấp
- Vệ sinh tiêu hóa
- Bài vitamin, muối khoáng
- Tiêu chuẩn ăn uống
- Vệ sinh bài tiết
- Vệ sinh da
- Vệ sinh hệ thần kinh
- Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Đại dịch AIDS ( thảm họa của loài người)
2.2. Kĩ năng sống liên quan đến kiến thức thực tiễn và thực hành:
- Bài phản xạ
- Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
- Thực hành: Sơ cứu cầm máu.
- Bài tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
- Thực hành: Hô hấp nhân tạo
- Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
7


- Hoạt động thần kinh cấp cao ở người
- Tuyến sinh dục
- Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
2.3. Nhóm kĩ năng sống liên quan đến tình cảm, tinh thần:
Tùy bài mà đưa vào cho phù hợp tránh gượng ép, miễn cưỡng.
Ví dụ: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người.
3. Vận dụng kĩ năng sống thông qua bộ môn:

Để việc lồng ghép kĩ năng sống thông qua bộ môn sinh học 8 đạt hiệu
quả cao, tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì
đòi hỏi GV cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy.
Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành 3- 5 phút để dặn dò các em. Có
dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả
cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của GV cũng được đổi mới. GV phải đưa ra các
câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi
với các em thì mới giáo dục kĩ năng sống có kết quả cao.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả
năm học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về một
vài kỹ năng sống. Cụ thể như :
3.1. Tích hợp kỹ năng sống liên quan đến thể chất, sức khỏe:
a.Tích hợp kỹ năng sống tư thế đứng thẳng :
* Ví dụ 1: Bài bộ xương: Ngoài việc khai thác như sách giáo khoa
tôi còn đặt các câu hỏi: Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không được để
lâu ? (để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, sau này có chữa khỏi xương vẫn
cử động khó khăn). Qua đây ta giáo dục được cho học sinh khi bị sai khớp

8


phải điều trị ngay, không được chần chừ vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đi
lại.
* Ví dụ 2: Bài cấu tạo và tính chất của xương:
Thức ăn có liên quan gì đến sự phát triển của xương ? Vì sao trẻ em
Việt Nam thường mắc bệnh còi xương? Đi, ngồi không đúng tư thế gây ra
hậu quả gì? Như vậy thông qua các câu hỏi trên sau khi học sinh trả lời, giáo
viên điều chỉnh thành đáp án đúng ta sẽ giáo dục cho học sinh một số kỹ
năng như: ăn đủ chất đặc biệt thức ăn giàu canxi; ngồi học đúng tư thế, lao
động, thể dục thể thao vừa sức, thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng.

b. Kỹ năng về phòng tránh một số bệnh tật thông thường:
* Ví dụ : Bài vệ sinh mắt: Tại sao không đọc sách nơi thiếu ánh
sáng hay đang đi tàu xe?
- Nguyên nhân dẫn đến cận thị? Để không bị cận thị em cần
phải làm gì? Qua câu hỏi này giáo dục cho học sinh ngồi học đúng tư
thế, đảm bảo khoảng cách giữa mắt và sách, khi xem ti vi không ngồi
gần; không đam mê trò chơi điện tử, phải đọc sách nơi có ánh sáng; ....
- Nêu các cách phòng tránh bệnh đau mắt hột mà em biết ? Từ
đó giáo dục cho các em không dụi tay bẩn vào mắt, không dùng chung
khăn mặt, không tắm sông, thường xuyên rửa mắt bằng nước muối pha
loãng hay nước muối sinh lí ....
c. Kỹ năng về sức khỏe sinh sản:
* Ví dụ 1: Bài tuyến sinh dục
- Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam, nữ ?
Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý ?
* Ví dụ 2: Bài cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai:
9


- Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm ngoài ý muốn của
tuổi vị thành niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra? Những hậu
quả có thể xảy ra khi phải xử lý đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở
tuổi vị thành niên là gì ? Làm thế nào để tránh được ?
Thông qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh biết mình
cần phải làm gì khi còn là học sinh. Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung
vào học tập, không đua đòi, bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả
đáng tiếc xảy ra.
d. Kỹ năng phòng tránh tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy:
- Nêu tác hại của khói thuốc lá ? Thông qua bài cấu tạo và chức
năng các cơ quan của đường hô hấp – Vệ sinh hô hấp: Giáo viên cho

học sinh thấy trong khói thuốc lá có chất Nicotin, nó làm liệt lớp lông
rung động lót mặt trong khí quản của đường hô hấp, từ đó bụi, vi
khuẩn từ môi trường ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể và có thể gây
bệnh về đường hô hấp như: Viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi. Thấy rõ
tác hại của thuốc lá bản thân các em sẻ không dùng dến đồng thời vận
động, tuyên tryuền người thân, bạn bè không hút thuốc lá để tránh
được bệnh tật.
Trong rượu, ma túy đều có chất kích thích và chất gây nghiện,
nếu sử dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ thần kinh.

10


e. Kỹ năng phòng ngừa tai nạn cho trẻ:
* Ví dụ : Thực hành hô hấp nhân tạo:
Trước khi hô hấp cho người bị chết đuối, điện giật, ta cần phải làm
gi ? Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt, phương pháp ép lồng ngực ?
Qua đó giáo dục cho học sinh kỹ năng gặp người chết đuối phải xốc nước
rồi mới hô hấp. Trường hợp điện giật phải cắt cầu giao điện. Qua từng
phương pháp hô hấp học sinh nắm được các kỹ năng hô hấp nhân tạo.
f. Kỹ năng liên quan đến môi trường sống:
* Ví dụ 1: Bài vệ sinh hô hấp; Trồng cây xanh có lợi gì trong
việc làm sạch bầu khí quyển xung quanh ta ?
Giáo dục học sinh trồng và chăm sóc cây xanh .
* Ví dụ 2: Vệ sinh da; để bảo vệ da ta cần phải làm gì ? Giáo dục
học sinh vệ sinh thân thể: tắm rửa, thay quần áo. Vệ sinh trường lớp, nhà
ở, môi trường xung quanh, bảo vệ cây xanh.
3.2. Kỹ năng sống liên quan đến kiến thức thực tiễn và thực hành
a. Kỹ năng xây dựng nhân cách:
* Ví dụ : Bài vệ sinh hệ thần kinh:

Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành bảng 54.3
SGK
Chất kích thích

Tên chất

Tác hại

- Nêu tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy ?
- Nêu những biểu hiện về cử chỉ và hành động của những người
nghiện rượu, thuốc lá, ma túy ?
- Thông qua đó, giáo viên giáo dục học sinh sống có nhân cách:
không bê tha, chửi thề, nói tục, trộm cắp, gây gỗ đánh nhau, ....

11


b. Kỹ năng xây dựng thói quen đúng giờ:
* Ví dụ: Bài phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:
- Em hãy cho ví dụ về một số phản xạ có điều kiện ? Nêu sự thành
lập và ức chế phản xạ có điều kiện? Điều đó có ý nghĩa gì ?
- Sau khi học sinh cho ví dụ, giáo viên điều chỉnh bổ sung từ đó
giáo dục cho các em thói quen:
+ Đi ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ
+ Đi học đúng giờ
+ Có thời gian biểu học tập
+ Ăn đúng giờ, điều độ
c. Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện
tượng trong thực tế đời sống, học tập và sản xuất:
* Ví dụ 1: Bài thân nhiệt

Vì sao khi mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi
trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc ? Qua đó các em hiểu được cơ chế tự
điều hòa thân nhiệt là trời lạnh da nổi gai ốc để giữ nhiệt, trời nóng mặt đỏ
bừng vì thoát nhiệt.
* Ví dụ 2: Bài vệ sinh tuần hoàn
Tại sao khi bước vào phòng thi tim em đập mạnh ? Để hạn chế điều
đó em cần phải làm gì? Sau khi giải thích xong, giáo viên giáo dục học sinh
phải học bài thật tốt thì khi thi mới đạt kết quả cao.
* Ví dụ 3: Bài vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
Tại sao khi mùa lạnh ta thường đi tiểu nhiều ? Vì sao ta không nên
nhịn tiểu lâu? Qua đó giúp học sinh giải thích được hiện tượng thực tế và
giáo dục các em đi tiểu đúng lúc để tránh sỏi thận.
12


3.3. Kỹ năng liên quan đến tình cảm, tinh thần:
Trong cuộc sống ai cũng muốn mình khỏe mạnh, hạnh phúc nhưng
không ai cũng có được điều đó. Bệnh tật, tai nạn luôn rình rập hoặc do thiếu
hiểu biết hay một chút nông nổi đã mắc phải căn bệnh quái ác. Thông qua
chương trình sinh học 8 giáo dục các em biết cách bảo vệ mình và quan tâm,
giúp đỡ mọi người chẳng may rơi vào các hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật hay
lầm lỡ. Giáo dục các em không phân biệt đối xử, xa lánh những nạn nhân
HIV, AIDS. Hãy gần gũi, thông cảm chia sẽ để nạn nhân này sống có ích
trong những ngày còn lại của đời mình.
* Ví dụ: Bài HIV, AIDS, Đại dịch Aids thảm họa của loài người
Ta có nên kỳ thị phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV,
AIDS hay không? Vì sao? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh bổ
sung và để tăng giáo dục giáo viên cho học sinh đọc một lời tâm sự của nạn
nhân AIDS
Qua đó giáo dục các em:


- Thông cảm với người bị HIV, AIDS
- Không phân biệt đối xử với họ
- Biết chia sẽ với nạn nhân AIDS

3.4. Kỹ năng thực hành thông qua bộ môn:
Môn sinh học là môn học thực nghiệm, trực quan. Trong các tiết
thực hành giáo viên phải dạy chính xác, khoa học, không cắt xén chương
trình để thông qua bộ môn này rèn cho học sinh kỹ năng thực hành, quan sát,
sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản

13


V. BÀI GIẢNG MINH HỌA .
TIẾT 16 : TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được các thành phần cơ bản của hệ tuần hoàn và vai trò của chúng.
- Trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ bạch và vai trò của chúng.
2. Kỹ năng:
* Kĩ năng bài học:Quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
* Kĩ năng sống
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, hợp tác hoạt động nhóm
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, khi quan sát sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn máu
và sơ đồ cấu tạo hệ bạch huyết.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế về việc việc rèn luyện TDTT, và chế độ
ăn uống hợp lý tránh các bệnh về tim mạch.
3/ Thái độ: Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập.

II/ Phương pháp
- Động não
-Trực quan
- Vấn đáp tìm tòi
- Dạy học nhóm
- Giải quyết vấn đề
II.Đồ dùng:
1. Giáo viên: Máy chiếu và kiến thức liên quan bài giảng
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức hệ tuần hoàn của thú.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :(Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ
trình bày suy nghĩ,)
Câu 1: Hoàn thành sơ đồ truyền máu dưới đây: ( Bảng phụ)
14


Câu 2: Các nguyên tắc tuân thủ khi truyền máu là gì?
Trả Lời:

3. Bài mới.
Hoạt động 1: Tuần hoàn máu
Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, * Hệ tuần hoàn máu gồm :Tim và
khi quan sát sơ đồ cấu tạo hệ tuần hệ mạch tạo thành vòng tuần hòa
hoàn máu,Hoạt động nhóm.
nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

15


* GV chiếu hình ảnh sơ đồ cấu tạo hệ
tuần hoàn máu.
Yêu cầu HS quan sát hình 16.1sgk
nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận
nhóm cá nhân HS trả lời câu hỏi:
Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ
- Hệ tuần hoàn máu gồm những thành
phần nào?

1. Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ
thẫm (nhiều CO2) từ tâm thất phải
 động mạch phổi  phổi (trao đổi
khí trở thành máu đỏ tươi nhiều O2)
 theo tĩnh mạch phổi  tâm nhĩ
trái.
2. Vòng tuần hoàn lớn: Máu máu
đỏ tươi nhiều O2 từ tâm thất trái 
động mạch chủ  các cơ quan trao

đổi khí vaø trao đổi chất thành máu
- Quan sát hình và mô tả đường đi của đỏ thẫm  tĩnh mạch chủ  tâm nhĩ
máu trong vòng tuần hoàn nhỏ (qua 2 lá trái.
phổi)
* Vai trò của hệ tuần hoàn máu:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: giúp máu
- Quan sát hình và mô tả đường đi của trao đổi O2 và CO2.

máu trong vòng tuần hoàn lớn (qua các
- Vòng tuần hoàn lớn: Vận
hệ cơ quan)
chuyển oxi và chất dinh dưỡng đến
- Nêu vai trò của hệ tuần hoàn máu?
tế bào. Vận chuyển CO2 và chất
* HS thảo luận nhóm
thải từ các tế bào đến cơ quan bài
- Đại diện nhóm trình bày, Các nhóm tiết.
khác nhận xét, bổ sung – rút ra kết luận. * Vai trò của tim và hệ mạch:
* Nhận xét gì về vai trò của tim và hệ - Tim: Co bóp,bơm máu đi khắp cơ
mạch?
thể.
Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực - Hệ mạch:Vận chuyển máu, đảm
tế về việc việc rèn luyện TDTT, và chế bảo quá trình trao đổi chất và trao
độ ăn uống hợp lý tránh các bệnh về đổi khí ở các tế bào và cơ quan.
tim mạch.
*Liên hệ:
Hoạt động 2: Lưu thông bạch huyết
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, khi 1.Thành phần cấu tạo của hệ bạch
quan sát sơ đồ cấu tạo hệ bạch huyết.
huyết :
* GV treo tranh 16.2, yêu cầu HS nghiên Bạch huyết có thành phần gần giống
16


cứu thông tin SGK, Quan sát tranh 16.2,
thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

- Hệ bạch huyết gồm những phân hệ nào?
- Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ gồm những
thành phần cấu tạo nào?
- Sự luân chuyển bạch huyết trong mỗi
phân hệ qua những thành phần cấu tạo
nào?
- Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ thu nhận
bạch huyết từ những vùng nào của cơ thể?

máu, chỉ khác là không có hồng cầu và
ít tiểu cầu.
Hệ bạch huyết gồm Phân hệ lớn và
phân hệ nhỏ.
*Giống nhau:
Sơ đồ luân chuyển bạch huyết:
Mao mạch bạch huyết  mạch bạch
huyết  Hạch bạch huyết  Mạch bạch
huyết lớn  ống bạch huyết  Tĩnh

mạch thuộc hệ tuần hoàn máu.
*Khác nhau:
+ Phân hệ lớn: thu nhận bạch huyết từ
nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể.
- Nhận xét về vai trò của hê bạch huyết?
+ Phân hệ nhỏ: thu nhận bạch huyết từ
* HS thảo luận nhóm
nửa trên bên phải cơ thể.
- Đại diện nhóm trình bày, Các nhóm khác 2.Vai trò của hệ bạch huyết:
nhận xét, bổ sung – rút ra kết luận.
Cùng với hệ tuần hoàn máu giúp luân

chuyển môi trường trong cơ thể và bảo
vệ cơ thể.
4. Củng cố:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về đường đi của máu trong các vòng tuần hoàn
là không đúng?
A. Tâm thất phải → ĐM phổi → Phổi → TM phổi → Tâm nhĩ trái.
B. Tâm thất phải → TM phổi → Phổi → ĐM phổi → Tâm nhĩ trái.
C. Tâm thất trái → ĐM chủ → Cơ quan → TM chủ → Tâm nhĩ phải
Câu 2:Chiều luân chuyển bạch huyết trong từng phân hệ diễn ra như
thế nào ?
A.Tĩnh mạch  Mạch bạch huyết Mao mạch bạch huyết Hạch bạch huyết
Mạch bạch huyết Ống bạch huyết.
B. Mao mạch bạch huyết Mạch bạch huyết Hạch bạch huyết Ống bạch
huyết Tĩnh mạch bạch huyết.
17


C. Mạch bạch huyết Hạch bạch huyết Ống bạch huyết Mạch bạch huyết
Mao mạch bạch huyết Tĩnh mạch.
D. Động mạch Mao mạch bạch huyết Hạch bạch huyết Mạch bạch huyết
Ống bạch huyết Tĩnh mạch.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm bài tập sgk.
- Đọc mục em có biết
- Đọc trước bài “Tim và mạch máu”
VII. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Nhờ tích hợp kỹ năng sống thông qua bộ môn mà học sinh nắm
được những kỹ năng sống cơ bản. Các em đã biết cách sơ cấp cứu khi gặp
tai nạn như sơ cứu cầm máu, sơ cứu xương cẳng tay bị gãy, hô hấp nhân
tạo khi gặp nạn nhân chết đuối, điện giật. Đặt biệt các em biết cách phòng

tránh một số bệnh tật thông thường như: bệnh cong vẹo cột sống, bệnh đau
mắt hột, cận thị. Biết phòng các bệnh như: sỏi thận, viêm đường hô hấp,
tim mạch. Hơn nữa các em đã biết giải thích những hiện tượng xảy ra
chính trên cơ thể mình như mặt đỏ bừng khi trời nắng, da tái ,nổi gai ốc
khi trời lạnh, mùa mưa, lạnh hay đi tiểu nhiều, khi bước vào phòng thi tim
đập mạnh. Các em đã biết giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp, nhà
cửa. Các em biết được tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy để khỏi lâm vào
các tệ nạn xã hội. Các em đã biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau khi
gặp ốm đau như chép bài hộ bạn . Biết giúp đỡ, chia sẻ với những người bị
nạn, tật nguyền như ủng hộ các bạn bị ảnh hưởng chất độc màu da cam.
Không kì thị, xa lánh những người chẳng may bị bệnh HIV-AIDS. Các em
đã biết được những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể ở độ tuổi dậy thì giúp các
em không phải hốt hoảng lo sợ khi thấy mình có dấu hiệu thay đổi bất
18


thường. Từ đó các em biết cách rèn luyện thân thể, các em nữ biết cách
giữ vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh các bệnh phụ khoa. Giúp các em
nhận thức rõ về giới từ đó tránh được các điều đáng tiếc xảy ra ở tuổi vị
thành niên. Đặc biệt chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt qua các lần kiểm
tra cụ thể như:
Bảng thống kê kết quả chất lượng Học lực K8 qua 1 năm thực hiện
chuyên đề năm học 2017- 2018
Trường THCS Hồng Châu
Lớp T.Số

Giỏi

Khá


Trung bình

Yếu

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

15

41,7%

11

30,5%

0


0%

22,2%

25

69,4%

3

8,4%

20%

24

68,6%

4

11,4%

8A

36

10

27.8%


8B

36

0

0

8C

35

0

0

7

Cuối

8A

36

14

38,9%

17


47,2% 5

13,9%

0

0

năm

8B

36

4

11,1%

10

27,8%

21

53.3%

1

2,8%


8C

35

3

8,6%

10

28,6%

21

60%

1

2,8%

HKI

8

19


20



VII. KẾT LUẬN:
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân đã rút ra được trong
quá trình dạy môn sinh học 8. Đối với việc tích hợp kỹ năng sống cho học
sinh chúng ta phải tiến hành thường xuyên, kết hợp với theo dõi, kiểm tra,
động viên, nhắc nhở. Do trình độ của học sinh không đồng đều, ý thức của
mỗi em cũng khác nhau nên không thể một sớm một chiều các em thay đổi
được. Trong từng tiết dạy tùy nội dung bài học mà giáo viên lồng ghép giáo
dục kỹ năng sống sao cho phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
chúng ta không có tham vọng thực hiện giáo dục tất cả các kỹ năng sống
trong tiết học. Giáo viên giảng dạy thông qua bộ môn tìm biện pháp lồng
ghép linh hoạt,nhẹ nhàng, hiệu quả nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh mà không ảnh hưởng đến nội dung kiến thức của bài học. Đặc trưng bộ
môn sinh học việc thực hiện đề tài này mang tính khả thi. Sau một năm thực
hiện các em học sinh có chuyển biến rõ rệt từ thái độ chuyển thành hình vi,
nếp sống có văn hóa. Trong quá trình thực hiện đề tài tất nhiên không tránh
khỏi thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để chuyên
đề hoàn thiện hơn .
Xin chân thành cảm ơn !
VIII. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT:

- Đối với phòng giáo dục: Chỉ đạo các đợt sinh hoạt chuyên môn tập trung hoặc
theo cụm chuyên môn theo chuyên đề dạy kỹ năng sống cho HS.
- Đối với Giáo viên:
+ Luôn chú ý đến dạy học tích hợp nội dung liên quan đến kỹ năng sống trong từng
bài. Phải thực hiện nội dung này như một hoạt động thường xuyên.
+ Luôn chủ động tích hợp từ khâu chuẩn bị bài cho đến khi lên lớp,kiểm tra đánh
giá.
21



- Đoàn TNCSHCM- Đội TNTPHCM: Cần tạo lên sân chơi mới, hấp dẫn, thiết thực
để thu hút các em tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tập thể.
Hồng Châu, ngày 16 tháng 10 năm 2018
NHóm Sinh- Hóa Trường THCS Hồng Châu

22


X.CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
01
02
03
04
05
06
07

Chữ viết tắt
GV
HS
THCS
H16.1,H16.2
TNCSHCM
TNTPHCM
TDTT

Nội dung
Giáo viên
Học sinh

Trung học cơ sở
Hình 16.1, hình 16.2
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Thiếu niên tiền phong Hồ chí Minh
Thể dục thể thao

23


XI.MỤC LỤC:
Phần
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII

Nội dung

Trang
1
1
2

3
4- 10
11 - 15
15 - 16
17
17
18
19
20

Tên chuyên đề
Đặt vấn đề
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Bài dạy minh họa
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Kiến nghị đề xuất
Các chữ viết tắt
Mục lục
Tài liệu tham khảo

24


XII.TÀI LIỆU THAM KHẢO:
T
T
1

2

Tài liệu tham khảo

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Ôn kiến thức, luyện
kĩ năng sinh 8
Lí luận dạy học sinh
học (phần đại cương)

Đỗ Thu Hoài

Giáo dục
Đại học Huế

4

SGV sinh học lớp 8

GS-TS:
Đinh Quang Báo
Bùi Văn Sâm
Nguyễn Hữu Bỗng
GS-TS:
Đinh Quang Báo
Bùi Văn Sâm
Nguyễn Hữu Bỗng

Ng. Quang Vinh

5

SGK sinh học lớp 8

Ng. Quang Vinh

6

Chương trình phát
triển giáo dục trung
học.

Vụ giáo dục trung
học

3

Lí luận dạy học sinh
học (phần cụ thể)

25

Năm XB
2008

2009
Đại học Huế
2009

Giáo dục và
đào tạo
Giáo dục và
đào tạo
Giáo dục và
đào tạo

2004
2004
2011


×